Tải bản đầy đủ (.pdf) (331 trang)

Kinh ngiem hoc ngoai ngu toan tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 331 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Sách sưu tầm bài viết </b>



<i><b>Kinh nghiệm </b></i>


<i><b>học Ngoại </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Người học tiếng Anh có phong cách</b>


<b>Đã bao giờ bạn nghe giảng trên lớp và băn </b>
<b>khoăn tự hỏi là tại sao mà người ngồi kế bên </b>
<b>không thể tập trung vào bài giảng? Hay khi đi </b>
<b>làm bạn mất rất nhiều công sức mới để hiểu </b>
<b>được một bài thuyết trình khi đồng nghiệp của </b>
<b>bạn cho rằng nó rất dễ hiểu? </b>


Nguyên nhân của những rắc rối này không phải bởi bạn kém thông minh hơn
những người khác mà chỉ đơn giản là bạn có cách học và tiếp cận những tri thức
mới không giống mọi người. Phong cách học của mỗi cá nhân quyết định họ là ai
và họ xử lý thông tin thế nào. Dù bạn đã khơng ít lần lâm vào những tình huống
khó xử như trên nhưng một khi hiểu rõ căn nguyên vấn đề, bạn có thể thay đổi
phong cách học để phát huy được tối đa thế mạnh của bản thân.


<i><b>Có bốn phong cách học cơ bản: (1) quan sát/giao tiếp, (2) quan sát, (3) tiếp cận </b></i>
<i><b>và (4) nghe/nói. Mọi người thường sử dụng một trong bốn cách này để tiếp nhận </b></i>
và xử lý thông tin mà họ nhận được. Bởi thế, một khi biết mình thuộc tp phong
cách nào, bạn có thể tìm ra cách học tốt nhất cho riêng mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thấy bài giảng dễ hiểu hơn. Học với giáo trình và những ghi chép trên lớp là cách
học bạn cảm thấy hiệu quả nhất. Và mỗi khi bạn cố gắng ghi nhớ kiến thức về điều
gì đó, hình ảnh của nó ln xuất hiện trong tâm trí bạn.


Trong bốn loại phong cách học, những người thuộc tuýp quan sát/giao tiếp rất
thích đánh dấu những thông tin quan trọng trong sách giáo khoa hay vở ghi. Bút


nhớ dòng và bút bi nhiều màu mực khác nhau là công cụ hữu hiệu nhất giúp
những học viên loại này tiếp thu thông tin. Viết tóm tắt những kiến thức quan
trọng trong vở ghi cũng như trong giáo trình cũng sẽ là một cách hiệu quả để ghi
nhớ những điều bạn học được. Những tấm các đặc biệt (một mặt ghi khái niệm,
mặt kia ghi định nghĩa và ví dụ), biểu đỬ ví dụ minh hoạ hay những bản phơ-tơ tài
liệu tham khảo cũng rất hữu dụng nếu bạn thuộc tuýp học viên này.


<b>Quan sát: Bạn sẽ học tiếp thu tốt nhất khi bài giảng được trình bày với những bức </b>
tranh hay hình ảnh minh hoạ. Những bài giảng có phim, băng hình, bản đồ hay
biểu đồ minh họa sẽ luôn thu hút được sự chú ý của tuýp học viên này. Bạn cho
rằng làm việc theo nhóm khơng hiệu quả và bạn thích làm việc trong một căn
phòng yên tĩnh hơn. Khi bạn cố gắng ghi nhớ điều gì, bạn ln tưởng tượng ra
hình ảnh của nó giống như một tấm ảnh hay một đoạn phim quay chậm vậy.
Để ghi nhớ thông tin, những học viên thuộc tuýp này nên thử sử dụng những tấm
các đặc biệt (đã chú thích ở trên). Minh hoạ những khái niệm quan trọng bằng
hình ảnh, biểu tượng hay sử dụng bút nhớ dịng cũng rất có tác dụng nếu bạn thuộc
nhóm này.


<b>Tiếp cận: Những học viên thuộc nhóm này ln thích thú với việc trực tiếp tham </b>
gia vào những hoạt động học tập trên lớp. Những buổi học trong phịng thí nghiệm
hay những chuyến đi thực tế thậm chí những buổi ngoại khố sẽ giúp những học
viên thuộc nhóm này tiếp thu kiến thức mới hiệu quả nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tuýp này vì thế họ nên ngứ bàn đầu và ghi chép bài đầy đủ. Khi ghi chép bài, đừng
quá để ý lỗi chính tả mà hãy chú ý ghi lại những ý chính của bài mà bạn nghe
được. Nếu có thể hãy vẽ hình minh hoạ cho những khái niệm quan trọng.
Khi học, cố gắng kết hợp việc học với một hoạt động nào đó về mặt thể chất.Ví
dụ, bạn có thể vừa ơn lại bài vừa học vừa tập với máy thể dục hay đi bộ lên xuống
cầu thang.



<b>Nghe/nói</b>: Những học viên thuộc nhóm này sẽ tiếp thu thơng tin hiệu quả nhất khi
họ nhận được thơng tin dưới dạng văn nói. Những bài giảng trên lớp và những
buổi thảo luận theo nhóm sẽ rất có ích cho bạn. Nghe băng cũng là một cách học
rất hiệu quả cho tuýp học viên này. Bởi vậy thay vì chỉ ghi chép bằng giấy bút
thơng thường, bạn có thế ghi âm lại bài giảng rứ nghe lại khi ôn bài ở nhà. Và hãy
thử đọc to thông tin khi ôn bài thay vì đọc thầm, bạn sẽ thấy tốc độ xử lý thông tin
cũng như hiệu quả học tập được cải thiện rõ rệt.


Để việc học hiệu quả hơn nữa, bạn cũng có thể học tập theo nhóm hoặc tìm một ai
đó mà bạn có thể học cùng vài tiếng trong ngày.


Nếu bạn không chắc chắn một trong bốn phong cách trên là phù hợp với mình thì
cũng đừng quá lo lắng. Điều cốt lõi là xác định được môi trường học nào giúp bạn
học tập hiệu quả nhất. Hãy dành vài phút phân tích lại khoảng thời gian bạn dành
cho học tập trên lớp cũng như ở nhà. Chắc chắn bạn không thể quên được những
lúc bạn cảm thấy bối rối, căng thẳng hay khó xử trên lớp. Hãy thử tìm ra ngun
nhân khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực ấy và xem liệu chúng có liên quan gì
tới những cách học khác nhau nêu trên. Hãy xác định những điểm khác biệt giữa
bốn phong cách học cơ bản và tự đánh giá xem cách học nào là phù hợp với bạn
hơn cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>Diệu Linh - Global Education </b></i>


<b>―Vừa học vừa chơi‖</b>



<b>Ngày nay các hoạt động vui chơi giải trí dường </b>
<b>như đã rất quen thuộc đối với tất cả mọi người, </b>
<b>nhất là các trị chơi đầy tính phiêu lưu, và mạo </b>
<b>hiểm (adventure game). Global Education sẽ giới </b>
<b>thiệu một kinh nghiệm ―vừa học vừa chơi‖ trong </b>


<b>bài viết hơm nay nhé! </b>


Trị chơi phiêu lưu là một dạng trị chơi trên máy tính có nội dung tương tự như
một bộ phim, ln có cốt truyện và nhân vật chính (thường là một người, ví dụ
như thám tử trinh thám hoặc cướp biển). Điểm khác biệt là bạn khơng chỉ xem mà
<b>cịn điều khiển được nhân vật chính. Bạn sử dụng chuột hoặc bàn phím để cho </b>
nhân vật của mình di chuyển trong thế giới “game”, nhìn ngắm mọi thứ, nhặt lên,
sử dụng chúng và nói chuyện với các nhân vật khác. Nhân vật của bạn cũng nói
chuyện được với bạn. Chẳng hạn, khi bạn bảo anh ta quan sát một vật, anh ta sẽ
nói cho bạn anh ta thấy gì. Bạn có thể sử dụng thơng tin này để quyết định làm gì
tiếp theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Rèn luyện khả năng ―hiểu ngữ pháp qua trực giác‖. Khi chơi, bạn được tiếp </b>
xúc với rất nhiều câu tiếng Anh tự nhiên và chính xác về ngữ pháp. Những câu
này khơng chỉ được nói (như trên tivi), mà trong nhiều trị chơi bạn cịn có thể bật
phụ đề lên. Nếu làm vậy thì bạn sẽ đồng thời nghe được cách phát âm và nhìn
được cả cách viết. Kết quả là trí nhớ của bạn sẽ lưu lại được nhiều câu hơn.


<b>Cải thiện kỹ năng phát âm. Nghe tiếng Anh nói chuẩn ln là cách thức tập phát </b>
âm hiệu quả.


<b>Thúc đẩy động lực. Khi chơi, bạn đang ở vào tình thế mà việc biết tiếng Anh sẽ </b>
rất có ích cho bạn, đơn giản là vì nếu hiểu được đoạn đối thoại, bạn mới biết
được cái gì đang diễn ra trong trò chơi. Điều này giúp bạn giải các câu đố và
hiểu được những tình huống dí dỏ m. Bạn sẽ thầm nghĩ: “Tiếng Anh làm mình
thấy dễ chịu” và động lực của bạn tăng lên.




</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

rắc rối, nhưng càng ngày bạn sẽ càng nghe tốt hơn. Lưu ý là khi sử dụng phương


pháp này, bạn sẽ khó tra từ điển được vì bạn khơng nhìn thấy các từ trên màn hình
mà chỉ nghe thấy chúng.


Hãy học và tiếp nhận tiếng Anh với những câu chuyện đầy trí tuệ, dí dỏm bất ngờ,
hình ảnh đẹp, âm thanh khuấy động và giọng nói của các diễn viên tài năng.
<i><b>Thanh Sơn - Global Education </b></i>


<b>Độc thoại – Phương pháp hay để luyện nói tiếng Anh?</b>



<b>Một người học tiếng Anh ―khôn ngoan‖ luôn tranh </b>
<b>thủ mọi cơ hội tìm một ai đó có thể nói chuyện với </b>
<b>họ bằng tiếng Anh. Nhưng tại một quốc gia khi </b>
<b>tiếng Anh chỉ là một ngoại ngữ thì ai sẽ muốn nói </b>
<b>tiếng Anh với bạn? Và liệu nói chuyện một mình </b>
<b>bằng tiếng Anh có giúp gì trong việc giao tiếp </b>
<b>khơng? </b>


<b>Khố học tiếng Anh </b>


Khi tham gia một khố học tiếng Anh, bạn sẽ có những cơ hội tuyệt vời để nói
tiếng Anh với giáo viên cũng như với các học viên khác. Nếu giáo viên tiếng Anh
của bạn có đặt câu hỏi, hãy tranh thủ mọi cơ hội để trả lời bằng tiếng Anh . Nếu
bạn được yêu cầu thảo luận theo cặp hay theo nhóm, hãy cố gắng dùng tiếng Anh
càng nhiều càng tốt. Đừng quá lo lắng rằng mình sẽ nói sai vì đây mới chỉ là bước
luyện tập để chuẩn bị chứ chưa phải là thực tế. Hơn nữa, nếu bạn khơng nói ra thì
làm sao bạn biết mình cịn yếu phần nào để khắc phục.


<b>Câu lạc bộ tiếng Anh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

cho riêng mình. Bạn sẽ được lợi rất nhiều từ hoạt động này.


<b>Đi mua sắm </b>


Bạn có thể sẽ khơng ngờ được là khả năng nói tiếng Anh lại có thể cải thiện nhờ
việc đi mua sắm bình thường chứ khơng chỉ là đi mua sách học ngoại ngữ. Bạn có
thể tìm thấy tên rất nhiều cửa hàng cũng như tên các sản phẩm ngoại nhập bằng
tiếng Anh. Chỉ cần để ý một chút là bạn có thể làm giàu vốn từ vựng của mình
theo kiểu vừa học vừa chơi rất thú vị. Hơn thế nữa, vốn từ phong phú về mọi mặt
của đời sống sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản xứ.
Trên đường, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều c hữ số như biển số xe, số điện thoại, số nhà
.v.v… Hãy nói thầm chúng bằng tiếng Anh. Đây khơng phải là một đoạn hội thoại
hồn chỉnh nhưng việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen suy nghĩ bằng tiếng
Anh và bạn có thể “bật” ra các từ tiếng Anh một cách nhanh chóng khi cần đến.
<b>Điểm du lịch </b>


Các điểm du lịch nổi tiếng trong thành phố ln có rất nhiều khách du lich ngoại
quốc. Họ rất sẵn lịng nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn (nếu đó là tiếng mẹ đẻ
hoặc ngoại ngữ hai của họ) vì đâu phải lúc nào cũng có người có thể hiểu họ nói gì
ở một đất nước như Việt Nam.


Hãy tận dụng mọi cơ hội để giao tiếp với du khách nói tiếng Anh, biết đâu bạn có
thể giúp đỡ họ đồng thời cải thiện được khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của bản
thân.


<b>Bài hát tiếng Anh </b>


Hãy nghe những bài hát tiếng Anh mà bạn thích, nhắc lại lời và hát theo nhạc. Hát
đi hát lại nhiều lần để thuộc lời và hát được tự nhiên hơn. Việc này sẽ giúp cải
thiện trí nhớ của bạn khi nghe tiếng Anh và phát triển những cơ mà bạn cần để
phát âm chuẩn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

tiếng Anh những điều bạn nghĩ ngay cả khi bạn mắc lỗi vì khơng ai có thể tiến bộ
khi chưa nhìn thấy thiếu sót của mình. Hãy luôn ghi nhớ “Người không bao giờ
mắc sai lầm là người khơng làm gì cả”. Hãy để những lỗi mà bạn mắc phải trở
thành cơng cụ hữu ích trong việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.


<i><b>Diệu Linh - Global Education </b></i>


<b>Bí quyết để có một bài viết mạch lạc</b>


<b>Global Education đã giới thiệu với các bạn cách nối </b>
<b>nhiều câu lại với nhau để tránh sự nhàm chán. Tuy </b>
<b>nhiên, một bài viết không đơn thuần là một chuỗi các </b>
<b>câu khác nhau mà những câu này cần phải được liên </b>
<b>kết với nhau mặt nội dung để người đọc có thể theo </b>
<b>dõi và hiểu được ý mà người viết muốn truyền đạt. </b>


Để có được một bài viết mạch lạc, trước hết các ý trong câu phải liên quan đến
nhau bằng các từ và cụm từ nối. Ví dụ như:


<b>1. Những từ dùng để thêm thông tin </b>


<i>and (và) </i>
<i>also (cũng) </i>


<i>besides (ngoài ra) </i>


<i>first, second, third… (thứ nhất, thứ hai, thứ ba…) </i>
<i>in addition (thêm vào đó) </i>


<i>in the first place, in the second place, in the third place (ở nơi thứ nhất, ở </i>


<i>nơi thứ hai, ở nơi thứ ba) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>moreover (thêm vào đó) </i>


<i>to begin with, next, finally (bắt đầu với, tiếp theo là, cuối cùng là) </i>


Bạn hãy xem ví dụ sau để biết cách sử dụng những từ nối trên như thế nào nhé!
In the first place, no "burning" in the sense of combustion, as in the burning
of wood, occurs in a volcano; moreover, volcanoes are not necessarily
mountains; furthermore, the activity takes place not always at the summit
but more commonly on the sides or flanks; and finally, the "smoke" is not
smoke but condensed steam.


<i>(Thứ nhất, khơng có lửa cháy hay gỗ cháy nào ở trong lòng núi lửa cả, hơn thế </i>
<i>nữa, núi lửa là loại núi không cần thiết, thêm vào đó, các hoạt động của núi lửa </i>
<i>không phải lúc nào cũng diễn ra ở trên đỉnh núi mà diễn ra thường xuyên hơn ở </i>
<i>sườn núi, và cuối cùng, khói khơng phải là khói thơng thường mà là dịng khói </i>
<i>bụi) </i>


<b>2. Những từ dấu hiệu chỉ nguyên nhân, hệ quả </b>


<i>Accordingly (Theo như) </i>
<i>and so (và vì thế) </i>


<i>as a result (Kết quả là) </i>
<i>consequently (Do đó) </i>


<i>for this reason (Vì lý do này nên) </i>
<i>hence, so, therefore, thus (Vì vậy) </i>
<i>then (Sau đó) </i>



<i>Ví dụ: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>(Một nhà lý luận thường cực kỳ thơng minh. Vì vậy nên một vài người trong chúng </i>
<i>ta thường khơng tin tưởng vào chính sự thơng minh của mình khi bác bỏ lại một </i>
<i>nhà lý luận) </i>


<b>3. Những dấu hiệu chỉ sự so sánh </b>


<i>by the same token (bằng những bằng chứng tương tự như thế) </i>
<i>in like manner (theo cách tương tự) </i>


<i>in the same way (theo cách giống như thế) </i>
<i>in similar fashion (theo cách tương tự thế) </i>
<i>likewise, similarly (tương tự thế) </i>


Ví dụ:


When you start with a portrait and search for a pure form, a clear volume,
<b>through successive eliminations, you arrive inevitably at the egg. Likewise, </b>
starting with the egg and following the same process in reverse, one


finishes with the portrait.


(Pablo Picasso)


<i>(Khi bạn bắt đầu vẽ một bức chân dung và tìm kiếm một hình mẫu trong sáng, kích </i>
<i>cỡ rõ ràng, giới hạn lại những chi tiết cần thiết, rõ ràng rằng bạn đang vẽ một quả </i>
<i>trứng. Cũng giống như vậy, nếu bạn vẽ một quả trứng và tiếp theo là một quá </i>
<i>trình ngược lại, bạn sẽ có một bức chân dung) </i>



<i>(Pablo Picasso) </i>


<b>4. Những dấu hiệu chỉ sự đối lập </b>


<i>but, yet (nhưng) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>in contrast, on the contrary (Đối lập với) </i>
<i>instead (Thay vì) </i>


<i>on the other hand (Mặt khác) </i>
<i>still (vẫn) </i>


Ví dụ:


A number of writers have claimed that Asian women are now as free as their
<b>Western counterparts to get divorced. However/Nevertherless/Despite this, the </b>
average Asian woman does not really have the same freedom to get divorced if she
<i>is in an unhappy marriage. </i>


<i>(Rất nhiều nhà văn nói rằng giờ đây phụ nữ Châu Á cũng tự do như phụ nữ Châu </i>
<i>Âu trong việc ly dị. Tuy nhiên, trung bình thì phụ nữ Châu Á khơng có được tự do </i>
<i>như thế nếu họ không hạnh phúc trong hôn nhân). </i>


<b>5. Những từ dấu hiệu chỉ kết luận hoặc tổng kết. </b>


<i>and so (và vì thế) </i>
<i>after all (sau tất cả) </i>
<i>at last, finally (cuối cùng) </i>
<i>in brief (nói chung) </i>


<i>in closing (tóm lại là) </i>


<i>in conclusion (kết luận lại thì) </i>
<i>on the whole (nói chung) </i>
<i>to conclude (để kết luận) </i>
<i>to summarize (Tóm lại) </i>


Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

energy.


<i>(Tóm lại là có rất nhiều lý do khiến mọi ngươi lờ đi việc giữ gìn nguồn năng </i>
<i>lượng). </i>


<b>6. Từ dấu hiệu để chỉ ví dụ </b>


Bạn có thể dùng những cụm từ sau trước khi đưa ra ví dụ, như thế người đọc sẽ dễ
dàng biết được bạn đang chuẩn bị nói tới cái gì.


as an example
for example
for instance
specifically
thus


to illustrate


Ví dụ:


With all the ingenuity involved in hiding delicacies on the body, this


<b>process automatically excludes certain foods. For example, a turkey </b>
sandwich is welcome, but the cumbersome cantaloupe is not.


(Steve Martin, "How to Fold Soup")


<i>(Với tất cả sự khéo léo và tinh vi tiềm ấn trong cơ thể, quá trình này tự động loại </i>
<i>bỏ một vài loại thức ăn cụ thể. Ví dụ, món gà tây sandwich thì được chào đón </i>
<i>nhưng dưa chuột đỏ thì không) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>in fact (thực tế là) </i>
<i>indeed (Thật sự là) </i>
<i>no (không) </i>


<i>yes (có) </i>


<i>especially (đặc biệt là) </i>


Ví dụ:


<b>The joy of giving is indeed a pleasure, especially when you get rid of </b>
something you don‟t want.


(Frank Butler, Going My Way)


<i>(Niềm vui được có cảm giác vui vẻ thực sự, đặc biệt là khi bạn đã từ bỏ một vài </i>
<i>thứ mà bạn không muốn) </i>


<b>8. Những từ dấu hiệu chỉ địa điểm </b>


<i>above (phía trên) </i>


<i>alongside (dọc) </i>


<i>beneath (ngay phía dưới) </i>
<i>beyond (phía ngồi) </i>


<i>farther along (xa hơn dọc theo…) </i>
<i>in back (phía sau) </i>


<i>in front (phía trước) </i>
<i>nearby (gần) </i>


<i>on top of (trên đỉnh của) </i>
<i>to the left (về phía bên trái) </i>
<i>to the right (về phía bên phải) </i>
<i>under (phía dưới) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Hãy cùng xem ví dụ sau để thấy hiệu quả của việc sử dụng những từ này trong một
đoạn văn ngắn sau:


What did it matter where you lay once you were dead? In a dirty sump or in
<b>a marble tower on top of a high hill? You were dead, you were sleeping the </b>
big sleep, you were not bothered by things like that.


(Raymond Chandler, The Big Sleep)


<i>(Bạn có bao giờ quan tâm xem nơi mà mình nằm xuống sau khi chết sẽ như thế </i>
<i>nào không? Một nơi tối tăm bẩn thỉu hay là một ngôi mộ ở trên đồi cao với hàng </i>
<i>đá marble ở trên đỉnh? Nhưng khi bạn qua đời, bạn đang ngủ một giấc ngủ dài, vì </i>
<i>vậy chắc bạn cũng chẳng quan tâm đến những thứ như thế đâu). </i>



<b>9. Những từ dấu hiệu chỉ sự nhắc lại </b>


<i>in other words (nói cách khác) </i>
<i>in short (nói ngắn gọn lại thì) </i>


<i>in simpler terms (nói theo một cách đơn giản hơn) </i>
<i>that is (đó là) </i>


<i>to put it differently (nói khác đi thì) </i>
<i>to repeat (để nhắc lại) </i>


Ví dụ:


Anthropologist Geoffrey Gorer studied the few peaceful human tribes and
discovered one common characteristic: sex roles were not polarized.
Differences of dress and occupation were at a minimum. Society in other
words, was not using sexual blackmail as a way of getting women to do
cheap labor, or men to be aggressive.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>(Nhà nhân chủng học Geoffrey Gorer đã nghiên cứu con người của nhiều bộ lạc </i>
<i>yên bình và khám phá ra một đặc điểm chung: vai trị của giới khơng bị bị phân </i>
<i>cực. Sự khác biệt về trang phục và nghề nghiệp ở mức tối thiểu. Nói cách khác thì </i>
<i>xã hội khơng sử dụng giới tính như cách để bắt phụ nữ làm lao động giá rẻ hay </i>
<i>cho rằng đàn ông là những người năng nổ). </i>


<i>(Gloria Steinem, "What It Would Be Like If Women Win") </i>
<b>10. Những từ chỉ dấu hiệu thời gian </b>


<i>afterward (về sau) </i>



<i>at the same time (cùng thời điểm) </i>
<i>currently (hiện tại) </i>


<i>earlier (sớm hơn) </i>
<i>formerly (trước đó) </i>


<i>immediately (ngay lập tức) </i>
<i>in the future (trong tương lai) </i>
<i>in the meantime (trong khi chờ đợi) </i>
<i>in the past (trong quá khứ) </i>


<i>later (muộn hơn) </i>


<i>meanwhile (trong khi đó) </i>
<i>previously (trước đó) </i>
<i>simultaneously (đồng thời) </i>
<i>subsequently (sau đó) </i>
<i>then (sau đó) </i>


<i>until now (cho đến bây giờ) </i>


Nếu bạn biết cách kết hợp những từ dấu hiệu chỉ thời gian này một cách thích hợp
thì bài viết của bạn sẽ mang tính logic cao hơn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

At first a toy, then a mode of transportation for the rich, the automobile was
designed as man's mechanical servant. Later it became part of the pattern of
living.


<i>(Đầu tiên là đồ chơi, sau đó là mơ hình vận tải cho người giàu, xe hơi được thiết </i>
<i>kể như người đầy tớ là người máy cho con người. Sau đó nó trở thành một phần </i>


<i>của cuộc sống). </i>


Vẫn cùng một ý nhưng nếu bạn biết cách kết hợp chúng lại với nhau bằng cách sử
dụng các từ nối thì bài văn của bạn sẽ trở nên mạch lạc hơn rất nhiều. Chúc các
bạn viết ngày càng hay hơn!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education </b></i>
<b>Chiến thuật làm giàu vốn từ vựng</b>


<b>Học từ vựng được ví như là bạn ươm mầm cho cây, nếu bạn khéo léo </b>
<b>trong việc lựa chọn đúng phương pháp thì bạn có thể có được kết </b>
<b>quả như ý muốn và khó xác định được mục tiêu trong việc học của </b>
<b>mình. Global Education sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp để bạn </b>
<b>có một vườn cây như mong đợi. </b>


Như những bài viết đã được đề cập từ trước thì đọc và nghe tiếng Anh được xem
như là một cách học hiệu quả trong việc làm phong phú vốn từ vựng tiếng Anh,
thế nhưng phương pháp đó được là một cách học từ vựng hiệu quả cho việc học
tiếng Anh lâu dài, thế nhưng để chuẩn bị cho bài kiểm tra trong tuần tới thì liệu
những phương pháp đó có thật sự hiệu quả không? Sau đây là một số phương pháp
“cứu cánh khẩn cấp” cho các bạn trong trường hợp đó:


<i><b>1. Cây từ vựng (Vocabulary Trees) </b></i>


Mỗi cây từ vựng sẽ là một trường từ vựng cụ thể và khi từ vựng được nhóm lại
một cách khoa học thì một cách tự nhiên bạn sẽ học thuộc được các nhóm từ một
<b>cách có hệ thống và nhanh chóng. Ví dụ nếu như bạn gặp từ cup (chiếc tách) thì </b>
<b>bạn sẽ nhanh chóng liên tưởng đến các từ knife, fork, plate, dishes. Chỉ với một </b>
tờ giấy, một chiếc bút chì và từ điển, bạn có thể tự tạo cho mình cây từ vựng để
luyện tập:



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

 Để chủ đề ngay ở trung tâm của tờ giấy, vòng tròn chủ đề lại và đưa ra
các nguyên tắc và thể loại chung liên quan đến chủ đề đó ở xung quanh. Ví
dụ như: các tính từ miêu tả ngoại hình.


 Ở mỗi danh mục, viết những từ thích hợp hoặc bạn có thể chia thành
những mục nhỏ hơn nữa nếu như bạn yêu cầu chi tiết hơn.


Trong quá trình thiết lập cây từ vựng, bạn nên sử dụng từ điển như một sự hỗ trợ
và quan trọng hơn nữa là bạn nên kiên trì để học từ vựng theo phương pháp này
bởi vì nó khơng chỉ địi hỏi tính hệ thống mà còn đòi hỏi thời gian rất nhiều. Bạn
cũng cần nên lưu ý học các nhóm từ vựng một cách có hệ thống để tạo ra mối liên
hệ lẫn nhau và bạn có thể nhớ lâu.


<i><b> 2. Sử dụng công nghệ để học từ vựng (Use Technology to Help You) </b></i>


DVDs đưa lại cho các bạn một cơ hội lớn cho những người học tiếng Anh để tăng
khả năng từ vựng của mình. Hầu hết các đĩa DVDs đều sử dụng tiếng Anh gốc và
cả phụ đề tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ xem phim và theo dõi nội dung bằng việc đọc
phụ đề thì bạn sẽ khơng tận dụng hết được cơ hội này. Vậy bằng cách nào?


 Các bạn hãy chuẩn bị những dụng cụ: bút mực, bút chì và một quyển
từ điển.


 Bạn có thể lựa chọn một cảnh phim, cảnh đầu tiên thường được xem
như là sự khởi đầu nhưng bạn cũng có thể chọn các cảnh khác, tuy nhiên
bạn khơng nên có tư tưởng rằng mình phải xem hết tất cả bộ phim.
 Xem phim bằng tiếng Anh nhưng không được xem phụ đề của phim.


Cố gắng viết ra những từ và cụm từ mà bạn hiểu. Sau đó bạn xem phim


bằng tiếng Anh khơng có phụ đề lần thứ hai và viết một đoạn mơ tả ngắn
gọn những gì mà bạn được xem trong cảnh đó. Xem cảnh phim bằng
tiếng Việt và kiểm tra độ hiểu của mình thơng qua những gì mà bạn ghi
chép được.


 Sau đấy bạn xem cảnh phim thứ 3 bằng tiếng Anh và có kèm cả phụ
đề tiếng Anh, nhưng hãy xem một cách liên tục và khơng dùng phím
dừng. Thêm bất kỳ từ hoặc cụm từ vào danh sách của bạn và có thể tra từ
điển nếu cần.


Nếu như bạn muốn học tốt từ vựng tiếng Anh thì bạn nên thay đổi suy nghĩ
và quan niệm về việc xem phim, mỗi tuần bạn nên chia thành những
khoảng thời gian nhỏ để tránh sự nhàm chán và mất kiên nhẫn. Và đừng
lo lắng nếu như bạn khơng hiểu hết hoặc khơng hiểu điều gì. Hãy kiên trì
và luyện tập đúng cách thì chắc chắn bạn sẽ thành công.




<i><b>3. Lập danh sách nhóm từ vựng (Specific Vocabulary Lists) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Ví dụ


<b>Jobs </b> <b>Money </b> <b>Food </b>


Accountants account asparagus


Bakers balance beef


Barbers bank bread



Barmen/women bank charges broccoli
Butchers banker's draft butter
Chambermaids barter corn


Chefs borrow fruit


Dentists branch garlic
Doctors building society honey


<i><b>4. Sử dụng từ điển hình ảnh (Visual Dictionaries) </b></i>


Hình ảnh có giá trị nhiều gấp vạn lần từ ngữ bởi vì nó hỗ trợ một cách tuyệt đối
trong việc diễn giải nghĩa một cách chính xác.


Ví dụ:


Hi vọng là các bạn có thể kết hợp nhuần nhuyễn những bí quyết mà Global
Education đã giới thiệu để có một vốn từ vựng phong phú. Chúc các bạn học tốt
tiếng Anh!


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>―</b>

<b>Chìa khóa vạn năng‖ cho kỹ năng speaking</b>


<b>Bạn muốn tăng kỹ năng phát âm và nói tiếng Anh thật </b>
<b>chuẩn nhưng chưa biết làm thế nào? Đây là những </b>
<b>nguyên tắc căn bản mà Global Education muốn giới </b>
<b>thiệu cùng các bạn để thực hiện nhiệm vụ tưởng chừng </b>
<b>như ―bất khả thi‖ này một cách khả thi nhất. </b>


<i><b>1. Nói thật chậm (Always speak slowly) </b></i>



Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ
càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt
thơng tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm
“nói càng nhanh càng tốt” này là hồn tồn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật
chậm và chính xác. Tất nhiên bạn khơng nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để
bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính
xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ
nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này
cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ khơng có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu
chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có
thể đạt được những gì bạn muốn.


<i><b>2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Điều này khơng ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe.
Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và khơng bỏ sót âm nào thì
kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.


Tuy nhiên, đây khơng phải là một việc đơn giản mà địi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố
gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở
trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng
ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong
<b>việc nói tiếng Anh! </b>


<i><b>3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have mastered) </b></i>


Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những
nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng
mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngơn ngữ bạn vào


việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp
tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực
hành nói tiếng Anh khơng đơn giản một chút nào.


Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc
ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những
cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể
chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ khơng ai
để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của
bạn và thậm chí là cũng khơng ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử
dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì
vậy ngun tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hồn thiện kỹ năng
speaking của mình!


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem
mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì khơng? Nhận biết
được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hồn thiện
khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc
máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm,
ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là:


Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận
dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một
chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự
thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ
chủ đề nào trong vòng 1-2 phút.


Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật
khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể
hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn


đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ
thường xuyên bị bỏ sót).


Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng
âm của câu.


<i><b>5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough) </b></i>


Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói
với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớ n để tất cả
những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn
nói q nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?


Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ
những điều bạn đang trình bày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và khơng tiếp tục được nữa.
Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm
lượng mà điều quan trọng hơn nữa là khơng gian mà bạn thực hành. Có thể ban
đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phịng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng
khơng gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn
không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc
nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm
lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói
với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm
lượng của mình phù hợp với từng khơng gian và hồn cảnh khác nhau.


Global Education hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trang bị thêm cho mình
một chút kinh nghiệm để hồn thiện hơn khả năng nói tiếng Anh. Chúc các bạn
học tốt!



<i><b>Global Education </b></i>


<b>5 lỗi thường gặp khi học tiếng Anh</b>



<b>Có những lỗi nào mà người học tiếng Anh thường mắc </b>
<b>phải? Những người học tiếng Anh cần phải sửa những lỗi </b>
<b>gì để học tiếng Anh nhanh hơn? Global Education thống </b>
<b>kê 5 lỗi mà người học tiếng Anh thường gặp giúp các bạn </b>
<b>khắc phục để học tiếng Anh tốt hơn.</b>


<i><b>1. Quá tập trung vào ngữ pháp (Focusing On Grammar) </b></i>


Đây là lỗi lớn nhất và phổ biến nhất và cũng là lỗi tồi tệ nhất mà người học tiếng
Anh gặp phải. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chính việc học ngữ pháp


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

pháp tiếng Anh khá phức tạp để có thể nhớ và sử dụng một cách có hệ thống
nhưng những cuộc hội thoại lại diễn q nhanh và bạn khơng có đủ thời gian để
nghĩ, nhớ hàng trăm hàng nghìn cấu trúc ngữ pháp, lựa chọ n cấu trúc nào cho phù
hợp và sắp xếp sử dụng chúng trong văn cảnh. Tránh tư duy ngữ pháp trong giao
tiếp theo lối mòn như vậy. Bạn phải học ngữ pháp bằng trực quan và vô thức
giống như một đứa trẻ đang học nói bằng cách lắng nghe nhiều cấu trúc ngữ pháp
chính xác – và dần dần bạn sẽ sử dụng chính xác ngữ pháp chính xác một cách tự
nhiên nhất.


<i><b>2. ―Ép‖ nói (Forcing Speech) </b></i>


Cả học viên và giáo viên tiếng Anh thường cố gắng thực hiện các bài luyện tập


<b>speaking hay presentation</b> trước khi học viên thực sự sẵn sàng. Kết quả là phần


lớn học viên nói tiếng Anh rất chậm, khơng trơi chảy và thiếu tự tin. Thực hành
nói quá sớm quả là một sai lầm lớn. Thay vì “ép” mình phải nói, trước tiên bạn
nên tập trung vào kỹ năng nghe và hãy kiên nhẫn. Chỉ nói khi bạn đã sẵn sàng!


<i><b>3. Chỉ học sách giáo khoa (Learning Only Formal Textbook English) </b></i>


Hầu hết học viên chỉ học những gì có trong sách giáo khoa và học tiếng Anh ở
trường học. Vấn đề ở chỗ là những người bản địa không sử dụng thứ tiếng Anh
trong sách trong cuộc sống hàng ngày.


Trong giao tiếp, người bản địa sử dụng rất nhiều thành ngữ, cụm động từ hay từ
lóng để giao tiếp, khác hẳn với những gì bạn học trên sách vở. Do đó, để giao tiếp
tốt với người bản xứ, bạn cần học tiếng Anh thông thường.


<i><b>4. Cố gắng thật hoàn hảo (Trying To Be Perfect) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

hảo cả bởi vì người bản xứ cũng có thể thường xuyên mắc lỗi. Vì vậy, thay vì tập
trung vào việc sửa những lỗi sai của mình thì bạn nên tập trung vào việc giao tiếp.
Mục tiêu của bạn khơng phải là nói thật “hồn hảo”, mà có thể thể hiện được các ý
tưởng giao tiếp, thông tin và cảm giác thật rõ ràng và dễ hiểu. Tập trung vào việc
giao tiếp một cách tích cực thì những lỗi sai của bạn sẽ dần dần được cải thiện.


<i><b>5. Chỉ học tiếng Anh ở trường (Only learn English at school) </b></i>


Hầu hết những người học tiếng Anh nghĩ rằng học tiếng Anh ở trường là đủ và
cho rằng giáo viên và nhà trường học chịu trách nhiệm cho sự tiến bộ của họ. Điều
này hồn tồn khơng chính xác bởi vì người học tiếng Anh phải tự chịu trách
nhiệm cho trình độ của chính mình, giáo viên chỉ là người hỗ trợ cho việc học của
bạn mà thôi. Bạn nên tìm kiếm bài học và thiết bị thật hiệu quả, luyện tập nghe,
nói, đọc, viết hàng ngày.



Những lỗi được đề cập ở trên khá phổ biến nhưng bạn hồn tồn có thể sửa chữa
được nếu mắc phải. Và điều quan trọng hơn là bạn sẽ có nhiều hơn cơ hội khám
phá những nhiều điều thú vị trong việc học tập và thực hành tiếng Anh. Chúc các
bạn thành cơng!


<i><b>Global Education </b></i>


<b>Ơn thi thế nào để có kết quả cao?</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Mơn tiếng Anh: Chú ý các câu hỏi bẫy </b>


Đề thi minh họa (bao gồm cả đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao
đẳng năm 2009) là những đề thi có kiến thức cơ bản và nâng cao. Muốn làm được
điểm tuyệt đối, thí sinh cần lưu ý 3 phần: phần dễ mắc lỗi nhất, phần dễ sai nhất và
những phần khó nhất, yêu cầu phải có chuẩn các kiến thức nâng cao mới làm
được. Cụ thể như sau:


Câu số 1, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB
Giáo dục) thuộc về phần ngữ âm. Đây là phần ôn luyện căn bản nhất của môn
tiếng Anh, tuy nhiên đối với nhiều học sinh phần ngữ âm, từ vựng lại là phần dễ
gây nhầm lẫn và mất nhiều thời gian chọn đáp án nhất, một số lưu ý đối với việc
<i>ôn tập phần học này: Xác định dấu trọng âm, phương pháp đánh trọng âm đối với </i>


<i>từ loại; Xác định nguyên âm đơn, nguyên âm dài, nguyên âm kép. Ví dụ: Yêu cầu </i>


đề bài tìm phương án đúng đối với phần gạch chân trong A, B, C hoặc D có cách
<b>đọc khác với các lựa chọn còn lại, cụ thể: A. clean; B. head; C. beat; D. heat. Đáp </b>


<i><b>án là B vì trong câu B, xuất hiện nguyên âm kép "ea" được phiên âm là /e:/ các từ </b></i>



<b>còn lại phiên âm /i:/. </b>


<b>Ngồi ra, trong khi ơn tập, thí sinh cần xác định cách đọc các phụ âm như: b trong </b>
<b>từ bee; n trong từ nose; d trong từ do... Để tham khảo và học tốt phần này các em </b>
<i>có thể cài đặt và sử dụng bộ từ điển (Cambridge Advanced Learner's Dictionary). </i>
Một lưu ý quan trọng khác là thí sinh cần xác định nhóm các từ đồng âm dễ gây
nhầm lẫn như: /i:/ bean-been, /e/ male-mail hoặc /ai/ aisle-I'll-isle…


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

sinh trong quá trình làm bài. Trên thực tế, các câu hỏi này khơng khó nhưng lại
gây sự nghi ngại cho các thí sinh khi lựa chọn đáp án đúng. Cần phải lưu ý rằng
đây không phải là lần đầu đề thi có đưa vào những câu hỏi bẫy mà trong các năm
vừa qua, trong đề thi tiếng Anh đều có từ 5-10% câu hỏi bẫy. Đây cũng là những
câu hỏi để thí sinh đạt điểm tối đa. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy những học
sinh học lực khá giỏi rất chủ quan nên thường làm sai câu này, trong khi học sinh
trung bình lại làm đúng. Vì vậy các em cần lưu ý với các câu hỏi bẫy này. Ví dụ:
câu số 14, phần đề thi minh họa môn tiếng Anh - thi ĐH (Cấu trúc đề thi năm
2009, NXB Giáo dục). Yêu cầu đề bài chọn từ/cụm từ thích hợp (ứng với A hoặc
<i>B, C, D) để hoàn thành câu, cụ thể: "You stop working too hard _____ you'll get </i>


<i>sick". Có 4 đáp án là: A. or else; B. if; C. in case; D. whereas </i>


<b>Đáp án đúng sẽ là A. Trong câu này sẽ có khơng ít thí sinh có xu hướng chọn đáp </b>


án C thay vì đáp án chính xác là A. Về cơ bản, liên từ "in case" có nghĩa là đề
phòng, phòng khi và như thế khi sử dụng câu trên ở nghĩa tiếng Việt xét về góc độ
nào đó các thí sinh thấy có vẻ hợp lý. Nhưng trên thực tế, cấu trúc "or else" được
sử dụng như một dạng phủ định trong các lời khuyên, cảnh báo, nhắc nhở và là
một dạng của mệnh đề "if... not" (có nghĩa tiếng Việt là nếu... khơng). Chẳng hạn,
<i>cấu trúc trên có thể chuyển về cách diễn đạt khác, tương đồng: If you work too </i>



<i>hard, you'll get sick. </i>


Đề thi minh họa cịn có một phần khó, đó là từ vựng. Để làm được các câu hỏi của
đề thi này học sinh nên tập trung vào ôn tập các phần: Các dạng từ phái sinh; Từ
đồng nghĩa, trái nghĩa; Các từ thuộc chuyên đề và chủ điểm liên quan tới vi tính,
cơng nghệ, khoa học tự nhiên, văn hóa...; Các từ vựng, cụm câu hội thoại; Biến đổi
từ (thêm tiền tố, hậu tố) khi dựng hội thoại, viết câu... Ví dụ: Câu số 24, phần đề
<i>thi minh họa môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT (Cấu trúc đề thi năm 2009, NXB </i>


<i>Giáo dục). Yêu cầu đề bài chọn từ/cụm từ thích hợp (ứng với A hoặc B, C, D) để </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>án trả lời là: A. originality; B. origin; C. original; D. originally. Đáp án là B. Lý </b>
do: vị trí cần điền là một danh từ, tuy nhiên phần đ áp án lại thể hiện 3 danh từ liên
quan có ý nghĩa khác nhau, do đó buộc thí sinh phải chọn 1 trong 3. Ở câu này,
đáp án là B (origin - bản thân, bản chất), câu A (originality - cơng trình ban đầu),
câu C (original - bản gốc, bản chính).


