Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Xác định một số bệnh thường xảy ra trên đàn dê địa phương định hóa nuôi tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.53 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------

HỒNG VĂN HẢI
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG XẢY RA TRÊN ĐÀN DÊ ĐỊA
PHƢƠNG ĐỊNH HĨA NI TẠI CHI NHÁNH NC&PT ĐỘNG THỰC
VẬT BẢN ĐỊA, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành/Ngành: Thú y
Khoa: Chăn ni thú y
Lớp : TY45N01
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------

HỒNG VĂN HẢI
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BỆNH THƢỜNG XẢY RA TRÊN ĐÀN DÊ ĐỊA
PHƢƠNG ĐỊNH HĨA NI TẠI CHI NHÁNH NC&PT ĐỘNG THỰC
VẬT BẢN ĐỊA, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành/Ngành: Thú y
Khoa: Chăn ni thú y
Lớp: TY45N01
Khóa học: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. TRẦN VĂN PHÙNG

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, là bước đầu giúp sinh viên tiếp cận với thực tế nhằm củng cố và
vận dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế. Sau một thời gian
học tập và nghiên cứu tại địa phương cũng như ở trường, đến nay em đã hoàn
thành đề tài thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xác định một số bệnh
thường xảy ra trên đàn dê địa phương Định Hóa ni tại Chi nhánh
NC&PT động thực vật bản địa, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, em
đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú, anh chị nơi em
thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn ni Thú y, đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo PGS.TS Trần Văn Phùng và sự giúp đỡ của Ths. Trần Đình
Quang cùng tồn thể các thầy cô, các cô, chú, anh chị đã trực tiếp hướng
dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề
tài tốt nghiệp.
Do trình độ bản thân cịn hạn chế và thời gian có hạn nên đề tài vẫn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của

các thầy cơ giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Sinh viên
Hoàng Văn Hải


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thuốc điều trị bệnh sán lá gan ....................................................................10
Bảng 2.2. Thuốc điều trị ve ..........................................................................................12
Bảng 4.1. Số lượng đàn vật nuôi của trại. ...................................................................31
Bảng 4.2. Kết quả cơng tác tiêm phịng ......................................................................32
Bảng 4.3. Kết quả cơng tác khác .................................................................................33
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh của đàn dê địa phương......................................................34
Bảng 4.5. Mức độ mắc bệnh của đàn dê địa phương. ..............................................35
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh theo độ tuổi của đàn dê địa phương.................................36
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh theo loại hình sản xuất của dê địa phương ......................37
Bảng 4.8. Triệu chứng điển hình một số bệnh thông thường của dê địa phương. ...38
Bảng 4.9. Kết quả trị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm của dê địa phương. ......39
Bảng 4.10. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy của dê địa phương........................40


iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CP

: Cổ phần


KST

: Ký sinh trùng

SS

: Sơ sinh

NC&PT

: Nghiên cứu và phát triển

HTX

: Hợp tác xã

NXB

: Nhà xuất bản

S.C

: Tiêm dưới da

P.O

: Cho uống




: Vừa đủ

ĐVT

: Đơn vị tính

Ha

: Héc ta


iv
PHỤ LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề........................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 4
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên
quan đến nội dung của chuyên đề ..................................................................... 6
2.2.1. Đặc điểm giống dê địa phương ............................................................... 6
2.2.2. Khái quát một số bệnh thường gặp trên dê ............................................. 9
2.2.3. Tình hình nghiên cứu. ........................................................................... 23
2.3. Giới thiệu thuốc sử dụng trong đề tài....................................................... 24

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành. .................................................................. 28
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 28
3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu........................ 29
3.4.3. Cơng thức tính tốn các chỉ tiêu............................................................ 30


v
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 31
4.1. Công tác chăm sóc ni dưỡng và phịng bệnh ....................................... 31
4.1.1. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng ............................................................. 31
4.1.2. Cơng tác phịng bệnh............................................................................. 32
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 33
4.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài .................................................................. 33
4.2.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn dê địa phương Định Hóa ni tại chi
nhánh NC&PT động thực vật bản địa- công ty CP khai khoáng miền núi. .... 33
4.2.2. Kết quả nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích một số bệnh thơng thường
xảy ra trên đàn dê địa phương Định Hóa ni tại chi nhánh NC&PT động
thực vật bản địa. .............................................................................................. 38
4.2.3. Kết quả điều trị một số bệnh phổ biến trên đàn dê địa phương Định Hóa
ni tại chi nhánh NC&PT động thực vật....................................................... 39
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC



