Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG "SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN", PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC

KHÓA LUẬN
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN, PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC 11

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Đặng Thị Dạ Thủy

Nguyễn Thị Vân Anh

Huế, 2019


MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU .................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................6
3. Giả thuyết khoa học .........................................................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................6
5. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................7
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................................7
7.2. Phương pháp điều tra .............................................................................................7


7.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................................7
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................................8
7.5. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................8
8. Lược sử vấn đề nghiên cứu ..............................................................................................8
8.1. Trên thế giới...........................................................................................................8
8.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................9
PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................11
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .......................................................................................11
1.1.1. Dạy học theo chuyên đề ...................................................................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................19
1.2.2. Thực trạng rèn luyện KNTH của HS ở trường THPT ......................................21
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN SHCT, SINH HỌC 11 THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH ............................................................................24
2.1. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương Sinh trưởng và phát triển phần SHCT, Sinh học
11 ................................................................................................................................24
2.2. Thiết kế các chuyên đề dạy học rèn luyện KNTH chương Sinh trưởng và phát triển,
phần SHCT .................................................................................................................27


2.3. Tổ chức các chuyên đề dạy học rèn luyện KNTH chương Sinh trưởng và phát triển,
phần SHCT .................................................................................................................84
2.4. Tiêu chí đánh giá KNTH của HS thơng qua các chun đề dạy học ..................87
Kết luận chương 2 ..........................................................................................................89
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................89
3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................89
3.2. Nội dung thực nghiệm .........................................................................................90
3.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................90
3.4. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................................91

3.5. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm.....................................................................92
3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................92
Kết luận chương 3 ..........................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................97
1. Kết luận ...................................................................................................................97
2. Kiến nghị ................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................100


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

HS

Học sinh

2

GV

Giáo viên

3


KN

Kỹ năng

4

KNTH

Kỹ năng tự học

5

ST&PT

Sinh trưởng và phát triển

6

PPDH

Phương pháp dạy học

7

NL

Năng lực

8


THPT

Trung học phổ thông

9

TH

Tự học

10

SHCT

Sinh học cơ thể

11

CHBT

Câu hỏi bài tập

12

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

13


TN

Thí nghiệm


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng
tin và truyền thơng trong dạy và học” [1].Theo đó, việc đổi mới giáo dục phổ thông là khâu
đột phá, nội dung trọng tâm của việc đổi mới đó là sự phát triển năng lực của người học, từ
đó nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng chiến lược phát triển của đất nước ta.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ chỉ quan tâm đến việc học sinh
(HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo
điều đó, nhất định phải thực hiện thành cơng việc chuyển từ phương pháp dạy học (PPDH)
theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng (KN), hình thành năng lực (NL) và phẩm chất. Trong đó, NL tự học là một trong những
NL quan trọng và cốt lõi cần phải có ở mỗi cá nhân. Việc rèn luyện kỹ năng tự học (KNTH)
là nền tảng để hình thành và phát triển NL tự học [4].
Dạy học theo chuyên đề là sự kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền thống và hiện đại. Ở
phương pháp này, giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là
hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thơng tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ
có ý nghĩa thực tiễn. Với mơ hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải
quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. HS thu

thập được thông tin từ nhiều nguồn kiến thức nên việc học của HS thực sự có giá trị vì kết nối
với thực tế, rèn luyện được nhiều KN, đặc biệt là KNTH. HS cũng được tạo điều kiện minh
họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như
thế nào.


Chương trình Sinh học 11 ở trung học phổ thơng (THPT) nghiên cứu Sinh học Cơ
thể (SHCT). Nội dung chủ yếu của phần này đề cập đến các hoạt động sống, các quá trình
sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, tính cảm ứng, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản trong cơ thể động vật và thực vật; ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái lên các q trình đó và các nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống.
Thành phần kiến thức chủ yếu là kiến thức cấu tạo, giải phẫu, sinh lý, sinh thái và kiến thức
ứng dụng. Nhằm phát huy được tính tích cực, tự học của HS, trong sách giáo khoa (SGK) có
các câu lệnh để tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Nhưng các hoạt động có trong SGK
chưa thực sự phát huy được tính tích cực của HS, sự hứng thú, chưa có tính hệ thống và cịn
đơn giản do đó việc việc rèn luyện và hình thành các KN, đặc biệt KNTH cho HS cịn hạn
chế. Do đó, việc nghiên cứu thiết kế các chuyên đề dạy học phần SHCT rèn luyện KNTH của
HS là vấn đề thiết thực, đáp ứng được chủ trương đổi mới dạy học của Bộ GD và ĐT.
Xuất phát từ lý do trên, nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần SHCT chúng tôi chọn đề
tài nghiên cứu “THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN, PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC 11”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề nhằm rèn luyện KNTH của HS
trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển, phần SHCT, Sinh học 11 góp phần nâng cao
chất lượng dạy học Sinh học ở THPT
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế được các chuyên đề chương Sinh trưởng và phát triển, phần SHCT theo
hướng rèn luyện KNTH có chất lượng và tổ chức dạy học theo một quy trình hợp lý thì sẽ
phát triển KNTH của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở THPT.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề nhằm rèn luyện KNTH của HS
trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển, phần SHCT, SGK sinh học 11 cơ bản.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các chuyên đề dạy học phần SHCT, Sinh học 11 rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về dạy học theo chuyên đề, kỹ năng tự học.


