Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án tiếp sức người thầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.8 KB, 2 trang )

TIẾP SỨC NGƯỜI THẦY
Cô giáo giỏi tần tảo lo chồng, chăm mẹ
SGTT.VN - Tan học, chị tất tả đạp xe vào bệnh viện thăm chồng. Chờ anh xong ca chạy thận, chị lại vội vã
về lo cơm nước cho hai con, chăm mẹ già bị tai biến. Ngày mốt, chồng chị lại vào viện chạy thận lần nữa…
Con cò cánh mỏi
Hôm nay, ngày mai, chị phải vét hết tiền trong túi, đi
mượn, đi xin sao cho đủ một ca chạy thận của anh. Đã
bốn năm trôi qua, kể từ ngày phát hiện bệnh, anh Ẩn,
chồng chị, đã phải mỗi tuần vào viện ba lần. Và như thế,
buổi chiều sau giờ tan học, chị lại ngược gió một mình
trên những con đường vắng ở thành phố Trà Vinh, đạp
xe tìm đến nhà bạn bè, người thân, mượn được ai thì
mượn, xin được ai thì xin. Đồng lương giáo viên của chị
chỉ ngoài hai triệu, mỗi ca chạy thận của anh phải tốn từ
ba đến năm trăm ngàn, chị không thể nào lo nổi… Tiền
vay mượn đã quá nhiều, không biết ngày nào mới trả
được, thôi thì, có là cô giáo đi nữa, có là ai đi nữa,
thương chồng, thương con, thương mẹ già đau yếu, chị
cũng đành nhắm mắt đi xin. Nhắc đến chuyện này, nước mắt chị lại ngắn dài rơi xuống.
Cưới nhau hơn mười năm, khi anh Ẩn còn trong quân ngũ, hai vợ chồng cô giáo Lê Thị Dung, giáo viên trường
mầm non Hoạ Mi, TP Trà Vinh cần mẫn làm ăn. Anh Ẩn phục viên, hết đi làm thợ sửa điện lại xin vào trường cao
đẳng y tế Trà Vinh giảng dạy môn giáo dục quốc phòng. Không dư dả, nhà cửa còn lụp xụp và ngập nước nhưng
anh chị có thể nhín nhút, không để mẹ già con thơ đói khổ. Khó khăn thì cũng khó khăn rồi, chỉ quá thắt ngặt khi
anh phát hiện mắc chứng suy thận mãn. Khi Dung Nhi chưa tròn hai tuổi thì bà ngoại bị tai biến, khi Thanh Thiện
chưa ra đời thì ba bị suy thận. Ngày trước, mắt cô Dung không buồn như bây giờ…
Nghị lực trong những dòng thư
Cô Kim Vân, hiệu trưởng trường mầm non Hoạ Mi, nơi cô Dung công tác kể rằng dẫu khó khăn nhiều như vậy
nhưng cô Dung vẫn đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố trong năm học vừa qua. Hàng ngày, chị vẫn đều
đặn đến lớp, hoàn thành mọi công tác được giao. Những đứa trẻ trong lớp còn quá nhỏ, chúng chỉ từ 12 đến 18
tháng tuổi nên chưa biết làm cho cô giáo mình vui. Chúng quấy khóc và đòi chị ẵm bồng, đút cơm và ru ngủ nhưng
những ánh mắt trong veo ấy đã khiến chị quên đi vất vả đời thường. Những buồn lo chỉ đến sau giờ tan lớp.


