Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết cục thai kỳ trên phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang được gây phóng noãn bằng letrozole (Femara®)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.49 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

KẾT CỤC THAI KỲ TRÊN PHỤ NỮ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
ĐƯỢC GÂY PHĨNG NỖN BẰNG LETROZOLE (FEMARA®)
Thân Trọng Thạch1, Nguyễn Hà Ngọc Thiên Thanh2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Letrozole được khuyến cáo là thuốc điều trị đầu tay trong gây phóng nỗn ở bệnh nhân PCOS
(ESRHE 2018). Chưa có nghiên cứu về các kết cục thai kỳ trên phụ nữ PCOS Việt Nam được gây phóng nỗn
bằng letrozole (Femara®) cho đến hiện tại.
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của Letrozole thông qua các kết cục thai kỳ của mẹ và thai ở phụ nữ PCOS
Việt Nam.
Đối tượng - Phương pháp: Báo cáo loạt ca gồm 22 phụ nữ PCOS trong độ tuổi sinh sản, hiếm muộn khơng
do ngun nhân khác, được gây phóng nỗn bằng Femara® và giao hợp tự nhiên. Với liều khởi đầu 5mg/ngày
vào ngày 2 chu kì kinh, trong 5 ngày. Sau đó, cho phóng nỗn bằng hCG 10.000UI khi có nang nỗn d ≥18 mm
trên siêu âm. Nếu thất bại, chu kỳ sau dùng liều 7.5 mg/ngày đến khi có thai và theo dõi kết cục.
Kết quả: 22 phụ nữ có độ tuổi trung bình 28,55 ± 2,59 tuổi; BMI trung bình 21,73 ± 2,49 kg/m2; thời gian
vơ sinh trung bình 28,33 ± 12,01 tháng và AMH 7,70 ± 4,05 ng/mL. Về phía thai, 3 ca (13,64%) sẩy thai sớm, 19
thai tiến triển: 17 (89,47%) trẻ đủ tháng và 2 (10,53%) trẻ non tháng, tỉ lệ sinh sống 86.36% và khơng có trẻ
nằm dưỡng nhi. Các xét nghiệm tầm sốt lệch bội bình thường, trẻ nặng trung bình 2878,95 ± 442,28 grams và
khơng có trường hợp tử vong khi theo dõi. Có 1 (5,3%) trẻ dị tật bẩm sinh: Thốt vị màng tủy, hiện tại bé khoẻ
mạnh. Về phía mẹ, không trường hợp tiền sản giật, 8/19 mắc đái tháo đường thai kì, 68% mổ lấy thai.
Kết luận: Tỉ lệ sẩy thai cũng như dị tật bẩm sinh cao hơn những nghiên cứu khác, có lẽ do cỡ mẫu nhỏ.
Từ khố: gây phóng nỗn, hội chứng buồng trứng đa nang, tỷ lệ trẻ sinh sống

ABSTRACT
PREGNANCY OUTCOMES FOLLOWING OVULATION INDUCTION
WITH LETROZOLE (FEMARA®) IN WOMEN WITH POLYCYSTIC OVARY SYNDROME
Than Trong Thach, Nguyen Ha Ngoc Thien Thanh


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 204 - 210
Background: Letrozole is recommended as first line pharmacological treatment for ovulation induction in
women with PCOS (ESRHE 2018). To date, there is no data about pregnancy outcomes of Vietnamese PCOS
following ovulation induction by letrozole (Femara®).
Objectives: To assess the effects of Letrozole to the fetus and the mother through pregnancy outcomes.
Methods: This case series includes 22 PCOS women (Rotterdam 2003 criteria) in reproductive age, infertile
not due to other causes, normal semen test, were performed ovulation induction with Femara® and natural
intercourse. Regimen used starting dose 5mg/day on day 2 of menstrual cycle for 5 days. Thereafter, follow-up
sonography was performed and hCG injection was administered when the dominant follicle had a mean
diameter ≥18 mm with 10,000 IU. If it failed, next cycle would be conducted with increased dose 7.5mg/day
until pregnancy was achieved; subsequently, the outcomes would be monitored.
Results: A total of 22 women had mean age 28.55 ± 2.59 years old; mean BMI 21.73 ± 2.49 kg/m2; mean
2Bộ môn Phụ Sản, Đại học Tân Tạo
Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Thân Trọng Thạch
ĐT: 0908400040
Email:
1

