Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập lớn về các loại hình chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp (8 điểm) Luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.08 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
B. NỘI DUNG..............................................................................................................................3
I.

KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP....................................................................................3

II. PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT SỰ TỒN TẠI CỦA DOANH NGHIỆP...........................3
2.1

Nội dung chung về chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.........................................3

2.2

Các loại hình thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp..........................................4

2.2.1

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp...........................................................................4

2.2.2

Chia, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp.....................................................................7

2.2.3

Giải thể doanh nghiệp.................................................................................................8

2.2.4

Doanh nghiệp phá sản...............................................................................................10



C. KẾT BÀI................................................................................................................................11
D. DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................12


A.

MỞ ĐẦU

Với sự phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ cũng như khoa học, tốc độ phát triển của
toàn nhân loại đã đặt lên cho các doanh nghiệp trên tồn thế giới những áp lực khơng nhỏ. Để có
thể thích ứng nhanh với sự phát triển đó phapsluaatj đã mở rộng và tạo ra một nền kinh tế mở
giúp đẩy mạnh nền kinh tế thị trường. Nhưng trongvòng đời của các doanh nghiệp, khi gặp khó
khăn, doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Đây là một dạng rút luitạm thời khỏi thị trường. Tuy nhiên, khi không thể tiếp tục hoạt động kinh
doanh, doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường thơng qua hình thức giải thể hoặc phá sản doanh
nghiệp. Hoặc để có thể trống chịu qua những thiên tai đại dịch như covid 19 buộc doanh nghiệp
phait ự chấm dứt sự tồn tại hoặc biến đổi sang một hình thái khác. Do đó em xin phép lựa chọn
đề tài: “Pháp luật về chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp”.
B.
I.

NỘI DUNG
KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP

Theo M.Francois Peroux: “doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta
kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên
của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận
được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”.
Còn theo quan điểm phát triển: “doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những

của cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành cơng, có lúc vượt qua những
thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đơi khi tiêu vong do gặp phải những
khó khăn khơng vượt qua được”.
Và theo luật doanh nghiệp của Việt Nam thì “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”
Như vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp nhưng quy tụ chung thì doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng có tài sản có tư cách pháp nhân và đặt mục tiêu kinh tế làm
hàng đầu.
II. PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT SỰ TỒN TẠI CỦA DOANH NGHIỆP
II.1 Nội dung chung về chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
Có thể thấy rằng, sự bùng nổ về số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường như hiện nay
đã giúp nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao, địi hỏi các doanh nghiệp phải ln nỗ lực để cạnh
tranh và phát triển. Điều này cũng dẫn đến một thực tế là việc một bộ phận doanh nghiệp không
đủ sức cạnh tranh, kinh doanh thua lỗ là điều không tránh khỏi. Chủ doanh nghiệp ln phải có
những chiến lược để tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Trên
thực tế, việc doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như giải thể doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp hay là phá sản doanh nghiệp. Và trong


luật Doanh nghiệp 2020 mới đây cũng như luật Phá sản 2014 đã có đưa ra 04 trường hợp như
sau:

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chia, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp phá sản

II.2 Các loại hình thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
II.2.1Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Đây là hình thức “chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp” thường được sử dụng nhất với đa
mục đích sử dụng các cơng ty thường sử dụng phương pháp này như một loại đòn bẩy để phân
bố lại tổ chức công ty cũng như tài nguyên của ơng ty, mục đích cũng như thay đổi tư cách pháp
lý của công ty nếu cần thiết. Một số phương pháp phổ biến:
Công ty cổ phần chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV, NTV
* Chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV khi:




Một cổ đơng nhận chuyển nhượng tồn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đơng cịn lại;
Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đơng nhận chuyển nhượng tồn bộ số cổ phần
của tất cả c-ổ đơng của cơng ty;
Cơng ty chỉ cịn lại 01 cổ đông.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơng ty chỉ cịn lại một cổ đơng hoặc hồn thành việc chuyển
nhượng cổ phần thì cơng ty phải nhanh chóng thực hiện đăng ký chuyển đổi sang loại hình cơng
ty TNHH MTV đến Phịng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

* Chuyển đổi thành Công ty TNHH NTV:







Cơng ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty TNHH NTV theo các trường hợp sau

đây:
Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà không huy động
thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời huy động
thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đồng thời chuyển
nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
Kết hợp các trường hợp trên và các phương thức khác;
Cơng ty chỉ cịn lại 02 cổ đơng.

Cơng ty phải nhanh chóng thực hiện đăng ký chuyển đổi cơng ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày hoàn thành việc chuyển đổi.


Công ty TNHH MTV chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty TNHH NTV1
* Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần khi:




Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp
vốn;
Chuyển đổi thành cơng ty cổ phần bằng cách bán tồn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho
một số tổ chức, cá nhân khác;
Kết hợp các trường hợp trên và các phương thức khác.

