Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.01 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHIẾU BÀI TẬP MÔN MÔN NGỮ VĂN LỚP 8</b>
(Tuần từ ngày 30/3/2020 đến 04/04/2020)
<b>Bài 1. Trong “Quê hương” của Tế Hanh có viết:</b>


<i>Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng</i>
<i>Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.</i>
<i> Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã</i>
<i> Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.</i>


<i> Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng</i>
<i> Rướn thân trắng bao la thâu góp gió….</i>


(Tế Hanh, Quê hương)
a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?


b. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
<i>Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng</i>


<i> Rướn thân trắng bao la thâu góp gió….</i>


c. Bài thơ được sáng tác khi tác giả xa quê hương. Câu thơ nào trong bài thể hiện điều đó?
Từ đó em hiểu gì về tình cảm mà tác giả dành cho quê hương của mình?


d. Từ bài thơ “Quê hương” và hiểu biết của mình, em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng
1 trang giấy để trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương trong trái tim mỗi người.
<b>Bài 2. Đọc đoạn thơ: </b>


<i>Khi con tu hú gọi bầy</i>


<i>Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần</i>
<i>Vườn râm dậy tiếng ve ngân</i>


<i>Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào</i>


<i>Trời xanh càng rộng càng cao</i>
<i>Đôi con diều sáo lộn nhào từng khơng…</i>


(Trích “Khi con tu hú”-Ngữ văn 8, tập 2)
a. Hãy cho biết tên tác giả đoạn thơ trên?


b. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn
THCS cũng có hoàn cảnh sáng tác tương tự như bài thơ trên?


c. Bài thơ được mở đầu và kết thúc bằng âm thanh gì? Nêu ý nghĩa của âm thanh đó?
d. Đoạn thơ trên không chỉ mở ra một bức tranh mùa hè tươi vui, tràn đầy sức sống mà
<i>còn thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống, yêu quê hương và khao khát tự do cháy bỏng. </i>
Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trang giấy để làm rõ nhận định trên,


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ</i>
<i>Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.</i>
<i>“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,</i>
<i> Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.</i>


<i> Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,</i>
<i> Cả thân hình nồng thở vị xa xăm</i>
<i> Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm</i>


<i> Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.</i>


<i> (Tế Hanh, Quê hương)</i>
a. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu hai thơ sau :



<i> Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm</i>
<i> Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.</i>


b. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận quy
nạp để làm rõ tình cảm của nhà thơ với quê hương, trong đó có sử dụng câu nghi vấn và
thán từ (Gạch dưới câu nghi vấn và thán từ).


c. Bài thơ nhắc đến hình ảnh những người dân chài lưới miền biển - một nghề vất vả và
nguy hiểm. Từ đây, em có suy nghĩ gì về những con người lao động lao bình dị? Hãy viết
một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy để trình bày suy nghĩ đó.


<b>Bài 4. Nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lịng.</b>
<i>Để làm gì em biết khơng ? Để gió cuốn đi…”</i>


Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1,5 trang giấy nêu suy nghĩ của em về triết lý
sống được thể hiện qua qua những câu hát trên.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×