Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN 2021 MSW LOGO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN TIN HỌC LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.05 KB, 19 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên người viết: PHẠM MẠNH THẮNG
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Văn Tám
Công tác được phân công: Giáo viên tin học
Tên đề tài:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT PHẦN MỀM MICROSOFT LOGO"
I. Đặt vấn đề:
Ở cấp tiểu học phần mềm Logo là phần mềm lập trình cơ bản, địi hỏi học
sinh phải có khả năng sáng tạo, kĩ năng phân tích bài tốn, có tính tư duy một cách
tích cực, linh hoạt và logic, học sinh phải biết áp dụng huy động tất cả khả năng đã
có vào tình huống để giải quyết vấn đề. Để tạo nền móng cơ sở ban đầu cho những
phần nâng cao trong các cấp tiếp theo cho học sinh . Chính vì lí do trên tơi chọn
chun đề “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm Logo”. Qua các
biện pháp trong đề tài sẽ giúp các em học tốt hơn phần mềm Logo.
II. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
1. Cơ sở:
a. Cơ sở lý luận:
- Ngay từ đầu năm học, đa số các em HS lớp 3,4,5 đã có một số kiến thức
căn bản về tốn học cũng như là sử dụng gần như tất cả các câu lệnhcủa phần
mềm. Bên cạnh đó, với vai trị của giáo viên đứng lớp, trực tiếp chọn và bồi dưỡng
học sinh năng khiếu, tơi thấy mình cần phải đầu tư nghiên cứu tìm ra phương pháp
phù hợp nhất để giảng dạy phù hợp nhất cho học sinh thân yêu của mình, đặc biệt


là hồn thiện kĩ năng vẽ tranh của các em.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Thực tế giảng dạy và khảo sát học sinh do tôi giảng dạy, tôi gặp phải
khơng ít những khó khăn:
+ Mức độ đọc chưa đồng đều. Một số em không quan tâm cách thao tác máy
tính. Học sinh làm các bài tập với thái độ chỉ biết làm mà không hiểu tại sao làm


như vậy, khơng có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức dẫn đến tiết học trở nên
nhàm chán không thu hút học sinh.
+ Các em còn lười đọc sách; chưa có thói quen đọc sách, báo, khơng chịu
khó rèn ở nhà và tìm hiểu về máy tính.
+ Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em.
2. Thực trạng (đánh giá thực trạng/ thực tế, thuận lợi, khó khăn):
2.1. Thuận lợi:
a. Nhà trường:
Tin học mới chỉ là môn tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện cho học
sinh được học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học môn Tin học. Đồng thời được sự ủng hộ của các cấp, các ban
ngành, các bậc phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất.
b. Giáo viên:
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng nhu
cầu dạy và học bộ môn tin học. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại quận, cụm và học tập trên mạng để
tiếp cận kịp thời với sự phát triển nhảy vọt của CNTT.
c. Học sinh:
- Tin học là môn học mới, trực quan sinh động, khám phá nhiều lĩnh vực nên
học sinh rất thích thú trong việc học Tin học nhất là những tiết thực hành trên máy
tính.
- Học sinh đam mê mơn học và có những sáng tạo tích cực trong các câu

lệnh vẽ.
2.2. Khó khăn:
a. Nhà trường:
- Cơ sở vật chất phòng tin học còn nhiều hạn chế (máy vi tính, máy chiếu,
…).
b. Giáo viên:
- Giáo viên chỉ giảng chay khơng có máy chiếu để trình diễn, chưa hướng
dẫn các em một cách trực quan, để các em có thể quan sát trực tiếp và tiết học
mang lại hiệu quả cao hơn.
c. Học sinh:
- Khả năng tư duy hình học và logic của học sinh cịn hạn chế.
- Học sinh chưa nắm bắt hết được cú pháp câu lệnh, chưa phân tích được các
hình mẫu.


