Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.89 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> I – MỞ ĐẦU</b>



<i> Ngân sách nhà nước là một trong những công cụ quan trọng của nhà</i>
nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ
thể. Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện nền kinh tế xã hội, Ngân sách nhà nước
- công cụ điều chỉnh vĩ mô của nhà nước - cũng phải không ngừng được tăng
cường và hoàn thiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong đó
việc qn triệt thực hiện tốt các nguyên tắc của ngân sách nhà nước được coi là
căn bản trong hoạt động ngân sách. Trong nội dung bài làm em xin được đi
phân tích cụ thể nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện, cũng như sự thể hiện
nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002 hiện hành.


<b>II – NỘI DUNG</b>


<b>1.</b>

<b>Khái niệm ngân sách nhà nước.</b>


<b>1.1</b> Về phương diện kinh tế: Ngân sách nhà nước được hiểu là
bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định,
thường là một năm.


<b>1.2</b> Về phương diện pháp lí: Khái niệm ngân sách nhà nước
được đề cập tại Điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2002, theo đó: “....”


<b>2.</b> <b>Nội dung nguyên tắc ngân sách toàn diện</b>


<b> Thể chế ngân sách nước ta được thiêt lập và vận hành theo một hệ</b>
thống nguyên tắc nhất định, mỗi một nguyên tắc chứa đựng trong đó những nội
dung cụ thể. Về cơ bản nguyên tắc ngân sách toàn diện có thể được diễn tả bằng
hai nội dung sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhỏ đều phải được ghi chép đầy đủ vào các tài liệu kế toán ngân sách theo chế


độ kế toán hiện hành nhằm đảm bảo cho các cơ quan hữu trách dễ kiểm soat
chúng trong quá trình thực hiện. Có thể nói, việc thực hiện nguyên tắc này rất
tốt cho việc quản trị tài chính cơng bởi lẽ nó khơng cho phép bất cứ khoản thu,
chi nào được để ngoài ngân sách nhà nước.(Chứng minh).


- Thứ hai: Các khoản thu và các khoản chi không được phép bù trừ
cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục
lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu
cho một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được dùng để tài trợ cho
mọi khoản chi. Với nội dung này ta có thể hiểu rằng giữa các khoản thu và chi
của bất kì đơn vị dự tốn nào cũng khơng được phép bù trừ cho nhau, các khoản
thu và chi phải được lên danh sách một cách độc lập. Khơng thể cho rằng vì
khoản chi trên lĩnh vực này nhiều mà giảm chi trên lĩnh vực khác, vì khoản thu
trên lĩnh vực này ít mà tăng thu trên lĩnh vực khác. Mặt khác, tổng số thu ngân
sách hàng năm sẽ được dùng cho tất cả các khoản chi trong năm đó chứ khơng
được dùng riêng một khoản thu cho một khoản chi cụ thể nào. VD: Khơng được
dùng các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí chi cho riêng lĩnh vực đầu tư phát triển,
mà khoản thu này cũng có thể được dùng để tài trợ cho chi thường xuyên, chi
viện trợ,...


<b>3.</b> <b>Sự thể hiện của nguyên tắc này trong Luật ngân sách nhà nước</b>
<b>năm 2002.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>từ hoạt động kinh tế của nhà nướ c;....”, từ đó là cơ sở để xây dựng bản dự toán</i>
ngân sach hàng năm. Các khoản thu và chi của ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương được tổng hợp theo từng lĩnh vực và theo cơ cấu gồm: Các
khoản thu mà ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hưởng 100%, các
khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương, các khoản chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương như chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi bổ sung,... được quy


định cụ thể, chi tiết từ Điều 30 đến Điều 33 Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
Trong đó Điều 30, Điều 32 quy định riêng danh mục các khoản thu của ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương, Điều 31, Điều 33 quy định danh mục
các khoản chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Hơn thế nữa,
<i>Điều 6 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 cũng quy định: “Các khoản thu, chi</i>
<i>của ngân sách nhà nước đều phải được hạch toán, kế toán, quyết toán đầy đủ,</i>
<i>kịp thời, đúng chế độ”. Với quy định này cho phép các khoản thu, chi của ngân</i>
sách nhà nước được đầy đủ, chi tiết, tránh tình trạng thất thốt, khơng rõ ràng,
đảm bảo mọi khoản thu, chi đều được ghi vào dự toán ngân sách.


Ngoài ra,điểm a Khoản 2 Điều 5 có quy định chi ngân sách nhà nước chỉ
được thực hiện khi đã có trong dự tốn ngân sách được giao, và thực hiện đúng
chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Với
quy định này tránh tình trạng các khoản thu và chi bù trừ cho nhau một cách tùy
tiện.


<b>III – KẾT BÀI</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

toán ngân sach nhà nước hàng năm. Đồng thời góp phần lành mạnh hóa hoạt
động ngân sách nhà nước hàng năm.


</div>

<!--links-->

×