Đặc biệt có một phần khó trong đề thi là đọc hiểu. (Đề thi THPT từ câu 41-45. Đề
thi ĐH, CĐ có 3 đoạn văn: đoạn 1: từ câu 36-45; đoạn 2: từ câu 46-55; đoạn 3: từ
56-65). Đối với bài đọc hiểu thường liên quan đến các chuyên đề: khoa học, đời
sống xã hội, giáo dục, ngôn ngữ hằng ngày. Để làm được câu này, ngoài việc hoàn
thiện các vốn từ vựng cần thiết các học sinh nên tập trung luyện các kỹ năng đọc
theo phương pháp và trình tự: Đọc trước các câu hỏi và đáp án liên quan; đọc lướt
nhanh toàn văn (cả đoạn); đọc tìm thơng tin truy vấn trong phần câu hỏi, đáp án
gợi ý; chọn đáp án đúng; Sử dụng các suy luận để loại trừ phương án sai/đúng.
Đặc biệt thí sinh khơng nên: Q tập trung vào phần từ mới; Hiểu sai ý câu hỏi;
Tự diễn giải theo cách hiểu của cá nhân thay vì tác giả; Chọn đáp án có cách diễn
đạt có nhiều ý nghĩa, cách hiểu.



<i><b>Nguyễn Danh Huy - Giảng viên Global Education </b></i>
<b>Nối câu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Nối câu khơng có một quy luật chung nào cả, khơng có một đáp án chính xác cho
một bài tập nối câu. Tất cả phụ thuộc vào kinh nghiệm học tập và khả năng sử
dụng từ ngữ của bạn. Mục đích của dạng bài tập này khơng phải là tìm ra một câu
nối đúng mà là xem xét các cách sắp xếp từ ngữ, cấu trúc và nội dung trước khi
bạn quyết định xem cách sắp xếp nào là hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất.
Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ này nhé. Trước hết hãy nhìn vào tám câu ngắn
sau:


She was our Latin teacher.


<i>(Cô ấy là giáo viên dạy tiếng Latinh). </i>
We were in high school.


<i>(Chúng tôi học ở trường Trung học). </i>
She was tiny.


<i>(Cô ấy rất nhỏ). </i>


She was a birdlike woman.
<i>(Cơ ấy có giọng nói hay). </i>


She was swarthy.


<i>(Cơ ấy có nước da ngăm đen). </i>
She had dark eyes.


<i>(Cơ ấy có đơi mắt đen). </i>


Her eyes were sparkling.
<i>(Mắt cô ấy rất sáng). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Rõ ràng những câu trên hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp nhưng nếu đọc một bài
viết tồn những câu như thế bạn có cảm thấy nhàm chán và rời rạc không? Vậy
bây giờ hãy thử nối những câu trên thành hai hoặc ba câu, thậm chí là một câu sao
cho rõ ràng và mạch lạc nhé. Trong quá trình nối câu, bạn phải bỏ bớt những từ và
<b>cụm từ lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ như từ “she”, nhưng phải giữ lại tất cả những </b>
“thơng tin” trong các câu nói trên. Với những câu trên đây, ta có thể có các cách
nối câu sau:


Our Latin teacher in high school was a tiny woman. She was swarthy and
birdlike. She had dark, sparkling eyes and graying hair.


<i>(Cô giáo dạy tiếng Latinh của tụi tôi ở trường Trung học là một phụ nữ nhỏ </i>
<i>nhắn. Cơ có nước da ngăm đen và giọng nói rất hay. Cơ có đơi mắt đen, </i>
<i>sáng và mái tóc màu xám). </i>


When we were in high school, our Latin teacher was a tiny woman. She
was swarthy and birdlike, with dark, sparkling eyes and graying hair.


<i>(Khi chúng tôi học ở trường Trung học, cô giáo dạy tiếng Latinh của chúng </i>
<i>tơi là một phụ nữ nhỏ nhắn. Cơ có nước da ngăm đen và giọng nói rất hay, </i>
<i>cùng với đơi mắt đen, sáng và mái tóc màu xám). </i>


Our high school Latin teacher was a swarthy, birdlike woman. She was
tiny, with dark, sparkling eyes and graying hair.


<i>(Cô giáo dạy tiếng Latinh hồi cấp 3 của tôi là một người có nước da ngăm </i>
<i>đen. Cơ có vóc người nhỏ nhắn, đơi mắt đen, sáng và mái tóc màu xám). </i>


Our Latin teacher in high school was a birdlike woman, tiny and swarthy,
with graying hair and dark, sparkling eyes.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Bạn thấy đấy, khơng phải chỉ có một cách duy nhất để nối các câu lại với
nhau. Trên thực tế, có rất nhiều cách để nối các câu thành một câu hay hơn
giống như ví dụ ở trên. Bạn cứ thử thực hành một lúc thơi, bạn sẽ thấy có
một vài cách kết hợp câu hay hơn và hiệu quả hơn hẳn những cách kết hợp
khác.


Nếu bạn vẫn cịn nghi ngờ thì hãy xem câu dưới đây nhé:


Our high school Latin teacher was a tiny, birdlike woman, swarthy, with
sparkling dark eyes, graying hair.


<i>(Giáo viên dạy tiếng Latin ở trường Trung học của chúng tôi là một người </i>
<i>nhỏ nhắn, có giọng nói hay, da ngăm đen, với đơi mắt đen, sáng và mái tóc </i>
<i>màu xám). </i>


Bạn có thể thấy rõ ràng rằng cách nối câu này là hồn tồn đúng nhưng nó đã phải
là cách tốt nhất hay chưa? Tất nhiên nếu so với những câu trên, câu này không
phải là câu tốt nhất mà chúng ta có. Tùy vào từng văn cảnh mà bạn lựa chọn cách
nối câu nào sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Sau khi nối câu, bạn hãy dành một
vài phút để kiểm tra và đánh giá lại những câu mà mình đã nối để quyết định lựa
chọn. Vậy tiêu chí nào để đánh giá và lựa chọn câu nối? Có 6 tiêu chí để bạn đánh
giá câu nối:


<b>1. Nghĩa: Trước hết bạn phải quyết định xem, sau khi nối câu bạn có truyền </b>
tải được hết ý mà tác giả muốn nói hay khơng?


<b>2. Sự rõ ràng: Liệu câu nối có rõ ràng hay khơng? Mọi người có thể hiểu </b>


được nó ngay trong lần đầu tiên đọc hay khơng?


<b>3. Tính mạch lạc: Bạn phải đánh xem cách diễn đạt đã trôi chảy chưa? Các </b>
phần trong câu đã liên kết với nhau chặt chẽ và logic chưa?


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>5. Độ súc tích: Hãy đánh giá xem liệu mình có diễn đ ạt dài dịng khơng, hãy </b>
cố gắng diễn đạt ý tưởng rõ ràng nhất mà tiết kiệm lời nhất.


<b>6. Tính nhịp nhàng của câu: Tiêu chí này đánh giá sự trơi chảy của lời văn </b>
và cũng là tiêu chí khó nhất. Để đạt được tiêu chí này bạn cần phải có một
số kỹ thuật, ví dụ như đ ặt dấu câu ở vị trí nào để có thể nhấn mạnh được ý
cần nhấn mạnh.


Trên đây là 6 tiêu chí để bạn tự đánh giá các câu nối của mình, chỉ cần đối chiếu
vào những tiêu chí đó để bạn lựa chọn câu nối mà bạn nghĩ là phù hợp nhất. Chúc
các bạn thành công!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education </b></i>


<b>Những lưu ý khi học tiếng Anh online</b>



<i><b>Nguyễn Danh Huy – Global Education </b></i>


<b>10 bí quyết giúp bạn cải thiện khả năng speaking</b>


<b>Mỗi người học tiếng Anh đều mong muốn có được giọng đọc </b>
<b>giống như phát thanh viên của đài BBC hoặc CNN. Tuy </b>
<b>nhiên, để có được giọng chuẩn và hay như thế thì những </b>
<b>phát thanh viên ấy cũng đã phải luyện tập rất chăm chỉ. </b>



Và đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể cải thiện khả năng nói và phát âm của
mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

tốt như những biên tập viên hoặc những diễn viên khi bạn xem ti vi. Sau đó,
nhắc lại những gì họ nói. Khơng chỉ bắt chước từ ngữ mà bạn hãy cố bắt
chước cả ngữ điệu của họ nữa. Hãy chú ý xem chỗ nào thì họ lê n giọng, chỗ
nào thì họ xuống giọng. Bạn có thể xem các chương trình trên một vài kênh
truyền hình có giọng chuẩn như BBC, CNN hoặc HBO, v.v.


2. Trước khi bạn học được ngữ điệu đúng thì bạn hãy cố gắng nói thật chậm
nhưng chính xác. Nếu bạn nói quá nhanh, có thể bạn sẽ phát âm sai hoặc
nói sai ngữ điệu. Chính điều đó làm người bản ngữ khó có thể hiều bạn nói
gì. Bạn đừng lo lắng về việc người nghe sẽ phải kiên nhẫn nghe bạn nói bởi
điều quan trọng hơn cả là người ta phải hiểu được những gì bạn muốn
truyền đạt.


3. Bạn nên nghe những bài hát tiếng Anh vì hát cũng là một cách để luyện tập
ngữ điệu rất hiệu quả đấy!


4. Sử dụng từ điển. Bạn hãy cố gắng làm quen với ký hiệu phiên âm trong từ
điển và hãy cố luyện tập theo cách phiên âm chuẩn này. Đây là một cách tự
học phát âm rất hữu ích.


5. Bạn có thể tự làm một danh sách những từ khó phát âm và sau đó nhờ
người bản xứ phát âm những từ này cho bạn. Nếu bạn không thể nhớ được
cách phát âm chính xác của những từ này thì bạn có thể ghi âm lại cách đọc
đúng, nghe đi nghe lại nhiều lần và thực hành phát âm sao cho chuẩn. Sau
đó, khi đã thành thạo, bạn có thể vừa nghe vừa nói ở cùng một thời điểm.
6. Bạn nên mua những cuốn sách dạy nói tiếng Anh có băng hoặc đĩa đi kèm.



Ngồi cách học thơng thường với những loại sách này, bạn có thể đọc một
phần trong cuốn sách, ghi âm lại và sau đó so sánh giọng đọc của bạn với
giọng người đọc ở trong băng của cuốn sách đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

8. Mỗi ngày dành ra khoảng 15 đến 20 phút để thực hành phát âm tiếng Anh
bằng cách đọc to thành tiếng các từ, các câu, các đoạn văn bằng tiếng Anh.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn thực hành thường xuyên hàng ngày
trong vịng 3 tháng thì cơ miệng của bạn sẽ phát triển phù hợp cho việc nói
một ngơn ngữ mới.


9. Ghi âm lại giọng nói của bạn và nghe lại những từ mình phát âm sai. Mọi
người thường ghét phải nghe giọng của chính mình và thường có xu hướng
tránh nghe giọng mình nói. Tuy nhiên, đây là một cách thực hành khá quan
trọng vì bằng cách này bạn có thể nhận ra những lỗi mà mình thường mắc
phải.


10. Cuối cùng là bạn phải kiên nhẫn. Chỉ cần kiên nhẫn luyện tập thì bạn sẽ có
thể cải thiện được khả năng nói của mình.


<i>Người Việt Nam vẫn có câu “Có cơng mài sắt có ngày nên kim - Patience and </i>
<i>time run through the longest day”, vì vậy, hãy chịu khó đầu tư thời gian và cơng </i>
sức vào việc học nói tiếng Anh để có thể nói được với giọng rất "Anh" nhé.
Chúc các bạn thành công!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Học tiếng Anh ở shop – tại sao không?</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Bạn bước vào cửa hàng và người bán hàng (shop assistant) tươi cười đón chào </b>
<b>bạn và hỏi bạn Can I help you?. Đây có lẽ là câu cửa miệng của tất cả các shop </b>


<b>assistant. Đây là một câu hỏi rất đơn giản nhưng lại giúp người bán hàng nắm bắt </b>
được nhu cầu và mục đích của khách hàng để có thể trở thành một người bán hàng
hữu ích và giúp đỡ khách hàng chọn lựa được món đồ ưng ý. Vậy khi được hỏi
<i>câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời: I need … (Tôi cần…..). Đây là câu trả lời đơn giản </i>
và thơng dụng nhất. Bạn có thể gọi tên trực tiếp đồ vật mình muốn mua:


<i>I need a yellow silk scarf. (Tôi muốn mua một cái khăn lụa màu vàng). </i>


Hoặc bạn có thể nói lên các yêu cầu của mình để người bán hàng giúp bạn:
<i>I need a bracelet to match this outfit. (Tôi muốn mua một cái vòng cổ để </i>
<i>họp với bộ trang phục này). </i>


<i>I need a bigger size. (Tôi muốn đổi lấy cỡ lớn hơn). </i>


Còn nếu bạn chỉ muốn ngắm nghía chứ chưa xác định được chính xác mình muốn
mua gì, bạn có thể nói:


<i>I‟m just looking. (Tôi đang ngắm mấy thứ). </i>


Sau đây là một số mẫu câu thơng dụng khác bạn có thể sử dụng khi đi shopping:
<i>I'd like a bottle of milk, please. (Tôi muốn mua một hộp sữa). </i>


<i>Have you got souvenirs? (Bạn có bán các đồ lưu niệm khơng?) </i>
<i>Do you sell stamps? (Bạn có bán tem khơng?) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>Where can I get a film for my camera? (Tơi có thể mua phim cho máy quay của </i>
<i>tơi ở đâu?) </i>


<i>Where can I find newspapers? (Tơi có thể mua báo ở đâu?) </i>



<i>Are these bottles returnable? (Những cái hộp này có thể trả lại được à?) </i>
<i>It doesn't fit me. (Cái này tôi mặc không vừa). </i>


<i>It doesn't suit me. (Nó khơng hợp với tơi). </i>
<i>I don't like it. (Tơi khơng thích nó). </i>


<i>It's too small / big / wide / tight / expensive. (Nó quá nhỏ/ to/ rộng/ chật/ đắt). </i>
<i>I'm size ... (Cỡ của tôi là….). </i>


<i>Have you got this in another size / colour? (Bạn có cái này nhưng cỡ khác/ màu </i>
<i>khác khơng?) </i>


<i>May I try this on, please? (Tơi có thể thử nó được khơng?) </i>
<i>Where can I try this on, please? (Phịng thử đồ ở đâu?) </i>
<i>How much is it? (Cái này giá bao nhiêu?) </i>


<i>Where is the cash desk / till? (Quầy tính tiền ở đâu?) </i>


<i>Could I get a receipt, please? (Anh/ Chị viết cho tơi cái hóa đơn được không?) </i>
<i>Could I get a (plastic) bag, please? (Cho tôi cái túi nilon). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>không?) </i>


<b>Tuy nhiên nếu bạn làm việc tại một cửa hàng và là một shop assistant thì bạn sẽ </b>
<b>phải nói như thế nào? Ngồi câu hỏi Can I help you?, bạn cịn có thể sử dụng một </b>
số mẫu câu phổ biến sau đây:


<i>Can I help you? (Tơi có thể giúp gì cho bạn) </i>


<i>What can I do for you? (Tơi có thể làm gì để giúp bạn?) </i>


<i>Are you being served? (Bạn có cần phục vụ khơng?) </i>


<i>Sorry, we don't sell ……. (Xin lỗi, ở đây chúng tôi không bán…..) </i>
<i>Anything else? (Bạn có muốn mua thêm cái gì khác không?) </i>
<i>Buy two for the price of one. (Mua một tặng một). </i>


<i>How much / many would you like? (Bạn muốn mua bao nhiêu?) </i>
<i>What size do you take? (Bạn muốn lấy cỡ nào?) </i>


<i>Sorry, we are out of ….. (Xin lỗi, chúng tôi đã hết hàng). </i>


<i>Would another colour do? (Bạn có muốn lấy màu khác khơng?) </i>
<i>Would you like to try it on? (Bạn có muốn thử nó khơng?) </i>
<i>The fitting room is over there. (Phịng thử ở phía đằng kia). </i>
<i>The dress suits you very well. (Cái váy này rất hợp với bạn). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<i>I'll take this to the cash desk / till for you. (Tơi sẽ mang cái này tới quầy tính tiền </i>
<i>cho bạn). </i>


<i>Here you are. / Here you go. (Đồ của bạn đây). </i>
<i>You're welcome. (Chào mừng bạn). </i>


<i>That's ……VND altogether. (Tổng cộng là……VND). </i>


<i>You don't happen to have any change, do you? (Bạn không muốn đổi nữa phải </i>
<i>không?) </i>


<i>Here's your change. (Đây là đồ mà bạn muốn đổi). </i>


Trên đây là một số mẫu câu thường gặp trong các cuộc hội thoại khi thực hiện quá


trình mua, bán, Global Education hi vọng bạn sẽ tự tin hơn khi đi mua sắm trong
môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Học cách nhận xét bằng tiếng Anh (Phần 1)</b>


<b>Khi một người bạn hỏi xin bạn một lời khuyên, khi giám </b>
<b>đốc muốn nghe ý kiến của bạn về một vấn đề trong kinh </b>
<b>doanh, bạn phải làm gì? Đưa ra ý kiến và nhận xét là một </b>
<b>điều hữu ích và rất cần thiết trong cuộc sống. Vậy tại sao </b>
<b>bạn không học cách đưa ra ý kiến và nhận xét bằng tiếng </b>
<b>Anh? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Mở đầu: </b>


Đưa ra ý kiến của mình một cách ngắn gọn và chính xác, tránh nói vịng vo khiến
người nghe hiểu lầm ý của bạn.


<b>Nội dung: </b>


Bạn hãy đưa ra lý do cho ý kiến của mình. Hãy tập trung vào ý chính. Lập luận
một cách logic và chặt chẽ để nêu bật được ý kiến của mình và thuyết phục người
nghe.


Những mục đích khi nêu ra ý kiến:


Nhận xét: đưa ra ý kiến của bạn và đưa ra ví dụ, dẫn chứng để bổ sung cho
ý kiến đó. Ví dụ như đưa ra lý do.



So sánh: Tìm ra đặc điểm chung, điểm riêng để đi đến kết luận.
Chỉ trích: Tìm ra điểm thuận lợi và bất lợi. Nhận xét ý kiến của ai đó,
thường là theo cách tiêu cực.


Thảo luận: phân tích mọi khía cạnh của một vấn đề để đi đến đánh giá về
mặt được và chưa được.


Đánh giá: phân tích và đánh giá về điểm thuận lợi và bất lợi
Trung tính: Bổ sung ý kiến cho chủ đề và đưa ra điểm thuận lợi
<b>Kết luận: </b>


Tổng kết lại ý quan trọng nhất và những ý bổ sung cho ý kiến của bạn.


<b>Danh sách những từ và cụm từ thường dùng khi phát biểu ý kiến hoặc nhận </b>
<b>xét: </b>


<b>Stating your Opinion (Đưa ra ý kiến)</b>


<i>It seems to me that ... (Với tôi, dường như là,,) </i>
<i>In my opinion, ... (Theo ý kiến tơi thì…) </i>


<i>I am of the opinion that .../ I take the view that ..(ý kiến của tôi là/ Tơi nhìn nhận </i>


<i>vấn đề này là). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<i>As far as I understand / can see ... (Theo như tơi hiểu thì…). </i>


<i>As I see it, .../ From my point of view ... (Theo tôi/ theo quan điểm của tôi). </i>
<i>As far as I know ... / From what I know ...(Theo tơi biết thì…/ Từ nhừng gì tơi </i>



<i>biết thì…). </i>


<i>I might be wrong but ... (Có thể tơi sai nhưng…). </i>
<i>If I am not mistaken ... (Nếu tơi khơng nhầm thì…). </i>
<i>I believe one can (safely) say ... (Tôi tin rằng…). </i>
<i>It is claimed that ... (Tôi tuyên bố rằng…). </i>


<i>I must admit that ... (Tôi phải thừa nhận rằng…). </i>
<i>I cannot deny that ... (Tôi không thể phủ nhận rằng….). </i>
<i>I can imagine that ... (Tơi có thể tưởng tượng thế này….). </i>
<i>I think/believe/suppose ... (Tôi nghĩ/ tin/ cho là…). </i>


<i>Personally, I think ... (Cá nhân tôi nghĩ rằng….). </i>


<i>That is why I think ... (Đó là lý do tại sao tơi nghĩ rằng…). </i>
<i>I am sure/certain/convinced that ... (Tôi chắc chắn rằng….). </i>
<i>I am not sure/certain, but ... (Tôi không chắc nhưng…). </i>


<i>I am not sure, because I don't know the situation exactly. (Tơi khơng chắc lắm vì </i>


<i>tơi khơng biết cụ thể tình huống như thế nào).</i>
<i>I have read that ... (Tôi đã đọc được rằng…). </i>


<i>I am of mixed opinions (about / on) ... (Tôi đang phân vân về việc…). </i>
<i>I have no opinion in this matter. (Tơi khơng có ý kiến gì về việc này). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i>The (main) point is that ... (Ý chính ở đây là…). </i>
<i>This proves that ... (Điều này chứng tỏ rẳng…). </i>


<i>What it comes down to is that ... (Theo những gì được truyền lại thì…) </i>


<i>It is obvious that ...(Hiển nhiên là…). </i>


<i>It is certain that ... (Tất nhiên là….). </i>
<i>One can say that ... (Có thể nói là…). </i>
<i>It is clear that ... (Rõ ràng rằng….). </i>


<i>There is no doubt that ... (Khơng cịn nghi ngờ gì nữa….). </i>


Trên đây là dàn ý cơ bản khi bạn muố n đưa ra một nhận xét nào đó và một số cụm
từ hữu ích khi bạn muốn nêu ra ý kiến của mình. Trong phần tiếp theo, Global
Education sẽ giới thiệu thêm một số cụm từ hữu ích khác được sử dụng khi đưa ra
ý kiến.


<b>Học cách nhận xét bằng tiếng Anh (Phần 2)</b>



<b>Trong tiếng Anh có rất nhiều cách để có thể đưa </b>
<b>ra ý kiến hoặc lời nhận xét như đã đề cập trong </b>


<b>phần 1 của bài, và trong phần này, Global </b>
<b>Education tiếp tục giới thiệu với các bạn một số </b>
<b>cụm từ hữu ích để thể hiện ý kiến và lập luận bảo </b>
<b>vệ cho ý kiến của mình. </b>


<b>Agreement (Biểu lộ sự đồng ý)</b>


<i>There are many reasons for ... (Có rất nhiều lý do cho….). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i>I simply must agree with that. (Đơn giản tơi chỉ có thể đồng ý về việc đó). </i>


<i>I am of the same opinion. (Tơi cũng có chung ý kiến như thế). </i>



<i>I am of the same opinion as the author. (Tơi cũng có cùng ý kiến với tác giả). </i>


<i>I completely/absolutely agree with the author. (Tơi hồn tồn đồng ý với tác </i>


<i>giả).</i>


<b>Qualified Disagreement (Biểu lộ sự khơng đồng tình một cách dè dặt)</b>


<i>It is only partly true that... (Có thể nó đúng một phần…). </i>


<i>I can agree with that only with reservations. (Tôi hơi đồng ý với điều này…). </i>


<i>That seems obvious, but ... (Có vẻ như mọi việc đã rõ ràng, nhưng…). </i>


<i>That is not necessarily so. (Điều đó là khơng cần thiết vì vậy…). </i>


<i>It is not as simple as it seems. (Điều đó khơng đơn giản như chúng ta tưởng). </i>


<i>Under certain circumstances ... (Trong một hoàn cảnh đặc biệt…). </i>


<b>Disagreement (Biểu lộ sự phản đối)</b>


<i>There is more to it than that (Có thể có nhiều hơn thế…). </i>


<i>The problem is that ... (Vấn đề ở đây là…) </i>


<i>I (very much) doubt whether ... (Tôi nghi ngờ rằng…). </i>


<i>This is in complete contradiction to ... (Điều này hoàn toàn mâu thuẫn…). </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<i>I am of a different opinion because ... (Tơi có ý kiến hồn tồn trái ngược vì….) </i>


<i>I cannot share this / that / the view. (Tôi khơng có cùng quan điểm với bạn). </i>


<i>I cannot agree with this idea. (Tôi không đồng ý với ý kiến này). </i>


<i>What I object to is ... (Cái mà tôi quan tâm là….). </i>


<i>Unlike the author I think ... (Không giống như tác giả, tôi nghĩ…) </i>


<b>Linking Arguments (Những từ nối trong lập luận)</b>


<i>First of all, I think ... (Trước hết, tôi nghĩ…). </i>


<i>Not only that, but I also think that ... (Không chỉ như thế mà tơi cịn nghĩ </i>


<i>rằng…).</i>


<i>Not only are they ..., they are also ... (Chúng không những ….mà còn…). </i>


<i>They are not ..., nor are they ... (Chúng không…, và cũng không….) </i>


<i>There are various/several/many reasons for this. (Có rất nhiều lý do cho điều </i>


<i>này).</i>


<i>First, ... / Firstly, ... (Đầu tiên là…) </i>


<i>Second, ... / Secondly, ... (Thứ hai là…). </i>



<i>Moreover, ... / Furthermore, ... / In addition, ...(Hơn nữa, …Xa hơn nữa…, Thêm </i>


<i>vào đó….). </i>


<i>Another significant point is that ... (Một điểm quan trọng nữa là….).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<i>On the one hand, ... On the other hand, ... (Một mặt thì…., mặt khác thì….). </i>


<i>In contrast to this is ... (Đối lập với điều này là….). </i>


<i>Because of ... (Bởi vì….) </i>


<i>That is why ... (Đó là lý do tại sao…) </i>


<i>After all, ... (Cuối cùng là….) </i>


<i>The reason is that ... (Lý do là….). </i>


<i>The result of this is that ... (Kết quả của điều này là….) </i>


<i>Another aspect/point is that ... (Một khía cạnh khác/ điểm khác là…). </i>


<i>It is because ... (Đó là vì….). </i>


<i>Although it is true that ... it would be wrong to claim that ... (Mặc dù sự thật là </i>


<i>….nhưng nó cũng có thể là sai khi tuyên bố rằng….).</i>


<i>That may sometimes be true, but ... (Thỉnh thoảng thì điều đó cũng đúng </i>



<i>nhưng….)</i>


<i>One could argue that ..., but ... (Có thể biện luận rằng….nhưng….). </i>


<b>Providing Examples (Đưa ra ví dụ)</b>


<i>Take for example (the case of) ... (Hãy lấy một vài ví dụ…). </i>


<i>Look at ... (Hãy nhìn vào ví dụ…). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<i>Let me give you an example. (Để tơi đưa ra một ví dụ). </i>


<i>Take for example (the case of) ... (Hãy lấy một vài ví dụ…). </i>


<i>Look at ... (Hãy nhìn vào ví dụ…). </i>


<i>For instance ... / For example ... (Ví dụ…). </i>


<i>Let me give you an example. (Để tơi đưa ra một ví dụ). </i>


<b>Additions and Conclusion (Thêm thông tin và đưa ra kết luận) </b>


<i>Most probably ... (Có thể là…). </i>


<i>It appears to be ... (Dường như là…). </i>


<i>It is important to mention that...(Cũng rất quan trọng khi đề cập đến…). </i>


<i>As I already indicated ... (Như tôi đã đề cập đến…). </i>



<i>In other words…. (Nói cách khác thì….). </i>


<i>I am most concerned about ...(Tôi quan tâm nhất đến …). </i>


<i>I should like to repeat once again that ... (Tôi muốn nhắc lại một lần nữa </i>


<i>rằng…). </i>


<i>I should like to emphasise that ... (Tôi muốn nhấn mạnh rằng….). </i>


<i>I would (just) like to add .... (Tôi muốn thêm vào….). </i>


<i>So all in all I believe that... (Sau tất cả, tôi tin rằng….). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i>Weighing the pros and cons, I come to the conclusion that ... (So sánh giữa mặt </i>


<i>được và mặt mất, tôi đi đến kết luận rằng….). </i>


Global Education hy vọng số lượng cách diễn đạt vô cùng phong phú được giới
thiệu trong 2 bài viết gần đây sẽ giúp các bạn tự tin hơn mỗi khi đưa ra ý kiến và
nhận xét của mình bằng tiếng Anh. Chúc các bạn thành cơng!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>Mẹo đọc một quyển sách Tiếng Anh khó</b>


<b>Mặc dù bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng </b>
<b>đọc nhưng đơi khi có những quyển sách làm bạn lúng </b>
<b>túng. Có thể là do chủ đề của cuốn sách khá mới mẻ với </b>
<b>bạn nhưng cũng có thể là do từ ngữ được sử dụng mang </b>


<b>tính học thuật cao. Global Education muốn chia sẻ với </b>
<b>bạn một vài mẹo nhỏ để đọc một cuốn sách khó trở nên </b>
<b>dễ dàng hơn. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

tiếp tục đọc nữa mà muốn quẳng cuốn sách đó đi ngay và như thế thì nói gì đến
các bước tiếp theo. Vì vậy, điều đầu tiên phải làm là chọn một chỗ ngồi đọc sách
tốt đã nhé.


2. Thứ hai là hãy luôn mang theo quyển từ điển khi bạn đọc sách. Vì đây là một
cuốn sách khó nên chắc chắn sẽ có nhiều từ bạn khơng hiểu nghĩa, lúc đó quyển từ
điển sẽ phát huy tác dụng. Thêm vào đó, nếu bạn có thể kiếm được những tài liệu
tham khảo liên quan đến cuốn sách thì cũng nên mang theo khi đọc sách vì chúng
sẽ rất hữu dụng đấy, vì nếu có thuật ngữ hoặc dẫn chiếu nào khơng hiểu thì bạn có
thể dùng tài liệu tham khảo này để đối chiếu.


3. Bạn nên nhìn qua phần mục lục để xem cấu trúc của cuốn sách như thế nào và
cách tác giả sắp xếp nội dung ra sao. Bạn cũng nên đọc cả phẩn giới thiệu của
cuốn sách nữa vì phần này sẽ cho bạn biết một vài ý cơ bản của cuốn sách, trong
phần này tác giả thường nêu ra một vài ý quan trọng như những thơng tin nào sẽ
có trong cuốn sách, phương pháp và quy mô của nghiên cứu và tại sao những
thông tin này lại quan trọng.


4. Đừng bao giờ để cuốn sách làm bạn cảm thấy nản lòng. Cho dù chán đi chăng
nữa thì bạn cũng hãy cố gắng đọc hết cuốn sách để ít nhất thì bạn có thể hiểu được
cuốn sách nói về cái gì, các nhân vật chính là ai, chuyện gì đã xảy ra với họ, những
chuyện quan trọng đã xảy ra trong bối cảnh nào, v.v. Kỹ năng này được gọi là kỹ
năng skimming mà Global Education đã có dịp giới thiệu với các bạn, nhưng bạn
cũng nên cố gắng đọc càng nhiều càng tốt. Khi bạn đã đọc qua một lượt cuốn sách
rồi thì ít nhất bạn cũng hiểu cuốn sách đó muốn viết về cái gì và tác giả đã cố gắng
ra sao để hồn thành cuốn sách đó. Như thế thì khi đọc lại cuốn sách và những tài


liệu liên quan đến cuốn sách bạn sẽ không cảm thấy nó quá khó nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

cho cuốn sách của mình vẫn cịn y như mới thì bạn có thể cẩn thận ghi notes
những ý quan trọng vào một tờ giấy khác đừng quên kèm theo số trang. Để dễ tìm
thì bạn có thể đánh dấu những phần, những chương bạn không hiểu để sau đó
quay lại đọc những phần này một cách kỹ hơn.


6. Nếu bạn cảm thấy mỏi mắt khi đọc thì tốt nhất là hãy dừng đọc một lúc để cho
mắt có thời gian thư giãn và dành thời gian này để suy nghĩ về cuốn sách, sắp xếp
lại các ý mình vừa đọc theo một trình tự logic nhất định. Viết ra những câu hỏi,
những băn khoăn thắc mắc mà bạn có (cho đến lúc bấy giờ) về nội dung, nhân vật,
tác giả, hoàn cảnh, v.v.


Nếu các định nghĩa vẫn cịn q khó hiểu đối với bạn thì bạn nên dùng biểu đồ
hình cây để phân loại lại các ý, dùng hình ảnh hoặc màu sắc để minh hoạ cho các ý
quan trọng. Bạn cũng có thể cùng nói chuyện với các bạn của mình về cuốn sách
này. Hãy nói lên suy nghĩ và cảm xúc của bạn khi đọc cuốn sách.


Những cuộc nói chuyện như thế sẽ rất hữu ích vì bạn khơng những có thể hiểu
thêm được nội dung trong sách mà cịn có thêm một cách nhìn mới về một vấn đề
vì mỗi người có một quan điểm khác nhau về cùng một sự vật, sự việc.


7. Tuy nhiên, bạn khơng nên ngừng đọc q lâu vì như thế bạn sẽ nản và không
muốn đọc tiếp nữa. Thêm vào đó, nếu bị ngắt quãng một thời gian dài thì khi đọc
lại cuốn sách bạn sẽ chẳng nhớ nỗi mình đã đọc đến đâu rồi. Thậm chí bạn cịn
qn ln cả một vài chi tiết quan trọng về nội dung cuốn sách nữa cơ. Có khi bạn
cịn qn ln là tại sao mình phải đọc cuốn sách đó nữa ấy chứ. Vậy nên bạn hãy
cố gắng đọc liên tục để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhé.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

ghi nhớ lại cốt truyện lâu lại vừa có thể thực hành kỹ năng nói. Một điều bạn nên


chú ý là khi đọc lại cuốn sách bạn hãy cố dành nhiều thời gian để đọc những đoạn
văn, những chương mà bạn không hiểu và đã bỏ qua trong lần đọc đầu tiên. Sau
đó, hãy tìm ra mối liên kết giữa phần bạn đang đọc và phần bạn đã đọc.


9. Nếu sau khi sử dụng tất cả những cách trên mà bạn vẫn không hiểu được cuốn
sách nói gì thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Họ sẽ trả lời
cho bạn mọi thắc mắc về cuốn sách và những băn khoăn của bạn. Nhưng nên nhớ,
những câu hỏi của bạn phải thật cụ thể, đừng bao giờ hỏi những câu chung chung,
vì như thế giáo viên sẽ hiểu rằng bạn chưa từng đọc kỹ cuốn sách mà đã vội vã hỏi
họ. Giáo viên sẽ hiểu rằng bạn là người ỷ lại và lười suy nghĩ nên họ sẽ khơng
giúp bạn đâu. Giáo viên cịn có thể sẽ đưa ra cho bạn những cách đọc sách hữu ích
khác để bạn đỡ “vất vả” hơn với cuốn sách tiếp theo.


10. Lưu ý rằng, khi đọc một cuốn sách khó thì bạn cần phải có ít nhất là những thứ
sau đây: thời gian, từ điển, bút viết, bút highlight, giấy, cái đánh dấu trang sách và
cả sự kiên nhẫn nữa. Bạn hãy cố gắng chuẩn bị đầy đủ những thứ đó trước khi bắt
đầu đọc để không cảm thấy chán nản khi đọc vì khi cần những vật dụng cần thiết
thì cứ phải chạy đi tìm.


Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn có thế đọc hết một cuốn sách khó mà khơng
cảm thấy nản lịng. Hy vọng kỹ năng đọc của bạn càng ngày càng tiến bộ!


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Tô điểm cho bài tiểu luận tiếng Anh </b>



<b>Viết tiểu luận tiếng Anh là một kỹ năng khá quan trọng </b>
<b>để bạn hoàn thiện kỹ năng tổng hợp của mình. Ở trong </b>
<b>bài tiểu luận bạn sẽ trình bày ý kiến, quan điểm của mình </b>
<b>về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, trong thơ văn hoặc </b>
<b>một vấn đề mà bạn quan tâm. Nhưng làm thế nào để viết </b>
<b>một bài tiểu luận thật lôi cuốn và hấp dẫn? </b>



Một bài tiểu luận thường gồm có ba phần: phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong
một bài tiểu luận bạn phải có ít nhất năm đoạn văn, một đoạn cho phần mở, một
đoạn cho phần kết và phần thân bài gồm có ba đoạn. Theo trình tự logic thì bao
giờ phần mở bài cũng là giới thiệu chủ đề mà bạn muốn nói tới, tiếp theo là các ý
chứng minh, bổ sung cho ý kiến mà bạn nêu ra ở phần mở bài và cuối cùng là tổng
kết lại những gì mình đã nói ở phần kết bài. Tiểu luận đóng một vai trị quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày, trong các nghiên cứu khoa học cũng như trong trường
học. Làm tiểu luận cũng là một cách để rèn luyện tư duy phê phán. Vì vậy, tiểu
luận cũng có những luật lệ cơ bản của nó và để có một bài tiểu luận hay thì ít nhất
bài tiểu luận đó phải đạt những yêu cầu sau:


<b>I. Phần mở bài </b>


Đây là đoạn văn đầu tiên trong bài tiểu luận của bạn và nó phải đạt được ít nhất
một trong các tiêu chí sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>In this essay I will explain why Rosa Parks was an important figure. (Trong bài </i>
<i>tiểu luận này tơi sẽ giải thích tại sao Rosa Parks lại quan trọng như thế). </i>


Mà hãy thay nó bằng những câu kiểu như thế này:


A Michigan museum recently paid $492.000 for an old, dilapidated bus from
<i>Montgomery, Alabama. ( Gần đây viện bảo tàng Michigan đã mua một chiếc xe </i>
<i>buýt cũ từ Montgomery, Alabama với giá kỷ lục $492,000). </i>


Rõ ràng là khi đọc câu thứ hai người đọc sẽ phải băn khoăn rằng tại sao một chiếc
xe buýt cũ kỹ mà lại có cái giá cao ngất ngưởng như thế. Và thế là vì tị mị, họ sẽ
đọc tiếp bài tiểu luận của bạn để tìm câu trả lời.



