Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu xác định hàm lượng anthraquinon toàn phần trong một số loại dược liệu bằng phương pháp quang phổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC NÔNG LÂM
VIỆN KHOA HỌC SỰ SỐNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MÃ SỐ: T2016-29

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ANTHRAQUINON TOÀN PHẦN
TRONG MỘT SỐ LOẠI DƯỢC LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: ThS. VŨ THỊ ÁNH

THÁI NGUYÊN, 2016
I


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỌC NÔNG LÂM
VIỆN KHOA HỌC SỰ SỐNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MÃ SỐ: T2016-29

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ANTHRAQUINON TOÀN PHẦN
TRONG MỘT SỐ LOẠI DƯỢC LIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

Chủ trì đề tài:


ThS. Vũ Thị Ánh
Những người tham gia:
1. ThS. Nguyễn Thị Duyên
2. KS. Trần Phú Cường
3. CN: Ngô Thị Thu
4. KS: Dương Thị Khuyên
Thời gian thực hiện: 01/2016 – 12/2016
Địa điểm nghiên cứu: Phịng Phân tích hóa học – Viện Khoa học sự sống
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu

TS. Lê Sỹ Lợi
THÁI NGUYÊN, 2016

II


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 2
1.1. Giới thiệu về Anthraquinon............................................................................. 2
1.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 2
1.1.2. Phân loại và cấu trúc ................................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về hợp chất Anthraquinon trong nước và trên thế giới.7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về hợp chất Anthraquinon trong nước ...................... 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hợp chất Anthraquinon trên thế giới .................... 9
1.3. Tổng quan về các loại dược liệu nghiên cứu ................................................ 10
1.3.1. Ba kích ........................................................................................................ 10
1.3.2. Hà thủ ơ ...................................................................................................... 11
1.3.3. Muồng trâu ................................................................................................. 12
1.3.4. Đại hoàng ................................................................................................... 13

1.4. Các phương pháp xác định Anthraquinon trong dược liệu ........................... 15
1.4.1. Định tính hợp chất Anthranoid trong dược liệu ........................................ 15
1.4.2. Định lượng hợp chất anthranoid ............................................................... 17
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU19
2.1. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.4. Phương pháp phân tích .................................................................................. 19
2.4.1. Hóa chất, thiết bị và dụng cụ ..................................................................... 19
2.4.2. Phương pháp phân tích .............................................................................. 20
2.5. Các thơng số đánh giá thẩm định phương pháp ............................................ 21
2.5.1. Xác định giới hạn phát hiện (Limit of detection – LOD) .......................... 21
2.5.2. Xác định giới hạn định lượng (Limit of quantitation - LOQ) .................... 21
2.5.3. Xác định khoảng tuyến tính và đường chuẩn (linearity and Calibration curve) .. 21
2.5.4. Xác định độ thu hồi của phương pháp ........................................................ 22
2.5.5. Xác định độ lặp lại của phương pháp ........................................................ 23
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
3.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình xác định hàm lượng Anthraquinon tồn phần
bằng phương pháp quang phổ .............................................................................. 24
3.1.1. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) .......... 24
3.1.2. Xác định khoảng tuyến tính và đường chuẩn ............................................. 25
3.1.3. Xác định hệ số thu hồi của phương pháp ................................................... 26
3.1.4. Đánh giá độ lặp lại .................................................................................... 27
3.2. Kết quả phân tích xác định hàm lượng Anthraquinon tồn phần trong một số
dược liệu ............................................................................................................... 28
3.2.1. Hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong dược liệu Ba kích ……………….28
3.2.2. Hàm lượng Anthraquinon tồn phần trong dược liệu Hà thủ ô đỏ ………….29
3.2.3. Hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong dược liệu Muồng trâu ………….29
3.2.4. Hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong dược liệu Đại hoàng ……….......30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 33

III


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng
Bảng 2.1

Tên bảng
Độ thu hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau

Bảng 2.1

Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau

Bảng 3.1

Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng

Trang
22
23
24

Bảng 3.2

(LOQ) của phương pháp
Khoảng nồng độ và mật độ quang


Bảng 3.3

Hệ số thu hồi ở các nồng độ tính theo Emodin

26

Bảng 3.4

Độ lặp lại của phương pháp trên các nền mẫu

27

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8

Hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong dược liệu ba
kích và sản phẩm của nó
Hàm lượng Anthraquinon tồn phần trong dược liệu
Hà thủ ơ đỏ và sản phẩm của nó
Hàm lượng Anthraquinon tồn phần trong dược liệu
Muồng trâu và sản phẩm của nó
Hàm lượng Anthraquinon tồn phần trong dược liệu
Đại hồng và sản phẩm của nó

Hình 3.1

Đồ thị chuẩn Anthraquinone tổng số


IV

25

28
29
30

31
25


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

AOAC

Association of Official Analytical Chemists

HPLC

High Performance Liquid Chromatography

HL

Hàm lượng

LOQ


Limit of quantitation

LOD

Limit of detection

V


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Nghiên cứu xác định hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong một số
loại dược liệu bằng phương pháp quang phổ
Mã số: T2016-29
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thị Ánh

Tel: 0982892699

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học sự sống
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
1. ThS. Nguyễn Thị Duyên
2. KS. Trần Phú Cường
3. CN: Ngô Thị Thu
4. KS: Dương Thị Khun
Phịng phân tích hóa học – Viện khoa học sự sống
Thời gian thực hiện: 01/2016-12/2016
1. Mục tiêu: Xác định được hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong một số loại
dược liệu q như: Ba kích, Đại hồng, Muồng, Hà thủ ơ,…

2. Nội dung chính:
- Nghiên cứu hồn thiện quy trình xác định hàm lượng Anthraquinon toàn
phần trong một số loại dược liệu bằng phương pháp quang phổ.
- Nghiên cứu xác định hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong một số dược
liệu quý và các sản phẩm của chúng.
3. Kết quả chính đạt được
Sản phẩm khoa học:
- 01 bài báo
- 01 báo cáo khoa học
Sản phẩm ứng dụng:
- 01 quy trình phân tích hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong dược liệu
bằng phương pháp quang phổ được thực hiện tại Phịng phân tích hóa học – Viện
khoa học sự sống.