- Vẽ hình hồn tồn bằng câu lệnh nên đa số các em còn lúng túng khi làm
bài tập.
- Đa số học sinh ở chưa có máy tính ở nhà nên việc tiếp cận CNTT cịn gặp
nhiều khó khăn, hạn chế, bỡ ngỡ, lúng túng khi dùng máy. Học sinh được tiếp xúc
với máy tính ở trường là chủ yếu do đó sự tìm tịi khám phá máy tính cịn hạn chế
nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp.
- Giao diện của phần mềm Logo là Tiếng Anh nên rất khó cho học sinh tiếp
xúc, sử dụng vì thế cũng có nhiều bất cập trong việc sử dụng phần mềm.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
* Giải pháp 1: Giúp các em nhận biết, phân biệt các câu lệnh trong phần
mềm.
Mỗi một lệnh trong Logo đảm nhận một cộng việc nhất định vì vậy để giúp
học sinh học tốt phần mềm Logo thì trước tiên giáo viên giúp học sinh học thuộc
câu lệnh thông qua nhiều hình thức khác nhau như ra bài tập theo hình thức trắc
nghiệm chọn câu trả lời đúng sai, kiểm tra bài cũ cả lớp dưới hình thức viết tự luận

trên giấy....
Viết đúng cú pháp hiểu được tác dụng của từng câu lệnh: giáo viên ra bài
tập dưới hình thức tự luận học sinh làm lại cho đúng cú pháp, đúng yêu cầu của đề
bài.
Nhận biết từng thành phần có trong màn hình chính của phần mềm như:
- Màn hình chính (sân chơi của rùa).
- Cửa sổ lệnh: + Ngăn chứa lệnh đã gõ.
+ Ngăn gõ lệnh.
Học sinh quan sát giao diện chính của phần mềm Logo và từng bước nhận
dạng các câu lệnh cụ thể dưới sự trợ giúp của giáo viên.
Những câu lệnh của Logo.
Lệnh đầy đủ Tên viết tắt
Home

Hành động của rùa
Rùa về chính giữa sân chơi

ClearScreen

CS

Rùa về vị trí xuất phát xóa tồn bộ sân chơi

ForwarD n

FD n

Rùa tiến về trước n bước

Right k


Rt k

Rùa quay phải k độ

Left k

Lt k

Rùa quay trái k độ

Back n

Bk n

Rùa lùi lại sau n bước


Logo là một ngơn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngơn ngữ
máy tính, xuất phát từ ngơn ngữ LISP, ngơn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn
ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích
học sinh tìm tịi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá
chặt chẽ.
Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây
cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi
thực hành những câu lệnh của Logo giáo viên cần lưu ý học sinh phải rất cẩn thận
khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ
thông thường dành cho câu lệnh.
Trước mỗi bài tập, bài thực hành, giáo viên luôn luôn yêu cầu học sinh chia
công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh

cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài tốn, cần rèn
luyện cho học sinh cách nhìn tổng hợp bài tốn.
Khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm giúp học sinh đồn kết, giúp đỡ
nhau trong học tập.
Trong phần mềm Logo:
+ Học sinh phải biết phân biệt từng câu lệnh đã học, phân tích hình mẫu nên
sử dụng câu lệnh nào cho phù hợp tương ứng với hình vẽ cần thực hiện. Trước mỗi
bài thực hành giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cụ thể hình mẫu, sử dụng
thích hợp các câu lệnh để hoàn thành tốt bài thực hành, hướng dẫn học sinh sử
dụng từng câu lệnh tương ứng với từng hành động của rùa.
Ví dụ: Bài 1: Tiếp tục với cách tính góc quay: Hoạt động 3 trang 47 tính
góc quay của các hình tam giác đều, bát giác đều, cữu giác đều, thập nhị giác đều.
giáo viên cho học sinh quan sát hình phân tích xem góc quay của mỗi hình có góc
quay bao nhiêu.
3 góc đều nhau: 360 : 3 = 120 độ
8 góc đều nhau: 360 : 8 = 45 độ
9 góc đều nhau: 360 : 9 = 40 độ
12 góc đều nhau: 360 : 12 = 30 độ
* Giải pháp 2: Phân tích bài tập mẫu.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát, phân tích hình mẫu để sử dụng
câu lệnh cho phù hợp với bài thực hành để nâng cao chất lượng: Làm nhanh, đúng,
chính xác, hiệu quả…
Ví dụ:
Hoạt động 4/47 SGK. Viết chương trình vẽ tạo hình trang trí theo mẫu (tam
giác đều, ngũ giác đều, lục giác đều, bát giác đều.


a

b


c

d

Hình a, Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 2 và chia việc cho từng học
sinh cụ thể như:
- Một bạn tính góc quay, một bạn vẽ hình.
- Hình được vẽ bởi các đường thẳng 100 bước có góc quay 360: 3 = 120 độ.
Fd 100

Rt 120

Fd 100

Rt 120

Fd 100

Rt 120

Hình b, Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 2 và chia việc cho từng học
sinh cụ thể như:
- Hình được vẽ bởi các đường thẳng 100 bước có góc quay 360: 5 = 120 độ.
Fd 100

Rt 72

Fd 100


Rt 72

Fd 100

Rt 72

Fd 100

Rt 72

Fd 100

Rt 72

Hình c, Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 2 và chia việc cho từng học
sinh cụ thể như:
- Một bạn tính góc quay, một bạn vẽ hình.
- Hình được vẽ bởi các đường thẳng 100 bước có góc quay 360: 6 = 60 độ.


