TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
NHẬP MÔN NGÀNH KỸ THUẬT XÂY
DỰNG
HÀ NỘI – 02/2021
MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG...........................01
1.1. Lịch sử phát triển ngành Xây dựng .................................................................01
1.1.1. Sơ lược lịch sử ngành Xây dựng trên thế giới......................................................01
1.1.2. Sơ lược lịch sử ngành Xây dựng ở Việt Nam.......................................................04
1.1.3. Khái niệm cơ bản về ngành Kỹ thuật xây dựng ...................................................06
1.2.
1.3.
Vai trò của ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp ...................08
Cơ hội việc làm của kỹ sư xây dựng .................................................................10
Chương 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG.....16
2.1.
2.2.
Khung chương trình đào tạo ...........................................................................16
Đội ngũ giảng viên ............................................................................................23
2.3.
Cơ sở vật chất ...................................................................................................29
Chương 3: HỌC TẬP HIỆU QUẢ .............................................................................41
3.1.
Học tập ở đại học ..............................................................................................41
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
Các phương pháp học tập hiệu quả .................................................................44
Phương pháp thi hiệu quả ................................................................................57
Tạo động lực học tập ........................................................................................58
Trung thực trong học tập .................................................................................66
Chương 4: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG .........................68
4.1.
4.2.
Thiết kế cơng trình xây dựng ...........................................................................68
Thi cơng cơng trình xây dựng ..........................................................................70
4.3.
4.4.
Phân biệt giữa kỹ thuật và công nghệ ..............................................................71
Trải nghiệm mô phỏng thiết kế nhà bê tông cốt thép .....................................73
Chương 5: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ....................................................................74
5.1.
5.2.
5.3.
Các khái niệm ...................................................................................................74
Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kỹ sư .............................................76
Trách nhiệm nghề nghiệp cơ bản của kỹ sư ....................................................80
5.4.
Tham khảo một số tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp
i
............................................................................................................................81
Chương 6: THAM QUAN, TÌM HIỂU TẠI CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG ......................................................................................84
6.1.
Phịng thí nghiệm Sức bền kết cấu...................................................................84
6.2.
Phịng thí nghiệm Vật liệu ................................................................................93
6.3.
Phịng thí nghiệm Địa kỹ thuật ........................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................100
ii
iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
1.1
LỊCH SỬ CỦA NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
1.1.1 Sơ lược lịch sử ngành Xây dựng trên thế giới
Có thể nói lịch sử phát triển của ngành xây dựng gắn liền với sự phát triển lịch sử xã hội
loài người. Ngành xây dựng khởi đầu đi từ nhu cầu của cuộc sống của con người. Bắt
đầu từ thời kỳ nguyên thủy, con người sống chủ yếu bằng săn bắt thú và hái lượm, thì
nhà ở là những hang động, chỉ đến khi việc kiếm ăn khó khăn, con người buộc phải dời
khỏi hang động đi kiếm ăn xa, di chuyển nhiều nơi và cuối cùng họ cũng phải tự làm
cho mình nơi che mưa che nắng và tránh thú dữ, đó là nhà của tổ tiên lồi người. Các
ngơi nhà của người nguyên thủy được xây dựng từ nhu cầu thực tế sinh tồn và khơng
cần có những kiến trúc, khoa học cầu kì.
Những cơng trình gọi là nhà của người ngun thủy đầu tiên cũng chỉ là mơ phỏng lại
hình dáng của các hang động, được làm bằng cành cây và lá xếp lại. Hàng ngàn năm
qua loài người dần dần phát triển thành một xã hội có giai cấp, các chủ nơ và các lãnh
chúa đã có nhiều nơ lệ, và để bảo vệ quyền lợi của mình, họ bắt đầu xây thành lũy hay
pháo đài, chủ yếu bằng đất đá. Điều này làm hình thành các cụm dân cư và về sau phát
triển thành những khu đô thị. Tiếp theo đó là sự xuất hiện những nền văn minh cổ đại,
ở những quốc gia hưng thịnh đã xây dựng được nhiều cơng trình to lớn bằng gạch đá,
phục vụ yêu cầu của vua chúa, đồng thời thể hiện sức mạnh uy quyền thống trị hay tơn
giáo, tín ngưỡng. Trải qua thời gian, với sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, phần
lớn các cơng trình đó đã bị hư hỏng, đổ nát, chỉ cịn một số cơng trình cực kỳ bền chắc
mới tồn tại được đến ngày nay. Trong số đó, phải kể đến hai cơng trình vĩ đại, hai kỳ
quan thế giới đó là Kim Tự Tháp Ai Cập và Vạn lý Trường Thành ở Trung Quốc [1].