1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Con dê là một trong những động vật được thuần hóa sớm nhất và hiện
nay được ni phổ biến ở khắp các Châu lục.
Dê có tính thích nghi cao với điều kiện sống khác nhau, bộ máy tiêu
hóa của dê rất phát triển, có thể tiêu hóa nhiều chất xơ. Dê ăn được nhiều loại
cỏ cây, có thể ăn trên đồi núi dốc, nơi mà trâu bị khơng thể tới. Thịt dê, sữa
dê và các sản phẩm khác từ dê có giá trị cao. Đặc biệt, thịt và sữa dê chiếm vị
trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn protein động vật cho người ở các
nước đang phát triển.
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng thịt dê ở các thành phố, thị
xã, thị trấn tăng lên. Vì vậy, nhiều tỉnh đã có kế hoạch phát triển đàn dê địa
phương. Nghề nuôi dê phát triển sẽ góp phần giải quyết cơng ăn việc làm và
xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở các tỉnh trung du và miền núi nước ta.
Song, để phát triển chăn ni dê, cịn gặp khơng ít khó khăn về con giống,
thức ăn, thú y và đặc biệt là nhận thức của nơng dân về nghề ni dê cịn chưa
đúng mức.
Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt là các tỉnh
miền núi. Số dê nuôi ở miền núi chiếm gần

tổng đàn dê và được nuôi chủ

yếu ở các hộ nông dân với quy mô nhỏ vài chục con.
Huyện Định Hoá nằm giáp ranh 6 huyện của 3 tỉnh phía Bắc giáp
huyện Chợ Đồn và Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn). Phía Nam giáp huyện Đại Từ và
Phú Lương, phía Tây giáp huyện Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang).

Định Hoá nằm giữa trung tâm 6 tỉnh Việt Bắc, nuớc non liên hoàn, hiểm trở.
Những năm trước trong 500 km2 đất tự nhiên thì rừng chiếm gần 90%, chỉ


2
cịn 10% đất canh tác, hiện nay diện tích rừng đã giảm nhiều, tuy vậy điều
kiện tự nhiên và thổ nhưỡng, khí hậu Định Hố rất thuận tiện cho việc chăn
ni gia súc như trâu, bị, ngựa, đặc biệt là dê.
Dê địa phương Định Hóa qua khảo sát ban đầu cho thấy, về ngoại hình
dê có màu lơng khá đa dạng. Tầm vóc nhỏ, mắn đẻ, nhưng số con đẻ ra/lứa lại
thấp, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa không cao bằng những giống dê khác. Về
sinh trưởng, khối lượng sơ sinh của dê từ 1,2 - 1,3kg, 6 tháng tuổi con đực
khoảng 7kg, con cái có trọng lượng khoảng 5kg, trưởng thành con cái nặng
khoảng 17 - 20kg, con đực có trọng lượng khoảng 25- 30kg. Về chất lượng
thịt thơm ngon, săn chắc hơn so với thịt dê lai và các giống dê khác. Tuy
nhiên, do điều kiện chăn nuôi khá hoang sơ, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật,
chuồng nuôi sơ sài, thức ăn dựa vào tự nhiên là chính, vấn đề phịng trị bệnh
chưa được quan tâm. Đó là những ngun nhân chính làm cho dê bị cảm
nhiễm với nguồn bệnh.
Trong khuôn khổ đề tài quỹ gen Bảo tồn và phát triển nguồn dê địa
phương huyện Định Hóa, Trường Đại học Nơng Lâm đã thiết lập một mơ
hình chăn ni dê địa phương của huyện Định Hóa tại Chi nhánh NC&PT
động thực vật bản địa. Để có cơ sở bảo vệ sức khỏe cho đàn dê địa phương,
xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác
định một số bệnh thường xảy ra trên đàn dê địa phương Định Hóa nuôi tại
chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề
Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích và thực hiện biện pháp

phịng, trị một số bệnh thông thường xảy ra trên đàn dê địa phương Định Hóa


3
nuôi tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa - cơng ty CP khai khống
miền núi.
Kết quả của chun đề là cơ sở cho người chăn nuôi biết được nguyên
nhân, triệu chứng và một số biện pháp phòng, trị một bệnh xảy ra trên đàn dê
địa phương Định Hóa nuôi tại chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa và
một số địa phương khác.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Theo dõi tình hình mắc bệnh của đàn dê địa phương Định Hóa ni
tại chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa.
- Biết được nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích của một số bệnh thông
thường xảy ra trên đàn dê địa phương Định Hóa ni tại Chi nhánh NC&PT
động thực vật bản địa.
- Thực hiện biện pháp phòng, trị một số bệnh thông thường xảy ra trên
đàn dê địa phương Định Hóa ni tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản
địa.


4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
- Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Trang trại nằm trên địa bàn xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên 5,8 ha. Địa giới hành chính
tiếp giáp với các xã sau:

Phía Đơng Bắc và Đơng tiếp giáp với xã Phú Đơ
Phía Tây và Tây bắc tiếp giáp xã n Lạc
Phía Nam giáp với xã Vơ Tranh
+ Điều kiện về khí hậu
Trang trại nằm trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc nên có đặc
điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là
mùa mưa và mùa khơ.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập
chung vào các tháng 6,7,8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn. Nhiệt
độ trung bình từ 23˚C - 28˚C. Độ ẩm tương đối từ 80 - 85 %.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, đặc điểm
của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ thấp, thời tiết khơ lạnh. Nhiệt
độ trung bình từ 15 - 19˚C. Có những thời điểm nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ
ẩm tương đối 70 - 75 %.
Nhìn chung điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất của trang trại. Tuy
nhiên sự khác biệt giữa 2 mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất. Lượng mưa tập
chung vào tháng 6, 7, 8 cộng với địa hình đất canh tác bằng phẳng, pha cát dẫn
đến hiện tượng ngập úng cây trồng. Ngược lại mùa khơ kéo dài nó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất cây thức ăn cho đàn gia súc.