VI


SUMMARY

Research Project Title: Research to determine the content of Anthraquinone total
of some medicinal materials by the spectrum methods
Code number: T2016-29
Coordinator: Vu Thi Anh
Implementing Institution: Institute of Life Sciences
Cooperating Institution(s): Chemical analysis room - Institute of Life Sciences
Duration: from January 2016 to December 2016
1. Objectives: Determined the content of Anthraquinone total of some medicinal
materials as Morinda officinalis How; Rheum palmatum L; Fallopia multiflora
Thunb; Senna alata L
2. Main contents:

- Research to complete the analytical process about the content of Anthraquinone
total of some medicinal materials by the spectrum methods
- Research to determine the content of Anthraquinone total of some medicinal
materials and their products.
3. Results obtained:
Product science:
- 01 article
- 01 scientific report
Product applications:
- 01 analytical process of Anthraquinone total of some medicinal materials by the
spectrum methods is applied at Deparment of chemical analysis – Institute of Life
Sciences

VII


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Anthraquinon hay Anthranoid là những dẫn chất của 9,10-dixeton-anthraxen.
Anthraquinon là sản phẩm thủy phân anthraglucozit. Phần đường có thể là monozơ,
diozơ, triozơ tùy theo loại hợp chất anthraglucozit. Phần khơng đường có nhân căn
bản là anthraxen.
Hợp chất anthraglucozit có trong nhiều loại dược liệu quý như: Lơ hội, Đại
hồng, Hồng tinh, Hà thủ ơ, Dây thìa canh, cây Mặt quỉ, cây Nhàu, cây Muồng
trâu, Phan tả diệp, Ba kích,… với các hoạt tính sinh học khác nhau: Một số có tác
dụng thanh nhiệt, hạ hoả, giải độc, ích thận, cường gân cốt; một số được dùng trị
mụn nhọt, lỵ, mẩn ngứa, ghẻ lở ngoài da, dùng tẩy giun sán; hỗn hợp các
Anthraquinon trong một số lồi có tác dụng giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa
sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn; một số chất như emodin và rhein thuộc nhóm
này trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư như cây Đại hồng, hoạt tính

Anthraquinon trong củ Ba kích có tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả, giải độc, ích thận,
cường gân cốt. Ðược dùng để bổ thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, trừ
phong thấp,…
Ngành khai thác dược liệu nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là việc
chiết xuất các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên. Anthraquinon là một hợp chất
quý với nhiều hoạt tính sinh học khác nhau, việc nghiên cứu về hàm lượng của nó
trong các dược liệu trên sẽ là tiền đề cho việc khai thác và chế biến dược liệu phát
triển.
Ở nước ta, những cơng trình nghiên cứu về hợp chất Athraquinon trong các
dược liệu còn rất hạn chế. Do vậy, đề tài ‘Nghiên cứu xác định hàm lượng
Anthraquinon toàn phần trong một số loại dược liệu bằng phương pháp quang
phổ” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu
Xác định được hàm lượng Anthraquinon toàn phần trong một số loại dược liệu
quý như: Ba kích, Đại hồng, Muồng, Hà thủ ơ,…

1


PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về Anthraquinon
1.1.1. Giới thiệu chung
Những hợp chất Anthranoid nằm trong nhóm lớn Hydroxyquinon. Những hợp
chất quinon được tìm thấy chủ yếu trong ngành nấm, địa y, thực vật bậc cao và cả
trong động vật. Căn cứ vào số vịng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta
sắp xếp thành benzoquinon, naphthoquinon, anthraquinon và naphthacenequinon
hay còn gọi là anthracyclinon.
Anthranoid hay Anthraquinon khi tồn tại dưới dạng glycosid thì được gọi là
anthraglycosid hay anthracenosid. Cũng như các loại glycosid khác anthraglycosid

là những glycosid khi bị thuỷ phân sẽ cho phần đường và phần aglycon (genin) là
dẫn chất 9,10 Anthraquinon; 9,10-anthracendion; 9,10 dixeton của anthraxen [5].
Ða số các Anthraglycosid là các polyoxy Anthraquinon. Gắn vào nhân thường
có các nhóm chức -OH, -OCH3, -CH3, -COOH... Tuỳ theo vị trí các nhóm chức
đính vào nhân mà có các dẫn chất khác nhau. Vì trong tự nhiên hầu như chưa gặp
các dẫn chất 1,2 hoặc 1,4-anthracendion nên khi nói đến các dẫn chất Anthraquinon
trong tự nhiên thì người ta hiểu rằng đó là những dẫn chất 9,10-anthracendion. Sự
tạo thành các dẫn chất Anthraquinon xuất phát từ 2 con đường:
(1) Ðối vơi những dẫn chất 1,8-dihydroxyanthraquinon hay gặp trong các họ thực
vật Polygonaceae, Caesalpiniaceae, Rhamnaceae cũng như trong một số nấm và địa
y, con đường sinh nguyên xuất phát từ các đơn vị acetat. Người ta đưa acetat có
đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ vào mơi trường ni cấy nấm Penicillium
islandicum là nấm tạo ra dẫn chất Anthranoid thì thấy các đơn vị acetat được ngưng
tụ nối với nhau theo đầu đuôi. Chất poly-b-cetomethylen acid được tạo thành đầu
tiên rồi tiếp theo các dẫn chất anthranoid.
(2) Con đường thứ hai tạo thành các dẫn chất Anthraquinon trong một số họ thực
vật khác chủ yếu là họ Rubiaceae thì chất tiền sinh là acid shikimic. Sau khi acid
này ngưng tụ với một acid a-cetoglutaric thì tạo thành một dẫn chất naphtalen rồi
chất này lại gắn thêm một gốc isoprenyl để rồi đóng vịng tạo ra các dẫn chất
Anthraquinon [11].