Cách thủ đô Ai-cập 35km giữa miền đồng bằng sông Nin cát bỏng, khoảng hơn 6000
năm trước người Ai-cập đã xây dựng ở đấy rất nhiều Kim tự tháp, lớn nhất là Kim tự
tháp Kê-ốp cao 146m, chiều dài mỗi cạnh đáy hình vng là 232m trơng xa như một
tịa nhà 50 tầng, nó có thể tích là 2,5 triệu m3, đá dùng để xây dựng là 2 triệu 60 vạn
tảng, mỗi tảng nặng trung bình 2,5 tấn, tất cả đều mang từ xa đến. Cách đây khoảng
6000 năm, con người chưa biết dùng thép, chưa có máy cần trục nên công việc phải làm
bằng tay, cho nên riêng việc vẫn chuyển hàng triệu tảng đá nặng hàng tấn rồi chồng lên
nhau cao hàng trăm mét đã đủ chứng minh sự vĩ đại của cơng trình và sự tài giỏi của
bàn tay khối óc con người. Để xây dựng cơng trình Kim tự tháp vĩ đại này, người ta phải
huy động tới 10 vạn nô lệ và phải lao động miệt mài trong suốt 36 năm ròng. Và cho
đến nay câu hỏi về người Ai Cập cổ xưa đã dùng phương pháp gì để xây dựng 1 kim tự
tháp vĩ đại như vậy vẫn cịn là 1 ẩn số, chỉ có những giả thuyết được đặt ra, 1 trong
những giả thuyết đó được đặt ra bởi các nhà khoa học. Tại Nam Mỹ trong các cánh rừng
1
già của Mê-hi-cơ người ta cũng đã phát hiện có nhiều cơng trình như Kim tự tháp được
xây dựng bằng các tảng đá lớn, có những tảng nặng tới 10 tấn và việc xây dựng với một
độ chính xác rất cao.
Hình 1.1. Kim tự tháp cổ Ai Cập
Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây
dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Một nghiên cứu khảo cổ chi tiết
khác vào năm 2012 kết luận Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km [2]. Chiều
cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung
bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía
đơng, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu đến
Lop Nur ở phần phía đơng nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Vạn lý
Trường Thành là một cơng trình vĩ đại, khơng chỉ là niềm tự hào của nhân dân Trung
Hoa mà còn là niềm kiêu hãnh của nhân loại về sự bền chắc của đất đá và quy mơ hồnh
tráng của nó.
Có thể kể ra đây hàng trăm thậm chí hàng ngàn cơng trình to lớn ở Ấn Độ, Ý, Hy Lạp,
Trung Quốc và các nước ở vùng Trung cận Đơng cịn tồn tại hoặc được lưu truyền cho
đến ngày nay. Ví dụ như: Thành cổ Athens (Hy Lạp), Điện Kremlin (Nga); Quần thể
kiến trúc Angkor (Campuchia); Tượng Chúa Jesus ở Rio de Janeiro (Brazil); Đấu trường
La Mã (Italy)…. Tuy nhiên, những thành tựu thu được trong giai đoạn đó chủ yếu chỉ
2
dựa vào kinh nghiệm hoặc tài năng kiệt xuất của các cá nhân chứ chưa phải được dựa
trên một cơ sở lý luận vững chắc. Chính các tác giả những cơng trình đó cũng khơng
giải thích được những cơng việc của mình làm. Do đó, nhiều người đương thời cũng tin
rằng khi xây dựng những cơng trình to lớn nếu khơng có sự trợ giúp của thần linh thì
chỉ riêng trí óc sức lực của con người sẽ khơng thể làm nổi. Vì vậy, họ cho rằng những
thành cơng xuất sắc của các nhà xây dựng phần nào được trợ giúp từ thần linh.
