Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

trao doi ve viec giang day cac tac pham van hoc sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.93 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Vài trao đổi về cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng </b>
<b>dạy(*) (hay góp lời bàn về thơ cách tân đương đại)</b>


Bài viết được đăng lúc 4:53:36 PM, 12.05.2009


<b>HOÀNG ĐĂNG KHOA </b>


<b>V</b>

<b>ăn học Việt từ sau 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới, là một quá trình văn học rất phong phú, đa </b>
<b>dạng và khơng ít phức tạp, lại còn đang tiếp diễn. Cuốn sách Văn học Việt Nam sau 1975 - Những </b>
<i><b>vấn đề nghiên cứu và giảng dạy ra đời đáp ứng nhu cầu mang tính thời sự: nhu cầu nhìn nhận, đánh</b></i>
<b>giá một cách khách quan, tồn diện về tiến trình văn học ba mươi năm qua, chuẩn bị cho sự ra đời </b>
<b>của những cơng trình văn học sử và những chun khảo về giai đoạn văn học này.</b>


Cuốn sách tập hợp những bài viết của nhiều tác giả tên tuổi, về những vấn đề nổi cộm của văn
học Việt Nam sau 1975, từ lý luận, nghiên cứu đến sáng tác, tiếp nhận - phê bình với những
cách tiếp cận, những góc nhìn đa dạng, nhiều phát hiện và đánh giá mới, cả trên phương diện
tổng quát cũng như trên những vấn đề và sự kiện văn học cụ thể được dư luận đặc biệt quan
tâm.


Có thể khẳng định, đây là một cuốn sách quý, chất lượng, đặc biệt hữu ích cho việc nghiên cứu,
giảng dạy văn học Việt Nam sau 1975 trong nhà trường, từ phổ thông đến đại học. Những ai
quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề liên quan đến văn học Việt Nam sau 1975 đều có thể
tìm gặp trong cuốn sách này nhiều gợi mở quý báu, ít nhất là về mặt phương pháp luận.
Tuy nhiên, đây đó trong một số ít bài viết, có luận điểm, cách diễn đạt chưa thật sự làm bằng
lịng người đọc khó tính.


Trong bài: "<i>Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau </i>


<i>1975</i>", tác giả Nguyễn Văn Long khi bàn về sự đổi mới và những đặc điểm của thể loại thơ, sau


khi cho rằng thơ từ sau 1975 “xuất hiện nhiều dạng thức mới của cái tơi”, đó là “cái tôi thế sự với


những cảm xúc khác, những nỗi buồn, sự lo âu, tâm trạng xót xa, day dứt trước hiện trạng xã
hội, nhân thế”, đó là cái tôi “đào xới tận cùng bản thể”, cái tôi “được khai thác ở mọi bình diện,


tầng bậc, trong mọi mối quan hệ”, đã viết: “<i>Trong những xu hướng hiện đại chủ nghĩa, lại xuất </i>


<i>hiện quan niệm khác về cái tôi, về chủ thể. Khi đề cao lối viết tự động, quan niệm “làm thơ là làm </i>
<i>chữ”, cái tơi cũng bị xóa mờ đi, để vai trị của chữ nổi bật lên và các chữ trong bài thơ như là tự </i>
<i>nó tạo ra mọi tác động đến độc giả</i>” (tr.24).


Theo tôi, viết như vậy là chưa thỏa đáng.


Thứ nhất, ở đây, Nguyễn Văn Long đã “hẹp hóa” nội hàm của khái niệm cái tơi. Cái tơi, trong
sáng tạo thơ nói riêng, ngồi nghĩa là cái tôi nội cảm, trĩu nặng cảm xúc, sâu thẳm nỗi niềm, tự
phơi trải, còn được hiểu là phong cách cá nhân, là cá tính sáng tạo đơn nhất, khơng lặp lại của
chủ thể. Nếu hiểu cái tôi theo nghĩa đầy đủ này thì khi đề cao lối viết tự động, quan niệm “làm thơ
là làm chữ”, cái tôi khơng thể bị xóa mờ đi như Nguyễn Văn Long nói, ngược lại, cái tơi với nghĩa
là phong cách, là cá tính sáng tạo lại càng được tơ đậm, khắc dấu hơn bao giờ hết. Văn chương,


sản phẩm của sáng tạo, một trong những giá trị đích thực của nó là <i>sự khác biệt</i>. Một khi đã