2


1.1.2. Phân loại và cấu trúc
Hợp chất Antraquinon có thể chia thành ba nhóm: Nhóm phẩm nhuộm, nhóm
nhuận tẩy, nhóm dimer [4].
1.1.2.1. Nhóm phẩm nhuộm
Là các dẫn chất 1,2 dihydroxy Anthraquinon. Những dẫn chất thuộc nhóm này
có màu từ đỏ cam đến đỏ tía, trong cấu trúc có 2 nhóm OH kế cận ở vị trí a và b và

hay gặp trong một số chi thuộc họ Cà phê - Rubiaceae (chi Rubia, Coprosma...)
Ðại diện nhóm này có: alizarin (1,2 dihydroxy Anthraquinon); acid ruberythric
(=2-primeverosid của alizarin), purpurin (= 1,2,4-trihydroxyAnthraquinon).

Ngoài ra, cịn có thể kể thêm một số dẫn chất khác như:
- Boletol là chất có màu đỏ sáng có trong một số loài nấm thuộc chi Boletus.
- Acid carminic (7-C-glucopyranosyl-3,5,6,8-tetrahydroxy-1-methylAnthraquinon-2carboxylic acid) ở dạng muối nhơm được gọi là carmin có màu đỏ là thuốc nhuộm
dùng làm tá dược màu trong bào chế khoa, trong thực phẩm, mỹ phẩm và nhuộm vi
phẫu thực vật. Acid carminic được chiết từ loài sâu Dactylopius coccus Costa
(Coccus cacti L.). Loại sâu này sống trên nhiều loài xương rồng thuộc
chi Opuntia họ Xương rồng - Cactaceae ở Trung Mỹ, chủ yếu ở Mexico. Người ta
lấy những con sâu cái trước khi trứng chưa phát triển hồn tồn rồi đem sấy khơ.
Ngun liệu chứa đến 10% chất màu. Acid carminic là một C-glucosid.
- Acid kermesic là chất màu lấy từ loài sâu Kermococcus ilicus. Ở nước ta có
cánh kiến đỏ là sản phẩm do lồi sâu Laccifer lacca Kerr tạo ra trên cành một số
cây chủ như cây đậu chiều Cajanus indicus, cây đề (Ficus religiosa L.)...thành phần
chính của cánh kiến đỏ là nhựa dùng để chế shellac dùng để đánh bóng vecni đồ gỗ,
mây tre; sản phẩm phụ là chất màu đỏ sẫm gọi là acid laccaic.

3


1.1.2.2. Nhóm nhuận tẩy)
Đây là các dẫn chất 1,8 dihydroxyanthraquinon. Những dẫn chất thuộc nhóm
này thường có 2 nhóm OH đính ở vị trí 1,8 và ở vị trí 3 thường là nhóm CH3,
CH2OH, CHO hoặc COOH nên cịn được gọi là nhóm oxymethyl-anthraquinon.
Người ta hay gặp các dẫn chất có cùng cấu trúc, chỉ khác nhau ở mức độ oxy hố ở
C3, trong cùng một lồi. Ví dụ trong đại hồng, chút chít, thảo quyết minh thì có
mặt cả 3 chất chrysophanol, aloe emodin, rhein.
Chrysophanol R= CH3

Aloe emodin R= CH2OH
Rhein

R= COOH

Các chất physcion, fallacinol, fallacinal, acid parietinic đều cùng tồn tại trong
một số loài địa y thuộc chi Xanthoria.
Physcion

R = CH3

Fallacinol

R = CH2OH

Fallacinal

R = CHO

Acid parietinic

R = COOH

Những dẫn chất Anthranoid khi ở trong thực vật có thể tồn tại dưới dạng oxy
hoá (anthraquinon) hoặc dạng khử (anthron, anthranol). Nếu khử một trong 2 nhóm
chức ceton của anthraquinon sẽ cho dẫn chất anthron hoặc đồng phân của chất này
4


là anthranol (dạng enol). Nếu khử tiếp thì dẫn đến dẫn chất dihydroanthranol.

Dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng hay gây đau bụng, vì vậy một số dược liệu
chứa Anthranoid phải để một năm sau khi thu hái mới dùng để dạng khử chuyển
thành dạng oxy hoá.

Khi tạo thành glycosid thì mạch đường thường nối vào vị trí 1 hoặc 8, có khi
ở vị trí 6 ví dụ frangulin A (= frangulosid A) có trong vỏ cây Rhamnus frangula L.
Nếu có 2 mạch thì 1 và 8 hoặc 6 và 8. Mạch đường có thể là đường đơn như
glucose, rhamnose, apiose, đường đôi như glc-glc, glc-xyl; đường ba như rha-glcglc. Dây nối glycosid thường gặp loại O-glycosid nhưng cũng có loại C-glycosid
ví dụ barbaloin, hoặc vừa C vừa O-glycosid ví dụ aloinosid. Cả 2 chất này đều có
trong lơ hội.

