Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CAM HUYỆN HÀM YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 188 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------  ----------

BÁO CÁO THUYẾT MINH
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT
ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG
TRỒNG CAM HUYỆN HÀM YÊN

Đơn vị thực hiện:

Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp,

Chủ nhiệm dự án:

Nông thôn, VUSTA
TS. Nguyễn Văn Toàn

Tuyên Quang, 12/2014


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
I. Sự cần thiết phải lập dự án.................................................................................1
II. Cơ sở pháp lý của dự án...................................................................................2
III. Mục tiêu của dự án..........................................................................................4
3.1. Mục tiêu tổng quát..........................................................................................4
3.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................4


PHẦN I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ
ÁN......................................................................................................................... 5
I. Đối tượng, phạm vi lập dự án............................................................................5
II. Nội dung thực hiện dự án.................................................................................5
2.1. Đánh giá hiện trạng đất trồng cam huyện Hàm Yên và các giải pháp kỹ thuật
đã sử dụng............................................................................................................. 5
2.2. Đánh giá chất lượng tài nguyên đất và các yếu tố có liên quan đến xác định
vùng thích nghi trồng cam.....................................................................................6
2.3. Nghiên cứu xây dựng bản đồ thích nghi vùng phát triển cam tỷ lệ 1/25.000
huyện Hàm Yên.....................................................................................................7
2.3.1 Xây dựng các Bản đồ chuyên đề phục vụ chồng xếp xây dựng bản đồ đơn
vị đất đai (Land mapping units)............................................................................7
2.3.2. Xây dựng bản đồ thích nghi vùng phát triển cam tỷ lệ 1/25.000 huyện
Hàm Yên và 1/10.000 cho từng xã........................................................................7
2.4. Đề xuất định hướng vùng thích nghi trồng cam có hiệu quả trên địa bàn
vùng cam Hàm Yên...............................................................................................8
2.4.1. Quan điểm đề xuất định hướng vùng thích nghi trồng cam........................8
2.4.2. Định hướng vùng thích nghi trồng cam đến từng xã và toàn huyện............8
2.5. Đề xuất các giải pháp để phát triển vùng trồng cam mang lại hiệu quả kinh
tế cao..................................................................................................................... 8
III. Phương pháp lập dự án....................................................................................9
i


3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................9
3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..............................................................9
3.3. Phương pháp điều tra bổ sung các yếu tố có liên quan đến xác định vùng đất
thích nghi phát triển cam và lấy mẫu đất phân tích...............................................9
3.4. Phương pháp điều tra nhanh nơng thơn có sự tham gia của nơng dân
(Participatory Rural Appraisal)...........................................................................10

3.5. Phương pháp phân tích đất...........................................................................10
3.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả của loại hình sử dụng đất...........................11
3.6.1. Về hiệu quả kinh tế....................................................................................11
3.6.2. Hiệu quả về xã hội.....................................................................................12
3.6.3. Hiệu quả về mơi trường.............................................................................12
3.7. Phương pháp xây dựng bản đồ độ phì..........................................................13
3.8. Phương pháp đánh giá đất dựa trên việc kết hợp giữa hệ thống thông tin địa
lý (GIS) với phần mềm ALES.............................................................................14
3.9. Phương pháp xây dựng bản đồ:....................................................................14
3.10. Phương pháp tổng kết thực tiễn kết hợp chuyên gia...................................14
PHẦN II. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN SẢN XUẤT CAM TẠI VÙNG CAM HÀM YÊN.........................15
I. Điều kiện tự nhiên............................................................................................15
1.1. Vị trí địa lý................................................................................................... 15
1.2. Địa hình, địa mạo.........................................................................................15
1.3. Khí hậu......................................................................................................... 16
1.3.1. Nhiệt độ..................................................................................................... 16
1.3.2. Lượng mưa................................................................................................16
1.3.3. Nắng.......................................................................................................... 17
1.3.4. Độ ẩm khơng khí.......................................................................................17
1.3.5. Các hiện tượng khí hậu, thời tiết khác.......................................................17
1.3.6. Một số hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan...........................................17
1.4. Thủy văn.......................................................................................................18
1.5. Tài nguyên nước...........................................................................................18
1.6. Tài nguyên rừng...........................................................................................19
ii


1.7. Thực trạng môi trường đất và nước..............................................................19
II. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội................................................................20

2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................................20
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.......................................................22
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp....................................................................22
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp.....................................................................25
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ............................................................................25
2.3. Dân số, lao động, việc làm và mức sống......................................................25
2.3.1. Về dân số và biến động dân số..................................................................25
2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập.................................................................27
III. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.........................28
3.1. Giao thông....................................................................................................28
3.1.1. Giao thông đường bộ.................................................................................28
3.1.2. Giao thông đường thuỷ..............................................................................29
3.2. Thuỷ lợi........................................................................................................29
IV. Đánh giá chung..............................................................................................30
4.1. Thuận lợi......................................................................................................30
4.2. Những khó khăn, hạn chế.............................................................................30
PHẦN THỨ III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................32
I. Khối lượng công việc đã thực hiện..................................................................32
1.1. Tổng diện tích đất đã điều tra.......................................................................32
1.2. Số lượng phẫu diện đất đã điều tra...............................................................32
1.3. Các bản đồ và báo cáo thuyết minh đã hoàn thành.......................................32
II. Kết quả điều tra đánh giá đất đai phục vụ phát triển cam trên địa bàn huyện
Hàm Yên và Chiêm Hoá......................................................................................33
2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong vùng cam Hàm Yên....................33
2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp..........................................................33
2.1.2. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và kiểu sử dụng đất
nông nghiệp vùng cam Hàm Yên........................................................................34
2.1.3. Hiệu quả kinh tế của loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp
trong vùng trồng cam Hàm Yên..........................................................................38
iii