204

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

infertile time 28.33 ± 12.01 months and mean AMH 7.70 ± 4.05 ng/mL. Data regarding fetal outcomes showed
that there were 3 (13.64%) early miscarriages and 19 live births including 17 (89.47%) term deliveries and 2

preterm labors. The survival rate was 86.36% and no case was administered to NICU. All prenatal tests were
normal. Mean birthweight was 2878,95 ± 442,28 grams. There was no neonatal death. One case of meningocele
was reported (5.3%) and follow-up monitoring revealed no associated complications. About the mother,
gestational diabetes was diagnosed in 8 cases and no case of preeclampsia was reported. The C-section delivery
rate was 68%.
Conclusions: The rate of spontaneous abortion and congenital anomalies was higher than other researches,
which may be attributed to small sample size.
Keywords: ovarian induction, polycystic ovary syndrome, live birth rates
kì letrozole (20 thai kì đa thai) với 36.000 thai kì
ĐẶT VẤN ĐỀ
tự nhiên nguy cơ thấp, tuy ghi nhận khơng có sự
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS:
khác biệt có ý nghĩa trong tỉ lệ chung của bất
polycystic ovarian syndrome) là bệnh lý nội tiết
thường lớn, nhưng nhóm tác giả có nhấn mạnh
phổ biến nhất ở nữ giới với tỉ lệ khoảng 8-13%
letrozole làm tăng nguy cơ bất thường xương và
dân số trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù là nguyên
tim ở trẻ. Có nhiều điểm chưa thoả đáng cần lưu
nhân hàng đầu gây hiếm muộn và những kết
ý ở nghiên cứu (NC) này: đầu tiên là không có
cục sản khoa xấu, 70% phụ nữ PCOS vẫn chưa
sự đồng nhất giữa 2 nhóm nghiên cứu: nhóm
được chẩn đốn(1). Phổ biến nhất hiện nay là tiêu
nghiên cứu là nhóm dân số vơ sinh có nguy cơ
chuẩn Rotterdam khi hiện diện ít nhất 2/3 bất
cao sinh con dị tật bẩm sinh dù thụ thai tự nhiên
thường sau bao gồm 1) rối loạn phóng nỗn, 2)
hay có điều trị vơ sinh so sánh với nhóm dân số
cường androgen trên lâm sàng hoặc cận lâm

nguy cơ thấp thụ thai tự nhiên. Thứ hai, tuổi
sàng và 3) hình ảnh buồng trứng đa nang trên
trung bình của nhóm chứng (30,5 tuổi) thấp hơn
siêu âm ngã âm đạo(2).
nhóm letrozole (35,2 tuổi). Thứ ba, cỡ mẫu của
Trong quản lý PCOS có tình trạng hiếm
hai nhóm nghiên cứu chênh lệch quá lớn (130 và
muộn, đã có nhiều phương án gây phóng nỗn
36.000)(4). Có thể thấy rằng, những lý do trên có
được nghiên cứu trên lâm sàng, trong đó sử
thể khiến tỉ lệ dị tật thai nhi tăng cao ở nhóm
dụng ức chế men thơm hố aromatase (AI:
letrozole. Sau đó, nhiều nghiên cứu RCT đã
aromatase inhibitor) cụ thể là biệt dược
được tiến hành. Đối với phụ nữ PCOS, Legro RS
Letrozole với tên thương mại trên thị trường
năm 2014 ghi nhận khơng có sự khác biệt về tỉ lệ
Femara® của hãng dược phẩm Novartis cho
dị tật bẩm sinh (DTBS), thai lưu và tử vong sơ
mục đích gây phóng nỗn được đẩy mạnh
sinh khi dùng Letrozole hay CC để gây phóng
nghiên cứu và đã có được những kết quả khả
nỗn(5). Tương tự, khi so sánh tỷ lệ dị tật bẩm
quan. Vì điều này, hướng dẫn lâm sàng về quản
sinh khi gây phóng nỗn trên 900 phụ nữ hiếm
lý phụ nữ PCOS của Hiệp hội sinh sản và phôi
muộn không rõ nguyên nhân giữa 3 nhóm:
học châu Âu (ESHRE - The European Society of
Letrozole, CC và Gonadotropin cũng không ghi
Human Reproduction and Embryology) năm

nhận sự khác biệt về tỷ lệ này. Và một tổng quan
2018 nhấn mạnh việc sử dụng Letrozole như
hệ thống và phân tích gộp trên nhóm dân số rối
một thuốc điều trị đầu tay cho gây phóng nỗn ở
loạn phóng nỗn do PCOS và khơng rõ ngun
phụ nữ có PCOS(1).
nhân (WHO II) cũng cho rằng sử dụng letrozole
Letrozole đã được sử dụng để gây phóng
khơng làm tăng tỷ lệ DTBS(6).
noãn và tỏ ra hiệu quả vào cuối những năm
Trong sự hiểu biết của chúng tơi, chưa có
1990(3), tuy nhiên một nghiên cứu của Biljan MM
nhiều nghiên cứu đánh giá một cách chi tiết và
tại hội nghị ASRM năm 2007 khi so sánh 130 thai
đầy đủ về các kết cục thai kỳ ở những đối tượng

