Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Bi kich cua nhan vat Vu Nhu To

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.63 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trình bày cảm nghĩ về bi kịch nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng </b>


<b>(Viết theo Đáp án Kì thi Tuyển sinh Đại học năm 2006 – Khối D) </b>


<b>I.</b> <b>Giới thiệu chung </b>


<i>Vũ Như Tô là v</i>ở kịch xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng
tác năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời Hậu Lê. Đoạn trích “Vĩnh
biệt Cửu Trùng Đài” giới thiệu trong SGK là hồi V của vở kịch, thể hiện những sự kiện cuối cùng đầy kịch tính
trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài và cái chết của nhân vật Vũ Như Tơ.


<b>II.</b> <b>Trình bày cảm nghĩ về bi kịch nhân vật Vũ Như Tô </b>


1. <b>Những nét chính trong bi kịch của nhân vật Vũ Như Tơ </b>


• Vũ Như Tơ người nghệ sĩ có tài và có hồi bão lớn, muốn xây một cơng trình kiến trúc vĩđại, tuyệt
mĩ, tơ điểm cho non sơng. <i><b>“ta chỉ có một hồi bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi </b></i>
<i><b>giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những cơng trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa cơng”.</b></i> Đó là
mục đích hết sức cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân
tộc.


• Ở phần đầu của tác phẩm, người đọc thấy Vũ Như Tơ là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân,
cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng hôn quân và kiên
quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài. Nhưng từ sự thay đổi quan điểm nghệ thuật, để thực hiện mục đích
mà ơng cho là cao đẹp đó, người nghệ sĩ phải dựa vào những phương tiện không thể biện minh được,
phải dựa vào quyền lực bạo tàn của Lê Tương Dực. Trên thực tế, Cửu Trùng Đài xây trên tiền của, mồ
hôi, xương máu của nhân dân và nếu được hồn thành, nó cũng chỉ là nơi ăn chơi sa đọa của vua chúa,
khơng đem lại điều gì tốt đẹp đối với đơng đảo quần chúng nghèo khổ. Đây chính là sai lầm lớn của
Vũ Như Tơ. Sai lầm đó là do ông từ bỏ lập trường của nhân dân, từ góc nhìn của người nghệ sĩ, ơng chỉ
cịn quan tâm đến cái đẹp muôn đời. Trong hồi V đầy kịch tính, nhân vật Đan Thiềm với thái độ khẩn
thiết cũng không thể nào thuyết phục được Vũ Như Tô. Tình thế cấp bách nhưng ơng khơng chạy trốn,
một phần vì ơng khơng sợ chết nhưng cịn vì ơng luôn luôn ảo tưởng về sức mạnh của cái đẹp, ông cho


rằng cái đẹp sẽ chinh phục được lòng người. Cái đẹp là tất cả. Sự quan tâm đến cái đẹp làm cho ông
không nhận ra và cũng không thể hiểu được nguyện vọng của quần chúng. Trước lúc chết người nghệ
sĩ vẫn khơng hiểu rằng mình đã làm cho <i><b>“mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ </b></i>
<i><b>mất chồng”</b></i>. Đám quân sĩ nói với ơng <i><b>“Người ta ốn mày hơn quỷ”</b></i>


• Chính vì vậy, nhân dân căm hận bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa người kiến trúc sư và
cuối cùng đã giết chết Lê Tương Dực, đốt cháy Cửu Trùng Đài. Trong biến cố này Lê Tương Dực đáng
nhận cái chết nhưng Vũ Như Tô chỉ là một nạn nhân, một số phận đầy bi kịch. Bi kịch Vũ Như Tô là bi
kịch của người nghệ sĩ có tài và có hồi bão lớn, nhưng khơng giải quyết được những mối quan hệ
phức tạp giữa mục đích và phương tiện, nghệ thuật và đời sống, sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm
gì? Sau này Hồ Chí Minh thường nhắc nhở văn nghệ sĩ về mối quan hệ này, trước khi viết hãy đặt câu
hỏi “Viết cho ai?” và “Viết để làm gì?”


2. <b>Trình bày cảm nghĩ</b>


• Tác giả thể hiện lịng thương cảm sâu sắc cho một người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật,
khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp: <i><b>“Người quân tử không bao giờ sợ chết…Tôi </b></i>
<i><b>sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài… Đời ta khơng q bằng Cửu Trùng Đài”.</b></i>
Sự cảm thơng đó đặc biệt được thể hiện qua nhân vật người cung nữĐan Thiềm, chịu mang tiếng xấu,
nhiều lần hạ mình quỳ lạy để mong cứu mạng cho Vũ Như Tô: <i><b>“Tướng qn tha cho ơng Cả. Nước ta </b></i>
<i><b>cịn cần nhiều thợ tài để tơ điểm”.</b></i> Nhưng có vẻ như ngồi Đan Thiềm khơng cịn ai hiểu được tâm
hồn và tài năng của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩđã chết trong nỗi hận muôn đời khi nghe tin Cửu
Trùng Đài đã bịđốt cháy theo lệnh của An Hịa Hầu, người mà Vũ Như Tơ đặt niềm hi vọng cuối cùng.
• Vở kịch muốn khẳng định một quan điểm nghệ thuật là khơng có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện.
Chân, Thiện, Mỹ phải hài hịa. Tác phẩm nghệ thuật khơng thể chỉ mang cái đẹp thuần túy, mà phải có
mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hồi bão lớn, có khát vọng sáng tạo những cơng
trình vĩđại cho muôn đời, nhưng cũng phải nhận thức được khát vọng đó có phù hợp với điều kiện
thực tế của cuộc sống, với lợi ích của mn dân hay khơng. Và chính vì xa rời thực tế mà Vũ Như Tơ
phải trả giá đắt bằng sinh mệnh của mình. Cơng trình nghệ thuật của ơng cũng bị nhân dân hủy diệt.
• Người đọc cũng tiếc cho một tài năng lớn đã không gặp thời, đã sinh vào thời phong kiến thối nát, bạo



tàn để rồi tài năng cũng như hoài bão đều bế tắc. Thời đại chúng ra đang cố gắng tạo điều kiện tốt nhất
cho sự sáng tạo của các tài năng, luôn vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những sản phẩm nghệ thuật
đích thực.


III. <b>Kết luận </b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×