6.2. Điều tra thực trạng về tình hình dạy học các chuyên đề rèn luyện kỹ năng tự học của HS trong
dạy học môn Sinh học ở một số trường THPT .
6.3. Thiết kế các chuyên đề dạy học chương Sinh trưởng và phát triển, phần SHCT rèn luyện kỹ
năng tự học của HS.
6.4. Tổ chức dạy học các chuyên đề đã xây dựng để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS.
6.5. Nghiên cứu xác định tiêu chí đánh giá KNTH của HS.
6.6. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các chuyên đề dạy học
chương Sinh trưởng và phát triển, phần SHCT trong việc rèn luyện KNTH cho HS.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Mục đích: Nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài.
- Cách tiến hành:
+ Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện
đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các ngành học, bậc học.
+ Thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu, các cơng trình khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu làm cơ sở lý luận cho đề tài, các tài liệu bao gồm: các nghiên cứu về chuyên đề dạy học,
KNTH…
7.2. Phương pháp điều tra
- Mục đích: Điều tra thực trạng về tình hình dạy học các chuyên đề, các biện pháp rèn luyện
KNTH của HS trong dạy học môn Sinh học ở một số trường THPT tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- Công cụ điều tra: Sử dụng phiếu điều tra dành cho GV, HS kết hợp trao đổi ý kiến với GV
dạy môn Sinh học ở THPT. Cụ thể như sau:

+ Đối với giáo viên: Thiết kế phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng dạy học theo chuyên
đề, thực trạng về các biện pháp rèn luyện cho HS KNTH ở một số trường THPT tại Thừa
Thiên Huế
+ Đối với HS: Thiết kế phiếu điều tra để tìm hiểu về KNTH.
7.3. Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Trao đổi, xin ý kiến của các nhà chun mơn có kinh nghiệm trong lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung: Trao đổi, xin ý kiến về dạy học chuyên đề để rèn luyện cho HS KNTH trong
dạy học ở phổ thông.


7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.4.1. Mục đích thực nghiệm:
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các chuyên đề dạy học chương
Sinh trưởng và phát triển, phần SHCT trong việc rèn luyện KNTH cho HS.
7.4.2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm các chuyên đề dạy học chương Sinh trưởng và phát triển, phần SHCT đã
thiết kế.
7.4.3. Cách bố trí thực nghiệm:
Thực nghiệm theo mục tiêu (khơng có lớp đối chứng) trên một số lớp 11 ở trường THPT.
Ở đây chúng tơi khơng có lớp đối chứng, mà chỉ tiến hành trên một số lớp, sau đó tiến hành
đánh giá về rèn luyện KNTH của HS với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn trước thực nghiệm: HS chưa được rèn luyện KNTH.
- Giai đoạn trong thực nghiệm: HS đã và đang rèn luyện KNTH thông qua việc các chuyên
đề được thiết kế theo hướng rèn luyện KNTH.
- Giai đoạn sau thực nghiệm: HS đã được rèn luyện KNTH sau khi học các chuyên đề
được thiết kế theo hướng rèn luyện KNTH.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số cơng cụ tốn học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư
phạm. Tham số sử dụng để xử lý: phần trăm (%).

8. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
8.1. Trên thế giới
Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX nhiều nhà giáo dục lớn như A. Đixtecvec, J.A
Conmesky, Jacques Rousseau... đều cho rằng: Muốn phát triển trí tuệ bắt buộc người học
phải phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo để tự mình giành lấy tri thức. Muốn vậy phải
tăng cường khuyến khích người học tự khám phá, tự tìm tịi và suy nghĩ trong q trình học
tập.
PPDH lấy người học làm trung tâm bắt đầu phát triển từ những năm 20 và phát triển
mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỉ XX. Vào những năm 1920, ở Anh “PPDH tích cực” bắt
đầu được quan tâm nghiên cứu và sử dụng trong trường học. Ở Pháp các “nhà trường mới”
được hình thành với mục tiêu dạy học phát triển năng lực ở trẻ em và học tập tự quản. Tương
tự, đổi mới PPDH cũng diễn ra ở Ba Lan, Đức, Liên Xô (cũ), Pháp, Tiệp Khắc… Như vậy,


PPDH thời kỳ này đã chú ý tới vai trò tích cực của HS và GV có vai trị cố vấn trong hoạt
động tích lũy tri thức, phát triển năng lực tư duy của HS.
Vào những năm 1970, Mỹ đã vận dụng PP học tập theo nhóm kết hợp với việc cung
cấp các phiếu hướng dẫn để HS tiến hành hoạt động học tập tự lực, theo nhịp độ phù hợp với
năng lực.
Ở Hàn Quốc từ thập niên 90 đến nay, giáo dục hướng vào xã hội công nghiệp luôn tập
trung vào phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và tính sáng tạo. Chính vì
vậy, Hàn Quốc có quyền tự hào là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh
trên thế giới về cả chất lượng lẫn số lượng.
Ở Nhật, Thái Lan cũng đang tiến hành cải cách giáo dục với mục tiêu là giảm giờ lên
lớp, sách giáo khoa (SGK) viết theo lối chú trọng vào giải quyết vấn đề, chú trọng thực hành,
giảm thời lượng dành cho các môn chính, các trường tự chọn nội dung và PP dạy cho “môn
học tổng hợp” nhằm giảm bớt căng thẳng, tạo khơng khí học tập nghiên cứu tự nguyện, thoải
mái khơng gị bó cho HS.
Ở thế kỷ XXI này, Unesco nghiên cứu và chỉ rõ “Để đáp ứng thành công nhiệm vụ
của mình, giáo dục phải được tổ chức xoay quanh bốn loại hình học tập cơ bản, mà trong

suốt cuộc đời của mỗi con người, chúng sẽ là những trụ cột về kiến thức: Học để biết, học để
làm, học để cùng chung sống, học để làm người”.
8.2. Ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tự học. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp
nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một
việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Khơng ai có thể
tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng
tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân. Học trong nhà
trường cũng như học ở ngoài đời phải “ Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam mê thì tự
mình sẽ chủ động học hỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ”.
Trong những năm cuối của thập niên 1960, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là người đề xuất
phong trào “Dạy tốt- học tốt” tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội, xây dựng
phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo. Trong tuyển tập “Bàn về giáo dục Việt Nam”, ông đã viết một số quan điểm của
mình, ông quan niệm “…Tư duy và cách quan trọng hơn kiến thức… Người thầy dở là người