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

205


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học

PCOS được điều trị với Letrozole. Tại Việt Nam
cũng như nhiều nước khác trên thế giới,
Letrozole vẫn chưa được chính thức dán nhãn
cho điều trị gây phóng nỗn do ngun nhân rối
loạn phóng nỗn, cũng như những thông tin về

kết cục thai kỳ trên những phụ nữ PCOS được
gây phóng nỗn bằng Letrozole tại Việt Nam
vẫn chưa được thể hiện đầy đủ. Do đó, chúng tôi
tiến hành báo cáo loạt ca này để đánh giá hiệu
quả của Letrozole thông qua khảo sát chi tiết các
kết cục thai kỳ của mẹ và thai.

đến ngày 8 của chu kì, những phụ nữ này sẽ
được siêu âm kiểm tra nỗn, khi nang nỗn có
đường kính lớn hơn hoặc bằng 12 mm thì bắt
đầu siêu âm cách 2, 3 ngày cho đến khi nang trội
đạt kích thước d ≥18 mm thì được cho rụng
trứng bằng hCG 10,000UI. Nếu khơng thấy nang
trội thì chu kì đó sẽ bị hủy và tiếp tục chu kì sau
với liều Femera® tăng lên 7,5 mg/ngày. Sau khi
được gây phóng nỗn, những phụ nữ này sẽ
thực hiện giao hợp tự nhiên.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Về phía thai

Đối tượng nghiên cứu

(1) Sẩy thai sớm: bệnh nhân có triệu chứng
và dấu hiệu của sẩy thai ≤12 tuần.

22 phụ nữ đến khám tại Phòng khám (PK)
Sản phụ khoa – Hiếm muộn Mẹ & Bé (Quận 6,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) từ tháng

01/2017 – 01/2020.
Các đối tượng đều ký đồng thuận tham gia
nghiên cứu.

Kết cục nghiên cứu

(2) Trẻ sinh non: Trẻ sinh ra ở tuổi thai <37
tuần.
(3) Trẻ sinh đủ tháng: Trẻ sinh ra ở tuổi thai
≥37 tuần.
(4) Trẻ sinh sống: Trẻ sinh ra cịn sống.

Tiêu chí nhận
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 18 đến 40
tuổi); mắc hội chứng buồng trứng đa nang
(PCOS) đã được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
Rotterdam 2003; hiếm muộn với các khảo sát
hiếm muộn bình thường, tinh dịch đồ bình
thường (theo tiêu chuẩn WHO 2010) và hình
ảnh trên phim hSG bình thường; được gây
phóng nỗn bằng Femara® và mang thai (có
dấu hiệu thai sinh hóa và thai lâm sàng) nhờ
giao hợp tự nhiên.

(5) Trẻ sinh sống sau 1 năm: Trẻ sinh ra cịn
sống sau 1 năm.

Tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chí loại trừ gồm những phụ nữ hiếm
muộn PCOS đã được dùng Femara® nhưng

không mang thai sau giao hợp tự nhiên hoặc
những ca bị mất liên lạc.

Về phía mẹ

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo loạt ca tiến cứu.
Phương pháp tiến hành
Femara® dùng gây phóng nỗn trong báo cáo
được dùng liều khởi đầu 5mg/ngày vào ngày 2
của chu kì kinh và dùng trong 5 ngày. Sau đó,

206

(6) Cân nặng trẻ lúc sinh: Cân nặng của trẻ lúc
sinh.
(7) Trẻ bất thường di truyền: Trẻ có bất
thường di truyền thơng qua đánh giá trước sinh
bằng combined test và xét nghiệm chẩn đốn
trước sinh khơng xâm lấn (Noninvasive prenatal
testing-NIPT).
(8) Trẻ sinh sống mắc dị tật bẩm sinh: Trẻ
sinh ra sống mắc dị tật bẩm sinh.
(9) Đái tháo đường thai kì: xác định bằng test
dung nạp 75g glucose đường uống – OGTT 2428 tuần tuổi thai.
(10) Tiền sản giật: tiêu chuẩn ACOG 2016.
(11) Mổ lấy thai: Sản phụ được mổ lấy thai.