2.2. Tình hình sản xuất cam trong vùng cam Hàm Yên......................................42
2.2.1. Hiện trạng sản xuất cam năm 2013 và biến động sản xuất cam giai đoạn
2008-2013........................................................................................................... 42
2.2.2. Tình hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất cam sành tại vùng
nghiên cứu................................................................................43_Toc405909104
2.2.3. Tình hình tiêu thụ cam tại vùng cam Hàm Yên.........................................49
2.2.4. Hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của trồng cam..............................49
2.3. Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cam trên địa
bàn vùng cam Hàm Yên......................................................................................60
2.4. Nhận xét chung về hiện trạng sử dụng đất vùng cam Hàm Yên...................61
III. CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI VÙNG TRỒNG CAM HUYỆN HÀM YÊN.....64
3.1. Các loại đất vùng trồng cam và tính chất hoá học của lớp đất mặt..............64
3.1.1. Các loại đất vùng trồng cam Hàm Yên......................................................64
3.1.2. Một số tính chất hoá học chủ yếu của đất vùng trồng cam Hàm Yên ......86
3.2. Chất lượng đất đai trong vùng trồng cam Hàm Yên.....................................89
3.2.1. Đặc điểm của các đơn vị đất đai vùng cam Hàm Yên...............................89
3.3. Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với cây cam và đất đã trồng cam
trước năm 2014................................................................................................... 94
3.3.1. Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với cây cam............................94
3.3.2. Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai theo hiện trạng trồng cam trước
năm 2014............................................................................................................. 97
3.4. Đề xuất vùng thích nghi trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế cao...............98
3.4.1. Những quan điểm và định hướng đề xuất cụ thể vùng thích nghi trồng cam....98
3.4.2. Đề xuất vùng thích nghi phát triển cam trên địa bàn Hàm Yên và Chiêm Hoá
..................................................................................................99_Toc405909134
3.4.3. Tiềm năng phát triển cam sau năm 2020.................................................101
3.5. Đề xuất các giải pháp để phát triển vùng trồng cam mang lại hiệu quả kinh
tế


cao............................................................................................................

…..102
3.5.1. Quy hoạch sử dụng đất trồng cam gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại
rừng để phát triển cam.......................................................................................102
iv


3.5.2. Giải pháp khoa học công nghệ................................................................102
3.5.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ...............................108
3.5.4. Giải pháp phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất cam.................................110
3.5.5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai..................................111
3.5.6. Các giải pháp chính sách khác.................................................................112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................115
I. KẾT LUẬN....................................................................................................115
II. KIẾN NGHỊ..................................................................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................119
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 122

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đối tượng khảo sát, nghiên cứu............................................................5
Bảng 1.2: Khung phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử
dụng đất trên địa bàn vùng cam Hàm Yên...........................................................11
Bảng 1.3: Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cam vùng cam Hàm
Yên...................................................................................................................... 11
Bảng 1.4: Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của sản xuất cam vùng cam huyện

Hàm Yên............................................................................................................. 12
Bảng 1.5: Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường trồng cam vùng cam huyện
Hàm Yên............................................................................................................. 12
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2007 – 2013.......21
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu so sánh của huyện Hàm Yên với tỉnh Tuyên Quang. .22
Bảng 2.3: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2007- 2013...............24
Bảng 2.4: Tình hình biến động dân số qua một số năm......................................26
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu so sánh về dân số của huyện Hàm Yên......................27
Bảng 2.6: Tình hình lao động và việc làm tại vùng nghiên cứu..........................27
Bảng 3.1: Hiện trạng đất nông nghiệp trên địa bàn vùng cam Hàm Yên năm 2013
............................................................................................................................. 33
Bảng 3.2: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn vùng cam Hàm Yên.........................................................................35
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất
trên địa bàn vùng cam Hàm Yên.........................................................................38
Bảng 3.4: Phân cấp hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất vùng trồng cam
huyện Hàm Yên...................................................................................................39
Bảng 3.5: So sánh biến động sản xuất cam giai đoạn 2008- 2013......................42
Bảng 3.6: Kết quả điều tra hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất cam.............................................................................................................. 44
Bảng 3.7A: Tình hình sử dụng phân bón cho 1 ha cam thời kỳ kiến thiết cơ bản
tại vùng cam Hàm Yên........................................................................................46

vi


Bảng 3.7B: Tình hình sử dụng phân bón cho 1 ha cam thời kỳ kinh doanh tại
vùng cam Hàm Yên.............................................................................................47
Bảng 3.8: Các loại sâu hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng cam Hàm Yên 48
Bảng 3.9: Các loại bệnh hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng cam Hàm Yên

............................................................................................................................. 49
Bảng 3.10: Tình hình tiêu thụ cam tại vùng cam Hàm Yên................................49
Bảng 3.11: Hiệu quả xã hội của sản xuất cam tại vùng Hàm Yên.......................50
Bảng 3.12: So sánh ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến tính chất lý,
hoá học của đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất...........................................52
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến tính chất lý, hoá học
của đất đỏ vàng phát triển trên đá sét..................................................................55
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến tính chất lý, hoá học
của đất vàng nhạt phát triển trên đá cát...............................................................57
Bảng 3.15: Hiệu quả môi trường của trồng cam so với một số cây trồng hàng hoá
khác trên địa bàn vùng Hàm Yên........................................................................59
Bảng 3.16: Hiệu quả tổng hợp của trồng cam so với các cây trồng cạnh tranh về
đất trên địa bàn vùng Hàm Yên...........................................................................60
Bảng 3.17. Tình hình chuyển đổi loại hình sử dụng đất kém hiệu quả sang trồng
cam...................................................................................................................... 61
Bảng 3.18: Phân loại các nhóm đất trên địa bàn vùng nghiên cứu cam Hàm Yên
............................................................................................................................. 64
Bảng 3.19: Kết quả phân tích đất phẫu diện HY294...........................................66
Bảng 3.20: Kết quả phân tích đất phẫu diện HY 305..........................................68
Bảng 3.21: Kết quả phân tích phẫu diện HY272.................................................70
Bảng 3.22: Kết quả phân tích đất phẫu diện HY268...........................................73
Bảng 3.23: Kết quả phân tích đất phẫu diện HY_TT_43....................................75
Bảng 3.24: Kết quả phân tích đất phẫu diện HY_MD_10...................................77
Bảng 3.25: Kết quả phân tích đất phẫu diện CH_HL_07....................................79
Bảng 3.26: Kết quả phân tích mẫu HY_NM_01.................................................81
Bảng 3.27: Kết quả phân tích đất phẫu diện HY298...........................................83
Bảng 3.28: Kết quả phân tích đất phẫu diện HY_HD_10...................................84
vii