Hình 1.2. Cơng trình Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc
Giai đoạn xây dựng tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa là thời kỳ phát triển
rực rỡ nhất của công việc xây dựng. Đặc điểm xây dựng của thời kỳ này là: trên cơ sở
những thành tựu về lý thuyết và thực nghiệm phát triển rất nhanh, rất vững chắc ở nhiều
lĩnh vực nên việc xây dựng đã có định hướng rõ rệt về nghiên cứu và phát triển để nhằm
vào các mục tiêu tìm ra các loại vật liệu mới, nghiên cứu các loại kết cấu mới và các
biện pháp thi công mới. Không biết ai đã phát minh ra khung, nhưng cho đến nay người
ta chỉ biết khung đầu tiên là do Giêm Oát xây dựng năm 1801 ở Manchester miền Tây
nước Anh. Người ta chỉ nhắc đến Oát như một nhà phát minh máy hơi nước trong khi
đó ơng lại còn là một nhà xây dựng hiện đại.
Tuy về mặt lý thuyết xây dựng đã được hình thành, nhưng việc xây dựng chỉ được phát
triển một cách ồ ạt trên một quy mô rộng lớn từ khi phát hiện ra vật liệu xi măng (1824)
và đặc biệt là từ sau năm 1867 khi Monie sáng chế ra bê tông cốt thép. Đây chính là một
3
cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực xây dựng. Necvi một nhà xây dựng danh tiếng đã
nói : “Bê tơng, đó là thứ vật liệu tốt nhất mà nhân loại đã phá minh ra”. Lịch sử của nó
là cả một thiên anh hùng ca của tư duy và ý chí con người. chúng ta cần một thứ vật liệu
nhất định và chúng ta đã tìm ra nó.
S n sản phẩm.
5/ KS không đưa ra những ý kiến nghề nghiệp nếu những ý kiến này không dựa trên nền
tảng của các sự kiện và một kết quả đánh giá đáng tin cậy
• Bổn phận tiết lộ thông tin rõ ràng
6/ KS sẽ không đưa ra những ý kiến chuyên môn về những vấn đề mà họ đã được vận
động, được trả tiền để phát biểu, trừ khi họ xác định rõ ràng họ phát biểu với tư cách gì
và cơng ty mà họ đại diện.
• Luật “Bàn tay sạch”
7/ KS khơng tham gia làm ăn, không liên quan đến các cá nhân, tổ chức có hành vi bất
hợp pháp.
• Trách nhiệm đối với luật pháp XH
8/ KS khi biết về bất kỳ vi phạm luật lệ nào có thể xảy ra, phải có trách nhiệm báo cáo
cơ quan chun mơn phù hợp và giúp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề khi được yêu
cầu.
Bổn phần của kỹ sư với người sử dụng lao động và khách hàng
• Lĩnh vực chun mơn
1/ KS chỉ nhận những nhiệm vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực được đào tạo hay có đủ kiến
thức và kinh nghiệm thực tế.
2/ KS chỉ xác nhận, ký tên vào các bản vẽ, các thiết kế khi họ nắm vững hoặc đã điều
hành, giám sát trực tiếp.
• Yêu cầu bảo mật
78
3/ KS không được tiết lộ những thông tin nghề nghiệp mà khơng có sự cho phép của
người sử dụng lao động hay của khách hàng ngoại trừ có sự yêu cầu hay cho phép của
pháp luật.
Ví dụ KS Cơ khí sẽ khơng được nói những bí quyết cơng nghệ chế tạo sản phẩm mới
của công ty nếu không được sự cho phép của người sử dụng lao động.
• Va chạm về quyền lợi
4/ KS không được nhận những đặc quyền, đặc lợi như tài chính, vật chất …từ phía nhà
thầu hay các tổ chức khác khi đang làm việc cho NSDLĐ hay khách hang.
5/ KS phải thông báo cho NSDLĐ hoặc khách hàng những va chạm có thể xảy ra về mặt
quyền lợi hay những tình huống khác có thể ảnh hưởng đến phán xét chuyên môn hay
chất lượng cơng việc của họ.
• Thơng báo đầy đủ:
6/ KS sẽ không nhận tiền công hay sự đền bù từ nhiều hơn một phía (một cơng ty) khi
tham gia một dự án, trừ khi những nội dung của dự án được cơng bố và được tất cả các
bên chấp nhận.
• Va chạm với lợi ích của nhà nước:
7/ Để tránh va chạm này, KS đang làm việc cho một công ty sẽ khơng được tìm kiếm
hợp đồng chun mơn từ một tổ chức/ cơ quan chính phủ nếu anh ta là thành viên của
tổ chức/ cơ quan đó.
