Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.04 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tiết 7 8 9 </b>


Ngày dạy:
Lớp dạy:
Ngày dạy:
Lớp dạy:
Ngày dạy:
Lớp dạy:
<b> Bài 4 (3 tiết)</b>


<b>QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CƠNG DÂN TRONG</b>
<b>MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI</b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


<b>1.Về kiến thức: </b>


- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của cơng dân trong các lĩnh vực:
hơn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.


<b>2.Về kĩ năng: </b>


Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của cơng dân trong
các lĩnh vực hơn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.


<b>3.Về thái độ: </b>


Có ý thức tơn trọng các quyền bình đẳng của cơng dân trong hơn nhân và gia
đình, trong lao động, trong kinh doanh.


<b>II. NỘI DUNG :</b>



<b> - Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình.</b>
- Bình đẳng trong lao động.


- Bình đẳng trong kinh doanh.
<b>III.</b> <b>PHƯƠNG PHÁP :</b>


Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống.
<b>IV.</b> <b> PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:</b>


Giáo án, SGK, SGV, hiến pháp 2013…


<b>V. KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:</b>


Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xác định giá tri.
<b>VI.</b> <b>TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :</b>


<b> 1. Ổn định tổ chức lớp :</b>
<b> 2. Kiểm tra bài cũ:</b>


<b> a/. Thế nào là cơng dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? Cho ví dụ.</b>
<b> b/. Cơng dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý như thế nào? Cho ví dụ.</b>
<b> 3. Giảng bài mới:</b>


Chúng ta, ai cũng mong ước được sống trong một gia đình, một xã hội mà ở đó
mọi người được bình đẳng với nhau về cơ hội học tập, lao động, cống hiến nhằm xây
dựng gia đình hồ thuận, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Nguyện vọng chính đáng đó đã được Nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm
thực hiện trên thực tế. Vậy, quyền bình đẳng của cơng dân trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội được thể hiện như thế nào? Tìm hiểu quyền bình đẳng của cơng dân
trong lĩnh vực hơn nhân, gia đình, lao động và kinh doanh ở bài 4 sẽ giúp chúng ta


giải đáp được phần nào câu hỏi đó.


<b>T/g Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung bài học</b>
<b>Hoạt động : Sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo</b>


<b>luận nhóm, thuyết trình tìm hiểu nội dung bình</b>
<b>đẳng trong hơn nhân và gia đình</b>


<b> </b>


<b>1. Bình đẳng trong hơn</b>
<b>nhân và gia đình</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>- Mục đích của hơn nhân là gì ? ( Mục đích của hơn</b>
nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện các
chức năng sinh con, nuôi dạy con và tổ chức đời sống
vật chất, tinh thần của gia đình).


-GV giúp HS hiểu khái qt sự bình đẳng trong hơn
nhân và gia đình qua ví dụ: Trong gia đình các thành
viên cần tơn trọng lẫn nhau trong quan hệ giữa vợ và
chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thành viên
khác trong gia đình.


<b> Vậy bình đẳng trong hơn nhân và gia đình là thế</b>
<b>nào? </b>


<b> </b>


<b>- Vậy bình đẳng giữa vợ và chồng bao gồm những</b>


<b>vấn đề nào? ( Trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài</b>
sản )


<b>-GV giảng: </b>


Theo Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014 : “Vợ,
chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện
các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong
Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.
Những quyền này được cụ thể trong quan hệ nhân thân
và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng


<b> Thế nào là quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng? </b>


<b> Thế nào là quan hệ tài sản giữa vợ và chồng? </b>


<b>GV giải thích thêm:</b>


+ Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là
những quyền và nghĩa vụ mang yếu tố tình cảm gắn
liền với bản thân vợ, chồng, không thể chuyển giao
cho người khác được, như vợ chồng có nghĩa vụ chung
thuỷ, u thương, q trọng nhau, bình đẳng về nghĩa
vụ ni dạy con, có quyền lựa chọn nghề nghiệp chính
đáng, nơi cư trú, tín ngưỡng, tơn giáo,…


+ Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao


<i> Bình đẳng trong hơn nhân</i>


<i>và gia đình được hiểu là bình</i>
<i>đẳng về nghĩa vụ và quyền</i>
<i>giữa vợ, chồng và giữa các</i>
<i>thành viên trong gia đình</i>
<i>trên cơ sở nguyên tắc dân</i>
<i>chủ, công bằng, tôn trọng lẫn</i>
<i>nhau, không phân biệt đối xử</i>
<i>trong các mối quan hệ ở</i>
<i>phạm vi gia đình và xã hội</i>
<i>.</i>


<b>b/ Nội dung bình đẳng</b>
<b>trong hơn nhân và gia đình</b>
<b>* </b>


<i><b> Bình đẳng giữa vợ và</b></i>
<i><b>chồng:</b></i>


được thể hiện trong quan hệ
nhân thân và quan hệ tài sản:


<i> Trong quan hệ thân nhân:</i>
Vợ, chồng có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau trong việc lựa
chọn nơi cư trú; tơn trọng và
giữ gìn danh dự, nhân phẩm,
uy tín của nhau; tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của nhau; giúp đỡ, tạo
điều kiện cho nhau phát triển


về mọi mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

gồm: quyền sở hữu tài sản chung (chiếm hữu,sử dụng,
định đoạt – GV cho ví dụ cụ thể để HS hiểu rõ hơn về
3 quyền này – tài sản chung phải mang tên cả 2 vợ
chồng), có quyền có tài sản riêng (có trước khi kết hơn
hoặc được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng), quyền
thừa kế, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng,..


<b>GV tổ chức thảo luận nhóm hai vấn đề sau trong 5</b>
<b>phút.</b>


Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường
là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo em, đây
có phải là biểu hiện của bất bình đẳng khơng? Vì sao?
Một người chồng do quan niệm vợ mình khơng đi
làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết
định được việc lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung
của vợ chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của
gia đình) đã khơng bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối,
khơng đồng ý bán. Theo em, người vợ có quyền đó
khơng? Vì sao?


( HS các nhóm thảo luận trong 5 phút )
<b>Đại diện các nhóm trình bày.</b>


<b>GV nhận xét, giảng giải:</b>


+ Bạo lực trong gia đình là biểu hiện tư tưởng đặc


quyền của nam giới. Người chồng, người cha tự cho
mình có quyền đối xử tàn bạo, bất công với vợ, con,
làm cho họ phải chịu những những tổn thương nặng nề
về thân thể, bị khủng bố về tinh thần, lo sợ, hoang
mang.


Bạo lực trong gia đình thể hiện cách ứng xử khơng
bình đẳng, thiếu dân chủ khiến phụ nữ và trẻ em phải
chịu thiệt thịi. Đó là hành vi vi phạm các quy định của
Luật Hôn nhân và Gia đình và Luật Bình đẳng giới .
Do đó, bạo lực trong gia đình cần phải bị lên án và xử
lí thật nghiêm khắc.


+ Người vợ có quyền phản đối, khơng đồng ý bán xe ơ
tơ bởi đó là tài sản chung của vợ và chồng đang sử
dụng vào việc kinh doanh của gia đình. Theo quy định
của Luật Hơn nhân và Gia đình, việc mua, bán liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn
sống duy nhất của gia đình phải được bàn bạc, thoả
thuận của cả vợ và chồng.


<b> GV kết luận : Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa</b>
vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình cịn phải kể đến
sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, anh chị em, ông
bà và các cháu.


<b>- Cho biết nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con</b>
<b>cái ? </b>



<i><b>*Bình đẳng giữa cha mẹ và</b></i>
<i><b>con</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>- Cho biết nội dung bình đẳng giữa ông bà và các</b>
<b>cháu?</b>


<b>- Cho biết nội dung bình đẳng giữa anh, chị, em ? </b>


<b>GV giảng:</b>


Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: quan hệ
giữa cha, mẹ và con; giữa ơng, bà và cháu; giữa anh,
chị, em với nhau được thực hiện trên cơ sở tôn trọng
lẫn nhau, đối xử với nhau công bằng, dân chu, cùng
nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.


<b>GV yêu cầu HS giải quyết tình huống:</b>


Trong thực tế, em đã nghe kể hoặc thấy trường hợp
nào cha mẹ ngược đãi hoặc xúi giục, ép buộc con làm
việc trái đạo đức, trái pháp luật chưa? Nếu rơi vào
hồn cảnh đó, theo em phải làm gì?


