Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.09 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHIẾU BÀI TẬP MÔN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9</b>
(Tuần từ ngày 23/3/2020 đến 28/3/2020)

<b>Phần I. Cho câu thơ sau:</b>



“<i>Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác”</i>


1. Hãy chép tiếp 3 câu thơ để hồn thành khổ thơ.


2. Cách xưng hơ “con” - “Bác” trong câu thơ thể hiện điều gì?


3. Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn
dịch để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và mọi người khi vào lăng viếng Bác, trong
đó có sử dụng câu phủ định và phép nối (<i>Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng</i>
<i>làm phép nối).</i>


4<i>.</i> Trong chương trình Ngữ văn 9 em cũng được học một văn bản viết về Bác. Đó là văn
bản nào, của ai?


<b>Phần II.Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương có viết:</b>


“<i>Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác</i>


<i> Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát</i>
<i> Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam</i>
<i> Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”</i>


1. Câu thơ mở đầu và thời gian sáng tác bài thơ cho em hiểu thêm gì về hồn cảnh sáng tác
và tâm trạng của tác giả?


2. Cách dùng từ “thăm” được sử dụng với biện pháp tu từ nào? Ý nghĩa? Em hãy tìm thêm
trong bài thơ một câu khác cũng có sử dụng biện pháp nghệ thuật nói trên?



3. Hãy phân tích hình ảnh hàng tre, cây tre trong bài thơ.


4. Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, có một câu chứa thành phần phụ chú (gạch chân
thành phần phụ chú ấy), em hãy giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

<b>Phần III. </b>

<b>Cho câu thơ:</b>


<i>“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”</i>


1. Hãy chép tiếp 3 câu thơ để hoàn thành khổ thơ.


2. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của
bài thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

4. Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận quy nạp
để làm rõ tình cảm của nhà thơ và mọi người đối với Bác, trong đó có sử dụng câu ghép và
khởi ngữ. (<i>Gạch dưới câu ghép và khởi ngữ).</i>


5. Từ bài thơ và những hiểu biết xã hội, hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của
em về Bác? Em đã làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.


<b>Phần IV. </b>

<b>Cho câu thơ:</b>


<i>“ Bỗng nhận ra hương ổi</i>


1. Hãy chép tiếp 3 câu thơ để hoàn thành khổ thơ.


2. Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?


3. Em hãy giải thích từ <i><b>“chùng chình”</b></i> và nêu cách hiểu của mình về hình ảnh <i><b>“sương</b></i>
<i><b>chùng chình”</b></i> ? Một tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng từ “ chùng


chình” trong sáng tác của mình. Đó là tác phẩm nào, của ai?


4. Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận quy nạp
để làm rõ cảm nhận của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu ghép và phép nối. (<i>Gạch dưới</i>
<i>câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép nối).</i>


<b>Phần V. </b>

Trong một sáng tác của mình, nhà thơ Hữu Thỉnh có viết:


<i> “Sơng được lúc dềnh dàng</i>
<i> Chim bắt đầu vội vã</i>
<i> Có đám mây mùa hạ</i>
<i> Vắt nửa mình sang thu”</i>


1. Khổ thơ được trích dẫn trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên


3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch
trình bày cảm nhận về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ cuối hạ sang
đầu thu, trong đó có sử dụng khởi ngữ và phép thế (<i>Gạch dưới khởi ngữ và những từ ngữ</i>
<i>dùng làm phép thế).</i>


4<i>.</i> Hình ảnh dịng sơng và cánh chim thường xuất hiện trong thơ ca. Hãy chép lại một khổ
thơ cũng xuất hiện hình ảnh dịng sơng và cánh chim trong chương trình Ngữ văn 9 nêu rõ
tác giả và tác phẩm.


5. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết khoảng 1 trang giáy thi để trình
bày suy nghĩ về sự rèn luyện của mỗi người trong cuộc sống, qua đó để thấy rõ nghiệm vụ
của học sinh trên con đường chinh phục học vấn ngày nay.


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×