quan niệm “làm thơ là làm chữ”, là “lao động chữ”, nhà thơ là “phu chữ” thì người “phu chữ” kia
sáng tạo ra cái gì nếu khơng phải là những chữ mới lạ, khác biệt, mà sáng tạo ra những chữ mới
lạ, khác biệt kia để làm gì nếu khơng phải là để khẳng định phong cách, cá tính sáng tạo, khẳng
định cái tơi nghệ sĩ của mình?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xúc đặc biệt ấy được <i>tượng hình, vật chất hóa</i>. Chữ chỉ có thể nổi bật lên vai trị của mình và tự
nó tạo ra mọi tác động đến độc giả khi và chỉ khi nó thấm đẫm, trĩu nặng cảm xúc, tư tưởng của
chủ thể sáng tạo ra nó, chứ hồn tồn khơng thể khi nó rỗng nghĩa, vơ cảm, vơ hồn. Một khi “phu
chữ” có thể “làm chữ" được như thế thì cái tơi khơng phải bị xóa mờ đi, mà cái tơi (nội cảm) lúc
này đã lặn sâu vào chữ, làm cho chữ cựa quậy trên chiều “năng nghĩa” (chữ dùng của Dương


Tường), sản sinh, tái tạo nghĩa không ngừng.


Thứ ba, không thể đồng nhất “quan niệm làm thơ là làm chữ” với việc “đề cao lối viết tự động”
được. Hai vấn đề này tự nó đã mâu thuẫn với nhau. Một khi đã chủ trương viết tự động thì sao
lại quan niệm làm thơ là “làm chữ”, là "lao động chữ”, sao lại gọi nhà thơ là “phu chữ”? Theo tôi,
nói “viết tự động” là nói chuyện nội dung, nghĩa là quan niệm, thơ không chỉ là sản phẩm của ý
thức, lý trí mà có khi là sản phẩm của những khoảnh khắc lóe sáng, “vụt hiện” của vơ thức. Câu
thơ, bài thơ là sự ú ớ của vơ thức nên có thể khơng “tải” thơng điệp rõ ràng, nhưng nó lại từ chối
cách hiểu áp đặt chủ quan, suy diễn gò ép hiện thực của lý trí ráo hoảnh. Cịn nói “làm thơ là làm
chữ" là nói chuyện hình thức, có nghĩa là chữ của thơ khơng là những chữ quen thuộc đến nhàm


mịn, sáo rỗng được dùng một cách tùy tiện, dễ dãi mà phải là những chữ được <i>lạ hóa</i>, ám dụ


người đọc cùng sản sinh nghĩa.


Trong bài “<i>Đôi điều suy nghĩ về văn hóa đọc thơ hơm nay</i>” của tác giả Đặng Thu Thủy cũng có


nhiều đoạn lập luận, diễn đạt, theo tôi là không thỏa đáng.


Ở tr.431, tác giả viết: “...<i>Thực tế đã cho thấy, sự cố gắng, thậm chí xả thân vì nghệ thuật của anh</i>


<i>rồi cũng chẳng ích gì nếu anh một mình đơn độc. Anh khơng thể thay thế độc giả mà quyết định </i>
<i>vận mệnh của thơ mình</i>”. Đúng, sáng tạo nên tác phẩm là việc của cá nhân mỗi nhà thơ, nhưng
ngoài giá trị tự thân của tác phẩm, độc giả là người có vai trị quyết định giá trị đích thực của tác
phẩm đó. Nhưng tơi nghĩ, nhà thơ “chỉ một mình đơn độc" khi anh bất tài, khi sự cố gắng, xả thân
của anh rốt cục chỉ cho ra những thứ phi nghệ thuật, phản thơ mà thôi. Nghĩa là, ví như nói như
Nguyễn Đăng Điệp, thơ anh chỉ đi ra từ cái tôi bé nhỏ, dị biệt của anh mà không đủ sức cộng
hưởng với khách tri âm, không ôm chứa được hơi thở của thời đại; ví như anh cứ lai căng tiếp
nhận tùy tiện những thứ bên ngồi mà khơng có màng lọc văn hóa, màng lọc tinh thần dân tộc để
tinh tuyển; ví như anh cứ hơ hào làm chữ để chỉ cho ra những chữ rỗng nghĩa, vô hồn... Độc giả


của một tác phẩm văn học luôn ở số đông với đủ mọi tầm đón nhận, cách đọc, vì thế khơng việc
gì phải nơm nớp sợ họ bỏ sót những tác phẩm của mình, nếu nó hay thực sự. Nói như Trần
Mạnh Hảo, thơ ca, khi nó đã đạt được đến cái hay, nó cịn lại, đến thời gian mà nó cịn khơng sợ
nữa, huống hồ vài ba lời phủ định vu vơ.