5


1.1.2.3. Nhóm dimer
Một số dẫn chất Anthranoid dimer do 2 phân tử ở dạng anthron bị oxy hoá rồi
trùng hợp với nhau tạo thành dianthron hoặc tiếp đến các dẫn chất dehydrodianthron
ví dụ sự tạo thành hypericin là chất có trong cây Hypericum perforatum, có tác
dụng kháng khuẩn dùng chữa viêm dạ dày, ruột, răng, miệng.

Một số ví dụ khác là các chất: ararobinol (có trong cốt khí muồng và trong các
lồi Rumex spp.), sennosid (có trong Phan tả diệp) hoặc rheidin (có trong Đại
hồng).

6


Trong chi Cassia người ta còn gặp một số dimer dạng dianthraquinon như
cassianin, cassiamin. Loại dianthraquinon còn gặp trong một số loài nấm
Penicillium.


Trong thực vật ngoài những dẫn chất Anthranoid xếp vào 3 nhóm trên cịn có
những dẫn chất khác có một số nhóm thế đặc biệt, ví dụ chất fragilin có trong địa y
Sphaerophorus globosus hoặc nalgiolaxin có trong nấm Penicillium có gốc Cl.
Các dẫn chất Anthranoid được phân bố trong khoảng 30 họ thực vật khác
nhau, chủ yếu là những cây 2 lá mầm. Các họ hay gặp: Caesalpiniaceae,
Rhamnaceae, Rubiaceae, Polygonaceae. Trong cây một lá mầm rất hiếm. Cho đến
nay có 2 cây được biết: Lơ hội - Aloe spp và Hemerocallis aurantiaca. Trong nấm,
địa y cũng có. Trong động vật thì gặp trong các lồi sâu như Coccus cacti,
Kermococcus ilicus, Lacifer lacca [4].
1.2. Tình hình nghiên cứu về hợp chất Anthraquinon trong nước và trên thế
giới.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về hợp chất Anthraquinon trong nước
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới thuộc khu vực Đông Nam Á. Hệ thực
vật vô cùng phong phú và đa dạng với xấp xỉ 2.500 loài thực vật đã được nhận diện.
Nhiều loại thực vật trồng ở Việt Nam đã được sử dụng trong y học, dược liệu từ lâu
đời vì những đặc tính sinh học đa dạng của nó. Thực vật dược liệu trồng ở Việt
Nam cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong vài thập kỷ
qua [8]. Có thể nói Việt Nam có nguồn thực vật dồi dào phục vụ tốt cho lĩnh vực
thực phẩm cũng như dược phẩm. Mặc dù vậy, cho đến nay những nghiên cứu về
thực vật trồng ở Việt Nam chủ yếu là khám phá các đặc tính sinh học phục vụ cho
mục đích dược liệu. Những nghiên cứu này chỉ giới hạn trong một số loại thực vật

7


dược liệu. Trong khi đó, nghiên cứu về Anthraquinon trong thực vật ở Việt Nam
vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ [3].
Cốt khí muồng cịn có tên khác là vọng giang nam, muồng lá khế, dương giác
đậu (muồng sừng dê). Hạt có: physcion, emodin, 1,8-dihydroxy-2-methyl

Anthraquinon, 1,4,5-trihydroxy 7-methoxy Anthraquinon, physcion glucosid,
ararobinol. Chất nhầy trong hạt cốt khí muồng thuộc loại galactomannan. Trong hạt
cịn có N-methylmorpholin. Hoa có: physcion, emodin, physcion glucosid. Rễ có:
chrysophanol, physcion, emodin, islandicin, helminthosporin. Ngồi ra cịn có một
dẫn chất xanthon là cassiolin và phytosterol [3].
Cây muồng trâu : Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường
kính 10 - 12cm hoặc hơn. Muồng trâu mọc hoang và được trồng ở một số nơi miền
trung và miền nam nước ta. Thành phần hóa trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn
chất anthranoid. Trong lá có các chất sau đã được phân lập và xác định:
chrysophanol, aloe emodin, rhein, emodin [7].
Cây ô môi, theo kinh nghiệm nhân dân, cây ô môi có quả ngọt, ăn được, chế
rượu thuốc có màu đỏ nâu đẹp, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa đau lưng, nhức
xương. Lá dùng để chữa hắc lào, lở ngứa. Quả có chứa các dẫn chất anthranoid,
hàm lượng 1,1% gồm có: rhein, sennosid A và B, acid fistulic (=1,4-dihydroxy-6,7dimethoxy-2-methyl 3-carboxyl anthraquinon).
Đại hoàng: Thành phần hoạt chất trong đại hoàng chủ yếu là những dẫn
chất anthranoid, hàm lượng trong đại hoàng Trung quốc: 3 - 5%, tồn tại dưới các
dạng khác nhau:
+ Anthraquinon tự do. Tỉ lệ khoảng 0,10 - 0,20% theo dược liệu khơ và gồm
có: chrysophanol, emodin, physcion, aloe emodin và rhein (công thức, xem phần
đại cương).
+ Các glucosid của Anthraquinon. Chiếm khoảng 60 - 70% của toàn phần
hoạt chất và gồm các glucosid của các aglycon nói ở trên.
+ Các glucosid của các anthranol và anthron tương ứng với những aglycon
nói trên. Những dẫn chất này dễ bị oxy hóa thành các dẫn chất Anthraquinon và chỉ
tồn tại trong dược liệu tươi về mùa đông (về mùa hè chủ yếu là các dẫn chất ở dạng
oxy hóa) do đó thu hoạch tốt nhất về mùa thu.
+ Các dẫn chất dimer dianthron tồn tại trong cây dưới dạng mono và
diglucosid như trong phan tả diệp.
8