Bảng 3.28 A: Một số tính chất hoá học của đất vùng trồng cam Hàm Yên.........87
Bảng 3.29: Phân cấp chỉ tiêu phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của cây
cam trên địa bàn vùng cam huyện Hàm n.......................................................92
Bảng 3.30: Tổng hợp quy mơ diện tích, phân bố và đặc tính của đơn vị đất đai
vùng cam huyện Hàm Yên..................................................................................93
Bảng 3.31: Yêu cầu sử dụng đất của cây cam.....................................................95
Bảng 3.32: Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với cây cam...97
Bảng 3.33: Khả năng thích hợp của đất đai theo hiện trạng đã trồng cam..........98
Bảng 3.34: Đề xuất vùng thích nghi trồng cam theo xã, hiện trạng và toàn vùng cam
........................................................................................................................... 100
Bảng 3.35: Tổng hợp diện tích đất có tiềm năng mở rộng để trồng cam sau năm
2020 tại các xã và toàn vùng.............................................................................101
Bảng 3.36A. Đề xuất lượng phân bón cho cam theo từng thời kỳ quy ra phân bón
tiêu chuẩn trên đất có độ phì cao (N1)..............................................................105
Bảng 3.36B. Đề xuất lượng phân bón cho cam theo từng thời kỳ quy ra phân bón
tiêu chuẩn trên đất có độ phì trung bình (N2)....................................................105
Bảng 3.36C. Đề xuất lượng phân bón cho cam theo từng thời kỳ quy ra phân bón
tiêu chuẩn trên đất có độ phì thấp (N3).............................................................105
Bảng 3.37: Tổng hợp diện tích đề xuất phát triển cam trên độ đốc 15-25 0........107
Bảng 3.38: Tổng hợp quy mơ diện tích trồng cam của hộ trong vùng nghiên cứu
........................................................................................................................... 109
PHỤ LỤC..........................................................................................................122

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh hình thái phẫu diện HY294 và hiện trạng sử dụng...............................65
Hình 3.2: Ảnh hình thái phẫu diện HY305 và hiện trạng sử dụng...............................68
Hình 3.3: Ảnh hình thái phẫu diện số HY272 và hiện trạng sử dụng...........................70

Hình 3.4: Ảnh hình thái phẫu diện HY268 và hiện trạng sử dụng...............................72
Hình 3.5: Ảnh hình thái phẫu diện HY_TT_43 và hiện trạng sử dụng.........................74
Hình 3.6: Ảnh hình thái phẫu diện HY_MD_10 và hiện trạng sử dụng.......................76
Hình 3.7: Ảnh hình thái phẫu diện HY_NM_01 và hiện trạng sử dụng.......................80
Hình 3.8: Ảnh hình thái phẫu diện HY298 và hiện trạng sử dụng...............................82

ix


MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết phải lập dự án
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, vùng Cam Hàm n có tổng diện
tích tự nhiên 108.123,48 ha; trong đó: Đất nơng nghiệp có 100.213,90 ha, chiếm
92,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đất nơng nghiệp thì đất sản xuất nơng
nghiệp có 18.660,02 ha; đất lâm nghiệp 80.784,47 ha; đất ni trồng thủy sản
600,09 ha. Diện tích đất phi nơng nghiệp có 5.300,89 ha, chiếm 4,90% tổng diện
tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng 2.608,69 ha, chiếm 2,42% tổng diện tích đất
tự nhiên.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện
Hàm Yên đã có nhiều giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của
nhân dân. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hóa tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đặc biệt sản xuất cam
đã phát triển mạnh, phát huy được lợi thế so sánh, hình thành được sản phẩm
mang thương hiệu “Cam sành Hàm n” có uy tín trên thị trường trong và
ngoài nước. Tính riêng năm 2013, sản lượng cam sành ước đạt 34.400 tấn quả,
trị giá khoảng 344 tỷ đồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu
của nhiều hộ gia đình cá nhân với mức thu nhập trên 500 triệu đồng/hộ/năm.
Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường do cây cam mang lại đã được khẳng
định. Đến thời điểm hiện nay diện tích trồng cam mới được tập trung chủ yếu ở một
số khu vực trên địa bàn 15/18 xã, thị trấn thuộc huyện Hàm Yên, 2 xã thuộc huyện

Chiêm Hoá cho năng suất. Tuy nhiên có sự khác biệt về chất lượng, năng suất giữa
các lô đất. Nguyên nhân chủ yếu là việc phát triển diện tích trồng cam hiện nay hầu
hết mang tính tự phát do người dân thực hiện theo kinh nghiệm mà chưa có một tài
liệu khoa học hoàn thiện nào đánh giá đặc tính lý, hóa học của đất phù hợp với sinh
trưởng, phát triển của cây cam, làm căn cứ hoạch định phát triển vùng cam bền vững
và khuyến cáo nhân dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ loài cây đặc sản này.
Với thực tế nêu trên, cần thiết phải lập dự án “Điều tra, đánh giá đất đai
phục vụ phát triển vùng trồng cam huyện Hàm Yên” với những nội dung gồm:

1


II. Cơ sở pháp lý của dự án
+ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
+ Luật Đất đai năm 2013;
+ Nghị định 69/2009/NĐ- CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
+ Nghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai năm 2013;
+ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Tuyên Quang;
+ Quyết định số 100/2008/QĐ- TTg ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2020;
+ Thông tư số 04/2006/TT- BTNMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự
toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tư 08/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây

dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
+ Thông tư số 19/2009/TT- BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tư số 06/2010/TT- BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế- kỹ thuật lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tư số 13/2011/TT- BTNMT, ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
+ Quyết định số 22/2007/QĐ- BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất;
2


+ Quyết định số 23/2007/QĐ- BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về ký hiệu thành lập bản đồ hiện trạng và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất;
+ Công văn 5763/2006/BTNMT- ĐKTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Công văn số 2778/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015);
+ Công văn 429/TCQLĐĐ – CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 của
Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn về chỉ tiêu sử dụng đất và ký hiệu
lập loại đất khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Nghị Quyết số 12/NQ- HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi

tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020.
+ Nghị Quyết số 17/NQ- HĐND ngày 13/12/2012 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Nghị Quyết số 18/NQ- HĐND ngày 13/12/2012 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Tuyên Quang về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2011- 2020.
+ Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các vấn đề phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn 2011- 2015;
+ Quyết định số 670/QĐ- UBND ngày 09 tháng 12 năm 2008 của UBND
tỉnh Tuyên Quang Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã
hội huyện Hàm Yên đến năm 2020;
+ Quyết định số 17/QĐ- CT ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt nhiệm vụ lập dự án Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011- 2015) huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang;
+ Quyết định 425/QĐ-CT ngày 07 tháng 05 năm 2012 của chủ tịch Ủy ban
3


nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang;
+ Quyết định số 1223/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2014 của UBND
tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Dự án điều tra, đánh giá đất đai phục vụ
phát triển vùng trồng cam huyện Hàm Yên;
+ Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2013, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của UBND huyện Hàm Yên;
+ Các báo cáo và quy hoạch của các ngành có liên quan đến sử dụng đất
trên địa bàn huyện; Quy hoạch sử dụng đất huyện Hàm Yên đến 2020 đã được

UBND tỉnh phê duyệt; Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
III. Mục tiêu của dự án
3.1. Mục tiêu tổng quát
- Điều tra, đánh giá chất lượng tài nguyên đất và các yếu tố về điều kiện địa
lý, kinh tế xã hội để xác định khơng gian, vị trí và diện tích đất phù hợp trồng cây
cam sành trên địa bàn huyện Hàm Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng trồng cam bền vững và tạo ra sản
phẩm cam chất lượng cao với thương hiệu “Cam sành Hàm n” có uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước; mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng đất trồng cam huyện Hàm Yên và các giải
pháp kỹ thuật đã sử dụng;
- Đánh giá chất lượng tài nguyên đất và các yếu tố khác có liên quan đến
xác định vùng thích nghi trồng cam;
- Xác định được quy mơ diện tích đất thích hợp với trồng cam theo các
mức độ, phân bố theo xã và toàn huyện gắn với bản đồ thích nghi vùng phát triển
cam tỷ lệ 1/25.000 huyện Hàm Yên;
- Đề xuất các giải pháp để phát triển vùng trồng cam mang lại hiệu quả
kinh tế cao.

4


PHẦN I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ ÁN
I. Đối tượng, phạm vi lập dự án
Nghiên cứu trên toàn bộ diện tích đất nơng nghiệp của huyện Hàm Yên và
2 xã của huyện Chiêm Hoá. Trong đó tập trung nghiên cứu các loại đất trồng cây
lâu năm, đất trồng rừng sản xuất, đất chuyên màu, đất lúa khác dựa vào nước trời,

cụ thể (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Đối tượng khảo sát, nghiên cứu
TT

Chỉ tiêu
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất

Mã đất

Diện tích (ha)

NNP
SXN
CLN
LNP
RSX

100.213,90
18.660,20
10.820,05
80.784,47
55.545,87

+ Thời gian bắt đầu: tháng 08/2014;
+ Thời gian hoàn thành: tháng 12/2014.

II. Nội dung thực hiện dự án
2.1. Đánh giá hiện trạng đất trồng cam huyện Hàm Yên và các giải pháp kỹ
thuật đã sử dụng
- Điều tra diện tích, năng suất cam của từng xã giai đoạn 2008-2014.
- Phân tích sự biến động về sử dụng đất trồng cam dựa trên số liệu thống
kê của huyện, nguyên nhân biến động.
- Điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng cam tỷ lệ
1/25.000 dựa trên Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Hàm Yên.
- Hoàn thiện bản đồ hiện trạng trồng cam tỷ lệ 1/25.000 huyện
- Thống kê, tổng hợp số liệu về hiện trạng sử dụng đất trồng cam theo xã và
theo huyện.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của trồng cam và các
loại hình sử dụng đất chính trên các loại đất có khả năng trồng cam: Đất rừng
sản xuất; đất trồng cây lâu năm khác; đất chuyên màu; đất 2 lúa-màu; đất lúa
5


nương. Nội dung điều tra gồm: Loại cây trồng hoặc cơ câu cây trồng; diện tích,
năng suất; sản lượng; tổng giá trị thu nhập; chi phí đầu vào; lợi nhuận; giá trị
ngày công; thị trường tiêu thụ, kênh phân phối; bán cho ai và bán ở đâu; giá trị
hưởng lợi của người trực tiếp sản xuất cam so với giá bán tiêu thụ; ý kiến của
cộng đồng người dân. Tổng số phiếu đã điều tra là 183 phiếu.
- Điều tra, khảo sát về các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng cho sản xuất cam
gồm: giống cam; chất lượng giống; chế độ đầu tư; các biện pháp chăm sóc; biện
pháp bảo vệ đất hạn chế xói mịn; thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Tổng số
phiếu đã điều tra là 48 phiếu.
- Các hình thức tổ chức trồng cam hiện có: trang trại, nơng hộ, Nơng
trường Quốc doanh, Lâm trường..
- Các giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển cam đã có (giải pháp về giống;
cơng nghệ; bảo quản; tiêu thụ, chính sách đất đai).

