Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.95 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Trường THPT Lê Xoay ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4
<b> Môn: Ngữ văn - lớp 11</b>
<b> Năm học: 2016- 2017</b>
<b> Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)</b>
<b>I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm ) </b>
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn
<i>động địa cầu mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân </i>
<i>tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để </i>
<i>lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp</i>
<i>xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.</i>
<i> Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa </i>
<i>kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại </i>
<i>xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng </i>
<i>có mạnh tới đâu.</i>
<i> Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn</i>
<i>Đảng, toàn dân, toàn quân ta.</i>
<i> Bài học về phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm </i>
<i>tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.</i>
<i> Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nịng cốt </i>
<i>là liên minh cơng nhân- nơng dân- trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản </i>
<i>Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.</i>
<i> Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong </i>
<i>nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.</i>
<i><b> (Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại lễ mít tinh, diễu binh, diễu</b></i>
<i><b>hành kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 7/5/1954- 7/5/2014).</b></i>
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản.
Câu 2. Đặt tiêu đề cho đoạn văn bản.
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn bản? Nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Cụm từ: "<i><b>...một mốc son chói lọi trong lịch sử" nói lên điều gì?</b></i>
<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm ) </b>
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về tinh thần đồn kết dân tộc có thể làm nên
tất cả.
Câu 2.(5.0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Từ ấy của Tố
Hữu.
...HẾT...
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm!
<b>MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KSCL, LẦN 4</b>
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
I.Đọc
hiểu
-Phong cách
ngôn ngữ
của văn bản
-Nội dung
chính của
văn bản và
đặt tiêu đề
cho đoạn
văn.
-Chỉ ra và nêu
tác dụng của
biện pháp tu từ
được sử dụng
nhiều nhất.
-Trình bày được
ý nghĩa sâu sắc
của cụm từ qua
-Hiểu bản
chất của
vấn đề nghị
luận được
lấy từ một
bài phát
biểu.
-Biết giải
thích, bàn
luận, mở rộng
vấn đề.
-Có dẫn chứng
cụ thể.
-Trình bày
dưới dạng
đoạn văn
khoảng 200
chữ.
-Lập luận chặt
chẽ, sâu sắc,
thuyết phục.
-Đánh giá, nhận
xét, rút ra bài
học.
-Câu cú chuẩn,
-Biết cảm
nhận đầy
đủ về vẻ
-Có thể cảm
nhận theo
nhiều cách.
Song phải bật
lên các ý cơ
bản của nhân
vật. Biết cảm
nhận tổng hợp
cả ở nội dung
và hình thức.
-Biết khai thác
vấn đề dưới
dạng thơ.
-Nghị luận theo
luận điểm.
-Lập luận chặt
chẽ, sâu sắc,
thuyết phục
Số điểm
Tỷ lệ
0.5
Tổng số 1.25 2.5 3.25 3.0 10.0
<b>ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM</b>
<b>Phần</b> <b>Câu</b> <b>Nội dung cơ bản</b> <b>Điểm</b>
I 1 -Đoạn văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. 0.5
2 -Đặt tiêu đề cho đoạn văn bản: Sức mạnh Điện Biên,
hoặc Bài học Điện Biên, hoặc Mốc son Điện Biên
0.5
3 -Biện pháp tu từ chính là: Điệp cấu trúc và liệt kê
-Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa to lớn của
chiến thắng Điện Biên Phủ và những bài học quý báu
cho toàn Đảng, toàn dân về lịch sử đấu tranh anh dũng,
tinh thần yêu nước, sức mạnh thời đại, khát vọng độc
lập...
0.5
0.5
4 -Cụm từ: "...một mốc son chói lọi trong lịch sử" đã thể
hiện tầm quan trọng của chiến thắng lịch sử. Từ đây,
nhân dân ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập
tự chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng từ mốc son
ấy, Đảng và nhân dân ta đã xây dựng và củng cố vững
chắc quân đội, hậu phương để tiến hành đấu tranh giải
phóng Miền Nam sau này.
1.0
<b>II</b> <b>Làm</b>
<b>văn</b>
<b>7.0</b>
<b>1</b>
<b>NLXH</b>
-Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn NLXH, khoảng 200
chữ.
Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Các câu trong đoạn
văn liên kết chặt chẽ, lô gic với nhau.
-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đồn kết
dân tộc có thể làm nên tất cả. Có thể trình bày theo nhiều
-Đồn kết là sự hợp tác, chung tay góp sức để kết thành
một khối thống nhất cả về tư tưởng, hành động nhằm
thực hiện mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển
của tập thể. Đoàn kết dân tộc là cùng nhau đưa đất nước
tiến lên.
2.Bàn luận
-Đoàn kết dân tộc có biểu hiện rất phong phú và đa dạng.