chỉ đem kiến thức cho học trò, người thầy giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra
kiến thức…”
Từ đó đến nay, vai trị của phương pháp tổ chức tự học được quan tâm nghiên cứu. Các
tác giả như Nguyễn Kỳ, Lưu Xuân Mới, Trần Bá Hoành, Nguyễn Cảnh Tồn, Thái Duy Tun,
Lê Cơng Triêm, Lê Đình, Trần Huy Hoàng,… đã xây dựng được một cơ sở lí luận khá hồn
chỉnh về tự học, xem tự học là một hình thức, một phương pháp học tập cơ bản và cốt lõi đối
với người học.
Những năm gần đây vấn đề tự học được nghiên cứu sâu hơn và có nhiều tác giả tiếp cận,
điển hình có các đề tài liên quan như:
Võ Ngọc Bình (2013) với đề tài nghiên cứu “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập để rèn
luyện cho HS KNTH trong dạy học phần Di truyền học- Sinh học 12, trung học phổ thông”
đã đề xuất quy trình rèn luyện cho HS KNTH thơng qua phiếu học tập trong dạy học phần Di
truyền học- Sinh học 12 [3].

Nguyễn Thị Thanh Thảo (2015) với nghiên cứu ‘’Sử dụng phiếu học tập để rèn luyện
KNTH cho học viên giáo dục thường xuyên trong phần sinh học vi sinh vật, Sinh học 10” đã
xác định cấu trúc của KNTH và đề xuất các dạng phiếu học tập để rèn luyện KNTH cho học
viên giáo dục thường xuyên trong phần Sinh học vi sinh vật.
Lê Thị Ngọc Hân (2018) với nghiên cứu “Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho
HS KNTH trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10” đã xác định cấu trúc của KNTH
và đề xuất các dạng hoạt động học tập để rèn luyện KNTH [9].
Trần Thị Ánh Loan (2018) với nghiên cứu “Thiết kế các hoạt động học tập để rèn luyện
cho HS KNTH trong dạy học phần Sinh học Cơ thể, Sinh học 11” đã đề xuất các dạng hoạt
động học tập để rèn luyện KNTH, quy trình thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập [10].
Phan Thị Thanh Hội và Lê Thanh Hoa (2015), nghiên cứu về “Thiết kế chuyên đề dạy
học Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở” đề xuất quy trình nghiên cứu về thiết kế chuyên đề
dạy học Sinh học 8.
Hoàng Thị Kim Huyền, Hà Thị Thúy (2017) nghiên cứu xây dựng chủ đề dạy học
phần “Sinh học Vi sinh vật” (Sinh học 10) [8].
Lê Thị Bá Mị (2018) với nghiên cứu “Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS” đề xuất quy trình thiết kế và


hệ thống chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho HS [11].
Như vậy, việc tổ chức dạy học theo chuyên đề để rèn luyện cho HS KNTH đã được nghiên
cứu nhiều nhưng việc nghiên cứu thiết kế các chuyên đề dạy học rèn luyện cho HS KNTH
trong dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển”, Sinh học 11 vẫn chưa được nghiên cứu. Trong
phạm vi đề tài của mình, chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu
trước đây, đồng thời sẽ tập trung thiết kế và tổ chức dạy học các chuyên đề rèn luyện cho HS
KNTH khi dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển” nhằm nâng cao chất lượng học tập môn
Sinh học của HS ở trường THPT hiện nay.

PHẦN 2. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Dạy học theo chuyên đề
1.1.1.1. Khái niệm
Dạy học theo chuyên đề là hình thức tìm tịi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội
dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ
về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của mơn học đó
(tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, mơn học có liên hệ với
nhau) làm thành nội dung học trong một chuyên đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn. Nhờ đó, học
sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Dạy học theo chuyên đề thực chất là một mơ hình dạy học mới thay thế cho lớp học truyền
thống, bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng qt, liên quan đến nhiều lĩnh
vực, với trung tâm tập trung học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những bài học
thực hành gắn liền với thực tiễn.
1.1.1.2. Cấu trúc của một chuyên đề
Một chuyên đề dạy học cần được xây dựng với cấu trúc gồm 6 mục sau:
- Tên chuyên đề
- Nội dung chuyên đề
- Chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ, năng lực.


- Mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại CHBT có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực
HS.
Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Các năng lực hướng

(Sử dụng các động từ hành động để mô tả)
Nhận


Thông

Vận

dụng Vận

biết

hiểu

thấp

cao

tới chủ đề
dụng

Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3

- Biên soạn các CHBT có thể theo các mức độ yêu cầu đã mơ tả ở trên để sử dụng trong q
trình tổ chức hoạt động DH và kiểm tra đánh giá luyện tập.
- Thiết kế tiến trình dạy học theo chuyên đề
1.1.1.3. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
Bước 1: Xác định tên chuyên đề và nêu rõ lý do xây dựng chuyên đề
Trước khi tiến hành xây dựng một chuyên đề dạy học, GV cần phải xác định được các vấn đề
cần giải quyết trong chuyên đề của mình. Bao gồm: Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức
mới; vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức; vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và
ứng dụng kiến thức mới. Điều này tùy thuộc vào nội dung của chương trình và sách giáo khoa

mơn học, xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau, sự hòa trộn phối hợp giữa các
kiến thức lý thuyết, thực hành và vận dụng. Từ đó, xây dựng thành một vấn đề chung để tạo
thành một chuyên đề để dạy học đơn mơn. Sau đó, đặt ra tên chun đề định hướng tới. Trong
trường hợp, nội dung kiến thức có sự liên quan tới nhiều mơn học, cần có sự kết hợp giữa các
tổ chuyên môn để thống nhất, lựa chọn nội dung xây dựng các chủ đề tích hợp, liên mơn cho
phù hợp.
Tùy thuộc vào từng nội dung, kiến thức cần đạt và điều kiện địa phương để có sự vận dụng
thực tiễn cho phù hợp, xây dựng chuyên đề với các mức độ sau:
Mức độ 1: Học sinh giải quyết vấn đề thông qua sự giúp đỡ, gợi ý của giáo viên. GV đặt vấn
đề và hướng dẫn HS giải quyết theo định hướng cụ thể. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc
của học sinh.