2.2. Đánh giá chất lượng tài nguyên đất và các yếu tố có liên quan đến xác
định vùng thích nghi trồng cam
Trên cơ sở bản đồ đất của huyện Hàm Yên đã xây dựng năm 2012 và các
số liệu phân tích đất đã có tiến hành bổ sung làm rõ hơn các chỉ tiêu theo mục
tiêu của yêu cầu phát triển cam. Cụ thể các nội dung sẽ được tiến hành:
+ Đào bổ sung một số phẫu diện đất điển hình, mơ tả, chụp ảnh phẫu diện
và lấy mẫu đất phân tích đại diện cho loại đất, loại sử dụng, địa hình. Mỗi loại
đất lấy 2 phẫu diện phân tích đất gắn với loại sử dụng (đất sản xuất nông nghiệp,
đất cây lâu năm, đất lâm nghiệp và đất khác). Tổng số 20 phẫu diện đất, mỗi
phẫu diện 3-4 tầng (3-4 mẫu). Như vậy lấy tổng số 64 mẫu.
+ Ngoài các phẫu diện đào, chụp ảnh và mô tả chi tiết như đã đề cập ở
trên, ở mỗi xã khoan bình qn ít nhất 20 phẫu diện chính để xác định độ dày
tầng đất mịn; đá lẫn; kết von; thành phần cơ giới. Độ sâu khoan ít nhất trên 70
cm nếu khơng gặp tầng cứng rắn hoặc lớp đá đang phong hoá. Trong số đó sẽ lấy
3 phẫu diện khoan để phân tích, mỗi điểm khoan lấy 3 mẫu theo tầng phát sinh.
Đã tiến hành lấy 64 phẫu diện x 3 mẫu = 192 mẫu đất phục vụ đánh giá chất
lượng đất.

6


+ Chỉnh lý các chỉ tiêu trên bản đồ gốc đất (nếu có sự sai khác trên bản đồ
2012) trên nền bản đồ địa hình 1/10.000 của từng xã với các nội dung như loại
đất; độ dốc; tầng dày, kết von; đá lẫn; thành phần cơ giới.
+ Hoàn thiện bản đồ gốc đất huyện ở tỷ lệ 1/25.000 phục vụ cho xác định
vùng thích nghi phát triển cam.
+ Phân tích các mẫu đất theo các chỉ tiêu thông dụng phục vụ đánh giá
chất lượng đất trồng cam.
2.3. Nghiên cứu xây dựng bản đồ thích nghi vùng phát triển cam tỷ lệ
1/25.000 huyện Hàm Yên

Để cung cấp cơ sở khoa học cho việc khoanh định xác định vùng thích
nghi phát triển cam trên lãnh thổ huyện Hàm Yên, dự án đã tiến hành đánh giá
đất đai, tiến trình đánh giá đất đai gồm các bước sau:
2.3.1 Xây dựng các Bản đồ chuyên đề phục vụ chồng xếp xây dựng bản đồ
đơn vị đất đai (Land mapping units)
+ Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện
Hàm Yên phục vụ đánh giá đất xác định vùng thích nghi phát triển cam.
+ Xây dựng các bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1/10.000 như: Bản đồ độ dốc; Bản
đồ loại đất; Bản đồ tầng dày đất; Bản đồ kết von, đá lẫn; bản đồ độ cao và một số
bản đồ chuyên đề khác có liên quan đến yêu cầu sinh thái của cây cam như bản
đồ khí hậu (mưa; nhiệt độ); Bản đồ thuỷ văn nguồn nước tưới; Bản đồ thuỷ lợi.
+ Chồng xếp các bản đồ chuyên đề nói trên để xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai tỷ lệ 1/10.000 của từng xã vùng cam Hàm Yên với sự trợ giúp của hệ thống
thông tin địa lý (GIS), tổng hợp bản đồ đơn vị đất đai huyện Hàm Yên tỷ lệ
1/10.000.
+ Tổng hợp đặc điểm của đơn vị đất đai theo loại đất và theo từng xã cũng
như huyện; xác định các yếu tố hạn chế và lợi thế đối với trồng cam.
2.3.2. Xây dựng bản đồ thích nghi vùng phát triển cam tỷ lệ 1/25.000 huyện
Hàm Yên và 1/10.000 cho từng xã
+ Xây dựng yêu cầu sử dụng đất trồng cam: Lựa chọn và phân cấp các chỉ
tiêu về yêu cầu sinh thái của cây cam dựa trên yêu cầu sinh thái chung và điều
7


kiện cụ thể của địa phương như khí hậu; nước, xây dựng cây quyết định phục vụ
đánh giá thích nghi tự động với sự trợ giúp của phần mềm ALES và Hệ thống
thông tin địa lý.
+ Xây dựng bản đồ thích nghi vùng phát triển cam huyện Hàm Yên tỷ lệ
1/10.000 cho từng xã và tổng hợp thành bản đồ tỷ lệ 1/25.000: Trên cơ sở bản đồ
đơn vị đất đai, các yêu cầu sinh lý sinh thái của cây cam, dự án sẽ thực hiện đánh