Fd 100

Rt 60

Fd 100

Rt 60

Fd 100


Rt 60

Fd 100

Rt 60

Fd 100

Rt 60

Fd 100

Rt 60

Hình d, Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 2 và chia việc cho từng học
sinh cụ thể như:
- Một bạn tính góc quay, một bạn vẽ hình.
- Hình được vẽ bởi các đường thẳng 100 bước có góc quay 360: 8 = 45 độ.
Fd 100

Rt 45

Fd 100

Rt 45

Fd 100

Rt 45


Fd 100

Rt 45

Fd 100

Rt 45

Fd 100

Rt 45

Fd 100

Rt 45

Fd 100

Rt 45

* Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động nhóm.
Tổ chức dạy học theo nhóm trong sẽ tạo cho học sinh hồn thành bài vẽ của
mình trong khoảng thời gian quy định, giáo viên có bài để đánh giá học sinh ngay
tại cuối tiết thực hành, như thế học sinh sẽ biết được những điểm đã làm được và
những điểm cần phải bổ sung.
Phát huy được tính tập thể, phối hợp cùng suy nghĩ, cùng làm việc, tranh
luận thảo luận để cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể hoàn
thành yêu cầu bài tập.
Tổ chức dạy học theo nhóm sẽ có lợi cho học sinh vì các em có năng khiếu
về lập trình nhưng chưa chắc đã biết cách quan sát, phân tích, diễn tả sự vật bằng

lời cho người khác hiểu ý định của mình một cách lưu lốt... từ đó học sinh có thể
bổ sung cho nhau về cách quan sát, nhận xét; đánh giá sự vật một cách đầy đủ hay
theo đúng yêu cầu của bài học, theo sự gợi ý của giáo viên. Giúp các em nhút nhát
diễn đạt kém...có điều kiện rèn luyện và dần khẳng định bản thân.
Tổ chức dạy học theo nhóm sẽ nâng cao được tinh thần đồn kết, hỗ trợ
nhau trong suốt q trình học tập.
Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự canh tranh giữa các nhóm bằng
cách phân các nhóm làm bài thực hành sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm
(dưới sự hướng dẫn của giáo viên) để tạo sự hào hứng, sáng tạo trong học tập.
* Giải pháp 4: Giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng,
thiết kế bài dạy phù hợp.
Nội dung trọng tâm trong tồn bộ kế hoạch đó là:
- Cách chọn học sinh năng khiếu (dựa vào các tiêu chí như sau):
+ Học sinh có thái độ học tập tích cực – đây là điều kiện tiên quyết.


7
+ Học sinh u thích và học giỏi mơn tin học (có những kiến thức cơ bản về
máy tính và kĩ năng sử dụng bàn phím, chuột tốt) – điều kiện quan trọng nhất.
+ Học giỏi các môn học khác như: Mĩ thuật, Tốn, Anh văn, …
+ Gia đình có tâm huyết và tạo điều kiện tốt để con em mình phát huy hết
năng khiếu.
- Ví dụ: trong bài Thêm một số lệnh của logo, để lôi cuốn học sinh vào bài
học giáo biên dùng một số câu hỏi để các em tập trung vào bài học, khơi dậy sự
hứng thú cho các em:
+ Các em đã biết lệnh yêu cầu rùa đi thẳng. Vậy câu lệnh nào để yêu cầu rùa
đi lùi?
+ Cơ có thể u cầu rùa biến mất hay không?
+ Làm cách nào để rùa di chuyển mà không để lại đường đi?
* Giải pháp 5: Giáo viên phải biết kết hợp giờ dạy lý thuyết và thực

hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết, học lý thuyết tốt
thì thực hành cũng sẽ tốt, cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu
hơn về lý thuyết.
Trọng tâm của nội dung bồi dưỡng là học sinh khối 5 sử dụng được các câu
lệnh trong phần mềm MSW Logo để vẽ các hình, có sự linh hoạt nhanh nhẹn trong
cách vẽ. Học sinh khối 5 sử dụng phần mềm MSW Logo để vẽ tổng hợp, sáng tạo
một số bức tranh về các chủ đề như: hình khối, hình lập phương,…
Học sinh biết sử dụng tất cả các câu lệnh MSW Logo để vẽ. Đặc biệt biết sử
dụng các câu lệnh phù hợp khi vẽ. Bên cạnh đó học sinh khơng chỉ vẽ được những
hình đã có sẵn mà vận dụng, sáng tạo vẽ những hình sinh động, hấp dẫn hơn.
Để tiết dạy của mình đạt kết quả cao thì việc soạn giáo án là nhiệm vụ rất
quan trọng. Nếu như trước giờ lên lớp giáo viên đã có sự chuẩn bị chu đáo về giáo
án và các phương tiện dạy học thì sẽ vững tin hơn khi lên bục giảng. Vậy việc
chuẩn bị một giáo án cần làm những công việc gì?
Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung dạy học:
- Nghiên cứu vị trí, yêu cầu các bài học trong kế hoạch dạy học, nghiên cứu
kĩ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách bài tập và các tài liệu có liên
quan tới bài đó.
- Xác định cụ thể vị trí và mối liên quan của bài học với bài trước và bài sau.
- Xác định cụ thể mục tiêu bài học, mức độ yêu cầu về 3 mặt: Kiến thức
mới, phát triển tư duy và khả năng suy luận, rèn luyện kĩ năng.


8
- Xác định kiến thức trọng tâm và quan tâm bồi dưỡng cho những học sinh
có khả năng giỏi về bộ môn tin học.
- Lựa chọn những phương pháp dạy học cụ thể và chuẩn bị các phương tiện
tương ứng. Đặc biệt cần lựa chọn một số bài tập ở lớp và ở nhà (có hướng dẫn
những chỗ cần thiết nhất là đối với những học sinh chưa được làm quen với phần
mềm). Xác định bài tập bắt buộc và bài tập kèm thêm (chia thành 2 mức dành cho

học sinh thực hành được và học sinh thực hành tốt). Tự để học sinh thực hành các
câu lệnh đã học sau đó hướng dẫn cho các em thực hành những bài tập khó hơn và
gợi ý khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh về bài học:
- Tình hình nắm vững kiến thức đã học có liên quan đến bài mới.
- Các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết trong bài mới (kiến thức nào đã
học cần được củng cố và tiếp tục rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thái độ học tập, tinh
thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật của học sinh).
- Ví dụ: Trong bài Sử dụng câu lệnh lặp ở phần lý thuyết giáo viên giới thiệu
cho các em cách viết câu lệnh lặp Repeat n [câu lệnh cần lặp] nhưng vì đây là câu
mẫu chung khi áp dụng bài tập thì cần xác định câu lệnh cần lặp và chỉ sổ lần lặp
(n). Vì vậy, giáo viên cho các em làm nhiều hình vẽ khác nhau để các em hiểu hơn
về câu lệnh.
+ Yêu cầu rùa vẽ hình vng cạnh 50 thì các lệnh được lặp lại là Fd 50 Rt
90, số lần lặp là 4 nên câu lệnh là Repeat 4 [Fd 50 Rt 90].
+ Vẽ hình lục giác cạnh 100: các lệnh được lặp lại là Fd 100 Rt 60, số lần
lặp là 6, câu lệnh vẽ hình lục giác là: Repeat 6[Fd 100 Rt 60].
* Giải pháp 6: Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của
mơn tốn học, mĩ thuật để áp dụng vào bài giảng để học sinh quan sát và nhận
biết, giúp cho buổi thực hành đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có như tranh ảnh của mơn
tốn học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận
biết, giúp cho buổi thực hành có hiệu quả hơn. Hệ thống các bài tập thực hành phù
hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số mơn học khác trong chương
trình học của các em.
Dùng hình vẽ của bộ mơn mĩ thuật làm đa dạng bài tập của bộ môn tin học
khiến thu hút học sinh. Có thể áp dụng bộ mơn tin học trên nhiều môn học.
Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra
giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng
tô màu một cách có hệ thống.