+ Các heterodianthron carboxylic như rheidin, các heterodianthron khơng có
nhóm carboxyl như palmidin A (= heterodianthron của emodin và aloe emodin),
palmidin B (= heterodianthron của aloe emodin và chrysophanol) và palmidin C (=
heterodianthron của rheum emodin và chrysophanol).
+ Trong đại hồng cịn có deshydrodianthron như dirhein.
Rễ củ cốt khí chứa các dẫn chất Anthranoid ở dạng tự do và dạng kết hợp
glycosid hàm lượng 0,1 - 0,5%. Các thành phần đã xác định: Chrysophanol,
emodin, physcion, emodin 8 - glucosid. Ngoài các dẫn chất Anthranoid trong rễ cốt
khí cịn có polydatin là một stilben glucosid khi thủy phân cho resveratrol. Trong Y
học cổ truyền dược liệu ít được dùng làm thuốc nhuận tẩy mà dùng để chữa viêm
gan, vàng da, chữa tê thấp đau nhức gân xương, viêm phế quản mãn tính [7].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hợp chất Anthraquinon trên thế giới
Theo một số tác giả Nga thì các dẫn chất quinon đặc biệt là các dẫn chất
Anthraquinon có tác dụng kích thích miễn dịch chống ung thư. Xuất phát từ acid
chrysophanic vàmột số dẫn chất Anthraquinon khác, người ta bán tổng hợp một số
dẫn chất có N-, S- và gốc halogen có hoạt tính chống ung thư [12]
Sennosid A và B được Stoll (Thụy Sĩ) cùng các cộng sự phân lập và xác định
công thức vào năm 1949. Đây là thành phần chính của lá phan tả diệp. Những chất
này có màu vàng dễ kết tinh, phản ứng acid, hơi tan trong nước, tan trong cồn. Khi
thủy phân bằng acid, mỗi phân tử sennosid A hoặc B giải phóng ra 2 phân tử
glucose. Phần aglycon là các sennidin A hoặc B, đây là hai đồng phân, sennidin A
là đồng phân quay phải còn sennidin B là đồng phân meso. Cấu tạo của chúng là
dirhein anthron, phần đường đính vào vị trí 8 và 8’ để tạo thành sennosid. Các
sennidin khơng bền ngồi khơng khí, bị oxy hóa thành dirhein và rhein.. Năm 1965
Lemli (Bỉ) còn tách được từ lá các sennosid C và D. Hai glucosid này cũng là hai
đồng phân mà aglycon là một heterodianthron của rhein và aloe –emodin [14].
Các nhà nghiên cứu Đức còn xác định thêm những chất không phải dẫn chất
anthranoid: rubrofusarin, nor-rubrofusarin, rubrofusarin 6-gentibiosid, toralacton và
chất “A tora” một chất thuộc nhóm xanthon.

Liên Xơ cũ đã có những nghiên cứu hỗn hợp các dẫn chất Anthraquinon có
trong rễ cây Rubra tinctoria L. có tác dụng thơng tiểu và có khả năng tống sỏi thận
và đã có một số chế phẩm từ dược liệu này.

9


Năm 1968 các nhà nghiên cứu Đức đã phân tích hạt thảo quyết minh của Việt
nam. Từ hạt, sau khi loại chất béo bằng ether dầu hỏa, thủy phân bằng H2SO4 20%,
chiết các aglycon bằng benzen, xác định bằng sắc ký lớp mỏng thấy trong dung dịch
benzen có các chất: chrysophanol, physcion, rheum emodin, aloe emodin và rhein.
Cũng từ hạt sau khi loại chất béo, chiết bằng methanol rồi tách chiết bằng sắc ký lớp
mỏng đã sơ bộ xác định có các chất aloe emodin monoglucosid, physcion
diglucosid, chrysophanol diglucosid và triglucosid, chrysophanol anthron, obtusin,
aurantioobtusin, chrysoobtusin [13].
1.3. Tổng quan về các loại dược liệu nghiên cứu
1.3.1. Ba kích
Tên khác: Cây ruột gà; Ba kích thiên
Tên khoa học: Morinda officinalis How.
Họ: Cà phê
Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có
lơng, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn
nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng
mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập
trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình ch n hoặc hình ống gồm
những lá đài nhỏ phát triển khơng đều. Tràng hoa dính liền ở phia dưới thành ống
ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6,
mùa quả: tháng 7-10. Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắtthành từng
đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ
bên trong.Vỏ ngồi mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu

hồng hoặc tím, vị hơi ngọt [3].
Địa lý: Ba Kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi
và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Ba Kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà
Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây.
Dược liệu: Ba kích thiên hình trụ trịn, hơi cong, dài khơng nhất định, đường
kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngồi mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngồi và trong gẫy
lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi hạt trai. Chất cứng, cùi dầy, dễ
bóc. Mặt gẫy mầu tím nhạt, ở giữa mầu nâu vàng. Khơng mùi, vị ngọt nhưng hơi
chát [15].

