Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn và đáp án của sở GD&ĐT Bình Phước 2015 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.77 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
<b> BÌNH PHƯỚC </b> <b> Năm học: 2015-2016</b>


Môn: NGỮ VĂN 11
(Hướng dẫn gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút


<b>A.</b> <b>Hướng dẫn chung</b>


1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do yêu cầu của kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực và đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt
trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm
bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ bộ mơn.


3. Sau khi cộng điểm tồn bài, làm tròn điểm 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50, lẻ
<i>0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).</i>


<b>B. Hướng dẫn chấm cụ thể</b>
<b>I. Đọc hiểu (3,0 điểm)</b>


<i> 1. Yêu cầu về kỹ năng :</i>


- Học sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản;


- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<i> 2. Yêu cầu về kiến thức</i>


<b>Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích được viết theo phong cách ngơn ngữ chính luận. </b>



Câu 2 (1,0 điểm). Hai đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ đó qua đoạn Nghĩ
<i>cho kĩ thì thấy rằng… buổi ban đầu của trẫm hay sao? là : </i>


- Tính chặt chẽ của lập luận : Cách diễn đạt có giá trị lập luận, chặt chẽ từng ý, từng câu.
<i>(Một cái cột – không thể đỡ nổi căn nhà lớn, mưu lược một người - khơng thể dựng</i>
<i>nghiệp trị bình, trong vịm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người…, Huống nay</i>
<i>trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại khơng có lấy một người …) </i>
- Tính truyền cảm, thuyết phục : giọng văn hùng hồn, tha thiết <i>(không thể đỡ nổi, không</i>
<i>thể dựng nghiệp, Suy đi tính lại, ắt phải có, Huống nay, há trong đó lại khơng, buổi ban</i>
<i>đầu của trẫm hay sao?). </i>


<b>Câu 3 </b><i>(1,5 điểm). Viết đoạn văn ngắn (10 đến 15 dòng) khuyên thanh niên hãy quan</i>
tâm đến những vấn đề thời sự của đất nước.


Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần có thái độ nghiêm
túc, thể hiện trách nhiệm đối với những vấn đề thời sự của đất nước.


<i>Gợi ý về ý chính của đoạn văn :</i>


Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết
định tương lai, vận mệnh dân tộc.


Thanh niên phải tích cực học tập, tu dưỡng về mọi mặt, quan tâm đến những vấn
đề cấp thiết của nhân loại (như môi trường, dân số, dịch bệnh…), thời sự quốc tế, trong
nước, địa phương (như tình hình biển đơng, an ninh quốc phịng, phịng chống tội phạm).


Khơng để các thế lực thù địch lợi dụng, tuyên truyền, chống phá cách mạng, nâng
cao tinh thần cảnh giác, đập tan âm mưu chia rẽ khối đoàn kết của dân tộc.



<b>II. Làm văn (7,0 điểm)</b>
<i> 1. Yêu cầu về kĩ năng: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học: Trên cơ sở của chuẩn kiến thức kỹ</i>
năng, học sinh phải thể hiện được năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng để làm bài, đáp
ứng theo yêu cầu của đề ra.


<i>- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.</i>


- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
<i>2. Yêu cầu về kiến thức:.</i>


Sau đây là một số gợi ý:


2.1 Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn trích.
2.2 Phân tích hai khổ thơ :


- Bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và những
bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng càng buồn hơn, chia lìa hơn.


<i>Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;</i>


<i>…..</i>


<i> Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.</i>


- Ở khổ thơ cuối, hai câu đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi lên
bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều; đồng thời mang
dấu ấn tâm trạng của tác giả.



<i> Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,</i>


<i> Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.</i>


Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận (so
sánh với hai câu thơ của Thơi Hiệu trong Hồng Hạc lâu).


<i> Lòng quê dợn dợn vời con nước,</i>
<i> Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.</i>


- Nghệ thuật : Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (bút pháp nghệ thuật cổ
điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá
nhân).


2.3 Đánh giá : Nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao giao hòa
với cuộc đời, lòng yêu nước thiết tha của nhà thơ.


<b>3. Cách cho điểm </b>


<b> - Điểm 6-7: Phân tích được nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ, </b>nỗi sầu của cái
tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao giao hòa với cuộc đời, lòng yêu nước
thiết tha của nhà thơ. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi về chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.


- Điểm 4-5: Phân tích được nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ, niềm khát khao
giao hòa với cuộc đời, lòng yêu nước thiết tha của nhà thơ. Bố cục rõ ràng, lập luận tương
đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 2-3: Có nói đến nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ nhưng còn sơ sài,


mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


- Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc rất nhiều lỗi về điễn đạt.
- Điểm 0: Khơng làm bài hoặc hồn toàn lạc đề.


</div>

<!--links-->

×