Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Đề thi HSG Địa lí 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.98 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN THI : ĐỊA LÝ
Ngày thi: 09/01/2011
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu: 1 ( 4 điểm )
a. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển
ngành giao thông vận tải nước ta hiện nay.
b. Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sông ngòi ở Cà Mau?
Câu: 2 ( 3 điểm ). Cho bảng số liệu sau đây: Lao động phân theo khu vực kinh tế của
nước ta trong hai năm: 2000 và 2005. (Đơn vị: Nghìn người)
Khu vực ngành Năm 2000 Năm 2005
Nông-lâm-ngư nghiệp 24481,0 24257,1
Công nghiệp- xây dựng 4929,7 7636,0
Dịch vụ 8298,9 10816,0
Tổng số 37709,6 42709,1
a.Tính tỉ lệ lao động phân theo khu vực ngành của hai năm trên.
b. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện kết quả đã tính.
c. Nêu nhận xét, giải thích vì sao tỉ lệ lao động phân theo khu vực ngành của nước
ta lại có sự thay đổi trong thời kì trên.
Câu: 3 (4 điểm)
a. Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng trọng điểm lương thực lớn nhất của
nước ta. Hãy phân tích các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở vùng đồng
bằng sông Hồng.
b. Giải thích tại sao vùng đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc
nhất cả nước?
Câu: 4 (4 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây: Tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 1995-2005
Năm Tổng số dân


(triệu người)
Số dân thành thị
(triệu người)
Tỉ suất tăng dân
số tự nhiên (%)
1995 71.9 14.9 1.65
1998 75.4 17.4 1.55
2000 77.6 18.7 1.36
2003 80.9 20.8 1.47
2005 83.1 22.4 1.30
a. Hãy nêu nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai
đoạn 1995-2005.
b. Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số?
Câu: 5 ( 2 điểm )
Nhằm chống đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhiệm vụ phải đặt ra
cho vùng Tây Nguyên là gì?
Câu: 6 ( 3 điểm )
a. Một số giải pháp để khôi phục tiềm năng rừng ở nước ta hiện nay.
b. Hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Ở địa phương em có những vườn quốc
gia nào?
-HẾT-

ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
***
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC 2010 – 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI : ĐỊA LÝ – LỚP 9
Câu Nội dung trả lời Điểm

Câu1:
4 điểm
a. Thuận lợi :
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
+ Giáp với vùng biển rộng lớn, nằm trên đường hành hải quốc tế.
+ Có vị trí trung chuyển một số tiến đường hàng không quốc tế.
+ Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với các nước trong
khu vực.
+ Có 3260 km bờ biển, có nhiều vũng vịnh có thể xây dựng cảng
biển. Mạng lưới sông ngồi dày đặc, thuận lợi giao thông đường thủy.
- Kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở vật chất kỉ thuật ngày càng hiện đại, nâng cao khả năng vận
chuyển.
+ Trong nước đã sản xuất được một số phương tiện như: Xe lửa,
Ôtô, tàu… Khối lượng hành khách ngày càng tăng.
b. Khó khăn:
- Tự nhiên:
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, sông ngòi dày đặc gây nhiều tốn kém
trong xây dựng cầu đường.
+ Chề độ mưa theo mùa gây nhiều tốn kém trong bảo vệ cầu đường
gây trở ngại giao thông. Thời tiết thất thường trở ngại gây ảnh hưởng
xấu đến hoạt động giao thông ở một số vùng.
- Kinh tế xã hội:
+ Cơ sở vật chất kỉ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều thiết bị máy
móc còn phải nhập ngoại.
+ Thiếu vốn đầu tư. Trình độ quản lí phục vụ còn hạn chế.
Nguyên nhân ô nhiễm sông ngòi Cà Mau: Nước thải công nghiệp,
nước thải sinh hoạt chưa đươc sử lý. Sử dụng hóa chất trong sản
xuất công, nông nghiệp.
1,5

1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
1,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
1,0
Câu 2:
3 điểm
a. Tính tỉ lệ lao động phân theo khu vực ngành kinh tế:
- Tỉ lệ lao động phân theo khu vực ngành kinh tế( Đơn vị %)
Khu vực Năm 2000 Năm 2005
Nông-lâm-ngư nghiệp 65,1 56,8
Công nghiệp- xây dựng 12,8 17,9
Dịch vụ 22,1 25,3
Tổng số 100,0 100,0
b. Vẽ biểu đồ:
-Vẽ hai biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực ngành kinh tế
năm 2000 và 2005( % ).
- Ghi chú thích biểu đồ đã vẽ
c. Nhận xét, giải thích.