Phương pháp thống kê
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tổng
hợp và nhập, phân tích thông qua phần mềm
Microsoft Excel.
Phương pháp tính tần số, tính tỉ lệ được sử
dụng để mô tả các biến định tính.

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021

Nghiên cứu Y học
Phương pháp tính số trung bình được sử
dụng để mô tả các biến định lượng.

KẾTQUẢ
Những phụ nữ trong báo cáo có độ tuổi
trung bình 28,55 ± 2,59 tuổi; BMI trung bình là
21,73 ± 2,49 kg/m2; có thời gian hiếm muộn trung
bình là 28,33 ± 12,01 tháng và AMH trước khi
dùng Femara® là 7,70 ± 4,05 ng/mL (Bảng 1).
Bảng 1: Giá trị trung bình về tuổi, BMI, thời gian vô
sinh và AMH trước khi dùng Femara® của người mẹ
Tuổi
BMI (kg/m2)
Thời gian vơ sinh (tháng)
AMH trước khi dùng thuốc (ng/mL)

Mean ± SD

28,55 ± 2,59
21,73 ± 2,49
28,33 ± 12,01
7,70 ± 4,05

BMI: body mass index AMH: anti-müllerian hormone
SD: standard deviation

Bảng 2: Kết quả báo cáo loạt ca
Giá trị
Về phía thai:
Sẩy thai sớm
13,64%
Bất thường di truyền
0%
Sinh đủ tháng
89,47%
Sinh non tháng
10,53%
Cân nặng trung bình lúc sinh
2878,95 ± 442,28 grams
Nằm dưỡng nhi
0%
Tỷ lệ trẻ sinh sống
86,36%
Sinh sống sau 1 năm (tại thời
63,16%
điểm báo cáo)
Trẻ mắc dị tật lúc sinh
5,3%

Về phía mẹ:
Đái tháo đường thai kì
42,11%
Tiền sản giật
0%
Mổ lấy thai
68%

Về phía thai, trong 22 ca báo cáo, có 3 ca
(13,64%) sẩy thai sớm, còn lại 19 ca tiếp tục theo
dõi cho đến lúc sinh: có 17/19 (89,47%) trẻ sinh
đủ tháng và 2/19 (10,53%) trẻ sinh non tháng với
tỉ lệ trẻ sinh sống nói chung là 86,36% và khơng
có trẻ nào phải nằm dưỡng nhi. Trong xét
nghiệm tầm sốt trước sinh, khơng có ca nào bất
thường di truyền. Cân nặng trung bình của trẻ
lúc sinh là 2878,95 ± 442,28 grams. Tại thời điểm
báo cáo, có 12/19 (63,16%) trẻ sinh sống sau 1
năm (các trẻ cịn lại chưa đủ 1 năm tuổi). Có 1
(5,3%) trường hợp trẻ mắc dị tật bẩm sinh: Thoát

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

vị màng tủy: siêu âm 4D bình thường, phát hiện
thoát vị màng tủy qua siêu âm lúc thai 28 tuần,
bé sinh non tháng lúc 36 tuần 4 ngày, đuợc mổ
lấy thai do vỡ ối sớm, sau mổ thấy bé có khối
thốt vị tủy bị vỡ, sau sinh bé được theo dõi tại
khoa sơ sinh, được phẫu thuật lúc 1 ngày tuổi,
hậu phẫu bình thường, tái khám định kì và hiện

bé ổn (Bảng 2).
Về phía mẹ, có 8/19 (42,11%) thai phụ mắc
đái tháo đường thai kì, điều trị bằng phương
pháp ăn tiết chế, đường huyết kiểm sốt tốt và
khơng có thai phụ nào mắc tiền sản giật. 68%
thai phụ được mổ lấy thai (Bảng 2).