Mức độ 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh
thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh
cùng đánh giá.
Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thơng tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác
định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực
hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức độ 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hồn cảnh của mình hoặc cộng
đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu
quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Bước 2: Xác định nội dung chuyên đề
Dựa vào nội dung các bài học tích hợp để tổ chức hoạt động học cho học sinh, xây dựng các
tình huống, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tương ứng với các hoạt động học của học
sinh. Từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Nội dung chuyên đề là
các bài học/tiết học trong sách giáo khoa của một mơn học hoặc nhiều mơn học có liên quan
lẫn nhau. Từ đó, thống nhất xây dựng nội dung cho chuyên đề.
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ, năng lực.
Dựa vào nội dung chuyên đề ở trên, xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương

trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy
học tích cực. Từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong
chuyên đề sẽ xây dựng.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại CHBT có thể sử dụng để kiểm tra,
đánh giá năng lực HS.
Trong chuyên đề dạy học, yếu tố cần thiết và quan trọng đó là xác định hệ thống các CHBT
theo bảng 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) có thể sử dụng trong
kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Bảng mô tả mức độ cần
phải dựa trên năng lực lĩnh hội và tiếp thu tri thức của HS, phải phù hợp và đánh giá đúng và
đủ trình độ của mỗi người. Từ đó, xây dựng và biên soạn ra được hệ thống các CHBT theo
bảng mô tả cho phù hợp với mục đích chuyên đề xây dựng đặt ra.
Bước 5: Biên soạn các CHBT có thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá
trình tổ chức hoạt động DH và kiểm tra đánh giá luyện tập.


Bảng hệ thống CHBT cần dựa vào mức độ yêu cầu đã mô tả ở trên. Hơn nữa, số lượng ở mỗi
mức độ tùy thuộc vào trình độ và khả năng của HS. Hệ thống CHBT được biên soạn này sẽ
được sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động DH và kiểm tra đánh giá luyện tập. Phần trăm
phân chia phải phù hợp và đánh giá đúng được năng lực của cá nhân cũng như tập thể. Trong
đó, chuyên đề dạy học thường được thiết kế hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng
lực, trong đó năng lực tự học luôn được đánh giá cao và chú trọng.
CHBT có thể được sử dụng ở cả 3 khâu trong quá trình dạy học: Hình thành kiến thức, củng
cố hoàn thiện và kiểm tra đánh giá. Hiện nay, các bài tập theo chương trình đánh giá HS quốc
tế (Programme for International Student Assesment – PISA) đang trở thành xu hướng điển
hình được lựa chọn để xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá theo năng lực. Trong dạng bài này,
kiến thức liên môn được thể hiện rõ rệt. Thông qua sự vận dụng các hiểu biết riêng lẻ khác
nhau để giải quyết một vấn đề đối với HS, gắn liền với các tình huống trong cuộc sống thực
tiễn. KNTH cũng được thể hiện rõ rệt thông qua hệ thống CHBT vận dụng này.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học theo chuyên đề.
Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề tức là mang chuyên đề đã biên soạn vào trong các hoạt

động học, tổ chức cho HS thông qua các buổi học trên lớp, ngoại khóa hoặc ở nhà. Mỗi tiết
học trên lớp đa phần chỉ có thể thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của
phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Trong đó, việc xây dựng tình huống và xử lý
tình huống được chú trọng. Thông qua phương pháp dạy học tích cực, KNTH học sinh chính
thức được đặt vào trong các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận. Chính
vì vậy, các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó với tâm thế hứng thú, tị mị.
Trong q trình thực hiện dạy học theo chuyên đề, GV sẽ đề xuất các hoạt động theo tiến trình
nâng cao mức độ để tăng khả năng kích thích, phát huy cực hạn năng lực tiềm ẩn của từng cá
nhân thơng qua việc mỗi HS hoặc nhóm HS sẽ phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra
tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân. Từ đó có những hiểu biết mà nếu
chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên, rèn luyện cho các em những kỹ
năng mới, hình thành những năng lực mới. Giúp HS chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa
học và kỹ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngơn ngữ viết và nói.
Cần lưu ý những BT tình huống xuất phát trong chuyên đề phải gần gũi với đời sống mà học
sinh dễ cảm nhận. Tạo được sự mâu thuẫn trong thực tiễn để khơi gợi sự tị mị, tạo điều kiện
cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết. Vấn đề này vừa liên quan


tới kiến thức hoạt động học, vừa ứng dụng để giải quyết vấn đề thông qua các hiện tượng đời
sống.
1.1.2. Kỹ năng và KNTH
1.1.2.1. Khái niệm về kỹ năng
Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động hay hành động thực tiễn trong
điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động đó có kết quả theo mục đích đã đề ra
[13]. Kỹ năng biểu hiện trình độ các thao tác tư duy, năng lực hành động và mặt kỹ thuật của
hành động.
1.1.2.2. Khái niệm về KNTH
KNTH là hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành trong quá trình tự trau dồi kiến thức khơng chỉ
từ sách vở mà cịn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Nhằm nắm vững hệ thống tri thức và
kỹ năng trong q trình tìm tịi, học hỏi và vận dụng. Dựa trên cơ sở lựa chọn và vận dụng