10


Thành phần hóa học: Trong Ba kích có Gentianine, Carpaine, Choline,
Trigonelline, Diogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin,
Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Morindin, Vitamin C. Rễ chứa Antraglycozid,
đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin.
Tác dụng dược lý:
1. Tăng sức dẻo dai: Với phương pháp chuột bơi, Ba Kích với liều 5-10g/kg
dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm.
2. Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni
Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba Kích có tác dụng tăng cường sức
đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại .
3. Chống viêm: Trên mơ hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng
Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba Kích có tác dụng chống viêm rõ rệt.
4. Đối với hệ thống nội tiết: thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy
Ba Kích khơng có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường
hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen.
5. Nước sắc Ba Kích có tác dụng làm tăng co bóp của chuột và hạ huyết áp.
1.3.2. Hà thủ ô

Tên khác của hà thủ ô đỏ: Dạ giao đằng
Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb) Haraldson = Polygonum
multiflorum Thunb), họ Rau răm (Polygonaceae).
Mô tả: Cây: Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn,
mọc xoắn vào nhau, mặt ngồi thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có
cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên
hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ơm lấy thân.
Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ
những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài
hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vịi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả
3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa cịn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát
triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên [3].
Phân bố: Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có
nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng,
Lạng Sơn, Hồ Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ơ được trồng ở nhiều nơi

11


vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc,
Phú Yên, Bình Định [16].
Dược liệu: Rễ củ hình trịn, dài, khơng đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi
theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngồi có những chỗ lồi lõm do
các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mơ
mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát. Bộ phận dùng: Rễ
củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson).
Thành phần hoá học: Thân rễ Hà thủ ơ chứa antranoid, trong đó có emodin,
chrysophanol, rhein, physcion; protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ, các chất tan trong
nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin), 2,3,5,4 tetrahydroxytibene 2-O-b-Dglucoside.
Tác dụng dược lý:

+ Hà thủ ơ có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên
mơ hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc cịn có tác dụng làm giảm hấp thu
cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với
cholesterol. Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có
thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin [9].
+ Thuốc làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và
bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
+ Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức
như lúc chuột còn non, tác dụng này có nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế cịn cần
nghiên cứu thêm.
+ Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylAnthraquinone làm
tăng nhu động ruột
+ Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ơ chín.
+ Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn
lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm
1.3.3. Muồng trâu
Tên khác: Muồng lác
Tên khoa học: Senna alata Roxb. L., họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả cây: Muồng trâu là một cây nhỏ cao chừng 1,5 m hay hơn, ít phân cành.
Lá kép lơng chim chẵn có 8-14 đôi lá chét. Đôi lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá
12


chét sau một khoảng hơi xa hơn so với các đôi lá chét sau. Cụm hoa mọc thành
bông, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, trong chứa nhiều hạt
hình quả trám.
Phân bố sinh thái: Cây có nguồn gốc Nam Mỹ, hiện nay được trồng khắp các
vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây có nhiều ở các tỉnh miền Trung, miền Nam.
Dược liệu: Sử dụng lá, hạt.
Thành phần hóa học: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthranoid.

Trong lá có các chất sau đã được phân lập và xác định: chrysophanol, aloe emodin,
rhein, emodin. Trong rễ có 2 dẫn chất Anthraquinon đã được phân lập: (Tiwari
Ram.D. và Yadava D.P. 1971): 1,3,8-OH, 2-CH3 -Anthraquinon; 1,5-OH, 2-CH3 ,
8-OCH3, 3-O-glucosyl Anthraquinon. Trong hạt muồng trâu cịn có khoảng 15%
protein. Các acid béo khơng no khoảng 60% , lượng acid béo toàn phần chủ yếu
gồm các acid béo 18 carbon. Ngồi ra, cịn có các chất như Ca, Mg, Na, Mn, trong
đó Ca chiếm tỷ lệ cao nhất (17mg/100g) [18].
Tác dụng dược lý:
+ Nghiên cứu gần đây ở nước ngoài cho thấy lá muồng trâu có tác dụng kháng
nấm và kháng khuẩn, vì vậy cho rằng có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng
cơ hội cho bệnh nhân AIDS [9]
+ Cao lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt, thể hiện trên tác dụng làm
giảm có ý nghĩa thống kê 73,58 % hoạt độ ALT và 31,32 % hàm lượng bilirubin ở
chuột nhắt trắng bị gây viêm cấp bằng CCl4 [19].
+ Cao nước lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm 12,64 % hàm
lượng collagen ở gan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4 ( P < 0,01 ).
+ Cao nước lá muồng trâu có tác dụng chống viêm mạn tốt, làm giảm 26,6 %
trọng lượng u hạt ở chuột cống trắng bị gây bởi amian (P < 0,05 ).
+ Cao nước lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng 39,64 % lượng mật
sinh ra ở chuột nhắt trắng.
+ Cao nước lá muồng trâu có triển vọng trong nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ
điều trị viêm gan cấp và mãn tính.
1.3.4. Đại hồng
Tên khác: Tướng quân, Cẩm văn đại hoàng, Xuyên đại hoàng, Hoàng lương,
Phu như, Phá mơn, Vơ thanh hổ, Cẩm trang hồng.