<b>Thứ hai là bạn phải giới thiệu được chủ đề mà mình muốn nói. Câu tiếp theo </b>
trong phẩn mở bài bạn nên giải thích cho câu thứ nhất và chuẩn bị cho câu chủ đề
của bài tiểu luận. Ví dụ như:


The old yellow bus was reported to be the very one that sparked the civil rights
<i>movement, when a young woman named Rosa Parks…(Chiếc xe buýt màu vàng </i>
<i>nói trên là vật đánh dấu bước tiến quan trọng trong quyền dân sự khi mà người </i>
<i>phụ nữ trẻ mang tên Rosa Parks…) </i>


<b>Tiếp theo là bạn phải thể hiện ý kiến của bạn trong câu chủ đề. Trong câu chủ đề, </b>
bạn nên thể hiện rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình. Ví dụ:


In refusing to surrender her seat to a white man, Rosa Parks inspired a


<i>courageous freedom movement that lives on, even today. (Từ chối sự thoả hiệp với </i>
<i>người da trắng, Rosa Parks đã tạo một bước tiến lớn trên con đường đ ến với tự do </i>
<i>tồn tại đến tận ngày nay). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Phần thân bài của một bài tiểu luận phải gồm ít nhất là ba đoạn văn, mỗi đoạn văn
phải diễn đạt một ý để bổ sung cho ý chính của bài tiểu luận. Bạn nên diễn đạt ý
chính của mình và sau đó quay lại bằng một hoặc hai câu nêu lên dẫn chứng với
các số liệu hoặc ví dụ. Nếu ý chính của bạn là:


It took incredible courage for an African American woman to make such a bold
<i>stance in 1955 Alabama. (Đó là một sự can đảm kỳ diệu của một người Mỹ gốc </i>
<i>Phi để tạo nên lập trường vững chắc tại Alabama vào năm 1955). </i>


Vậy thì các ý phụ để bổ sung cho ý chính của bạn có thể là:


This act took place in an era when Africa Americans could be arrested and face


<i>severe retribution for committing the most trivial acts of defiance. (Hành động này </i>
<i>đã thay đổi cả một kỷ nguyên khi mà người Mỹ gốc Phi có thế bị bắt và đối mặt </i>
<i>với rất nhiều trừng phạt nguy hiểm vì họ khơng có cả những kháng cự bình thường </i>
<i>nhất). </i>


Bạn có thể sử dụng thêm một vài ý khác nữa để bổ sung cho ý chính mà bạn muốn
nói, sau đó bổ sung thêm số liệu nhưng hãy ghi nhớ là bạn phải dụng từ nối để
chuyển ý sang một đoạn văn mới. Bạn có thể sử dụng một vài từ nối như:
<i><b>moreover (thêm vào đó), in fact (thực tế là), on the whole (nói tóm lại), </b></i>
<i><b>furthermore (thêm vào đó), as a result (kết quả là), for this reason (vì lý do </b></i>
<i><b>này), similarly (tương tự như), likewise (tương tự như), its follows that (theo sau </b></i>
<i><b>là), naturally (một cách tự nhiên), by comparison (so với), surely (chắc chắn), </b></i>
<i><b>yet (nhưng)… </b></i>


<b>III. Kết luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Sau khi bạn đã viết xong bài tiểu luận, bạn nên xem lại câu chủ đề và soát lại bài
một lần nữa xem những ý mà mình nói có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho câu
chủ đề hay chưa. Nếu bạn cảm thấy rằng, một ý nào đó trong phần thân bài mặc dù
rất hay nhưng chưa thật sự liên quan đến chủ đề mà bạn đang nói tới thì đừng ngần
ngại mà thay thế chúng bằng một ý khác sát với câu chủ đề hơn. Soát lại bài là để
chắc chắn rằng có sự liên kết chặt chẽ về ý giữa ba đoạn mở bài, thân bài, và kết
bài, để tránh tình trạng “đầu voi đi chuột”.


Bằng cách làm như thế chắc chắn rằng bạn sẽ có một bài tiểu luận logic về ý và có
bố cục cân đối. Chúc các bạn thành công!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education (Tổng hợp( </b></i>


<b>Luyện tập kỹ năng SPEAKING ở đâu?</b>



<b>Có bốn kỹ năng khi học tiếng Anh, đó là: Nghe, </b>
<i><b>Nói, Đọc, Viết (Listening, Speaking, Reading, </b></i>
<i><b>Writing). Trong số bốn kỹ năng này, ba kỹ năng: </b></i>
<b>Nghe, Đọc, Viết, bạn hồn tồn có thể luyện tập </b>
<i><b>một mình, nhưng bạn khơng thể hồn tồn luyện </b></i>
<b>tập kỹ năng nói (Speaking) một mình. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Tất cả những lý do trên chính là điều khiến bạn cần phải tìm người để cùng bạn
luyện tập kỹ năng này. Vậy bạn có thể tìm người nói tiếng Anh với bạn ở đâu? Và
làm thế nào để luyện tập nói tiếng Anh một mình đúng cách và hiệu quả?


<b>Cách thứ nhất, bạn có thể đăng ký một lớp học ngoại ngữ. Đây sẽ là cơ hội để </b>
bạn thực hành nói tiếng Anh với giáo viên và các bạn học khác. Khi giáo viên đặt
<b>câu hỏi, bạn hãy xung phong trả lời và hãy cố gắng nói càng nhiều càng tốt. Nếu </b>
<b>giáo viên yêu cầu bạn thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm, hãy cố gắng nói càng </b>
<b>nhiều càng tốt. Đừng lo lắng về chuyện mắc lỗi. Chỉ cần tập trung để nói càng </b>
<b>nhiều càng tốt. </b>


<b>Cách thứ hai, hãy tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ. Đây là nơi những người học </b>
tiếng Anh gặp, trao đổi với nhau các kinh nghiệm học tập và thực hành kỹ năng
giao tiếp. Có rất nhiều câu lạc bộ ngoại ngữ ở nơi bạn sống. Bạn có thể tìm thơng
tin về các câu lạc bộ này trên báo, mạng Internet hay chính bảng tin của trường.


<b>Cách thứ ba, có lẽ sẽ được các bạn nữ ưa chuộng hơn cả. Đó chính là đi mua sắm. </b>
Học tên các chủng loại hàng hóa, các cách nói giá cả, màu sắc, v.v thông qua việc
đi mua sắm sẽ khiến việc học ngoại ngữ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Nếu bạn có
thể thu xếp được một chuyến du lịch mua sắm ở một nước nói tiếng Anh thì thật
tuyệt vời bởi bạn có thể tranh thủ nói chuyện với những người bản xứ cho dù họ là
người bán hàng hay người mua hàng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

giao tiếp bằng tiếng Anh.


<i><b>“Ngôn ngữ ở khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta”. Do đó, bạn có rất nhiều cơ </b></i>
hội để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Cho dù bạn khơng nói trong một
nước nói Tiếng Anh thì bạn cũng có rất nhiều cơ hội để “nhìn thấy” tiếng Anh: tên
các cửa hiệu, các mẩu quảng cáo, những lời hướng dẫn trên các bao bì hàng hóa,
v.v. Qua những từ nhìn được, bạn sẽ tự “nạp” cho mình một vốn từ phong phú,
điều này sẽ giúp bạn tự tin và chủ động rất nhiều trong giao tiếp. Hơn thế nữa, bạn
có thể rèn cho mình thói quen tư duy bằng tiếng Anh, ví dụ như khi trên đường,
bạn hãy thử đọc biển số các xe đằng trước bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, bạn cịn
có thể nghe các bài hát tiếng Anh, xem các bộ phim nói tiếng Anh. Bạn đừng ngần
ngại hát theo giai điệu yêu thích hay nhắc lại lời thoại của những nhân vật mình
ngưỡng mộ bởi đó cũng là cơ hội để bạn rèn luyện khả năng speaking của mình
sao cho giống người bản xứ nhất.


Nói tóm lại, bạn đừng ngại mỗi khi nói tiếng Anh. Bạn hãy cố gắng nói được càng
nhiều càng tốt cho dù có mắc lỗi. Mỗi lần mắc lỗi là mỗi lần bạn có thể tự rút ra
<i><b>bài học để tiến bộ. Có câu nói: “Người khơng bao giờ mắc lỗi là người khơng </b></i>
<i><b>bao giờ làm gì cả”. Do đó, bạn hãy suy nghĩ một cách tích cực “mỗi lần mắc lỗi là </b></i>
một lần tiến bộ”. Chúc các bạn thành công!


<i><b>Hương Quỳnh - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Dù ở bất kỳ trình độ nào, bạn cũng cần trang bị cho mình </b>
<b>một số nguồn tài liệu học tập và tham khảo cơ bản như từ </b>
<b>điển, sách ngữ pháp, sách bài tập, sách từ vựng cũng như </b>
<b>các chương trình học phát âm. Bạn hãy tham khảo những </b>
<b>đề cử đã được các chuyên gia đánh giá là những tài liệu </b>
<b>học tập tốt nhất mà Global Education muốn giới thiệu. </b>



<b>1. Understanding and Using English Grammar </b>


Đây là cuốn sách dạy ngữ pháp Tiếng Anh truyền thống tại các trường học ở Mỹ.
Tác giả của cuốn sách - Betty Schrampfer Azar đã đưa ra những quy tắc ngữ pháp
kèm theo các chỉ dẫn và ví dụ vơ cùng rõ ràng và dễ hiểu. Sách cũng có nhiều bài
tập ngay dưới phần bài học để cho bạn thực hành.


<b>2. English Grammar in Use </b>


Đây là cuốn sách ngữ pháp rất bổ ích cho người tự học Tiếng Anh. Bạn chỉ cần
tuân thủ đúng những công thức ngữ pháp ngắn gọn nhưng vơ cùng chính xác và
đầy đủ được giới thiệu trong cuốn sách này và áp dụng vào các bài tập thực hành
kèm theo là đã có thể nắm chắc ngữ pháp Tiếng Anh rồi.


<b>3. Advanced Grammar Book </b>


Cuốn sách này là một công cụ tuyệt vời cho những người đang luyện thi TOEFL.
Các hiện tượng ngữ pháp được giải thích cặn kẽ kèm theo ví dụ minh họa và các
<i><b>bài tập thực hành ở trình độ cao cấp (advanced). </b></i>


<b>4. </b> <b>Oxford Picture Dictionary</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<i>(Một bức tranh đáng giá bằng cả ngàn từ). Cuốn từ điển này có hơn 3.700 </i>
từ Tiếng Anh được minh họa bằng hình ảnh. Có được cuốn từ điển này thì
việc học từ vựng trong Tiếng Anh của bạn chắc hẳn sẽ thú vị và hiệu quả
hơn rất nhiều.


<b>5. Longman Learner's Dictionary of American English </b>


Longman cung cấp rất nhiều loại từ điển cầm tay cho người học Tiếng Anh như từ


điển thành ngữ, cụm động từ (phrasal verb), v.v. Trang bị cho mình một cuốn từ
điển cầm tay của Longman, như vậy bạn đã có thể học Tiếng Anh tại mọi nơi rồi.
<b>6. Cambridge Advanced Learner's Dictionary </b>


Đây thực sự là một công cụ học tập lý tưởng cho những ai đang có ý định tham dự
các kỳ thi của trường Đại học Cambridge để lấy các chứng chỉ như FCE hay CAE
bởi cuốn từ điển này cung cấp những kiến thức ngôn ngữ chuẩn nhất của Tiếng
Anh – Anh (British English). Bên cạnh đó, cuốn từ điển cịn kèm theo một đĩa
CD-ROM với các bài tập và nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.


<b>7. American Heritage Dictionary for Learners of English </b>


Cuốn từ điển này đặc biệt hữu ích cho những ai đang chuẩn bị đi du học nước
ngoài bởi danh mục từ vựng được cập nhật thường xuyên với các định nghĩa đơn
giản, dễ hiểu. Ngoài ra, cuốn từ điển này còn hướng dẫn sử dụng từ trong thực tế
thơng qua các ví dụ cụ thể.


<b>8. Words for Students of English </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

theo.


<b>9. How to Build a Better Vocabulary </b>


<i><b>Đây là cuốn sách dành cho những người có trình độ trung cao cấp (upper </b></i>


<i><b>intermediate). Nhờ sự trợ giúp của cuốn sách này, kỹ năng học từ vựng của bạn sẽ </b></i>
tăng lên tiến bộ nhanh chóng. Ngồi ra, bạn cịn biết được nhiều thông tin lý thú
về lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của một số từ trong Tiếng Anh.
<b>10. Vocabulary for Dummies </b>



Cuốn sách là bộ cẩm nang giúp không chỉ người học Tiếng Anh mà cịn cả những
người nói Tiếng Anh có được vốn từ vựng phong phú. Những chỉ dẫn vô cùng đơn
giản nhưng lại rõ ràng, dễ hiểu với văn phong hài hước trong cuốn sách chắc hẳn
sẽ khiến bạn thích thú mỗi khi lật giở từng trang sách để khám phá kho từ vựng
Tiếng Anh.


<b>11. Cambridge Encyclopedia of the English Language </b>


Cuốn từ điển bách khoa thư này là một nguồn tài liệu học tập vơ cùng bổ ích đối
với những người muốn đi sâu tìm hiểu Tiếng Anh. Với cuốn sách này, bạn sẽ được
trang bị kiến thức của nhiều lĩnh vực khá hóc búa trong Tiếng Anh như cách sử
dụng thành ngữ, từ ngữ học thuật, Tiếng Anh kỹ thuật, v.v.


<b>12. American Accent Training</b>


"American Accent Training" của Ann Cook là một chương trình tự học giúp bạn
hồn thiện trình độ phát âm của mình, gồm 1 cuốn sách và 5 đĩa CD. Bạn sẽ nghe
CD và làm các bài tập và câu hỏi trắc nghiệm trong sách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

những cuốn cẩm nang này để việc học Tiếng Anh của bạn hiệu quả và dễ dàng
hơn!


<i><b>Hương Quỳnh - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Thử thách với người học tiếng Anh</b>



<b>Cuộc sống luôn có vơ vàn thử thách chờ đợi bạn. Và việc học </b>
<b>tiếng Anh cũng vậy. Để học tốt tiếng Anh, bạn hãy sẵn sang </b>
<b>với ba thử thách mà Global Education muốn chia sẽ với các </b>
<b>bạn trong kinh nghiệm học tập sau đây nhé! </b>



<b>1. Phát huy niềm đam mê dành cho tiếng Anh </b>


Tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói được tiếng Anh một cách trôi
chảy. Họ sẽ cảm thấy rất sung sướng khi nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó.
Thế nhưng họ thường khơng quan tâm đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh.
Đối với phần lớn người học thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó họ bị bắt buộc
phải làm chứ họ không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với họ là một nghĩa
vụ, và chính điều đó khiến cho họ cảm thấy không thoải mái khi học tiếng Anh.
Nói ngắn gọn, phần lớn mọi người đều muốn nói được tiếng Anh trơi chảy nhưng
lại khơng thích học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một
người học tiếng Anh phải đối mặt, bởi vì khi một người khơng thích học tiếng Anh
thì họ sẽ khơng thể học nó tốt được. Do đó, để học tốt tiếng Anh, bạn cần ghi nhớ
<b>câu sau đây: ―If you don‘t love English, English won‘t love you back‖. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

thư giãn. Ví dụ bạn cần phải làm những việc sau:


· Đọc các câu tiếng Anh và tìm hiểu các cấu trúc có trong đó.
· Học từ mới tiếng Anh trong từ điển.


· Viết những câu tiếng Anh đúng cả về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa bằng cách tham
khảo từ điển, sách ngữ pháp và các trang Web.


· Luyện tập phát âm các âm và từ trong tiếng Anh.


Sẽ thật là tuyệt vời nếu việc học tiếng Anh trở thành sở thích của bạn. Và bạn cũng
nên coi việc học tiếng Anh của mình là một trong những hoạt động bạn ưu tiên và
ưa thích.


<b>2. Tạo ra sự thay đổi đầu tiên với cuộc sống của bạn </b>



Quyết định học tiếng Anh yêu cầu những thay đổi nhất định trong cuộc sống của
bạn. Ví dụ: bạn quyết định dành 30 phút mỗi ngày để đọc 1 cuốn sách tiếng Anh
và bạn cố gắng để duy trì được cơng việc đó. Tất nhiên sẽ thật sự khó khăn để tạo
ra một sự thay đổi nhỏ nhưng lâu dài đối với cuộc sống của bạn, đặc biệt là khi
việc học tiếng Anh với bạn dường như chẳng thoải mái như giải trí hay tập thể
thao. Thế nhưng bạn nên nhớ rằng việc học tiếng Anh 15 phút mỗi ngày sẽ mang
đến cho bạn kết quả tốt hơn nhiều so với việc học duy nhất 1 ngày trong cả tháng.
<b>3. Tạo ra những sự thay đổi tiếp theo với cuộc sống của bạn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Một người học tiếng Anh thực sự sẽ biết cách kết hợp các hoạt động học tiếng
Anh (Ví dụ như: đọc sách, xem tivi, luyện tập phát âm, nghe đài….) và họ sẽ lựa
chọn từng hoạt động phù hợp với tâm trạng của họ tại những thời điểm khác nhau.
Nếu bạn chỉ thực hiện 1 hoạt động học tiếng Anh (ví dụ như đọc sách tiếng Anh),
bạn sẽ nhanh chóng trở nên chán nản và khơng cịn hứng thú với việc học. Bên
cạnh đó thì việc thực hiện 1 hoạt động học tiếng Anh duy nhất cũng sẽ làm hạn
hẹp các kỹ năng tiếng của bạn. Ví dụ như việc đọc sách tiếng Anh không thể nào
giúp bạn phát âm tiến bộ được mặc dù nó có thể giúp bạn cải thiện ngữ pháp, từ
vựng, các kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết.


Chính vì vậy, bạn hãy rèn luyện một thói quen học tiếng Anh hiệu quả để bạn cảm
thấy hứng thú với môn ngoại ngữ này nhé!


<i><b>Bích Hịa - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Luyện tập tư duy phê phán (phần 2)</b>


<b>Global Eduction đã giới thiệu với bạn về kỹ năng </b>
<b>critical thinking và một số phương pháp luyện tập kĩ </b>
<b>năng này. Bài viết này tiếp tục giới thiệu một số phương </b>
<b>pháp khác dành cho bạn luyện tập tư duy phê phán khá </b>

<b>bổ ích cho quá trình học tập của các bạn. </b>


<b>5. Giải quyết các vấn đề chính (Troubleshooting) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Cũng có thể bạn chọn cách đối mặt ngay khi chúng xuất hiện mà không cần được
báo trước. Đối với cả 2 cách, bạn đều cần biết cách tìm ra giải pháp và từ đó tiếp
tục để đạt được mục tiêu của mình. Nhờ thế, chắc chắn việc tới đích sẽ khơng cịn
bị cản trở nữa.


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


Luyện tập kĩ năng “giải quyết các vấn đề chính” của người khác. Khi ai đó hoặc
một người bạn nói với bạn về vấn đề mà họ đang gặp phải, có thể đang ở mức
<i><b>“tiến thoái lưỡng nan” (dilemma), hãy nghĩ xem nếu là họ thì bạn sẽ ngăn chặn </b></i>
hoặc giải quyết vấn đề như thế nào.


Thử tập giải quyết các vấn đề chính mang tính tồn cầu nào đó mà bạn đọc được
trên báo hoặc cập nhật được trên các phương tiện truyền thơng, ví dụ như các vấn
<i><b>đề về Trung Đơng (Middle East) hoặc sự ấm lên tồn cầu (Global warming). Tìm </b></i>
ra những phương án khả thi để tránh hoặc giải quyết các khó khăn có thể nảy sinh
từ vấn đề đó.


<b>6. Tìm ra nguồn tư liệu cần thiết (Finding resources) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

không dựa vào những dẫn chứng, dữ kiện cần có.
<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


Trên Internet có rất nhiều trang cơng cụ tìm kiếm như google, yahoo. Bạn hãy
thử tìm kiến thơng tin bằng những cơng cụ tìm kiếm khác, ít sử dụng hơn và so
sánh chúng với kết quả tìm kiếm được từ những nguồn mà bạn thường xuyên sử


dụng để có được nhiều hơn những thông tin mà bạn quan tâm.


Trong lần tới khi bạn có cơ hội gặp một chuyên viên hoặc chun gia trong lĩnh
vực nào đó, ví dụ như đi gặp chuyên gia tư vấn du học, hoặc chuyên gia tư vấn
tâm lí, trước khi đi hãy thử đặt ra một số câu hỏi có liên quan mà bạn mong muốn
được trả lời. Viết những câu hỏi đó ra và lắng nghe câu trả lời của các chuyên gia
trong khi bạn trò chuyện.


<b>7. Đánh giá thơng tin (Evaluating facts) </b>


Thơng tin mang tính chính xác và khách quan cịn quan điểm ít nhiều bị ảnh
hưởng bởi định kiến và sự thiên vị. Đây là 2 khía cạnh hồn tồn khác nhau. Nếu
như mục 6 nói về tầm quan trọng của thơng tin và dữ kiện trong việc đưa ra quyết
định và giải pháp thì đến bước này, bạn cần đánh giá thơng tin và dữ kiện mà bạn
<i><b>có, cũng như phân biệt rõ ràng giữa thông tin (facts) và quan điểm cá nhân </b></i>


<i><b>(opinion). Sau đó, bạn cần xác nhận tính chân thật và đáng tin cậy (credentials) </b></i>
của nguồn thơng tin mà bạn có, cũng như tính khách quan của chúng. Đừng bao
giờ quá tin tưởng vào một tài liệu nào mà không cần kiếm tra lại chúng, cũng như
đừng bao giờ nghiễm nhiên cho rằng một nguồn tài liệu của một tác giả nào đó đã
là đủ khách quan và bạn không cần suy nghĩ lại.


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

thử suy nghĩ liệu bản thân tờ báo hay tạp chí đó có chứng minh được độ tin cậy
của tác giả bài viết hay khơng? Thử tìm tên của tác giả này trên Internet và xem
người đó có chun mơn nhiều hay ít trong lĩnh vực mà người đó viết bài hay
khơng.


Lần tới khi bạn nghe hoặc xem một thơng tin nào đó, hãy thử chứng minh độ xác


thực của nó thơng qua 3 nguồn tư liệu đáng tin cậy kể trên trước khi bạn chấp nhận
thơng tin đó.


<b>8. Các kĩ năng thuyết phục (Persuasion techniques) </b>


Kĩ năng này đồng nghĩa với việc bạn cần học cách gây ảnh hưởng đến tâm lí người
khác và khiến họ thay đổi ý kiến khi cần. Trong lịch sử, rất nhiều nhà văn, nhà
chính trị, nhà kinh doanh, chuyên gia quảng cáo v…v đã dử dụng kĩ năng này để
<i><b>lôi kéo (manipulate) số đơng độc giả, thính giả và khách hàng về phía họ. Chính </b></i>
<i><b>vì thế hàng ngày bạn cần làm quen và sử dụng rất nhiều thủ thuật (tactics) để đạt </b></i>
được mục đích lơi kéo đám đơng như thế.


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


Xem kĩ một mảng tin mà bạn yêu thích nhất trong số báo gần đây nhất, nhặt ra 2
bài quảng cáo và thử đánh giá chúng theo các tiêu chí sau đây:


- Thông tin về sản phẩm (tên, chủng loại)


- Mức độ hấp dẫn, những nhân tố gây hấp dẫn


- Mức độ khẳng định, những nhân tố dùng để khẳng định


- Tính hiệu quả của mức độ hấp dẫn


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>9. Kiểm tra cảm xúc của bạn (Checking your emotions) </b>


<i><b>Nếu như được nhận ra và sử dụng hợp lí (</b><b>recognized and used appropriately)</b></i>,
cảm xúc có thể đóng góp một phần đáng kể cho tư duy phê phán của bạn. Đừng
<i><b>vội bỏ qua nó, vì trong q trình tư duy logic nhằm đưa ra quyết định (going </b></i>


<i><b>through the logical steps toward making a choice), bạn cần có sự tham gia của </b></i>
những cảm xúc nhất định.


<i><b>Những cảm xúc tiêu cực như thành kiến (bias) hay rập khuôn (stereotyping) </b></i>
cũng cần được sớm nhận ra nhằm loại bỏ ngay khi có thể. Hãy thừa nhận cảm
xúc của bạn chứ đừng bỏ qua nó và cũng đừng để nó kiểm sốt bạn, điều này
sẽ đóng một vai trị tích cực trong quá trình rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán.
<i><b>Những cảm xúc tiêu cực như thành kiến (bias) hay rập khuôn (stereotyping) cũng </b></i>
cần được sớm nhận ra nhằm loại bỏ ngay khi có thể. Hãy thừa nhận cảm xúc của
bạn chứ đừng bỏ qua nó và cũng đừng để nó kiểm sốt bạn, điều này sẽ đóng một
vai trị tích cực trong q trình rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán.


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


Bạn có phải là người thích bóng đá khơng? Lần tới khi bạn xem một trấn đấu
bóng đá, hãy chú ý cách mà khán giả phản ứng sau mỗi lần trọng tài thổi phạt.
Liệu họ có những phản ứng nhất định khi đó (phản đối khi trọng tài xử sai và ủng
hộ nếu đúng) hay để cho một phần cảm xúc tác động vào lối phản ứng của mình
(sự thiên vị cho đội nhà chẳng hạn)?


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

hưởng một cách tiêu cực và tích cực đến tình huống như thế nào?
<b>13. Tư duy suy đoán (Judgement calls) </b>


Tư duy suy đốn được dùng trong các tính huống rủi ro cao và khơng có sự phân
<i><b>biệt rõ ràng giữa ĐÚNG và SAI (</b><b>stakes are high, and there are no obvious right </b></i>
<i><b>or wrong)</b></i>. Những lúc như thế, cho dù không muốn nhưng bạn vẫn phải đưa ra


những quyết định hoàn toàn dựa trên chủ quan và thiếu chặt chẽ. Những gì bạn cần
phải làm là: cân nhắc mọi thơng tin mà bạn có, lắng nghe lời khuyên của mọi
<i><b>người xung quanh, lắng nghe các trực giác (intuition) của mình, thậm chí xem lại </b></i>


các giá trị của bản thân. Hãy dành thời gian tập làm quen với tư duy suy đoán, dần
dần bạn sẽ trở nên tự tin hơn mỗi khi thực hiện nó.


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


Thẩm phán của các Quan tòa thường xuyên phải đưa ra những quyết định dựa
trên phán đốn, mặc dù cơng việc của họ chủ yếu dựa trên những bằng chứng xác
thực. Hãy thử tìm lại một vụ án phức tạp đăng trên báo hoặc nguồn tư liệu tin cậy
nào đó và tìm thêm thơng tin trên mạng về vụ án này, trong đó bao gồm những dẫn
chứng được khai bởi cả 2 bên. Sau đó những gì bạn cần làm là xem liệu phán
quyết cuối cùng của quan tịa dựa vào đâu.


<i><b>Bạn có download nhạc khơng có bản quyền trên mạng về khơng (downloading </b></i>
<i><b>music without permission from the Internet)?Có lẽ là khơng, nhưng chắc bạn </b></i>
cũng biết vài người như thế. Hãy tìm hiểu xem mỗi khi quyết định down nhạc về
như thế, người đó đã đưa một quyết định dựa trên phán đốn hay là những bằng
chứng xác thực nhé!


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i><b>Minh Thu - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Tiếng Anh trong giao tiếp qua điện thoại</b>


<b>Điện thoại ngày nay đã trở thành một phương tiện liên lạc </b>
<b>không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, thế nhưng làm </b>
<b>thế nào để có một cuộc nói chuyện qua điện thoại hiệu </b>
<b>quả, nhất là khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh? Global </b>
<b>Education sẽ mách nhỏ cho các bạn một số bí quyết. </b>


Có rất nhiều mẹo nhỏ trong việc này nhưng trước hết chúng ta hãy cùng xem qua
những cụm từ nào thường được dùng trong khi nói chuyện qua điện thoại để cuộc
nói chuyện diễn ra một cách tự nhiên nhé!



1. Trước hết là giới thiệu về bản thân, chẳng hạn:


<i><b>This is Ken, hoặc Ken speaking. (Tôi là Ken hoặc Ken đây). </b></i>


2. Hỏi xem ai đang cầm máy:


<i><b>Excuse me, who is this? (Xin lỗi, ai đấy ạ?) </b></i>


<i><b>Can I ask who is calling, please? (Tơi có thể hỏi ai đang gọi đến đó ạ?) </b></i>
<i><b>Is Jack in? (Đây là một thành ngữ mang tính chất suồng sã có nghĩa là: Có </b></i>
<i>phải Jack đang ở đó khơng? </i>


3. Đề nghị được nói chuyện với ai đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

4. Đề nghị ai đó giữ máy để chuyển máy cho người khác::
<i><b>I will put you through….(Tôi sẽ nối máy cho ….) </b></i>


<i><b>Can you hold the line? / Can you hold on a moment? (Bạn có thể cầm </b></i>
<i>máy một lúc được khơng?) </i>


5. Nếu ai đó khơng có ở đó thì bạn sẽ trả lời khách như thế nào. Sau đây là một vài
ví dụ:


<i><b>I am afraid Mr. A is not available at the moment. (Tơi rất tiếc rằng ơng </b></i>
<i>A khơng có ở đây). </i>


<i><b>The line is busy right now. (Đường dây đang bận). </b></i>


<i><b>Mr Jack is not in. Mr Jack is out at the moment. (Ơng Jack khơng có ở </b></i>


<i>đây. Ơng Jack vừa đi ra ngồi). </i>


6. Nếu bạn muốn đề nghị họ để lại lời nhắn thì bạn có thể dùng một trong các cách
sau:


<i><b>Could/ Can/ May I take a message? (Bạn có gì nhắn lại không?) </b></i>


<i><b>Could/ Can/ May I tell him who is calling? (Tơi có thể nhắn lại với ơng </b></i>
<i>ấy rằng ai gọi đến chứ?) </i>


<i><b>Would you like to leave a message? (Bạn có muốn để lại lời nhắn khơng?) </b></i>


Tuy nhiên ngày nay máy điện thoại trả lời tự động cũng ngày càng trở nên phổ
biến. Vậy làm thế nào để có thể để lại lời nhắn một cách đầy đủ ở máy trả lời
tự động. Một tin nhắn qua máy điện thoại trả lời tự động bao giờ cũng phải
gồm những phần sau:


<i><b>Introduction (giới thiệu) - - - Hello, this is Ken. OR Hello, My name is Ken (Xin </b></i>
<i>chào, tôi là Ken hoặc Xin chào, tên tôi là Ken). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- - - - It's ten in the morning. I'm phoning (calling, ringing) to find out if ... / to see
<i>if ... / to let you know that ... / to tell you that ... ( Bây giờ là mười giờ sáng và tôi </i>
<i>gọi điện cho bạn là để tìm hiểu…/để biết rằng nếu …./ để cho bạn biết rằng…./ để </i>
<i>nói với bạn rằng…). </i>


<b>Make a request (yêu cầu) - - - Could you call (ring, telephone) me back? / Would </b>
<i>you mind ... ? / (Bạn có thể gọi lại cho tơi được không? Bạn không phiền chứ </i>
<i>nếu…?) </i>


<b>Leave your telephone number (Để lại số điện thoại của bạn)- - - - My number is </b>


<i>.... / You can reach me at .... / Call me at ... (Số điện thoại của tơi là…/ Bạn có thể </i>
<i>gọi cho tơi theo số…). </i>


<i><b>Finish (Kết thúc)- - - - Thanks a lot, bye. / I'll talk to you later, bye ( Cảm ơn </b></i>
<i>nhiều, tạm biệt./ Tơi sẽ nói chuyện với bạn sau, tạm biệt). </i>


Đó là trong trường hợp nói với máy, cịn khi nói chuyện với người bản ngữ mà họ
nói nhanh q, bạn khơng thể hiểu được vì khi nói qua điện thoại cũng khó nghe
hơn là nghe trực tiếp vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy đề nghị họ nói chậm lại. Ví dụ
<i><b>bạn có thể nói: Can you speak slowly, please. (Bạn làm ơn nói chậm hơn được </b></i>
<i>khơng?) Nếu bạn khơng nghe rõ số liệu hoặc chưa hiểu được ý của người nói thì </i>
<i><b>bạn có thể đề nghị họ nhắc lại. Ví dụ: Can you repeat it? (Bạn có thể nhắc lại </b></i>
<i>được khơng?) </i>


Ngay cả khi khơng có người bản ngữ nào để bạn thực hành thì bạn vẫn có thể thực
hiện việc này trên lớp. Hãy rủ bạn nào đó cùng thực hành vì như vậy sẽ vui hơn rất
nhiều. Hai bạn có thể ngồi đối diện nhau trên tay cầm điện thoại và thực hành bài
nói chuyện của mình. Bạn luyện tập càng nhiều thì kỹ năng tiếng Anh của bạn
càng tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i><b>Nguyễn Toan - Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>Người Anh nói chuyện như thế nào?</b>


<b>Bạn đã có cuộc trị chuyện nào thú vị chưa? Người nói </b>
<b>chuyện có duyên phải là người nói hay và nghe tốt. Bạn </b>
<b>đã có hai tố chất này chưa? Nếu bạn đang băn khoăn </b>
<b>không biết làm cách nào để trở thành một người nói </b>
<b>chuyện có dun, mời bạn tìm hiểu một số cách dưới đây của người Anh nhé!</b>


<b>1. Tạo cho mình cảm giác thật thoải mái</b>



Bạn phải tự nhiên, tránh dùng những cụm từ biến mình thành người kiêu căng và
ngạo mạn.


<b>2. Khám phá sự hài hước trong cuộc sống</b>


Hãy ln mang bên mình câu nói đùa hay giai thoại có tính chất hài hước. Ngồi
tình u và sự u thương, con người cần có tiếng cười. Tiếng cười là bài tập thể
chất và tinh thần quan trọng cho tâm sinh lý con người. Ở đâu có tiếng cười, ở đó
có sự thoải mái và hạnh phúc.


<b>3. Biết tán dương</b>


Bạn phải biết khen ngợi người khác. Ví dụ: Cậu mặc cái áo này đẹp lắm!


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Ai cũng thích nói về bản thân cũng như sở thích của họ. Bạn hãy đề cập đến những
gì liên quan tới họ. Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cầm quyển sách
thì hãy hỏi người đó về cuốn sách đó hoặc những cuốn sách mà anh ta đã đọc.


<b>5. Thực hành nói</b>


Nâng cao các kỹ năng nói có tác dụng giúp bạn đối phó với tất cả các dạng câu hỏi
tốt hơn. Chuẩn bị cho các tình huống bất thình lình bằng cách học và thực hành.
Nhờ ai đó giúp bạn bằng cách “đóng vai”. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, tự tin hơn
và nói chuyện hay hơn nếu biết trước được nên phản ứng như thế nào trong những
tình huống cụ thể.


<b>6. Sử dụng những âm lấp khoảng trống</b>


Đây là những âm chúng ta tạo ra khi dừng lại để nghĩ (như “um”, “uh”). Theo như


các chuyên gia về giao tiếp, bạn nên ngừng lại còn hơn là thốt ra những âm như
thế. Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng lại có tác dụng chỉ ra
rằng bạn vẫn đang nói để ai đó khơng ngắt lời bạn.


<b>7. Dùng cử chỉ và ánh mắt</b>


Hãy nhìn vào mắt người nghe khi nói và thể hiện sự chú ý đến họ. Giao tiếp bằng
ánh mắt còn thể hiện sự quan tâm, sự ấm áp và sự tin cậy dành cho người nói
chuyện với bạn. Mỉm cười là là tín hiệu đầy ma lực, thể hiện sự thân thiện, ấm áp
và gần gũi.


Dùng điệu bộ, cử chỉ (như gật đầu) để làm cho cách nói chuyện của bạn thêm
sinh động. Đứng thẳng nhưng không cứng nhắc và hướng về phía trước một
chút là tư thế thoải mái và giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt người đối diện.




</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Nếu người đàm thoại với bạn nói bằng những câu ngắn, thì bạn cũng nên phản ứng
lại bằng những câu ngắn. Cách nói này khơng địi hỏi bạn phải nói quá nhiều hoặc
đưa ra những câu trả lời khơng có hồi kết. Có một cách để biết liệu rằng bạn đang
nói q dài hay khơng là khi ai đó ngắt lời bạn. Tốt nhất là nên đưa ra những câu
trả lời trực tiếp, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe câu hỏi.


Hy vọng thông qua bài viết này, các kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày càng tiến
bộ hơn.


<i><b>-</b></i> <i><b>) </b></i>


<b>Link words – Từ nối</b>



<b>Từ nối – link words, hay transitions, là những từ dùng để </b>
<b>chỉ dẫn cho người đọc, giúp quá trình ngắt câu, chuyển ý </b>
<b>khi đọc văn bản trở nên rõ ràng hơn. Những từ này cũng </b>
<b>giúp cho người đọc theo dõi nội dung văn bản cũng như ý </b>
<b>tưởng của tác giả dễ dàng hơn. </b>


Những từ nối thơng dụng nhất có thể được liệt kê ra theo các nhóm sau:


<b>Khi SO SÁNH (Comparing things), những từ nối thơng dụng có thể kể </b>
đến là:


- By contrast


- Conversely


- In contrast


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Ngược lại
- However


- Nevertheless


Tuy nhiên


- In spite of: mặc dù


- Instead: thay vì


- Likewise: tương tự như thế,



- Otherwise: mặt khác


- On the one hand: mặt này


- On the other hand: mặt khác


<b>Khi KHÁI QUÁT (generalizing), chúng ta có thể sử dụng: </b>
- As a rule


- As usual


- For the most part


- Ordinarily


- Usually


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

- In general


Nói chung, nhìn chung


<b>Khi MIÊU TẢ QUÁ TRÌNH hoặc LIỆT KÊ (describing a sequence or </b>
<b>listing), các từ nối khá quen thuộc có thể kể đến là: </b>


- First, … : Thứ nhất


- Second, … : Thứ hai


- Third, … : Thứ ba



- Next, … : Sau đây


- Then, … : Tiếp theo


- Finally, … : Cuối cùng


<b>Lưu ý rằng trong tiếng Anh, phần lớn cách diễn đạt thông qua từ First, </b>
<b>Second, Third… phổ biến hơn cách dùng Firstly, Secondly, Thirdly… mà </b>
<b>chúng ta vẫn thường được biết. Vì thế bạn nên sử dụng cách thứ nhất (First, </b>
<b>Second. Third…). </b>


Từ nối nên được đặt ở vị trí đầu câu là tốt nhất vì dễ gây chú ý cho người đọc và
đạt hiệu quả chỉ dẫn cao hơn. Bạn có thể tham khảo ví dụ minh họa sau đây:
Researching in reducing emissions, as a rule has provided…


As a rule, researching in reducing emission has provided…


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Cách đơn giản nhất để kiểm tra xem một văn bản có dễ đọc hay khơng là đếm xem
trong văn bản đó có bao nhiêu câu bắt đầu bằng “The”. Nếu như có nhiều câu như
thế thì văn bản của bạn không dễ đọc chút nào đâu và bạn cần bổ sung vào đó
những từ nối một cách hợp lí nhé. Nếu như sử dụng đúng cách thì những từ nối sẽ
phát huy tác dụng trong việc nâng cao khả năng truyền tải thông tin của một văn
bản. Và tất nhiên việc dùng quá nhiều từ nối trong một văn bản cũng như việc
chúng ta đặt quá nhiều biển chỉ dẫn trên đường, điều này sẽ khiến người đọc cảm
thấy rối và dẫn đến nguy cơ không hiểu được văn bản đang đọc.


Chúc các bạn sử dụng từ nối một cách có hiệu quả và thành cơng trong việc soạn
thảo văn bản tiếng Anh!


<i><b>Minh Thu - Global Education </b></i>



<b>Từ hỗn hợp (Blend words)</b>



<b>Blend words – từ hỗn hợp là những từ được tạo </b>
<b>thành bằng cách kết hợp một hay nhiều phần của </b>
<b>những từ khác nhau và. một số từ kết hợp đã trở </b>
<b>nên thông dụng trong đời sống hàng ngày. Global </b>
<b>Education mời các bạn cùng tìm hiểu về loại từ </b>
<b>này nhé </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>tiếng Anh. Đó chính là những ví dụ của BLEND WORDS (từ hỗn hợp). </b>


<i><b>Trước hết là liên từ quen thuộc because (bởi vì). Rất nhiều người tưởng liên từ này </b></i>
không phải là sự kết hợp của thêm bất kì từ nào nữa, nhưng thực chất nó lại là kết
<i><b>quả của 2 từ cũng rất quen thuộc: by (bằng, bởi) và cause (nguyên nhân). Rõ ràng </b></i>
giữa chúng cũng có sự liên hệ về mặt ngữ nghĩa đúng không?


<b>Because = by + cause </b>


Hẳn những chatter của Yahoo phải rất thành thạo trong việc lựa chọn và đánh kí tự
cho những mặt cười ngộ nghĩnh bé xíu hay được thêm vào mỗi đoạn trị chuyện
trên cửa sổ chat với bạn bè phải không? Vậy chúng có tên gọi chung là gì nhỉ?
<b>Emoticon(s) phải khơng nào? Vậy bạn có biết rằng emoticon(s) là một từ được </b>
<i><b>tạo bởi 2 từ khác “rất có liên quan” là emotion (cảm xúc) và icon (biểu tượng) </b></i>
không?


<b>Emoticon = emotion + icon </b>


<b>Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với một từ tiếng Anh mà ai cũng biết, đó là Goodbye </b>
<i>(tạm biệt). Khơng cần phải là một người theo đạo thiên Chúa, bạn cũng sẽ thấy rất </i>


<b>thích thú khi biết rằng Goodbye là một câu chào rút gọn lại của một câu chúc </b>
<i><b>trước khi chia tay ai đó: ―God be (with) ye (=you)‖ (Chúa luôn ở bên bạn). </b></i>
<b>Goodbye = God + be (with) + ye </b>


<i><b>Chiếc modem để kết nối mạng có tên gọi xuất phát từ 2 từ modulator (bộ mã hóa) </b></i>
<i><b>và demodulator (bộ giải mã). Thật dễ hiểu phải khơng nào vì bản thân chiếc </b></i>
<b>modem là dụng cụ dùng để mã hoá dữ liệu số và giải mã tin hiệu Internet trở lại </b>
thành dữ liệu số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết diễn đạt giờ bằng tiếng Anh, nhưng không
<b>hẳn ai cũng đều hiểu chữ o‘clock dùng trong cấu trúc nói giờ quen thuộc là một từ </b>
<i><b>hỗn hợp có nguồn gốc từ 2 từ khác nhau là of the và clock phải khơng nào? Bây </b></i>
giờ thì các bạn đã biết và hãy chia sẻ với mọi người nhé.