5
+ Điều kiện về địa hình, đất đai
Trang trại có địa hình bằng phẳng, có dịng Sơng Cầu chảy qua, đất đai
tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dầy. Đây là điều kiện tương đối
thuận lợi cho việc sản xuất của trang trại, đặc biệt là sản xuất cây thức ăn
xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm gần đây trại đã đầu tư cho
thử nghiệm các giống cây thức ăn xanh có năng xuất cao và giá trị dinh dưỡng
cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc
vào mùa mưa và có thức ăn dự trữ cho mùa khơ. Tổng diện tích của trang trại

là 5,8 ha trong đó có 1,5 ha là diện tích trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện
tích đồng cỏ chăn thả là 01 ha. Như vậy, đây là điều kiện khá thuận lợi cho
phát triển cây thức ăn gia súc.
+ Giao thơng
Trang trại nằm ở xã Tức Tranh có điều kiện giao thông thuận lợi. Cách
thành phố Thái Nguyên 30 km về phía Tây Nam theo tuyến quốc lộ 3. Tuyến
đường liên 3 xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ hiện nay đã hồn thành con
đường bê tơng thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Đây là con đường đi
qua 17 xóm, trong đó 1 xóm thuộc xã Tức Tranh, 1 xóm thuộc xã Yên Đổ và
15 xóm thuộc xã Yên Lạc. Điểm đầu của tuyến đường được nối với đường
liên xã Phấn Mễ - Tức Tranh tại địa phận xóm Cầu Trắng, xã Tức Tranh. Do
vậy rất thuận lợi cho giao thông, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của trang trại.
+Thuỷ lợi
Trang trại có dịng Sơng Cầu chảy qua nên thường xun cung cấp nước cho
trồng trọt và chăn ni. Trang trại cịn xây dựng hệ thống ống dẫn nước cho sản
xuất. Chính vì vậy, diện tích sản xuất của trang trại được đảm bảo về nước tưới.
-Điều kiện kinh tế - xã hội
Trang trại tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh NC&PT động thực vật bản
địa. Đây là một trung tâm nghiên cứu, phát triển ngành chăn nuôi các vật nuôi


6
bản địa của tỉnh trung du và miền núi. Cơ sở có nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu đề tài và cải tiến khoa học kỹ thuật, sáng tạo ra những
phương pháp cải tiến trong chăn nuôi và sản xuất chính vì vậy nguồn thu kinh
tế từ sản xuất kinh doanh là khơng nhiều. Chính vì thế mà đời sống về vật
chất của trang trại cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơ sở đã từng bước
khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội bằng cách ngày càng nhân
rộng các mơ hình, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào thực tiến sản xuất. Đến

nay trang trại đã khẳng định được sự tồn tại, vị thế của mình trong sự nghiệp
phát triển chăn ni khu vực miền núi và nền kinh tế thị trường.
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nƣớc có
liên quan đến nội dung của chuyên đề
2.2.1. Đặc điểm giống dê địa phương
- Nguồn gốc dê địa phƣơng
Rất nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn
gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý
kiến cho rằng: Dê là một lồi vật ni được con người thuần hóa sớm nhất
sau đó là chó. Các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách
đây 6 -7 nghìn năm trước cơng nguyên. Kết quả đây cũng phù hợp với kết quả
xác định niên đại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy di chỉ đồ đá mới của
Jeri, nhìn chung khó xách định được thật chính xác thời điểm con người thuần
hóa dê rừng. Nhưng với dẫn liệu đặc biệt tìm thấy gần đây người ta cho rằng:
nơi thuần hóa đầu tiên là ở châu Á (Devendra và Nozawa, 1976)[13] vào
thiên niên kỷ thứ 7- 9 trước công nguyên, tại vùng núi Tây Á. Thực tế ngày
nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy với số lượng lớn ở thung
lũng đầu nguồn sông Ấn và những dãy núi nằm ở phía Đơng sơng này. Giống
như các vật ni khác sau khi được thuần hóa, ban đầu dê ni để lấy thịt, sau


7
đó ni để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm hơn cả bị sữa vì vắt
sữa dê đơn giản hơn với sữa bò.
Về nguồn gốc: Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều
nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính.
+ Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus): được tìm thấy ở tận các nước tiểu
Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu Âu. Nó
được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng
thẳng nhưng xoắn vặn.