những tri thức, kỹ xảo, kinh nghiệm để thực hiện có kết quả mục tiêu học tập đã đề ra, phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh cho phép [14].
1.1.2.3. Các KNTH cần rèn luyện cho HS
Theo tác giả Nguyễn Cảnh Tồn, các KNTH gồm có các KN sau:
KN định hướng
Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công người học cần thiết lập cơ sở định
hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có thể sử dụng nó để
thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận thức đối tượng, vạch kế
hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để có được cơ sở định hướng, người
học phải trả lời được các câu hỏi:
- Học nhằm mục đích gì? Học vì u thích mơn học, vì trách nhiệm với gia đình và xã
hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao…
- Thái độ học tập ra sao? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt qua loa…
- Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản thân.
KN lập kế hoạch học tập
Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu người học xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp
học. Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập. Trên cơ sở bộ khung đã
được thiết lập đó, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ dàng. Trong
quá trình lập kế hoạch người học phải chú ý một số điểm sau:


- Thứ nhất: người học phải xác định tính hướng đích của kế hoạch. Đó có thể là kế
hoạch ngắn hạn, dài hạn, thậm chí kế hoạch cho từng mơn, từng phần. Kế hoạch phải được
tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của mình.
- Thứ hai: khi lập kế hoạch, người học phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được
cái gì là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian cơng sức cho nó.
KN thực hiện kế hoạch
Muốn thực hiện thành cơng kế hoạch mình đã lập ra, người học cần có một số KN sau:
- Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác

nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra
cứu từ internet, làm thí nghiệm… Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông
tin một cách thông minh và linh hoạt.
- Xử lí thơng tin: việc xử lí thơng tin trong q trình tự học khơng bao giờ diễn ra trong
vơ thức mà cần có sự gia cơng, xử lí mới có thể sử dụng được. Q trình này có thể tiến hành
thơng qua các KN ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…
- Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa học
để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết
bài thu hoạch…
- Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thơng tin qua các hình
thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận… là cơng việc cuối cùng của q trình tiếp nhận tri
thức.
KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh giá
được NL học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì mình chưa làm được
để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có KN này, người học cần:
- Tự trả lời câu hỏi trong SGK bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi, dự kiến câu trả
lời, tài hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời trước nhóm hoặc trước lớp để tìm
ra chỗ sai từ đó khắc phục.
- Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè.
- Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập tự bản thân tìm kiếm sau đó
tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm [14].


Hoạt động tự học rất đa dạng, dạng phổ biến nhất là hoạt động làm việc độc lập với
SGK. Có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân loại KN làm việc với SGK. Theo Đinh
Quang Báo và Nguyễn Đức Thành, trong tài liệu phương pháp giảng dạy Sinh học đã nêu ra
một số KN cơ bản của HS khi làm việc với SGK:
KN tách nội dung bản chất từ tài liệu đọc được
KN phân loại tài liệu đọc được

KN trả lời câu hỏi dựa trên tài liệu đọc được
KN lập dàn bài khi đọc SGK
KN soạn đề cương
KN làm tóm tắt tài liệu đọc được
KN lập dàn bài khi đọc SGK
KN soạn đề cương
- KN đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ trong SGK
Từ các nghiên cứu trên, cấu trúc của KNTH bao gồm các KN thành phần sau (Bảng
1.1):
Bảng 1.1. Cấu trúc của KNTH

Các KN thành phần

Nội dung

của KNHT

KN xác định mục tiêu KN xác định nhiệm vụ học tập
học tập

KN tự đặt mục tiêu học tập

KN lập và thực hiện KN lập kế hoạch học tập
kế hoạch học tập

- Xác định tính hướng đích của kế hoạch (kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn). Kế hoạch phải rõ ràng, nhất quán cho từng
thời điểm, từng giai đoạn.
- Phải chọn đúng trọng tâm, cần xác định được cái gì là quan
trọng để ưu tiên tác

KN thực hiện kế hoạch học tập bao gồm:
- Tiếp cận thơng tin
- Xử lí thơng tin
- Vận dụng tri thức, thông tin ; Trao đổi, phổ biến thông tin


KN tự kiểm tra, đánh - Tự đánh giá được việc tự học
giá, rút kinh nghiệm

- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ thầy cơ, bạn bè, gia đình.

Với hình thức tự học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV tại lớp, trong đề tài này chúng
tôi đề cập đến việc tập trung rèn luyện cho HS nhóm KN thực hiện kế hoạch học tập của
KNTH (Hình 1.1), nhóm gồm ba KN thành phần, đó là:
- KN tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau (SGK, tài liệu hướng dẫn học, tra cứu từ internet, làm thí nghiệm…).
- KN xử lý thơng tin: Q trình này có thể tiến hành thông qua việc HS nghiên cứu tài
liệu học tập (kênh hình, kênh chữ) thực hiện các KN tư duy phân tích, tổng hợp, đối chiếu,
so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa… từ đó rèn luyện các KN làm việc với
tài liệu học tập như KN trả lời câu hỏi; KN đọc và phân tích bảng biểu, đồ thị, sơ đồ; KN tóm
tắt; KN lập bảng; KN lập sơ đồ; KN lập bản đồ tư duy; KN phân tích lý giải kết quả thí nghiệm
(TN); KN thực hành TN…
- KN vận dụng tri thức thông tin vào thực tiễn: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri
thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như KN thực hành TN, thảo luận, KN xử lí
các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, viết bài thu hoạch, thực hiện dự án…
KN thực hiện kế hoạch
học tập

KN tiếp cận thông tin


Chủ động tiếp nhận
thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau

Lựa chọn thông tin

KN xử lý thông tin

KN trả lời câu hỏi; KN
đọc và phân tích bảng
biểu, đồ thị, sơ đồ; tranh
vẽ
duy;
KN phân
tích lý
KN
lập bảng;
lậpgiải
sơ kết
đồ;
quả
TN;
KN
thực
hành
lập bản đồ tư duy;
TN
KN phân tích kết quả
TN; KN thực hành TN


