Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn và đáp án của sở GD&ĐT Bình Phước 2015 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.8 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II </b>
<b> BÌNH PHƯỚC </b> <b> Năm học: 2015-2016</b>


<b> Môn: NGỮ VĂN 12</b>
<b> (Hướng dẫn gồm có 03 trang) Thời gian làm bài: 90 phút </b>
<b>A.Hướng dẫn chung</b>


1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do yêu cầu của kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực và đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt
trong q trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng khơng trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo
khơng sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ bộ môn.


<i> 3. Sau khi cộng điểm tồn bài, làm trịn điểm 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50, lẻ 0,75</i>
<i>làm tròn thành 1,00 điểm).</i>


<b>B. Hướng dẫn chấm cụ thể</b>
<b> I. Đọc hiểu (3,0 điểm)</b>
<i> 1. Yêu cầu về kỹ năng :</i>


- Học sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản;


- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<i> 2. Yêu cầu về kiến thức</i>


<b> Câu 1. (0,5 điểm)</b>


Đoạn trích trên nói về tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân.


<b> Câu 2. (1,0 điểm)</b>


- Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích có tác dụng thể hiện sự đồng cảm, xót
thương của người viết đối với số phận của người nơng dân trong nạn đói thảm khốc năm
1945 và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ.


- Các từ ngữ ấy gợi tinh thần lạc quan của người nơng dân khi đối diện với hồn
cảnh khắc nghiệt.


<b> Câu 3. (1,5 điểm)</b>


Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến
sau : Dù hoàn cảnh thế nào con người vẫn luôn hi vọng vào tương lai.


Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần có thái độ nghiêm túc,
thể hiện trách nhiệm trong việc đối diện với những khó khăn, thử thách và hoàn cảnh khắc
<i>nghiệt trong cuộc sống để hướng tới một tương lai tươi sáng. Gợi ý về ý chính của đoạn</i>
<i>văn :</i>


- Trong cuộc sống con người có thể gặp phải những khó khăn, thậm chí rơi vào những
hồn cảnh khắc nghiệt.


- Con người luôn phải sẵn sàng đối mặt và chấp nhận hồn cảnh, đối diện với khó khăn,
thử thách, với thực tại khắc nghiệt, có ý chí, quyết tâm vượt lên trên hoàn cảnh hướng đến
tương lai.


- Liên hệ bản thân về ý chí, nghị lực đối diện với khó khăn thử thách trong học tập, cơng
việc và cuộc sống, có trách nhiệm với tương lai của chính mình (bằng việc làm cụ thể).
<b> II. Làm văn (7,0 điểm)</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học: Trên cơ sở của chuẩn kiến thức kỹ</i>
năng, học sinh phải thể hiện được năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng để làm bài, đáp
ứng theo yêu cầu của đề ra.


<i> - Vận dụng tốt các thao tác lập luận.</i>


- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
<i> 2. Yêu cầu về kiến thức:.</i>


Sau đây là một số gợi ý:


2.1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm,vấn đề cần nghị luận.
2.2 . So sánh tính cách của hai nhân vật Chiến và Việt.


Những nét tính cách chung:
- Căm thù giặc sâu sắc.


- Hai chị em đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc và từng lập được nhiều chiến cơng,
cùng khao khát được cầm súng đánh giặc trả thù cho ba, má…


- Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng.
Những nét riêng giữa hai chị em:


<b> - Việt: </b>


+ Là một cậu con trai mới lớn vô tư, tính tình cịn rất “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động
<i>(không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng</i>
<i>cao su trong người “,giấu chị như giấu của riêng”vì sợ mất chị…)</i>



+ Một chiến sĩ gan góc,dũng cảm, kiên cường … sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ
<i>quốc (cịn nhỏ mà dám tấn cơng kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng</i>
<i>cảm…) </i>


<b> - Chiến: </b>


+ Có những nét giống mẹ: gan góc, đảm đang, tháo vát…


+ Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn cịn nét trẻ con nhưng cũng là một người chị biết
nhường em.


+ So với người mẹ Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung thích làm duyên làm dáng. Vận hội mới
cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc trả thù nhà….
<b> Lưu ý : Trong quá trình so sánh học sinh phải có dẫn chứng cụ thể làm nổi bật tính cách</b>
của hai nhân vật.


2.3 Sự tiếp nối truyền thống gia đình và khuynh hướng sử thi của tác phẩm.


- Chiến và Việt là hai khúc sơng trong dịng sơng truyền thống của gia đình. Hai chị em là
sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam
thời kì chống Mỹ, cứu nước.


- Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nơng dân Nam Bộ có truyền
thống u nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự
hịa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình và truyền
thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


<b> 2.4. Nghệ thuật:</b>



- Tình huống truyện độc đáo.Chi tiết chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa khái quát...
- Khắc họa tâm lí nhân vật sinh động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> - Điểm 6-7: So sánh được tính cách của hai nhân vật Chiến, Việt để làm rõ sự tiếp nối</b>
truyền thống gia đình và khuynh hướng sử thi của tác phẩm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ; khơng mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 4-5: Cơ bản so sánh được tính cách của hai nhân vật Chiến, Việt để làm rõ sự tiếp
nối truyền thống gia đình và khuynh hướng sử thi của tác phẩm. Bố cục rõ ràng, lập luận
tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 2-3: So sánh tính cách của hai nhân vật Chiến, Việt còn sơ sài, chưa làm rõ sự tiếp
nối truyền thống gia đình và khuynh hướng sử thi của tác phẩm. Mắc nhiều lỗi về chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc rất nhiều lỗi về điễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.


</div>

<!--links-->

×