Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phan tich doan trich noi thuong minh day

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.14 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Thuyết minh đoạn trích nỗi thương mình đây .</b>



Biên sọan: Đòan Minh Thiện



xem xog nhớ thank nha các pac'


Thử thách lớn nhất và cũng là bi đát nhất của Thúy Kiều chính là hồn cảnh mà nàng đã bị đẩy
vào: làm kĩ nữ chốn lầu xanh. Nói gì đến giữ gìn trinh tiết với Kim Trọng, trong hoàn cảnh ấy,
ngay cái nhân cách tối thiểu của người đàn bà trong xã hội cũ Kiều làm thế nào để giữ cho khỏi
bị mai một được? Làm thế nào để viết về thực tế ấy – thực tế của cái cảnh “sống làm vợ khắp
người ta” mà vẫn thể hiện được nhân cách của nhân vật, vẫn bộc lộ được thái độ trân trọng, sự
cảm thơng, vẫn nói lên được sự đau khổ, thương thân phận mình của nhân vật? Tài năng nghệ
thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du đã
thể hiện trọn vẹn trong đoạn trích “Nỗi thương mình”.


“Rường cao rút ngược dây oan
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”


Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều
đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc lừa nhưng lần Thúy Kiều
bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Nó là bước ngoặt bẻ
ngang cuộc đời Thúy Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao định tự tử
nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời,
đến mức phải rên lên: “Thân lươn bao quản lấm đầu, tấm lịng trinh bạch từ sau xin chừa”. Tiếp
đó là những tháng ngày ê chề nhục nhã của nàng trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm
thân trong ngọc trắng ngà của mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Nguyễn Du đã ghi
lại tâm trạng của Kiều trong thời gian ấy.


Có một điểm cần chú ý ngay từ đầu là trong nguyên tác của Thanh Tâm tài nhân thì trọng tâm
của đoạn này: một mặt là bài ca kể về thân phận Thúy Kiều từ khi gia biến đến khi bị Sở Khanh
lừa và phải đồng ý tiếp khách, mặt khác tập trung vào lời dạy của Tú Bà về nghề kĩ nữ. Đến


Nguyễn Du, cách xử lí nghệ thuật đã có sự thay đổi hồn tồn. Gốc rễ của cách xử lí nghệ thuật
độc đáo ấy là cách nhìn mới mẻ và chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của nhà thơ.


Từ câu thứ 5 của đoạn trích, trước đây được đặt tên là “Những nỗi lòng tê tái”. Trong sách giáo
khoa mới, “Nỗi thương mình” chỉ vẻn vẹn 20 câu nhưng đã nói lên tất cả nỗi tê tái của Kiều
nhưng quan trọng hơn là đoạn trích đã thể hiện một tiếng nói nhân văn sâu sắc và tiến bộ: ý
thức về thân phận, phẩm giá của nàng Kiều – ý thức thương thân, xót thân lần đầu tiên xuất
hiện trong văn học trung đại Việt Nam.


Có một bài tốn “nan giải” đặt ra với Nguyễn Du: tác giả muốn tố cáo một cách sâu sắc nơi đã
vùi dập Kiều, những thân phận như Kiều. Đó cũng là một hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong
kiến mà Kiều đang sống với tất cả sự nhơ nhớp, mục ruỗng của nó. Cái khó là: nói về cảnh lầu
xanh nhưng làm sao cho sự miêu tả hiện thực đó khơng gây ra phản cảm với độc giả, không hạ
thấp nhân vật, thể hiện được nhân cách, phẩm giá của nhân vật trong sự cảm thông của nhà
thơ. Nguyễn Du đã thành cơng với những xử lí nghệ thuật độc đáo của mình.


Đoạn trích có một kết cấu lơgíc với diễn biến tâm trạng: đoạn đầu giới thiệu tình cảnh trớ trêu
của Kiều, “khi tỉnh rượu… nào biết có xuân là gì” đi sâu vào tâm tình, nỗi niềm của Kiều trong
cảnh sống ấy, và đoạn cuối tả cảnh để cực tả tâm trạng cô đơn, ý thức về thân phận, phẩm giá
của Kiều.