giá mức độ thích nghi của cam với đất đai bằng phương pháp tự động (sử dụng kết
hợp giữa hệ thống thông tin địa lý với phần mềm ALES) để lựa chọn những vùng
đất thích hợp cho trồng cam theo các mức: Rất thích nghi; Thích nghi; ít thích nghi
và khơng thích nghi.
+ Chồng xếp hiện trạng sử dụng đất của huyện lên bản đồ thích nghi vùng
trồng cam tỷ lệ 1/25.000 để tổng hợp diện tích thích nghi với trồng cam theo
mức độ và loại hiện trạng
+ Tổng hợp xây dựng bản đồ thích nghi vùng phát triển cam cho từng xã
tỷ lệ 1/10.000 và 1/25.000 cho toàn huyện.
+ Phân tích đánh giá hiện trạng trồng cam, xác định các vùng đã trồng cam
nhưng khơng thích hợp, khơng bền vững.
2.4. Đề xuất định hướng vùng thích nghi trồng cam có hiệu quả trên địa bàn
vùng cam Hàm Yên
2.4.1. Quan điểm đề xuất định hướng vùng thích nghi trồng cam
2.4.2. Định hướng vùng thích nghi trồng cam đến từng xã và toàn huyện
2.5. Đề xuất các giải pháp để phát triển vùng trồng cam mang lại hiệu quả
kinh tế cao
+ Quy hoạch phát triển cam và điều chỉnh các quy hoạch có liên quan
+ Giải pháp về khoa học, công nghệ: giống; kỹ thuật canh tác; bảo quản
sau thu hoạch;
+ Giải pháp về tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ;
+ Giải pháp về chính sách đất đai và quản lý;
+ Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng (Giao thông; thuỷ lợi);
+ Chính sách về chuyển đổi cơ cấu cây trồng;
+ Các giải pháp và chính sách khác.
8


III. Phương pháp lập dự án
3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập, tổng hợp các tài liệu đã có của các chương trình, dự án có liên
quan đến dự án như số liệu thống kê về sản xuất cam; các số liệu liên quan đến
khí hậu, thuỷ văn; các bản đồ đất và các báo cáo kèm theo năm 2012; đề án phát
triển cam Hàm Yên và các số liệu phân tích đất.
3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp này được áp dụng trong điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất
cam; hiệu quả kinh tế sản xuất cam và hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
gắn với kiểu sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện. Tổng số phiếu điều tra có 231
phiếu, trong đó có 48 phiếu điều tra về tình hình sản xuất cam ở những xã đã trồng
cam. Số phiếu còn lại điều tra ở tất cả các xã trong địa bàn huyện Hàm Yên và 2 xã
thuộc huyện Chiêm Hoá. Nội dung điều tra được thực hiện theo mẫu phiếu đã in sẵn,
trong đó có 1 phiếu cho cây trồng lâu năm và 1 phiếu cho cây trồng hàng năm.
3.3. Phương pháp điều tra bổ sung các yếu tố có liên quan đến xác định
vùng đất thích nghi phát triển cam và lấy mẫu đất phân tích
Áp dụng Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Tiêu chuẩn ngành 10TCN 68-84) trong điều tra các yếu
tố có liên quan đến yêu cầu về đất của cây cam như loại đất; tầng dày; kết von;
đá lẫn; mực nước ngầm… nhằm nâng cao độ chính xác của các khoanh đất đã
có. Các điểm nghiên cứu về hình thái phẫu diện và lấy mẫu đất phân tích đã
được xác định bằng máy định vị GPS. Thiết bị này sẽ góp phần xác định các vị
trí ngoài thực địa chính xác hơn, khắc phục được sự sai lệch giữa vị trí trên bản
đồ và ngoài thực địa. Kỹ thuật này cũng được sử dụng để kiểm tra, bổ sung bản
đồ hiện trạng ngoài thực địa. Đây được coi là điểm mới trong thực hiện dự án.
3.4. Phương pháp điều tra nhanh nơng thơn có sự tham gia của nông dân
(Participatory Rural Appraisal)
Đây là phương pháp mới được nhiều chương trình, đề tài áp dụng trong
điều tra đánh giá nhanh nông thôn, với phương pháp này người được phỏng vấn
(nông dân) vừa là người cung cấp thông tin, trả lời những câu hỏi trong phiếu
liên quan đến điều kiện kinh tế- xã hội của gia đình họ, hiệu quả kinh tế, xã hội
9



của sản xuất cam. Đồng thời họ cũng có quyền tham gia tư vấn các vấn đề
chuyên môn, xác định các vấn đề nổi cộm và đề xuất các giải pháp khắc phục để
sản xuất cam có hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.5. Phương pháp phân tích đất
Các mẫu đất được xử lý sơ bộ theo "TCVN 6647:2000 (ISO l1464: 1994)
Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý- hóa" và phân tích vào tháng 8
và tháng 9 năm 2014 tại Phịng Phân tích đất và nước - Viện Quy hoạch và Thiết
kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các phương pháp
phân tích đã sử dụng gồm:
+ pHKCl: Đo bằng máy đo pH, dung dịch triết theo tỷ lệ đất/KCl = 1/5;
+ Thành phần cơ giới: Phương pháp ống hút Robinson;
+ Chất hữu cơ (OC) của đất: Phương pháp Walkley-Black (TCVN
4050:1985);
+ P2O5 tổng số: Phương pháp so màu (TCVN 4052:1985);
+ K2O tổng số và dễ tiêu: Phương pháp quang kế ngọn lửa (TCVN
4053:1985);
+ P2O5 dễ tiêu: Phương pháp Oniani;
+ Ca2+, Mg2+: Phương pháp Complexon;
+ CEC: Phương pháp amoniaxetat với pH = 7.
Sử dụng các TCVN 7373:2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm
lượng nitơ tổng số trong đất Việt Nam; TCVN 7374:2004 Chất lượng đất - Giá
trị chỉ thị về hàm lượng phospho tổng số trong đất Việt Nam; TCVN 7375:2004
Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng kali tổng số trong đất Việt Nam;
TCVN 7376:2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị về hàm lượng các bon hữu cơ
tổng số trong đất Việt Nam; TCVN 7377: 2004 Chất lượng đất - Giá trị chỉ thị
pH trong đất Việt Nam làm căn cứ đánh giá chất lượng đất vùng cam Hàm Yên.
3.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả của loại hình sử dụng đất
Áp dụng phương pháp hướng dẫn đánh giá hiệu quả trong đánh giá tính

bền vững của sử dụng đất do FAO đề xuất dựa trên 3 tiêu chí gồm: hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Chi tiết về từng tiêu chí như sau:

10


3.6.1. Về hiệu quả kinh tế
Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo hướng
dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009):
- Giá trị sản xuất: GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán.
- Chi phí trung gian: CPTG = VC + DVP + LV.
Trong đó: CPTG: Chi phí vật chất: giống, phân bón, thuốc trừ sâu; Dịch vụ phí;
làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, vận tải, khuyến nông).
- Giá trị gia tăng GTGT = GTSX- CPTG.
- Hiệu quả đồng vốn: HQĐV = TNHH/CPTG
- Giá trị ngày công lao động: GTNC = TNHH/CLĐ (CLĐ - công lao động).
Để đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của kiểu sử dụng đất, chúng tôi
chọn 4 chỉ tiêu gồm: tổng giá trị sản xuất, chi phí, giá trị gia tăng và hiệu quả đầu
tư tính theo lần. Khung đánh giá hiệu quả kinh tế theo bảng 1.2.
Bảng 1.2: Khung phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
của các kiểu
sử dụng đất trên địa bàn vùng cam Hàm Yên

Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất (triệu đ/ha)
Chi phí
Giá trị gia tăng (triệu đ/ha)
Hiệu quả đầu tư

Rất cao

≥100
≥50
≥50
≥3

Cao
70-<100
40-50
30-<50
2,5-< 3

Trung bình
40-< 70
30-40
20-< 30
2,0-< 2,5

Thấp
<40
<30
<20
<2

Tuy nhiên khi tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế chúng tôi chỉ chọn 1 chỉ
tiêu là Giá trị gia tăng và được phân cấp theo bảng 1.3.
Bảng 1.3: Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất
cam vùng cam Hàm Yên

Chỉ tiêu
Hiệu quả kinh tế


Phân cấp
≥50
35-<50
20-<35
<20

Giá trị gia tăng
(triệu đồng/ha)

3.6.2. Hiệu quả về xã hội

11

Kí hiệu
A
B
C
D


Để đánh giá tính hiệu quả về xã hội, chúng tơi chọn 3 tiêu chí gồm: khả
năng thu hút lao động.; giá trị ga tăng/ngày công lao động và khả năng tiêu thụ
sản phẩm. Các chỉ tiêu này được phân cấp theo bảng 1.4.
Bảng 1.4: Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của sản xuất
cam vùng cam huyện Hàm Yên

Chỉ tiêu

Phân cấp

≥150
100- <150
70- <100
<70
≥350
250- <350
150- <250
<150
Tốt
Khá

Giá trị gia
tăng/ngàycông lao
động (1000đ/công)
Hiệu quả xã
hội

Khả năng thu hút lao
động (công/ha/năm)
Khả năng tiêu thụ

Ký hiệu
A
B
C
D
A
B
C
D

A
B

3.6.3. Hiệu quả về môi trường
Được xem xét dựa trên các chỉ tiêu hoá học đất dưới tác động của các kiểu
sử dụng đất và cũng được phân theo 3 mức là hiệu quả cao, trung bình và thấp
(bảng 1.5.)
Bảng 1.5: Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường trồng cam
vùng cam huyện Hàm Yên

Chỉ tiêu

Phân cấp

Ổn định
môi
Hiệu quả trường
mơi
đất
trường
Nguy cơ
ơ nhiễm

>70 % các chỉ tiêu nghiên cứu có mức từ trung
bình đến khá, các chỉ tiêu cịn lại ở mức thấp
nhưng là hạn chế chính của vùng
40 - <70 % chỉ tiêu nghiên cứu có mức độ từ
trung bình đến khá, các chỉ tiêu có mức nghèo
nhưng hạn chế chung của vùng
< 40% các chỉ tiêu nghiên cứu ở mức trung bình

đến khá cịn lại các chỉ tiêu ở mức nghèo.
Khơng có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường do
sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
Có nguy cơ gây ơ nhiễm nhưng có thể kiểm soát

3.6.4. Đánh giá tổng hợp tính bền vững

12


hiệu
A

B
C
A
B


Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của từng chỉ tiêu, tiến hành đánh giá tổng
hợp đánh giá tính bền vững của đất trồng cam so với các cây trồng khác theo
phân cấp:
- Hiệu quả cao (A): Có 2 hoặc 3 trên 3 tiêu chí đạt mức A, tiêu chí cịn lại
là mức B, khơng có tiêu chí đạt mức C.
- Hiệu quả trung bình (B): Có cả 3 tiêu đạt mức B, hoặc 1 tiêu chí A cịn
lại 2 tiêu chí B hoặc 1 tiêu chí A, 1 tiêu chí B và có 1 tiêu chí C.
- Hiệu quả thấp (C): Phần lớn các tiêu chí đạt mức C hoặc D trong đó có
cả tiêu chí đạt mức A.
3.7. Phương pháp xây dựng bản đồ độ phì
Bản đồ độ phì được xây dựng dựa trên việc ứng dụng thuật toán phân tích

