PHO
̀
NG GD&ĐT PHAN THIẾT CÔ
̣
NG HO
̀
A XA
̃
HÔ
̣
I CHU
̉
NGHI
̃
A VIÊ
̣
T NAM
TRƯƠ
̀
NG THCS NGUYỄN THÔNG Đô
̣
c lâ
̣
p - Tư
̣
do - Ha
̣
nh phu
́
c
Phan Thiết, ngày 16 tháng 11 năm 2010
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học 2010-2011
Căn cứ công văn số 3454/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/10/2010 của Sở
GD&ĐT Bình Thuận về Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
bho5c thân thiện-Học sinhn tích cực của Phòng GD & ĐT Phan Thiết.
Nay trường trường THCS Nguyễn Thông xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện
trong năm học 2010-2011:
I. Thực hiện các mục tiêu và những yêu cầu sau:
1. Các mục tiêu:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các
họat động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả .
Trong năm học 2010-2011, phong trào thi đua sẽ tập trung vào 3 chủ đề
chính: Đi học an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh
đánh nhau, hành vi bạo lực trong trường học. Phòng ngừa tác động xấu của trò chơi
điện tử trực tuyến (game online ) và đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh.
2. Những yêu cầu:
- Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật
chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn,
thân thiện, vui vẻ.
- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức
sáng tạo.
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu về đổi mới
phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong
phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách
mạng cho học sinh.
- Phong trào thi đua phải bảo đảm tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong
công việc của nhà trường, sát với điều kiện của đơn vị, góp phần làm cho chất lượng
giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
II/ Những nội dung hoạt động cơ bản của phong trào thi đua :
Triển khai năm nội dung của phong trào thi đua:
1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp an toàn :
1
- Có kế hoạch xây dựng khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp; đủ lớp học và các
phòng chức năng với đủ tiện nghi và đồ dùng dạy học; có nhà vệ sinh riêng cho giáo
viên, học sinh, cho nam, nữ phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở vật chất và vệ sinh trường
học.
- Có biện pháp giáo dục và tổ chức cho học sinh giữ gìn trường lớp sạch, đẹp,
tham gia các họat động trồng cây trong khuôn viên trường: đảm nhận một công trình
con đường an toàn, xanh sạch đẹp dẫn tới cổng trường; hoặc vườn cây thuốc nam
làm cho nhà trường xanh sạch đẹp. Vận động đưa trẻ đến trường, khắc phục hiện
tượng bỏ học, tạo mọi điều kiện để không có trẻ em nào vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc
thiếu sách vở mà phải bỏ học ( thực hiện tốt chủ trương “3 đủ : đủ ăn, đủ mặc, đủ
sách vở” ).
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập :
- Đơn vị coi trọng việc dạy cách học và cách tự học cho học sinh, khuyến
khích học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, không tiếp thu một chiều, có suy
nghĩ và biết phản biện để tự nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi cán bộ, giáo viên
và học sinh. Tổ chức các câu lạc bộ do học sinh làm chủ nhiệm, giáo viên làm cố
vấn và các hình thức hoạt động tập thể vui mà học nhằm làm cho học sinh tích cực
trong học tập và rèn luyện.
- Xây dựng và tổ chức tiết học”Thân thiện, tích cực” ở mỗi cấp học để rút
kinh nghiệm trong mỗi trường. Khuyến khích sáng kiến trong việc dạy của giáo viên
và trong việc học của học sinh, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Trường phổ thông thực hiện thao giảng ít nhất 1 giáo
án điện tử trong một tổ chuyên môn trên một năm học. Thực hiện chủ trương : Mỗi
giáo viên, mỗi trường học phải có ít nhất một đổi mới cụ thể về phương pháp dạy
học gắn với nhu cầu, thực tiễn của địa phương. Thực hiện triển khai đại trà ma trận
đề kiểm tra học kỳ, đề kiểm tra 1 tiết.
- Nhà trường có biện pháp hướng dẫn cho học sinh đọc sách, tra cứu tài liệu
và xử lý thông tin trên Internet phù hợp với lứa tuổi; cập nhật tri thức mới, giúp học
sinh hứng thú học tập và cảm thấy mỗi ngày đến trường là một niềm vui, rèn luyện
cho học sinh có kỹ năng vận dụng tri thức qua sách vở vào đời sống, vào việc nuôi
dưỡng ý chí, hoài bão lý tưởng phẩm chất đạo đức.
- Xây dựng cơ chế thông tin hai chiều giữa nhà trường với học sinh về tình
hình dạy và học cũng như các hoạt động, nhu cầu của học sinh trong nhà trường để
cùng nhau xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Xây dựng điển hình, mô hình nhà trường chỉ đạo tập thể, giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học.
3. Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
- Mỗi trường đều xây dựng quy ước về ứng xử văn hóa của cán bộ, giáo viên,
học sinh trong nhà trường, ở gia đình và trong cộng đồng. Có mối liên hệ thường
xuyên với cha mẹ học sinh, nắm được những diễn biến về tâm lý, tính cách để có
biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Coi trọng vai trò và tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụ
trách Đội Thiếu niên Tiền phong và Bí thư Đoàn TNCS HCM nhà trường tập huấn
và triển khai đại trà ở các trường về việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong một
số môn học và hoạt động .
2
- Trên cơ sở chương trình giáo dục kỹ năng sống của Bộ Giáo dục và đào tạo,
tùy theo cấp học và độ tuổi, tổ chức các hoạt động như dã ngoại, tham quan, hội
thảo, thi nấu ăn, cấp cứu…trong đó học sinh giữ vai trò chủ thể, được phát huy tính
tích cực , tự chủ, tự giác, được phát biểu ý kiến riêng của mình về những vấn đề mà
các em quan tâm.
- Phối hợp với các ban, ngành để rèn luyện kỹ năng tự học và rèn luyện, các
kỹ năng nhận diện vấn đề, biết xác định tình huống, tự khẳng định, biết các từ chối
khi không tham gia, xử lý linh hoạt , sáng tạo, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, ra quyết
định, biết nấu ăn, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, tự chăm sóc sức khỏe, phòng
chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an toàn giao thông, thói quen sinh hoạt tổ, nhóm học tập
và các hoạt động khác, biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, …
4. Tổ chức các họat động tập thể vui tươi , lành mạnh:
Các trường cần sắp xếp thời gian, bố trí giáo viên tổ chức sưu tầm , tập dượt
các trò chơi và các loại hình nghệ thuật dân gian ở địa phương, đưa các hình thức
này vào các hoạt động trong nhà trường và trong các dịp lễ, tết của địa phương một
cách thường xuyên, liên tục. Tổ chức ngày hội văn hóa dân gian ở mỗi trường hằng
năm và tham gia trong các dịp nghỉ hè, ngày lễ, ngày nghỉ một cách phù hợp.
- Có biện pháp thích hợp động viên, kêu gọi các đơn vị, cá nhân, đặc biệt là
các cựu học sinh ủng hộ tích cực, hỗ trợ thiết thực cho các hoạt động ngoại khóa,
các trò chơi dân gian nói riêng và cơ sở vật chất cho nhà trường nói chung .
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương:
- Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm hiểu, nhận chăm sóc, làm sạch đẹp một di
tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, bia chiến tích tại địa phương: Khu lăng mộ Nguyễn
Thông- danh nhân trường vinhg dự mang tên. quảng bá và phát huy giá trị tinh thần
của những di tích đó.
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và tích hợp với các môn học,
giáo dục niềm tự hào về truyền thống của quê hương và đất nước theo các sự kiện
lịch sử của nghìn năm Thăng Long và của Việt Nam trong thế kỉ XX. Tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương
một cách hiệu quả, khuyến khích viết tài liệu lịch sử truyền thống, đất nước và con
người ở địa phương và các tài liệu hỗ trợ giáo dục, học tập…Chủ động hỗ trợ, chăm
sóc, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.
Tổ chức ngày Di sản văn hóa.
Trong năm học 2010-2011 tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các
nội dung sau:
* Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo
của học sinh, gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học
và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh chủ động, tích cực, hứng
thú trong học tập, rèn luyện đạo đức.
* Tăng cường giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở chương trình do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành, nâng cao điều kiện hỗ trợ học tập và hoạt động của học sinh
tại gia đình, cộng đồng và trong nhà trường.
( Các trường cần nghiên cứu mục: Hỏi – đáp về phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện , học sinh tích cực “ trong cuốn sổ tay THTT,HSTC do Bộ phát
hành để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của trường cho phù hợp)
3
III. Một số nhiệm vụ và giải pháp:
a/ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung “Đi học an toàn”, phòng ngừa từ xa và
ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau, hành vi bạo lực trường học. Tổ chức sinh
hoạt theo phạm vi lớp học, trường học và toàn địa phương vào thời điểm đầu năm
học với chủ đề “ Học sinh nói không với hành vi đánh nhau, bạo lực” nhằm nâng
cao nhận thức của học sinh về việc kiên quyết phê phán, bài trừ hành vi đánh nhau.
Tổ chức cho học sinh và tập thể lớp học ký cam kết không tham gia đánh nhau,
không mang theo và sử dụng hung khí.