<b>O'clock = of (the) + clock </b>


Máy ảnh kĩ thuật số 7.2 Mega pixel; điện thoại di động tích hợp camera 1.3 mega
pixel… những thơng tin này có gợi cho bạn điều gì khơng? Chúng là hàng loạt
<i><b>những thơng số có đơn vị là pixel, được tạo nên bởi âm tiết đầu của 2 từ picture </b></i>
<i><b>(ảnh, tranh) và element (nguyên tố). </b></i>


<b>Pixel = picture + element </b>


<b>Từ cuối cùng trong bài học Blend words của chúng ta ngày hôm nay là một từ rất </b>
quen thuộc, dùng để chỉ một hình thức ngơn ngữ khơng chính thức trong tiếng
Anh, được sử dụng trong những tình huống khơng trang trọng trong đời sống hàng
<i><b>ngày. Đó chính là slovenly language. Bạn đã đốn ra đó là từ gì chưa? Slang </b></i>
<i>(tiếng lóng) chính là đáp án duy nhất! </i>


<b>Slang = slovenly + language </b>



Cịn rất nhiều những ví dụ khác nữa của từ hỗn hợp mà các bạn có thể tự thu lượm
cho mình qua quá trình học tiếng Anh. Đừng quên chia sẻ với bạn bè những khám
phá thú vị đó nhé!


<i><b>Minh Thu - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>Tiếng Anh ngày nay đã trở thành hành trang không thể </b>
<b>thiếu thế nhưng nhiều người chỉ xem việc học tiếng Anh </b>
<b>như là một nghĩa vụ. Global Education muốn chia sẻ với </b>
<b>các bạn một số kinh nghiệm để tìm thấy niềm ham mê </b>
<b>với bộ môn này. </b>


<b>1. Tưởng tượng bạn trong tương lai </b>


Hãy thả mình tưởng tượng nhé! Bạn đang ở trên một chuyến bay trờ về nhà sau
một chuyến du lịch dài ngày ở nước ngoài, bên cạnh bạn là một người đang đọc
một tờ báo Mỹ. Để rút ngắn của chuyến bay, bạn đã làm quen và có một cuộc trị
<b>chuyện: </b>


<b>- The engines are awfully loud, aren't they? </b>


<b>- Yeah. It looks like the airplane may break into pieces at any moment. </b>


Bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng với cuộc trò chuyện và dần dần thích thú với
nó. Trước khi máy bay hạ cánh một vài phút, người bạn mới quen mới thốt lên
<b>“"You speak just like an American. Your pronunciation, your grammar — </b>
<b>it's amazing</b><i><b>!" (Bạn nói tiếng Anh như người Mỹ, phát âm, ngữ pháp của bạn – </b></i>
<i>thật là đáng ngạc nhiên!”). Một cách tự nhiên, bạn rời khỏi máy bay trong trạng </i>
<b>thái rất vui vẻ và dự báo hôm nay là một ngày tốt lành của bạn. </b>



Có thể một ngày nào đó, trong điệu nhạc du dương ngọt ngào của của một bài hát
<b>tiếng Anh trong cuộc hẹn hò lãng mạn, Đột nhiên cô bạn gái hỏi : </b>


<i><b>- What's the song about? (Bài hát nội dung thế nào vậy anh?) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<i><b>- You're so smart. I wish I knew English like you do. (Anh giỏi thật đấy. Em </b></i>
<i><b>ước gì mình cũng giỏi tiếng Anh như anh vậy). </b></i>


Sự tưởng tượng tưởng chừng như là viễn vơng và khơng có giá trị nhưng thực tế
nó đã tạo cho người học một động lực vô cùng lớn để chạm tay mở cánh cửa ngôn
<b>ngữ tiếng Anh. </b>


<b>2. Sử dụng tiếng Anh bất cứ khi nào bạn muốn </b>


<i><b>Trong việc học tiếng Anh có một nguyên tắc nhỏ “The more you use English, the </b></i>
<i><b>more you will want to learn it‖ (Bạn càng sử dụng tiếng Anh nhiều thì bạn càng </b></i>
u thích nó). Trên thực tế ngày nay tiếng Anh rất phổ biến, và nó chính là phương
<b>tiện giúp cho bạn “thu lượm” tất cả mọi thứ để đặt vào trong long bàn tay bạn: </b>
<i><b>Ở hầu hết các trang Web: Có khoảng hơn một tỷ trang web được viết bằng </b></i>
tiếng Anh về nhiều lĩnh vực khác nhau! Thật là đáng ngạc nhiên khi chỉ với một
ngôn ngữ mà bạn có thể tiếp cận được cả với một kho tàng kiến thức trên Internet.
<i><b>Sách: Sách viết về bất cứ lĩnh vực nào. Đọc sách được viết bởi các tác giả người </b></i>
Anh hoặc Mỹ và cả những quyển sách được chuyển thể từ ngôn ngữ khác sang
tiếng Anh. Bất kể là bạn có thích hay khơng, bạn có thể đọc nó bằng tiếng Anh!
<i><b>Báo chí: Chỉ có báo chí được viết dưới ngơn ngữ tiếng Anh là có thể mua ở bất </b></i>
cứ ngóc ngách nào của thế giới. Bạn sẽ không phải mất thời gian quý báu của
<i>mình để tìm kiếm các đầu báo Time, Newsweek hay là International Herald </i>
<i>Tribune. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

hay NBC là một cách hay, đây là những kênh truyền tải thông tin nhanh, chuyên
nghiệp hơn những kênh địa phương và bạn có thể theo dõi chúng bất cứ nơi đâu
trên thế giới.


Nếu như tiếng Anh đưa lại cho bạn những hiểu biết mới trong chương trình mà
bạn u thích, từ những cuốn phim đang nổi hay chỉ là những chiền thắng nho nhỏ
ở trị chơi trên mạng thì bạn sẽ nhận thấy rằng mình cần trang bị nhiều kiến thức
ngữ pháp, cấu trúc câu, từ vựng…hơn nữa. Niềm hứng khởi học tiếng Anh sẽ lớn
nhanh cùng với những việc mà bạn làm và nếu như kết hợp với những phương
pháp học tập hiệu quả thì khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn
<b>tưởng. </b>


<b>3. Giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh </b>


Dường như đã thành lệ, ếu như bạn nói về nhứng chủ đề dường như có vẻ nhàm
chán thì khơng hẳn là bạn sẽ chẳng tìm thấy cho mình một cảm giác chán hơn thế
mà bạn lại bắt đầu cảm thấy thích thú nó. Hãy tưởng tượng bạn đang chán nản và
mệt mỏi với một môn học không phải là sở trường của bạn để chuẩn bị cho bài
<b>kiểm tra ngày mai. Bạn có 2 ý tưởng: </b>


Bạn có thể than phiền với mọi người về những gì mà bạn phải chịu đựng.
Bạn sẽ nói với những người đó về những gì mà bạn đã học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Nếu như bạn đang học tiếng Anh, bạn có thể gây ngạc nhiên cho người nghe bằng
cách bắt đầu:


<i><b>Hi, I'm studying English and I hate it.(Xin chào, tôi đang học tiếng Anh và tôi </b></i>
<i><b>ghét nó), hoặc có thể bắt đầu câu chuyện bằng tiếng Việt: Chào, ngày hôm nay </b></i>
<b>tôi đã học 50 từ tiếng Anh. Cậu có biết là những từ vựng tiếng Anh để làm gì </b>
<b>khơng? </b>



<b> Nếu như lúc đó khơng có ai ở gần bạn, bạn có thể trò chuyện và bắt đầu việc </b>
học bằng cách gọi điện, gửi thư điện tử, gửi tin nhắn đến bạn bè. Có thể những
người mà bạn liên lạc chẳng có một chút hào hứng nào cả nhưng điều quan
trọng là bạn tự tìm cho mình thêm một chút đam mê, và hứng thú cho việc
học.


<b>4. Tìm một người bạn để cùng học tiếng Anh </b>


Nếu như bạn có thể tìm một người bạn cũng đang học tiếng Anh và cùng trình độ
với bạn thì quả đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn có một động lực học tiếng Anh.
Bạn sẽ có một người bạn để trị chuyện tiếng Anh và niềm hứng thú sẽ tăng dần
lên qua những cuộc trò chuyện.


Việc học tiếng Anh của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn và được giải quyết qua
các cuộc tranh luận giữa hai người.


Bạn sẽ cố gắng học tiếng Anh nhiều hơn nữa bởi vì bạn khơng muốn thua
kém người bạn của bạn.


Việc gặp gỡ trao đổi bài vở thường xuyên thật sự cần thiết, chắc chắn bạn sẽ thành
công. Hãy nhớ rằng Có cơng mài sắt có ngày nên kim - Nothing is impossible for


<i>willing hearts. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

Việc bạn có thể sử dụng và nắm vững một chút tiếng Anh thực sự là một thành
công lớn! Thế nhưng đây lại là thời điểm để bạn cố gắng đạt nhiều thành cơng hơn
nữa và tìm cho mình những phương pháp thật sự hiệu quả.


Đừng bao giờ tự cho rằng trình độ tiếng Anh của mình đã hồn hảo. Thậm chí


ngay cả khi bạn là sinh viên xuất sắc trong lớp học, hãy luôn cố gắng tìm tịi điểm
yếu của mình và khắc phục chúng. Khi mà bạn đã nói được tiếng Anh trôi chảy,
những vấn đề của bạn sẽ trở nên rất nhỏ bé: dấu chấm câu, những cấu trúc ngữ
<b>pháp ít được sử dụng, những từ khó, những từ long, từ thông tục (street </b>


<b>language). Ngay bây giờ, những vấn đề của bạn lại trở nên cơ bản hơn: những lỗi </b>
sai trong phát âm, từ vựng, vấn đề ngữ pháp với thì hiện tài hồn thành và các cấu
<b>trúc câu điều kiện. </b>


<i>Chúng ta có nguyên tắc là: Học phải đi đôi với hành (One small action is more </i>
<i>powerful than reading hundreds of articles) – điều này tưởng chừng như rất đơn </i>
giản nhưng lại khó thực hiện. Và việc áp dụng những kinh nghiệm nho nhỏ như
trên để tạo cho mình động lực tiếng Anh bạn nhé!


<i><b>T.M - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Thực hành có thể làm hỏng tiếng Anh</b>


<b>Nếu bạn hỏi ―Làm thế nào để tơi có thể nói tiếng Anh tốt </b>
<b>hơn?‖ thì câu trả lời là ―Thực hành, thực hành và chỉ </b>
<b>thực hành mà thôi‖, Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao </b>
<b>nhan đề bài viết lại đi ngược lại với quy tắc ở trên? Vậy </b>
<b>thì vấn đề mà Global Education đề cập hơm nay là gì? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>lỗi sai. </b>


<b>Trong phương pháp giảng dạy mới “Communication Language Teaching”, </b>
người ta coi quá trình học như một quá trình tạo ra những lỗi sai, rồi từ những lỗi
sai đó, họ rút kinh nghiệm để không lặp lại chúng trong những lần sử dụng tiếp
theo.



Thế nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn tạo ra quá nhiều lỗi sai và không biết cách
để sửa. Bạn sẽ không bao giờ thốt ra được khỏi vịng luẩn quẩn đó. Và đó chính
là lúc bạn đang tự hủy hoại chính vốn tiếng Anh sẵn có của mình. Vì khi bạn viết
hay nói, bạn lặp đi lặp lại lỗi sai của mình và những lỗi sai đó sẽ trở thành thói
quen khó bỏ sau này.


Hãy thử tưởng tượng một tình huống như sau: Bạn đang viết một bức thư bằng
tiếng Anh. Tiếng Anh của bạn không được tốt cho lắm và bạn muốn viết thật
<i><b>nhanh. Bạn viết : “I want speak English”. Khi bạn viết một câu, cùng lúc bạn sẽ </b></i>
đọc nó, dù trong tâm trí hay dùng lời. Và lúc này đây, câu sai đó được bạn ghi nhớ
<i><b>một cách tự động. Lần tiếp theo khi bạn viết một câu khác, bạn sẽ lại viết “I want </b></i>
<i><b>finish” hay “I want be happy”. Tại sao vậy ? Bởi vì bạn đã ghi nhớ câu sai “I </b></i>
<i><b>want speak English”. Và vào những lần sau, khi bạn viết hay nói, bạn cũng đã có </b></i>
một thói quen khơng tốt, đó là thói quen sử dụng tiếng Anh sai.


Bây giờ bạn đã hiểu được tầm nghiêm trọng của việc liên tục tạo ra những lỗi sai
<b>chưa ? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>Làm thế nào để tránh được việc sử dụng tiếng Anh sai? </b>


<b>Như đã nói ở trên, ý kiến “Practice makes perfect” là hoàn toàn đúng đắn và nhất </b>
là khi học một ngoại ngữ mới bạn cần phải luyện tập, đó là chuyện đương nhiên.
Nhưng bạn cần ghi nhớ một lần nữa là phải hãy luyện tập với những câu đúng,
đừng nói đi nói lại, hay viết đi viết lại những câu sai. Hãy cố gắng tạo cho mình
thói quen tốt chứ ko phải thói quen xấu khi học tiếng Anh.


Và sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn luyện tập tiếng Anh dưới sự giúp đỡ của giáo viên,
bởi người giáo viên ko chỉ đóng vai trò là người sửa sai cho bạn mà họ còn giúp
bạn tránh được những lỗi sai ngay trong khi nói và viết tiếng Anh. Tuy nhiên cách


thức sửa sai của giáo viên cũng góp phần vơ cùng quan trọng trong quá trình ghi
nhớ của học sinh. Vấn đề về cách thức sửa sai trong khi luyệ n tập kỹ năng nói và
viết sẽ được tơi trình bày trong một bài khác, hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.


Khi nói bạn khơng nên luyện tập với những lỗi sai khơng có nghĩa là bất cứ khi
nào bạn sử dụng tiếng Anh, bạn cũng phải nói đúng. Đừng khiến cho tâm lý e
ngại, sợ mắc khuyết điểm, sợ sai khiến bạn khơng cịn động lực học tập và trở nên
nhút nhát trong giao tiếp. Điều đó sẽ càng khiến cho việc sử dụng tiếng Anh của
bạn trở nên khó khăn. Bạn hãy cứ mạnh dạn nói, viết, luyện tập các kỹ năng tiếng
Anh, nhưng phải luôn tâm niệm một điều, hãy cố gắng nói đúng, đúng về câu cú,
ngữ pháp, về nội dung diễn đạt, từ vựng…, không nên thỏa hiệp với những lỗi sai
của mình, khơng thì bạn sẽ biến chúng thành những thói quen xấu khơng bao giờ
bỏ được.


Chúc các bạn thực hành thành công!


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>Đam mê điện ảnh và học tốt tiếng Anh</b>



<b>Điện ảnh ngày nay đang tạo một sức hút kỳ diệu đối với giới </b>
<b>trẻ nhờ vào những giá trị về tinh thần mà nó mang lại. Tại </b>
<b>sao các bạn không cùng Global Education cùng thưởng </b>
<b>thức và rèn luyện tiếng Anh qua các bộ phim ngay bây giờ </b>
<b>nhỉ?</b>


<b>1. Tại sao chúng ta lại xem phim bằng tiếng Anh?</b>


Nếu như bạn là một người yêu thích điện ảnh thì hẳn chúng ta sẽ cảm thấy rất thú
vị khi được thưởng thức một bộ phim nguyên bản chưa được lồng tiếng. Khi đó,
chúng ta có thể cảm nhận được giọng nói thực, ngay cả hơi thở của những diễn
viên mà chúng ta yêu thích. Được thưởng thức những giá trị nghệ thuật đích thực


cũng là một động cơ đáng kể để học Tiếng Anh phải không bạn?


Với mục tiêu là “vừa học vừa chơi” thì khi thưởng thức một bộ phim nước ngồi,
điều mà bạn chú ý sẽ là những câu hội thoại bằng tiếng Anh, bạn có thể nhắc đi
nhắc lại, bắt chước những ngữ điệu và cách dùng từ của diễn viên trong phim.
Làm như vậy, bạn vừa có cảm giác lơi cuốn vào bộ phim, vừa luyện cho mình
những phản xạ tiếng Anh và có thể tự mình đặt câu. Cách học như vậy khác hẳn so
với việc bạn học cách diễn đạt, cách sử dụng ngơn ngữ khi giao tiếp trên sách vở.
Chính vì thế khi xem phim bạn lưu ý những điều sau:


<i><b>Học từ ngữ được sử dụng trong phim:</b> Tiếng Anh giao tiếp rất khác với những gì </i>


chúng ta học được trên sách vở về ngôn ngữ và cách dùng. Ví dụ như:


o <i><b>Sách: The price of five dollars was acceptable, and I decided to </b></i>


<i>purchase it. (Giá của 5 đô la là chấp nhận được, và tôi quyết định </i>


mua nó).


o <i><b>Ngơn ngữ nói: It was, like, five bucks, so I was like "okay". </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<i><b>Học cách diễn đạt những từ ngữ đó:</b></i><b> Phim ảnh giúp bạn cải thiện khơng chỉ khả </b>
năng phát âm mà còn ngữ pháp và từ vựng. Nếu như bạn nghe người Mỹ hoặc
người Anh nói chuyện, bạn có thể học cách nói giống họ, nhắc đi nhắc lại và
chuyển thành câu nói của mình để có thể bật ra bất cứ khi nào bạn giao tiếp với
người bản ngữ.


<i><b>Học để hiểu ngôn ngữ nói:</b></i><b> Những bộ phim thường được sản xuất khơng phải </b>



mục đích dành cho những người học tiếng Anh cho nên mà diễn viên trong phim
thường nói rất nhanh đúng theo ngữ điệu của người bản xứ, vì thế đây là một cơ
hội để bạn được nghe người bản xứ nói tiếng Anh.


<b>2. Làm thế nào để xem phim – học Tiếng Anh hiệu quả nhất? </b>


Khơng phải chúng ta cứ xem phim là có thể học được tiếng Anh, chính vì vậy mà
bạn nên lưu ý đến những vấn đề cơ bản khi xem phim.


<i><b>Những khó khăn mà gặp phải khi xem phim: Như đã đề cập ở các phần trên, </b></i>
việc học tiếng Anh bằng cách xem phim khác hẳn với việc học tiếng Anh trên sách
vở bởi vì bạn không thể xác định rõ chắc chắn một từ vựng, một cấu trúc nào đấy
bạn không hiểu để tra từ điển như khi bạn đang học trên sách vở được. Vì thế, hạn
chế trong khả năng nghe và vốn từ vựng ít sẽ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn
khi xem phim. Trang bị cho mình cho mình một vốn từ phong phú và nhiều cấu
trúc giao tiếp để việc xem phim thú vị hơn và bổ ích hơn.


<i><b>Bạn phải làm gì khi khơng hiều? Nếu như bạn đã xem bằng đĩa CD hoặc DVD, </b></i>
bạn có thể ngừng lại rồi tua đi tua lại ở chỗ nào mà bạn không nghe rõ hay không
hiếu ý diễn viên đang nói gì, bạn có thể dựa vào hồn cảnh bộ phim để đốn nghĩa
của từ. Nếu như khơng được bạn có thể tra từ điển ngay lúc đấy để ghi nhớ. Tuy
nhiên, hầu hết các đĩa DVD đều có phụ đề, sẽ khơng là vấn đề khi bạn gặp phải
những đoạn hội thoại nhanh, bạn có thể bật phụ đề và kiểm tra xem mình đã nghe
và hiểu đúng chưa. Thế nhưng xem phụ đề phim thường xuyên sẽ làm bạn lười
hơn – bạn sẽ mất dần phản xạ nghe và chỉ nhăm nhăm đọc phụ đề.


<i><b>Hướng dẫn xem phim: Ở một số bộ phim có phần giải thích các câu khó xuất hiện </b></i>
trong phim, vì vậy việc đọc qua nó là một điều cần thiết trước khi xem phim để
nắm bắt được những từ và cụm từ khó được sử dụng. Đây thực sự là một bí quyết
để xem phim, bởi vì:



o Nó đưa lại cảm giác rất tuyệt khi được xem một bộ phim nguyên
gốc: thật là thú vị khi bạn học được nhiều từ vựng và cịn gì thú vị
hơn là tận hưởng bộ phim với niềm thích thú.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Lời dẫn khơng giải thích tất cả các câu khó xuất hiện trong bộ phim nhưng đủ cho
bạn hiểu những gì đang diễn ra trong bộ phim.


<i><b>Kỹ năng học:</b></i><b> Bạn có thể học từ việc xem phim một cách hiệu quả? </b>


o <i>Tập trung vào những điều thú vị: từ mới, cụm từ và cấu trúc ngữ </i>


pháp.


o <i>Sử dụng từ điển để học những điều thú vị mà bạn góp nhặt từ các bộ </i>


<i>phim: Bạn có thể dừng bộ phim để tra những từ khó, bạn có thể viết </i>


lại những câu thú vị.


o <i>Bạn có thể ghi lại những từ và cụm từ đó để học và ôn lại. </i>


<b>3. Mua phim ở đâu?</b>


Ngày nay, để mua một đĩa phim rất dễ, thế nhưng hầu hết các cửa hàng đều bán
đĩa có phụ đề tiếng Việt, nếu như bạn đang học tiếng Anh thì đó quả là một điều
bất lợi. Vì vậy bạn có thể xem các bộ phim nguyên gốc qua các cách sau:


Các kênh truyền hình cáp hoặc vệ tinh qua các kênh truyền hình bằng tiếng
Anh (HBO, Star Movie).



Bạn có thể mua đĩa CD hoặc DVD trực tuyến qua trang web: Amazon.com.
Hiện nay có một số rạp chiếu phim phụ đề tiếng Việt không có thuyết minh
(Megastar), bạn có thể xem nhưng nhớ là hạn chế đọc phụ đề.


Vừa học vừa chơi là một cách học rất hiệu quả và hi vọng các bạn có thể tự góp
nhặt những kiến thức tiếng Anh qua những bộ phim thú vị bạn nhé!


<i><b>TM - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>Tư duy phê phán (critical thinking) là một kĩ năng trong đó người suy nghĩ chủ </b>
động hướng tới những vấn đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ,
quan điểm và niềm tin của mình. Người này hồn tồn có thể khiến chính những
suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình trở nên hợp lí và chính xác hơn bằng
cách tự khám phá, đặt ra hàng loạt câu hỏi và tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho
chính những câu hỏi đó.


Nhìn chung, tư duy phê phán địi hỏi cả kĩ năng lập luận lẫn kĩ năng giải quyết vấn
<b>đề (reasoning and problem solving). Trên thực tế 2 kĩ năng này bổ sung và cũng </b>
có thể thay thế cho nhau. Đi vào tìm hiểu một cách cụ thể, chúng ta sẽ thấy kĩ
năng tư duy phê phán bao gồm những kĩ năng, chính xác hơn là nhưng khả năng
sau đây:


- Quan sát


- Ln ln tị mị đặt câu hỏi và tìm những nguồn trả lời cần thiết cho mình


- Ln kiểm tra và tự thử thách những điều mình vốn tin, những quan điểm, suy
nghĩ, những giả sử mình hay người khác đặt ra xem chúng có đúng sự thật không?
- Nhận thức được và nêu ra được vấn đề



- Đánh giá độ vững chắc của tư duy và lập luận


- Đưa ra những quyết định sáng suốt và tìm ra được những giải pháp, những lời
giải vững chắc


- Hiểu về tư duy logic và logic nói chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

đi chăng nữa thì 20 kĩ năng luyện tập tư duy phê phán dưới đây cũng sẽ có ích cho
bạn. Chỉ cần làm theo những bước rất đơn giản sau đây, bạn hồn tồn có thể tự
<b>tin với khả năng tư duy phê phán (critical thinking) của mình. </b>


<b>1. Nhận thức vấn đề (Recognizing a problem) </b>


Khi nhận ra rằng mình đang đối mặt với một vấn đề nào đó, bạn cũng cần đồng
thời nhận ra sự cần thiết của việc phải hành động đúng theo những gì mình phảo
làm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hành động đó của bạn phụ thuộc vào loại vấn đề
mà bạn đang gặp phải. Liệu vấn đề đó có q nghiêm trọng hay khơng? Nếu như
gặp phải nhiều hơn một vấn đề cùng một lúc thì vấn đề nào cần được đặt lên giải
quyết trước, vấn đề nào giải quyết sau? Sử dụng những kĩ năng tư duy phê phán
<b>của mình để chỉ ra mọi vấn đề đang gặp phải (pinpoint any problem or </b>


<b>problems) trước khi đề cập đến giải pháp (anticipate a solution). </b>


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


· Thử lên danh sách những việc cần làm, sắp xếp chung theo thứ tự việc nào cần
đầu tư nhiều thời gian nhất, hoặc việc nào cần hoàn thiện trước, hay việc nào quan
trọng nhất. Bạn cũng có thể sắp xếp theo cả 3 cách khi muốn luyện tập.



· Khi xem/ đọc bản tin: sau khi nghe 1 bản tin, bạn thử liệt kê ra 3 vấn đề có thể
gây nên hậu quả để kiểm tra khả năng nhận thức vấn đề của bạn.


<b>2. Nêu ra vấn đề (Defining a problem) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

· giả sử của bản thân bạn
· thiếu thốn thông tin


Hãy tập trung suy nghĩ kĩ về tình huống hiện tại và đừng bị ảnh hưởng để rồi giải
quyết ẩu vấn đề rồi lại gây ra những hậu quả hoặc hiện tượng do chính vấn đề của
bạn thay vì bản thân vấn đề đó.


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


Từ bây giờ, bất cứ khi nào bạn phải bắt đầu thực hiện một quá trình nào đó, đơn
giản như nấu một món ăn nào đó theo công thức, hoặc học cách sử dụng một thiết
bị điện tử gia dụng nào đó trên bản hướng dẫn kèm theo sản phẩm, hãy dành ra ít
nhất 10 phút để đọc kĩ và xem trước tất cả các hướng dẫn trước khi bắt tay vào
làm. Cách giải quyết hiệu quả một vấn đề chỉ đến khi trước hết bạn biết đích xác
mình đang phải đối mặt với những cái gì.


<b>3. Tập trung quan sát (Focused observation) </b>


Khi tăng cường nhận thức của mình, bạn sẽ quan sát được nhiều hơn và cũng từ đó
nhận thức cao hơn được về những vấn đề mà mình quan sát bằng cách sử dụng các
giác quan của mình, lắng nghe những người xung quanh nói và tìm kiếm nhiều chi
tiết hơn. Thêm vào đó, khi bạn đang trong q trình thu thập thơng tin, hãy tập
trung, đặt mình vào văn cảnh và suy nghĩ xuyên suốt. Chỉ cần chú ý một chút, bạn
sẽ khơng bỏ sót một chi tiết nào và sẽ dần dần trở thành một người đưa ra những
quyết định sáng suốt hơn cũng như những giải pháp khả thi hơn.



<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

người nói chuyện đằng kia có sắp cãi nhau khơng? Xem người đi bộ dưới phố kia
có đang mải đi quá mà có nguy cơ đâm vào một con vật ngay gần đó khơng? Rất
đơn giản như vậy thơi. Nhưng hãy làm một cách tế nhị và kín đáo để tránh bị hiểu
lầm bạn nhé!


· Vào một lần nào đó khi đi xe, trước khi nổ máy, hãy thử lập ra trong đầu một
danh sách những thứ mà bạn cần phải nhận thức được – những gì có thể xảy ra nếu
như bạn khơng chú ý quan sát. Đó có thể l à một người lái xe mất kiểm soát, một
đứa trẻ đi xe đạp, một công ty xây dựng điện – nước – điện thoại đang thi hành
công việc và đỗ xe ngay trên đường ..v..v..


<b>4. Động não thông quả việc sử dụng công cụ đồ họa tư duy (Brainstorming </b>
<b>with graphic organizer) </b>


Công cụ đồ họa tư duy là một công cụ tuyệt vời giúp bạn động não. Chúng tạo ra
một biểu đồ bằng hình ảnh trong não của bạn, chỉ ra cho bạn các cơ cấu và cấu
trúc của một vấn đề mà bạn không ngờ tới. Công cụ đồ họa tư duy cịn giúp bạn
tập trung vào mục tiêu chính của mình, chỉ ra một cách rõ ràng con đường đi tới
những giải pháp hiệu quả cùng những quyết định tối ưu.


<i><b>Luyện tập như thế nào? </b></i>


· Lập ra một biểu đồ khi bạn phải đưa ra một quyết định nào đó, đơn giản như: đi
ăn ở quán nào hay đi nghỉ ở đâu. Sử dụng những tiêu chí bạn cho là quan trọng
như: khơng khí, dịch vụ, các địa điểm du lịch vui chơi tại vùng đó, ..v..v.. để so
sánh và đối chiếu các lựa chọn của mình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

cách mà bạn đã làm trong quá khứ với vấn đề đó.
<b>5. Đặt ra các mục tiêu (Setting goals) </b>


Đặt ra các mục tiêu chiến lược nghĩa là đặt ra một kế hoạch để bạn đi từ vấn đề
đến hướng giải quyết. Một khi bạn đã biết rõ mình muốn đi đến đâu và các bước
để đến được đó thì chuyện đạt được mục tiêu trở nên thật dễ dàng. Bằng cách sử
dụng bản đồ công cụ tư duy vừa nói ở trên, bạn có thể lập ra cho mình một biểu đồ
biểu thị cách thức dẫn đến cách giải quyết của một vấn đề nào đó. Việc đặt ra các
mục tiêu địi hỏi bạn phải đầu tư tư duy tới một chiến lược và bẻ chúng ra làm
nhiều phần nhỏ dễ giải quyết. Điều đó có nghĩa là bạn cần đặt ra cho chính mình
các deadline để hồn thành cho từng việc, quyết định đích xác mình cần làm
những gì, khi nào cần làm nhằm đạt được mục tiêu của mình. Điều đó cũng có
nghĩa là bạn cần ghi nhớ 5 tiêu chí của một mục tiêu có giá trị. Chúng là 5 tiêu chí
dùng để đánh giá liệu mục tiêu mà bạn đang đặt ra có thể đạt được và đạt được
một cách thành công hay không? Những mục tiêu có giá trị là những mục tiêu:
· Được viết ra


· Chi tiết, cụ thể


· Có thể đánh giá được
· Thực tế


· Hướng tới 1 deadline cụ thể


Bằng cách đặt ra mục tiêu cho mình, bạn có thể xuất phát và đi tới nơi mình muốn
đến, từ khởi đầu phải đối mặt với vấn đề đến chỗ đưa ra được một giải pháp hiệu
quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

· Chọn cho mình một mục tiêu ngắn hạn như việc dọn phịng là một ví dụ. Sử dụng
5 tiêu chí nói trên để lập ra mục tiêu cho mình và quyết định xem mình sẽ hồn


thành cơng việc dọn phòng như thế nào. Đặt ra một deadline cho mình, đi vào cụ
thể một cách chính xác những gì mình cần làm, viết chúng ra dưới dạng hình ảnh
để tiện theo dõi và nhắc nhở chính mình.


· Đối với những mục tiêu dài hạn như đi du lịch dài ngày hay tham gia một khóa
học nào đó hoặc bất kì mục tiêu nào khiến bạn phải mất vài tuần trở đi để hoàn
thành, bạn nên sử dụng bản đồ đặt mục tiêu. Chia làm nhiều mục tiêu nhỏ nếu thấy
cần thiết, trong đó có mọi bước mà bạn cho là phải thực hiện và sẽ được thực hiện.
Vẽ một bản đồ trong đó chỉ ra cách thức bạn đạt được mục tiêu đó và đích mà bạn
sẽ đến.


Hi vọng là các bạn có thể tích cóp được một số kinh nghiệm cho riêng mình trong
cách suy luận tư duy phê phán mà Global Education vừa giới thiệu nhé!


<i><b>Minh Thu - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Lời khuyên cho người mới học Tiếng Anh (Phần 2)</b>


<b>Ở phần trước, bạn sẽ thấy có vẻ như có rất nhiều việc phải </b>
<i><b>làm ở bước khởi đầu. Bạn sẽ cảm thấy lúng túng một chút </b></i>
<b>vì khơng biết sẽ phải bắt đầu việc học Tiếng Anh như thế </b>
<b>nào? Hãy dành một chút thời gian để làm những việc mà </b>
<b>Global Education muốn giới thiệu tiếp. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

tập, nghiên cứu, hay đơn giản chỉ để giao tiếp.Làm bất cứ việc gì cũng cần sự đam
mê và tự giác của chính bản thân bạn. Bởi vậy, nếu bản thân bạn muốn học Tiếng
<b>Anh thì việc học của bạn sẽ hiệu quả và nhanh có tiến bộ hơn nhiều. </b>


<i><b> </b></i>



<i><b>Đặt ra mục tiêu: Khi đã xác định được mục đích của việc học tập, bạn sẽ dễ dàng </b></i>
đặt ra các mức mục tiêu cho mình để phấn đấu. Chẳng hạn như bạn muốn đi du
lịch ở một nước nói Tiếng Anh thì bạn cần đặt mục tiêu học được khoảng 100 tình
huống giao tiếp thường gặp hoặc có thể bạn đã biết được một số cấu trúc thông
dụng nhưng bạn vẫn cần phải nâng cao kỹ năng nghe và khả năng phát âm. Cho dù
mục tiêu của bạn là gì đi chăng nữa, bạn hãy ghi những mục tiêu này ra giấy và
dán ở những vị trí bạn có thể thường xuyên trông thấy. Điều này sẽ nhắc nhở và
<b>thúc đẩy bạn học tập sao cho hoàn thành mục tiêu đề ra. </b>


<i><b> </b></i>


<i><b>Lập kế hoạch học tập: Bạn có ý định sau bao lâu sẽ hồn thành mục tiêu của </b></i>
mình? Có thể cùng một mục tiêu nhưng thời gian hồn thành nó của mỗi người
học lại khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và thời gian dành cho học tập. Điều
quan trọng là bạn phải lên được một kế hoạch học tập khả thi chứ không phải là
một lịch học dày đặc đến mức bạn khơng thể hồn thành được vì lên kế hoạch rồi
lại khơng thực hiện được thì kế hoạch đó sẽ trở nên vơ nghĩa và chính bản thân
bạn cũng cảm thấy mất động lực học tập. Nếu bạn đã phải làm việc tới 50 giờ mỗi
tuần thì bạn đừng ép mình phải dành thêm 40 giờ nữa để học Tiếng Anh. Bạn hãy
học ít một nhưng đều đặn hàng ngày. Sau một thời gian học tập, bạn có thể điều
chỉnh lại thời gian và cách học sao cho đạt hiệu quả học tập cao nhất bằng cách trả
<b>lời một số câu hỏi như: </b>


- Bạn cảm thấy học hiệu quả nhất vào buổi tối hay sáng sớm?


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Một điều vô cùng quan trọng là bạn cần phải cảm thấy hứng thú và vui vẻ khi học
Tiếng Anh. Nếu bạn cảm thấy học Tiếng Anh như là một gánh nặng thì có lẽ bạn
đã học tập khơng đúng cách và không hiệu quả chút nào. Hãy tự thưởng cho mình
mỗi khi bạn đạt được bất kỳ tiến bộ nào vì điều này sẽ giúp bạn có động lực để
học tập tốt hơn đấy! Chúc bạn học giỏi Tiếng Anh!



<b> </b>


<i><b>Hương Quỳnh - Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>Lời khuyên cho người mới học Tiếng Anh (Phần 1)</b>


<b>Những người mới ―chân ướt chân ráo‖ bước vào học </b>
<b>tiếng Anh này cũng cần được chia sẻ những kinh </b>


<b>nghiệm để có thể học tập đúng cách và hiệu quả ngay từ </b>
<b>những ngày đầu tiên. Vì thế Global Education muốn </b>
<b>đưa ra một vài kinh nghiệm học tập nho nhỏ cho những </b>
<b>người mới ở trình độ bắt đầu. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

trong giáo trình. Nếu có điều kiện, bạn hãy tận dụng cơ hội để nói chuyện với
người bản xứ, điều này sẽ giúp vốn từ và khả năng giao tiếp của bạn tăng đáng kể.
Bạn cũng có thể mời gia sư dạy Tiếng Anh cho riêng mình vì hai lý do. Thứ nhất,
học tập có hướng dẫn bao giờ cũng tốt hơn là tự mầy mò trong một mớ bòng bong.
Thứ hai, những người đi trước ln có kinh nghiệm và bạn có thể học được nhiều
kinh nghiệm học tập từ chính gia sư của mình đấy!


<i><b>Đọc những văn bản Tiếng Anh: Bước đầu là những mẩu truyện cười, những câu </b></i>
chuyện dành cho thiếu nhi, những truyện ngắn, những mẩu quảng cáo, nhãn mác
bao bì, v.v; sau đó, bạn mới thử sức với những văn bản dài và khó, có nội dung
học thuật cao hơn. Mức độ khó của bài đọc cần được bắt đầu từ dễ đến khó và
nâng dần lên. Nếu bạn bắt đầu bằng một văn bản q phức tạp thì bạn sẽ cảm thấy
khó khăn và dễ dàng nản chí. Cịn nếu cứ đọc mãi ở một trình độ thì bạn sẽ khó
mà tiến bộ được, phải không nào?


<i><b>Bổ sung vốn từ mới hàng ngày: Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép các từ mới mà </b></i>


bạn gặp hàng ngày và sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái. Sau khi tra nghĩa
của những từ này trong từ điển, bạn hãy tự mình đặt những câu đơn giản với
những từ này nhé! Lưu ý là bạn nên dùng cả từ điển Anh-Việt và Anh-Anh để tra
từ vì cuốn từ điển Anh-Anh sẽ giúp bạn biết được nhiều từ đồng nghĩa và cách sử
dụng của từ mới đấy.


<i><b>Thử viết nhật ký bằng Tiếng Anh: Bạn có thể bắt đầu bằng những câu đơn giản </b></i>
nhất viết về thời tiết, những việc đã làm trong ngày, kế hoạch cho ngày mới, v.v.
<i>Ngày nay, khi blog (nhật ký trực tuyến) vơ cùng phổ biến, bạn có thể viết mỗi </i>
<i>ngày một entry (bài viết) và các bạn trong friend list (danh sách bạn) của bạn có </i>
thể giúp bạn sửa rất nhiều lỗi sai đấy!


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i><b>nước nói Tiếng Anh nhỉ? Khi học một ngoại ngữ thì khơng gì tốt bằng việc được </b></i>
sống trong mơi trường của ngơn ngữ đó cả. Tiếng Anh lại là một ngôn ngữ khá
phổ biến và là ngôn ngữ chính thức của rất nhiều quốc gia trên thế giới, gần nhất
với Việt Nam có Malaysia hay Singapore cho nên việc chọn điểm đến khơng hề
khó. Bạn có thể đăng ký để được ở với gia đình bản xứ để chứng kiến họ sử dụng
Tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày như thế nào, có thể những điều thực tế này
khác xa những gì bạn được học trong sách vở đấy!


Trên đây là một số phương pháp học tập bạn có thể áp dụng cho việc học Tiếng
Anh của mình. Nhưng trước khi bắt đầu, bạn cần xác định rõ mục tiêu và lên kế
hoạch cho việc học tập. Những vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể và chi tiết ở phần
sau của bài viết.


<i><b>Hương Quỳnh - Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>Hè về – Thêm cơ hội học tiếng Anh</b>


<b>Nếu bạn từng mơ ước được một lần đặt chân đến </b>
<b>một đất nước nói tiếng Anh, được trau dồi và </b>


<b>nâng cao khả năng Anh ngữ cùng những hoạt </b>
<b>động tham quan du ngoạn hấp dẫn thì nội dung </b>
<b>chương trình du học hè mà Global Education </b>
<b>giới thiệu ngày hơm nay sẽ là chìa khóa để các </b>
<b>bạn thực hiện niềm mơ ước của mình. </b>


Dường như tất cả mọi người đều “để dành” những kế hoạch học tập, vui chơi thú
vị và hấp dẫn để thực hiện trong thời gian nghỉ hè bởi đây là khoảng thời gian
thuận lợi và hợp lý để các bạn thả mình theo những sở thích cá nhân sau một năm
học vất vả. Hiện nay có rất nhiều chương trình du học hè, vì vậy nếu như các bạn
quyết định lựa chọn một chương trình thì cịn chần chờ gì nữa mà bạn khơng thư
giãn và tìm cơ hội tốt nhất cho mình.


<i><b>Tại sao chúng ta lại lựa chọn chương trình du học hè? </b></i>


Được tiếp cận và thực hành những nhiều ngôn ngữ khác nhau, đây là một
phương pháp học nhanh nhất, hiệu quả nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

ẩn và hấp dẫn nổi tiếng trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Úc, Italia..
Tham dự những khóa học có thể là khơng có trong chương trình học của
bạn ở trường Đại học.


<i><b>Chúng ta có thể tìm thấy các chương trình du học hè ở những tổ chức nào? </b></i>
<b>Consortia (Hội đồng): Là một nhóm các trường cùng hợp tác liên kết với </b>
nhau. Sinh viên của một trường có thể tham gia chương trình du học được
hỗ trợ bởi các trường khác và ngược lại. Trào lưu này ở Việt Nam hiện nay
đang rất phát triển, các bạn có thể đã từng biết đến chương trình liên kết
của trường Đại học Hà nội với trường Đại học Latrope của Úc và Đại học
Cambridge của Anh.