BÀN LUẬN
Sau thực hiện thay đổi lối sống là điều trị
không can thiệp hàng đầu, gây phóng nỗn bằng
thuốc là một trong những lựa chọn điều trị bằng
thuốc cho phụ nữ PCOS có rối loạn phóng nỗn.
Dù đã từng là thuốc điều trị đầu tay trong gây
phóng nỗn ở phụ nữ rối loạn phóng nỗn do
PCOS, nhưng hiện nay CC đã khơng cịn là lựa
chọn phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho nhóm
đối tượng này từ khi có letrozole(7). Dù đã được
Hướng dẫn quốc tế dựa trên bằng chứng trong
tiếp cận và quản lý PCOS khuyến cáo xem xét
letrozole là thuốc đầu tay trong gây phóng nỗn
nhưng hiện tại kết quả các nghiên cứu cịn chưa
nhất qn nên tính hiệu quả và an tồn của
letrozole còn cần phải được đánh giá thêm(7).
Kết quả nghiên cứu
Trong báo cáo về 22 trường hợp PCOS gây
phóng nỗn bằng letrozole của chúng tơi, có 3
trường hợp (13,64%) sẩy thai và 2 trường hợp
(5,3%) trẻ mắc dị tật bẩm sinh: 1 trẻ có thốt vị
màng tuỷ.
Về kết cục sẩy thai, kết quả nhiều nghiên cứu

cho thấy tỉ lệ sẩy thai ở nhóm letrozole và CC
khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê(8,9,10).
Nghiên cứu của Legro RS thực hiện trên 750 phụ
nữ PCOS được gây phóng nỗn với letrozole (2,5
mg/ngày, tối đa 7,5 mg/ngày) hoặc CC từ ngày
3-5 của chu kì trong khoảng 5 chu kì sau đó giao
hợp tự nhiên cho kết quả tỉ lệ sẩy thai ở nhóm

207


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
letrozole ở những phụ nữ có thai là 29,1% với tỉ
lệ sẩy thai 3 tháng đầu là 28,2%(8). Ở nghiên cứu
của Guang HJ trên 136 phụ nữ PCOS hiếm
muộn với cách tiến hành tương tự, tỉ lệ sẩy thai
sớm ghi nhận ở nhóm letrozole là 5,9%(9). Một
nghiên cứu khác của Roy KK trên 204 phụ nữ
PCOS thực hiện tương tự các nghiên cứu trên
nhưng liều tối đa chỉ 5 mg/ngày cho thấy tỉ lệ
sẩy thai là 4,08%(10). Hầu hết các nghiên cứu
dùng letrozole liều từ 2,5-7,5 mg(8,9,10). Trong báo
cáo loạt ca này, chúng tôi dùng liều khởi đầu
letrozole 5 mg/ngày, tối đa 7,5 mg/ngày từ ngày
2-6 của chu kì kinh, ghi nhận được tỉ lệ sẩy thai
trong 22 trường hợp là 13,64%. Sự khác nhau về
tỉ lệ sẩy thai ở nhóm letrozole trong các nghiên
cứu có thể do sự khác biệt về liều dùng và thời
điểm dùng. Vì letrozole là chất ức chế men
aromatase, ức chế tổng hợp estrogen từ

adrostenedione và testosterone, với liều 2,5-5
mg/ngày, letrozole được chứng minh là ức chế
tối ưu nồng độ estrogen huyết thanh. Điều này
có liên quan đến nội mạc tử cung mỏng ở 1550% bệnh nhân, do thụ thể estrogen ở nội mạc tử
cung không tiếp nhận được estrogen(10). Nghiên
cứu của Legro RS ghi nhận được nồng độ
estradiol thấp và progesterone cao trong suốt
pha hồng thể ở nhóm letrozole dẫn đến nội
mạc tử cung mỏng(8). Sự phát triển không phù
hợp của nội mạc tử cung như vậy có thể dẫn đến
tỉ lệ làm tổ thấp và sẩy thai sớm do thiếu hụt
estrogen trong pha hoàng thể(10). Ngoài ra, cỡ
mẫu của từng nghiên cứu khơng giống nhau
cũng có thể dẫn đến sự khác nhau về tỉ lệ của các
kết cục, không chỉ riêng về kết cục sẩy thai.
Về kết cục thai sống, ghi nhận được tỉ lệ thai
sống ở nghiên cứu của Legro RS, Guang HJ, Roy
KK lần lượt là 27,5%, 29,4%, 39,7%(8,9,10), trong khi
đó, tỉ lệ này trong báo cáo của chúng tôi là
86,36%. Tỉ lệ thai sống khá cao trong các nghiên
cứu có thể do sử dụng letrozole có liên quan đến
tăng biểu hiện integrin đáng kể ở nội mạc tử
cung. Việc thiếu biểu hiện integrin ở nội mạc tử
cung có liên quan đến tỉ lệ tiếp nhận của nội mạc
tử cung thấp, có thể dẫn đến thất bại làm tổ. Do