Tăng cường công tác quản lý học sinh, xử lý công khai, nghiêm minh, dứt
điểm các trường hợp vi phạm. Chủ động phối hợp với công an, chính quyền và các
tổ chức đoàn thể tại điạ phương, chú trọng công tác xây dựng mô hình liên kết chặt
chẽ để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Tăng cường công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho học sinh, đặc biệt là pháp luật về An toàn giao thông, phòng
chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tiếp tục xây dựng tổ tư vấn tâm lý cho học sinh,
trong đó bố trí 1-2 giáo viên giáo dục kỹ năng sống, tư vấn cho học sinh mỗi trường.
b/ Tăng cường thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh
hiểu rõ những tác động xấu của trò chơi trực tuyến (game online ) khi tham gia chơi
quá nhiều, chơi trò chơi với nội dung baọ lực…Phối hợp chặt chẽ với gia đình học
sinh và địa phương để quản lý, kiểm soát việc truy cập internet cuả học sinh. Tập
huấn và triển khai đại trà giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động
giáo dục ở các trường phổ thông.
c/ Tiếp tục hỗ trợ chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá, các mẹ Việt Nam anh
hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các tượng đài,
khu tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, đoạn đường đến trường.
d/ Lựa chọn các hình thức phù hợp để ghi lại dấu ấn tốt đẹp, sâu sắc cho học
sinh lớp 9. Xây dựng và phát triển quy ước ứng xử văn hoá trong trường học hướng
tới xây dựng văn hoá học đường ở mỗi trường học.
e/ Tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian với nhiều hình thức phong
phú và đa dạng như: Trại hè kỹ năng, “ Liên hoan các trò chơi dân gian”…
f/ Tiếp tục tổ chức thực hiện, đánh giá việc thực hiện “3 đủ”: “ đủ ăn, đủ mặc,
đủ sách vở”, có giải pháp kế hoạch tiếp tục thực hiện trong năm học 2010-2011 và
những năm tiếp theo.
g/ Xây dựng, cập nhật hệ thống các bài học kinh nghiệm, sáng kiến cuả phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để đăng tải lên báo
mạng làm tài liệu phổ biến cho các địa phương.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Đối với nhà trường:
Nhà trường có trách nhiệm:
- Báo cáo UBND phường về chủ trương triển khai phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, kế hoạch của ngành giáo dục; xây
dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010-2011 và triển khai phong trào thi đua trong
nhà trường
- Đôn đốc, hướng dẫn các trường thực hiện phong trào thi đua.
- Tổ chức khảo sát định kì để đánh giá được mức độ tiến bộ cuả các trường
trong việc thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực và đánh giá hiệu quả
cuả việc thực hiện đó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát hiện
4
những khó khăn, vướng mắc ở mỗi trường trong quá trình thực hiện phong trào thi
đua để kịp thời có biện pháp giúp đỡ.
- Chọn các lớp sau đây làm điểm để phát động phong trào thi đua để nhân
điển hình về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của đơn vị :
Khối 8 : lớp 8
4
Khối 9 : lớp 9
1
- Củng cố cố Ban Chỉ đạo của trường về phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” để đủ sức điều hành các hoạt động đạt hiệu
quả thiết thực.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm thực hiện năm nội
dung đã nêu trong năm học 2010-2011.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với
điều kiện ở cơ sở, không quá tải.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh
học sinh; cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền điạ phương xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, bảo đảm về cơ sở vật chất cho nhà
trường, đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2/ Đối với các đoàn thể :
Các trổ chức, đoàn thể :Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cán bộ - giáo viên tích cực hưởng ứng ,
tham gia có hiệu quả vào các nội dung của kế hoạch
- Phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong đoàn thể, lớp mà giáo viên phụ trách trên cơ sở năm nội dung theo
từng chuyên để trong các chủ điểm của năm học 2010-1011.
- Tiếp tục thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường” ( Quyết định số 04/ 2000/QĐ-BGDĐT), trong đó cụ thể hoá các quy tắc ứng
xử giữa các thành viên trong nhà trường.
3. Công tác kiểm tra , đánh giá:
Hàng năm, các trường thực hiện tự kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện phong
trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo tinh thần công
văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ GD& ĐT và bảng điểm phụ
lục 3 kèm theo; tự đánh giá theo bảng điểm và nộp về Phòng GD & ĐT chậm nhất là
ngày 05/03, để Phòng có kế hoạch kiểm tra công nhận.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT Phan Thiết(báo cáo )
- UBND phường Phú Hài
- Lưu HC.
5