Bốn câu thơ đầu của đoạn thơ là cả một hiện thực tàn nhẫn mà Kiều phải chịu đựng: chốn lầu
xanh với những đặc trưng của nó:


“Biết bao bướm lả ong lơi


Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Bút pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng nhuần nhuyễn đến mức trở thành một công cụ nghệ


thuật đắc lực. Bởi vì trên thực tế, nếu phải gọi sự thật bằng đúng cái tên của nó thì Kiều trong
đoạn trích này là một cơ gái lầu xanh. Một loạt từ ngữ dẫu là ước lệ vẫn đủ để thơng báo về tình
cảnh và thân phận của Kiều – mặc dù bốn câu đầu này, nhân vật không hề được miêu tả trực
tiếp: “bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió
cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu. Nguyễn
Du đã tìm được một góc nhìn và cách xử lí nghệ thuật đặc biệt: viết về cảnh lầu xanh nhưng lại
dùng những từ và hình ảnh rất nhã. Cách xử lí nghệ thuật này giúp tác giả vượt qua một vấn đề
nan giải, một mặt vẫn tả thực, không né tránh hiện thực và cảnh sống thực tế của nhân vật
chính, mặt khác vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật chính Thúy Kiều, qua đó thể hiện
thái độ cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho nhân vật. Thái độ này là nhất quán trong tác
phẩm.


Quan sát kĩ hơn những chi tiết nghệ thuật mà Nguyễn Du cố ý bày ra sẽ nhận thấy sự mâu thuẫn
ẩn chứa bên trong cảnh tượng. Những từ “đầy tháng, suốt đêm” là những từ chỉ số nhiều, cho
thấy sự nhộn nhịp của lầu xanh, nơi mà Tú Bà “ăn nên làm ra”, lầu xanh như một chốn đang vào
dịp “được mùa”, “đắt khách”. Cái xấu như đang ra sức bòn rút tất cả những giá trị của con
người. Lầu xanh trở thành nơi chôn vùi không biết bao nhiêu số phận như Kiều. Cảnh lầu xanh
thực chất cũng là một phần của bức tranh XHPK Trung Quốc thời Minh – Thanh thu nhỏ, cả thời
đại mà Nguyễn Du sống, cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Xã hội ấy cũng đã được nói đến qua những
tác phẩm cùng thời: Phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Cung ốn ngâm…


Phép đối xứng kết hợp với nghệ thuật tách từ, đảo từ là một sáng tạo của Nguyễn Du. Đối xứng
nhỏ nhất được thiết lập bằng cách tách hai từ ghép để tạo thành một cụm từ mới, có tác dụng
tăng thêm, cụ thể hóa hơn nét nghĩa: tại lầu xanh, bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn
nhịp. Tiếp theo là đối xứng trong từng câu thơ: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm
đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh… kết hợp với những từ chỉ số nhiều: đầy tháng, suốt đêm
diễn tả cái xô bồ, gấp gáp của một cuộc sống ăn chơi, nhốn nháo, dung tục. Thường thì người ta
dùng từ “trận” để nói về trận đánh, trận mắng chửi chứ khơng ai nói là “trận cười”. Bản thân
cách dùng từ này đã đủ cho thấy nỗi ê chề, sự ép buộc, đày đọa mà Kiều phải chịu đựng.
Nguyễn Du đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một bên


là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do vậy ở bốn câu thơ
đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một
cơn lốc vơ hình, bị buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi nhà chứa. Hiện thực nghiệt ngã mà nhân
vật phải trải qua, hé mở thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ. Nguyễn Du đã “bọc lụa” cho cảnh
sống ấy bằng một thứ ngôn ngữ ước lệ rất tài tình: ước lệ theo thành ngữ dân gian, ước lệ theo
điển tích làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn. Bởi vì chỉ có hồi
tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm nhân vật, mới thể hiện đúng nỗi đau, mới
nổi bật được phẩm giá và sự chịu đựng giày vò đáng thương của nhân vật. Đằng sau những câu
thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều.


</div>

<!--links-->

×