<b>HS trao đổi tìm hướng giải quyết vấn đề.</b>
<b>GV giảng:</b>


Trong thực tế đã có những trường hợp cha mẹ ngược
đãi hoặc xúi giục, ép buộc con làm việc trái đạo đức,
trái pháp luật. Nếu rơi vào hồn cảnh đó, cần tới sự



con; tôn trọng ý kiến của con;
chăm lo việc học tập và phát
triển lành mạnh của con cả về
thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Cha mẹ không được phân
biệt đối xử giữa các con,
ngược đãi, hành hạ, xúc phạm
con (kể cả con nuôi); không
được lạm dụng sức lao động
của con chưa thành niên;
không xúi giục, ép buộc con
làm những việc trái pháp luật,
trái đạo đức xã hội.


Con có bổn phận u q,
kính trọng, chăm sóc, ni
dưỡng cha mẹ. Con không
được có hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
<i>Bình đẳng giữa ông bà và</i>
<i>cháu</i>


Ông bà có nghĩa vụ và
quyền trơng nom, chăm sóc,
giáo dục cháu, sống mẫu mực
và nêu gương tốt cho các
cháu; cháu có bổn phận kính
trọng, chăm sóc, phụng
dưỡng ông bà.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

giúp đỡ của những người thân trong gia đình như ơng,
bà, cơ, chú; của thầy, cơ, bạn bè; của chính quyền địa
phương, các tổ chức đoàn thể;…


<b> GV kết luận: Các thành viên trong gia đình có quyền</b>
được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau và có nghĩa vụ
quan tâm, chăm lo đời sống chung của gia đình.


<b>c. Trách nhiệm của Nhà</b>
<b>nước trong việc bảo đảm</b>
<b>quyền bình đẳng trong hơn</b>
<b>nhân và gia đình: ( SGK) </b>


<b>T/g Phần làm việc của Thầy và Trò</b> <b>Nội dung bài học</b>
<b>Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đàm thoại,</b>


<b>thuyết trình, giải quyết tình huống tìm hiểu nội dung</b>
<b>bình đẳng trong lao động.</b>


<b>GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:</b>


Vai trò của lao động đối với con người và xã hội?
Bình đẳng trong lao động là gì?


Ý nghĩa của việc pháp luật nước ta thừa nhận sự bình
đẳng của cơng dân trong lao động.


<b>GV giảng:</b>


Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định



“1. Cơng dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp,
việc làm và nơi làm việc”


Để cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về LĐ, về sử
dụng và quản lý lao động, Nhà nước ban hành Bộ luật
lao động trong đó quy định về quyền và nghĩa vụ của
người LĐ và của người sử dụng LĐ, các tiêu chuẩn LĐ,
các nguyên tắc sử dụng và quản lý LĐ.


<b>Nguyên tắc cơ bản của pháp luật LĐ gồm: </b>


- Người lao động được tự do lựa chọn nghề nghiệp,
việc làm và noi làm việc.


- Tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao
động


- Công bằng, khơng phân biệt đối xử vì lý do giới
tính,dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội.
- Bảo vệ phụ nữ và người chưa thành niên trong lao
động.


-Trả công theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công
việc.


- Bảo đảm quyền nghỉ ngơi và hưởng bảo hiểm xã
hội


- Thương lượng, hoà giải các tranh chấp lao động.


<b>Nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động xác định rõ</b>
quyền bình đẳng trong LĐ của công dân, được thể hiện
trên các phương diện:


- Bình đẳng giữa các CD trong việc thực hiện quyền
LĐ;


- Bình đẳng người sử dụng LĐ và người LĐ trong quan
hệ LĐ;


- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong


<b>2.- Bình đẳng trong lao động</b>
<b> a/Thế nào là bình đẳng</b>
<b>trong lao động?</b>


<i> Bình đẳng trong lao động</i>
<i>được hiểu là bình đẳng giữa</i>
<i>mọi cơng dân trong thực hiện</i>
<i>quyền lao động thơng qua việc</i>
<i>tìm việc làm; bình đẳng giữa</i>
<i>người sử dụng lao động và</i>
<i>người lao động thông qua hợp</i>
<i>đồng lao động; bình đẳng giữa</i>
<i>lao động nam và lao động nữ</i>
<i>trong từng cơ quan, doanh</i>
<i>nghiệp và trong phạm vi cả</i>
<i>nước.</i>