KN vận dụng thơng tin

KN xử lý các tình
huống

KN viết bài thu hoạch
KN thực hiện dự án

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của KN thực hiện kế hoạch học tập


1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Thực trạng tổ chức các chuyên đề dạy học rèn luyện KNTH trong môn Sinh học ở
trường THPT
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra thông qua “phiếu khảo sát thực trạng tổ chức các
chuyên đề dạy học rèn luyện KNTH trong môn Sinh học ở các trường THPT. Trong đó, có 5
GV dạy mơn Sinh học thuộc các trường THPT tham gia khảo sát. Kết quả như sau:
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức các chuyên đề dạy học rèn luyện KNTH
cho HS trong môn Sinh học tại trường THPT.
Nội dung câu hỏi

Kết quả điều tra
Nội dung trả lời

SL

%

3


60,00

2

40,00

4

80,00

1

20,00

Câu 3: Trong chương 3: "Sinh Dạy theo từng bài và giảng giải từng 1

20,00

Câu 1: Tại trường THPT, Có
thầy/cơ có sử dụng phương
pháp dạy học chuyên đề để dạy Không
các phần học rèn luyện KNTH
cho HS hay không?
Câu 2: Theo xu hướng dạy học Rất cần thiết
theo hướng phát triển năng lực
HS hiện nay, theo thầy/cô, sử
dụng các chuyên đề dạy học

Cần thiết
Khơng cần thiết


rèn luyện KNTH cho HS liệu
có cần thiết hay không?
trưởng và phát triển" của phần mục qua các bài học cho HS
Sinh học cơ thể, Sinh học 11, Dạy học theo hướng phát triển năng lực 2

40,00

thầy/cô dạy học theo cách nào? giải quyết vấn đề. Đặt ra câu hỏi - bài tập
có vấn đề của từng bài và yêu cầu học
sinh trả lời
Dạy học theo hướng phát triển năng lực, 2
rèn luyện kỹ năng tự học thông qua thiết
kế các chuyên đề trong chương trình.

40,00


Phương pháp khác
Câu 4: Việc thiết kế các Thực sự rất tốt và hiệu quả

1

20,00

chuyên đề dạy học có thực sự Hướng phương pháp tốt nhưng không 3

60,00

tốt và mang lại hiệu quả hơn hiệu quả lắm

cách dạy truyền thống hay Khơng tốt lắm vì học sinh đã q quen 1
khơng?

20,00

với các phương pháp truyền thống

Thơng qua q trình điều tra hỏi – đáp, thu thập ý kiến qua phiếu điều tra tại trường THPT
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế về công tác tổ chức các chuyên đề dạy học rèn luyện KNTH
trong môn sinh học ở trường THPT. Kiểm tra, xác nhận qua các bài soạn giáo án, dự giờ và
trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn. Em nhận thấy rằng, việc sử dụng các chuyên đề
để rèn luyện KNTH vẫn còn khá hạn chế. Phương pháp dạy vẫn còn chủ yếu là dạy theo truyền
thống, hỏi đáp và đưa ra kiến thức để HS nhận biết, nắm bắt và thực hành. Mức độ rèn luyện
năng lực cịn thấp. 100% thầy/cơ cho ý kiến có sử dụng chuyên đề dạy học để rèn luyện KNTH
cho HS. Tuy nhiên, hiệu quả thu được chưa khả quan về chất lượng HS.
Ngoài một số giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học, ứng dụng thực tế, tổ chức
chuyên đề dạy học rèn luyện KNTH trong môn sinh học cho HS ở trường THPT, thì vẫn cịn
nhiều giáo viên khơng sử dụng các phương pháp này. Chính vì vậy, KNTH ở THPT vẫn cịn
khá hạn chế. Nhiều HS gặp rắc rối trong các bài tập ứng dụng thực tiễn bởi việc vận dụng
trong dạy học vẫn chưa chuyên sâu. Việc nắm bắt kiến thức chỉ mới gói gọn trong kiến thức
lý thuyết, vấn đề ứng dụng vẫn chưa được chú trọng sâu.
Vậy lý do là gì?
Trước hết, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tổ chức chuyên đề ở giáo viên
vẫn còn rất hạn chế. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhưng đa số chỉ
mang tính chất đối phó, lạm dụng công nghệ cách chưa khoa học trong giảng dạy… Chính vì
vậy nó khơng thể tạo ra yếu tố bất ngờ hay thu hút HS, gây sự sao nhãng, nhàm chán trong
quá trình học, tiếp thu kiến thức.
Thứ hai, kiến thức ứng dụng trong các chuyên đề thường đòi hỏi sự đổi mới, sự ứng vận dụng
trong thực tiễn. Đặc biệt, đối với môn Sinh học – bộ môn gắn liền gần gũi nhất với cuộc sống,
tự nhiên. Tuy nhiên, kiến thức mà người giáo viên đưa ra vẫn mang tính lý thuyết cao, bám