9
Phần mềm MSW Logo: Học sinh ứng dụng mơn tốn học, học được từ mơn
tốn học để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.
Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài
vừa học, vừa chơi.
Giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn trực tiếp trên máy chiếu
để học sinh dễ quan sát thao tác của giáo viên trong thực hành, nếu em học sinh
nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó
và hướng dẫn các thao tác.
Tùy theo mức độ của từng khối học sinh giáo viên đưa ra bài thực hành phù
hợp.
Chủ yếu là học sinh tự thực hành vẽ trên máy tính, theo hai mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên gợi ý hoặc cho phép học sinh sáng tạo thêm ở các hình vẽ
của mình trong giờ học chính khóa. Đây cũng là một cách nhằm phát huy sự sáng
tạo của học sinh và để phát hiện ra những học sinh năng khiếu vẽ tranh.
Mức 2: Là bồi dưỡng học sinh trong giờ học thực hành. Học sinh kết hợp
vừa vẽ theo mẫu vừa vẽ theo cảm nhận riêng của bản thân. GV trợ giúp khi các em
cần cũng như là sửa những chỗ chưa phù hợp. Mức này được tiến hành theo các
bước như sau: Cho học sinh xem tranh về các chủ đề trong các hội thi vẽ tranh các
cấp hằng năm, các tranh mẫu giáo viên thu thập được.
Học sinh tập vẽ ngôi nhà đặc trưng nhằm giúp học sinh có kĩ năng vẽ hình
nhanh, đẹp.
Kết hợp tất cả các chi tiết trên để hoàn thành bức tranh theo một chủ đề cho
trước. Ở bước này, học sinh chuẩn bị ý tưởng từ trước, sau đó sử dụng máy tính thể
hiện ý tưởng của mình trong giờ học thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành lần lượt theo các bước sau:
Hình vẽ gồm các nét vẽ và màu tơ. Trước khi vẽ, em hãy quan sát thật kĩ
hình mẫu để xác định:

+ Hình sẽ có những nét vẽ cơ bản nào?
+ Sử dụng câu lệnh gì của MSW Logo để vẽ những nét vẽ đó?
Từ hướng dẫn trên học sinh sáng tạo vẽ tranh phù hợp với đề tài và sáng tạo
theo ý tưởng của mình.


10
* Giải pháp 7: Hệ thống các bài tập, các bài thực hành phải phù hợp với
nội dung bài dạy, các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến
phức tạp. Ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài học trước để học
sinh ôn tập lại và vận dụng một cách nhuần nhuyễn.
Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh,
giáo viên cần chú ý đến từng đối tượng học sinh. Vì vậy, có thể phân chia học sinh
ra nhiều mức độ (tùy vào sự tiếp thu bài của các em) để có phương pháp dạy thích
hợp. Muốn phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh người giáo viên phải
có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh
cụ thể.
Trong những giờ học thực hành tổng hợp, tôi cũng không quên:
- Cùng với học sinh nêu lên những điểm hay, điểm chưa hay trong hình vẽ
của học sinh để các em học tập, rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau được tốt hơn.
- Thường xuyên kiểm tra bài làm học sinh, tổ chức cho học sinh thi đua với
nhau nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh, kịp thời biểu dương khuyến khích học
sinh.
- Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng
cách phân cơng các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, tuyên
dương (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) các nhóm của nhau để tạo được sự hào hứng
học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
- Tận dụng những nguồn tài ngun sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm kiếm thơng tin, tìm kiếm tài ngun trên Internet phục vụ cho q
trình dạy và học.

- Ví dụ: Trong bài “Sử dụng câu lệnh lặp”, các em đều phải sử dụng những
câu lệnh đã được học ở những bài trước. Vậy thì phần kiểm tra bài cũ là rất quan
trọng trong tiết học này..
 Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được nhiều người viết. Tuy nhiên tôi đã
mạnh dạn thử nghiệm giải pháp mới như là giải pháp 2, 7: Tập cho học sinh biết
phân tích, sáng tạo và tương tác tốt hơn trong việc học môn Tin học, biện pháp 3:
Xây dựng cho học sinh có thói quen hoạt động nhóm, giải pháp 6: Áp dụng mơn
học Tốn học và Mĩ thuật vào bộ môn tin học giúp học sinh thêm phần hứng thú và
ứng dụng hơn trong bộ môn.
III. Hiệu quả:
Trên dây là một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tin học mà tôi
đã thực hiện, khối lớp tơi đã có nhiều học sinh tiến bộ. Các em hứng thú và tích
cực hơn trong học tập.