13


Tên khoa học: Rheum palmatum L., họ Rau răm (Polygonaceae) và một số

lồi thuộc chi này.
Mơ tả: Cây: Cây thảo sống lâu năm. Rễ và thân rễ to. Thân cao tới 2m, giữa
rỗng, mặt ngoài nhẵn. Lá ở dưới to, dài tới 35cm, có cuống dài; phiến lá hình tim
nhưng xẻ thành 3-7 thuz, có mép nguyên hoặc hơi có răng cưa. Lá ở phía trên thân
nhỏ hơn. Cụm hoa chùm dài màu tím. Quả bế có 3 cạnh. Dược liệu: Thân rễ (cịn
gọi là củ) lớn dài 5-17cm có khi lớn hơn nữa, rộng 4-10cm, dày 2-4cm hoặc khoanh
tròn, trên mặt có bụi màu vàng đẹp, chắc cứng và thơm gắt, cắt ra trơn nhánh, cắn
dính vào răng là tốt. Tùy theo loại, có thứ mềm đầu có màu vàng đen có thứ thịt khơ
ít dầu. Loại dầu nhiều bóng là tốt [3].
Phân bố: Vị thuốc nhập từ Trung Quốc. Thu hái: Sau 3 năm thì thu hoạch
được vào tháng 9-10. Đào cả cây cắt bỏ thân chồi, rễ con, lấy củ cạo vỏ ngoài, rửa
sạch, để nguyên củ hay bổ đôi ra phơi cho mau khô. Đặc biệt khơng nên dùng dao
sắc thiết để cạo vỏ ngồi vì làm như thế sẽ biến củ đại hoàng thành màu đen [17].
Dược liệu: Thân rễ đã cạo vỏ và phơi khơ
Thành phần hố học: Trong Đại hồng có 2 loại hoạt chất có tác dụng ngược
nhau. Loại có tác dụng tẩy là các dẫn chất của Anthraquinonoid tổng lượng chiếm
khoảng 3 – 5% phần lớn ở trạng thái kết hợp gồm có chrysophanol emodin,
aloeemodin, rhein và physcion, loại có tác dụng thu liễm là các hợp chất có tanin
(rheotannoglycosid) chủ yếu có glucogallin, rheumtannic acid, gallic acid, catechin,
tetrarin, cinnamic acid, rheosmin. Ngồi ra cịn có acid béo, calcium axalate,
glucose, fructose, sennoside A,B,C,D,E, các acid hữu cơ và các chất giống
oestrogene [17].
Tác dụng dược lý:
– Chất gây tiêu chảy của Đại hoàng là Anthraquinone. Tác dụng của thuốc chủ
yếu là ở Đại tràng, thuốc làm cho trương lực của đoạn giữa và cuối đại tràng tăng,
nhu động ruột tăng, nhưng không trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của tiểu
tràng. Nhưng trong Đại hồng có chất Tanin nên sau tiêu chảy thường hay táo bón,
hoặc liều nhỏ (ít hơn 0,3g/kg) thường gây táo bón [8].
– Tác dụng lợi mật: thuốc tăng co bóp túi mật, giãn cơ vịng oddi khiến mật
bài tiết. – Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thời gian đông

máu, làm giảm tính thấm của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng
fibrinogene trong máu, làm mạch máu co thắt tăng, kích thích tủy xương chế tạo
14


tiểu cầu, nhờ vậy làm tăng nhanh thời gian đông máu. Thành phần cầm máu chủ
yếu là chrysophanol [9].
– Tác dụng kháng khuẩn: Đại tràng có tác dụng kháng khuẩn rộng chủ yếu
đối với tụ cầu, liên cầu, song cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó
thương hàn, kiết lỵ.Thành phần ức chế vi khuẩn chủ yếu là dẫn chất của
Anthraquinone. Thuốc cịn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virus cúm.
– Nước sắc Đại hồng cho chó gây mê uống gây hạ áp. Liều nhỏ của Đại
hồng kích thích tim ếch, liều lớn ngược lại ức chế.
– Thành phần emodin và rhein trực tiếp ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung
thư của hắc lựu (melanoma), ung thư vú và ung thư gan có ascite (nước bụng) ở
chuột.
– Thuốc có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu đối với thỏ
gây cao cholesterol và cho uống thuốc. Nhưng với thỏ bình thường thì khơng có tác
dụng.
1.4. Các phương pháp xác định Anthraquinon trong dược liệu
1.4.1. Định tính hợp chất Anthranoid trong dược liệu
a. Phản ứng Borntraeger
Nguyên tắc của phản ứng: Các hợp chất Anthranoid khi tác dụng với kiềm
(amoniac, natri hydroxyd hoặc kali hydroxyd) sẽ tạo các dẫn chất phenolat có màu
đỏ sim tan trong nước [1].
*

Định tính dạng tự do:
Chiết xuất


Lấy một lượng dược liệu thích hợp cho vào ống nghiệm lớn (10ml). Thêm 5ml
nước cất. Đun trực tiếp với nguồn nhiệt cho đến sôi. Lọc dịch chiết cịn nóng qua
giấy lọc hoặc qua một lớp bơng mỏng vào trong bình gạn dung tích 50ml. Làm
nguội dịch lọc. Thêm 5ml ether (hoặc cloroform). Lắc nhẹ. Gạn bỏ lớp nước. Giữ
lớp ether (hoặc cloroform) để làm phản ứng.
Tiến hành phản ứng:
- Lấy 1ml dịch chiết ether (hoặc cloroform) cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm
1ml dung dịch amoniac 10%. Lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim. Nếu lớp ether
15