sách giáo khoa... Một số kiến thức ứng dụng lại quá mờ nhạt, chỉ sử dụng một số tranh ảnh
hay video ngắn mang tính chất minh họa nên khơng có khả năng thu hút HS.
Thứ ba, trong quá trình tiếp cận chương trình mới, dạy học theo định hướng phát triển năng
lực, GV bắt đầu chú ý đến rèn luyện các năng lực cho HS, tuy nhiên, đa phần chỉ áp dụng vào
một số năng lực nhất định như: Tư duy, hợp tác, tính tốn ở mức độ trung bình. Trong khi đó,
những năng lực khác như tự học, giải quyết vấn đề vẫn chưa được chú trọng. Chính vì vậy,
khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của đa số HS THPT vẫn cịn thấp.
Chính từ đây, để thiết kế chuyên đề rèn luyện KNTH cho HS THPT hiệu quả thì mỗi
GV phải nắm bắt được những năng lực đã có ở HS. Nắm bắt được những lĩnh vực ứng dụng
có thể có tại địa phương mà HS sinh hoạt hằng ngày. Từ đó, thiết kế nên các chuyên đề ứng
dụng thu hút HS vận dụng khả năng tìm tịi để giải đáp những vấn đề mà các em gặp trong
cuộc sống hằng ngày. Muốn phát huy KNTH cần phải tạo nên sự hứng thú, tạo nên các bài
tập, các chuyên đề có vấn đề để thu hút, kích thích sự tị mị, tìm tịi ở trong mỗi người học.
1.2.2. Thực trạng rèn luyện KNTH của HS ở trường THPT
Chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát về thực trạng rèn luyện KNTH của HS ở trường THPT.
Kết quả là có 30 HS tham gia, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng rèn luyện KNTH của HS ở trường THPT.
Nội dung câu hỏi

Kết quả điều tra
Nội dung trả lời

SL

%

Câu 1: Em có nhận xét gì về mơn


Rất thú vị

15

50,00

Sinh học?

Bình thường

12

40,00

Nhàm chán

3

10,00

Câu 2: Lý do nào làm bạn cảm

Giáo viên có cách dạy hay

6

21,40

thấy mơn học này thú vị?


Có tính thực tiễn cao

13

46,50

Kiến thức đơn giản, gần gũi

3

10,70

Bạn muốn theo một ngành nghề liên

6

21,40

quan tới Sinh học trong tương lai
Câu 3: Lý do nào gây ra sự nhàm

Giáo viên dạy chán

6

20,00

chán về mơn học này cho bạn?

Kiến thức nhiều, khó và phức tạp


9

30,00

Giáo viên dạy tồn lý thuyết, khơng

13

43,30

có một chút ứng dụng thực tiễn nào


Không theo chuyên ngành này nên

2

6,70

10

33,30

viên thường sử dụng phương pháp Thuyết trình

7

23,30


giảng dạy nào?

Thảo luận nhóm

8

26,70

Dạy học giải quyết vấn đề

4

13,30

Làm việc độc lập với SGK

1

3,30

Câu 5: Dạy học theo chuyên đề

Có, bài tập đa dạng và rất thú vị

13

43,30

GV có sử dụng các bài tập cụ thể


Có, nhưng rất ít bài tập vận dụng

12

40,00

để giải quyết các vấn đề trong

thực tiễn

thực tiễn, liên quan chặt chẽ tới

Không, bài tập không liên quan tới

5

16,70

kiến thức Sinh học hay không?

kiến thức thực tiễn

Câu 6: Điều khó khăn khi rèn

Khơng có thời gian

3

10,00


luyện KNTH là gì?

Khơng có phương pháp học phù hợp

8

23,30

Khơng có hứng thú với mơn học

7

26,70

Khơng được các thầy cơ hướng dẫn

12

40,00

16

53,33

khơng thích nó
Câu 4: Tại trường THPT, giáo

Hỏi - đáp

TH

Câu 7: Để rèn luyện KNTH cho

Nghiên cứu SGK trước khi đến lớp

bản thân, các em đã sử dụng

và trả lời các câu hỏi

phương pháp nào?

Thảo luận, trao đổi với bạn bè

12

40,00

Tìm kiếm tài liệu liên quan đến mơn

2

6,67

học
Qua bảng thống kê phiếu khảo sát HS, chúng tôi nhận thấy rằng: Có khá nhiều em HS cảm
thấy mơn học thú vị, đều chủ động tích cực trong q trình học tập rèn luyện KNTH cho bản
thân như nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi trước khi đến lớp (53, 33%) và có sự thảo luận
nhóm, trao đổi ý kiến với bạn bè (40%).
Tại mỗi trường THPT hiện nay, mơn Sinh học là mơn học rất ít được HS chú trọng, bởi ngoài
việc dạy học chưa tạo hứng thú để các em lĩnh hội, là môn phụ không được quan tâm. Còn là
nội dung truyền đạt của bài học vẫn cịn thơ, lý thuyết và khơng cho HS hiểu chiều sâu của

môn học. Muốn tạo hứng thú, muốn HS u thích người GV phải cho các em có lý do. Lý do