Bổn phần của kỹ sư với các kỹ sư khác
• Bổn phận đối với người sử dụng lao động tiềm năng:
1/ KS không được giới thiệu sai hay cho phép giới thiệu sai về chức danh, bằng cấp của
mình và cộng sự. Khơng giới thiệu sai về mức độ trách nhiệm hay mức độ phức tạp của
nhiệm vụ. Không giới thiệu sai về công ty khi tuyển dụng nhân viên hay khi tìm cơ hội
kinh doanh.
• Va chạm về quyền lợi:
2/ KS khơng trực tiếp hoặc gián tiếp tìm kiếm hay nhận tặng phẩm, quà biếu, tiền hoa
hồng khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, và cũng không tham gia bất kỳ tổ chức chính
trị nào vì mục đích tìm kiếm hợp đồng của cơ quan nhà nước.
• Bảo vệ thanh danh của đồng nghiệp:
79
3/ KS không được làm thương tổn, sai lệch, ảnh hưởng xấu một cách trực tiếp hay gián
tiếp uy tín chuyên môn của đồng nghiệp cũng như không được phán xét một cách mơ
hồ về công việc của đồng nghiệp.
4/ Khi phê phán về chuyên môn của đồng nghiệp phải cẩn trọng, khách quan, trung thực.
Người kỹ sư có đạo đức nghề nghiệp là người:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ chun mơn trong khả năng của mình;
- Có thể làm việc với đồng nghiệp tin cậy và hiểu biết;
- Truyền kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết nghề nghiệp cho thế hệ nối tiếp
để góp phần nâng cao danh dự, uy tín và tính hữu dụng của nghề kỹ sư.
Thảo luận và chọn câu trả lời đúng nhất:
Người kỹ sư cần tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vì:
a/ Tránh vấn đề về pháp luật
b/ Đó là những điều mà cộng đồng mong đợi ở người kỹ sư có trách nhiệm, hành nghề
vì lợi ích xã hội.
c/ Nâng cao hình ảnh nghề nghiệp kỹ thuật, đem lại thu nhập cao hơn cho người kỹ sư.
d/ Cộng đồng tin tưởng người kỹ sư hơn khi biết họ có đạo đức nghề nghiệp.
5.3 TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA KỸ SƯ
1. Người kỹ sư phải tuân theo các chuẩn mực cao nhất về tính trung thực và chính trực
trong các mối quan hệ của mình.
2. Các kỹ sư ln phấn đấu để phục vụ lợi ích chung.
3. Người kỹ sư khơng được có những hành vi, thủ đoạn lừa đảo quần chúng.
4. Người kỹ sư không được tiết lộ các thơng tin, quy trình kỹ thuật bí mật của đối tác
hay tổ chức mà họ đã và đang phục vụ khi khơng có sự đồng ý của các bên liên quan.
5. Người kỹ sư khơng để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp vụ.
80
6. Không sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, chỉ trích sai sự thật làm ảnh hưởng đến các kỹ
sư khác, hoặc dùng các biện pháp không đúng đắn để mưu cầu công việc hoặc sự thăng
tiến cho bản thân.
7. Người kỹ sư khơng trực tiếp hoặc gián tiếp có những hành động, lời nói làm tổn
thương hay đầu độc suy nghĩ của người khác làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp,
triển vọng, danh dự, việc làm của các kỹ sư khác. Người kỹ sư sẽ trình báo với các cơ
quan chức năng khi phát hiện những hành vi phi đạo đức hoặc vi phạm pháp luật.
8. Các kỹ sư phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những cơng việc chun mơn của
mình, tuy nhiên họ có thể tìm kiếm sự bồi thường cho những dịch vụ phát sinh ngồi
thực tế khơng phải do sơ suất của họ, nếu khơng thì lợi ích của người kỹ sư khơng thể
được bảo vệ.
9. Người kỹ sư công nhận công trạng của những người đã làm công việc kỹ thuật tạo
nên thành quả đó, và nhận biết quyền sở hữu của người khác ( tắc
đạo đức của một kỹ sư).
Để đạt được những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp thì người nhân viên cần phải thực
hiện được những yêu cầu như [o/dao-duc-nghe-nghiep-la-gi/].