11
Các em có ý thức hơn, phụ huynh có sự quan tâm đến học sinh và phối hợp
với giáo viên hơn. Cụ thể:

Trước khi thực
hiện đề tài
Số Hs
Tỷ lệ

Sau khi thực
Tỷ lệ tăng,
hiện đề tài
Mức độ thao tác
giảm

Số Hs
Tỷ lệ
32,1
Vận dụng thực tiễn
38/210
17,9%
67/210
Tăng: 14,2%
%
Vận dụng
36,9
Tăng: 1,2%
75/210
35,7%
77/210
%
Thông hiểu
19,1 Giảm: 10,6%
62/210
29,7%
40/210
%
Nhận biết
11,9
Giảm: 4,8%
35/210
16,7%
25/210
%
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin

học lớp 5 đã trình bày ở trên các em khơng những nắm chắc kiến thức mà còn thấy
các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói
trên, bản thân tơi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh. Đồng thời giáo viên cần phải có phương pháp dạy học
linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân mơn theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp
sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh và thực hiện mẫu theo phương pháp trực
quan để các em có hướng quan sát và tìm các câu lệnh, vịng lặp, góc quay thích
hợp để hoàn thành bài thực hành.
Để đạt được những nội dung đó địi hỏi mỗi giáo viên phải khơng ngừng
nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chun mơn vững vàng, thường
xuyên học hỏi rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm hiểu thơng tin, tìm kiếm tài nguyên trên Iternet phục vụ cho quá trình
dạy và học.


12
Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng
được những yêu cầu đổi mới, cập nhập thơng tin một cách đầy đủ, chính xác.
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của bộ môn tin học áp
dụng vào giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết giúp cho buổi
học đạt hiệu quả hơn.
V. Kết luận:
Việc rèn kĩ năng sử dụng máy tính cho học sinh là việc làm cần thiết giúp cho học sinh. Từ đó, các em hiểu được chính xác các thao tác, có điều kiện học tốt
.các môn học

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Tin học, GV cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để giúp HS lĩnh hội kiến thức hình thành kĩ năng.
Điều này có nghĩa là GV phải tổ chức cho HS hoạt động một cách tích cực. HS
phải là người tham gia các hoạt động ấy, tự tìm tịi, khám phá kiến thức dưới sự
.hướng dẫn của GV
Khi tổ chức các hoạt động phát triển năng lực tự học cho HS, GV không những chú ý kiểm tra mức độ đạt được của HS mà còn phải tổ chức cho HS tự
kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được của chính mình. Ngồi ra, GV
phải sử dụng và phát huy hết chức năng của phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học
hiện đại nhằm tạo sự hứng thú và ham mê tìm tịi, học hỏi của HS, làm cho khơng
.khí lớp học vui vẻ, sinh động
Quận 6, ngày 22 tháng 2 năm 2021
Người viết

PHẠM MẠNH THẮNG


13
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ


14
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẬN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề:...................................................................................................................................................... 1
II. Nội dung cơ bản của sáng kiến:....................................................................................................................... 1
1. Cơ sở:............................................................................................................................................................. 1
2. Thực trạng (đánh giá thực trạng/ thực tế, thuận lợi, khó khăn):.......................................................................2
3. Các biện pháp đã tiến hành:............................................................................................................................ 3
* Giải pháp 1: Giúp các em nhận biết, phân biệt các câu lệnh trong phần mềm....................................................3
* Giải pháp 2: Phân tích bài tập mẫu.................................................................................................................... 4
* Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động nhóm............................................................................................................... 6
* Giải pháp 4: Giáo viên cần lập kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp............................6

* Giải pháp 5: Giáo viên phải biết kết hợp giờ dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ
giờ dạy lý thuyết, học lý thuyết tốt thì thực hành cũng sẽ tốt, cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu
hơn về lý thuyết.................................................................................................................................................. 7
* Giải pháp 6: Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của mơn tốn học, mĩ thuật để áp dụng vào bài
giảng để học sinh quan sát và nhận biết, giúp cho buổi thực hành đạt hiệu quả cao hơn......................................8
* Giải pháp 7: Hệ thống các bài tập, các bài thực hành phải phù hợp với nội dung bài dạy, các bài tập không quá
dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài học trước để học
sinh ôn tập lại và vận dụng một cách nhuần nhuyễn.......................................................................................... 10
 Tính mới của sáng kiến:................................................................................................................................. 10
III. Hiệu quả:..................................................................................................................................................... 10
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 5 đã trình bày ở trên các em
khơng những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất
lượng thực sự................................................................................................................................................... 11
IV. Bài học kinh nghiệm:.................................................................................................................................... 11
V. Kết luận:........................................................................................................................................................ 12
MỤC LỤC........................................................................................................................................................... 15


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT PHẦN MỀM MICROSOFT LOGO

TÊN GIÁO VIÊN: PHẠM MẠNH THẮNG
GIÁO VIÊN TIN HỌC

NĂM HỌC 2020 - 2021






×