đường Agel được mơ hình hoá bằng phần mềm PASS 2011 để xác định mức độ
đóng góp của các yếu tố tham gia vào bản đồ độ phì, theo đó xác định trọng số
với sự tham vấn của các chuyên gia thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng. Tiến
trình xây dựng bản đồ độ phì được thực hiện qua 4 bước:
Bước 1: Chuyển các giá trị của từng chỉ tiêu hoá học về cùng một đơn
nguyên. Trong trường hợp cụ thể của Hàm Yên, các chỉ tiêu được sử dụng trong
xây dựng bản đồ độ phì gồm: pH KCL; OM; các chất tổng số gồm: P 2O5; K2O. Các
chất dễ tiêu gồm: P2O5; K2O và cation trao đổi canxi; magie. Nguyên tắc của đơn
nguyên hoá giá trị của từng chỉ tiêu là xác định giá trị trung bình của giá trị cao
nhất và thấp nhất, tiếp đó sẽ xác định được đơn nguyên của giá trị cao nhất và
thấp nhất bằng cách chia các giá trị tuyệt đối cho giá trị trung bình.
Bước 2: Nhập số liệu vào phần mềm PASS 2011 để tính toán xác định tỷ lệ
đóng góp của từng yếu tố đối với năng suất cam. Kết quả sẽ cho phép xác định
được hiệu quả quả trực tiếp của từng yếu tố và hiệu quả gián tiếp cũng như hiệu quả
tổng hợp của từng yếu tố với tổng số 100%, tương ứng 100 điểm. Trước khi cho
điểm tham vấn ý kiến của các chuyên gia thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng.
Bước 3: Dựa trên tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố xác định được điểm tổng
số của từng mẫu đất có tính chất hoá học và năng suất cam đã thu thập được từ
phiếu điều tra theo thang điểm 100. Bản độ độ phì được phân thành 3 cấp:
13


- Độ phì cao: Bao gồm các mẫu đất có tổng số ≥ 75 điểm;
- Độ phì trung bình: bao gồm các mẫu đất có tổng số ≥ 50 điểm;
- Độ phì thấp: Bao gồm các mẫu đất có tổng số điểm <50 điểm.
Bước 4: khoanh vẽ bản đồ độ phì dựa trên tổng điểm số của các mẫu đất.
Đồng thời trong quá trình khoanh vẽ có tham khảo bản đồ hiện trạng sử dụng
đất, bản đồ loại đất.
3.8. Phương pháp đánh giá đất dựa trên việc kết hợp giữa hệ thống thông
tin địa lý (GIS) với phần mềm ALES

Đây là phương pháp đánh giá đất đai (LE) rất mới của Tổ chức Nông
lương thế giới (FAO) hướng dẫn, được áp dụng vào Việt Nam từ những năm
1990. Dự án sẽ áp dụng trong nghiên cứu xây dựng bản đồ thích nghi vùng phát
triển cam tỷ lệ 1/25.000 và 1/10.000 cho cấp xã. Đây là cơ sở để bảo đảm khai
thác sử dụng đất trồng cam hợp lý hơn theo hướng vừa phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội, vừa bảo vệ được môi trường.
3.9. Phương pháp xây dựng bản đồ:
Áp dụng các phần mềm như Microstation; phần mềm phân tích độ dốc 3D
Analizit để thành lập bản độ độ dốc với sự trợ giúp của Hệ thống thông tin địa lý
(GIS). Trong quá trình thực hiện dự án, nếu xét thấy phương pháp nào chưa phù
hợp sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng nội dung nghiên cứu nhằm đạt được
kết quả tốt nhất.
3.10. Phương pháp tổng kết thực tiễn kết hợp chuyên gia
Để có những giải pháp mang tình khả thi, dự án sẽ phỏng vấn sâu một số
hộ có kinh nghiệm trồng cam về các vấn đề liên quan đến trồng, chăm sóc; thu
hoạch và bảo quản kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia cây ăn quả để đề
xuất cho áp dụng. Đây là điểm khác biệt với những nghiên cứu trước đây.

14


PHẦN II. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT CAM TẠI VÙNG CAM HÀM YÊN
I. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Vùng cam Hàm n có diện tích tự nhiên 108.123,48 ha, nằm phía Tây
Bắc của tỉnh Tun Quang, có Thị trấn Tân Yên là trung tâm hành chính thuộc
huyện Hàm Yên, cách Thành phố Tuyên Quang 42 km (theo Quốc lộ 2). Vùng
cam Hàm Yên nằm trong khoảng tọa độ địa lý:
Từ 210 51' đến 22 023' Vĩ độ Bắc và từ 104 051' đến 1050 09' Kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
- Phía Nam giáp hụn n Sơn.
- Phía Đơng giáp hụn Chiêm Hóa.
- Phía Tây giáp hụn n Bình và hụn Lục Yên - tỉnh Yên Bái.
1.2. Địa hình, địa mạo
Vùng cam Hàm n có địa hình, địa mạo phức tạp, hầu hết diện tích đất
tự nhiên là đồi núi thấp. Độ cao trung bình 500- 600 m, cao nhất là núi Cham
Chu (xã Phù Lưu) có độ cao 1.591 m, thấp nhất ở khu vực phía Nam có độ cao
300 m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của vùng có hướng cao dần
từ Tây Nam sang Đơng Bắc được chia làm 2 vùng chính:
- Vùng núi thấp: Tập trung chủ yếu ở phía Nam của huyện Hàm Yên và
khu vực ven sông Lô gồm các xã: Thái Hoà, Đức Ninh, Hùng Đức, Thành Long,
Bình Xa, Thái Sơn, Minh Dân và thị trấn Tân Yên. Đây là khu vực có độ cao
trung bình 300 m, xen giữa những núi thấp là những dải đồng bằng khá rộng, màu
mỡ chạy dọc theo lưu vực của sông Lô. Đây là vùng sản xuất lương thực trọng
điểm của huyện.

15


×