Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

10 đề thi thử thpt quốc gia môn văn 2019 và đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.5 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM</b>
<b>HỒ CHÍ MINH</b>


<b>ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019 </b>


<b>CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 22</b>
<b>Môn thi: NGỮ VĂN</b>


<i>Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề</i>
<b>Họ, tên thí sinh:...</b>


<b>Số báo danh:...</b>


<b>I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Cách mạng công nghiệp 4.0 (gọi tắt là cách mạng 4.0) dựa trên nền tảng phát triển công nghệ thông tin,</i>
<i>kỹ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều tầng bậc, nhiều lĩnh vực trong cùng một lúc. Cuộc cách</i>
<i>mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba đã xóa nhịa ranh giới giữa các quốc gia, dân tộc ở mặt tri thức khoa học</i>
<i>và lĩnh vực kinh tế. Sản phẩm từ nền sản xuất vật chất trong cuộc cách mạng này đã bao trùm tồn thế giới</i>
<i>và mỗi con người đều có thể sử dụng nó từ bất kỳ nơi sản xuất nào một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cuộc cách</i>
<i>mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba với đặc trưng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng truyền thơng, cịn cách</i>
<i>mạng 4.0 sử dụng nguồn năng lượng mới, tạo ra vật liệu mới là cơ bản. Cách mạng 4.0 chứng minh tri thức</i>
<i>khoa học (đặc biệt là tri thức nhân tạo) có sức mạnh mang tính vật chất to lớn cho phép cải tạo thế giới ở</i>
<i>trình độ cao. Cơng nghệ sinh học, cơng nghệ na-nơ gắn với nó là sức bền vật liệu ra đời. Sự xuất hiện người</i>
<i>máy, tự động hóa, dây chuyền sản xuất, điều khiển học ngày càng nhanh chóng, mở rộng và trình độ cao.</i>


<i>Nhờ cơng nghệ thông tin, kết nối, mở rộng tầm giao lưu, giao tiếp giữa con người với con người qua</i>
<i>mạng internet có xu hướng xóa nhịa ranh giới giữa dân tộc về văn hóa. Văn hóa có tính bản địa, tính dân</i>
<i>tộc rất sâu sắc thì hiện nay có nguy cơ bị phai nhạt rất lớn. Cùng với nó là các nước lớn muốn thể hiện vai</i>


<i>trò, thực hiện tham vọng về lợi ích, mục đích chính trị cũng như ảnh hưởng về văn hóa ngày càng tăng. Các</i>
<i>nước lớn sử dụng thành tựu cách mạng 4.0 như một công cụ hữu hiệu để quảng bá văn hóa của mình phục</i>
<i>vụ cho mục đích chính trị. Việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của một quốc gia phải đối mặt với</i>
<i>những xu hướng ấy một cách toàn diện, trực tiếp và gay cấn nhất từ trước đến nay. Cách mạng 4.0 khiến bất</i>
<i>cứ quốc gia, dân tộc và một cá nhân con người không thể thờ ơ, đứng ngồi “vịng xốy” của nó. Tuy nhiên,</i>
<i>tác động của cách mạng 4.0 không chỉ tạo ra thách thức, mà cịn có cả cơ hội, thời cơ lớn. Sự kết nối nhờ</i>
<i>thành tựu công nghệ thông tin, kỹ thuật số cũng tạo ra những cơ hội cho tiếp xúc, học hỏi được nhiều ở các</i>
<i>nước không chỉ về thành tựu văn minh, mà cịn về giá trị văn hóa một cách nhanh chóng, cập nhật.</i>


(tổng hợp từ internet)
<b>Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.</b>


<b>Câu 2: Theo tác giả, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã kế thừa những gì và khác biệt như thế nào cuộc</b>
cách mạng công nghiệp lần thứ 3?


<b>Câu 3: Xác định nội dung của văn bản.</b>


<b>Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với ý kiến “tác động của cách mạng 4.0 khơng chỉ tạo ra thách thức, mà</b>
<i>cịn có cả cơ hội, thời cơ lớn ” khơng? Vì sao?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những việc cần chuẩn bị
để bản thân mỗi người trẻ đón nhận cuộc cách mạng 4.0.


<b>Câu 2 (5,0 điểm): </b>


Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Phùng khi phát hiện chiếc thuyền ngoài xa và chứng kiến bi kịch
gia đình hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó liên hệ với nhân
vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử từ của Nguyễn Tuân để thấy nét đặc sắc của các nhà văn khi
tái hiện hình tượng người nghệ sĩ.



<b> HẾT </b>


<b>---HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)</b>


<b>Câu 1: Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Nghị luận, thuyết minh.</b>


<b>Câu 2: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã kế thừa và khác biệt với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3</b>
như sau:


 Kế thừa: Sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật số, internet, sự kết nối toàn cầu ở nhiều tầng
bậc, nhiều lĩnh vực, năng lượng truyền thống


 Khác biệt: Cách mạng 4.0 sử dụng nguồn năng lượng mới, tạo ra vật liệu mới là cơ bản. Cách mạng
4.0 chứng minh tri thức khoa học (đặc biệt là tri thức nhân tạo) có sức mạnh mang tính vật chất to lớn cho
phép cải tạo thế giới ở trình độ cao.


<b>Câu 3: Nội dung của văn bản:</b>


 Qua việc cung cấp một số thông tin cơ bản về cuộc cách mạng 4.0, văn bản đưa ra quan điểm: tác
động của vấn đề này khơng chỉ tạo ra thách thức, mà cịn có cả cơ hội, thời cơ lớn.


 Văn bản đặc biệt nhấn mạnh và khẳng định tác động to lớn của cách mạng 4.0 đối với văn hóa xã hội
của một quốc gia: nó giúp giao lưu văn hóa, mở rộng sự ảnh hưởng văn hóa giữa các quốc gia nhưng đồng
thời nó cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.