(hoặc cloroform) có màu vàng chứng tỏ trong dược liệu có chứa acid chrysophanic.
Thêm tiếp tục từng giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp dung môi hữu cơ sẽ
mất màu vàng, còn lớp nước sẽ đỏ thẫm hơn lúc ban đầu.
- Lấy 1ml dịch chiết ether (hoặc cloroform) cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm
1ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim.
- Lượng dược liệu thích hợp cho phản ứng: Đại hồng: 0,5g; Cốt khí củ, Thảo
quyết minh, Hà thủ ơ đỏ: 1g
* Định tính Anthranoid tồn phần (dạng glycosid và dạng tự do)
Cho vào ống nghiệm lớn một lượng dược liệu thích hợp. Thêm 5ml dung dịch
acid sulfuric 1N. Đun trực tiếp trên nguồn nhiệt đến sôi. Tiếp tục lọc và chiết như ở
trên.
- Lấy 1ml dịch chiết ether (hoặc cloroform), thêm 1ml dung dịch amoniac. Lắc
nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim. Nếu lớp ether có màu vàng thì tiếp tục nhỏ từng
giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ. Lớp ether sẽ mất màu cịn lớp nước thì màu sẽ
đỏ đậm hơn.
- Lấy 1ml dịch chiết ether (hoặc cloroform) cho vào ống nghiệm nhỏ. Thêm
1ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ. Lớp nước sẽ có màu đỏ sim.
b. Sắc ký lớp mỏng
- Dung dịch thử: Lấy 0,1g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 30ml nước

cất và 1ml acid hydrocloric đậm đặc (TT) đun cách thủy 15 phút. Để nguội, lọc, lắc
dịch lọc với 25ml ether (hoặc cloroform). Gạn lấy lớp ether (hoặc cloroform), lọc
qua natri sulfat khan. Bốc hơi dịch ether (hoặc cloroform) đến cắn. Hòa tan cắn
bằng 1ml cloroform.
- Dung dịch đối chiếu: Hòa tan acid chrysophanic trong cloroform, nếu khơng
có chất chuẩn đối chiếu acid chrysophanic, dùng bột Đại hoàng (mẫu chuẩn), tiến
hành chiết như dung dịch thử.
- Bản mỏng Silicagel GF254 đã hoạt hóa ở 1050C trong 1 giờ.
- Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa - ethyl acetat - acid formic (75 : 25 : 1).
- Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng mỗi dung dịch trên. Sau khi
triển khai sắc ký, quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366nm.
16


Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát huỳnh quang màu vàng, có cùng giá
trị Rf với acid chrysophanic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Các vết huỳnh
quang vàng chuyển thành màu đỏ khi hơ bản mỏng trong hơi amoniac hoặc phun
thuốc thử KOH 5%. Nếu dùng dược liệu đối chiếu, trên sắc ký đồ của dung dịch thử
phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch
đối chiếu [6].
c. Các phản ứng vi hóa
Phản ứng vi hóa
Cắt một lát vi phẫu mỏng, không tẩy rửa, không nhuộm. Đặt lát cát vào trong
hộp petri có chứa hơi amoniac. Sau một thời gian soi lát cắt dưới kính hiển vi. Các
tổ chức có chứa các dẫn chất Anthranoid sẽ có màu nâu đỏ.
Vi thăng hoa
Trải bột dược liệu thành lớp mỏng trong một nắp chai bằng nhôm, đốt nhẹ trên
đèn cồn để loại nước. Sau đó đậy lên nắp nhơm một miếng lam kính, bên trên có
miếng bơng đã thấm nước, tiếp tục đun nóng trong khoảng 5 - 10 phút. Lấy lam
kính ra để nguội, soi kính hiển vi thấy tinh thể hình kim màu vàng. Sau khi nhỏ

dung dịch natri hydroxyd lên lam kính, dung dịch sẽ có màu đỏ [6].
1.4.2. Định lượng hợp chất anthranoid
1.4.2.1. Định lượng Anthranoid theo phương pháp cân
Dược điển Liên xơ áp dụng để định lựợng nhóm oxymethylAnthraquinon
trong một số loại dược liệu như Đại hoàng, Hà thủ ơ….Tuy nhiên, phương pháp này
có độ chính xác khơng cao.
1.4.2.2. Định lượng Anthranoid theo phương pháp thể tích
Nguyên tắc: Dùng KOH 0,1N tác dụng với dẫn chất Anthraquinon sau đó
chuẩn độ kiềm độ bằng HCl 0,1N. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng vì
thiếu chính xác.
1.4.2.3. Định lượng Anthranoid bằng phương pháp đo quang.
Nguyên tắc: Dùng acid acetic để thủy phân các dạng anthraglycosid thành
dạng aglycon. Chiết xuất bằng dung môi hữu cơ (ether hoặc cloroform). Tiến hành
phản ứng màu với dịch chiết. Đo mật độ quang trên mấy quang phổ UV-VIS ở bước
17


sóng 515nm hoặc 455nm tùy thuộc vào phản ứng lên màu. Thành lập phương trình
hồi quy tuyến tính từ mật độ quang và nồng độ chất chuẩn để tình hàm lượng chất
cần phân tích.
Phương pháp này đơn giản, chính xác mà thiết bị, hóa chất rẻ tiền phù hợp với
điều kiện của hầu khắp các phịng thí nghiệm.
1.4.2.4. Định lượng Anthranoid bằng thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
Nguyên tắc: Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một phương pháp sắc ký tách các
chất ra khỏi hỗn hợp chất phân tích trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa
trong cột là một chất rắn dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ trên một chất
mang rắn, hay một chất mang đã được liên kết hóa học với các nhóm hữu cơ. Q
trình sắc ký lỏng dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hoặc phân loại theo
kích cỡ.
Hệ thống phân tích HPLC là hệ thống phân tích đắt tiền, chọn lọc nhưng có độ

nhạy và độ chính xác cao. Hiện nay, người ta dùng hệ thống này để phân tích xác
định một số chất thuộc nhóm Anthranoid như Emodin, Rhein, Chrysophanol,…
trong các loại dược liệu.

18


×