Làm việc nghiêm túc
Có tính trung thực
Tinh thần học hỏi
Cần có niềm tin và sự lạc quan
Ln là tấm gương sáng
5.4 THAM KHẢO MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
CÁC HỘI NGHỀ NGHIỆP
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo Đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp và sự thừa
nhận lẫn nhau của hội Địa kỹ thuật và nền móng cơng trình Việt Nam.
1/ Trách nhiệm và tường minh trong các quyết định nghề nghiệp;
2/ Hành nghề độc lập, thu nhập chính đáng từ những dịch vụ mang tính chuyên nghiệp.
Sống bằng nghề nghiệp;
81
3/ Khơng có quan hệ bất hợp pháp, vì lợi ích cá nhân, vụ lợi, tham nhũng với khách
hàng chủ đầu tư và nhà thầu. Khơng nhận kinh phí bất minh;
4/ Tôn trọng pháp luật và bảo vệ môi trường;
5/ Đưa ra các quyết định vì sự phát triển bền vững;
6/ Hành nghề vì lợi ích cộng đồng và hiệu quả của tồn xã hội;
7/ Hành nghề vì các giá trị văn hóa, kỹ thuật và XH. Tơn trọng lợi ích của chủ đầu tư và
khách hàng;
8/ Hành nghề với lương tâm nghề nghiệp vì con người, tơn trọng con người, cơng bằng,
dân chủ, văn minh và an tồn;
9/ Có trách nhiệm giúp đỡ và đào tạo đồng nghiệp.
Tiêu chuẩn đạo đức theo Quy tắc đạo đức của Hội kỹ sư cơ khí Mỹ - ASME Code
Những nguyên tắc cơ bản: Kỹ sư phải giữ gìn, phát triển tồn vẹn danh dự, uy tín của
nghề nghiệp kỹ sư bằng cách:
1/ Sử dụng kiến thức, tài năng làm tăng phúc lợi cho con người;
2/ Phải thành thực, công bằng và phục vụ trung thành người sử dụng lao động và khách
hàng;
3/ Ln cố gắng nâng cao danh dự, uy tín của nghề nghiệp kỹ sư.
Các tiêu chuẩn cơ bản:
1/ KS phải giữ gìn sự an tồn, sức khỏe và phúc lợi cộng đồng khi thực hiện nhiệm vụ;
2/ KS chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình;
3/ KS phải tiếp tục phát triển nghề nghiệp trong suốt sự nghiệp của mình và phải ln
tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên dưới quyền;
4/ KS khi làm việc chuyên môn cho người sử dụng lao động hay khách hàng phải trung
thành, tin cậy và tránh va chạm về quyền lợi;
5/ KS phải xây dựng uy tín nghề nghiệp bằng kết quả cơng việc, khơng cạnh tranh khơng
bình đẳng, khơng lành mạnh với đồng nghiệp;
6/ KS chỉ hợp tác với những người và những tổ chức có uy tín, đáng tin cậy;
82
7/ KS chỉ phát biểu ý kiến chuyên môn ra cơng chúng một cách khách quan, trung thực
và chính xác.
83
Chương 6: THAM QUAN, TÌM HIỂU TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ
PHÒNG THÍ NGHIỆM
6.1. PHÒNG THÍ NGHIỆM SỨC BỀN KẾT CẤU
6.1.1. Dụng cụ đo chuyển vị
A) Đo chuyển vị theo nguyên lý cơ học:
a)
Võng kế (đồng hồ đo chuyển vị lớn)
Hình 6.1. Ảnh Võng kế (đồng hồ đo chuyển vị lớn)
Đĩa quay khơng hạn chế khoảng đo, nên có thể đo độ võng của kết cấu nhịp lớn, độ lún
của cọc móng, …
- Dây thép có đường kính 0,2 0,3mm.
84
- Quả nặng m = 1 3kg.
- Giá trị 1 vạch trên mặt đồng hồ: 1 = 1/Kv = 0,1mm.
- Có độ nhạy và độ chính xác cao.
Hình 6.2. Võng kế đo chuyển vị đứng
Hình 6.3. Võng kế đo chuyển vị ngang
b) Chuyển vị kế - indicator cơ học (đồng hồ đo chuyển vị bé)
- Đồng hồ đo thông dụng có các giá trị vạch đo là 0,01; 0,02; 0,001, và 0,002 mm.