Cơng ty phải nhanh chóng đăng ký chuyển đổi công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hồn
thành việc chuyển đổi.

* Chuyển đổi thành Cơng ty TNHH NTV:

Cơng ty TNHH MTV có thể chuyển đổi thành công ty TNHH NTV khi công ty thực hiện: Huy
động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn; Bán một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ
chức, cá nhân khác; Tặng cho một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân
khác, …
Cơng ty phải nhanh chóng thực hiện đăng ký chuyển đổi công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày hồn thành việc chuyển đổi.

Cơng ty TNHH NTV chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty TNHH MTV2
* Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần:





Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng
góp vốn, khơng bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp
vốn;
Chuyển đổi thành cơng ty cổ phần bằng cách bán tồn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho
một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
Kết hợp các trường hợp trên và các phương thức khác.

Công ty phải nhanh chóng đăng ký chuyển đổi cơng ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn
thành việc chuyển đổi.

* Chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV:

1 Điều 202. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp 2020
2 Điều 202. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp 2020



Cơng ty TNHH NTV có thể chuyển đổi thành cơng ty TNHH MTV khi: Một thành viên góp vốn
nhận chuyển nhượng tồn bộ phần vốn góp tương ứng của tất cả thành viên góp vốn cịn lại; Một
tổ chức hoặc cá nhân khơng phải là thành viên góp vốn nhận chuyển nhượng tồn bộ phần vốn
góp của tất cả thành viên góp vốn của cơng ty ;…
Cơng ty phải nhanh chóng thực hiện đăng ký chuyển đổi cơng ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, công ty TNHH NTV, công ty
cổ phần, công ty hợp danh3
Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH MTV, công ty TNHH NTV, công
ty cổ phần, công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân khi đáp ứng một số
điều kiện:










Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đảm bảo đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây:
Không kinh doanh ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh;
Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;
Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hợp lệ;
Nộp đủ lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng tồn bộ tài

sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi
đến hạn;
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa
thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các
thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp
tư nhân.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân khi đáp ứng các điều kiện nêu trên có thể thực hiện thủ tục
chuyển đổi cơng ty, linh động lựa chọn loại hình phù hợp với định hướng phát triển của doanh
nghiệp bên mình; tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện cụ thể của loại hình mà
doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi. Việc chuyển đổi sẽ làm cho doanh nghiệp bị chuyển đổi sẽ
chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn hoạt động nhưng lại dưới
một hình thức khác. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản nợ, nghĩa vụ, cũng như quyền lợi
của doanh nghiệp cũ đều được chuyển sang cho doanh nghiệp mới.

3 Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh, Luật Doanh nghiệp 2020


II.2.2Chia, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp
Tiêu chí Chia doanh nghiệp

Khái
niệm

Hình
thức

Tách doanh nghiệp Hợp nhất doanh

nghiệp

Sáp nhập doanh
nghiệp

Là việc cơng ty trách
nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần chia thành
hai hoặc nhiều công
ty mới.

Công ty trách
nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần
tách thành một
hoặc một số công
ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ
phần mới.

Hai hay một số
công ty hợp nhất
thành một công
ty mới.

Một hoặc một số
công ty sáp nhập
vào một công
ty khác.


Chia các cổ đông,
thành viên và tài sản
công ty để thành lập
hai hoặc nhiều công
ty mới.

Chuyển một phần
tài sản, quyền và
nghĩa vụ của cơng
ty hiện có để thành
lập một hoặc một
số công ty trách
nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần
mới.

Các doanh nghiệp
mang tài sản,
quyền và nghĩa vụ
cũng như lợi ích
hợp pháp của mình
góp chung lại thành
lập 1 doanh nghiệp
mới

Các doanh nghiệp
bị sáp nhập mang
tồn bộ tài sản,
quyền và nghĩa vụ,
lợi ích hợp pháp

của mình chuyển
sang cho doanh
nghiệp nhận sáp
nhập.

Cơng ty bị tách vẫn
tồn tại sau khi hình
thành nên cơng ty
mới.

Tạo ra một doanh
nghiệp mới và
chấm dứt sự tồn tại
của các doanh
nghiệp bị hợp nhất.

Chấm dứt sự tồn tại
của các doanh
nghiệp bị sáp nhập
và giữ nguyên sự
tồn tại của doanh
nghiệp nhận sáp
nhập.

Điều 200 Luật
Doanh nghiệp.

Điều 201 Luật
Doanh nghiệp.


Công ty bị chia chấm
dứt tồn tại, hình thành
nên hai hay nhiều
Hệ quả
cơng ty mới.
pháp lý

Cơ sở
pháp lý

Điều 198 Luật Doanh Điều 199 Luật
nghiệp.
Doanh nghiệp.