<b>Câu 4: Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, vì những nguyên nhân sau:</b>


 Thách thức: vấn đề khoa học kĩ thuật, nguồn nhân lực của nước ta chưa sẵn sàng.



 Cơ hội: Giao lưu mở rộng kinh tế, văn hóa, tiếp thu thành tựu khoa học của thế giới để thúc đẩy sự
phát triển của đất nước.


<b>II. LÀM VĂN (7,0 điểm):</b>


<b>Câu 1: Có thể nêu một số nội dung sau:</b>


 Trang bị kiến thức, kĩ năng về ngoại ngữ, cơng nghệ hiện đại, phù hợp với địi hỏi của thời đại mới.
 Tự tin, sáng tạo để chuẩn bị cho bản thân luôn sẵn sàng trước mọi thử thách, khẳng định cá tính độc
đáo riêng biệt của bản thân.


 Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.


<i><b>(Lưu ý: Học sinh viết thành đoạn văn)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thấy nét đặc sắc của các nhà văn khi tái hiện hình tượng người nghệ sĩ.
a) Vài nét về tác giả, tác phẩm


Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới với tất cả tâm huyết, tài năng cũng như khát vọng sáng tạo chân chính và bản lĩnh dũng cảm.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa được ơng sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê (1985), sau
được in riêng thành tập Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới: hướng nội, chú ý khai thác số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc
sống đời thường.


b) Diễn biến tâm lí của nhân vật Phùng
 Phát hiện vẻ đẹp của chiếc thuyền ngồi xa:


 Đó là “một cảnh đắt trời cho ” là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha
đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào; “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài


<i>hòa và đẹp”</i>


 Phùng tràn đầy xúc động, sung sướng vô cùng khi bắt gặp được cảnh “đắt” trời cho. Anh cảm thấy
choáng ngợp trước “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn ” và đứng trước cảnh ấy, anh trở nên “bối
<i>rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự</i>
<i>hồn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ khi nghĩ đến lời đúc kết “Bản thân cái đẹp</i>
<i>chính là đạo đức ”, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khơi khi bắt gặp</i>
được hình ảnh của cái tận thiện, tận mĩ.


 Phát hiện bi kịch gia đình ngư dân:


 Đó là một cảnh tượng phi thẩm mĩ: Người đàn bà với những đường nét thơ kệch, xấu xí, mệt mỏi;
người đàn ơng to lớn, ngoại hình nhiều nét độc dữ, lời nói ác nghiệt.


 Đó là một cảnh tượng phi nhân tính: Người chồng đánh vợ thơ bạo, vừa đánh vừa thở, vừa rên rỉ; đứa
con thương mẹ đã “dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khn ngực trần vạm vỡ cháy nắng
” của cha nó; người mẹ cam chịu, nhẫn nhịn khi bị chồng đánh, giờ đây lại ứng xử lạ lùng: Miệng mếu máo
gọi con rồi “ơm chầm lấy nó, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy”, rồi “buông đứa trẻ thật nhanh,
<i>đuổi theo người đàn ông”</i>


 Cảnh tượng này khiến người nghệ sĩ choáng váng, kinh ngạc đến thẫn thờ. Vừa thể hiện được bản
chất người lính khơng cho phép anh làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác; đồng thời, anh cũng cay đắng
nhận ra những điều ngang trái, xấu xa, bi kịch trong gia đình ngư dân kia chính là thứ thuốc rửa quái đản làm
những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.


c) Đánh giá: Qua diễn biến tâm trạng của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra rằng:


 Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lý mâu thuẫn, không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ
bên ngồi mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.



 Cuộc đời vốn sản sinh ra nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. Vì vậy,
nghệ thuật cần phải thận trọng khám phá cuộc đời bằng cái nhìn đa chiều, toàn diện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Giống:


 Đều là những người nghệ sĩ lao động nghệ thuật nghiêm túc, công phu.


 Họ cũng là những người nghệ sĩ quan tâm sâu sắc đến số phận con người, là những người nghệ sĩ dân
thân.


 Qua nhân vật, nhà văn cũng đã gửi gắm những thông điệp sâu sắc về nhân sinh, về nghệ thuật.


 Số phận, tính cách nhân vật được đặt trong tình huống độc đáo và được khắc họa khá rõ nét với thủ
pháp đối lập tương phản.


 Khác:


<i><b>NHÂN VẬT PHÙNG</b></i>


 Nhân vật là người say mê cái đẹp, có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, sẵn sàng qn nghệ thuật đi
để hết lịng vì cuộc đời.


 Qua nhân vật, nhà văn đã thể hiện sự trăn trở về việc đổi mới tư duy nghệ thuật, về thiên chức của
người nghệ sĩ. Đặc biệt, nhà văn muốn chuyển tải thơng điệp: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn
giản, phiến diện và phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa điện, nhiều chiều.


 Điểm nhìn trần thuật của tác phẩm đặt ở nhân vật Phùng, nói đúng hơn là sự hóa thân của tác giả vào
nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như vậy đã tăng khả năng khám phá đời sống của tình huống
truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.



<i><b>NHÂN VẬT HUẤN CAO</b></i>


 Nhân vật là một người anh hùng thất thế, nay bị kết án tử nhưng có khí phách hiên ngang, không
khuất phục trước uy quyền; cũng là người nghệ sĩ rất tài hoa và có thiên lương trong sáng, có nhân cách cao
đẹp.


 Qua nhân vật, nhà văn đã ngợi ca sự bất tử của cái đẹp, của thiên lương lành vững trong con người;
đồng thời nhà văn cũng bộc lộ tình cảm trân trọng của mình đối với vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc.


</div>

<!--links-->

×