Khi đất nước có ngoại xâm thì tồn thể dân tộc cùng
nhau chống giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập và chủ
quyền...Khi đất nước hịa bình thì tồn dân chung tay
xây dựng Tổ quốc, khắc phục khó khăn của đất nước
sau chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng cuộc sống
văn hóa tốt đẹp...Ngồi ra cịn là lối sống hiền hịa, q
trọng tình nghĩa, tương trợ lẫn nhau, bảo vệ chủ quyền
<b>2.0</b>
0.25
0.25
0.25
đất nước...
-Phê phán một số người trong xã hội khơng có tinh thần
3.Bài học nhận thức, hành động.
-Đoàn kết dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
VN, nó có tác dụng tạo nên khối thống nhất, gắn kết chặt
chẽ, giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, đem lại kết
quả tốt đẹp cho cuộc sống.
-Mọi người VN cần phải đoàn kết, biết đặt lợi ích chung
lên cao nhất. TTĐK chỉ có thể có được khi con người
biết quan tâm, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau.
-Là người học sinh phải có tinh thần đồn kết trong bạn
bè, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau tiến
bộ...
0.5
<b>2.</b>
<b>NLVH</b>
Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong
bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
<b>5.0</b>
*Yêu cầu về kỹ năng:
-Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận. Bố cục rõ ràng,
-Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải
đảm bảo được các ý cơ bản sau:
0.25
1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
-Bài thơ Từ ấy ra đời tháng 7.1938, được in trong tập thơ
đầu tay Từ ấy. Bài thơ được sáng tác khi Tố Hữu mới 18
tuổi, lứa tuổi mộng mơ, khát vọng, lại được đón nhận
ánh sáng của lý tưởng cộng sản. Lý tưởng này đã mở ra
một chân trời mới, hấp dẫn đến diệu kỳ.
-Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là Tố
Hữu, hình tượng một "cái tôi "trẻ trung, sôi nổi, say đắm
và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
0.5
2.Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình qua bài thơ:
a. Nhân vật trữ tình vui sướng, say mê khi bắt gặp lý
tưởng của Đảng.
-Từ ấy là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong cuộc đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu, đó là
ơng được giác ngộ lý tưởng cộng sản và được đứng trong
-Lý tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới tác động
mạnh mẽ khơng chỉ tới lý trí mà cả tới trái tim nhà thơ.
Toàn bộ tâm hồn nhà thơ như bừng sáng, như một vườn
hoa tràn ngập hương sắc, âm thanh.(d.c)
-Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, các động từ "bừng, chói",
bút pháp tự sự kết hợp với trữ tình...
-Lý tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn người chiến sĩ
tràn đầy sức sống và niềm tin yêu cuộc đời.Tố Hữu thấy
cuộc đời có ý nghĩa hơn. Cách mạng khơng đối lập với
nghệ thuật, trái lại nó cịn đem đến một cảm hứng sáng
tạo mới cho hồn thơ Tố Hữu.
b.Được giác ngộ lý tưởng, người chiến sĩ cộng sản như
tìm thấy một lẽ sống mới cao cả.
- Lẽ sống mới ấy là sự gắn bó hài hịa giữa "cái tôi" cá
nhân và "cái ta" chung của mọi người.
-Tố Hữu có sự giác ngộ lập trường giai cấp, tự nguyện
gắn bó cuộc đời mình vào khối đời chung của quần
chúng nhân dân cần lao và thấy niềm vui, sức mạnh như
càng được nhân lên gấp bội. Các động từ "buộc, trang
<i>trải", và "khối đời" được dùng rất hợp lý để khẳng định </i>
điều đó.
c.Tâm trạng của nhân vật trữ tình cịn có sự chuyển biến
sâu sắc trong tình cảm.
-Khi được giác ngộ lý tưởng, Tố Hữu đã vượt qua tình
cảm hẹp hịi, ích kỷ của giai cấp tiểu tư sản để có được
tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó
cịn là tình thân u, ruột thịt. (d.c)
-Nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành
viên của đại gia đình quần chúng lao khổ, sẵn sàng sống
với họ bằng tấm lịng đồng cảm, xót thương chân thành.
Biện pháp điệp từ "là" cùng các từ "vạn, con, em, anh,
<i>kiếp phôi pha" đã cho thấy cảm xúc ấy.</i>
1.0
1.25
3.Nhận xét, đánh giá
-Thể thơ bảy chữ, cùng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so
sánh, liệt kê... Các động từ mạnh và cách biểu đạt mới
mẻ, nhịp thơ nhanh, mạnh, các hình ảnh thơ trong sáng,
đầy sảng khối, hăm hở, mê say. Hình tượng nhân vật
trữ tình Tố Hữu trong bài thơ là một "cái tôi" chân thành,
trẻ trung tràn đầy cảm xúc.
-"Từ ấy" có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tầng lớp thanh
niên lúc bấy giờ.