<b>Providers (Nhà cung cấp): Là những tổ chức cá nhân độc lập chủ động </b>
tuyển sinh viên xuất sắc để tham gia các chương trình du học của họ. Ở
Việt Nam điển hình có tổ chức CIEE, một trong những nhà hỗ trợ du học
hàng đầu, kết hợp với trường Đại học Minnesota để có những chương trình
học tập hết sức thú vị cho các sinh viên Việt Nam xuất sắc, hay tổ chức
ILA Việt Nam…


<b>Language Institutes (Học viện ngôn ngữ): Những trường này chú trọng </b>
vào việc đào tạo ngơn ngữ của chính nước đó. Do đó các Học viện ngơn
ngữ ở Anh, Mỹ, Úc hay ở các nước nói tiếng Anh khác cũng là một môi
trường tốt để sinh viên Việt Nam chọn lựa.


<i><b>Để lựa chọn một chương trình du học hè hợp lý cần trang bị cho mình những </b></i>
<i><b>điều gì? </b></i>


<b>Tìm hiểu thơng tin: Nếu như bạn đang học ở một trường hoặc bạn đã lựa </b>
chọn trường để đăng ký vào học thì bạn nên tìm hiểu về các chương trình
đào tạo với danh sách các chương trình học và các thơng tin liên quan.
<b>Phát triển quan hệ: Hãy thử liên hệ với những sinh viên đã từng tham gia </b>
các chương trình du học hè. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến của nhiều người –
sinh viên, giáo viên, nhân viên – đến từ đất nước mà bạn có ý định đi du
học hè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Cơ hội nằm trong tầm tay của bạn, chỉ chờ bạn nắm lấy mà thơi. Chúc các bạn có
một kỳ nghỉ hè thú vị nhưng hiệu quả!


<i><b>T.Minh - Global Education </b></i>


<b>Kim chỉ nam để ghi điểm trong bài nghe</b>



<b>Trong tiếng Anh, kỹ năng nghe (Listening) lại là một thử </b>
<b>thách đang tồn tại đối với người học và khiến bạn trăn trở. </b>
<b>Thế nhưng bạn sẽ khơng cịn bỡ ngỡ với kỹ năng này qua </b>
<b>những kinh nghiệm đơn giản nhưng hữu ích mà Global </b>
<b>Education giới thiệu sau đây. </b>


<b>TRƯỚC KHI NGHE: </b>


Nếu được lựa chọn chủ đề, hãy chọn những mảng mà bạn yêu thích, (ví dụ
<b>"nghề nghiệp", "giáo dục", "nghệ thuật"…) và học trước từ vựng theo chủ </b>
đề đó. Điều này giúp bạn không gặp trở ngại khi trong bài nghe có những
từ thuộc chủ đề mà bạn khơng biết.


Bên cạnh việc học nghĩa của từ, việc chuẩn bị kĩ càng về cách phát âm
cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, Bạn hãy đảm bảo chắc chắn là
mình biết cách phát âm đúng những từ đã chuẩn bị để khi nghe được chính
xác nhé.


<i>Mục tiêu mà bạn cần đặt ra và đạt được là: từ vựng cần thiết đầy đủ đi đôi với </i>
<i>cách phát âm chuẩn xác. </i>


<b>TRONG KHI NGHE: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>đến từ bên ngoài, v.v.. nhưng đồng thời, bạn cũng phải thư giãn và thả </b>
lỏng, tạo cảm giác dễ chịu để lắng nghe được tỉnh táo hơn.


Không nên đặt mục tiêu nghe và hiểu được tất cả những gì xuất hiện trương
<b>bài nghe. Chỉ chú ý những từ khóa trong bài. Thơng thường những từ khóa </b>
này tồn tại dưới dạng: danh từ, động từ chính và đơi khi là cả tính từ nữa,
và thơng thường sẽ được người nói nhấn (phát âm rõ, to, lên cao giọng) để


gây chú ý cho người nghe


Không nên dịch sang tiếng Việt những gì bạn nghe được, điều đó chỉ càng
cản trở và làm mất thời gian của bạn mà thôi.


Bên cạnh việc để ý đến những từ khóa xuất hiện trong bài nghe, hãy tập
trung tìm ra ý chính của cả bài, cho dù đó là 1 bài đọc, 1 bài giảng, 1 đoạn
hội thoại hay 1 cuộc phỏng vấn. Một tiết lộ nho nhỏ là trong khi nghe, nếu
bình tĩnh để ý thì bạn sẽ thấy rằng các ý chính ln ln được người nói lặp
lại, có thể 2, 3 lần hoặc thậm chí nhiều hơn.


Dựa vào văn cảnh để đốn nghĩa của từ có thể giúp ích rất nhiều cho bạn.
Giả sử như có 1 từ mới trong khi nghe một câu khiến bạn không hiểu, dẫn
tới cả câu nghe đó của bạn bị ảnh hưởng thì cũng đừng lo. Hãy dựa vào văn
cảnh xung quanh để đốn ra nghĩa của từ mới đó. Ví dụ như trong câu: “I
live in a place where sanitation is really poor” có từ “sanitation” khiến bạn
khơng hiểu, nhưng bạn hồn tồn có thể căn cứ vào những câu trước, sau và
xung quanh để đoán ra nghĩa của từ này. (Ví dụ: “I live in a place where
sanitation is really poor. We never stop worrying if things we eat, drink, use
everyday are clean enough” Nghe đến đây bạn hồn tồn có thể đốn được
<b>sanitation mang nghĩa nào đó gần như là vệ sinh, sạch sẽ…). </b>


Một điều giúp ích nữa là thông thường:


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<i>- Những từ chuyên ngành, đa phần đều mới mẻ với phần đông mọi </i>
<i>người, sẽ được giải thích ở ngay phía trước hoặc phía sau nó. </i>


<b>SAU KHI NGHE: </b>



● Ôn lại những kiến thức thu lượm được trong bài, tổng hợp từ và cấu trúc
mới, những hiện tượng ngữ pháp cản trở bạn khi nghe bài đó.


● Bạn cũng có thể luyện nghe chính tả hàng ngày như một cách để tập nghe
<i><b>sâu và đi vào chi tiết (intensive listening), nhằm gia tăng vốn từ mới cũng </b></i>
<i><b>như phản xạ taking notes. </b></i>


Hãy cố gắng từ từ, đi từng bước một và nhất định bạn sẽ thành công!


<i><b>Minh Thu - Global Education </b></i>


<b>Cách viết tài liệu tham khảo</b>


<i><b>Phần tài liệu tham khảo (bibliography) là danh sách </b></i>
<b>những nguồn thông tin mà bạn lấy thông tin tham khảo </b>
<b>hay làm dẫn chứng cho bài viết của mình nhưng rất </b>
<b>nhiều người cảm thấy lúng túng khi trình bày. Global </b>
<b>Education sẽ giới thiệu một số cách viết để các bạn </b>
<b>tham khảo. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Tên sách hoặc tạp chí ln phải gạch chân.


Nếu phần trích dẫn dài hơn 1 dịng thì dịng thứ hai phải lùi vào 5 ký tự.


<i><b>Sắp xếp tên các tác giả trong bibliography theo thứ tự trong bảng chữ cái. Nếu </b></i>
không có tên tác giả thì căn cứ vào từ đầu tiên của tên bài để sắp xếp (khơng tính
các quán từ “a”, “an”, “the”).


Nếu tác phẩm có nhiều hơn một tác giả thì liệt kê tên các tác giả theo thứ tự liệt
kê trên trang bìa.



Nếu bạn chỉ sử dụng thông tin trong một bài của một cuốn sách hay một quyển
tạp chí thì tên bài được trích dẫn trước tên sách, tên tạp chí.


<i><b>Phải tuân thủ cách trình bày (format) trong bibliography một cách chặt chẽ, kể </b></i>
cả từng dấu chấm, dấu phẩy.


<b>1. Trích dẫn sách: Tên, họ tác giả. Tên sách. Thành phố: Nhà xuất bản, năm xuất </b>
bản.


<b>Sách của một tác giả </b>


Tên tác giả được liệt kê trước rồi mới đến họ. Tên sách được gạch chân. Sau đó
liệt kê lần lượt tên thành phố, tên nhà xuất bản và năm xuất bản. Kết thúc trích dẫn
phải có dấu chấm.


<i>Ví dụ: </i>


Hingham, Cindy. Snowflakes for All Seasons. Salt Lake City: Gibbs Smith, 2004.


<b>Sách của hai tác giả </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<i>Ví dụ: </i>


Rhatigan, Joe and Newcomb, Rain. Prize Winning Science Fair Projects for
Curious Kids.


New York: Lark Books, 2004.


<b>Sách có tên người biên tập </b>



Thêm “ed” đằng sau tên người biên tập.
<i>Ví dụ: </i>


Dickins, Rosie, ed. The Usborne Introduction to Art . Tulsa: EDC Publication,
2004.


<b>Sách khơng có tên tác giả </b>
Trích dẫn tên sách đầu tiên.
<i>Ví dụ: </i>


Fodor‟s 05 Costa Rica. New York: Fodor‟s Travel Publication, 2005.
<b>Trích dẫn một bài trong cuốn sách khơng có tên tác giả </b>


Tên bài được trích dẫn trước tên sách và được đặt trong ngoặc kép cùng dấu chấm.
Nếu tên thành phố xuất bản không quen thuộc với người đọc thì sẽ liệt kê thêm tên
của bang hoặc đất nước.


<i>Ví dụ: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>2. Trích dẫn từ điển bách khoa toàn thư và các loại sách tham khảo khác: </b>


Từ điển bách khoa toàn thư thường khơng có tác giả chung cho cả cuốn mà thường
chỉ có tên của tác giả ở cuối mỗi bài trong từ điển.


<b>Những bài có tên trong từ điển bách khoa </b>


Tên bài được đặt sau tên tác giả và phải đặt trong ngoặc kép.
<i>Ví dụ: </i>



Dunes, Alan. “Magic”. World Book Encyclopedia. Volume 13. Chicago: World
Book Inc., 2005.


Những bài khơng có tên tác giả thì phần trích dẫn khơng có tên tác giả, các phần
cịn lại tương tự như những bài có tên tác giả.


<b>3. Trích dẫn tạp chí và báo: </b>


<b>Tạp chí có tên tác giả </b>


Tên tác giả được đặt trước tên bài, sau đó là tên tạp chí, ngày xuất bản tạp chí,
cuối cùng là số trang. Tên bài phải đặt trong ngoặc kép.


<i>Ví dụ: </i>


Urbanas, Jason. “Bodies of Pompeii.” Dig. March 2005. Vol. 7: 16-17.
<b>Tài liệu tham khảo là bài báo </b>


Tên tác giả. Tên bài báo được đặt trong ngoặc kép. Tên báo được gạch chân. Ngày
tháng xuất bản. Mục, trang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

FBI Agent “Risked Life” by Posing as Wise Guy.” Chicago Tribune. 10 March
2005. Section 1, Page 1.


<b>4. Trích dẫn các trang web </b>


Nếu có tên tác giả thì đặt tên tác giả lên đầu tiên.Tên bài được gạch chân. Tiếp đến
là ngày truy cập. Địa chỉ trang web được đặt trong ngoặc < >.


<i>Ví dụ: </i>



Australian Scientists Prove Less Trees, Less Rain. 10 March 2005.
<


Trên đây là các nguyên tắc khi trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo theo phong cách
MLA. Hãy ghi nhớ là bạn phải tuân thủ chúng một cách nghiêm ngặt đấy nhé.
Chúc bạn thành công!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education </b></i>
<b>Âm câm trong tiếng Anh</b>


<b>Tiếng Anh có quy tắc về việc sử dụng a, an đó là a sẽ đứng </b>
<b>trước các danh từ bắt đầu bẳng phụ âm còn an sẽ đứng </b>
<b>trước các danh từ bắt đầu bằng nguyên âm nhưng tại sao lại </b>
<b>là an hour chứ không phải là a hour ? Đây là âm câm và </b>
<b>cũng là một hiện tượng phổ biến trong Tiếng Anh mà </b>
<b>Global Education muốn giới thiệu với các bạn. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>Âm B câm: Âm B là một âm câm khi nó đứng cuối từ và đứng trước nó là âm M. </b>
Ví dụ:


• climb [klaim]
• crumb [krʌ m]
• dumb [dʌ m]
• comb [koum]


<b>Âm C câm: Âm C là một âm câm trong cụm "scle" ở cuối từ. Ví dụ: </b>


• muscle ['mʌ sl]



<b>Âm D câm: Âm D là một âm câm khi nó đứng liền với âm N. Ví dụ: </b>


• handkerchief ['hỉηkət∫if]
• sandwich ['sỉnwidʒ ]
• Wednesday ['wenzdi]


<b>Âm E câm: Âm E là một âm câm khi đứng cuối từ và thường kéo dài nguyên âm </b>
đứng trước đó. Ví dụ:


• hope [houp]
• drive [draiv]
• write [rait]
• site [sait]


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

• champagne [∫ỉm'pein]
• foreign ['fɔ rin]


• sign [sain]
• feign [fein]


<b>Âm GH câm: Âm GH là một âm câm khi đứng trước âm T hoặc đứng cuối từ. Ví </b>
dụ:


• thought [θɔ :t]
• through [θu:]
• daughter ['dɔ :tə]
• light [lait]


• might [mait]
• right [rait]


• fight [fait]
• weigh [wei]


<b>Âm H câm: Âm H là một âm câm khi đứng sau âm W. Ví dụ: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

• whether ['weđə]
• why [wai]


Một số từ bắt đầu bằng âm H câm sẽ được dùng với mạo từ “an”. Ví dụ:
• hour ['auə]


• honest ['ɔ nist]
• honor ['ɔ nə]
• heir [eə]


Những từ cịn lại vẫn được dùng với mạo từ “a”. Ví dụ:
• hill [hil]


• history ['histri]
• height [hait]
• happy ['hæpi]


<b>Âm K câm: Âm K là một âm câm khi đứng trước âm N ở đầu các từ như: </b>


• knife [naif]
• knee [ni:]
• know [nou]
• knock [nɔ k]


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>Âm L câm: Âm L là một âm câm khi đứng trước các âm D, F, M, K. Ví dụ: </b>



• calm [ka:m]
• half [ha:f]
• salmon ['sỉmən]
• talk [tɔ :k]
• balk [tɔ :k]
• would [wud]
• should [∫ud]


<b>Âm N câm: Âm N là một âm câm nếu đứng ở cuối từ và trước đó là một âm M . </b>
Ví dụ:


• autumn ['ɔ :təm]


• hymn [him]


<b>Âm P câm: Âm P là một âm câm khi đứng trong các tiền tố "psych" and "pneu". </b>
Ví dụ:


• psychiatrist [sai'kaiətrist]
• pneumonia [nju:'mouniə]
• psychotherapy ['saikou'θerəpi]
• pneuma ['nju:mə]


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

• island ['ailənd]
• isle [ail]


<b>Âm T câm: Âm T là một âm câm nếu đứng sau âm S, F, hay đứng trước âm L. Ví </b>
dụ:



• castle ['kɑ :sl]


• Christmas ['krisməs]
• fasten ['fɑ :sn]


• listen ['lisn]
• often ['ɔ fn]
• whistle ['wisl]


<b>Âm U câm: Âm U là một âm câm nếu đứng sau âm G và đứng trước một nguyên </b>
âm. Ví dụ:


• guess [ges]


• guidance ['gaidəns]
• guitar [gi'tɑ :]
• guest [gest]


<b>Âm W câm: Âm W là âm câm nếu đứng đầu tiên của một từ và liền sau đó là âm </b>
R. Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

• write [rait]
• wrong [rɔ η]


Âm W cịn là âm câm trong 3 đại từ để hỏi sau đây:
• who [hu:]


• whose [hu:z]
• whom [hu:m]



Bài viết này đã liệt kê một cách đầy đủ và chi tiết các âm câm trong Tiếng Anh và
cũng đưa ra các ví dụ minh họa để bạn có thể ghi nhớ chúng dễ dàng hơn. Hy
vọng các bạn sẽ khơng cịn lúng túng mỗi khi gặp những âm câm này nữa.
<i><b>Hương Quỳnh - Global Education </b></i>


<b>Câu hỏi nghe hiểu suy luận trong TOEFL iBT</b>


<b>Đây là dạng câu hỏi cuối cùng thuộc nhóm câu hỏi trong đó </b>
<b>người nghe sẽ phải xác định được sự kết nối, liên kết nội </b>
<b>dung thông tin. Trong loại câu hỏi nghe hiểu suy luận này </b>


<b>(Making Inferences) bạn thường sẽ phải đi đén một kết </b>


<b>luận dựa trên những thơng tin sự kiện đã được trình bày </b>
<b>trong bài nghe. </b>


<b>Một số câu hỏi thuộc dạng này:</b>


<i>What does the professor imply about X? (Vị giáo sư có ngụ ý gì về X?) </i>


<i>What will the student probably do next? (Cậu/ cơ sinh viên có lẽ sẽ làm gì tiếp </i>


<i>theo?) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

<i>What does the professor imply when he says this? (Vị giáo sư có ngụ ý gì khi </i>


<i>ơng nói điều này?) </i>


<b>Lời khun: </b>



Trong một số trường hợp, trả lời đúng có nghĩa là tổng hợp thông tin chi tiết từ bài
nghe để đi đến một kết luận; hay như trong một số trường hợp khác, giáo sư có thể
sẽ kín đáo ngụ ý nói tới mà khơng trực tiếp nhắc đến nó. Tuy nhiên trong phần lớn
các trường hợp thì câu trả lời cần chọn thường có sử dụng những từ mà không
xuất hiện trong bài nghe. Đây là điểm khác biệt giữa câu hỏi của phần thi này với
<b>phần thi nghe hiểu mối liên hệ giữa các ý trong bài (connecting content). </b>


<b>Ví dụ: </b>


<b>Professor: Dada is often considered under the broader category of Fantasy. It‟s </b>


one of the early directions in the Fantasy style. The term “Dada” itself is a


nonsense word- it has no meaning … and where the word originated isn‟t known.
The “philosophy” behind the “Dada” movement was to create works that


conveyed the concept of absurdity – the artwork was meant to shock the public by
presenting the ridiculous absurd concepts. Dada artists rejected reason – or rational
thought. They did not believe that rational thought would help solve social


problems …


… When he returned to Dada, he quit painting and devoted himself to making a
type of sculpture he referred to as a “ready-made”… probably because they were
constructed of readily available objects … At the time, many people reacted to
Dadaism by saying that the works were not art at all … and in fact, that‟s exactly
how Duchamp and others conceived of it – as form of “NON- art” … or ANTI-art.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

with such disrespect was another way. Duchamp was challenging the established
cultural standards of his day.



<b>Question: </b>


<i><b>What does the professor imply about the philosophy of the Dada movement?  </b></i>


<b>Ο It was not taken seriously by most artists </b>


<b>Ο It varied from one country to another </b>


<b>Ο It challenged people‟s concept of what art is. </b>


<b>Ο It was based on a realistic style of art </b>


<i><b>Key: It challenged people‘s concept of what art is </b></i>


<b>Giải thích: Trong bài giảng của mình, vị giáo sư sử dụng rất nhiều từ chỉ sự thách </b>


thức như: … Dada artists rejected reason – or rational thought… form of “NON-
art” … or ANTI-art… Duchamp was challenging the established cultural standards
of his day…


<i><b>Phạm Trang - Global Education </b></i>


<b>Nghe lấy thông tin chi tiết trong TOEFL iBT </b>


<b>Các câu hỏi nghe lấy thông tin chi tiết </b><i><b>(Listening for </b></i>


<i><b>Details) </b></i><b>yêu cầu bạn nghe hiểu và ghi nhớ các chi tiết, sự </b>


<b>kiện thật rõ ràng từ một đoạn hội thoại hay bài giảng. </b>


<b>Những chi tiết này thường có liên quan trực tiếp hay gián </b>
<b>tiếp tới nội dung chính của bài nghe thông qua việc liệt kê </b>
<b>rất tỉ mỉ, đưa ra các ví dụ, hay dưới các hình thức khác. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

ý chính của bài, nhưng cũng có thể câu hỏi lại rơi vào đúng những chi tiết đó.


<b>Một số câu hỏi thuộc dạng này:</b>


<i>According to the professor, what is one way that X can affect Y? (Theo vị giáo </i>


<i>sư, X có thể ảnh hưởng tới Y theo cách nào?) </i>


<i>What are X? (X là gì?) </i>


<i>What resulted from the invention of X? (Phát minh X đã đem lại kết quả gì?) </i>


<i>According to the professor, what is the main problem with the X theory? (Theo </i>


<i>vị giáo sư, vấn đề chính của thuyết X là gì?) </i>


<b>Bởi vậy, để trả lời tốt những câu hỏi nghe lấy thông tin chi tiết… </b>


Hãy tham khảo những thông tin bạn ghi chú (take note) được trong khi bạn
nghe. Hãy nhớ, đề bài thường sẽ không hỏi bạn những thông tin không quan trọng.


Hãy tập trung chú ý ngay khi đoạn hội thoại hay bài giảng bắt đầu bởi thơng tin
có thể được cung cấp dưới dạng quy nạp – định nghĩa trước, khái niệm sau.


Đừng chọn một câu trả lời nào đó chỉ vì nó có một vài từ có xuất hiện trong bài
nghe, những phương án lựa chọn kiểu này thường là không đúng.



Nếu bạn thực sự khơng chắc đâu là câu trả lời chính xác, hãy chọn phương án
nào phù hợp nhất với ý chính của đoạn hội thoại hay của bài giảng.


<b>Ví dụ: </b>


<b>Professor: Uh, other things that glaciers can do is, uh, as they retreat, instead of </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

become a lake. These are called <b>kettle lakes</b>. These are very critical ecosystems in
this region, um because uh uh they support some unique biological diversity, these
kettle lakes do.


The Great Lakes are like this, they were left over from the Pleist- from the
Pleistocene glaciers, uh, the Great Lakes used to be a lot bigger as the glaciers
were retreating, some of the lakes were as much as a hundred feet higher in
elevation. The beach of a former higher stage of Lake Erie was about fifty miles
away from where the beach- the current beach of Lake Erie is right now. So I just
wanted to tell you a little bit more about glaciers and some positive things uh that
we get from climate change, like the ecosystems that develop in these <b>kettle lakes</b>,
and how we can look at them in an environmental perspective …


<i><b>Question 1: What are kettle lakes? </b></i>


<i>A. Lakes that form in the center of a volcano </i>


<i>B. Lakes that have been damaged by the green house effect </i>


<i>C. Lakes formed by unusually large amounts of precipitation </i>


<i>D. Lakes formed when pieces of glaciers melt </i>



<i><b>Question 2: How did the glaciers affect the Great Lakes? </b></i>


<i>A. They made the Great Lakes smaller </i>


<i>B. They made the Great Lakes deeper </i>


<i>C. They reduced the biodiversity of the Great Lakes </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

<b>Giải thích: </b>


Đáp án cho câu hỏi 1 nằm ở ngay phần đầu tiên của bài giảng, khi vị giáo sư giải
<b>thích kettle lake được hình thành ra sao “…Uh, other things that glaciers can do </b>
is, uh, as they retreat, instead of depositing some till, uh, scraped up soil, in the
area, they might leave a big ice block and it breaks off and as the ice block melts it
leaves a depression which can become a lake. These are called <b>kettle lakes</b>…”.


Như vậy phương án thứ tư là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này. Điều cần
lưu ý ở đây là dạng câu hỏi lấy thông tin chi tiết thường tập trung vào các thuật
<b>ngữ mới như kettle lake. </b>


Bạn có thể tìm thấy đáp án cho câu hỏi số 2 trong phần sau của bài nghe, “…the
Great Lakes used to be a lot bigger as the glaciers were retreating, some of the
lakes were as much as a hundred feet higher in elevation. The beach of a former
higher stage of Lake Erie was about fifty miles away from where the beach- the
current beach of Lake Erie is right now…”. Hãy lưu ý các cấu trúc câu được sử
<b>dụng ở đây: Used to thường diễn tả một điều gì đó đúng trong q khứ và khơng </b>
<b>cịn như vậy ở hiện tại. Quá khứ tiếp diễn (were retreating) thường diễn tả một </b>
hành động gì đó đang xảy ra tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Nếu nghe
hiểu được câu tiếp theo, bạn sẽ dễ dàng tìm ra đáp án cho câu hỏi này.



<i><b>Phạm Trang - Global Education </b></i>


<b>Nghe hiểu mối liên hệ các ý trong bài thi TOEFL iBT </b>


<b>Tương tự như dạng câu hỏi nghe hiểu cách tổ chức thông </b>
<b>tin đã được giới thiệu , câu hỏi nghe hiểu mối liên hệ giữa </b>
<b>các ý trong bài (connecting content) cũng yêu cầu thí sinh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>Một số câu hỏi thuộc dạng này: </b>


<i>What is the likely outcome of doing procedure X before procedure Y? (Nếu tiến </i>
<i>hành quá trình X trước q trình Y có thể dẫn đến kết quả gì? ) </i>


<i>What can be inferred about X? (Có thể suy ra điều gì về X?) </i>


<i>What does the professor imply about X? (Vị giáo sư có ngụ ý gì về X?) </i>


<b>Lời khuyên: </b>


Tư duy logic, khả năng suy luận và hiểu biết về lĩnh vực đang được đề cập sẽ là
chìa khóa giúp bạn ghi điểm trong phần thi này. Như vậy để chuẩn bị tốt cho phần
thi nghe, việc bổ sung kiến thức nền (background knowledge) có vai trị quan
trọng khơng kém gì việc rèn luyện kỹ năng xử lý bài thi.


<b>Ví dụ: </b>


<b>Professor: Ok, Neptune and it‟ moons. Neptune has several moons, but there‟s </b>
only … we‟ll probably only worry about two of them, the two fairly interesting
ones. The first one‟s Triton. So you have this little struggle with the word Titan


which is the big moon of Saturn and the name Triton which is the big moon of
Neptune. Triton it‟s the only large moon in the solar system to go backwards, to
go around is what we call its parent planet, in this case Neptune, the wrong way,
Ok? Every other large moon orbits the parent planet in the same counterclockwise
direction… same as most of other bodies in the solar system. But this moon …the
reverse direction, which is perfectly OK as far as the laws of gravity are


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

The other moon orbiting Neptune that I want to talk about is Nereid [NEER ee
ihd]. Nereid is, Nereid has the most eccentric orbit, the most lopsided elliptical
type orbit for a large moon in the solar system. The others tend more like circular
orbits.


… Does it mean that the planet Pluto and Neptune might have been related
somehow in the past and then drifted slowly into their present orbits? If Pluto …
did Pluto ever belong to the Neptune system? Do Neptune‟s moons represent Pluto
type bodies that have been captured by Neptune? Was some sort of …was Pluto
the object that disrupted the Neptune system at some point in the past?


It‟s really hard to prove any of those things. But now we‟re staring to appreciate
that there‟s quite a few junior Plutos out there. Not big enough to really call a
planet, but large enough that they‟re significant in history of the early solar
system. So we‟ll come back to those when we talk about comes and other small
bodies in the fringes of the outer solar system.


<b>Question: </b>


<i><b>What does the professor imply about the orbits of Triton and Ner eid? </b></i>


<i>They used to be closer together </i>



<i>They might provide evidence of an undiscovered planet </i>


<i>They might reverse directions in the future</i>


<i>They might have been changed by some unusual event</i>


<b>Key: </b>They might have been changed by some unusual event


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Trong các câu hỏi dạng này bạn sẽ phải dùng thông tin từ những vị trí khác nhau
<b>trong bài nghe. Ở ví dụ này, vị giáo sư miêu tả the orbit of Triton and Neird. </b>
Trong cả hai trường hợp ông đều nói đến những trường hợp có thể xảy ra trong hệ
mặt trời trước kia, những trường hợp mà có lẽ đã làm thay đổi hay phá vỡ những
<i>quỹ đạo của chúng. Như vậy đáp án chính là phương án lựa chọn thứ 4: “They </i>


<i>might have been changed by some unusual event.”</i>


Chúc các bạn ghi điểm với những câu hỏi dạng nghe hiểu mối liên hệ giữa c ác ý
trong bài.


<i><b>Phạm Trang - Global Education </b></i>


<b>Xử lý các câu hỏi trong buổi thuyết trình </b>


<b>Buổi thuyết trình nào cũng có thời gian đặt câu hỏi và </b>
<b>giải đáp thắc mắc. Đây cũng là phần quan trọng trong </b>
<b>buổi thuyết trình vì nó là qng thời gian tương tác </b>
<b>giữa diễn giả - khán giả. Global Education xin giới </b>
<b>thiệu với các bạn một số bí quyết để trả lời tốt các câu </b>
<b>hỏi trong buổi thuyết trình. </b>



Nếu bài thuyết trình đề cập tới một chủ đề nóng hổi, đang thu hút được nhiều sự
quan tâm của cơng chúng thì thời gian hỏi-đáp này sẽ là lúc tranh luận khá sôi nổi
và căng thẳng vì khơng chỉ diễn giả mà cả các khán giả ngồi dưới cũng được đưa
ra ý kiến và trình bày quan điểm của mình. Cịn nếu bài thuyết trình giới thiệu một
cơng trình khoa học, một dự án, một nghiên cứu, v.v thì sẽ có rất nhiều thắc mắc
xung quanh nội dung của bài thuyết trình vì khơng phải ai cũng có thể hiểu hết
tồn bộ những kiến thức mới mẻ hay sẽ có nhiều người hồi nghi tính thực tiễn
của những nội dung được đưa ra.


<b>1. Phần mở đầu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

bài thuyết trình: những đầu mục chính trong bài thuyết trình, thời gian thuyết
trình, bạn hãy nói rõ bạn sẽ xử lý với các câu hỏi và thắc mắc như thế nào: sẽ trả
lời ngay trong khi thuyết trình hay để tất cả các câu hỏi tới cuối buổi thuyết trình
mới trả lời?


• During my presentation, please fell free to interrupt me if you have any
questions.


<i>(Trong khi tơi thuyết trình, các bạn có thể đặt câu hỏi bất kỳ lúc nào). </i>
• There will be time for questions and answer at the end of the presentation.
<i>(Tôi sẽ giành thời gian cuối buổi thuyết trình để cho phần giải đ áp thắc mắc). </i>
• I‟d be grateful if you could ask your questions after the presentation.


<i>(Sau khi tôi thuyết trình các bạn có thể đưa ra câu hỏi của mình). </i>
<i><b>5. Gợi ý đặt câu hỏi </b></i>


Nếu phần cuối cùng của buổi thuyết trình là phần hỏi và trả lời thì trước hết, bạn
phải đề nghị khán giả đặt câu hỏi. Hãy dùng một số câu như:



• Thank you for listening and now if there are any questions, I would be pleased to
<i>answer them. (Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe và bây giờ tôi sẵn sàng trả lời </i>
<i>thắc mắc của các bạn). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

giúp bạn có thể hiểu rõ câu hỏi hơn mà cịn giúp bạn có thêm chút ít thời gian để
suy nghĩ cho câu trả lời của mình nữa. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những
câu hỏi dài và phức tạp. Thêm vào đó việc nhắc lại câu hỏi cũng giúp bạn chắc
chắn được rằng mình hiểu đúng ý người hỏi và những người khác cũng nghe rõ
câu hỏi. Bạn có thể dùng những câu như:


<i>• Thank you. So you would like further clarification on our strategy? (Cảm ơn. </i>
<i>Bạn muốn hiểu cặn kẽ hơn chiến lược của chúng tơi phải khơng?) </i>


<i>• That‟s an interesting question. How are we going to get the 20% increase? (Đó </i>
<i>quả là một câu hỏi thú vị. Vậy làm thế nào để chúng tôi đạt mức tăng trưởng </i>
<i>20%?) </i>


<i>• Thank you for asking. What is our plan for next year? (Cảm ơn câu hỏi của ông. </i>
<i>Ông muốn biết kế hoạch trong năm tới của chúng tơi là gì ư?) </i>


<b>3. Xử lý tình huống sau khi được hỏi </b>


Sau khi bạn đã trả lời câu hỏi thì bạn phải kiểm tra xem liệu người đặt ra câu hỏi
đó có hài lịng với câu trả lời của bạn hay khơng bằng cách nói:


<i>• Do you satisfy with my answer? (Liệu bạn đã hài lịng với câu trả lời của tơi </i>
<i>chưa?) </i>


<i>• Does this answer your question? (Đó có phải là câu trả lời cho câu hỏi của bạn </i>
<i>chưa?) </i>



<i>• I hope this explains the situation for you. (Tôi hy vọng lời giải thích này phù hợp </i>
<i>với tình huống mà bạn đưa ra). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>Cịn nếu bạn khơng biết câu trả lời thì sao? </b>


Hãy xử trí một cách khôn ngoan bằng cách đố lại những khán giả trong hội trường
khi đó; hoặc bạn cũng có thể nhờ ai đó trả lời hộ bạn; hay tốt hơn hết là bạn nên
thừa nhận rằng mình khơng biết câu trả lời. Khơng ai có thể biết tất cả mọi thứ nên
khán giả sẽ thơng cảm cho bạn vì bạn chưa biết. Tuyệt đối không nên đưa ra câu
trả lời mà chính bạn cũng khơng biết liệu nó có chính xác hay khơng. Nếu bạn
khơng thể đưa ra câu trả lời ngay lập tức, bạn có thể xin phép đưa ra câu trả lời
vào lúc khác bằng cách liên lạc lại với khán giả đưa ra câu hỏi đó qua email hoặc
điện thoại, v.v. Bạn có thể nói những câu như thế này:


• That‟s an interesting question. I don‟t actually know off the top of my head, but
<i>I‟ll try to get back to you later with an answer. (Đó là một câu hỏi thú vị. Nhưng </i>
<i>thật sự nó vượt quá sự hiểu biết của tôi nhưng tôi sẽ cố gắng để trả lời câu hỏi của </i>
<i>bạn sau). </i>


• I am afraid I am unable to answer that at the moment. Perhaps I can get back to
<i>you later. (Rất tiếc là tôi không thể trả lời câu hỏi này ngay bây giờ được.Tôi sẽ </i>
<i>giải đáp cho ông vào một lúc khác). </i>


<i>• Good question. I really don‟t know! What do you think? (Đó là một câu hỏi hay </i>
<i>nhưng tơi thật sự khơng biết câu trả lời. Cịn bạn thì sao?) </i>


• That‟s a very good question. However, we don‟t have any figures on that, so I
<i>can‟t give you an accurate answer. (Đó là một câu hỏi rất hay. Tuy nhiên chúng tơi </i>
<i>khơng có bất kỳ số liệu nào về điều này cả, vì vậy chúng tơi không thể đưa ra cho </i>


<i>bạn một câu trả lời chính xác được). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

Trên đây chỉ là một vài mẹo nhỏ giúp bạn không bị lúng túng khi bị “chất vấn” tại
buổi thuyết trình. Hãy nhớ rằng, cách bạn giải đáp thắc mắc cũng thể hiện kỹ năng
thuyết trình của bạn. Chúc bạn thành cơng!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education </b></i>
<b>Nói tiếng Anh hay khơng khó</b>


<b>Việc học tiếng Anh ngày nay đã trở nên phổ biến, thế nhưng </b>
<b>làm thế nào để nói tiếng Anh thật tốt? Hôm nay Global </b>
<b>Education sẽ giới thiệu cách học nói hiệu quả để bổ sung vào </b>
<b>kho tàng kinh nghiệm của mình. </b>


<b>1. Học với băng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>2. Học với gương </b>


Mỗi sáng thức giấc, bạn thử chào buổi sáng với chiếc gương bằng một đoạn tiếng
Anh bất kỳ với những dự định trong ngày hơm nay, thậm chí là giấc mơ đêm qua
thật tuyệt, hay có thể là một buổi hẹn hị đặc biệt với một anh chàng/ cơ nàng nào
đó mà bạn hằng mơ ước bấy lâu. Hãy nói khơng ngừng trong khoảng 2-3 phút,
thậm chí có thể lâu hơn. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy khơng thoải mái, hay rât khó
để diễn tả quan điểm của mình. Nhưng đừng từ bỏ nhé bạn! Chẳng có chiếc gương
nào biết nói như chiếc gương trong câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”
cả. Chúng sẽ chẳng nhận xét, phê bình hay rị từng lỗi sai của bạn cả. Khi bạn nói,
hãy cố gắng tập trung chú ý kĩ hơn vào miệng bạn khi phát âm. Điều này sẽ tuyệt
hơn nếu bạn đã trải qua một khố đào tạo ngữ âm, thì hẳn bạn nắm rất chắc lý
thuyết. Soi vào gương để bạn biết tư thề của các bộ phận trong khoang miệng đã
được phát âm đúng chưa. Còn nếu chưa được học, bạn có thể quan sát cách phát


âm chuẩn của thầy cơ, hoặc của người nước ngồi và thử bắt chước cách phát âm
chuẩn.


<b>3. Học với những con đường bạn đi qua </b>


Điều này nghe có vẻ kì lạ hoặc hơi “tai quái” một chút. Với mỗi con phố bạn đi
qua, bạn hãy thử dùng những từ để diễn tả những nét đặc trưng riêng của nó. Ví
dụ: con đường đến trường của bạn, mỗi ngày bạn đặt một câu để miêu tả chúng,
ngày hôm sau lại một câu khác và luyện tập lại câu hôm qua. Con đường đến
trường sẽ trở nên ngắn lại, thân thương hơn, sống động hơn mà chính bạn cũng
mới nhận ra. Hay bạn đi qua đoạn đường Phan Đình Phùng với những cây sấu
quanh năm xanh tốt, bạn sẽ phải tra từ điển nếu bạn chưa biết cây sấu là gì. Và cứ
mỗi ngày đi trên con phố mà bạn yêu thích, hãy thốt lên một điều gì đó như một
món quà bạn gửi tặng thiên nhiên!


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<i><b>Chang Duyên - Global Education </b></i>


<b>Thói quen ư? Chuyện nhỏ</b>


<b>Theo các nhà tâm lý học, nếu bạn làm cái gì đó theo một </b>
<b>cách nhất định 3 lần liên tiếp, thói quen sẽ hình thành và rất </b>
<b>khó từ bỏ. Điều đó cũng giống như với việc học ngoại ngữ và </b>
<b>bạn củng cố nó bằng thói quen luyện tập mỗi ngày. Nếu bạn </b>
<b>luyện tập không đúng phương pháp và không ai sửa cho </b>
<b>bạn?</b>


Chúng ta hãy quan sát các con vật như những chú cún, mèo hay ngựa, để thói quen
được hình thành chúng ta sẽ áp dụng phương pháp bắt chúng làm đi làm lại ít nhất
3 lần và cuối cùng chúng sẽ hình thành những thói quen mà khơng cần nhờ đến sự
tư duy của bộ não (khoa học gọi hiện tượng này là phản xạ có điều kiện). Đối với


việc học phát âm tiếng Anh cũng thế, có thể bạn ln nghĩ mình đọc thế là đúng.
Thậm chí khi nói với người bản ngữ, bạn phát âm một vài từ đó và họ chẳng hiểu
bạn đang muốn diễn tả ý gì.


Vậy có nghĩa bạn cần xem lại thói quen học của mình đã hợp lý chưa nhé! Vậy
làm thế nào để hình thành thói quen học tốt. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn
tham khảo:


1. Có rất nhiều cách để bạn có thể tiếp cận với giọng chuẩn của người bản ngữ
thông qua nghe nhạc, thưởng thức thơ ca, nghe các trang tin tức của VOA và cố
gắng luyện tập theo chúng hằng ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

/z/ /...thông qua việc học nghe.


3. Trong quá trình đọc bắt gặp bất kỳ từ mới nào bạn cố gắng tra từ điển và ghi
chúng lại vào một cuốn sổ tay nhỏ, phiên âm và viết văn cảnh của chúng.


4. Khi bạn nghe, hãy đọc to chúng cùng lúc đọc thật tự nhiên và bắt chước người
bản ngữ để phát âm thật chuẩn.


5. Mỗi khi đọc một đoạn tin vắn ngắn, hãy cố gắng hình thành thói quen đọc đi
đọc lại ít nhất 3 lần. Chú thích lại những từ bạn cảm thấy khó khăn khi phát âm và
nghe đi nghe lại. Thậm chí khi bạn nghe một bài giảng, bạn phát hiện ra một từ
bạn thường xuyên gặp khó khăn khi phát âm và đọc lại theo. Bạn có thể u cầu
cơ giáo đọc lại cho bạn một lần nữa để bạn luyện tập đúng từ đó.


Chúc bạn sớm tìm ra được phương pháp tốt nhất để hình thành cho bạn những thói
quen chuẩn trong việc học ngoại ngữ!


<i><b>Chang Duyên - Global Education (Tổng hợp) </b></i>



<b>Học nói tiếng Anh với khách du lịch </b>


<b>Khi du lịch phát triển thì càng ngày càng có nhiều khách </b>
<b>du lịch nước ngoài ghé thăm đất nước tươi đẹp của chúng </b>
<b>ta. Đây cũng là một cơ hội để cho những bạn trẻ tiếp xúc </b>
<b>với người bản ngữ và thực hành tiếng Anh theo phương </b>
<b>pháp độc đáo. Vậy làm thế nào để thực hành nói tiếng Anh với du khách </b>
<b>nước ngoài hiệu quả? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

rất vui khi thấy ở một đất nước xa xơi mà l ại có người nói ngơn ngữ của đất nước
họ nữa. Và cho dù bạn có phát âm sai hay nói sai ngữ pháp thì họ vẫn có thể hiểu
được ý bạn nói.