+ Dê rừng Markhor (Capra Faloneri): nhóm này có sừng cong vặn về phía
sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, cịn thấy ở vùng núi Hymalaya
và được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đơng và phía Tây của dãy núi này.
Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir - Karakorum.
Hiện nay, người ta cho rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là nước Trung
Đơng, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là nước Châu Âu, Châu Á và
Châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đơng Nam Á.
- Đặc điểm ngoại hình dê
Dê là lồi động vật được thuần hóa rất lâu đời, nhìn bên ngồi dê có râu
ở cả con đực và con cái, có sừng, hai sừng gần sát nhau. Trán dê lồi, xương
mũi thẳng, mõm dê mỏng, môi linh hoạt, răng cửa sắc nhờ đó dê có thể gặm
được cỏ mọc thấp và chọn lấy những lá non và búp cây. Lơng của dê có nhiều
màu khác nhau và rất đa dạng như: màu trắng, đen, xám, vàng, nâu, khoang...
Dê cỏ có đầu to, đơi tai nhỏ, ngắn và dựng đứng lên, cặp sừng cũng ngắn, cổ
ngắn có bờm và có râu cằm. Màu sắc lông da của giống dê này rất khác nhau
nhưng đa số có màu vàng nâu hoặc đen loang trắng hay loang đen, loang trắng.
- Đặc điểm tiêu hóa
Dê thuộc loại động vật nhai lại như trâu, bị, cừu... Bộ máy tiêu hóa của
dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ


8
cây, các loại cây cằn cỗi...). Miệng của dê tuy nhỏ nhưng mơi lại rất mềm nên
có thể gặm được nhiều loại thức ăn (như cỏ, cành, lá, gai góc, vỏ cây...). Lưỡi
dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh khác nhau, các gai này không
những phân biệt được mùi vị mà cịn có thể ước lượng được độ cứng, mềm
của thức ăn.
Hàm trên khơng có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn,
có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng
răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây...)

bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm
để nghiền thêm. Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà
chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh.
Dạ dày của dê là một cơ quan rất lớn, dung tích có thể lên tới
30 lít chiếm hết xoang bụng bên trái, được chia thành 4 ngăn với các chức
năng riêng biệt, có thể coi như 4 dạ dày nhỏ. Bốn túi này có kích thước và
cơng dụng khác nhau, gồm:


Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm khoảng 80% thể tích tồn dạ dày dùng để

chứa thức ăn vừa nuốt vào.


Dạ tổ ong là túi nhỏ nhất, dung tích chiếm khoảng 1-2 lít tồn dạ dày,

mặt trong có nhiều ơ năm góc, dùng để nghiền thức ăn.


Dạ lá sách lớn hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp lại

(như các trang sách), dùng để ép thức ăn thu hút những chất dinh dưỡng dưới
thể lỏng.


Dạ múi khế dài khoảng 40 cm có nhiều tuyến tiêu hóa và

mạch máu nên mềm và xốp.
Thức ăn sau khi qua 4 túi của dạ dày sẽ được chuyển tới ruột non gồm
các tuyến nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng ni cơ thể, phần dư thải cịn lại sẽ

được tống xuống ruột già để bài tiết ra ngoài.


9
2.2.2. Khái quát một số bệnh thường gặp trên dê
2.2.2.1. Bệnh ký sinh trùng.
- Bệnh sán lá gan (Fasciolosis)
Bệnh sán lá gan là một bệnh phổ biến ở dê.
Nguyên nhân
Có 2 loài sán lá gan: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Các lồi
Fasciola có vịng đời gián tiếp thơng qua ký chủ trung gian là ốc nước ngọt.
Sán trưởng thành sống trong ống mật của vật chủ như dê (kể cả người) và đẻ
trứng.Trứng theo ống mật vào đường tiêu hóa, sau đó theo phân ra ngồi. Ở
đồng cỏ ướt, trứng phát triển thành ấu trùng sán và xâm nhập vào ốc nước
ngọt. Ở trong ốc, ấu sán phát triển qua nhiều giai đoạn thành vĩ ấu, sau đó
chúng thốt ra khỏi ốc, bơi trong nước bám vào cây cỏ và cư trú ở đó. Ở cây
cỏ chúng phát triển thành vĩ ấu trung gian có khả năng gây bệnh. Khi dê ăn
phải cây cỏ có ấu sán này, chúng xuyên qua khoang bụng ký chủ, di chuyển
vào gan và cư trú ở đó. Ở trong ống mật chúng phát triển thành sán trưởng
thành rồi lại đẻ trứng, tiếp tục một chu kỳ mới.
Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng
Quá trình gây bệnh bắt đầu từ vĩ ấu trung gian xâm nhập vào gan và di
trú qua mơ gan. Khi có 1000 con sán ký sinh trong cơ thể thì có thể sinh ra
bệnh sán lá gan cấp tính ở dê và nếu có 200 con sán ký sinh trong cơ thể thì
chỉ có thể gây nên bệnh ở dạng bán cấp tính. Trong trường hợp cấp tính có sự
phá vỡ mô gan từng vùng với hiện tượng xuất huyết nặng, rỉ máu đầy xoang
bụng và làm dê chết. Bệnh viêm gan mãn tính xuất hiện sau khi sán xâm nhập
ống mật, khi đó sẽ sảy ra thiếu máu thiếu protein huyết thanh. Cả 3 dạng trên
có thể xuất hiện đồng thời ở một cơ thể dê.
 Bệnh sán lá gan cấp tính: ít xảy ra ở dê, con vật có biểu hiện suy