208

Nghiên cứu Y học
đó, dường như letrozole có thể làm tăng biểu

hiện integrin, từ đó làm giảm tỉ lệ sẩy thai, cải
thiện tỉ lệ mang thai cũng như tỉ lệ thai sống(11).
Hơn nữa, tất cả thai kì trong báo cáo này đều là
đơn thai, còn trong nghiên cứu của Guang HJ có
10% là đa thai, nghiên cứu của Legro RS thì ít
hơn, chỉ có 3,9% là đa thai(8,9). Tỉ lệ đa thai trong
nghiên cứu của Tulandi và cộng sự trên 514 trẻ
được sinh ra từ mẹ hiếm muộn có dùng letrozole
(5 mg) mỗi ngày trong 5 ngày từ ngày 3-7 trong
chu kì, sau đó thụ thai tự nhiên hay giao hợp
hẹn giờ hoặc bơm tinh trùng vào buồng tử cung
(intrauterine insemination – IUI) là 13,6%(12),
trong nghiên cứu của Sharma S trên 623 trẻ với
cách làm tương tự chỉ chiếm 4,5%(3). Có thể thấy,
tỉ lệ các thai kì đa thai ở nhóm letrozole khơng
cao có thể được giải thích do đặc điểm giúp phát
triển và phóng đơn nỗn của letrozole. Bên cạnh
đó, trong báo cáo loạt ca của chúng tơi, có 68%
trẻ được mổ lấy thai, trong số trẻ được sinh ra có
89,47% trẻ đủ tháng và 10,53% trẻ non tháng, tuy
nhiên trong 3 nghiên cứu trên không đề cập đến
kết cục này(8,9,10). So sánh tỉ lệ này trong báo cáo
của chúng tôi với nghiên cứu của Akbarisene SA
trên 2009 bệnh nhân vơ sinh gây phóng nỗn với
letrozole (772 bệnh nhân), sau đó thực hiện IUI,
có 16,25% trẻ non tháng và 83,75% trẻ đủ
tháng(13).
Về cân nặng của trẻ, trong nghiên cứu của
Legro RS, Guang HJ và Tulandi T, ở nhóm
letrozole, các trẻ sinh ra đều có cân nặng từ 3200

gram trở lên(8,9,12). Ở nghiên cứu của Sharma S, trẻ
trong nhóm letrozole sinh ra ghi nhận nặng
khoảng 2590 gram(3). Còn trong báo cáo của
chúng tơi, cân nặng trung bình của số trẻ sinh ra
là khoảng 2879 gram. Sự khác nhau giữa cân
nặng lúc sinh trung bình của trẻ có thể do sự
khác biệt về chủng tộc, điều kiện kinh tế - xã hội
- chính trị ở quốc gia thực hiện nghiên cứu(14).
Ngoài ra, so với kết quả của một số nghiên cứu
thực hiện trước đây với cân nặng lúc sinh trung
bình của trẻ Việt Nam giai đoạn 2002 và 2005 2012 từ 3000-3100 gram(14,15), kết quả của chúng
tôi thấp hơn khoảng 200-300 gram. Tuy nhiên, vì

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa


Nghiên cứu Y học
có sự khác nhau về đặc điểm của đối tượng
tham gia (ở bài báo cáo của chúng tôi là trên phụ
nữ PCOS vô sinh do rối loạn phóng nỗn),
những phụ nữ này phải thực hiện chế độ ăn tiết
chế ngay từ đầu thai kì, ngồi ra có thể kết hợp
yếu tố di truyền nên cân nặng của thai có thể bị
ảnh hưởng.
Về kết cục trẻ DTBS, trong nghiên cứu của
Roy KK, kết quả khơng có bất thường bẩm sinh
nào trong nhóm letrozole(10), trong khi đó có 1,5%
thai dị tật bẩm sinh trong nhóm letrozole ở
nghiên cứu của Guang HJ(9). Tương tự, tỉ lệ này
lần lượt là 2,4% (dị tật bẩm sinh và bất thường