<b>b/ Nội dung cơ bản của bình</b>


<b>đẳng trong lao động</b>


<i><b> *- Công dân bình đẳng</b></i>
<i><b>trong thực hiện quyền lao</b></i>
<i><b>động</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
<b>GV cho HS trao đổi trả lời câu hỏi:</b>


- Theo các em quyền lao động là gì ? (Quyền lao động
của cơng dân là quyền của công dân được tự do sử dụng
sức lao động của mình trong tìm kiếm, lựa chọn việc
làm, có quyền làm việc cho bất cứ người nào, ở bất cứ
nơi đâu để mang lại thu nhập cho bản thân).


-Cơng dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là
gì?


Hiện nay, một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ
vào làm việc, vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lao động
nữ khó khăn hơn lao động nam. Em có suy nghĩ gì trước
hiện tượng trên? ( SGK – trang 36)


Nếu là chủ doanh nghiệp, em có u cầu gì khi tuyển
dụng lao động? Vì sao?


<b> HS trả lời - GV giảng:</b>


Việc làm là vấn đề mấu chốt đầu tiên để người LĐ thực
hiện quyền LĐ của mình. Pháp luật quy định mọi CD


đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc
làm phù hợp với khả năng của mình, khơng bị phân biệt
đối xử về giới tính, dân tộc, tơn giáo…, đó là cơ sở để
CD bình đẳng trong thực hiện quyền LĐ.


Những ưu đãi đối với người lao động có trình độ
chun mơn kĩ thuật cao không bị coi là phân biệt đối
xử trong sử dụng lao động.


<b>- GV minh hoạ một trường hợp cụ thể về giao kết</b>
<b>hợp đồng lao động cho HS hiểu:</b>


Chị X. đến công ti may kí hợp đồng lao động với giám
đốc cơng ti. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã
thoả thuận kí hợp đồng dài hạn (việc kí hợp đồng được
thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bên nào ép buộc
bên nào). Các nội dung thoả thuận như sau:


+ Công việc chị X. phải làm là thiết kế các mẫu quần
áo.


+ Thời gian làm việc: Mỗi ngày 8 giờ, mỗi tuần 40 giờ.
+ Thời gian nghỉ ngơi: Được nghỉ các thời gian trong
ngày ngoài giờ làm việc theo hợp đồng; đươc nghỉ lễ,
nghỉ tết, nghỉ ốm…theo quy định của pháp luật.


+ Tiền lương được trả mỗi tháng 1.500.000 đồng tiền
Việt Nam trên cơ sở chấp hành tốt kỉ luật lao động theo
quy định.



+ Địa điểm làm việc + Thời gian hợp đồng…
+ Điều kiện an toàn, vệ sinh lao động…


+ Bảo hiểm xã hội: chị X. trích mỗi tháng 5% tổng thu
nhập hàng tháng để đóng…


<b>Qua ví dụ minh hoạ trên, GV đặt câu hỏi:</b>


<b> Hợp đồng lao động là gì? ( là sự thỏa thuận giữa</b>
người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện
lao động, lương, quyền và nghĩa vụ mỗi bên)


<b> Tại sao người lao động và người sử dụng lao động</b>
<b>phải kí kết hợp đồng lao động? ( Nhằm thể hiện sự</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức
hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động )


<b>GV kết luận:</b>


Khi giao kết hợp đồng LĐ đã thể hiện sự ràng buộc
trách nhiệm giữa người LĐ với tổ chức hoặc cá nhân có
thuê mướn, sử dụng LĐ. Nội dung hợp đồng LĐ là cơ
sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cả hai bên, đặc biệt là đối với người LĐ.
Hiểu biết về hợp đồng lao động, nắm vững nguyên tắc
giao kết hợp đồng lao động là điều kiện để công dân bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân khi tham
gia vào quá trình lao động. Đồng thời tham gia đấu
tranh chống các vi phạm pháp luật trong lao động đã và


đang diễn ra ở một số doanh nghiệp.