Khi công ty đứng trước trạng thái phá sản hoặc nan giải về tài chính thì đây chính là giải pháp
hữu hựu vừa giữ được cơng ty cũng như có thể có vốn đầu tư tiếp tục phát triển. Đồng thời
quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn, khoản nợ, nhân sự cũng sẽ được chia đều hoặc sát nhập vào công
ty mới.


II.2.3Giải thể doanh nghiệp
Như vậy, giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí
của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh
toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và khơng tham gia các tranh chấp khác tại Tịa án
hoặc cơ quan trọng tài. Các trường hợp có thể giải thể:
a)

Giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, một trong các trường hợp giải thể doanh nghiệp là

giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của thành viên hợp
danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông với công ty cổ phần.
Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của
mình. Việc chủ doanh nghiệp khơng muốn tiếp tục kinh doanh có thể bắt nguồn từ những lý do
khác nhau, chẳng hạn như lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ, khơng cịn phù
hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu và nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp này, chủ
doanh nghiệp có thể đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang
kinh doanh những loại hình doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là quyết định hồn
tồn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.
b)

Khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà khơng có quyết định
gia hạn

Trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động
được ghi trong Điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì cơng
ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa
thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
c)

Cơng ty khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh
nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục

Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để công ty tồn tại và hoạt
động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình cơng ty khác nhau. Số
lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty cổ phần là ba, con số này là hai đối với
cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Đối với công ty hợp danh, pháp luật quy
định phải có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh. Khi khơng có đủ số lượng thành viên tối

thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối
thiểu. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên
khi số lượng thành viên không đủ hoặc khơng chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp
thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
d)

Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp


Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết
định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết
định giải thể doanh nghiệp. Để thành lập doanh nghiệp, người thành lập phải chuẩn bị hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác, trung thực và hợp pháp của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ, cơ
quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh
nghiệp, ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị
trường. Có thể nói, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là tấm giấy “thơng hành” để
doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động của mình trên thị trường cũng như xác lập các quan
hệ pháp lý với cơ quan nhà nước. Do vậy, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp không cịn được cơng nhận về địa vị pháp lý và khơng cịn
được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, sau khi hoàn tất thủ tục giải thể, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chấm dứt tồn tại và
hoạt động; và khơng có một doanh nghiệp mới nào tiếp tục thừa hưởng quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp đó nữa. Do đặc điểm này, điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành và hồn tất thủ
tục giải thể đó là doanh nghiệp phải bảo đảm thanh tốn hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác và doanh nghiệp khơng trong q trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng
tài.
Tại Việt Nam, quy định về giải thể doanh nghiệp gắn liền với quá trình ra đời và phát triển
của pháp luật doanh nghiệp qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, từ năm 1990 đến nay. Hiện tại,

các quy định đó được điều chỉnh từ Điều 207 đến Điều 222 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Thực
tiễn gần nhiều năm thực thi Luật Doanh nghiệp cho thấy, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chọn
phương thức giải thể để chấm dứt hoạt động kinh doanh. Cụ thể, kê lại tài sản của mình, phiện
tập hợp người thanh lý tài sản của công ty bị giải thể. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ
Kế hoạch & Đầu tư), chỉ trong năm 2018, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 16.314
doanh nghiệp, tăng 34,7% so với năm 2017, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 45 doanh nghiệp
hồn tất thủ tục giải thể.
Về mặt pháp lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau để chấm dứt
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: một là, thực hiện thủ tục giải thể - thủ tục hành chính
được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; hai là, thực hiện thủ tục phá sản mang
tính tố tụng tư pháp, yêu cầu tòa án tuyên bố chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều chọn phương thức chấm dứt hoạt động kinh
doanh theo thủ tục giải thể để rút lui khỏi thương trường, còn thủ tục phá sản ít được cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam đón nhận. Bằng chứng là theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao,
trong giai đoạn 10 năm thực thi Luật Phá sản năm 2004 (từ năm 2004 đến năm 2014) các tòa án
trên cả nước chỉ tuyên bố phá sản có... 84 doanh nghiệp. Thậm chí từ ngày 01/01/2015 đến nay,
số lượng doanh nghiệp bị phá sản tại Việt Nam cũng không đáng kể so với phương thức giải thể
doanh nghiệp - vốn được nhà đầu tư lựa chọn phổ biến hơn. Số lượng doanh nghiệp phá sản ít


xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam
phức tạp, nhiêu khê so với mặt bằng chung của thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới
(WB), để phá sản một doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư phải mất gần 5 năm, tiêu tốn
14,5% chi phí tài chính trên giá trị tài sản của doanh nghiệp. Trong hồn cảnh đó, thủ tục giải thể
doanh nghiệp tất yếu được các nhà đầu tư lựa chọn như giải pháp phù hợp nhất để đóng cửa
doanh nghiệp.
II.2.4Doanh nghiệp phá sản
Định nghĩa
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (là doanh
nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ

ngày đến hạn thanh tốn) và bị Tịa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Cần lưu ý là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và doanh nghiệp bị phá sản có nhiều
điểm khác nhau, cụ thể là:




Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh tốn nợ đến hạn và có thể bị Tịa án tun bố phá sản, tuy nhiên nó cũng có cơ
hội được phục hồi; trong khi đó doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp đã bị Tòa án ra
quyết định tuyên bố phá sản (phù hợp với các quy định của pháp luật), nó sẽ khơng cịn cơ
hội được phục hồi và phải xóa đăng ký kinh doanh sau khi đã hoàn tất thủ tục thanh tốn.
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ mới bị hạn chế một số quyền nhất định đối
với tài sản và một số quyền và lợi ích khác (ví dụ: quyền định đoạt tài sản, quyền ký kết
các hợp đồng…); còn doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp đã bị tước bỏ toàn bộ
quyền hành trên các lĩnh vực hoạt động và tài sản bị thanh toán bắt buộc cho các chủ nợ
theo pháp luật.

Phân loại phá sản:
a)

Trên cơ sở nguyên nhân gây ra phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian trá:

Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân
khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra. Phá sản trung thực cũng có thể từ những
nguyên nhân chủ quan nhưng không phải do sự chủ ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
Ví dụ như sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động; sự thiếu khả năng thích ứng với
những biến động trên thương trường...
Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt
tài sản của người khác. Ví dụ: có hành vi gian lận trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình

báo cáo sai... để qua đó tạo ra lý do phá sản không đúng sự thật.
b)

Trên cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: Cụ thể là
dựa trên căn cứ ai là người làm đơn yêu cầu phá sản.


Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu cầu phá sản khi thấy
mình mất khả năng thanh tốn, khơng có điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.
Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp mắc nợ
nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.
c)

Dựa vào đối tượng bị giải quyết phá sản:

Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân. Tuỳ theo pháp luật ở mỗi nước mà đối tượng bị giải
quyết phá sản có quy định khác nhau. Ở nước ta áp dụng cho doanh nghiệp và HTX. Trung
Quốc: áp dụng với thành phần kinh tế quốc doanh. Úc : áp dụng với cả cá nhân.
Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách nhiệm vô hạn đối
với các khoản nợ.
Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ chức, tổ chức này phải gánh chịu hậu quả của việc
phá sản. việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản của pháp nhân.
Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. Phá sản
là một thủ tục tư pháp được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng khơng thể thanh tốn các khoản
nợ đến hạn của doanh nghiệp. Để tiến hành thủ tục phá sản, trước hết chủ thể phải nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản.
Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ được xem xét áp dụng biện pháp phục hồi,
với điều kiện là Hội nghị chủ nợ phải đồng ý và doanh nghiệp phải xây dựng được một phương
án kinh doanh mới hiệu quả, khả thi. Nếu xét thấy không thể phục hồi được doanh nghiệp, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục thanh lý và chính thức chấm dứt sự tồn tại của

doanh nghiệp tại thời điểm này.
C.

KẾT BÀI

Nhằm bảo vệ lợi ích chung của nền kinh tế, pháp luật đã đưa ra những quy định rất rõ ràng
về việc chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể chấm dứt tồn tại (hoặc bị
buộc chấm dứt trong một số trường hợp) theo các phương thức: chuyển đổi hình thức doanh
nghiệp; chia, hợp nhất, sáp nhập; giải thể, phá sản.
Qua trên ta thấy, Luật doanh nghiệp 2020 hay các luật khác quy định phù hợp với tình hình
phát triển của nền kinh tế hiện nay của nước ta nhưng lại đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần tạo ra một mơi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng.
Một đạo luật tiến bộ như vậy, mới mẻ như vậy những nắm bắt nó cũng khơng dễ dàng, cụ thể là
các quy định về giải thể. Do vậy, khi đi đến quyết định giải thể, các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ
các thủ tục pháp lý về vấn đề này. Bên cạnh đó, mơi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động
cũng địi hỏi các nhà làm luật khơng ngừng hồn thiện pháp luật, luật doanh nghiệp nói chung
cũng như quy định về giải thể nói riêng để phù hợp với bối cảnh hội nhập của đất nước.


D. DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật thương mại Việt Nam
Luật Doanh nghiệp 2020
Luật phá sản 2014
Nguyễn Phan Thái Vũ, 2010. Hỏi đáp Luật Doanh nghiệp. Nxb Lao động
/>thread_id=3743095825808792&attachment_id=242702830871792&message_id=mid.
%24gAA1MU2kOvZh-r5iN6l4flM4r9ev_
6. />1.
2.
3.
4.

5.



×