nhược, kém ăn, ỉa chảy, chướng bụng, miệng hôi, sốt, gan sưng to và đau,


10
thiếu máu, vàng da và niêm mạc, đơi khi có triệu chứng thần kinh (quay
cuồng, đi xiêu vẹo), kiệt sức. Có thể chết do bệnh nặng.
 Bệnh sán lá gan bán cấp: có các dấu hiệu như trên nhưng kéo dài vài tuần.
 Bệnh sán lá gan mãn tính: là dạng phổ biến nhất. Gia súc mắc bệnh thì
suy yếu, kém ăn, lờ đờ, giảm tiết sữa và giảm trọng lượng sau một tháng trở
lên. Trong trường hợp kéo dài, có thể dê bị ỉa chảy. Thể lực kém, xù lơng,
niêm mạc nhợt nhạt và tim đập nhanh hơn. Có xuất hiện thủy thũng trong
trường hợp kéo dài.
Điều trị và phịng bệnh
Có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
Bảng 2.1. Thuốc điều trị bệnh sán lá gan
Cách

Liều dùng Hiệu lực

Lứa tuổi sán mà

dùng

(ml/kgTT)

(%)

thuốc có hiệu quả

Albendazole


p.o

15

95,90

Trưởng thành

Diamphenethide

p.o

15

87,50

Non và trưởng thành

Triclabendazole

p.o

15

100

Non và trưởng thành

s.c


0,8

90



p.o

2-4

90



Rafoxanide

p.o

7,5

100



Nitroxynil

s.c

15


89

Trưởng thành

Bromphenophos

p.o

16,5

100

Trưởng thành và non

Tên thuốc

Niclofolan

Khi bệnh ở thể cấp tính và bán cấp tính, nên dùng thuốc diamphenethide
hoặc triclabendazole, tuy nhiên tiên lượng không cao. Đối với dạng mãn tính
thì có điều trị bằng bất kỳ loại thuốc nào nêu trên đều có tác dụng.
Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải thu gọn và tiêu hủy. Biện
pháp phòng bệnh tốt nhất là khơng nên chăn thả dê ở khu vực có điều kiện


11
cho ốc nước ngọt cư chú và định kỳ 6 tháng một lần tẩy sán bằng thuốc hiệu
lực cao cho toàn đàn dê bị nhiễm sán.
- Bệnh sán dây

Nguyên nhân và bệnh lý
Monieza expansa và Monieza benedeni là hai loài sán dây đường ruột
chủ yếu của dê và rất phổ biến ở Việt Nam. Sán dây trưởng thành phát triển
trong ruột dê có thể dài vài mét. Sán bao gồm các phần đầu, cổ ngắn và thân
dài có các đốt sán. Các đốt sán phía sau chứa đầy trứng và được thải ra theo
phân. Những túi trứng màu trắng, dài 1-1,5cm. Ve, bét ở đất, ở cỏ cây ăn phải
trứng sán, trứng sán phát triển trong ve, bét thành ấu sán gây nhiễm
(Cysticercoids). Dê ăn phải ve, có ấu sán theo đường thức ăn, sau đó ấu sán
phát triển thành sán dây ở đường ruột dê. Sán dây không hút dinh dưỡng bằng
mồm, nhưng các chất dinh dưỡng của dê được hấp thụ từ ruột qua biểu bì sán.
Tối thiểu, khi có 50 con sán ký sinh có thể làm cho dê chết.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường biểu hiện lâm sàng ở dê trên 6 tháng tuổi. Những con dê
mắc bệnh thường thể hiện cịi cọc, bụng xệ. Nhìn thấy các đốt sán lẫn trong
phân. Phân nhão hoặc khơng đóng viên, đơi khi phân lại ở dạng táo bón.
Điều trị và phịng bệnh
Dùng niclosamide (50mg/kg, cho uống) có hiệu lực cao và an toàn trong
việc điều trị sán dây.
Sử dụng thuốc tẩy sán định kỳ thường xuyên là phương pháp có hiệu quả
để hạn chế mức độ nhiễm sán và hạn chế tối thiểu tác hại cho dê.
- Bệnh giun phổi
Bệnh lý
Khi giun cư trú trong phổi, khí quản, gây viêm phổi, sau đó dê ốm nặng
rồi chết do suy nhược. Phổi bị teo, cơ quan hô hấp của dê bị chèn ép, ho,