<b> - Vậy thế nào là bình đẳng trong giao kết hợp đồng</b>
<b>lao động? </b>


Quyền lao động của công dân được thực hiện trên cơ sở
khơng phân biệt giới tính. Nhưng với lao động nữ, do
một số đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ
nên pháp luật có quy định cụ thể, có chính sách để lao
động nữ có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ
lao động. Tuy nhiên, phụ nữ cần phải nâng cao trình độ
về mọi mặt để khẳng định được vị trí của mình trong xã
hội.


GV yêu cầu HS nêu một số tấm gương tiêu biểu của nữ
trong LĐ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH
ở nước ta hiện nay


Theo Điều 26 khoản 1 và khoản 3 trong Hiến pháp 2013
quy định “Cơng dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà
nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng
giới” “Nghiêm cấm phân biệt về giới”


<b>-Vậy bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ là</b>
<b>thế nào?. </b>


<i><b>*- Cơng dân bình đẳng trong</b></i>
<i><b>giao kết hợp đồng lao động</b></i>
- Trong quan hệ lao động cụ
thể, quyền bình đẳng của cơng


dân được thực hiện thông qua
hợp đồng lao động.


- Việc giao kết hợp đồng lao
động phải tuân theo nguyên
tắc: tự do, tự nguyện, bình
đẳng; khơng trái pháp luật và
thoả ước lao động tập thể; giao
kết trực tiếp giữa người lao
động với người sử dụng lao
động.


<i><b>*. Bình đẳng giữa lao động</b></i>
<i><b>nam và lao động nữ</b></i>


Lao động nam và lao động
nữ được bình đẳng về cơ hội
tiếp cận việc làm; bình đẳng về
tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển
dụng; được đối xử bình đẳng
tại nơi làm việc về việc làm,
tiền công, tiền thưởng, bảo
hiểm xã hội, điều kiện lao động
và các điều kiện làm việc khác.
<b> c.- Trách nhiệm của Nhà</b>
<b>nước trong việc bảo đảm</b>
<b>quyền bình đẳng của công</b>
<b>dân trong lao động – không</b>
dạy



<b>Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp đàm thoại,</b>
<b>thuyết trình, giải quyết tình huống tìm hiểu nội dung</b>
<b>bình đẳng trong lao động.</b>


<b>+ Kinh doanh là gì? (là việc thực hiện liên tục một,</b>


<b>3.Bình đẳng trong kinh</b>
<b>doanh</b>


<b>a. Thế nào là bình đẳng trong</b>
<b>kinh doanh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

một số, hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi)


<b>+ Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? </b>


<b>GV giảng:</b>


Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những
ngành,những lãnh vực then chốt , quan trọng của nền
kinh tế quốc dân không vi phạm nguyên tắc bình đẳng
trong kinh doanh vì:


Hiện nay chúng ta đang XD và phát triển KT
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định
hướng XHCN có sự điều tiết của NN, các thành phần
KT đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp


đều bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và
bình đẳng trước PL . Sự bình đẳng trước PL của các
thành phần KT khơng có nghĩa là chúng có vị trí như
nhau trong nền KT. Trong nền KT nhiều thành phần,
phạm vi và lĩnh vực hoạt động của KT quốc doanh sẽ
thu hẹp lại nhưng nó vẫn giữ vai trị chủ đạo bởi nó tồn
tại và phát triển ở những ngành ,những lĩnh vực then
chốt, quan trọng của nền KT. Như vậy, doanh nghiệp
nhà nước không chỉ được thành lập để thực hiện hoạt
động KD (thực hiện các mục tiêu xã hội) mà còn được
thành lập để thực hiện hoạt động cơng ích (thực hiện các
mục tiêu xã hội) đảm bảo tính định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế nước ta


<b>GV kết luận:</b>


Hiện nay, nước ta đang XD và phát triển KT hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết
cả Nhà nước, các thành phần KT đều được khuyến
khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với
nhau trong hoạt động KD và bình đẳng trước PL.


<b> </b>


- GV nhấn mạnh:


+ Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có
quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm”



+ Thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của cơng dân
theo Hiến pháp, nhà nước ban hành, sửa đổi bổ sung
Luật Doanh nghiệp 2015 và Luật Đầu tư 2014trong đó
quy định cụ thể về quyền bình đẳng trước pháp luật của
doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.