- Nhận xét: Năm 2005 so với năm 2000. Tỉ lệ lao động trong
khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm.Tỉ lệ lao động trong khu vực
công nghiệp-xây dựng và khu vực dịch vụ tăng
0,5
1,5
1,0
0,5
1,0
0,5
- Giải thích: Có sự thay đổi trong cơ cấu lao động phân theo
khu vực ngành kinh tế nước ta là do kết quả của việc thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
0,5
Câu 3:
4 điểm
a. Phân tích các nguồn lực để phát triẻn cây lương thực
• * Nguồn lực tự nhiên
- Thuận lợi:
+ Diện tích rộng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc
trồng cây lương thực nhất là cây lúa
+ Đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực phát triển.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lanh, thích hợp cho
cây trồng và tăng vụ
+ Nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc cung cấp
nước tưới cho sản xuất cây lương thực
- Khó khăn: Tai biến thiên nhiên, đất bạc màu đang bị thu hẹp
* Nguồn lực xã hội :
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả

nước
+ Có lịch sử khái thác lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa
nước
+ Có thị trường tiêu thụ và đường lối chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước
- Khó khăn: Số dân quá đông. Thời tiết có nhiều diễn biến bất
thường, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp
b. Giải thích
- Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa
hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước…)
- Lịch sử khai phá và định cư lâu đời nhất nước ta.
- Nền nông nghiệp phát triển sớm với hoạt động trồng lúa nước là
chủ yếu, cần nhiều lao động.
- Có mạng lưới đô thị khá dày đặc, tập trung nhiều trung tâm
công nghiệp, dịch vụ.

1,5,đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,5đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0đ
0,25

0,25
0,25
0,25
Câu 4:
4 điểm
a. Nhận xét và giải thích:
Nhận xét:
- DS nước ta tăng nhanh, trong giai đoạn 1995-2005 tăng thêm 11.2
triệu người, bình quân mổi năm tăng thêm hơn 1.1 triệu người
- Số dân đô thị cũng tăng mạnh từ 14.9 triệu người lên 22.4 triệu
người, tăng thêm 7.5 triệu người. Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao
nhưng ngày càng tăng(1995 là 20.7% đến 2005 là 26.9%).
- Tỉ suất tăng DS TN tuy có biến động nhưng xu hướng chung là
giảm dần
Giải thích:
- Do DS lớn, tỉ suất tăng DS TN tuy có giảm nhưng DS vẫn còn tăng
nhanh.
- Do đẩy mạnh CNH nên quá trình độ thị hoá diễn ra nhanh hơn, làm
cho số dân thành thị tăng(cả về số lượng lẫn tỉ trọng)
1,0đ
0,25
0, 5

0,25
1,0đ
0,25
0,5

- Tỉ suất tăng DS giảm do thực hiện có kết quả công tác DS-
KHHGĐ.

b. Hậu quả
- Đối với phát triển kinh tế :
+ Gây sức ép lớn đến tất cả các nhành kinh tế
+ Làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Hạn chế việc sử dụng hợp lí nguồn lao động
+ Việc làm ngày càng trở nên khó khăn
- Đối với chất lượng cuộc sống và tài nguyên, môi trường:
+ Thu nhập bình quân đầu người thấp, hạn chế việc cải thiện mức
sống
+ Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá, nhà ở không được đảm bảo
+ Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội: việc làm, tỉ lệ thất nghiệp cao,
các tệ nạn xã hội
+ Nhiều loại tài nguyên bị can kiệt. Môi trường ô nhiễm, các dịch
bệnh nảy sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
0,25
1,0đ
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0đ
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5:
2 điểm
- Ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, bảo vệ đất ,rừng, động vật hoang
dã để bảo vệ nguồn tài nguyên lâu dài.
- Đầu tư phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời

sống dân cư, đặc biệt là đời sống của đồng bào thiểu số, ổn định
chính trị xã hội
1,0
1,0
Câu 6:
3 điểm
a. Giải pháp:
- Tăng cường bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,
rừng phòng hộ.
- Tiến hành định cư cho các dân tộc miền núi.
- Trồng cây gây rừng bằng biện pháp nông lâm kết hợp, tổ chức tốt
vi khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
- GD ý thức bảo vệ rừng đi đôi với việc xử lí nghiêm khắc các
trường hợp vi phạm pháp lệnh bảo vệ rừng.
b. cơ cấu các loại rừng và vườn quốc gia:
- Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
- Vườn quốc gia: U Minh hạ, đất Mũi
2,0đ
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0đ
0,5
0,5

×