12
trứng giun từ khí quản ra miệng rồi đẩy ra ngoài hoặc nuốt trở lại vào bụng.
Trong bụng, trứng giun phát triển thải qua phân ra đồng cỏ. Trong vòng 6
ngày , ấu trùng trưởng thành theo thức ăn vào đường tiêu hóa của dê rồi qua

mạch máu mà vào phổi.
Cách phòng chữa
Cho uống thuốc hoặc cho ăn hỗn hợp với nước phenon; Đồng cỏ cần
chăn luân phiên.
- Ve
Ve là một loại ngoại ký sinh trùng rất phổ biến ở dê. Có 2 loại ve: ve
mềm thuộc họ Argasidae hút máu liên tục trên ký chủ; ve cứng thuộc họ
Ixodidae, chỉ hút máu một lần trong mỗi giai đoạn phát triển.
Ve có 3 giai đoạn phát triển: ấu (Larvae: 6 chân), con non (Nymphae: 8
chân) và trưởng thành (8 chân). Có một số giống ve cư trú ở bàn chân, đặc
biệt là ở giữa móng chân, gây nên các áp xe. Ve hút máu và phá hủy da, làm
cho dê bị thiếu máu và truyền một số bệnh nguy hiểm như: Anaplasmosis,
Babesiosi...
Điều trị và phòng bệnh
Phải tiêu diệt ve ngay từ khi có ít dê và nhiễm ít ve. Thường xuyên kiểm
tra dê và điều trị kịp thời bằng một số loại hóa chất sau.
Bảng 2.2. Thuốc điều trị ve
Tên hóa chất
Amitraz (L)
Coumaphos (L)
Crotoxyphos (L)
Fenvalerate
Ivermectin
Lime sulfur (L)
Lindane (γ-HCH)

Nồng độ và cách dùng
0,025-0,05%, phun
0,25%, phun, 0,5% bột
0,5-1%, phun

0,05%, ngâm
0,2mg/kg P, tiêm dưới da
2,5%, ngâm
0,06%, phun: 0,03%, ngâm


13
Malathion
Methoxychlor
Permethrin
Phosmet
Trichlorfon

0,05%, phun: 5%, bột
0,5-1%, phun/ngâm; 5% bột
0,055%, phun
0,15-0,25%, ngâm/phun
0,2%, ngâm/phun

(*) Ghi chú: (L) – thuốc sử dụng được cho gia súc lấy sữa.
- Bệnh ghẻ (Scabies)
Có 3 loại ghẻ khác nhau: ghẻ đầu (có thể lan truyền tồn thân) do
Sarcoptes rubicaprae, con ghẻ đục khoét đường hầm trong da và sống bằng
chất dịch thể. Ghẻ ở chân, vú, vùng bẹn, bìu dái, đơi khi ở lưng và cổ do
Chorioptes caprae, con ghẻ sống trên bề mặt da và biểu bì da. Ghẻ tai do
Psoroptes cunniculi, không đào rãnh nhưng sống bằng chất dịch thể.
Triệu chứng
+ Ghẻ Sarcoptes: Trên da xuất hiện các nốt sần sùi, đặc biệt là ở trên đầu.
Một số dê bệnh nặng hơn ở dạng viêm da quanh mắt và tai, trên cổ và ngực,
phía trong bẹn và bầu vú.

+ Ghẻ Chorioptes: Các lớp vẩy loét trên da thường thấy ở chân sau, bầu
vú, bìu dái, và các khu vực xung quanh. Dê thường cúi, liếm các lớp vẩy loét
ở chân sau.
+ Ghẻ Psoroptes: Dê bị bệnh ngứa ngáy, hay dụi đầu và cọ sát tai. Các
lớp lt thường ở phía ngồi tai, nhưng khơng điển hình.
Điều trị
+ Ghẻ Sarcoptes: Điều trị gia súc đang tiết sữa yêu cầu phải lặp lại bằng
huyễn dịch bột lưu huỳnh sau 5-7 ngày, amitraz (0,05%, điều trị 2 lần, cách
nhau 5-7 ngày) cũng có tác dụng tốt. Đối với gia súc khơng tiết sữa thì dùng
ivermectin điều trị là tốt nhất (1ml dung dịch 1% cho trưởng thành, tiêm dưới
da), điều trị 2 lần, cách một tuần. Cần dùng nước xà phòng để rửa bong sạch
vẩy trước khi điều trị.


14
+ Ghẻ Chorioptes: cũng như trên, có thể dùng bột lưu huỳnh (4 lần, cách
nhau 1 tuần, dung dịch 2%), an toàn đối với cả dê đang tiết sữa. Một số hóa
chất như crotoxyphos-0,5%, coumaphos-0,25%, trichlorfon-0,2%, amitraz0,05%, lindane-0,03% và fenvalerate-0,05% được dùng điều trị tối thiểu 2
lần, cách nhau 10-14 ngày.
+ Ghẻ Psoroptes: Điều trị cũng như trên. Có thể dùng ivermectin tiêm 2
lần, cách nhau 1 tuần cũng cho kết quả tốt.
Lưu ý: ivermectin có thể làm hại sức khỏe con người, do đó khơng
được sử dụng sữa và thịt của con ốm sau điều trị 1 tháng.
2.2.2.2 Bệnh ngoại khoa.
- Các vết thƣơng hở
Nguyên nhân: Do gai cào, chó cắn, bị bỏng hoặc u nhọt.
Triệu chứng:
+ Vết thương hở mà nhỏ thì lơng vẫn phủ bên ngồi, con vật thường liếm
chỗ đó, máu rỉ ra làm bết lơng lại.
+ Vết thương kín: Nhìn ngồi khơng rõ, con vật đau đớn, vết thương lúc