nhiễm sắc thể với 1,2% bất thường bẩm sinh lớn)
trong nghiên cứu của Tulandi T(12), 2,5% trong
nghiên cứu của Sharma S(3), 3,9% trong nghiên
cứu của Legro RS(8), và trong nghiên của Tatsumi
T thực hiện IVF, tỉ lệ dị tật bẩm sinh chung ở
nhóm letrozole chỉ chiếm 2,2%(11). Tỉ lệ dị tật thai
nhi cao nhất trong nghiên cứu của Akbarisene
SA với 4,76% trẻ dị tật bẩm sinh trong nhóm
letrozol(13). Hầu hết các bất thường bẩm sinh này
là dị tật lớn, ngoài ra, trong nghiên cứu của
Tatsumi T có 0,3% là dị tật nhỏ(11). Trong bài cáo
cáo của chúng tôi, tỉ lệ dị tật bẩm sinh trên thai
nhi ở 22 trường hợp gây phóng nỗn bằng
letrozole là 5,3 (1 trường hợp), tương đương với
các NC trên. Ngồi ra, trong báo cáo của chúng
tơi cịn theo dõi cả kết cục của mẹ trong thai kì,
cụ thể là 42,11% sản phụ mắc đái tháo đường
thai kì và khơng có sản phụ nào mắc tiền sản
giật. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Công
Luật trên hơn 2000 sản phụ tại Việt Nam, tỉ lệ
sản phụ mắc đái tháo đường thai kì sau khi thực
hiện nghiệm pháp dung nạp 75 g đường thực
hiện từ 24-28 tuần thai kì là 6,4% theo tiêu chuẩn
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (America
Diabetes Association - ADA)(16), trong khi đó, tỉ
lệ này trong báo cáo của chúng tơi cao hơn
nhiều, có thể do đối tượng trong báo cáo của
chúng tôi là về phụ nữ mắc PCOS và hơn nữa,
phụ nữ PCOS ở Đông Á và Nam Á có xu hướng
bị đái tháo đường và các hội chứng chuyển hoá

nhiều hơn(17).

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Bài cáo cáo loạt ca của chúng tơi có một số
ưu điểm sau đây. Trước hết, đây là bài báo cáo
loạt ca đầu tiên về kết cục thai kì trên những phụ
nữ PCOS hiếm muộn do rối loạn phóng nỗn
được gây phóng noãn bằng letrozole tại Việt
Nam theo dõi về kết cục của mẹ và thai, trong đó
có nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai khi sử dụng
letrozole. Các sản phụ đều được theo dõi kĩ càng
từ trước khi gây phóng noãn cho đến khi sinh,
thai cũng được theo dõi kĩ từ đầu thai kì cho đến
khi trẻ 1 tuổi và phương pháp sinh. Tuy nhiên,
báo cáo của chúng tơi cịn tồn tại nhiều hạn chế.
Đầu tiên là về thiết kế nghiên cứu, đây chỉ là
nghiên cứu mô tả báo cáo loạt ca nên khơng thể
kết luận được có mối liên hệ nhân quả nào
không giữa letrozole và tỉ lệ dị tật bẩm sinh trên
thai nhi. Thứ hai, báo cáo này có cỡ mẫu nhỏ, chỉ
gồm 22 trường hợp, chưa thể đưa ra chính xác
về tỉ lệ các kết cục mà báo cáo quan tâm. Ngoài
ra, kết quả báo cáo của chúng tơi chưa tồn diện
vì chưa đề cập đến tác dụng phụ do letrozole
trên mẹ. Do đó, trong tương lai cịn cần nhiều
nghiên cứu về letrozole trên nhóm đối tượng
này hơn nữa, với thiết kế nghiên cứu tối ưu hơn

và tránh những hạn chế đã nêu trong bài báo cáo
này.

KẾT LUẬN
Hiện tại, letrzole vẫn chưa được dán nhãn
cho điều trị gây phóng nỗn tại Việt Nam. Gây
phóng nỗn bằng letrozole trên phụ nữ PCOS
hiếm muộn do rối loạn phóng nỗn được giao
hợp tự nhiên sau đó cho thấy hiệu quả và an
toàn. Cần thêm các nghiên cứu lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng trong tương lai trên dân số
Việt Nam để kiểm chứng các kết quả này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Helena T, Marie M, Michael C, Anuja D, Joop L and Lisa PTM
(2018). International evidence-based guideline for the
assessment and management of polycystic ovary syndrome.
URL:
/>COS_Evidence-Based-Guidelines_20181009.pdf.
2. Rotterdam E and Asrm-Sponsored Pcos Consensus Workshop
Group (2004). Revised 2003 consensus on diagnostic criteria and

