Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

tháp chàm tháp chàm mỹ sơn được unesco công nhận di sản thế giới các tháp chàm đổ nát và hư hại theo thời gian từ lâu đã là hình ảnh được nhiều người dân miền trung nhắc tơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.81 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tháp Chàm</b>



<b>Các tháp Chàm đổ nát và hư hại theo thời gian từ lâu</b>
<b>đã là hình ảnh được nhiều người dân miền Trung</b>
<b>nhắc tới khi kể về quê mình.</b>


Nay nhiều khu tháp Chàm được bảo tồn, trùng tu, thành
điểm nhấn trong các tour du lịch.


Quần thể tháp trong khu thánh địa Mỹ Sơn được Unesco công nhận di sản thế giới.
Quần thể này được chuyên gia Ba Lan Kazik tái phát hiện và vận động giới khảo cổ quốc
tế tài trợ để bảo tồn.


Các tháp ở Bình Định cũng được thế giới quan tâm, như tháp Cánh Tiên được Đức tài
trợ.


Đa số các tháp Chàm ở mạn Bắc bị bỏ hoang và nếu không được giới chuyên gia chú ý
tới thì đều trở thành phế tích.


Một số tượng Chăm được người Việt xây đền xung
quanh để thờ cúng, như tại một số vùng ở Quảng Nam.
Nổi bật nhất là khu tháp Pô Nagar ở Nha Trang, với
ngôi tháp chính thờ thần nữ.


Có ý kiến cho rằng đây là Uma, hay Parvati, tức là vợ,
hay biến tướng nữ của thành Siva.


Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là Bhagavati, tức một nữ thần của vùng Kauthara.
Bức tượng thờ được thay thế và thay đổi trong nhiều thời kỳ khác nhau sau mỗi lần bị
mất cắp hay cướp phá.



Sau khi giới tăng lữ Chăm từ bỏ khu tháp vào đầu thế kỷ 19, người Việt đã gọi nơi đây là
tháp Bà, hay Thiên Y Thánh Mẫu, hoặc Thiên Y Ana.


Một trong số các truyền thuyết Việt hóa được đưa vào sách sử.


Khu tháp Poklongarai ở tỉnh Ninh Thuận thì vẫn còn ít nhiều gắn liền với cuộc sống tâm
linh của các cộng đồng người Chăm đang sinh sống quanh đây.


Khu di tích được sống lại trong không khí lễ hội mỗi dịp Katê, tổ chức theo lịch Chăm,
vào khoảng tháng Chín và tháng Mười dương lịch.


Mỹ Sơn được Unesco công
nhận di sản thế giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cho tới nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được
về công thức làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ.
Có người cho rằng gạch được xếp rồi mới nung.


Cũng có người cho rằng gạch được nung chính rồi kết
dính với nhau bằng những loại hợp chất tự nhiên.


Chuyên gia gần như là duy nhất tái dựng được các tháp Chàm cho các khu du lịch với 20
nghiên cứu bí quyết làm gạch Chăm đã qua đời năm 2005.


</div>

<!--links-->

×