đầu sưng, nóng, cứng, về sau thành mủ mềm.
Điều trị
+Vết thương hở thì cắt lơng xung quanh rồi rửa sạch, bôi thuốc sát trùng,
nhỏ Iod, mỡ sulphamit. Dùng crezin, ichthyol, dầu hỏa hoặc dipterex bôi xung
quanh vết thương để chống ruồi nhặng.
+Vết thương kín: có thể dùng cao dán. Nếu có mủ thì phải mổ, rửa sạch,
cho kháng sinh vào và sát trùng đề phòng ruồi nhặng, đè phòng nhiễm trùng,
đặc biệt là bệnh uốn ván.
+Vết thương bỏng: Bôi các loại thuốc mỡ, dầu gan cá, mỡ kháng sinh.
Bỏng axit thì phải rửa bằng nước vơi.


15
- Bệnh thối móng
Nguyên nhân
Bệnh thối móng là dạng viêm da giữa các ngón chân nhưng với diện rộng
và lây sang cả phần móng cũng như cấu trúc khác của móng. Bệnh gây ra do
vi khuẩn Bacteroides nodosus và Fusobacterium necrophorum.
Bệnh hay xuất hiện khi thời tiết nóng, mưa nhiều. Sự kết hợp các yếu tố
đồng cỏ ướt và thời tiết ấm là điều kiện thuận lợi để lây lan bệnh vì nó làm
cho da móng chân bị mềm và ẩm, dễ bị viêm da và chấn thương cơ học. Các
yếu tố môi trường và quản lý khác dẫn đến các dạng bệnh trên là: sân ướt, lầy
bùn, bãi cỏ chăn thả khơng thốt nước, móng chân mọc dài, nhốt chật chội, dê
mới nhập đàn bị bệnh, dê vận chuyển từ xa về thải mầm bệnh vào đồng cỏ.
Móng chân mọc dài nhanh và bị mẻ vỡ là một trong những ngun nhân
chính gây bệnh, vì vậy cần phải thường xuyên kiểm tra và cắt móng cho dê.
Điều kiện để lây lan bệnh là dê nhiễm bệnh và dê mẫn cảm với bệnh tiếp
xúc với nhau trên đồng cỏ trong mơi trường ẩm và nóng.
Triệu chứng lâm sàng
Dê bị q rõ rệt khi thấy có hoại tử ở xung quanh móng. Lúc đầu dê

chống hai khuỷu chân trước để đi, sau đó thì khơng đi được nữa. Biểu bì giữa
các móng chân bị sưng lên. Lớp móng sừng bong ra khỏi ngón chân, mủ xuất
hiện. Mùi thối do hoại tử rất đặc trưng. Thể lực giảm sút và khả năng sản xuất
thịt, sữa giảm.
Điều trị
Bệnh thối móng có tính truyền nhiễm rất cao, khi phát hiện một con bệnh
thì phải kiểm tra tồn bộ chân của đàn dê để có biện pháp xử lý.
Một số kỹ thuật điều trị cần quan tâm như cắt móng chân, sử dụng bể
thuốc để ngâm chân và điều trị kháng sinh. Gọt bỏ những phần tổ chức bị
chết, tìm các bọc mủ và loại bỏ hết mủ, sau đó ngâm chân mắc bệnh vào bể


16
thuốc sát trùng. Dao gọt móng nên sát trùng bằng dung dịch Formalin 10% để
tránh sự lây lan bệnh. Các vẩy cắt từ móng thối phải đem đốt.
Sử dụng dung dịch ngâm sát trùng phải đảm bảo khơng gây kích thích da
người và dê. Thường dùng sulfat kẽm 10% là nồng độ phù hợp và có tác dụng
tốt. Trong trường hợp nặng cần ngâm chân trong 1 giờ, lặp lại 3 lần/tuần. Sau
khi ngâm xong nên nhốt dê ở nơi khơ ráo, giữ cho móng chân khơ và sạch.
Có thể dùng một số thuốc kháng khuẩn thay cho việc ngâm chân sau khi
cắt gọt móng như: sulfat kẽm, sulfat đồng. Một số kháng sinh như tetracyclin
và penicillin cần được rắc hoặc bơi trực tiếp vào phần móng viêm. Sau khi rắc
thuốc cần băng móng để chóng hồi phục.
Tiêm kháng sinh cũng có thể có tác dụng.
Trong khi điều trị khơng được cho dê vào chỗ ướt, lầy bẩn. Không cho
chăn thả cùng với đàn dê khỏe ít nhất 14 ngày sau điều trị.
Phòng bệnh
Phải kiểm tra chân dê mới mua về thật kỹ để phát hiện các vết loét. Nếu
có dấu hiệu bệnh thì phải điều trị và ni cách ly hai tuần trước khi nhập đàn.
Nên kiểm tra móng chân thường xuyên và định kỳ cắt gọt móng chân cho dê.