<i>Bây giờ bạn đã có đủ tự tin để bắt chuyện với họ rồi chứ? Việc đầu tiền là bạn đến </i>
những nời mà có nhiều khách du lịch nước ngồi ghé thăm. Họ thường xuất hiện ở
những địa danh nổi tiếng của Hà Nội như bờ Hồ, phố cổ hay các bảo tàng như Bảo
Tàng Dân Tộc Học, Bảo Tàng Hồ Chí Minh… Đầu tiên bạn hãy chào và nở một
<i>nụ cười thật thân thiện bằng những câu đơn giản như: Hi, Hello…Sau đấy, bạn có </i>
thể thoải mái trò chuyện với họ bằng tiếng Anh.


<i>Làm sao mà tiếp tục câu chuyện đây? Những du khách nước ngoài rất muốn đến </i>
thăm những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, vậy thì bạn cịn ngại ngần gì mà
không giới thiệu cho họ về những nơi mà bạn biết. Vì thế trang bị cho mình kiến
thức cơ bản và những vốn từ cần thiết. Muốn vậy bạn phải có kiến thức và vốn từ
về những nơi đó. Đơn giản nhất là bạn phải biết tên những địa danh đó được dịch
sang tiếng Anh như thế nào? Ví dụ như: Old Quarter là phố Cổ, Temper of
Literature là Văn Miếu, One Pillar Pagoda là Chùa Một Cột hay Vietnamese
Ethnic Museum là Bảo Tàng Dân Tộc Học….Ngồi ra bạn có thể giới thiệu cho
họ những món ăn nổi tiếng của người Việt Nam, vậy thì hãy học những từ để chỉ


vị giác như: delicious (ngon), spicy (cay), sweet (ngọt), sour (chua)… Nếu như
khơng biết chuyển tên các món ăn của Việt Nam sang tiếng Anh thì bạn đừng lo
lắng, bạn có thể dùng y nguyên tên tiếng Việt như áo dài, phở, bún chả, bánh
chưng…. vừa nhấn mạnh được đặc trưng của Việt Nam vừa tạo sự thích thú cho
khách du lịch về văn hóa của người Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

khách du lịch có thể cịn muốn hỏi bạn đường hoặc nhờ bạn giới thiệu cho họ địa
chỉ nhà khách với giá phải chăng nữa đấy. Muốn vậy bạn cũng phải có đủ một
lượng từ về phương hướng để chỉ đường cho họ. Ít nhất cũng phải là một vài từ
<i>như: turn right (rẽ phải), turn left (rẽ trái), turn around (quay lại), in front of (phía </i>
<i>trước), opposite to (đối diện với), on the right/left hand (ở bên phải, bên trái), </i>
<i>cross-ward (ngã tư)… Và nhớ ghi lại tất cả những từ, cụm từ thường dùng, những </i>
thông tin cần thiết trong một cuốn sổ nhỏ và ln mang theo bên mình. Khi nói
chuyện nếu bạn qn thì có thể tra cứu thơng tin trong đó.


Và điều quan trọng để có thể luyện tiếng Anh hiệu quả bằng cách nói chuyện với
khách du lịch là bạn phải có một lượng từ khá phong phú để có thể đốn được ý
mà bạn muốn nói cho dù ngữ pháp của bạn có sai đi chăng nữa. Hơn nữa là bạn
phải đủ thân thiện và cởi mở để khiến họ muốn tiếp tục nói chuyện với bạn, đừng
tỏ ra đeo bám quá mức khiến họ cảm thấy khó chịu. Bạn cũng phải thật khéo léo
để họ thấy rằng bạn đang muốn giúp họ và muốn giới thiệu cho họ về đất nước
mình chứ khơng phải mục đích chính của bạn là thực hành tiếng Anh.


Chúc bạn thành công!


<i><b>Nguyễn Toan - Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>Làm giàu vốn từ vựng</b>


<b>Từ vựng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là </b>


<b>trong giao tiếp. Những người khơng được đào tạo tiếng </b>
<b>Anh chính thống nhưng vẫn có thể giao tiếp với người </b>
<b>nước ngồi nhờ vào vốn từ vựng phong phú của mình. </b>
<b>Vậy làm cách nào để học và tăng vốn từ vựng tiếng Anh? </b>
<b>Mời bạn tìm hiểu một số cách dưới đây. </b>


<b>Tăng vốn từ vựng thơng qua q trình đọc độc lập </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

không phải đọc để phục vụ cho công việc hoặc việc học tập của bạn. Đọc độc lập
giúp tăng vốn từ vựng bởi vì chúng ta được tiếp cận với từ mới và có thể đốn
được nghĩa của từ thơng qua ngữ cảnh. Dưới đây là một số cách giúp phát triển
vốn từ vựng thơng qua q trình đọc độc lập:


<b>1. Đọc nhiều loại sách khác nhau </b>


Đọc nhiều loại sách sẽ giúp bạn biết được kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau
và đó cũng là chìa khố để tăng vốn từ vựng. Tiểu thuyết, hài, thơ, truyện giả
tưởng, v.v - tất cả đều có từ vựng thuộc lĩnh vực của riêng nó. Mỗi chủ đề đều có
nhóm từ vựng riêng, do vậy, vốn từ vựng của bạn sẽ tăng lên cùng với số đầu sách
mà bạn đọc.


<b>2. Đọc tác phẩm của các tác giả khác nhau </b>


Mỗi tác giả có cách thiết lập từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ riêng. Đọc sách
báo của các tác giả khác nhau sẽ mở rộng các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và làm
giàu vốn từ vựng của bạn.


<b>3. Đọc từ nhiều nguồn khác nhau </b>


Đọc tạp chí, tin tức, sách, báo trên mạng có thể giúp bạn sử dụng tiếng Anh thành


thạo hơn. Lý do là vì tác giả viết cho những phương tiện truyền thông khác nhau
sử dụng ngơn ngữ theo những cách khác nhau. Ví dụ, sách in thiên về mơ tả hơn
các hình thức viết khác; do vậy, chúng là nguồn tính từ và trạng từ tốt cho bạn
tham khảo.


<b>4. Giữ một quyển sổ ghi bên mình </b>


Bạn hãy ghi lại những từ mới, tra cứu chúng trong từ điển và viết ra định nghĩa
của chúng. Việc đoán nghĩa của từ qua văn cảnh chỉ giúp bạn hiểu từ đó một cách
tạm thời, hời hợt mà thôi. Bằng cách tra cứu định nghĩa, bạn sẽ có thơng tin đầy đủ
về từ đó. Việc ghi chép lại cũng giúp cho bạn ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn.
<b>Tăng vốn từ vựng thơng qua các hoạt động</b>


Bạn cịn có thể tăng vốn từ vựng bằng cách đặt mình vào mơi trường giầu ngôn
ngữ như viện bảo tàng, vườn thú, v.v


<b>1. Đi thăm viện bảo tàng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

đó bạn có thể được nói chuyện với nhiều giáo sư trong lĩnh vực chuyên môn.
Nhiều bảo tàng có những chương trình giao lưu hay triển lãm rất thú vị mà bạn có
thể đăng ký tham gia. Chính vì thế mà bảo tàng chính là một địa chỉ học từ vựng
lý thú.


<b>2. Đi thăm vườn thú </b>


Đến đây bạn sẽ biết được tên của các lồi động vật khác nhau. Ngồi ra, bạn cịn
học được tên thức ăn của mỗi động vật và những quy định về môi trường sống của
chúng.


<b>3. Tham gia các lớp học </b>



Bạn có thể tham gia các lớp học kỹ năng như đan len, nấu ăn, v.v. Mỗi kỹ năng lại
có những từ riêng để mơ tả dụng cụ, các quy trình và vật liệu. Do bạn thực hiện
công việc bằng tay nên não của của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn khi bạn đọc những
từ đó trên sách. Hoạt động đó sẽ tạo ra nhiều mối liên hệ hơn tới não của bạn. Bạn
khơng những nhìn thấy từ mà bạn cịn được trải nghiệm cùng với nó. Do vậy, bạn
có thể ghép từng từ với mỗi q trình hoạt động của cơ thể. Như thế, bạn sẽ nhớ
nhanh và lâu hơn rất nhiều.


Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ sử dụng những cách được đề cập trong bài báo
này để tăng vốn từ vựng và mở rộng sự hiểu biết của mình về thế giới mà chúng ta
đang sống.


<i><b>-</b></i> <i><b>) </b></i>


<b>Làm thế nào để có động lực học tập cao?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

Sự thực là bạn muốn học tiếng Anh một cách hiệu quả, hãy cố gắng thay đổi thói
quen của mình một chút. Ví dụ:


- Khi bạn đọc báo, cố gắng dừng lại và phân tích ngữ pháp một chút và khi cần
thiết hãy sử dụng từ điển.


- Khi nghe một đoạn băng hoặc thu băng, hãy ấn nút PAUSE để hiểu xem người ta
đang nói về vấn đề gì và cố gắng bắt chước cách phát âm của những người bản
ngữ.


- Khi viết 1 cái email bẳng tiếng Anh, hãy sử dụng từ điển và các cơng cụ tìm
kiếm, tra cứu khác để đảm bảo bạn không viết sai, bạn cố gắng viết được 1 câu
trong 5 phút.



- Khi đi đường, bạn thử nghĩ một câu chính xác bằng tiếng Anh và nói to chúng ra
(bạn có thể dùng những vấn đề bạn nhìn thấy trên đường để đặt câu).


Có ai đó có thể nghĩ bạn khơng bình thường lắm, điều đó chẳng sao. Vì đơi khi
bạn phải có lúc trở nên khác lạ một chút, kể cả trong việc học tiếng Anh.


Việc thiếu thời gian tự học trong việc luyện tập tiếng Anh là một nguyên nhân lớn
dẫn đến việc học không hiệu quả. Tuy nhiên, động lực thúc đẩy bạn học tiếng Anh
là yếu tố quan trọng nhất.


<b>1. Học đều đặn giống như đánh răng mỗi buổi sáng sớm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

bài báo nhỏ và học từ vựng cấu trúc từ đó, khả năng đọc của cơ ngày càng giỏi. Ví
dụ đưa ra để bạn thấy rằng, hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ bé nhất và cứ dần dần
mỗi ngày một chút, một chút, đến một lúc nào đó, em sẽ có cả một gia tài kiến
thức.


<b>2. Hứng thú sẽ giúp ích cho trí nhớ </b>


Nếu bạn thích tiếng Anh, bạn sẽ dành thời gian vào nó và bạn sẽ luyện tập nó
thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn chưa tìm cho mình một phương pháp phù hợp.
Bạn hãy bắt đầu từ những thứ bạn thích trước, rồi liên hệ chúng trong việc học
tiếng Anh. Giả sử bạn rất thích lịch sử, địa lý, hãy sử dụng những kiến thức bạn có
bằng tiếng Việt, rồi tìm những bài báo, sự kiện hay thông tin bằng tiếng Anh, như
thế bạn vừa học từ, học cấu trúc lại có thể hiệu thêm những điều thú vị bạn muốn
khám phá.


Bởi vậy, bạn hãy khơi dậy ở bản thân hứng thú trong việc học tiếng Anh và luyện
tập chúng một cách đều đặn và từ từ. Đừng nóng vội hay mất bình tĩnh nếu bạn


chưa tìm được lối đi cho riêng mình. Sau khi tham khảo những kinh nghiệm này,
hãy thử chuyển thể nó sang tiếng Anh xem sao?


Chúc bạn tự tin và thành công!


<i><b>Chang Duyên - Global Education (Tổng hợp) </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<b>Nếu như từ vựng làm nên sự phong phú về tri thức thì ngữ </b>
<b>pháp là chìa khóa giúp cho q trình giao tiếp được mạch lạc </b>
<b>và lơgíc. Ngữ pháp tiếng Anh có thể được xem là bộ khung </b>
<b>chuẩn của các hoạt động giao tiếp hàng ngày và quyết định đến </b>
<b>90% thành công trong các lĩnh vực liên quan. </b>


<b>1. Với các văn bản giao dịch </b>


Sẽ là chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn viết một bức thư bằng tiếng Anh để hẹn lịch làm
việc với một đối tác nước ngoài nhưng ở ngay phần lí do chính của bức thư người
đọc đã gặp phải một loạt các mẫu câu và cấu trúc mà chỉ có bạn mới hiểu được
nghĩa, hãy thử xem một đoạn nhé:


<i>“My boss very nice to see you this month and see your products, if you ok you can </i>
<i>call me to check time”. </i>


Đoạn văn là của một đơn vị phân phối muốn liên hệ với nhà sản xuất để cung ứng
sản phẩm ra thị trường, người viết đoạn này không hề sai chính tả mà sai cách diễn
đạt về ngữ pháp và cả về văn phong. Hãy tham khảo đoạn chỉnh sửa:


<i>“My manager is very happy to have a meeting with you this month, by the way he </i>


<i>would like to have a look at your products. If you can arrange this, please let me </i>
<i>know”. </i>


Nếu là một người khó tính nhất thì bạn cũng dễ dàng chấp nhận lên kế hoạch cho
một buổi gặp gỡ để giới thiệu sản phẩm của mình với một đối tác với sự trân trọng
và cởi mở nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

Chắc bạn đã khơng ít lần ngạc nhiên và cảm thấy thú vị khi được nghe người nước
ngồi nói tiếng Việt sai ngữ pháp. Trong mối quan hệ giao tiếp bình thường thì đó
khơng phải là một vấn đề lớn và rất dễ dàng thông cảm và chấp nhận. Nhưng nếu
xét trong mối quan hệ nghi thức thì đó là một điều rất nguy hiểm bởi văn phong
nói thể hiện văn hố giao tiếp - thước đo của sự chuẩn mực, của chữ tín trong kinh
doanh.


Ngữ pháp và các cấu trúc liên quan làm nên sự phong phú, đa dạng và chuẩn mực
của ngơn ngữ. Sẽ là rất lãng phí nếu bạn chỉ chăm chú đến từ vựng và cố phát âm
chuẩn một câu mà quên quy tắc của nó để lắp ghép với nhiều văn cảnh khác nhau.
Global Education mong các bạn chọn cho mình được khóa học và phương pháp
học ngữ pháp hợp lí ngay từ hôm nay!


<i><b>Nguyễn Danh Huy – Giảng viên Global Education </b></i>
<b>Nghe hiểu cách tổ chức thông tin trong TOEF L iBT </b>


<b>Thông tin được đưa ra trong những bài thi nghe TOEF L iBT</b>


<b>thường được sắp xếp theo một thứ tự nhất định nhằm cung </b>
<b>cấp cho người nghe thông tin một cách hệ thống và logic. Bởi </b>
<b>vậy, các câu hỏi nghe hiểu cách tổ chức thông ti n </b>


<b>(Understanding Organi zation) là những ―chướng ngại vật‖ mà bạn cần phải </b>



<b>vượt qua khi làm bài thi.</b>


<b>Có thể bạn sẽ được hỏi về cách tổ chức thông tin tổng thể hoặc cũng có thể là mối </b>
<b>liên hệ giữa các phần trong đoạn trích của bài nghe. Chẳng hạn: </b>


How does the professor organize the information that she presents to the class?


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

How does the professor claify the points he makes about Mexico?


By comparing Mexico to a neighboring country


Nếu câu hỏi đầu tiên hỏi về tổ chức thông tin tổng thể, yêu cầu bạn nắm bắt sự kết
nối, sắp xếp thơng tin xun suốt tồn bài nghe thì câu hỏi thứ hai hỏi về một phần
của bài nghe, kiểm tra bạn đã hiểu mối liên hệ giữa các ý khác nhau hay chưa.


<b>Một số câu hỏi thuộc dạng này:</b>


How does the professor organize the information about X that he presents
<i>to the class? (Vị giáo sư đã tổ chức thông tin về X như thế nào khi ơng ấy </i>
<i>thuyết trình trên lớp?) </i>


<i>How is the discussion organized? ( Cuộc thảo luận được tổ chức như thế </i>


<i><b>nào?) </b></i>


<i>Why does the professor discuss X? (Tại sao vị giáo sư lại thảo luận vấn đề </i>


<i><b>X?) </b></i>



<i>Why does the professor mention X? ( Tại sao vị giáo sư lại đề cập đến vấn </i>


<i><b>đề X?) </b></i>


<b>Ví dụ:</b>


<b>Narrator: Listen again to a statement made by the professor. Then answer the </b>


question


<b>Professor: “There‟s this committee I‟m on … Th-the name of the thing and it‟s </b>


probably, well, you don‟t have to take notes about this, um, the name of the thing
is academic standards.”


<b>Narrator</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<i>A. The information in their books.</i>


<i>B. The information may not be accurate. </i>


<i>C. She is going to tell a personal story.</i>


<i>D. They already know what she is going to talk about. </i>


<i><b>Key: She is going to tell a personal story</b></i><b> </b>


<b>Giải thích: </b>


Đây là phần tiếp theo của bài nghe nói về tệ quan liêu đã diễn ra như thế nào, và


bà giáo sư muốn kể một câu chuyện cá nhân về chủ đề này. Vấn đề là bạn phải
nhận ra được câu chuyện cá nhân này theo sau đoạn được nghe lại, và nó là một
phần nhỏ của bài nghe. Bằng cách cho nghe lại giáo sư muốn nói với cả lớp rằng
điều bà đang lo lắng đó là làm thế nào để khơng có cùng vai trị với những gì bà đã
nói trước đó.


<b>Lời khuyên: </b>


Dạng này thực ra có thể gặp nhiều ở các bài nghe dạng bài giảng hơn là các đoạn
hội thoại. Hãy chú ý khi trả lời các câu hỏi dạng này, bạn có thể thấy rất rõ ràng
ngay từ đầu rằng giáo sư đã sắp đặt các thông tin theo trật tự hết sức logic, có thể
từ rất đơn giản hoặc cũng có thể là khá phức tạp, hoặc cũng có thể bằng cách khác
nữa.


<i><b>Phạm Trang -Global Education (Tổng hợp) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

<b>Tương tự như các kỳ thi tiếng Anh được chuẩn hóa </b>
<b>khác, bài thi nghe TOEFL iBT có mục đích kiểm tra khả </b>


<b>năng sử dụng tiếng Anh. Khi sống trong môi trường </b>
<b>100% sử dụng tiếng Anh, nắm bắt được những điều </b>
<b>người khác nói là rất quan trọng. Bởi vậy, các câu hỏi nghe hiểu chức năng </b>


<b>ngơn ngữ được nói ra là một phần không thể thiếu. </b>


Một số câu hỏi thuộc dạng này:


<i>What does the professor imply when he says this? (Vị giáo sư có ẩn ý gì khi </i>


<i>ơng nói điều này?) </i>



<i>What can be inferred from the professor‟s response to the student? (Có thể </i>


<i>suy luận ra điều gì từ câu trả lời sinh viên của vị giáo sư?) </i>


<i>What is the purpose of the woman‟s response? ( Câu trả lời của người phụ </i>


<i>nữ có mục đích gì?) </i>


<i>Why does the student do this? (Tại sao cậu/ cô sinh viên làm vậy?) </i>


<b>Lời khuyên: </b>


<b>Hãy nhớ rằng chức năng ngơn ngữ được nói ra ở đây có thể khơng gắn liền và có </b>
thể không được diễn đạt một cách trực tiếp, rõ ràng trong lời của người nói trong
bài nghe.


<b>Ví dụ: Trong bài nghe dưới đây, một thư ký hỏi một sinh viên có biết văn phịng </b>
phụ trách nhà ở ở đâu không: “Do you know where they are? ”nhưng thực chất
mục đích chính của câu hỏi khơng phải cô ấy hỏi để lấy thông tin về vị trí của văn
phịng đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

<b>Narrator: Listen again to a part of the conversation. Then answer the question. </b>


<b>Student: Okay. I‟ll just pay with a credit card. [pause] And where do I do that at? </b>


<b>Secretary: At, um, the housing office. </b>


<b>Student: Housing office, all right. </b>



<b>Secretary: Do you know where they are? </b>


<i><b>Question: What is the woman trying to find out from the man?</b></i>


<i>A. Where the housing office is? </i>


<i>B. Approximately how far away the housing office is </i>


<i>C. Whether she needs to tell him where the housing office is </i>


<i>D. Whether he has been to the housing office already.</i>


<i><b>Key: Whether she needs to tell him where the housing office is </b></i>
<b>Giải thích: </b>


Rõ ràng ở đây, cậu sinh viên là người hỏi thông tin về nơi cậu có thể thanh tốn
<i>bằng thẻ tín dụng và cơ thư ký (a female housing office secretary) chỉ cho cậu </i>
<b>housing office. Như vậy, ta có thể loại bỏ phương án 1 và 2 vì cơ thư ký đó phải </b>
biết rất rõ địa chỉ nơi đó. Theo logic của đoạn hội thoại, khi được hỏi chỉ đường thì
chắc chắn người trả lời phải quan tâm xem người hỏi đã biết địa điểm đó hay
chưa. Bởi vậy đáp án đúng phải là phương án 3: Whether she needs to tell him
where the housing office is.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

<i><b>Phạm Trang - Global Education (tổng hợp) </b></i>


<b>Câu hỏi nghe hiểu chức năng ngơn ngữ được nói ra </b>


<b>Tương tự như các kỳ thi tiếng Anh được chuẩn hóa </b>
<b>khác, bài thi nghe TOEFL iBT có mục đích kiểm tra khả </b>
<b>năng sử dụng tiếng Anh. Khi sống trong môi trường </b>


<b>100% sử dụng tiếng Anh, nắm bắt được những điều </b>
<b>người khác nói là rất quan trọng. Bởi vậy, các câu hỏi nghe hiểu chức năng </b>


<b>ngơn ngữ được nói ra là một phần không thể thiếu. </b>


Một số câu hỏi thuộc dạng này:


<i>What does the professor imply when he says this? (Vị giáo sư có ẩn ý gì khi </i>


<i>ơng nói điều này?) </i>


<i>What can be inferred from the professor‟s response to the student? (Có thể </i>


<i>suy luận ra điều gì từ câu trả lời sinh viên của vị giáo sư?) </i>


<i>What is the purpose of the woman‟s response? ( Câu trả lời của người phụ </i>


<i>nữ có mục đích gì?) </i>


<i>Why does the student do this? (Tại sao cậu/ cô sinh viên làm vậy?) </i>


<b>Lời khuyên: </b>


<b>Hãy nhớ rằng chức năng ngôn ngữ được nói ra ở đây có thể khơng gắn liền và có </b>
thể khơng được diễn đạt một cách trực tiếp, rõ ràng trong lời của người nói trong
bài nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

<i>(Exerpt from a conversation between a male student and a female housing office </i>
<i>secretary. They are discussing his dorm fees.) </i>



<b>Narrator: Listen again to a part of the conversation. Then answer the question. </b>


<b>Student: Okay. I‟ll just pay with a credit card. [pause] And where do I do that at? </b>


<b>Secretary: At, um, the housing office. </b>


<b>Student: Housing office, all right. </b>


<b>Secretary: Do you know where they are? </b>


<i><b>Question: What is the woman trying to find out from the man?</b></i>


<i>A. Where the housing office is? </i>


<i>B. Approximately how far away the housing office is </i>


<i>C. Whether she needs to tell him where the housing office is </i>


<i>D. Whether he has been to the housing office already.</i>


<i><b>Key: Whether she needs to tell him where the housing office is </b></i>


<b>Giải thích: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

Chúc các bạn ghi điểm trong bài thi!


<i><b>Phạm Trang - Global Education (tổng hợp) </b></i>
<b>Nghe hiểu nội dung chính trong TOEFL iBT </b>


<b>Nội dung chính của một đoạn hội thoại hay một bài giảng </b>


<b>thường được diễn đạt rất rõ ràng. Những câu hỏi kiểm tra việc </b>
<b>hiểu nội dung chính (Gist-content) trong bài thi TOEFL iBT</b>


<b>yêu cầu thí sinh phải khái qt hố và tổng hợp thơng tin từ </b>
<b>những gì họ nghe được.</b>


<b>Một số câu hỏi thuộc dạng này: </b>


<i>What problem does the man have ? (Người đàn ơng đó gặp phải vấn đề gì?) </i>


<i><b>What are the speakers mainly discussing ? (Diễn giả đang thảo luận về những </b></i>


<i>vấn đề gì?) </i>


<i><b>What is the main topic of the lecture ? (Chủ đề chính của bài giảng là gì?) </b></i>


<i><b>What is the lecture mainly about ? (Nội dung chính của bài giảng là gì?) </b></i>


<i><b>What aspect of X does the professor mainly discuss ? (Khía cạnh nào của vấn </b></i>


<i>đề X được giáo sư tập trung thảo luận?) </i>


.v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

hãy nhớ xâu chuỗi, gắn kết ý nghĩa của các chi tiết lại với nhau, bạn sẽ tìm ra nội
dung/ chủ đề chính. Sau đó bạn chỉ cần chọn phương án có ý nghĩa gần nhất với
nội dung / chủ đề bạn vừa tìm ra.Ví dụ: Đây là một đoạn băng nghe của bài thi
TOEFL iBT:


<b>Professor: </b>



… So the Earth‟s surface is made up of these huge segments, these tectonic plates.
And these plates move, right? But how can, uh, motion of plates, do you think,
influence climate on the Earth? Again, all of you probably read this section in the
book, I hope, but, uh, uh, how – how can just motion of the plates impact the
climate?


… when a plate moves, if there‟s landmass on the plate, then the landmass moves
too, okay? That‟s why continents shift their positions, because the plates they‟re
on move. So as a landmass moves away from equator, its climate would get
colder. So, right now we have a continent- the landmass Antarctica- that‟s on a
pole.


So that‟s dramatically influencing the climate in Antarctica. Um, there was a time
when most of the landmasses were closer to a pole; they weren‟t so lose to the
Equator. Uh, maybe 200 million years ago Antarctica was attached to the South
American continent, oh and Africa was attached too and the three of them began
moving away from the equator together.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

So, again, that‟s something else that plate tectonics plays a critical role in. Now
these processes are relatively slow; the, uh, Himalayas are still rising, but on the
order of millimeters per year. So they‟re not dramatically influencing climate on
your – the time scale of your lifetime. But over the last few thousands of – tens of
thousands of years, uh – hundreds of years – yes, they‟ve dramatically influenced
it.


Uh, another important thing – number three – on how plate tectonics have
influenced climate is how they‟ ve influenced – we talked about how changing
landmass can affect atmospheric circulation patterns, but if you alter where the
landmass are connected, it can impact oceanic, uh, uh, uh, circulation patterns.



… Um, so, uh, these other processes, if – if we were to disconnect North and
South America right through the middle, say, through Panama that would


dramatically influence climate in North and South America – probably the whole
globe. So suddenly now as the two continents gradually move apart, you can have
different circulation patterns in the ocean between the two. So, uh, that might
cause a dramatic change in climate if that were to happen, just as we‟ve had
happen here in Ant arctica to separate, uh from South America.


<b>Dưới đây là các câu hỏi Nghe hiểu nội dung chính (Listening for Gist-content) </b>
cho cùng một bài nghe ở trên với các phương án lựa chọn khác nhau.


<i><b>Question 1: What is the main topic of the talk? </b></i>


Ο The differences in climate that occur in different countries.


Ο The movement of the Earth‟s plates can affect climate.


Ο Why the osean has less affect on climate than previously thought


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<i><b>Question 2: What is the main topic of the talk? </b></i>


Ο A climate experiment and its results


Ο A geologic process and its effect


Ο How a theory was disproved


Ο How land movement is measured



<b>Ở câu hỏi 1: Phương án lựa chọn thứ hai “The movement of the Earth‘s plates </b>


<b>can affect climate” là chủ đề chính phù hợp nhất. Vị giáo sư lấy Antarctica và </b>


Himalayas là ví dụ cho ý chính là khí hậu bị ảnh hưởng bởi sự kiến tạo địa tầng
học “plate tectonics”, “the movement of Earth‟s plates” (sự chuyển động của các
tầng địa chất).


<b>Câu hỏi 2: Đáp án đúng là phương án lựa chọn thứ hai “A geologic process and </b>


<b>its effect”, tuy được diễn đạt bằng những từ hoàn toàn khác nhau nhưng thực chất </b>


<i>thì có cùng ý nghĩa với đáp án của câu hỏi 1. “Movement of the earth‟s plates” (sự </i>


<i>chuyển động của các tầng địa chất) chính là “a geologic process” (một quá trình </i>
<i>biến đổi địa tầng) và tác động lên khí hậu chính (change in climate) là một biểu </i>


hiện ảnh hưởng của quá trình này.


Hãy chú ý đôi khi những phương án lựa chọn (dù đúng hay sai) đơi khi có những
từ, cụm từ khá trừu tượng hoặc mang tính thuật ngữ. Vì vậy, khả năng đoán nghĩa
của từ qua ngữ cảnh (guessing meaning from context) sẽ là một “vũ khí” lợi hại
giúp bạn ghi điểm trong phần thi này.


Chúc các bạn ghi điểm trong các bài nghe hiểu!


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

<b>NĨI là một phần thi hồn tồn mới của TOEFL iBT mà </b>
<b>các hình thức thi TOEFL trước đó chưa hề có. Bởi vậy, </b>
<b>nhiều bạn cảm thấy ngại ngần và lo lắng khi đăng ký thi </b>


<b>TOEFl iBT. Tuy nhiên, việc ghi điểm trong phần thi này </b>
<b>khơng phải là q khó. </b>


<b> </b>


<b>Trong phần thi nói của TOEFL iBT có 2 dạng câu hỏi chính, đó là câu hỏi độc lập </b>
<b>(trình bày ý kiến về một đề tài quen thuộc) và câu hỏi tích hợp kỹ năng (phát </b>
biểu dựa trên nội dung đã được nghe và đọc).


<b>1. Dạng câu hỏi độc lập </b>


Hai câu hỏi độc lập sẽ kiểm tra khả năng nói của bạn về những đề tài quen thuộc.
Trong phần trả lời 2 câu hỏi này, thí sinh phải sử dụng kiến thức và kinh nghiệm,
chiến lược của bản thân để đưa ra các quan điểm hay ý kiến của riêng mình .
Trong phần này, bạn phải thể hiện được những khả năng sau:


Đưa ra quan điểm của mình và các ý bổ trợ, chứng minh cho quan điểm đó
Phát triển các ý chính bằng cách đưa ra những chi tiết và giải thích phù hợp
cho ý kiến đó.


Trình bày các ý tưởng một cách mạch lạc, rõ ràng.


Nói tiếng Anh một cách thành thục và trơi chảy sao cho người khác có thể
hiểu được bạn đang nói gì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

bạn trên thang điểm 1-4, và điểm số cao nhất là điểm 4. Bạn sẽ nhận điểm 0 nếu
bạn không trả lời câu hỏi. Điểm số của 2 câu trả lời trong phần này sẽ được cộng
với điểm số của 4 câu trả lời trong phần câu hỏi tích hợp kỹ năng. Tổng số điểm
cho 6 câu trả lời của bạn sẽ được chuyển đổi sang phần điểm nói với thang điểm từ
0-30. Việc chấm thi nói được diễn ra rất cơng bằng vì giám khảo khơng hề được


biết bất cứ thông tin nào về bạn kể cả tên gọi. Dưới đây là một ví dụ cho phần câu
hỏi độc lập:


What new skill would you like to learn? Explain why this skill would be
good for you to have. Include details and examples in your explanation.
<i>(Bạn muốn học thêm kỹ năng mới nào? Hãy giải thích vì sao kỹ năng này </i>
<i>lại có ích cho bạn? Lưu ý nêu ra những chi tiết và ví dụ cụ thể trong phần </i>
<i>giải thích) </i>


<b>2. Dạng câu hỏi tích hợp kỹ năng </b>


Trong phần thi NĨI của TOEFL iBT sẽ có 4 câu hỏi tích hợp kỹ năng. Mỗi câu
hỏi sẽ đánh giá khả năng hiểu các thơng tin quan trọng của thí sinh thơng qua việc
trả lời câu hỏi về chính những thơng tin đó. Những nguồn thơng tin ở đây bao gồm
các bài đọc, các đoạn hội thoại và bài giảng. Các bài đọc sẽ được tính thời gian và
bạn sẽ chỉ được nghe mỗi đoạn hội thoại/ bài giảng một lần duy nhất. Trong quá
trình nghe hay đọc, bạn có thể ghi chú ra giấy nháp và sử dụng những ghi chú đó
để trả lời các câu hỏi trong bài. Nhưng quan trọng là bạn phải xác định được
những thông tin liên quan và tương ứng với câu hỏi.


Trong phần trả lời của mình, bạn phải thể hiện được những khả năng dưới đây:
Truyền đạt được những thông tin phù hợp và tương xứng từ những nguồn
mình đã được nghe hoặc đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

thuyết phục.


Thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng, mạch lạc


Giống như trong phần trả lời hai câu hỏi độc lập, ở phần này các bạn cũng
phải thể hiện được khả năng nói tiếng Anh một cách thành thục và trôi chảy


sao cho người khác có thể hiểu được bạn đang nói gì.


Việc chấm điểm cho phần trả lời các câu hỏi tích hợp kỹ năng này cũng tương tự
như đối với phần câu hỏi độc lập ở trên.


Hy vọng những thông tin trên sẽ là những lời khuyên bổ ích giúp các bạn có kế
hoạch cụ thể và hiệu quả cho quá trình luyện tập kỹ năng nói tiếng Anh của mình.


<i><b>Bích Hịa – Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Rèn luyện kỹ năng đọc - viết TOEFL-iBT </b>


<b>Làm thế nào để luyện thi TOEF L-iBT hiệu quả là một trong </b>
<b>những mối quan tâm lớn nhất của tất cả các học viên? Và </b>
<b>luyện thi như thế nào để đạt được điểm cao trong mỗi phần </b>
<b>thi cụ thể? Sau đây là một số bí quyết giúp học viên luyện kỹ </b>
<b>năng đọc - viết đạt hiệu quả cao hơn. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

Cách tốt nhất để nâng cao các kỹ năng viết là bạn phải viết nhiều và thường xuyên
về các chủ đề khác nhau. Quan trọng nhất là bạn phải viết đúng ngữ pháp và sử
dụng từ vựng chính xác. Sau khi đạt được hai yêu cầu này bạn mới cố gắng phấn
đầu để viết hay.


<i><b>Một vài gợi ý để luyện kỹ năng đọc: </b></i>


<b>Đọc lướt (scan) các đoạn văn để tìm và gạch chân những sự kiện quan </b>
<b>trọng (như ngày tháng, các con số, thuật ngữ) và thông tin; lặp lại công </b>
việc này thường xuyên để tăng tốc độ cũng như độ trôi chảy khi bạn đọc.
<b>Đọc nhanh (skim) các đoạn văn để tóm tắt nội dung chính hơn là đọc </b>
cẩn thận từng từ, câu một.



<b>Sau khi đọc nhanh xong, bạn nên đọc lại cẩn thận và viết ra ý chính, ý </b>
nghĩa và các sự kiện quan trọng của văn bản.


<b>Nhận dạng loại đoạn văn mà bạn vừa đọc (cause/effect, </b>
compare/contrast,v.v).


<b>Sắp xếp thông tin đoạn văn: </b>


o Tạo dàn ý (outline) cho đoạn văn để phân biệt ý lớn với ý nhỏ.
o Nếu đoạn văn phân loại thông tin thì bạn chỉ cần điền câu trả lời


đúng vào biểu đồ.


o Tóm tắt đoạn văn bằng cách sử dụng biểu đồ và dàn ý.


<b>Thực hành kỹ năng đọc trực tuyến trên website </b>


www.ets.org/toeflpractice74.html, và xem bạn ghi được bao nhiêu điểm,
bạn sẽ đoán được khả năng của mình như thế nào khi tham gia thi TOEFL –
iBT.


<i><b>Một vài gợi ý để xây dựng các kỹ năng viết</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

<b>Thực hành diễn giải (paraphase) câu và toàn bộ đoạn văn. Trong </b>bài thi
TOEFL-iBT, bạn sẽ nhận được điểm 0 nếu tất cả những gì bạn làm đều là
những từ được sao chép y nguyên từ đoạn văn mà bạn đã đọc.


<b>Tìm tài liệu đọc và nghe có cùng chủ đề. Các tài liệu có thể cùng nói về </b>



một đề tài nhưng lại có các quan điểm khác nhau. Bạn nên tìm tài liệu trên
Internet và ở thư viện. Bạn cần phải ghi chép lại những gì đã đọc được, sau
đó thực hiện những cơng việc dưới đây:


o Tóm tắt thơng tin và ý kiến của đoạn văn.


o Tổng hợp bằng cách kết hợp thông tin từ các tài liệu đã đọc và giải


thích xem chúng liên quan với nhau như thế nào.


<b>Thực hành viết về các chủ đề quen thuộc trong giới hạn thời gian là 30 </b>
<b>phút, bạn có thể viết về một ý kiến hoặc sở thích của mình một cách chi </b>


tiết , có logic, lập luận và dẫn chứng (nếu cần). Khi thực hành viết, bạn hãy


<b>tự hỏi mình những câu hỏi sau: </b>


o Tôi đã viết xong chưa?
o Tôi đã viết rõ ràng chưa?


o Tơi có mắc lỗi ngữ pháp khơng?


o Tôi đã sử dụng từ đúng văn cảnh chưa?


o Tôi đã sắp xếp các ý rõ ràng và mạch lạc chưa?
o Tôi đã phân bố thời gian hợp lý chưa?


<b>Giám sát quá trình thực hành viết của chính bạn. Bạn có thể nhờ bạn </b>


bè, gia sư hay giáo viên của bạn kiểm tra, đánh giá bài viết của mình.



<b>Thực hành trực tuyến các kỹ năng viết của bạn trên website</b>


www.ets.org/toeflpractice81.html, và xem bạn ghi được bao nhiêu điểm sẽ
giúp bạn chuẩn bị tâm lý và kiến thức một cách tốt nhất cho ngày thi của
mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

TOEFL-iBT của bạn sẽ đạt kết quả rất tốt. Chúc bạn thành công!
<i><b>Nguyễn Phương - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Bí quyết luyện kỹ năng đọc cho kỳ thi TOEF L-iBT </b>


<b>Nhiều học viên tin rằng để chuẩn bị cho các kỳ thi </b>
<b>TOEFL-iBT chỉ cần học các bài học ở lớp cũng đủ nâng cao các kỹ </b>
<b>năng đọc. Cách tốt nhất để nâng cao các kỹ năng đọc là đọc </b>
<b>thật nhiều. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không biết bắt </b>
<b>đầu như thế nào? </b>


Đối với những người đang sống ở một đất nước mà tiếng Anh khơng phải là ngơn
ngữ chính thức thì việc tìm ra tài liệu bằng tiếng Anh là rất quan trọng. Vậy đọc
như thế nào, ở đâu cho hiệu quả, mời bạn tìm hiểu một số bí quyết dưới đây.
<b>1-Thực hành đọc mở rộng: </b>


Đọc mở rộng là đọc thầm. Cách đọc này liên quan đến đọc giải trí – chỉ để biết
thơng tin khái quát và nội dung cơ bản của tài liệu. Đọc mở rộng cần được thực
hành thường xuyên và liên tục. Với cách đọc này, bạn sẽ nâng cao được khả năng
<i><b>tóm tắt ý chính (skiming), nắm bắt được thông tin chi tiết (scaning), và tốc độ đọc </b></i>
của bạn sẽ tăng rất nhanh.


<i><b>Một số cách đọc mở rộng: </b></i>



Đọc tin tức buổi sáng ở cơ quan hoặc ở nhà.
Đọc lướt báo trực tuyến trên mạng:




</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

Bạn có thể mang theo sách, báo, truyện, thơ ca tiếng Anh để đọc trên xe buýt,
tàu hoặc máy bay.


Đọc nhiều về lịch sử, động vật và mơi trường:


Bạn có thể biết được những gì đang diễn ra trên thế giới mà không phải rời nhà
bằng cách vào thăm thư viện trên Internet và đọc báo:




<b>2-Thực hành đọc chuyên sâu: </b>


Đọc chuyên sâu là đọc kỹ và cẩn thận nhằm hiểu rõ và nắm được những tầng
nghĩa sâu của văn bản. Đọc chuyên sâu có nghĩa là bạn phải hiểu được thông điệp
cũng như ý đồ của người viết.


Ví dụ: Bạn có thể thực hành đọc chuyên sâu khi đọc các bản hợp đồng. Ngồi ra,
bạn có thể thực hành kỹ năng đọc này khi tham gia diễn đàn trực tuyến; bạn có thể
tham gia forum TOEFL EST trên website:


Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cần thực hành kỹ năng đọc này ít nhất 2 lần một
tuần. Bạn có thể chọn một bài báo hoặc một câu chuyện, sau đó viết tóm tắt và kể
lại cho gia sư hay người học nhóm cùng với bạn.