để tự học! Lý do để u mơn học đó. Trong khi, mơn tốn các em có thể rèn được tính tốn,
gảy bàn tính cho cha mẹ trong việc kinh doanh, bn bán. Mơn văn các em có thể học các nói,
cách ứng xử, cách diễn đạt. Vậy mơn Sinh học HS sẽ học được gì?
Rất ít người GV đặt ra mục tiêu, hay giải thích lý do nên học mơn Sinh cho HS hiểu và biết.
Chính vì vậy, tạo tâm thể về một môn học phụ, không quan trọng, khơng cần thiết cho các
em. Từ đó, làm mất hứng thú bên trong của HS. KNTH sẽ khơng cịn thể phát huy hay chính
xác là HS khơng muốn tiêu tốn thời gian vào một mơn học mà khơng có tác dụng gì?
Phần lớn HS đều khơng nhận thức được mục đích của việc rèn luyện các năng lực trong mơn
Sinh học nói chung và KNTH nói riêng. Việc đặt nặng các kiến thức lý thuyết trong quá trình
thi cử, kiểm tra làm mất đi hứng thú thực chất của môn học. Trong chuyên đề đã xác định mục
tiêu ứng dụng thực tế, nhưng trong thi cử lại bỏ qua các yếu tố vận dụng, phát triển năng lực.
Trong đó, nhiều HS cảm thấy môn học nhàm chán bởi giáo viên dạy tồn lý thuyết, khơng có
một chút ứng dụng thực tiễn nào (43, 30%). Vì vậy, càng tăng thêm sự chán chường, lơ là của
HS khi rèn luyện KNTH này.
Việc học tập môn Sinh học được đa số HS cho rằng: “mơn phụ mà thơi, học cũng chẳng có
tác dụng gì” (6, 7%), “Em thi khối B nên em chỉ mong mơn Sinh đạt điểm cao thơi ạ, cịn lại
em cũng khơng quan tâm chúng ta học để làm gì ạ”, “Em thấy thầy cô chỉ bảo chúng em đọc
trong sách thôi, học thuộc để kiểm tra cho dễ”,… Rất nhiều ý kiến đều bỏ qua cái hay, cái tốt
của môn học. Bởi thực chất các em cũng không biết học mơn sinh để làm gì ngồi việc học
thuộc lý thuyết trong SGK để vượt qua các bài kiểm tra, bài thi.
Chính vì vậy, thực trạng chung ở các trường THPT việc rèn luyện KNTH cịn rất hạn chế,
khơng được xem trọng và rất ít em quan tâm đến việc phát huy năng lực này. HS vẫn còn đang
rất lúng túng trong việc thực hiện học và rèn luyện theo các chuyên đề mà người GV đã thiết
kế, vì vậy kết quả học tập môn học thực tế vẫn chưa cao. Trong khi một số HS khá, giỏi thường
xuyên nâng cao KNTH của mình nên lượng kiến thức tiếp thu rất lớn, thì ngược lại một số
nhóm HS lại khơng thể lĩnh hội hay tạo cho mình KNTH vì vậy việc tiếp thu mơn học trở nên
khó nhằn đối với các em.

Từ thực trang này cho biết rằng, để rèn luyện KNTH ở HS THPT, yếu tố quan trọng là người
GV phải xác định đúng cho các em vị trí và vai trị của mơn học. Mơn Sinh học có vai trị gì?
Học mơn Sinh có ý nghĩa như thế nào? Từ cấu trúc cơ thể? Từ những chuyển hóa vật chất,
tuần hồn, trao đổi bên trong chính bản thân của mỗi người? Chu kỳ kinh nguyệt, dậy thì, cảm


cúm… Hay chỉ đơn giản là làm thế nào để các em có thể trồng được một luống rau cho gia
đình? Tất cả đều liên quan đến mơn Sinh học. Hãy tạo hứng thú cho các em từ những vấn đề
nhỏ nhất.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN SHCT, SINH HỌC 11 THEO HƯỚNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
2.1. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương Sinh trưởng và phát triển - phần SHCT, Sinh
học 11
2.1.1. Mục tiêu
2.1.1.1.

Kiến thức

Sau khi học xong chương này, học sinh cần phải:
Trong phần Sinh trưởng, phát triển ở thực vật:
-

Nêu được các khái niệm có trong chủ đề sinh trưởng và phát triển như: sinh trưởng,
phát triển, mô phân sinh sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp, hoocmon thực vật,
quang chu kì…

-

Trình bày được nội dung của các vấn đề: sinh trưởng, hoocmon ở thực vật, phát triển

ở thực vật có hoa.

-

Nêu được mối liên hệ giữa các vấn đề trong chủ đề.

-

Khái quát được nội dung của chủ đề sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

-

Liên hệ thực tế, giải quyết được các tình huống sinh học và trong tự nhiên.

Trong phần sinh trưởng, phát triển ở động vật:
-

Phát biểu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái ở động vật.

-

Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái và lấy ví dụ.

-

Phân biệt phát triển qua biến thái hồn tồn và phát triển qua biến thái khơng hồn tồn
và lấy ví dụ.

-


Kể tên, nơi sản xuất và trình bày tác dụng sinh lý của một số hoocmơn chính ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của động vật (GH, Tirôxin, Ơstrơgen, Testostêrơn,
Juvenin, Ecđixơn...).

-

Giải thích được ngun nhân gây rối loạn một số bệnh ở người do tác động của
hoocmon gây ra.


-

Trình bày một số nhân tố bên ngồi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động
vật và lấy ví dụ.

-

Vận dụng kiến thức đã học vào trong chăn nuôi (cá, gia súc...) và bảo vệ sức khỏe (ăn
uống đầy đủ chất, sinh hoạt điều độ...).

-

Phân tích và hệ thống hóa được đặc trưng sinh trưởng và phát triển ở cấp độ Cơ thể

2.1.1.2. Kĩ năng
-

Phát triển kĩ năng tư duy
o Phát triển nhóm kĩ năng phân tích, tư duy, tổng hợp kiến thức.
o Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thơng tin về sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

o Kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề bằng tích hợp, khái qt hóa kiến thức.

-

Phát triển kĩ năng học tập
o KNTH (bảng 1, chương 1)
o Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
o Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, làm việc nhóm.
o Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết vào đời sống thực tiễn như trong sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi.

2.1.1.3. Thái độ
-

u thích mơn học, tích cực tìm hiểu kiến thức, nghiêm túc học tập, làm việc nhóm.

-

Vận dụng kiến thức để giải thích về một số hiện tượng thực tế, việc bón phân và tưới

tiêu hợp lí cho cây trồng.
- Vận dụng kiến thức hoocmon để vận dụng trong việc bảo quản nông sản, hoa quả, thực
phẩm và tạo ra nhiều loại nơng sản hoa quả có giá trị kinh tế cao.
-

Vận dụng kiến thức các nhân tố chi phối sự ra hoa để kiều khiển sự ra hoa làm tăng

năng suất cây trồng trong nông nghiệp.
- Giáo dục mơi trường:
+ Có ý thực vận dụng các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật vào

chăn nuôi và thực vật vào trồng trọt, phát triển nơng nghiệp.
+ Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình như ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều
độ, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung một số chất cần thiết vào từng giai đoạn của cơ thể.
2.1.1.4. Năng lực
Năng lực sinh học


×