Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nha bac hoc Le Quy Don

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.24 KB, 2 trang )

Nhà bác học Lê Quý Đôn -Hưng Hà - Thái Binh
Lê Q Đơn người có cơng đầu tiên nghiên cứu về xứ Đàng Trong Lê Q Đơn, tự Dỗn
Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2/8/1726, trong một gia đình khoa bảng; cha là tiến sĩ
Lê Trọng Thứ, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc
Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm
học. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy cậu bé 14
tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ
Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn. Sau khi đã đỗ đạt,
Lê Quý Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê Trịnh, như: Hàn lâm thừa chỉ sung Toản tu quốc sử quán (năm 1754), Hàn lâm viện thị
giảng (năm 1757), Đốc đồng xứ Kinh Bắc (năm 1764), Thị thư kiêm Tư nghiệp Quốc tử
Giám (năm 1767), Tán lý qn vụ, Thị phó đơ ngự sử (năm 1768), Cơng bộ hữu thị lang
(năm 1769), Bồi tụng (Phó thủ tướng) (năm 1773), Lại bộ tả thị lang kiêm Tổng tài quốc
sử quán (năm 1775), Hiệp trấn tham tán quân cơ Trấn phủ Thuận Hóa (năm 1776), Hiệp
trấn Nghệ An (năm 1783), Công bộ thượng thư (năm 1784)... Lê Quý Đôn mất ngày
1/5/1784 tại quê mẹ, làng Nguyên Xá, huyện Duy Tiên (nay thuộc Hà Nam). Thi hài ông
được đưa về mai táng ở quê nhà. Tác phẩm của Lê Quý Đơn có thế kể đến như: Bắc sứ
thơng lục, Vân đài loại ngữ, Quần thư khảo biện, Toàn Việt thi lục…Phủ biên tạp lục, là
tập bút ký của Lê Quý Đôn viết về Đàng Trong, nhất là xứ Thuận và xứ Quảng từ thế kỷ
XVIII trở về trước. Năm 1776, Lê Quý Đôn giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ ở
Thuận Hố. Trong sáu tháng ở đây, ơng đã ghi chép lại tất cả những điều mắt thấy tai
nghe và tập bút ký này được đặt tên là Phủ biên tạp lục. Tác phẩm giới thiệu về tình hình
núi sông, thành quách, phong thổ, nhân vật của xứ Thuận Hoá và cho chúng ta biết danh
số các phủ huyện, tổng, xã, thôn của xứ Thuận và xứ Quảng lúc đó. Phủ biên tạp lục cung
cấp nhiều tài liệu về chế độ ruộng đất, thuế khố, chế độ trưng bình, binh chế của xã hội
Đàng Trong từ thế kỷ XVIII trở về trước. Tác phẩm được chia làm 6 phần (tức là 6
quyển). Quyển I. Sự tích khai thiết khơi phục hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam. Danh số
phủ, huyện, tổng, xã, thơn, trang trại hai xứ Thuận Hố và Quảng Nam. Quyển II. Hình
thế núi sơng, thành luỹ, trị sở, đường sá, bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hố và Quảng
Nam. Quyển III. Số ngạch cơng tư điền trang và hoa châu, lệ cũ và tổng số thóc gạo trưng
thu ở hai xứ Thuận Hố và Quảng Nam; Lệ cũ và quan thuộc chức thủ các ty trấn dinh và
về thi cử ở hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam; Lệ cũ và tổng số về số ngạch nhân đinh,


duyệt tuyển các hạng, kén chọn lĩnh hạng, chia đặt quân hiệu ở hai xứ Thuận Hoá và
Quảng Nam. Quyển IV. Lệ thuế đầu nguồn, tuần tu, đầm, hồ, chợ đò, thuế vàng bạc đồng
sắt, và lệ vận tải ở hai xứ Thuận Hoá và Quảng Nam. Quyển V. Nhân tài, thơ văn. Quyển
VI. Vật sản, phong tục Đây là tác phẩm có giá trị của Lê Quý Đôn, là tài liệu quý cho các
nhà nghiên cứu sử học, kinh tế học, địa lý học, dân tộc học… Lê Q Đơn viết về cảnh
trao đổi hàng hóa ở Hội An: “ Thuyền từ Sơn Nam về chỉ mua được một thứ củ nâu, từ
Thuận Hóa về chỉ mua được hồ tiêu, còn từ Quảng Nam (Hội An về thì mua hàng hóa
khơng thứ gì mà khơng có. Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn,
Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Bình Khang và Nha trang, đường thủy bộ, đi thuyền đi ngựa đều
hội tụ ở Phố Hội An. Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù một trăm chiếc tàu to chở một
lúc cũng không hết” Về xứ Mơ Xồi nay thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ông viết: ”Đời
trước lập Gia Định, tất trước mở xứ Đơng Nai, để cho qn dân hồn tụ, rồi mới mở xứ
Sài Gịn… Nay đất cũ tự Mỗi Sồi đến Sài Gòn đường đi hai ngày… Phủ Gia Định, đất


Đồng Nai, từ các biển Cần Giờ, Soài Lạp, cửa Đại, Cửa Tiểu, tồn là rừng rậm hàng mấy
nghìn dặm, họ Nguyễn chiêu mộ những dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, các phủ Điện
bàn, Quảng Ngãi, Qui Nhơn cho dời tới đây, phát chặt mở mang, hết thảy đều bằng
phẳng, đất nước màu mỡ, cho dân tự chiếm, trồng cau, làm nhà cửa…Đất ấy nhiều ngòi
lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn chở thuyền lớn thì tất đèo
theo xuồng nhỏ để thơng đi các kênh. Từ cửa biển đến đầu nguồn đi 6,7 ngày hết thảy là
đồng, nhìn bát ngát, ruộng phẳng như thế đấy rất hợp trồng lúa, lúa nếp, lúa tẻ đều trắng
dẻo.” Lê Quý Đôn - nhà bác học lớn nhất Việt Nam dưới thời phong kiến thế kỷ XVIII, là
tấm gương sáng về lao động học thuật cho các thế hệ hôm nay và mai sau, là một nho sĩ
u nước ln mang trong mình những hồi bão lớn lao, ông khao khát đưa xã hội Lê Trịnh đến thái bình thịnh trị, mang lại cuộc sống bình an cho nhân dân. Khác với những
nho sĩ đương thời, ngoài sự ham hiểu biết và đam mê đọc sách, ông đi nhiều và hiểu
nhiều, luôn suy ngẫm đến cùng những sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh và ghi chép
lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe. Đặc biệt những ghi chép của Lê Q Đơn về
chuyến đi vào những năm 1776 về mảnh đất miền trung và Nam bộ…(trước đó Chưởng
Cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã kinh lược xong hơn 100 năm) hết sức chi tiết, cụ thể nhưng thật

sinh động, khái quát, khách quan…mà các thế hệ sau này là những lưu dân người Việt ưa
mạo hiểm, khao khát tìm đến miền đất mới đã vào phía nam tiếp tục khai phá ruộng đất,
mở làng mở ấp…
Đặng Hương ST



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×