Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài giảng HỨONG DẪN TH CHUẨN KT VẬT LÍ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.92 KB, 20 trang )

Chủ biên Nguyễn Văn Nghiệp
Tác giả Nguyễn Văn Nghiệp
Nguyễn Trọng Thuỷ
HƯỚNG DẪN
Thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình,
sách giáo khoa phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo QĐ số ....../2008/QĐ – BGĐT
ngày tháng năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Vật lí lớp 6
Hà nội, tháng 5 năm 2009
1
Chương I: CƠ HỌC
1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
1. Đo độ dài. Đo
thể tích
Kiến thức
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với
giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng.
Kĩ năng
- Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của
dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông
thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định
được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia
độ, bình tràn.
Chỉ dùng các đơn vị
hợp pháp do Nhà nước
quy định.
Học sinh phải thực


hành đo độ dài, thể tích
theo đúng quy trình
chung của phép đo, bao
gồm: ước lượng cỡ giá
trị cần đo; lựa chọn dụng
cụ đo thích hợp; đo và
đọc giá trị đo đúng quy
định; tính giá trị trung
bình.
2. Khối lượng
và lực
a) Khối lượng
b) Khái niệm lực
c) Lực đàn hồi
d) Trọng lực
e) Trọng lượng
riêng. Khối
lượng riêng
Kiến thức
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng
chất tạo nên vật.
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến
dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm
dần, đổi hướng).
- Nêu được ví dụ về một số lực.
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của
hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ
mạnh yếu của hai lực đó.
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến

dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng
làm biến dạng nhiều hay ít.
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng
lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu
được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D),
trọng lượng riêng (d) và viết được công
thức tính các đại lượng này. Nêu được
đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng
lượng riêng.
ở Trung học cơ sở, coi
trọng lực gần đúng bằng
lực hút của Trái Đất và
chấp nhận một vật ở Trái
Đất có khối lượng là 1kg
thì có trọng lượng xấp xỉ
10N. Vì vậy P = 10m
trong đó m tính bằng kg,
P tính bằng N.
Bài tập đơn giản là
những bài tập mà khi
giải chúng, chỉ đòi hỏi sử
dụng một công thức hoặc
tiến hành một hay hai lập
luận (suy luận).
2
- Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một

chất.
Kĩ năng
- Đo được khối lượng bằng cân.
- Vận dụng được công thức P = 10m.
- Đo được lực bằng lực kế.
- Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
- Vận dụng được các công thức D =
V
m
và d =
V
P
để
giải các bài tập đơn giản.
3. Máy cơ đơn
giản: mặt phẳng
nghiêng, đòn
bẩy, ròng rọc
Kiến thức
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng
và thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực
kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.
Nêu được tác dụng này trong các ví dụ
thực tế.
Kĩ năng
- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những
trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của
nó.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn theo SGK

Bài 1,2. ĐO ĐỘ DÀI
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ
năng
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Ghi chú
1 Nêu được một số dụng cụ
đo độ dài.
- Những dụng cụ đo độ dài như: thước dây,
thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo
lường hợp pháp của nước ta là mét (ký hiệu: m).
Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và
nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm),
milimét (mm).
1km = 1000m
1m = 10dm
1m = 100cm
1m = 1000mm
Chỉ dùng đơn
vị hợp pháp
do Nhà nước
quy định.
2 Xác định được giới hạn
đo, độ chia nhỏ nhất của
dụng cụ đo độ dài.
- Giới hạn đo (GHĐ) của một thước là độ dài lớn
nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài
Không yêu

cầu học sinh
phải học
3
giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Học sinh phải xác định được GHĐ, ĐCNN của
thước mét, thước dây, thước kẻ.
thuộc định
nghĩa giới
hạn đo.
3 Xác định được độ dài
trong một số tình huống
thông thường.
- Quy tắc đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo
thích hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
- Biết cách đo độ dài của bàn học, kích thước của
cuốn sách.
Bài 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Ghi chú
1 Nêu được một số dụng cụ
đo thể tích.
- Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng như: bình
chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn
dung tích.
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối
(m

3
) và lít (l).
1 l = 1 dm
3
1 ml = 1 cm
3
= 1 cc
Chỉ dùng đơn
vị hợp pháp
do Nhà nước
quy định.
2 Xác định được giới hạn đo,
độ chia nhỏ nhất của bình
chia độ.
- Giới hạn đo (GHĐ) của một bình chia độ là
thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là
phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên
tiếp trên bình.
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của 3 bình chia
độ khác nhau.
Không yêu
cầu học sinh
phải học
thuộc định
nghĩa giới
hạn đo.
3 Đo được thể tích của một
lượng chất lỏng bằng bình
chia độ.

- Quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng
bằng bình chia độ:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN
thích hợp.
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng
trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất
với mực chất lỏng.
- Đo được thể tích của một lượng nước bằng
bình chia độ.
Bài 4. ĐO THỂ TÍCH CỦA VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức, Ghi chú
4
kĩ năng
Xác định được thể tích của
vật rắn không thấm nước
bằng bình chia độ, bình
tràn.
- Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể
dùng bình chia độ hoặc bình tràn:
+ Dùng bình chia độ để đo được thể tích vật rắn
bỏ lọt bình chia độ.
+ Dùng bình tràn để đo được thể tích vật rắn
không bỏ lọt bình chia độ.
- Tiến hành thực hành đo thể tích vật rắn không
thấm nước: hòn đá, cái đinh ốc.
Bài 5. KHỐI LƯỢNG. ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,

kĩ năng
Ghi chú
1 Nêu được khối lượng của
một vật cho biết lượng chất
tạo nên vật.
- Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của
một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Ví dụ: trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi: Khối
lượng 397g, đó chính là khối lượng sữa chứa
trong hộp.
- Đơn vị để đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là
kg. Ngoài ra, đơn vị khối lượng còn thường
được dùng là: gam (g), tấn (T).
2 Đo được khối lượng bằng
cân.
- Giới thiệu một số loại cân: Cân tạ, cân đòn,
cân đồng hồ, cân y tế,...
- Cách dùng cân Rôbecvan để cân một vật:
+ Điều chỉnh số 0.
+ Đặt vật phải cân lên một đĩa cân.
+ Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có
khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng
bằng kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.
+ Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân
bằng khối lượng của vật đem cân.
- Biết cách sử dụng cân để cân một số vật.
Bài 6: LỰC. HAI LỰC CÂN BẰNG
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Ghi chú

1 Nêu được ví dụ về tác dụng
đẩy, kéo của lực.
Ví dụ:
- Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một
lực đẩy. Lúc đó, tay ta đã tác dụng lên lò xo
(thông qua xe lăn) một lực ép làm cho lò xo bị
nena lại.
Có thể lấy
các ví dụ
5
- Lò xo bị giãn đã tác dụng lên xe lăn một lực
kéo. Lúc đó, tay ta tác dụng lên lò xo (thông qua
xe lăn) một lực kéo làm cho lò xo bị dãn ra.
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật
này đã tác dụng lực lên vật kia.
khác.
2 Nêu được ngoài độ lớn, lực
còn có phương và chiều
Lực là đại lượng được đặc trưng bởi 3 yếu tố:
- Điểm đặt của lực.
- Hướng của lực (phương và chiều)
- Độ lớn của lực
3 Nêu được hai lực cân bằng
là gì? Lấy được ví dụ về
hai lực cân bằng.
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có
cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào
một vật.
- Ví dụ: hai đội kéo co, nếu hai đội mạnh như
nhau thì họ sẽ tác dụng lên sợi dây hai lực cân

bằng (coi sợi dây là chất điểm).
Bài 7. TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Ghi chú
Nêu được ví dụ về tác dụng
của lực làm vật bị biến
dạng hoặc biến đổi chuyển
động (nhanh dần, chậm
dần, đổi hướng).
- Nêu được những ví dụ về sự biến đổi chuyển
động của vật dưới tác dụng của lực.
+ Vật đang đứng yên, nếu tác dụng lực theo
hướng nhất định thì vật bắt đầu chuyển động
theo hướng tác dụng của lực và chuyển động
nhanh dần.
Ví dụ: khi xe đạp đang đứng yên, ta đạp xe,
nghĩa là tác dụng lực vào xe đạp làm cho xe đạp
bắt đầu chuyển động và nếu tiếp tục đạp thì xe
sẽ chuyển động nhanh dần.
+ Vật đang chuyển động, nếu tác dụng lực cản
thì vật sẽ chuyển động chậm dần và dừng lại.
Ví dụ: Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác
dụng lực vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động
chậm dần rồi dừng lại.
+ Vật đang chuyển động theo một hướng nhất
định, nếu tác dụng lực theo phương lệch với
phương chuyển động của vật thì vật sẽ thay đổi
hướng chuyển động.
Ví dụ: khi xe đạp đang chuyển động, nếu ta tác