- Khoảng chuyển vị lớn nhất đo được của đồng hồ thường bị khống chế bởi giá trị của
vạch đo. Cụ thể:
- Với loại đồng hồ 0,01 và 0,02 có khoảng đo từ 10 đến 50 mm.
85
- Với loại đồng hồ 0,001 và 0,002 có khoảng đo từ 5 đến 10 mm.
Hình 6.4 Chuyển vị kế - indicator cơ bọc (đo chuyển vị bé)
B) Đo chuyển vị theo nguyên lý điện:
a) Chuyển vị kế điện: bên trong lắp một cầu đo
nên độ khuếch đại cao hơn nhiều và có qn
tính nhỏ có thể dùng để đo được cả chuyển vị
động với tần số không lớn lắm. Có chức năng
như chuyển vị kế loại cơ học và chuyển vị kế
động.
Hình 6.5 Chuyển vị kế điện
b) Chuyển vị kế điện tử (Digital indicator): Thiết bị có độ nhạy cao, có thể đạt đến
0,01m. Khoảng đo thường nhỏ hơn ±25mm
Hình 6.6 Chuyển vị kế điện tử
86
c) Máy đo chuyển vị: Muốn đo chuyển vị tĩnh thì có thể sử dụng chuyển vị kế tĩnh hoặc
chuyển vị kế động và đọc trực tiếp trên đồng hồ; Muốn đo chuyển vị động với tần số
không lớn lắm thì có thể sử dụng loại chuyển vị kế động và thiết bị đo biến dạng động.
Hình 6.7 Đo chuyển vị của dầm chịu uốn
87
6.1.2. Dụng cụ đo biến dạng
A) Đo biến dạng theo nguyên lý cơ học:
a) Tenxomet cơ học (tenxomet đòn bẩy)
- Đo biến dạng từng điểm rời rạc, được dùng khi khảo sát trạng thái biến dạng tĩnh và
kết cấu công trình
- Có cấu tạo đơn giản, độ chính xác cao và ổn định trong quá trình đo
- Hệ số khuếch đại K=1000
- Sai số đọc lớn nhất 2,5.10-6
- Giá trị một vạch đo: 1 = 1/K = 0,001 mm = 1 m
Hình 6.8 Tenxomet cơ học (tenxomet địn bẩy)
b) Comparator (đi-mếch):
Chỉ cần một Comparator có thể đo biến dạng tại nhiều vị trí khác nhau trên cơng trình,
nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau (đo biến dạng theo thời gian); Kết quả đo không
phụ thuộc vào kĩ thuật gá lắp dụng cụ.; Do mở rộng được chuẩn đo nên độ nhậy tăng;
Dụng cụ này có qn tính lớn nên chỉ đo được biến dạng tĩnh.
88
Hình 6.9 Comparator (đi-mếch)
c) Tenzomet MK-3: đo biến dạng trong những bản mỏng, thép hình, thép thanh có
đường kính nhỏ, các dây kim loại, dây cáp… Đo biến dạng bằng cách ghép một cặp
đồng hồ đo chuyển vị trên bộ giá kéo dài chuẩn đo.
Hình 6.10. Tenzomet MK-3
89
d) Tenxomet cảm biến dây rung: Dụng cụ đo biến dạng kiểu dây rung dựa trên cơ sở
quan hệ giữa tần số dao động riêng của sợi dây với lực kéo căng trong dây.
Hình 6.11 Tenzomet dây
C) Một vài thiết bị thí nghiệm khác
Hình 6.12 Máy kéo nén 5 tấn
Hình 6.13. Máy kéo nén vạn năng 50 tấn
90
Hình 6. 14. Máy gia tải kích thủy lực
Hình 6. 16 Súng bật nảy
Hình 6. 15 Máy siêu âm dị khuyết tật vật liệu
Hình 6. 17 Búa tạo sóng kiểm tra chất lượng bê tơng
D) Một số hình ảnh thực nghiệm tại hiện trường
Cầu Cẩm Lương Thanh Hóa
91
Đo chuyển vị lớp vở bờ kè biển
Bo biến dạng khi hạ chìm Syphone
92
6.2 PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU
Máy uốn - kéo thép
Máy nén bê tông
Máy uốn - nén vữa
Máy sàng cát
93
Máy trộn vữa
Máy sàng đá
Tủ sấy
Hình 6.18 Một số thiết bị của phịng thí nghiệm Vật liệu
94
95