- GV hỏi: Vậy quyền bình đẳng trong kinh doanh bao
gồm những nội dung nào?


– HS trả lời – GV chốt lại
<b>GV phân tích:</b>


Ở nội dung thứ nhất, quyền tự do lựa chọn hình


nghĩa là mỏi cá nhân, tố chức
khi tham gia vào các quan hệ
kinh tế, từ việc lựa chọn ngành,
nghề, địa điểm kinh doanh, lựa
chọn hình thức tổ chức kinh
<b>doanh, đến việc thực hiện</b>
quyền và nghĩa vụ trong kinh
doanh đến bình đẳng theo quy
định của pháp luật.


<b>b.Nội dung quyền bình đẳng</b>
<b>trong kinh doanh:</b>


- Thứ nhất, mọi công dân
đều có quyền tự do lựa chọn
hình thức tổ chức kinh doanh.


- Thứ hai, mọi doanh nghiệp
đều có quyền tự chủ đăng ký
kinh doanh theo những ngành
nghề mà pháp luật khơng cấm
khi có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật.


- Thứ ba, mọi loại hình
doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau đều
được bình đẳng trong việc
khuyến khích phát triển lâu dài.
- Thứ tư, mọi doanh nghiệp
đều bình đẳng về quyền tự chủ
kinh doanh đề nâng cao hiệu
quả và khả năng cạnh tranh
- Thứ năm, mọi doanh
nghiệp đều bình đẳng về nghĩa
vụ trong quá trình hoạt động
kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thức tổ chức kinh doanh của cơng dân trên cơ sở tuỳ
theo “sở thích và khả năng”, “có đủ điều kiện”. Điều đó
có nghĩa là khơng phải bất kì ai cũng có thể tham gia
vào quá trình kinh doanh. Chỉ những cá nhân và tổ chức
có đủ điều kiện về tài sản, về chun mơn, về tinh thần
mới có thể được Nhà nước cho phép hoạt động kinh
doanh. Bốn nội dung còn lại đã thể hiện: cơng dân, dù
kinh doanh ở loại hình doanh nghiệp nào, đều bình đẳng
trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.



<b>- Quyền của các doanh nghiệp:</b>


+ Tự chủ kinh doanh: Lựa chọn ngành nghề, địa bàn,
hình thức, đầu tư...


+ Lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn...
+ Chủ động tìm kiếm thị tường, khách hàng.


+ Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động
+ Ứng dụng KH-KT-CN hiện đại.


+ Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh)
<b>Nghĩa vụ của doanh nghiệp:</b>


+ Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, nộp thuế.
+ Các nghĩa vụ tài chính, bảo đảm quyền, lợi ích của
người lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm, BHYT và
các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.)


CD tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp để tổ chức
KD. Dù lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào đều có các
quyền sau: tự chủ đăng kí KD trong những ngành, nghề
mà PL khơng cấm; bình đẳng trong việc khuyến khích
phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.;
bình đẳng trong lựa chọn loại hình tổ chức KD; bình
đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh.



<b> </b>


<b>GV kết luận:</b>


Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh cần
phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Bên cạnh sự hỗ
trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động tìm
kiếm thị trường, phát triển thương hiệu…để nâng cao
sức cạnh tranh của mình.


<b>4.Củng cố:</b>


- Bình đẳng trong hơn nhân gia đình là bình đẳng trong các quan hệ nào?
- Sự bình đẳng giữa vợ và chồng thể hiện như thế nào?


- Sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái thể hiện như thế nào?
- Sự bình đẳng giữa ơng bà và các cháu thể hiện như thế nào?


- Sự bình đẳng giữa anh, chị em trong gia đình thể hiện như thế nào?
- Thế nào là bình đẳng trong lao động?


- Bình đẳng trong lao động có những nội dung gì?
- Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?


- Bình đẳng trong kinh doanh có những nội dung gì?
<b>5. Dặn dị:</b>


- HS về nhà học bài, làm bài tập 8, 9 trang 43, 44.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>6. Rút kinh nghiệm:</b>



………
……….
………
……….
………
……….
………
……….


</div>

<!--links-->

×