dụng lực vào tay lái thì xe sẽ rẽ trái hoặc rẽ phải
theo ý muốn của chúng ta.
- Nêu được những ví dụ về sự biến dạng của vật
dưới tác dụng của lực.
Có thể lấy
các ví dụ
khác.
6
Ví dụ: dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác
dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng (biến
dạng tức là hình dạng của vật bị thay đổi so với
trước khi bị lực tác dụng)
- Nêu được kết luận về kết quả tác dụng của lực:
lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi
chuyển động của vật đó, hoặc làm nó bị biến
dạng.
Bài 8: TRỌNG LỰC. ĐƠN VỊ LỰC
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Ghi chú
1 Nêu được trọng lực là lực
hút của Trái Đất tác dụng
lên vật và độ lớn của nó
được gọi là trọng lượng.
- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên
vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có
chiều hướng về phía trái đất.
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên
một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật
đó.

2 Nêu được đơn vị lực. - Đơn vị lực là niu tơn, kí hiệu N.
- Biết được: một quả cân có khối lượng 0,1
kilôgam thì có trọng lượng gần bằng 1 niu tơn
và chúng ta làm tròn là 1N. Một quả cân có khối
lượng 1kg thì trọng lượng của nó khoảng 10N.
Biết ước
lượng độ lớn
trọng lượng
của một số
vật.
Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Ghi chú
1 Nhận biết được lực đàn hồi
là lực của vật bị biến dạng
tác dụng lên vật làm nó
biến dạng.
- Thí nghiệm: treo một lò xo xoắn dài ở tư thế
thẳng đứng vào giá thí nghiệm, tiến hành các
phép đo sau:
+ Đo chiều dài của lò xo khi chưa bị kéo dãn, đó
là chiều dài tự nhiên l
0
của lò xo.
+ Móc quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo. Đo
chiều dài l lúc đó của lò xo, đó là chiều dài khi
bị biến dạng của lò xo.
+ Bỏ quả nặng và đo chiều dài của lò xo, so
sánh với chiều dài tự nhiên của lò xo.

+ Móc thêm 2 rồi 3 quả nặng 50g vào đầu dưới
của lò xo và lần lượt đo lại các kết quả.
- Rút ra kết luận: khi bị các quả nặng kéo thì lò
xo bị dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ
các quả nặng đi thì chiều dài của lò xo trở lại
7
chiều dài tự nhiên (hình dạng ban đầu).
Biến dạng có đặc điểm như của lò xo là biến
dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính đàn hồi.
- Giải thích: khi ta treo quả nặng vào lò xo, tức
là quả nặng đã tác dụng lên lò xo một lực (bằng
trọng lượng của quả nặng), làm lò xo bị biến
dạng. Khi đó, trong lò xo xuất hiện lực đàn hồi
có xu hướng chống lại sự biến dạng của lò xo.
Nghĩa là, lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên quả
nặng và giá treo lò xo.
2 So sánh được độ mạnh,
yếu của lực đàn hồi dựa
vào lực tác dụng làm biến
dạng nhiều hay ít.
- Nêu được độ biến dạng của lò xo càng lớn thì
lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
- Hoặc bằng thí nghiệm hoặc bằng ví dụ cụ thể
chỉ ra được: lực tác dụng làm vật biến dạng lớn
hơn (hoặc nhỏ hơn) thì lực đàn hồi lớn hơn
(hoặc nhỏ hơn)
Bài 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC. TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG.
Stt Chuẩn kiến thức, kĩ năng Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Ghi chú

1 Đo được lực bằng lực kế. - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
- Có nhiều loại lực kế: có loại lực kế đo lực kéo,
có loại lực kế đo lực đẩy và có loại lực kế đo cả
lực kéo lẫn lực đẩy. Lực kế thường dùng là lực
kế lò xo.
- Cấu tạo của lực kế lò xo: một lò xo, một đầu
gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn vào một cái móc
và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt
một bảng chia độ.
- Cách dùng lực kế để đo lực:
+ Điều chỉnh số 0, sao cho khi chưa đo lực thì
kim chỉ thị nằm đúng vạch 0.
+ Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế.
+ Cầm lực kế và hướng lực kế sao cho lò xo của
lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
+ Đọc và ghi số chỉ của vạch gần kim chỉ thị
nhất.
2 Viết được công thức tính
trọng lượng P = 10m, nêu
được ý nghĩa và đơn vị đo
P,m. Vận dụng được công
thức P = 10m
- Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của
cùng một vật: P = 10m
Trong đó,
m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg.
P là trọng lượng của vật với đơn vị đo là N.
8

×