209


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021
long-term health risks related to polycystic ovary syndrome.
Fertility and sterility, 81(1):19.
3. Sharma S, Ghosh S, Singh S, Chakravarty A, Ganesh A, Rajani S
and Chakravarty BN (2014). Congenital malformations among

babies born following letrozole or clomiphene for infertility
treatment. PLoS One, 9(10):e108219.
4. Biljan MM, Hemmings R and Brassard N (2005). The Outcome
of 150 Babies Following the Treatment With Letrozole or
Letrozole and Gonadotropins. Fertility and Sterility, 84:S95.
5. Legro RS, Brzyski RG, Diamond MP, Coutifaris C, Schlaff WD,
Casson P, Christman GM, Huang H, Yan Q and Alvero R
(2014). Letrozole versus clomiphene for infertility in the
polycystic ovary syndrome. New England Journal of Medicine,
371(2):119-129.
6. Wang R, Kim BV, Van Wely M, Johnson NP, Costello MF,
Zhang H, Ng EHY, Legro RS, Bhattacharya S and Norman RJ
(2017). Treatment strategies for women with WHO group II
anovulation: systematic review and network meta-analysis.
BMJ, pp.356.
7. Univerity M (2018). International evidence-based guideline for
the assessment and management of polycystic ovary syndrome
(PCOS).
8. Legro RS, Brzyski RG, Diamond MP, Coutifaris C, Schlaff WD,
Casson P, Christman GM, Huang H, Yan Q, Alvero R,
Haisenleder DJ, Barnhart KT, Bates GW, Usadi R, Lucidi S,
Baker V, Trussell JC, Krawetz SA, Snyder P, Ohl D, Santoro N,
Eisenberg E, Zhang H and Network NRM (2014). Letrozole
versus clomiphene for infertility in the polycystic ovary
syndrome. N Engl J Med, 371(2):119-129.
9. Guang HJ, Li F and Shi J (2018). Letrozole for patients with
polycystic ovary syndrome: A retrospective study. Medicine,
97(44):e13038.
10. Roy KK, Baruah J, Singla S, Sharma JB, Singh N, Jain SK and
Goyal M (2012). A prospective randomized trial comparing the

efficacy of Letrozole and Clomiphene citrate in induction of
ovulation in polycystic ovarian syndrome. J Hum Reprod Sci,
5(1):20-25.

210

Nghiên cứu Y học
11. Tatsumi T, Jwa SC, Kuwahara A, Irahara M, Kubota T and Saito
H (2017). No increased risk of major congenital anomalies or
adverse pregnancy or neonatal outcomes following letrozole
use in assisted reproductive technology. Hum Reprod, 32(1):125132.
12. Tulandi T, Martin J, Al-Fadhli R, Kabli N, Forman R, Hitkari J,
Librach C, Greenblatt E and Casper RF (2006). Congenital
malformations among 911 newborns conceived after infertility
treatment with letrozole or clomiphene citrate. Fertil Steril,
85(6):1761-1765.
13. Akbari SA, Ghorbani S and Ashrafi M (2018). Comparison of
the pregnancy outcomes and the incidence of fetal congenital
abnormalities in infertile women treated with letrozole and
clomiphene citrate. J Obstet Gynaecol Res, 44(6):1036-1041.
14. Lee HY, Oh J, Perkins JM, Heo J and Subramanian SV (2019).
Associations between maternal social capital and infant birth
weight in three developing countries: a cross-sectional
multilevel analysis of Young Lives data. BMJ Open,
9(10):e024769.
15. Duong Minh Duc, Nguyen Anh Duy, Nguyen Canh Chuong,
Le Thi Vui, Hoang Ngoc Son and Bui Thi Thu Ha (2017). A
Secular Trend in Birth Weight and Delivery Practices in
Periurban Vietnam During 2005-2012. Asia Pac J Public Health,
29(5):18S-24S.

16. Nguyen Cong Luat, Lee AH, Pham Ngoc Minh, Phung Thi
Hoang Nguyen, Vo Van Ha Anh, Chu Khac Tan, Duong Van
Dat, Duong Thi Hong and Binns CW (2019). Prevalence and
pregnancy outcomes of gestational diabetes mellitus by
different international diagnostic criteria: a prospective cohort
study in Vietnam. J Matern Fetal Neonatal Med, pp.1-7.
17. Kim JJ and Choi YM (2019). Phenotype and genotype of
polycystic ovary syndrome in Asia: Ethnic differences. J Obstet
Gynaecol Res, 45(12):2330-2337.

Ngày nhận bài báo:

10/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

06/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

Chuyên Đề Sản Phụ Khoa



×