Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.95 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
4 “bí mật” về tỷ lệ chọi 2008
11:29:24 Ngày 06-05-2008
Kỳ thi ĐH hàng năm luôn đến trong sự thấp thỏm của hàng triệu thí sinh.
(Dân trí) - Theo khuyến cáo của các chuyên gia tuyển sinh, tỷ lệ chọi là một thông số khơng
đáng tham khảo vì nó chứa ẩn nhiều “rủi ro”. Tuy nhiên, thơng số này cũng có thể giúp thí sinh
được nhiều điều, thậm chí mở ra cơ hội đỗ.
“Chọi” của các trường top trên: ít nhưng “tinh nhuệ”
Các trường ĐH top trên như ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa, ĐH Xây dựng là những trường
ổn định nhất trong các trường ĐH về chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ chọi hàng năm. Hầu như, số
lượng thí sinh dự thi vào khối các trường này thường không thay đổi.
ĐH Bách khoa trong khoảng 3 năm nay chỉ có tỷ lệ chọi trong khoảng từ 1 đến gần 2 thí sinh
“chọi” 1. ĐH Ngoại thương 1 chọi khoảng 3 thí sinh; ĐH Bách khoa TPHCM 1/3, ĐH Công
nghệ 1/5, ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH QGHN 1/4, ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐH
QGTPHCM 1/6, ĐH Xây dựng 1/2...
Tuy “chọi” ít nhưng thí sinh sẽ phải “chọi” với những đối thủ "rắn" nhất. Đã thành quy luật trong
7 năm thực hiện chung, thí sinh thi vào các trường ĐH top trên thường là thí sinh có học lực ít
nhất từ khá trở lên.
“Chọi” ĐH vùng: Nhiều nhưng “tạp”!
ĐH Tây Bắc thường có mức tỷ lệ chọi lên tới 1 thí sinh “chọi” tới 20, 30 thí sinh nhưng điểm
chuẩn vào trường này chỉ ở mức điểm sàn trong khoảng 15, 16 điểm.
ĐH Thái Nguyên cũng là một trong những trường ĐH có mức chọi tương đối cao 1 chọi khoảng
15, nhưng điểm chuẩn của trường luôn khá mềm với mức chỉ nhỉnh trên sàn chút ít. Ngành được
xem là đỉnh điểm nhất của ĐH Thái Nguyên là ĐH Y khoa, ngành Bác sĩ đa khoa cũng chỉ có
mức điểm chuẩn là trên 20.
Chỉ tiêu ĐH vào các trường ĐH vùng thường tăng đều hàng năm từ 10 đến 15%. ĐH vùng càng
ngày càng hấp dẫn, được thí sinh địa phương và hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT trên địa bàn
có ĐH vùng đều nộp hồ sơ dự thi ĐH khiến cho tỷ lệ chọi của các trường này thường tương đối
cao nhưng chất lượng thí sinh lại khá “tạp nham”.
“Chọi” Bắc-Nam: Nhẩy múa!
Tỷ lệ chọi giữa hai khu vực Bắc, Nam có sự vênh rất lớn. Thậm chí ngay trong một trường, tỷ lệ
chọi giữa hai cơ sở phía Bắc và phía Nam cũng rất khác nhau. Chẳng hạn như ĐH Giao thông
vận tải, nếu như tại cơ sở phía Bắc, cứ 7 thí sinh chọi 1 thì tại cơ sở phía Nam, 1 thí sinh chỉ cần
“chiến đấu” với 2 thí sinh.
Chọi thực? Chọi ảo?
Tỷ lệ chọi ảo là tỷ lệ chọi được tính bằng tỷ lệ số chỉ tiêu trên số hồ sơ của thí sinh dự thi. Tỷ lệ
chọi thực là tỷ lệ được tính bằng số chỉ tiêu trên tổng số thí sinh đến dự thi.
Vào thời điểm trước khi kỳ thi ĐH diễn ra thì tất cả các thông số về tỷ lệ chọi chỉ là thông số ảo.
Theo quy luật, đối với các trường ĐH top trên thì khoảng cách giữa ảo và thường thường khơng
chênh nhau nhiều, nhưng đối với ĐH vùng, ĐH top giữa và dân lập thì khoảng cách giữa ảo và
thực là rất bất ngờ.
Có 2 điểm rất đáng lưu ý về tỷ lệ chọi thực và tỷ lệ chọi ảo. Đó là:
1. Ở các trường thuộc hàng quá khó như những trường khối Y, Dược… Nếu tỷ lệ chọi của những
2. Tỷ lệ chọi ảo cao năm nay sẽ tập trung ở các trường thuộc khối nông lâm nghiệp, các trường
Sư phạm thuộc các ĐH vùng và hầu hết các trường dân lập. Trong số những trường này, trường
nào càng có tỷ lệ chọi cao thì ảo ở trường đó càng nhiều.