Cũng ở tr.431, tác giả viết: “<i>Những thử nghiệm tìm tịi của nhóm Xn Thu nhã tập, của Trần </i>


<i>Dần, Lê Đạt, của Nguyễn Đình Thi,... đều trở thành lạc lõng và nhanh chóng đi đến hồi kết thúc </i>
<i>bởi thiếu một văn hóa đọc thơ tương ứng. Để rồi mấy chục năm sau, nó lại được thử nghiệm lại. </i>
<i>Nhưng rồi cái chung cục của nó có khác xưa</i>?”. Khơng phải những thử nghiệm tìm tịi thơ rốt cục
đều “trở thành lạc lõng và nhanh chóng đi đến hồi kết thúc bởi một văn hóa đọc thơ tương ứng”
như tác giả viết. Những thủ lĩnh cách tân thơ như Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng,... khơng
hẳn “lạc lõng” vì bên cạnh họ vẫn có những bạn đọc ghi nhận những thành công nhất định của
họ. Những thử nghiệm của họ trên thực tế cũng khơng có chuyện “nhanh chóng đi đến hồi kết
thúc”. Sau sự cố “Nhân văn giai phẩm”, họ chỉ tạm ngừng quyền công bố tác phẩm mà thôi chứ
quyền sáng tạo của họ, tư cách nghệ sĩ của họ thì khơng có thế lực nào có thể tước đoạt nổi. Họ
vẫn cứ đi tận cùng con đường mình đã đi, và ý thức cách tân của họ, những thành công nhất
định của họ đã và đang được thừa nhận. Trần Dần, Lê Đạt đã được trao tặng giải thưởng Nhà
nước về văn học nghệ thuật đó thơi.


Ở tr.432, khi nói về tinh thần “dân chủ chữ”, tinh thần Freud “nổi loạn” thành thực phơi trải đam


mê bản năng của thơ trẻ, tác giả viết: “<i>Cái gốc rễ khiến thơ bùng phát không phải là những </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

“chiêm nghiệm" đến độ có khả năng tự bốc cháy thành cảm xúc thì mới có thể <i>vật chất hóa</i> thành
cái gọi là thơ, thơ đích thực được.


Cũng ở tr.432, tác giả viết: “<i>Các nhà thơ trẻ đã xác lập trở lại những giá trị đã bị đánh mất của </i>


<i>thơ, trong đó đáng chú ý nhất là ngơn ngữ. Thơ ta thường coi ngôn ngữ như một phương tiện </i>


<i>truyền tải chứ chưa xem nó như một phương tiện sáng tạo</i>”. Thực tế cho thấy, những giá trị của
thơ Việt chưa bao giờ bị đánh mất cả. Văn học, đặc biệt là thơ, luôn được quan niệm là nghệ
thuật của ngôn từ. Thời trung đại, ngôn ngữ thơ được coi như một phương tiện truyền tải đạo lý,
truyền tải chí quân tử, ba mươi năm chiến tranh 1945 - 1975, do tính chất đặc biệt của lịch sử,
ngôn ngữ thơ lại được coi là phương tiện truyền tải tinh thần “xung phong”, “xung trận”, mặc dù
vậy quan niệm ngôn ngữ - phương tiện truyền tải luôn gắn liền với quan niệm ngôn ngữ -
phương tiện sáng tạo. Ta dễ dàng chứng minh điều này bằng những bài thơ đạt đến trình độ
điêu luyện, mẫu mực cổ điển của thơ trung đại, những bài thơ đi cùng năm tháng của thơ thời
đại đánh Pháp, đuổi Mỹ của dân tộc. Ngày nay, nếu thơ trẻ chỉ coi ngôn ngữ như một phương


tiện sáng tạo, mà cái sản phẩm “sáng tạo” kia không mảy may “truyền tải” <i>tư tưởng, xúc cảm </i>


<i>thực</i> thì rốt cuộc, chỉ làm ra cái gọi là “phản thơ”. Lúc đó, họ cứ tưởng mình đang “xác lập trở lại


những giá trị đã bị đánh mất của thơ" mà không ngờ rằng chính mình đang đánh mất những giá
trị đã có, vốn có của thơ.


Cuốn sách xuất bản lần đầu, đôi chỗ chưa thỏa đáng là điều không tránh khỏi. Mà cái gọi là
“chưa thỏa đáng” ở đây cũng chỉ từ góc nhìn cá nhân, chủ quan của người đang “lạm bàn” mà
thơi. Hi vọng từ góc nhìn của nhiều người đọc “kỹ tính” khác, lần in sau, sách sẽ hoàn thiện hơn.
H.Đ.K


(242/04-09)


</div>

<!--links-->

×