2.2.2.3. Bệnh nội khoa.
- Bệnh chƣớng hơi dạ cỏ (Bloat)
Ngun nhân
Là hội chứng rối loạn tiêu hóa do ni dưỡng khơng đúng quy trình: thức
ăn hơi mốc, thức ăn chứa nhiều nước, ngộ độc thuốc trừ cỏ hoặc cây lá có độc
tố, ăn cỏ ướt, hoặc thay đổi đột ngột thức ăn từ thô sang tinh hoặc dê bị cảm
lạnh, viêm ruột, bội thực dạ cỏ...
Triệu chứng
Con vật bứt rứt, ngoảnh nhìn hơng trái, chân đạp vào bụng. Trong dạ cỏ
xuất hiện lượng hơi lớn, bụng căng, mất phản xạ ợ hơi, bỏ ăn, không nhai lại,
chảy nước bọt. Con vật chết nhanh do ngạt thở, trụy tim mạch.


17
Bệnh tích
Con vật chết, bụng chướng to, phổi tụ huyết.
Cách chữa
Kéo lưỡi con vật ra nhiều lần, hoặc cho vào mồm nó một ống thơng dạ
cỏ, nhấc hai chân trước lên, cho con vật ở trạng thái dựng đứng. Xoa bóp
nhiều lần vùng dạ cỏ để làm tăng nhu động dạ cỏ và thoát hơi. Cho uống dung
dịch creolin hoặc cho uống dung dịch amoniac (1 thìa cà phê/500g nước, hoặc
dung dịch rượu tỏi v.v...); xơng khói bồ kết, cho ăn lá thị để kích thích ợ hơi
hoặc đánh rắm. Chỉ nên dùng kim chọc dạ cỏ khi cấp cứu ở giai đoạn cuối
cùng của chướng hơi cấp tính. Sau đó nên tiêm kháng sinh trong 3-5 ngày để
tránh viêm phúc mạc và rị rỉ dạ cỏ.
Phịng bệnh
Khơng cho dê ăn thức ăn ôi mốc, ăn quá nhiều thức ăn tinh (hạt, củ quả),
tránh chăn ở bãi ẩm ướt, cho ăn cỏ khô trước khi cho ăn cỏ non đầu vụ, diệt
cỏ, cây độc trên bãi chăn.
- Hội chứng đau bụng

Nguyên nhân
Bệnh thường thấy ở dê con, dê bị nhiễm giun sán, ngộ độc hoặc ăn thức
ăn kém phẩm chất.
Triệu chứng
Dê đau từng cơn ở đường tiêu hóa, con vật gù lưng lại, thở nhiều, đi
loạng choạng, hoảng loạn, cơn đau tăng cho đến chết.
Điều trị
Tùy theo nguyên nhân để điều trị.
Nếu nghi con vật bị ngộ độc thức ăn thì điều trị theo phương pháp chữa
ngộ độc.
Nếu nghi dê bị rối loạn tiêu hóa thì có thể điều trị: Dê lớn cho uống ¼ lít
dầu gai hoặc cho uống rượu mạnh (1 cốc) pha vào hai cốc nước, mỗi giờ uống


18
một lần, cho đến khi khỏi cơn đau. Trường hợp đau dữ dội, dùng thuốc giảm
đau như moocfin hoặc atropin;
Nếu nghi con vật mắc bệnh giun sán thì dùng các biện pháp kiểm tra, xác
định (chẩn đốn trong phịng thí nghiệm, chẩn đoán lâm sàng) và dùng các
loại thuốc tẩy phù hợp.
- Hội chứng tiêu chảy ở dê (Neonatal Diarrhear Complex)
Nguyên nhân
Bệnh chỉ sảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu
chảy thường là: Escherichia coli, Clostridium perfringens và Salmonela. Một
số loài vi rút như rota và corona cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh
này trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật
chội và vệ sinh kém hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc
quá lạnh và ẩm thấp; sử dụng thức ăn thay thế kém chất lượng, thay đổi chế
độ ăn và loại thức ăn đột ngột, thiếu sữa đầu.
Triệu chứng lâm sàng

Thể nhẹ: Dê có thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ
nhão đến loãng.
Thể nặng: Cơ thể bị mất nước, dê con buồn rầu, mồm khô, mất phản xạ
bú mẹ, dê yếu không đứng dậy được; đầu, tai, mũi bị lạnh; đuôi, mắt nhợt
nhạt, thân nhiệt hạ, bỏ ăn, bụng nhão, nhu động ruột thường tăng rất mạnh.
Phân thay đổi từ sền sệt chuyển sang trắng có bọt xanh, vàng, hơi thối.
Điều trị
Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh này cần kết hợp việc bổ
xung lượng nước đã bị mất, cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và dùng
kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh.
Có thể sử dụng một trong các dung dịch chống mất nước và điện giải
theo công thức sau đây:


×