<i><b>Một số bước phục vụ cho việc đọc chuyên sâu: </b></i>


Tìm và lựa chọn các văn bản phù hợp với sở thích của bạn, bạn có thể tải và lưu
vào email.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

đích của tác giả cũng như quan điểm của tác giả về vấn đề được nói đến trong văn
bản. Cuối cùng, bạn cần là tìm ra thơng tin chi tiết và các dẫn chứng minh hoạ cho
quan điểm hay ý đồ của tác giả.


Sử dụng các công cụ tham khảo nhanh:


Một cuốn từ điển như , ,


Một site để tìm ảnh như


Một bộ sách giáo khoa trực tuyến như và


<b>3-Các bài báo có tính chất học thuật (Truy cập miễn phí): </b>


Học giả google (Google Scholar) 


Báo truyền thông đại chúng toàn cầu (Global Media Journal) (GMJ)


Philica 


Báo quốc tế về khoa học sinh học (International Journal of Biological


Sciences) 


Từ điển báo chí truy cập mở rộng (The Directory of Open Access Journals)


Hy vọng rằng những cách thức luyện thi trên đây không những giúp bạn chuẩn bị
cho các kỳ thi TOEF-iBT mà còn giúp bạn nâng cao các kỹ năng đọc và học tập.
Chúc bạn thi TOEFL-iBT thành công và hãy nhớ rằng các kỹ năng đọc cực kỳ hữu
ích khơng chỉ trong học tập mà cịn trong cơng việc của bạn nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

<b>10 lời khuyên để nói và viết tiếng Anh</b>


<b>―Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi </b>
<b>xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần‖. Sau những lần </b>
<b>vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khun có </b>
<b>thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ </b>
<b>năng nói và viết. </b>


1. Ln ln kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài
làm của mình đã hồn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà
bạn chưa chắc chắn.


2. Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm
bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các
các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy
cô nếu bạn có vấn đề gì cịn vướng mắc. Ngồi giờ học, bạn có thể thảo
luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương
pháp để học tốt hơn.


3. Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài. Việc


này sẽ khơng mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu
cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a,
b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề
bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

việc trở nên dễ dàng hơn.


5. Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về
những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn
có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng
ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn
khoảng 4-5 câu là vừa phải.


6. Dành thời gian học các động từ cơ bản – động từ có quy tắc và bất quy tắc.
Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng „to be‟, „to go‟, „to have‟, „to
do‟. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện
tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/q khứ hồn thành .v.v... Học kỹ q
khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had,
do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu
chuyện nào đó về bản thân mà khơng lo bị bí từ.


7. Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và
biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những
từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để
ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần
dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy.


8. Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề
và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem
lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để


tìm thơng tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Khơng những thể bạn có thể
vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm
giới từ, ô chữ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao
tiếp với người bản xứ.


10. Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng khơng vào. Hãy
kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những
người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả
ngọt ngào của việc học mà thơi.


Hi vọng những bí quyết trên đây phần nào giúp bạn tự tin hơn khi nói và viết tiếng
Anh.


Chúc bạn thành cơng!


<i><b>Đồng Giang – Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>Mẹo nhỏ để học tiếng Anh hứng thú hơn</b>


<b>Bạn đã học tiếng Anh khá lâu và đã đạt được một trình độ </b>
<b>nhất định nhưng trong suốt một khoảng thời gian dài qua, bạn </b>
<b>thấy mình khơng tiến bộ được gì nhiều. Bạn bắt đầu thấy nản </b>
<b>lịng hay lo lắng vì điều đó? Sau đây sẽ là một vài mẹo nhỏ </b>
<b>giúp bạn lấy lại cảm hứng cho việc học tiếng Anh của mình. </b>


<b>1. Tự hỏi bản thân xem mình muốn học gì trong tuần này? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

học Tiếng Anh hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì chính cảm giác thành cơng
này cịn thơi thúc bạn học tiếng Anh tốt hơn rất nhiều. Nhưng hãy lưu ý đặt những


mục tiêu thật đơn giản và thiết thực để bạn có thể thực hiện được mà không cảm
thấy quá sức nhé!


<b>2. Xem xét lại tất cả những thông tin quan trọng đã học trong ngày trước khi </b>
<b>đi ngủ </b>


Một nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta xử lý các thông tin mới ngay cả
khi chúng ta đang ngủ. Trước khi đi ngủ hãy xem qua một vài bài tập ngữ pháp
hay bài tập đọc, bạn chỉ cần liếc qua rất nhanh những gì mà bạn vừa mới học và bộ
não sẽ xử lí những thơng tin này khi bạn ngủ. Cách này vừa hiệu quả lại không
mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn.


<b>3. Luyện nói tiếng Anh trước gương hay đọc to các bài khố tiếng Anh </b>


Hãy nói lên những gì bạn nghĩ ở trong đầu.Vì cũng như khi chơi tennis, việc bạn
biết tất cả những kĩ năng cơ bản của việc chơi khơng có nghĩa là bạn là một tay
chơi tennis cừ. Tiếng Anh cũng vậy, biết tất cả các cấu trúc ngữ pháp và nhiều từ
vựng cũng khơng có nghĩa là bạn có thể nói tiếng Anh một cách thành thạo, tự
nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn thực hành nói một cách thường xuyên.
Luyện nói trước gương, đọc to những bài khoá sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn, có
kiến thức nhiều hơn và ghi nhớ các cách diễn đạt một cách tự nhiên.


<b>4. Luyện nghe tiếng Anh 4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng từ năm đến mười </b>
<b>phút </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

chỉ trong vịng vài giờ và sau đó bạn khơng hề làm thêm bất kì bài luyện nghe nào
thì kỹ năng nghe của bạn không thể tiến bộ được. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ
nghe trong vài phút nhưng thường xuyên (mỗi ngày nghe năm đến mười phút) thì
chẳng bao lâu bạn sẽ rèn luyện được thói quen nghe tiếng Anh và chắc chắn bạn sẽ
tiến bộ rất nhiều.



<b>5. Tìm cách thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực tế </b>


Đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất. Bạn cần sử dụng tiếng Anh trong những
tình huống thực tế. Học tiếng Anh trên lớp rất quan trọng nhưng thực tế làm sao để
sử dụng tiếng Anh trơi chảy cịn quan trọng hơn rất nhiều. Bạn có thể tự tạo cho
mình những tình huống bằng cách sử dụng Internet để nghe tin, nói chuyện với
người nước ngồi, viết ý kiến của mình lên các forum, trao đổi thư điện tử bằng
tiếng Anh với những người bạn, v.v. Đây là cách mà bạn có thể luyện được khả
năng sử dụng tiếng Anh chủ động và thực tế.


Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn hào hứng trở lại với việc học tiếng Anh.
Bạn cũng có thể áp dụng những mẹo này thành một phương pháp học mới xem
sao. Chúc bạn học tập hiệu quả!


<i><b>Nguyễn Toan – Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>Chiến lược 7 ngày</b>


<b>Thử tưởng tượng nếu bạn chỉ còn vẻn vẹn một tuần ngắn </b>
<b>ngủi để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến gần, bạn sẽ làm gì? </b>
<b>Liệu một tuần có đủ cho bạn làm một bài test chẳng dễ </b>
<b>dàng chút nào? Và lo lắng, sốt ruột, lúng túng, thậm chí </b>
<b>dành tồn bộ thời gian chỉ có học và học là chiến lược của </b>
<b>bạn ư?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

<b>1. Lên kế hoạch chuẩn bị và thời gian biểu cụ thể </b>


Bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay nho nhỏ, ghi mục tiêu lịch trình cụ thể
của từng ngày bạn dự định sẽ làm những gì. Ví dụ: hơm nay bạn dự định làm gì
trước làm gì sau, học những kĩ năng gì, làm những dạng bài tập nào...



Cũng là một ý tưởng hay nếu bạn chuẩn bị cho mình một mầu giấy nhỏ dán lên
góc học tập giống như một chiếc đồng hồ đếm ngược, ghi rõ từng ngày lên trên đó
<b>với những câu nhắc nhở khác nhau. Ví dụ: Cịn 7 ngày- Time never waits </b>


<b>anyone, 6 ngày- More practice- more confidence, 5 ngày- 5 days means a lot to </b>
<b>do, 4 ngày- Keep trying, 3 ngày- Be patient, 2 ngày- Wow! Waiting for the </b>
<b>enjoyable test:D , 1 ngày- Get ready .v.v…</b>


<b>2. Nghiên cứu và chọn sách phù hợp </b>


Khoảng thời gian khơng nhiều để bạn có thể luyện tập được cả một kho sách về
các dạng bài của kỳ thi và bí quyết để làm bài. Bạn nên hỏi ý kiến của những
người đã tham gia thi trước đó lướt website, hoặc xem các diễn đàn về tài liệu phù
hợp với trình độ, nhu cầu và kế hoạch của bạn. Tốt nhất bạn chỉ nên mua khoảng
2-3 quyển sách tốt để có thể làm được hết chúng, ít nhất là một lần. Theo kinh
nghiệm của một vài người trong đó có tơi, việc làm đi làm lại sẽ giúp cho họ củng
cố được những vấn đề khó khăn mà trước đó đã mắc phải và hơn hết sẽ giúp họ
cảm thấy tự tin hơn. ( Dù rằng bài đó đã đọc và làm một lần rồi, nhưng điểm cao
hơn lần đầu làm khiến tôi thấy yên tâm hơn phần nào).


<b>3. Có cơng mài ―kiến thức‖, có ngày nên ―thủ khoa‖ / Có cơng mài sắt, có </b>
<b>ngày nên kim (Practice makes perfect) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

phản xạ nhanh hơn với những dạng bài khác nhau. Đối với những dạng bài hay
chủ đề bạn đã từng làm, những kiến thức nền bạn có sẽ giúp bạn thích ứng nhanh
hơn và hiệu quả hơn khi làm bài, ngược lại đối với những chủ đề (topic) bạn chưa
từng làm bao giờ thì cũng khơng thành vấn đề bởi bạn đã hình thành cho mình
những kỹ năng để “xử lý” những chủ đề hoàn toàn mới.



<b>4. Hãy ln tự tin ở chính mình và kiềm chế sự lo lắng </b>


Đấy nhé! Bạn chỉ có 7 ngày thơi đấy! Nếu bạn quá lo lắng và không tự tin là mình
sẽ làm được, ln sợ hãi là mình sẽ nhận điểm kém, kết quả là ngày qua ngày bạn
sẽ chẳng làm được gì cả, và nỗi sợ hãi của bạn sẽ “thắng thế” sự tự tin mà hằng
ngày bạn có thừa. Bạn ơi, đây khơng phải là lúc để bạn tự ti rồi, bạn hãy nghĩ mình
vẫn cịn cả một tuần để chuẩn bị cơ mà, trong khi rất nhiều người khác, biết đâu họ
chẳng có nhiều thời gian như bạn thì sao? Đừng gặm nhấm nỗi sợ hãi, hãy coi kì
thi đó chỉ như một bài test sự cố gắng của bạn.


<b>5. Dành thời gian cho bản thân </b>


Khi cơ thể bạn mệt mỏi với những áp lực do tâm lý đè nặng, bạn sẽ không thể đạt
được kết quả cao nhất. Hãy cho phép bản thân mình thư giãn bằng cách nghe nhạc
hay thưởng thức các câu chuyện cười để lấy lại cường độ và sự minh mẫn. Hãy
làm việc khi bạn cảm thấy thật sự thoải mái và hiệu quả, bạn sẽ làm tốt.


Dù chẳng còn nhiều thời gian cho bạn để chuẩn bị, nhưng khơng có nghĩa là bạn
khơng thể làm được gì. Đặt ra một kế hoạch hợp lý và củng cố sự tự tin sẽ giúp
bạn giành điểm cao dù rằng bạn chỉ có một tuần hay cả năm trời để chuẩn bị.


Chúc bạn thành công!


<i><b>Chang Duyên - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

<b>Từ điển là thứ không thể thiếu khi bạn học tiếng Anh, </b>
<b>nhưng mỗi người trong chúng ta có một cách thức lựa </b>
<b>chọn cũng như sử dụng từ điển khác nhau. Vậy thì đâu </b>
<b>là cách sử dụng một cuốn từ điển hiệu quả nhất? </b>



<b>Hãy đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc để mua được một cuốn từ điển </b>
<b>tiếng Anh tốt. Tốt ở đây có nghĩa là nó phải đạt được một số tiêu chí sau: nhà </b>
xuất bản đáng tin cậy (Ví dụ: Oxford, Cambridge hay Longman ...), phù hợp với
trình độ tiếng Anh của bạn (Intermediate, Advanced ...), phù hợp với mục đích sử
dụng (ví dụ như một số từ điển chuyên ngành xây dựng, tài chính kinh tế...) và
cuối cùng, bản in phải rõ ràng và chất lượng.


<b>Sau khi có cuốn từ điển ưng ý trong tay, bạn nên bắt đầu với việc học bảng </b>
<b>phiên âm. Hầu như tất cả những cuốn từ điển tốt đều có phần bảng phiên âm quốc </b>
tế ở đầu. Nó sẽ giúp bạn biết cách phát âm theo phần ký hiệu phiên âm của mỗi từ.
Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng phát âm được các từ mới.


<b>Sau đó, bạn hãy học cách nhấn trọng âm của từ. Phần lớn các từ điển tiếng Anh </b>
<b>đều thể hiện trọng âm của từ bằng cách đánh dấu (') trước âm tiết được nhấn </b>


mạnh. Cách tốt nhất giúp bạn tiến bộ trong việc phát âm tiếng Anh và nói tiếng
Anh chuẩn là nhấn đúng trọng âm của từ. Bởi nếu bạn nhấn trọng âm sai, người
nghe sẽ hiểu nhầm sang một nghĩa khác. Lúc này thì nhấn trọng âm sai khơng cịn
đơn thuần là phát âm sai nữa rồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

<b>Hãy chắc chắn rằng bạn biết ngữ pháp của từ mới. Nếu nó là một động từ, liệu </b>
nó có cần thêm một giới từ ví dụ như "in" hay "of" khơng ?. Khi bạn tra một từ
mới, không nên chỉ chú ý đến nghĩa của nó mà hãy tìm hiểu thêm cả cách sử dụng
nữa.


<b>Thêm vào đó, hãy xem câu ví dụ được đưa ra. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý </b>
nghĩa và tình huống sử dụng của từ.


Một số điều khác cần chú ý khi sử dụng từ điển là:



 Hãy xem xem liệu từ mà bạn đang tìm hiểu được sử dụng trong văn nói hay
văn viết, lịch sự hay không, là từ Anh-Anh hay Anh-Mỹ... Những thông tin
đó sẽ giúp bạn bắt đầu luyện tập từ mới và sử dụng chúng trong những tình
huống phù hợp.


 Đừng cố gắng học tất cả từ mới. Hãy chỉ tập trung vào những từ và cụm từ
mà bạn cho rằng bạn thực sự cần chúng với tần suất sử dụng cao.


 Rất nhiều từ trong tiếng Anh là từ đa nghĩa vì thế mà một số từ điển sắp xếp
nghĩa của từ theo mức độ phổ biến, những nghĩa thông dụng nhất sẽ xuất
hiện đầu tiên trong mục nghĩa của từ.


 Ngồi ra, một số từ điển cịn cung cấp hình ảnh miêu tả ý nghĩa của từ.
Những hình ảnh như thế sẽ giúp chúng ta nhớ nghĩa của từ dễ dàng hơn.
Hy vọng là những mẹo nhỏ trên đây của Global Education cung cấp có thể giúp
bạn phát huy được hết cơng suất của cuốn từ điển tiếng Anh, hơn thế nữa cịn biến
nó thành một người bạn thân thiết trong quá trình học tập của bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

<i><b>Bích Hịa – Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Những bước đầu tiên để luyện nói tiếng Anh</b>


<b>Cách nói chuyện hấp dẫn, độ chuẩn xác trong ngôn từ cũng </b>
<b>sự trôi chảy trong việc diễn đạt ý tưởng là yếu tố vô cùng cần </b>
<b>thiết để trở thành một người nói tiếng Anh giỏi. Tuy nhiên </b>
<b>―vạn sự khởi đầu nan‖. Không phải học viên nào cũng biết </b>
<b>khởi đầu đúng cách. </b>


Nếu bạn cịn đang băn khoăn khơng biết mình nên bắt đầu luyện nói tiếng Anh
như thế nào thì hãy thực hiện các thao tác sau:



<b>1. Phát âm đúng: </b>


Không ai yêu cầu người vừa mới học tiếng Anh đã phải có khả năng phát âm tiếng
Anh hoàn hảo. Điều quan trọng là người học cần có cách phát âm đúng mỗi khi sử
dụng một từ tiếng Anh. Hai nguồn tài liệu phổ biến nhất cung cấp phát âm chuẩn
có thể kể đến là từ điển và băng/ đĩa. Với việc luôn mở cuốn từ điển Anh-Việt ra
khơng chỉ để tìm hiểu nghĩa của từ mà còn để tra cách đọc của mỗi từ, bạn có thể
chắc chắn về cách phát âm của mình. Bên cạnh đó, việc thường xun nghe và bắt
chước giọng nói của người bản xứ trong băng/đĩa cũng có tác dụng đáng kể.
Tuy nhiên, song song với việc dùng từ điển và nghe băng, bạn còn phải chú trọng
đến việc “sử dụng chúng thường xun”. Ơng cha ta đã nói: “muốn nảy mầm thì
phải gieo hạt”, vì vậy đừng nản chí khi bạn mới chỉ học được một vài ngày. Học
phát âm ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng đấy!


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

càng sáng bóng hơn.
<b>2. Nhấn câu và từ đúng: </b>


Tiếng Anh khơng có thanh điệu như tiếng Việt nhưng người Anh nói chuyện vẫn
vô cùng uyển chuyển và biểu cảm bởi họ nhấn vào trọng âm từ và trọng âm câu.
<b>Qui tắc nhấn câu cơ bản chỉ có một vài điểm cơ bản cần bạn lưu ý: </b>


<i><b>Trong câu hỏi: Lên cao giọng ở cuối câu hỏi Yes/No và xuống giọng, hay </b></i>
nói cách khác là khơng lên giọng ở cuối các câu hỏi có từ để hỏi (What,
Where, When, How, Who…).


<i><b>Trong câu khẳng định: những từ chính ( key word) nắm giữ những thông </b></i>
<b>tin quan trọng của câu như danh từ, động từ chính, tính từ cần được nhấn </b>
mạnh. Nói cách khác chúng cần được phát ra với một âm cao hơn các từ
khác trong câu.



<i><b>Trong câu phủ định: cũng như câu khẳng định, chỉ khác thay vì nhấn vào </b></i>
động từ chính thì bạn nhấn vào từ phủ định not, hoặc nhất vào cả cụm từ
phủ định viết tắt kèm với trợ động từ. Ví dụ:: can‟t, don‟t, doesn‟, didn‟t,
mustn‟t, etc.


Nếu trọng âm câu giúp câu nói tiếng Anh của bạn uyển chuyển và biểu cảm thì
trọng âm từ lại giúp người nghe “nhận diện” từ tiếng Anh mà bạn đang nói đến.
Mỗi một từ nhiều hơn một âm tiết trong tiếng Anh đều có trọng âm của nó, và điều
quan trọng ở đây là bạn cần biết được trọng âm của từ mỗi khi nhìn vào nó. Cách
đơn giản nhất là ghi nhớ nó cùng với nghĩa, cách phát âm của một từ mỗi khi bạn
học.


<b>3. Vốn từ vựng và ngữ pháp căn bản: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

Anh và một số qui tắc cơ bản của ngữ pháp. Ví dụ: động từ khơng chia khi
nó đứng sau các” động từ khuyết thiếu như: can, could, may, must, should,
etc. Nói cách khác bạn sẽ bỏ “s” hoặc “es” hoặc “ed” hoặc khơng chia ở bất
kì dạng nào, quá khứ hay phân từ hai. Tương tự, qui tắc trạng từ bổ nghĩa
cho cả câu hoặc cho động từ trước nó, tính từ bổ nghĩa cho danh từ.
<b>Về mặt từ vựng, bạn cần có vốn từ về những chủ đề phổ biến, có thể kể </b>
đến các chủ đề như: trường học, gia đình, nhà cửa, mua sắm, etc. Bên cạnh
đó, bạn cũng cần nắm được các dạng phái sinh của một từ mỗi khi học. Ví
<b>dụ: bạn cập nhật một động từ mới là inspire /in'spaiə/ từ này có dạng phái </b>
<b>sinh danh từ là inspiration và do vậy cách sử dụng này cũng cần được lưu </b>
vào bộ nhớ của bạn.


Bên cạnh việc sở hữu một vốn từ vựng cơ bản và thuần tuý như vậy, sẽ rất có ích
khi bạn thêm vào câu nói của mình những thành ngữ, tục ngữ và một chút tiếng
lóng đúng chỗ khi giao tiếp. Người nghe sẽ cảm thấy nói chuyện với bạn thú vị và


hấp dẫn hơn khá nhiều.


Những bước khởi đầu để học nói đơn giản như vậy đấy. Bạn đã sẵn sàng bắt đầu
chưa nào?


<i><b>Minh Thu - Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Bí quyết làm tăng "dung lượng" bộ nhớ khi học từ vựng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

Dưới đây là một số lời khuyên cho việc ghi nhờ từ vựng tốt hơn. Sẽ dễ dàng nhớ
từ vựng hơn nếu như:


<b>Nó đặc biệt - gây cho bạn “sốc”, cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ. </b>


<b>Nó hài hước, gây cho bạn cảm giác buồn cười. </b>


<b>Đi kèm với âm nhạc (các nhà quảng cáo biết rất rõ điều này). Những đoạn </b>
có vần điệu rất dễ đi vào trí nhớ của bạn. Hãy hát lên những từ, cụm từ với
âm điệu riêng của bạn. Học hát những bài hát đơn giản với mục tiêu ngơn
ngữ.


<b>Có ý nghĩa riêng với bản thân. Từ những thông điệp được chuyển tải bởi </b>
giáo viên hoặc trong sách giáo khoa, bạn chuyển chúng thành những thơng
điệp có ý nghĩa riêng với bản thân hoặc có liên kết với chính bạn. Điều này
rất quan trọng. Hãy biến chúng thành kinh nghiệm riêng, môi trường riêng,
thế giới riêng của bạn.


<b>Bạn tự mình khám phá hơn là ai đó làm sẵn cho bạn. Nghĩa là bạn tìm </b>
thấy nó qua bài đọc, qua những lần nhìn lướt qua từ điển, hoặc qua những
lúc khó khăn riêng trong việc học ngoại ngữ.



<b>Bạn năng động trong việc sử dụng ngôn ngữ. Liên tục phát triển. Liên </b>
tục tìm cái mới. Liên tục đọc,viết và luyện nói. Bạn có thể tham gia những
nhóm học ngoại ngữ online. Hãy năng động. Việc học là của bạn, khơng ai
có thể thay thế được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

dụng ngoại ngữ mà bạn học để viết một bức thư, sáng tác một câu chuyện,
mua hàng hoặc làm quen với ai đó. Hãy thử và bạn sẽ học được những thứ
mà bạn cần và bạn muốn.


<b>Kết hợp từ vựng với hình ảnh. Đừng chỉ nên thiết lập một từ điển song </b>
ngữ trong đầu., việc đó sẽ khiến bạn phản ứng chậm trong khi giao tiếp vì
đầu óc bạn cịn bận dịch lại ý tưởng bằng tiếng Việt hiện ra trong đầu. Hãy
rèn luyện khả năng liên kết trực tiếp khái niệm với thuật ngữ tiếng Anh
tương ứng hay nói cách khác tập tư duy bằng tiếng Anh. Bạn chỉ có thể sử
dụng tiếng một cách trơi chảy và mạch lạc khi khả năng trên đã trở thành
kỹ năng. Đây là một phương pháp giảng dạy và học từ mới hiệu quả.
<b>Lặp lại. Có thể cách này đã lỗi thời và nhàm chán nhưng bạn có thể ghi </b>
nhớ rất lâu. Đọc đi đọc lại, viết đi viết lại những từ mới. Bạn nên học cả
cụm từ, những đoạn văn mẫu hữu ích. Sau đó trở lại với gợi ý số 4: tạo ra
những thông điệp mang ý nghĩa cá nhân với cùng những từ vựng như thế.
<b>Dạy người khác, những người ở trình độ thấp hơn bạn. Mỗi người bạn sẽ </b>
học được một ít. Bạn học được rất nhiều qua việc dạy và phải giải thích cho
người khác hiểu.Từ lỗi về phát âm, về ngữ pháp của họ bạn có thể rút ra
kinh nghiệm cho bản thân mình.


<b>Hứng thú học. Đừng nghĩ về việc học từ vựng như là một hình phạt. Hãy </b>
nghĩ về nó như một sở thích dễ chịu với những phần thưởng đạt được từng
ngày và một lợi ích lớn lâu dài. Hãy tự khen thưởng mình khi bạn đạt được
những điều mới. Từng bước, từng bước bạn sẽ tạo ra bước nhảy về chất qua


sự cố gắng của mình. Thái độ với việc học rất quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

qua việc đọc.


<b>Ngày nay là thời đại của Internet và máy nghe nhạc Ipod. Bạn có thể </b>
download những bản ghi âm của những bài thơ, thành ngữ, những bài diễn
văn chính trị hoặc bất cứ thứ gì trong mục tiêu học ngôn ngữ của bạn và ở
trình độ thích hợp. Bạn có thể nghe chúng mọi nơi, mọi lúc. Qua đó, bạn
vừa nâng cao được kỹ năng nghe, vừa cải thiện được vốn từ vựng của mình.


<i><b>Đồng Giang - Global Education (Tổng hợp) </b></i>
<b>8 bí quyết học nói tiếng Anh</b>


<b>Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường </b>
<b>hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng </b>
<b>buồn là nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học </b>
<b>tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng </b>
<b>Anh được. Để học nói tiếng Anh tốt hơn, mời bạn tìm hiểu một số bí quyết </b>
<b>sau. </b>


<b>1. Xác định mục đích </b>


Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù mục đích
trước mắt là gì đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là u
cầu sử dụng được Tiếng Anh một cách chủ động và trôi chảy trong thực tế đời
sống, công việc hàng ngày.


<b>2. Không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

<i>English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to </i>
<i>speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ </i>


tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ khơng cịn sợ nói tiếng Anh
nữa.


<b>3. Rèn luyện khả năng diễn đạt lưu lốt và chính xác </b>


Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn
luyên khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,...) và các bài
tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu…). Các bài tập rèn luyện
sự lưu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để ý đến những
tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ nắm được cách
diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.


<b>4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh </b>


Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ
tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào
cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong
đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh.
Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể khơng nhớ hoặc khơng biết các từ
“cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the


appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không gặp phải vấn
đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I'm sorry.
I'm not free tomorrow” hay “I am afraid I can‟t come tomorrow”, v.v.


<b>5. Hát các bài hát tiếng Anh </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều hơn.


<b>6. Tham gia các hoạt động nhóm </b>


Mục đích chủ yếu của hoạt động nhóm, thảo luận là để mọi người có cơ hội đặt
câu hỏi, đưa ra ý kiến. Bạn chỉ trở thành một thành viên tích cực khi bạn hăng hái
tham gia các hoạt động nhóm để nói thật nhiều nhằm nâng cao kỹ năng nói.


<b>7. Nhớ từ mới và cụm từ </b>


Khi học nói tiếng Anh, bạn phải nhớ từ mới và các cụm từ. Bạn nên có một danh
sách từ mới ở bên mình và sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện hàng ngày.


<b>8. Gọi điện cho người khác </b>


Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc nói
chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhưng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng lên rất
nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu người khác mà
không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe và nói
bằng Tiếng Anh.


Khi bạn áp dụng những kinh nghiệm trên một cách đúng đắn và hợp lý, chắc chắn
bạn sẽ đạt được những tiến bộ vượt bậc trong q trình học nói tiếng Anh.


Chúc bạn thành công!


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

<b>Ngữ âm là điều gây ấn tượng đầu tiên và quan trọng nhất </b>
<b>khi bạn nói Tiếng Anh vì bạn phải nói đúng thì người nghe </b>
<b>mới hiểu được điều bạn nói. Điều quan trọng nhất là bạn </b>


<b>phải nói rõ ràng và chính xác. </b>


Tuy nhiên, nếu sau độ tuổi đi học bạn mới bắt đầu học Tiếng Anh tại một nước
khơng nói Tiếng Anh thì việc có thể nói Tiếng Anh như người bản xứ là một
nhiệm vụ dường như là bất khả thi.Trong những trường hợp như vậy, bạn cũng
khơng nên nản chí vì sau đây là một số bí quyết giúp các bạn rèn luyện ngữ âm và
kỹ năng nói sao cho ngày càng tiến bộ.


<b>1. Tranh thủ nghe Tiếng Anh giao tiếp càng thường xuyên càng tốt </b>


Hãy nghe cách người bản xứ phát âm các từ và cụm từ khác nhau rồi cố bắt chước
phát âm thật giống như những gì nghe được.


<b>2. Học các ký hiệu phiên âm </b>


Phần lớn từ điển của các nhà xuất bản có uy tín đều có hẳn phần phụ lục (ở đầu
hoặc cuối cuốn từ điển) chú thích và hướng dẫn cách đọc các ký hiệu phiên âm
quốc tế. Hãy tham khảo phần phụ lục này mỗi khi học phát âm một từ mới.
<b>3. Đừng quên học trọng âm của từ mới </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

<i><b>Ví dụ: Từ "believe" có hai âm tiết (be và lieve), nhưng ta chỉ nhấn mạnh ở âm tiết </b></i>
<b>thứ 2, tức là ta sẽ nói be'lieve chứ không phải 'be lieve. </b>


<b>4. Hãy luyện tập những âm ―đánh đố‖ bạn nhất </b>


Bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm trong Tiếng Anh do sự
khác biệt giữa Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của bạn.


<i><b>Ví dụ: Người nói tiếng Pháp gặp khó khăn với âm "th"; người nói tiếng Trung </b></i>
<b>Quốc phổ thơng gặp khó khăn với âm "r" và "l"; người nói tiếng Ả Rập gặp khó </b>


<b>khăn với âm "p" và "b". </b>


<b>5. Phân biệt những âm bạn hay lẫn lộn </b>


Các bài tập luyện phát âm theo từng cặp từ nhỏ phát huy rất hiệu quả trong trường
hợp này. Hãy luyện phát âm theo từng từ thay cho việc tập phát âm từng âm riêng
lẻ.


<i><b>Ví dụ: Bạn gặp khó khăn khi phân biệt hai âm "p" và "b", hãy thử luyện phát âm </b></i>
<b>theo các cặp từ như "pair" - "bear"; "pond" - "bond"; "pie" - "buy", v.v. </b>
<b>6. Học trọng âm và ngữ điệu câu </b>


Không phải tất cả các từ trong câu đều có trọng âm như nhau, chỉ có những từ
truyền tải nhiều thơng tin (danh từ và động từ) mới được nhấn mạnh.


<i>Ví dụ: </i>


- 'Where's the 'pen I 'gave you?


- 'Where's the 'red 'pen I 'gave you?


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

Các từ không được nhấn trọng âm sẽ được nói nhanh, lướt, nối âm. Chẳng hạn,
<b>The unstressed words (such as "the", "I", "you" and "and") don't carry as </b>
<b>much "and" thành "un". </b>


Trọng âm câu không cố định như trọng âm từ. Việc thay đổi trọng âm câu nhằm
nhấn mạnh các ý định khác nhau của người nói.


<i>Ví dụ: </i>



<i>- I 'love you. (Tơi u em - chứ khơng phải là thích) </i>


<i>- 'I love you. (Tôi - chứ không phải ai khác - yêu em) </i>


<i>- I love 'you. (Người tôi yêu là em - chứ khơng phải ai khác) </i>


Cịn với ngữ điệu câu thì chỉ có 2 quy tắc rất dễ nhớ. Đó là lên giọng ở cuối câu
hỏi và xuống giọng ở cuối câu kể. Ngữ điệu đặc biệt quan trọng trong câu hỏi đi
"tag questions":


<i>Ví dụ: </i>


- You know him, don't you? (Lên giọng ở "don't you" để thể hiện đây là câu hỏi
bạn muốn biết câu trả lời)


- You know him, don't you? (Xuống giọng ở "don't you" để thể hiện rằng bạn
muốn người được hỏi đồng ý với bạn)


<b>7. Học phát âm theo vần </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

<b>8. Đừng nên hấp tấp </b>


Nếu nói quá nhanh, bạn sẽ phát âm không chuẩn một số từ hay nhầm lẫn các từ
với nhau. Nếu nói q chậm thì nghe sẽ khơng tự nhiên. Nhưng dù sao thì nói
chậm và rõ ràng vẫn hơn là nói quá nhanh.


Bạn hãy thử áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc luyện ngữ âm của mình
nhé.


Chúc các bạn thành công!



<i><b>Hương Quỳnh – Global Education (Tổng hợp). </b></i>
<b>Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận</b>


Những bài thi tự luận là một công cụ hữu hiệu trong việc kiểm
tra khả năng lập luận cũng như tư duy lô-gic của người học.
Chính vì vậy, biết cách “xử lý” những bài thi dạng này một
cách hiệu quả sẽ là chìa khố giúp bạn có một năm học mới
“bội thu”.


Như bạn đã biết những bài thi tự luận được trình bày quy củ, có hệ thống sẽ dễ
dàng “chiếm được cảm tình” của các vị giám khảo hơn là những bài thi trình bày
cẩu thả, ý tứ lộn xộn. Hãy thử làm theo những lời khuyên nho nhỏ dưới đây để ghi
điểm bằng những câu trả lời lơ-gic và chính xác.


<b>1. Phân bổ thời gian làm bài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

phút. Đây là lúc để bạn hoàn thành những câu trả lời cịn dang dở trước đó. Sáu
câu trả lời dù chưa trọn vẹn cũng sẽ ghi điểm nhiều hơn 3 câu trả lời trọn vẹn. Dĩ
nhiên, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho câu hỏi nhiều điểm hơn các câu
khác.


<b>2. Đọc qua câu hỏi một lần</b>


Có những câu hỏi mà khi đọc qua, câu trả lời đã xuất hiện ngay lập tức trong đầu
bạn. Hãy nhanh chóng ghi lại những từ khố quan trọng khi chúng vẫn cịn rõ
ràng. Nếu khơng, những ý tưởng ấy sẽ “chu du” đâu đó khi đến lúc bạn phải
chuyển sang trả lời những câu hỏi tiếp theo và khiến bạn hoảng hốt, lo lắng –
ngun nhân chính khiến bạn khó ghi điểm trong các bài thi.



<b>3. Trước khi viết câu trả lời, hãy đọc kỹ những từ chỉ dẫn</b>


Những câu hỏi có thể chứa những từ/cụm từ hướng dẫn bạn cách viết câu trả lời.
Nếu đề bài yêu cầu bạn đánh giá một thuyết nào đó trong triết học, bạn sẽ khơng
thể ghi điểm tối đa nếu bạn chỉ nêu thuyết đó. Hãy chắc chắn rằng mình hiểu rõ
câu hỏi yêu cầu điều gí trước khi đặt bút viết câu trả lời.


<b>4. Lập dàn ý trước khi viết câu trả lời</b>


Dù có nhận ra hay khơng, các giám khảo đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cô đọng
và rõ ràng của một câu trả lời chặt chẽ. Đặt bút viết với hy vọng câu trả lời sẽ
“hiện ra” đâu đó trong đoạn văn chỉ tốn thời gian mà lại không hữu hiệu. Một
người biết khơng nhiều nhưng iết cách thể hiện những gì mình biết vẫn có khả
năng “ghi điểm” cao hơn những người biết nhiều nhưng lại không biết thể hiện
những gì mình biết. Việc lập dàn ý sẽ gi úp bạn có một câu trả lời lơ-gic và chặt
chẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

Phần mở (giới thiệu) sẽ là phần dẫn dắt và nêu vắn tắt những ý chính trong câu trả
lời. Phần kết sẽ là phần tóm tắt lại những điểm đã được nêu ra và giải quyết trong
phần thân. Việc này không chỉ giúp người đọc dễ theo dõi câu trả lời mà còn giúp
bạn đảm bảo rằng mình đang đi đúng hướng và đang trả lời thẳng vào vấn đề.
<b>6. Dành thời gian cuối giờ để xem lại bài</b>


Việc này là hết sức cần thiết bởi khi viết với tốc độ nhanh vì bị hạn chế về thời
gian, chúng ta thường viết sai chính tả, bỏ sót từ/cụm từ, bỏ sót phần nào đó của
câu hỏi khi trả lời, ghi nhầm số (ví dụ: ghi nhầm 1395 thành 1953; $0.60 thành
$60 .v.v…)


<b>7. Cân nhắc câu trả lời khi không chắc chắn</b>



Khi bạn khơng thể nhớ chính xác là năm 1884 hay 1894 thì tốt nhất hãy ghi trong
câu trả lời là “vào khoảng cuối thế kỷ 19”. Một khoảng thời gian đúng vẫn được
coi là chính xác nhưng một mốc thời gian sai thì vẫn là một câu trả lời khơng
chính xác. Nếu có thể, hãy tránh đưa ra những tuyên bố hay những câu khẳng định
<b>quá chắc chắn. Một câu trả lời khôn ngoan của một người được học hành phải thể </b>
hiện được thì độ bình tĩnh và tư duy triết học.


Có câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” và việc chuyẩn bị làm một bài thi tự luận
cũng như vậy, bạn nên thực hành những bước trên thật nhuần nhuyễn để tạo cho
mình sự tự tin khi làm bài thi.


Chúc bạn thành công!


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

Mình muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm học Tiếng Anh ( mình đã qua
nhiều giai đoạn trong việc học tiếng Anh nên có ít nhiều kinh nghiệm)


1. Học tiếng Anh phải có mục tiêu cụ thể. VD: Tôi học để bỏ vào hồ sơ phỏng vấn
xin việc, học để lấy bằng TOEFL, IELTS để nộp hồ sơ xin đi du học v..v. Nếu
không lý do hoặc đại khái “Tôi học để biết thêm một ngoại ngữ”, khơng có gì sai
nhưng mình nghĩ sẽ khó tập trung vào việc học nếu chung ta không biết cụ thể
chúng ta học để làm gì.


2. Nếu các bạn học Toefl , mình xin có một số ý như sau. Học thi Toefl, mục tiêu
chính chúng ta phải lấy Toefl trên bao nhiêu điểm (tùy theo từng người), vì vậy
phải làm nhiều đề để rèn luyện kĩ năng làm bài. Việc sưu tập đề thi khơng khó,
sách bán rất nhiều ngồi các tiệm sách, trên mạng cũng có nhiều chỗ để lấy về
làm. Nhưng làm bài để hiệu quả thì mình đã làm như thế này. Mình bắt đầu làm y
như mình đi thi khơng coi bài giải, không tra chỗ này chỗ kia. Nếu nhắm thấy làm
hết tất cả các phần rất mệt (mất trên 3 tiếng đồng hồ) thì làm từng phần một nhưng
phải hồn thành hẳn một phần. Đừng đốn đại nhé, câu nào chọn cũng phải có lý


do của nó, đại cũng chọn cái đáng chọn nhất (đừng thảy xúc sắc hay nhắm mắt
chọn đại một câu, hoặc làm giữa chừng thấy mệt mệt nên làm cho xong mấy câu
còn lại để còn coi lời giải). Sau khi làm xong bắt đầu tra lại đáp án. Lúc này hãy
lưu ý thật kỹ những câu bạn làm sai và những câu bạn đốn . Hãy phân tích tại sao
mình làm sai (lúc này phải dùng từ điển, sách vở để kiểm tra thật kỹ cái nào đúng
cái nào sai ), ghi chép lại cẩn thận những lỗi này và đánh dấu câu mình làm sai đó
lại. Sau này khi mình ơn lại , mình khơng cần ôn lại hết cả đề thi cũ mà mình chỉ
làm lại những câu sai thôi, sẽ không mất thời gian nhiều ( câu đúng nếu bạn đã suy
nghĩ và làm đúng thì dù làm lại trăm lần bạn vẫn làm đúng vậy thì ơn lại làm gì).
Có những sai lầm khi làm đề : (1) Làm một lần khơng ngó lại đề đó nữa (lần sau
gặp những đề tương tự mình nghĩ chỉ có được kết quả bằng lần trước, khơng thể
hơn, vì mình có đề phòng lỗi sai đâu) (2) Làm chỉ để đếm số câu đúng (bạn sẽ
khơng học được gì từ những lỗi sai và lần sau làm một đề tương tự điểm cũng sẽ
như thế)


Các lỗi gài trong Toefl không nhiều. Trong khi làm bài tại nhà đừng ngán khi
mình mắc lỗi sai. Vì mình sai càng nhiều thì mình sẽ càng ghi nhớ được nhiều lỗi
sai và cứ làm thế sai quá đến lúc nào đó khơng thể sai được nữa thì nó sẽ đúng thơi
( và đó là lúc thi! )


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

thường nói lướt lướt những âm cuối câu, làm cho người đối diện rất khó nghe và
hiểu. Cố gắng nói chậm một tí, phát âm rõ từng âm một. Còn một cái nữa, dùng
câu chữ đơn giản, càng đơn giản thì càng dễ nói dễ hiểu.