Chị Dung kể rằng, có những đêm giật mình thức giấc, chị thấy chồng ngồi nhìn mấy mẹ con ngủ mà nước mắt anh
lăn dài. Sau những đêm thức trắng của anh, mỗi sáng, chị lại nhận được những bức thư. Thư anh gửi cho chị và
các con, chở biết bao tâm sự của người đàn ông thương vợ, yêu con. Những bức thư ướt nhoè nước mắt. Anh
bảo, rồi anh sẽ ra đi, nợ nần còn lại mãi, sức khoẻ không cho anh làm gì để bù đắp cho vợ con, anh dùng chữ gửi
những yêu thương vào trong giấy.
Dẫu biết rằng vô vọng, dẫu biết rằng chị cùng anh đang đếm ngược từng ngày nhưng câu chuyện về nghị lực của
anh có lẽ là tấm gương đẹp nhất anh để lại cho các con. Cứ một ngày sau hôm chạy thận rã rời, anh lại trở về tiếp
tục làm việc. Đồng lương bảo vệ trường chỉ khoảng hơn triệu đồng đã giúp anh phần nào đỡ đần cho những lo
Cô Dung, giáo viên giỏi cấp thành phố trong lớp ở trường
mầm non Hoạ Mi, TP Trà Vinh.
toan của vợ, được hơn một tuần chạy thận. Cái thói quen lao động ấy anh đã rèn được từ những ngày trong quân
ngũ. Sự lạc quan, anh tự tạo lấy cho mình với hy vọng một ngày nào đó, biết đâu anh còn nhìn thấy con khôn lớn...
Căn nhà nhỏ xập xệ của chị Dung vài tuần nay đã được sửa chữa tươm tất hơn. Công đoàn ngành đã dành cho
chị một “mái ấm công đoàn” để san sẻ những khó khăn. Người mừng vui nhất là anh Ẩn. Nếu anh không còn, mấy
mẹ con cũng không phải chịu cảnh nhà dột, nước ngập, mẹ già cũng không phải nằm bệnh trong căn nhà ẩm thấp.
Nói là vui, nói là lạc quan nhưng người đàn ông ấy vẫn không kìm được nước mắt. Các con còn nhỏ dại quá, nợ
nần còn nhiều quá, việc điều trị cho anh chắc chắn kéo dài. Dung sẽ không bỏ cuộc, anh biết! Nhưng một mình
Dung thôi thì làm sao gánh nổi. Một ngày nào đó, đôi vai gầy ấy sẽ phải đạp xe một mình những chiều ngược gió
không anh...
BÀI VÀ ẢNH: BÍCH UYÊN
Câu chuyện xúc động của cô giáo Lê Thị Dung sẽ được gởi đến quý khán giả trong chương trình Tiếp sức người
thầy, phát sóng vào lúc 21 giờ 40 phút, thứ ba 30.11 trên kênh HTV9. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều sự chia
sẻ để cô Dung có thêm điều kiện đưa anh Ẩn đi chữa bệnh, duy trì sự sống cho chồng. Mọi đóng góp xin vui lòng gởi
về: báo SGTT, 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM, ĐT: 08.39307825, email: hoặc
gởi vào tài khoản của chương trình: tên tài khoản: quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục – EDF, số tài khoản: 001234230001
(VND) hoặc 001234230002 (USD) tại ngân hàng Đông Á – chi nhánh quận 3.
Ngân hàng Đông Á đồng hành cùng chương trình Tiếp sức người thầy
* Hoặc liên hệ: cô : Lê Thị Dung .
- Trường Mầm Non Họa Mi, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
- Nhà riêng: 187A nguyễn Thị Minh Khai, khóm 8, phường 7, TP Trà Vinh.

- Điện thoại: 0976 847 228.
- Tài khoản: 0101 198 421 tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Trà Vinh.
* xem truyền hình trực tuyến: www.tiet4phuong.com.
Chương trình Tiếp sức người thầy/ Cô giáo giỏi tần tảo lo chồng, chăm me.
* Hoặc vào: www.sgtt.com.
hoặc Trần Ngọc Ẩn. ĐT: 0987 897 522; Trường cao đẳng Y tế Trà Vinh.
Địa chỉ: 187A, nguyễn Thị Minh Khai, khóm 8, phường 7, thành phố Trà Vinh.

×