4. Mình có biết một số nguồn để học tiếng Anh:


Trang này dùng để luyện nghe giọng chuẩn của Mỹ, có thể download bản tin nói
lẫn bài viết về để luyện





Trang này có thêm cả đoạn video. Khi đặt trong ngữ cảnh thì chúng ta sẽ dễ hiểu
người ta nói gì hơn, tiếp thu sẽ nhanh hơn.


Ghi chú:


1. Tất cả những ý trên đây là kinh nghiệm của mình. Mình đã làm ngược lại trong
thời gian dài và mất rất nhiều thời gian để khắc phục. Mình chỉ mong lưu ý sớm
với những bạn đang học anh văn để đừng mắc phải thơi. Bài viết chưa hồn chỉnh
do mình nghĩ sao thì và viết ra vậy, mình sẽ viết lại hồn chỉnh sau.


2. Mình học tiếng Anh khơng giỏi, và áp dụng những cách này mình đã qua được
các kỳ thi tiếng Anh và nói được (tuy vẫn còn phải cải thiện nhiều). Nên các bạn
vững tin nhé “nếu Hoằng còn học được Tiếng Anh thì các bạn đương nhiên học
được”.


3. Một số anh chị em đọc bài này rất giỏi tiếng Anh và có rất nhiều kinh nghiệm.
Nếu thấy có gì cần góp ý trong bài này thì xin góp ý cho mình để mình hồn chỉnh
cách học cho chính mình và chia sẻ để mọi người cùng học hỏi. Mục đích chính là
làm sao cho việc học ngoại ngữ của chúng ta sẽ hiệu quả và đỡ mất thời gian của
chúng ta hơn.


<b>Điểm cao = Kiến thức + Kỹ năng</b>


<b>Bạn đã bao giờ phải ―kêu trời‖ khi nhận lại bài thi bị ―trừ </b>
<b>đầu trừ đi‖ vì những lỗi vớ vẩn, khơng đâu? Ngun </b>
<b>nhân của việc mất điểm lúc này không phải bởi kiến thức </b>
<b>bạn còn hạn chế mà là do bạn thiếu kỹ năng làm bài. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

<b>Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu cách tránh những lỗi do bất cẩn gây ra. </b>


<b>Thứ nhất, hãy đọc thật kỹ đề bài và chỉ bắt tay vào làm khi hiểu rõ mình sẽ phải </b>
làm gì. Nhiều thí sinh do quá vội vã làm bài nên không chịu đọc kỹ yêu cầu và
chuyện lạc đề là khó tránh khỏi.


<b>Thứ hai, phân bổ thời gian sao cho hợp lý để khơng bị rơi vào tình trạng vội vã </b>
hồn thành bài làm vào phút chót. Nếu có 50 câu trắc nghiệm và thời gian làm bài
là 50 phút thì bạn sẽ chỉ có trung bình 1 phút để hồn thành một câu hỏi. Giải pháp
khơng phải là do thời gian làm từng câu bằng đồng hồ tính giờ mà hãy chia 50 câu
ấy thành từng mảng (ví dụ: đọc hiểu, ngữ âm hay điền từ .v.v…) và căn thời gian
cho từng mảng ấy. Hãy bám sát lịch trình ấy để đảm bảo rằng bạn đang làm bài
đúng tiến độ và không bị thiếu thời gian.


<b>Thứ ba, đừng thay đổi câu trả lời ban đầu khi khơng có căn cứ xác đáng. Các </b>
nghiên cứu đã chỉ ra rằng linh cảm đầu tiên của bạn thường có khả năng chính xác
cao hơn. Bạn chỉ nên thay đổi câu trả lời nếu phát hiện mình đã hiểu nhầm ý của
câu hoặc bạn bắt gặp thơng tin ở đâu đó trong các phần khác của bài thi khẳng
định rằng câu trả lời đầu tiên của bạn là khơng chính xác. Cuối cùng, cố gắng dành
một khoảng thời gian đủ để bạn xem lại bài, kiểm tra liệu mình có để sót câu nào
chưa trả lời, đánh đấu nhầm vào tờ trả lời riêng hay có sơ suất gì nữa không.
Thông thường, điểm số của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn biết cách chia việc làm
bài thi trắc nghiệm thành ba bước:


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

<b>Bước 2: Sau khi hoàn thành bước 1, quay lại đọc và làm những câu mà bạn đã bỏ </b>
qua. Ở bước này chúng ta sẽ áp dụng một chiến thuật khác: nhận diện và loại trừ
những phương án trả lời mà bạn tương đối chắc chắn là khơng chính xác.


Dựa trên những kiến thức mà bạn có được về mơn học, loại trừ những
phương án lựa chọn sai rõ ràng hoặc khơng thích hợp. Trong các bài trắc


nghiệm, những phương án này thường khơng có liên hệ về mặt ngữ pháp
với câu hỏi.


Loại trừ những phương án tương tự về mặt lo-gic với một phương nán nào
đó. Ví dụ, nếu các phương án trả lời là a.) sleeping, b.) listening, c.) staring,
or d.) napping thì ta có thể loại trừ a và d do hai phương án này có cùng ý
nghĩa, ta chỉ có một đáp đúng duy nhất nên rõ ràng theo lo-gic cả hai
phương án đều không phù hợp.


<b>Bước 3: Một khi bạn đã huy động tối đa kiến thức và loại trừ được bớt các phương </b>
án trả lời nhưng vẫn còn hơn một lựa chọn thì đã đến lúc bạn phải sử dụng đến khả
năng suy đốn của mình. Điều này không đồng nghĩa với việc tung đồng xu may
rủi mà là sử dụng tư duy phản biện. Hãy chú ý những “dấu hiệu” đặc biệt về mặt
ngôn ngữ vì chúng sẽ cho bạn rất nhiều thơng tin hữu ích.


<i>Hãy thận trọng với những cụm chỉ sự tuyệt đối như always, never, </i>


<i>invariably, none, all, every hay must. Những phương án có những cụm từ </i>
dạng này thường khó có khả năng trở thành đáp án đúng. Khi thấy phân
vân, hãy thử thay chúng bằng những cụm từ cùng loại chỉ mức độ tương đối
<i>như frequently/ typically (thay cho always hay most), some (thay cho all/ </i>
<i>every). Kiểm tra xem phương án trả lời hợp lý hơn hay kém hợp lý hơn lựa </i>
chọn ban đầu thì bạn sẽ xác định được phương án trả lời cuối cùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

cụm để làm rõ ý nghĩa vào phương án trả lời đúng trong các câu hỏi nhiều
<i>lựa chọn hoặc các câu đúng (True) trong phần True/False. Ví dụ: Under </i>
<i>typical conditions, most of a child's core values are set by approximately </i>
<i><b>age ten. (Trong những điều kiện nhất định, hầu hết giá trị tinh thần cốt </b></i>
<i><b>lõi của một đứa trẻ được thiết lập lúc trẻ xấp xỉ 10 tuổi). Trong ví dụ trên, </b></i>
những cụm từ in nghiêng được gạch chân đã hạn chế và nêu rõ điều kiện để


câu nói này đúng. Xác định được những gợi ý dưới dạng như thế này sẽ
giúp bạn nhận diện câu trả lời đúng.


<b>Nói cách khác, những cái ―bẫy‖ trong các câu hỏi nhiều lựa chọn và các câu sai </b>
<b>trong phần True/False thường không được ―trau chuốt‖ về mặt từ ngữ. Chúng </b>
thường mang ý nghĩa quá tuyệt đối. Quay trở lại ví dụ trên, nếu ta bỏ hết những
<i>cụm định lượng thì mức độ chính xác của câu nói rất đáng nghi ngờ: A child's </i>
<i>values are set by age ten. </i>


Cuối cùng khi bạn đã áp dụng hết những chiến thuật mà bạn biết mà vẫn còn nhiều
<b>hơn 1 phương án trả lời, bạn khơng cịn cách nào khác ngồi việc ―đốn‖ đáp án. </b>
Khi đó hãy chọn phương án nào dài hơn và có nhiều cụm định lượng/ làm rõ nghĩa
hơn trong cách diễn đạt. Áp dụng bí quyết tương tự đối với các câu True/False:
câu đúng (True) thường là những câu chi tiết hơn, có nhiều cụm từ định lượng/
làm rõ nghĩa hơn; câu sai (False) là những câu ngắn và thường mang những cụm
có ý nghĩa tuyệt đối.


Chúc bạn làm bài thi tốt nhé!


<i><b>Diệu Linh – Global Education (Tổng hợp). </b></i>
<b>7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ơng.
<b>1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói </b>


Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn khơng mắc lỗi, có nghĩa là
bạn khơng học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói
tiếng Anh với người nước ngồi. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau
khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ
vấp ngã.



<b>2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào</b>


Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình u
thích. Nếu bạn là người u thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa
tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng
hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ
cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe
càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là
người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh
tiếng Việt với tiếng Anh.


Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này.
Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ
chú trọng vào ngữ pháp và nghe.


<b>3. Học cách ghi nhớ</b>


Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các
học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này.


<b>4. Tạo ra cho mình một mơi trường tiếng Anh</b>


Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán
những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha
một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh
đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay
bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả
7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi
lúc.



<b>5. Hãy nối mạng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

nơi mà cơ có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ.
Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.


Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy
rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan
trọng hơn cả là: giao tiếp.


<b>6. Học từ vựng một cách có hệ thống</b>


Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao
tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của
mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng
liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục
chẳng hạn:


Chủ đề: shopping, holidays, money vv…


Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…


Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…


Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..


<b>7. Bạn hãy phấn khích lên </b>



Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hơm nay, đừng để
đến ngày mai. Hồi cịn ở London, tơi có một cơ bạn người Thái Lan theo học
nghành thiết kế thời trang. Cơ ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cơ 15 tuổi, cơ đã tự
xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cơ đã
tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cơ mơ ước rồi bắt tay
vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được
nhận vào học, thì cơ đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn
ngoan vì một năm sau, khi khố học kết thúc, cơ trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè
cơ vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngồi. Bây giờ thì cơ
ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

<b>Bí quyết giúp bạn nghe giảng tốt hơn</b>


<b>Nghe giảng trên lớp là một phần hết sức quan trọng của một </b>
<b>khố học vì phần lớn những gì bạn cần phải tiếp thu đều </b>
<b>được cô đọng trong các bài giảng. Tuy nhiên, lắng nghe và </b>
<b>hiểu những gì thầy cơ nói là một q trình tư duy địi hỏi bạn </b>
<b>phải hết sức chú ý và suy nghĩ về những gì bạn nghe thấy. </b>


Bí quyết giúp bạn nghe giảng tốt hơn


Nghe giảng trên lớp là một phần hết sức quan trọng của một khố học vì phần lớn
những gì bạn cần phải tiếp thu đều được cơ đọng trong các bài giảng. Tuy nhiên,
lắng nghe và hiểu những gì thầy cơ nói là một q trình tư duy đòi hỏi bạn phải hết
sức chú ý và suy nghĩ về những gì bạn nghe thấy.


Bạn có thể nghe giảng tốt hơn khi biết áp dụng đúng cách những điều dưới đây:
<b>Chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức: Bạn chỉ có thể tiếp thu bài giảng tốt nhất </b>
khi bạn có đủ kiến thức để hiểu những điều thầy cơ nói. Hãy đảm bảo rằng bạn đã
hoàn thành tất cả bài tập về nhà (các bài tập lớn, các bài luyện tập và cả những


phần đọc thêm ở nhà). Hãy xem lại vở ghi phần bài học hôm trước. Nghĩ xem bạn
đã biết những gì về chủ đề sẽ được nói tới trong bài học hơm nay.


<b>Chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần: Tinh thần hứng khởi sẽ giúp bạn tiếp thu bài </b>
tốt hơn. Thái độ của bạn khi đến lớp không chỉ ảnh hưởng đến mức độ hiểu bài
của bạn mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả bài giảng của thầy cô và khơng khí học
tập của cả lớp. Hãy tìm hiểu những điều khiến chủ đề của giờ học sắp tới trở nên
thú vị và hữu ích.Hãy nỗ lực hết mình để hiểu những gì thầy cơ giảng trong bài
học sắp tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

bạn ghi bài tốt hơn.


<b>Lắng nghe một cách cởi mở: Hãy lắng nghe những gì thầy cơ bạn nói. Việc đặt </b>
ra những câu hỏi là rất tốt miễn là bạn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những quan
điểm khác khơng ngồi quan điểm của bản thân.


<b>Lắng nghe một cách chủ động: Bạn hồn tồn có thể suy nghĩ với tốc độ nhanh </b>
hơn tốc độ nói của thầy cô. Hãy tận dụng ưu thế này để đánh giá những gì thầy cơ
đã nói và cố gắng hình dung những gì thầy cơ sẽ nói tiếp theo. Đừng quên ghi lại
những ý quan trọng, những chi tiết cần lưu ý trong bài giảng của thầy cô. Tuy bạn
có thể suy nghĩ nhanh hơn tốc độ nói của thầy cơ nhưng tốc độ viết bao giờ cũng
chậm hơn tốc độ nói. Vì vậy, ghi bài địi hỏi bạn phải quyết định nên viết cái gì,
mà để làm được điều này bạn phải biết lắng nghe một cách chủ động. Đây cũng là
phương pháp giúp cải thiện tư duy để phát triển kỹ năng nói của bạn.


<b>Chấp nhận thử thách: Đừng “đầu hàng” và bỏ nghe giữa chừng khi bạn thấy </b>
thông tin được trình bày q khó hiểu. Khi đó, hãy lắng nghe chăm chú hơn và nỗ
lực hơn để hiểu những gì đang được đề cập đến. Đừng ngại đặt câu hỏi cho thầy
cơ vì việc đó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn.



<b>Đừng quá để ý đến mơi trường xung quanh: Lớp học hơm nay có thể ồn ào, </b>
quá nóng, quá lạnh, quá sáng hay quá tối nhưng đừng để những yếu tố khách quan
ấy ảnh hưởng tới bạn. Hãy dồn sự chú ý của mình vào việc quan trọng hơn - HỌC
TẬP.


Khi bạn có thể áp dụng được những kinh nghiệm trên đây một cách đúng đắn và
hợp lý, chắc chắn bạn sẽ có những giờ học thực sự bổ ích và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(185)</span><div class='page_container' data-page=185>

<i><b>Diệu Linh – Global Education (Tổng hợp) </b></i>


<b>Huy động vốn từ vựng trong giao tiếp </b>


<b>Trong việc rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh, hầu như học </b>
<b>viên ngoại ngữ nào cũng đều thừa nhận rằng kỹ năng nói là </b>
<b>một kỹ năng phức tạp và khó luyện tập. Bởi vì có rất nhiều </b>
<b>học viên gặp khó khăn khi huy động vốn từ vựng trong giao </b>
<b>tiếp. Vậy làm thế nào để khắc phục được vấn đề này? </b>


Sở dĩ học viên gặp khó khăn trong khi lựa chọn cách diễn đạt là do học viên học từ
mới một cách bị động. Điều đó có nghĩa là vốn từ vựng của học viện bị “đơng
cứng” hay nói cách khác chúng khơng được dùng một cách tích cực. Đa số học
viên đều học từ mới theo một cách rất đơn giản. Đó là học thuộc chúng một cách
máy móc. Kết quả là sau một thời gian nhất định chúng ta quên dần các từ chúng
ta từng dày công học tập.


Một nguyên tắc thông thường trong ghi nhớ đó là chúng ta cần phải tạo ra những
dấu mốc để ghi nhớ. Do đó, thay vì kiểm tra từ điển ngay sau khi bắt gặp từ mới
nào đó, bạn phải dành chút ít thời gian tập đốn nghĩa của từ ấy thơng qua ngữ
cảnh của câu trước. Sau đó bạn hãy kiểm tra phán đốn của mình bằng cách tra từ
điển.



</div>
<span class='text_page_counter'>(186)</span><div class='page_container' data-page=186>

viết từ mới ấy ra một tờ giấy hay một cuốn sổ nhỏ trong đó bao gồm các từ cùng
họ với từ mới ấy cũng như cách phát âm của chúng. Sau đó bạn hãy phát âm to từ
đó và tập đặt câu với chúng. Bạn có thể sử dụng ngữ cảnh sẵn có của câu hoặc các
nét nghĩa khác của từ mới đó để vận dụng vào đặt câu. Chính sự chuẩn bị cần thiết
này là yếu tố giúp vốn từ vựng của chúng ta trở nên chủ động và dễ huy động hơn.
Một cách học từ mới khá hiệu quả khác đó là học viên học theo mơ hình cây gia
đình. Chẳng hạn bạn cần học từ “grandfather” thì thay vì học một từ mới riêng lẻ
này bạn hãy liệt kê các thành viên khác của gia đình như các từ mới chỉ “cơ, dì,
chú, bác…” Cách học này thực sự giúp bạn huy động nhiều từ cùng một lúc và do
đó vốn từ vựng của bạn ngày càng được cải thiện và trở nên động hơn.


Một cách học từ mới khác cũng khơng kém phần hiệu quả. Đó là học từ mớI thông
qua các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với chúng. Cách trau dồi mớI kiểu này sẽ
giúp học viên phát triển tư duy lơ gíc và do đó học viên sẽ nhớ từ mới lâu hơn.
Ngoài ra trong quá trình học từ mới học viên nên thực hiện quá trình kiểm tra chéo
tức là tìm từ Tiếng Việt tương đương cho một từ Tiếng Anh hoặc ngược lại. Hoạt
động này giúp học viên đẩy nhanh quá trình lựa chọn từ trong khi giao tiếp.
Những phương pháp trên chỉ là gợi ý nhỏ cho bạn có cách huy động vốn từ vựng
hiệu quả nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(187)</span><div class='page_container' data-page=187>

Chúc bạn thành công!


<i><b>Đỗ Thị Tình – Giảng viên Global Education. </b></i>




<b>Nguồn tham khảo đáng tin cậy </b>


<b>Quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học </b>


<b>đòi hỏi người học phải sử dụng rất nhiều nguồn tham khảo. </b>
<b>Dưới đây là 5 nguồn thơng tin đáng tin cậy mà bạn có thể </b>
<b>tham khảo. Bạn có thể dễ dàng kiếm chúng dưới dạng bản </b>
<b>in, chương trình trên đĩa CD-Rom hay dưới dạng trực tuyến. </b>


<b> </b>


<b>Từ điển (Dictionary) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(188)</span><div class='page_container' data-page=188>

<b>Từ điển đồng nghĩa (Thesaurus) </b>


<i><b>Từ điển loại này sẽ cung cấp cho bạn những từ đồng nghĩa (synonyms) với những </b></i>
từ thông dụng. Những từ đồng nghĩa được cung cấp trong từ điển này sẽ có cùng
<b>nghĩa hoặc có ý nghĩa tương tự từ gốc mà bạn cần tra. Ví dụ khi tra “easy‖ bạn sẽ </b>
<b>tìm thấy một từ đồng nghĩa của nó là ―simple‖. Một từ điển đồng nghĩa chứa </b>
nhiều từ đồng nghĩa cho một từ hơn một cuốn từ điển thông thường. Chúng không
chỉ giúp bạn diễn đạt ý tưởng của mình trong các bài viết một cách đơn giản, cơ
đọng và súc tích mà cịn khiến lời văn của bạn thêm sinh động, phong phú bởi
những cách diễn đạt khác nhau.


<b>Bách khoa toàn thư (Encyclopedia) </b>


Bách khoa toàn thư thường cung cấp cho người đọc những bài viết về nhiều lĩnh
vực khác nhau mà tác giả là những chuyên gia, học giả hàng đầu trong lĩnh vực
đó. Bên cạnh đó, bách khoa tồn thư cịn có thể cung cấp những hình ảnh minh
hoạ, bản đồ, định nghĩa của các từ và những nguồn tham khảo khác mà bạn có thể
sử dụng để tìm thêm thơng tin. Một cuốn bách khoa tồn thư thông thường


(<i><b>general encyclopedia)</b></i> cung cấp những bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau. Cịn
bách khoa tồn thư theo chủ đề (<i><b>subject encyclopedia) </b></i>sẽ có những bài viết đầy đủ



và chi tiết hơn tập trung vào các chủ đề, những sự kiện hay về một lĩnh vực nghiên
cứu nhất định.


<b>Niên lịch (Almanac) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(189)</span><div class='page_container' data-page=189>

như nhiều vấn đề khác. Và mỗi năm niên lịch lại được cập nhật một lần nên những
thơng tin mà nó cung cấp sẽ là những thơng tin mới nhất.


<b>Tập bản đồ (Atlas) </b>


<b>Atlas là tuyển tập những tấm bản đồ. Phổ biến nhất hiện nay là tập bản đồ nêu rõ </b>
đặc điểm chính trị cũng như địa hình của các quốc gia trên thế giới. Bản đồ hành
<i><b>chính (political map) chỉ rõ ranh giới giữa các quốc gia. Bản đồ địa lý (physical </b></i>
<i><b>map) chỉ ra những đặc điểm của bề mặt trái đất như núi, sa mạc hay mực nước </b></i>
<i><b>biển. Bạn cũng có thể sử dụng bản đồ hướng dẫn (road map) để tìm đường đi từ từ </b></i>
nơi này đến nơi khác. Ngoài ra những bản đồ đặc biệt dành cho những lĩnh vực
khác như bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ đại dương, thậm chí cả bản đồ cấu trúc
cơ thể con người.


Tận dụng tốt những nguồn tham khảo quan trọng này sẽ giúp bạn tìm thấy những
tài liệu cần thiết cho cơng việc học tập và nghiên cứu của mình.


Chúc bạn thành công!


<i><b>Đồng Giang – Giảng viên Global Education. </b></i>


<b>Những lỗi thường gặp trong lời chào đầu thư và lời chào cuối thư </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(190)</span><div class='page_container' data-page=190>

<b>thư giúp bạn viết một là thư tiếng Anh cho đúng và hay.</b>



<b>1. Lời chào đầu thư (Salutations) </b>


Có rất nhiều lời chào đầu thư nhưng việc lựa chọn từ ngữ thích hợp với tình huống
và người nhận thư là rất quan trọng.


Những lời chào đầu thư thường dùng:
<i><b>Dear Bill, (Bill thân mến,) </b></i>


Có thể gọi người nhận thư bằng tên riêng. Trong thư tín giao dịch cũng có người
gọi tên riêng của người nhận để tạo ấn tượng thân thiện, tin cậy, và chân thật. Tuy
nhiên, một số người cho rằng viết như vậy là bất lịch sự, vì vậy bạn nên cẩn thận
cách gọi ở lời chào đầu thư.


<i><b>Dear Ms. White, (Bà White kính mến,) </b></i>


Đây là lời chào đầu thư gửi cho người phụ nữ mà bạn hồn tồn khơng quen biết
hoặc không biết rõ lắm.


<i><b>Dear Mr. Brown, (Ơng Brown kính mến,) </b></i>


Đây là lời chào đầu thư để gửi cho đàn ơng nói chung khơng phân biệt người đó
đã lập gia đình hay chưa.


<i><b>Dear Mrs. Green,/ Dear Miss Black, (Bà Green kính mến, / Cơ Black thân mến,) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(191)</span><div class='page_container' data-page=191>

<i><b>Dear Professor Fill More, (Thưa giáo sư Fill More,) </b></i>


<i><b>To whom it may concern, (Gửi những người có thể liên quan,) </b></i>



Đây là lời chào đầu thư được viết khi gửi đến cơ quan hay tổ chức nào đó và nhờ
chuyển đến người có liên quan.


<i><b>Dear Sir or Madam, (Kính thưa ơng hay bà,) </b></i>


Bạn viết lời chào này trong trường hợp không biết rõ người nhận là nam hay nữ và
<i>bạn không muốn dùng to whom hay it may concern. </i>


<b>Lưu ý: </b>


Đối với những lá thư gửi đến người cùng trang lứa ví dụ như bạn thân, bạn khơng
<b>cần phải q khách sáo, có thể lược bỏ Dear. Có thể dùng những từ sau đây, đặc </b>
biệt cho e-mail thăm hỏi hơn là thư tín.


<i><b>Hello, Chào, </b></i>


<i><b>Hello John, Chào John, </b></i>


<i><b>Hi! /Hi, (Chào! /Chào,) </b></i>


<i><b>Hi John! Chào John! </b></i>


<i><b>John, John, </b></i>


<b>Những lỗi thường gặp khi viết lời chào đầu thư: </b>


<i><b>Dear Sir, Thưa ông, </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(192)</span><div class='page_container' data-page=192>

<b>may concern,. </b>



<i><b>Dear Ms. Mary White, Hay Dear Mary White, (Mary White thân mến,) </b></i>


<b>Ta chỉ cần viết Dear Ms. White, hoặc Dear Mary, chứ không cần viết đầy đủ cả </b>
họ và tên.


<b>2. Lời chào cuồi thư (Complimentary closings) </b>


Một số lời chào cuối thư thường được viết như sau :


<i><b>Yours truly, /Yours sincerely, /Yours, /Sincerely, /Very truly yours, (Kính </b></i>
<i>thư,) </i>


<i><b>Best wishes, (Chúc mọi sự tốt lành,) </b></i>


<i><b>Love, (Thân mến,) </b></i>


<i><b>See you! /See ya! (Hẹn gặp lại!) </b></i>


<i><b>All for now, (Bây giờ xin dừng bút,) </b></i>


<i><b>Write soon! (Hãy sớm trả lời thư nhé!) </b></i>


<i><b>Good-bye for now, (Bây giờ xin chào tạm biệt nhé,) </b></i>


<i><b>Bye for now! (Bây giờ tạm biệt nhé!) </b></i>


<i><b>Later, (Hẹn lần sau,) </b></i>


<i><b>Bye-bye, (Tạm biệt,) </b></i>



<i><b>Talk to you later, (Lần sau nói tiếp,) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(193)</span><div class='page_container' data-page=193>

Lời chào đầu thư và lời chào cuối thư phải phù hợp và thống nhất với nhau và với
nội dung bức thư về văn phong, mức độ trang trọng hay thân mật.


<b>Ngoài những bức thư tình ra, nam giới sẽ khơng viết Love, cho lời chào cuối thư. </b>
Nhưng nữ giới có thể dùng lời chào này cho người mà mình có thiện cảm hoặc
người thân thiết. Đối với các thư tín thương mại thường dùng lời chào cuối thư rất
<i><b>lịch sự như : Yours truly, /Yours sincerely, /Yours, / Sincerely, (Kính thư,) </b></i>
Trong những bức thư gửi bạn bè, lời chào cuối thư như trên nhiều khi không cần
thiết. Nếu là e-mail thì có nhiều điều được bỏ bớt. Những ví dụ sau đây được viết
khi muốn lá thư có vẻ thân thiện hơn, mang tính chất riêng tư, cụ thể hơn. Tuy
nhiên bên dưới vẫn phải ký tên (nếu là e-mail thì phải đánh máy tên.)


<i><b>Hoping to hear from you soon. (Hy vọng sớm nhận được tin của bạn.) </b></i>


<i><b>Look forward to seeing you next week. (Mong gặp bạn vào tuần sau.) </b></i>


<i><b>I have to go to work now. I will write again. (Tôi phải đi làm bây giờ. Tôi sẽ viết </b></i>
<i>lần nữa.) </i>


<i><b>That‘s all I have time to write now. (Bây giờ tôi viết như thế là đủ rồi.) </b></i>


<i><b>I‘m too sleepy to write any more. (Tôi buồn ngủ quá không thể viết thêm nữa.) </b></i>


<i><b>I‘d better sign off now. (Tốt hơn tôi nên dừng bút bây giờ. ) </b></i>


Chúc bạn thành công!


<i><b>Phạm Trang – Giảng viên Global Education. </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(194)</span><div class='page_container' data-page=194>

<b>Năm học vừa mới bắt đầu và ai cũng hào hứng đặt </b>
<b>cho mình nhữn mục tiêu và cái ―đích‖ cần đạt được. </b>
<b>Như một quy luật, chúng ta chỉ thành cơng khi đạt </b>
<b>được những cái ―đích‖ mà chúng ta đã hướng tới. Vì </b>
<b>vậy, đặt mục tiêu học tập đóng một vai trị hết sức </b>
<b>quan trọng để có một năm học thực sự ―bội thu‖. </b>


Mục tiêu học tập thường được chia làm hai loại chính:
mục tiêu ngắn hạn (short-term goal) và mục tiêu dài hạn
(long-term goal). Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu mà bạn muốn sớm đạt được, ví dụ
như việc hồn thành bài tập về nhà hơm nay và làm tốt bài kiểm tra vào sáng hơm
sau. Cịn mục tiêu dài hạn (long-term goal) là những mục tiêu mà bạn phải ước
tính phải mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được, ví dụ như việc hồn
thành bài tập lớn và đạt điểm cao trong kỳ thi cuối kỳ.


Tuy nhiên, dù là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, bạn phải biết rõ điều quan trọng
mà bạn cần đạt được là gì. Sau đó, bạn có thể đề ra những mục tiêu cụ thể hơn để
biến điều đó thành hiện thực. Nếu bạn khơng có những mục tiêu cụ thể, những nỗ
lực hay cố gắng của bạn sẽ khơng có phương hướng và thiếu trọng tâm.


Mỗi mục tiêu mà bạn đề ra cần nêu rõ những điều bạn sẽ làm và khi nào bạn thực
hiện. Bên cạnh đó, mục tiêu học tập phù hợp là những mục tiêu đáp ứng được
những yêu cầu dưới đây:


<b>Trong tầm tay của bạn: Mục tiêu phù hợp là mục tiêu bạn có thể thực </b>
hiện với các kỹ năng và khả năng hiện có của bản thân. Muốn có những
mục tiêu như vậy, việc hiểu rõ thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân là
hết sức quan trọng.



<b>Thực tế: ví dụ như việc đề ra mục tiêu học 3 từ mới một ngày là khả thi và </b>
thực tế. Cố gắng học 50 từ một ngày là một mục tiêu không thực tế chút
nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(195)</span><div class='page_container' data-page=195>

nữa. Chính vì vậy, việc không thể kiểm tra được tiến độ thực hiện một mục
tiêu nào đó hay khơng nhận ra những thành quả mà mình đã đạt được sẽ
khiến bạn mất thời gian vào những việc vơ ích.


<b>Trong tầm kiểm soát của bạn: Khác với khi làm việc theo nhóm, những </b>
thành quả bạn đạt được khi thực hiện mục tiêu không nên lệ thuộc vào
người khác bởi bạn có thể kiểm sốt được những gì bạn làm, nhưng bạn
khơng thể kiểm sốt nổi những gì người khác làm. Bạn có thể hồn thành
những việc bạn phải làm nhưng người khác có thể khơng làm được như vậy
và bạn sẽ khơng hồn thành được mục tiêu của mình nếu mục tiêu của bạn
nằm ngồi tầm kiểm sốt của bản thân.


Đơi lúc cha mẹ, thầy cô hay người bảo hộ sẽ đặt ra những mục tiêu học tập cho
bạn. Hãy lắng nghe và chấp nhận những mục tiêu đó vì đây là những người biết rõ
điều gì là quan trọng và họ cũng rất quan tâm đến sự thành công của bạn. Họ cũng
là những người có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.


Chúc bạn có lựa chọn sáng suốt và có một năm học thực sự “bội thu”!
<i><b>Diệu Linh – Giảng viên Global Education </b></i>


<b>Thành công trên giảng đường đại học </b>


<b>Cũng giống như khi còn học tiểu học hay trung học, muốn </b>
<b>thời gian trên giảng đường đại học thực sự hiệu quả và </b>
<b>chất lượng bạn phải có động lực học tập, sự cố gắng nỗ lực </b>
<b>không ngừng, phương pháp học tập khoa học, khả năng </b>


<b>sắp xếp thời gian hợp lý và những chiến lược làm bài thi </b>
<b>hiệu quả. Thực tế, để thành công trên giảng đại học bạn </b>
<b>cần thực hiện những điều gì? </b>


Khi rời trường trung học bước chân vào giảng đường đại học, bạn sẽ nhanh chóng
nhận ra rằng sinh viên có động lực học tập cao hơn, khả năng học tập tiếp thu
những cái mới nhanh nhạy hơn; giáo viên yêu cầu bạn cao hơn; công việc học tập
khó khăn hơn và sinh viên phải độc lập hơn rất nhiều. Không những thế nếu bạn
học đại học xa nhà, bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống ở một nơi hồn tồn mới
mẻ. Vì vậy, Globaledu xin đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn có thể gặt hái thành
công trên giảng đường đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(196)</span><div class='page_container' data-page=196>

<b>1. Có mục tiêu rõ ràng </b>


Muốn thành công trên giảng đường đại học, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho việc
học. Bạn phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học.


Hiểu rõ lý do tại sao bạn thi vào trường đại học


Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể mà bạn muốn đ ạt được trong thời gian
học đại học


Biết mình sẽ phải làm gì để thực hiện được những mục tiêu đó


Biết chắc rằng những mục tiêu mình đề ra phù hợp với khả năng và những
mối quan tâm của bản thân


Linh hoạt – trong quá trình học tập nếu cần thiết hãy thay đổi mục tiêu dựa
trên kinh nghiệm của bản thân



<b>2. Sử dụng tiền một cách hợp lý. </b>


Ngồi việc học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn học đại học.
Hãy thực hiện những bước dưới đây nếu bạn không muốn lãng phí khoản tiền
dành riêng cho việc học đại học:


Lập một quỹ riêng và chi tiêu trong phạm vi quỹ đó


Mở tài khoản ngân hàng và kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản


Hãy chỉ sử dụng di động khi thực sự cần thiết. Số tiền chi cho việc gọi điện
có thể sẽ “gốn” một khoản không nhỏ trong ngân quỹ của bạn.


<b>3. Giữ sức khoẻ và tâm lý ổn định. </b>


Bạn cần phải có thể lực và tâm lý tốt nhất thì mới có thể học tập tốt ở bậc đại học.
Điều này có nghĩa bạn cần dành thời gian chăm sóc bản thân và giữ đầu óc ln
minh mẫn và tỉnh táo.


Ngủ đủ giấc


Đừng trông chờ vào cà-phê hay những đồ uống có hàm lượng cafein cao để
duy trì dự tỉnh táo. Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không
đường và hoa quả tươi sẽ giúp bạn khơng chỉ khoẻ mạnh mà cịn minh mẫn
và tỉnh táo nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(197)</span><div class='page_container' data-page=197>

tây chiên thì rất tiện lợi nhưng khơng tốt cho sức khoẻ.


Hãy tận dụng những dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên trong trường.
Những dịch vụ này bao gồm sơ cứu, kiểm tra sức khoẻ chi phí thấp và cấp


thuốc miễn phí.


Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên khố trước khi gặp
khó khăn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng.
<b>4. Tận dụng thư viện. </b>


Bạn sẽ dành khơng ít thời gian cho thư viện của trường đại học. Tận dụng nguồn
thông tin chủ yếu này một cách khoa học sẽ giúp bạn gặt hái thành cơng trong học
tập.


Tìm hiểu những nguồn thơng tin mà thư viện có thể cung cấp cho bạn ngay
khi bước chân vào giảng đường đại học


Học cách sử dụng các nguồn thông tin của thư viện


Khai thác triệt để những thiết bị hỗ trợ của thư viện như máy phô-tô, máy
đọc phim .v.v…


Kiểm tra xem liệu thư viện trường bạn có khu tự học hay khơng. Nếu có
hãy đăng ký sử dụng nếu thư viện yêu cầu bạn đăng ký khi muốn tự học tại
đó.


<b>5. Tham gia vào các hoạt động trong trường. </b>


Ở trường đại học, cịn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các
sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết.


Tham gia vao fcác câu lạc bộ sinh viên phù hợp với sở thích của bản thân.
Bạn sẽ tìm thấy có rất nhiều các câu lạc bộ như vậy để lựa chọn.



Tham gia một câu lạc bộ nào đó liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo
học. Điều này không chỉ giúp bạn học tốt hơn mà còn giúp bạn thiết lập
những mối quan hệ rất hữu ích cho sự nghiệp trong tương lai.


Tham gia đội thể thao nào đó của trường. Đây là một cách tuyệt vời để giữ
gìn sức khoẻ và làm quen với những người bạn mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(198)</span><div class='page_container' data-page=198>

Bạn sẽ học được những kinh nghiệm quý giá để hoà nhập với tập thể và
môi trường mới.




Đương nhiên muốn thành cơng trên giảng đường đại học địi hỏi rất nhiều cố gắng
và nỗ lực. Nhưng sự cố gắng và nỗ lực của bạn khi học tập tại đây sẽ vơ cùng hữu
ích cho cuộc sống của bạn sau này.




Chúc bạn thành công!


<b>Diệu Linh – Giảng viên Global Education. </b>


<b>How can I speak English like an American?</b>


This post is combined from here and here of Yahoo Answer!


Best Answers (the first one is chosen by asker, the second one is chosen by voters)
*************************************************************
By Two Lips:



I‟ve answered this question asked by someone else already, but here I go again.
First, WHY would you want to speak like an American? I‟m Canadian. Believe
me, you should aspire to speak like a Canadian instead. Canada is a cultural
mosaic while America is a melting pot. Canada encourages people to celebrate
their heritage and allows for dual citizenship, all of which is frowned upon in the
U.S. If you speak with an accent indicating that English is not your first language,
this is a NORMAL thing in Canada and no one will think any the worse of you.
Second, if you insist on speaking like an American, you do NOT have to learn
your grammar as others have suggested; rather, FORGET the gr ammar you do
know, especially the present perfect. Americans do not say, “I have forgotten my
key.” They say, “I forgot my key,” and they wouldn‟t be able to explain when one
is supposed to use the present perfect as opposed to the past simple.


Third, Americans have a tendency to swallow their words, so I would recommend
you put large amounts of gum in your mouth and speak while you chew.


Fourth, there are so many different accents throughout the North American
continent. You can‟t just say “American accent ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(199)</span><div class='page_container' data-page=199>

not easy to learn a different language. Congratulations on having done so.
Good luck in your endeavour.


*************************************************************
To speak well like the Americans, speak to Americans. Find and create every
opportunity to have a conversation.


Watch more American movie or TV program.


Don‟t be embarrassed about your grammar or vocabulary. The most important
thing is to use t as often as possible.



*************************************************************
Other answers are:


Practice makes perfect, they say. It is not always true though. Depending on how
old you are, whether you live in America or not, and of course depending on the
amount of communication (both when you speak and listen), you will get to a
certain degree of pronunciation. I am a professional translator and I lived in USA
for three years now, but I still speak with a Russian accent myself. I heard of a 76
-year old woman, living in Britain, who moved there when she was little, and she
speaks with an accent still. Try hard, attempt to listen not only to the words, but
the ways they are pronounced. Also try to sing after American singers - it will be
fun, not boring way to practice. If you have an opportunity ask an American to
correct your pronunciation, and don‟t get offended by it. BUT MOST


IMPORTANTLY, don‟t forget, that the main thing is your ABILITY to speak the
language - they understand you, that‟s really all that matters. HOW you speak it is
another matter - you want to be better? please yourself, but don‟t get stressed if it
doesn‟t work out - most of people don‟t even speak a second language.


*************************************************************


Watch CNN instead of BBC;) And - American films;) Well, generally I think most
of us have no accent - only the one of our native language… I would love to speak
British, but … I don‟t know, looks like I was born with American - somebody told
me… And it “improved” as I had an American teacher.. - maybe try that?


</div>
<span class='text_page_counter'>(200)</span><div class='page_container' data-page=200>

*************************************************************
And, finally, have fun with your study



<b>Đọc cũng là một cách học Tiếng Anh hiệu quả</b>


<b>Đọc thực sự là một quá trình học hỏi chủ động và trong </b>
<b>khi bạn học Tiếng Anh, đọc một bài khóa hay một bài viết </b>
<b>bạn cũng cần phải động não và vận dụng những kiến thức </b>
<b>đã được học. Và trong thời điểm này, tác giả cũng như </b>
<b>người đọc bài viết đều phải ―lao động‖ một cách nghiêm </b>
<b>túc. </b>


Khi đọc một bài viết, bạn có thể phải thực hiện cùng lúc một số hoặc tất cả những
hành động sau:


- Tưởng tượng trong đầu văn cảnh
- Hiểu được điều tác giả muốn nói
- Đồng ý hoặc không đồng ý với tác giả
<b>Những ưu điểm của việc đọc </b>


Khi bạn học một ngoại ngữ thì việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thực
sự rất quan trọng nhưng việc đọc cịn có rất nhiều ưu điểm và lợi ích.


<b> Học từ mới trong văn cảnh: Khi đọc văn bản, bạn sẽ thường xuyên </b>
tiếp xúc với các từ mới. Nếu có q nhiều từ mới trong văn bản thì có thể
bài đọc đó quá khó với bạn và bạn nên thử sức với những bài đọc đơn giản
hơn. Một bài đọc có khoảng năm từ mới mỗi trang thì rất thích hợp cho
việc học từ mới một cách dễ dàng và hiệu quả. Bạn có thể khơng cần dùng
đến từ điển vì bạn hồn tồn có thể đoán nghĩa của những từ mới dựa vào
văn cảnh. Đọc không chỉ giúp bạn học được từ mới mà còn giúp bạn biết
được cách sử dụng những từ này sao cho tự nhiên nhất.


</div>


<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /> Điểm chuẩn đại học ngoại ngữ- tin hoạc TP.HCM
  • 3
  • 701
  • 0
  • ×