Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

phan văn trị phan văn trị 1830 1910 cử nhân nhà thơ yêu nước phan văn trị sinh năm canh dần 1830 quê làng hưng thạnh huyện giồng trồm tỉnh bến tre sau về cư ngụ ở làng nhơn ái huyện phong ðiề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.98 KB, 2 trang )

PHAN VĂN TRỊ
(1830-1910)
Cử nhân, nhà thơ yêu nước.
Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần (1830) quê làng Hưng Thạnh, huyện Giồng Trồm,
tỉnh Bến Tre) sau về cư ngụ ở làng Nhơn ái, huyện Phong Ðiền, tỉnh Cần Thơ.
Ông đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu (1894). Tự Ðức thứ 2 - Cảm thời cuộc rối ren, ông
không ra làm quan mà chỉ ở nhà dạy học, sống đạm bạc, ở làng Bình Cách (Tân An) sau
về dạy ở Phong Ðiền (Cần Thơ). Ơng có tham gia cơng việc nhà nơng, sống chung với
nông dân, nên ông hiểu về đời sống dân cày và quý trọng người lao động bình thường, an
cư nơi thơn dã, nhưng chí vẫn hy vọng gặp thời giúp nước, vua sáng tôi hiền. Trong bài
Câu cá, ông tự ví như Lã Vọng có câu: Nửa cần thú vị trời nước - Một sợi kinh luân gió
gió trăng.- Hoặc : Người hỡi Nghiêm Lăng có biết chăng - Lòng ta ý gã đố ai bằng
(Nghiêm Lăng một người giỏi giúp vua Hán Quang Vũ khôi phục nhà Hán, khi thành
công rồi rút lui về cày, không làm quan) - hoặc bài Thợ may. Một thuở ra tay người đặng
ấm - Trăm năm đẹp mắt kẻ quan chiêm.
Ðến khi giặc Pháp chiếm 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ, ông rất uất hận, đứng về phía sĩ
phu chống lại sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn, các bạn của ông, kẻ thì chống giặc
bị hy sinh, kẻ thì quẳng ấn khơng làm quan với giặc, người thì bỏ đất lánh đi nơi khác,
chỉ một số tên phản phúc , điển hình như Tơn Thọ Tường ra làm tay sai cho giặc Pháp
đầu tiên, lôi kéo thêm một số như Ðỗ Hữu Phương, Trần Tử Ca, Huỳnh Công Tấn, Trần
Bá Lộc, để đàn áp phong trào cứu nước.
Tôn Thọ Tường, cha làm tuần phủ, một tên ăn chơi bán hết cơ nghiệp ông cha, đi thi
không đỗ mà tự phụ là tài ba lỗi lạc rồi cũng lập hội Tao Ðàn lấy tên là Bạch Mai thi xã,
lúc đầu cũng làm quen với một số sĩ phu như Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Ðạt, Bùi Hữu
Nghĩa, nhưng đến khi Pháp sang đánh chiếm Nam Kỳ, hắn nhảy ra làm tai sai cho giặc,
khiến cho mọi người nguồn rủa - về mặt đấu tranh văn học với hắn thì Phan Văn Trị là
người tiêu biểu nhất.
Phan Văn Trị để ra chủ trương "Tỵ địa: tức là bất hợp tác với giặc Pháp, bỏ đất bị
chiếm mà di cư đi nơi khác. Ông đã liên lạc với Nguyễn Ðình Chiểu tản cư về Ba tri (Bến
Tre) và Bùi Hữu Nghĩa tản cư về Bình Thuỷ (Cần Thơ), và gây một phong trào bút chiến
chống bọn tay sai giặc Pháp.


Ðến lúc mất cả 6 tỉnh ơng rất đau đớn: Nhìn Nam chạnh tủi cành hoa ủ- Ngó Bắc ngùi
thương đám bạch vân (cảm hồi II).
Hoặc lúc mất Vĩnh Long, ơng viết: tan nhà căm nỗi câu ly hận - Cắt đất thương ôi
cuộc giảng hịa... Gió bụi đời cơn xiêu ngã cỏ. Triều đình hết nói nổi quan ta.
Mất đất, ơng ốn ghét nhà vua đến cực độ, đến nỗi lúc đi cùng Ðốc Trừng từ Cần Thơ
đến Bình Thuỷ, ơng vừa đi, vừa đái trên đường, vừa ngâm: Ðứng lại làm chi cho mất
công - Vừa đi vừa đái vẽ nên rồng.


Tơn Thọ Tường biết mình bị khinh bỉ nên hắn cũng làm thơ, tự ví mình như Từ Thứ,
Quy Tào, hoặc như Tôn Phu Nhân, em Tôn Quyền, bỏ anh theo Lưu Bị, Hắn viết... Ai về
nhắn nhủ Chu Công Cẩn - Thà mất lòng anh được bụng chồng - Phăn Văn Trị đã đập lại:
Ðứa ghẻ ruồi, đứa lác voi, bao nhiêu xiêm áo cũng trơ mòi - Hoặc : Anh hỡi Tơn Quyền
anh có biết: Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng. Tôn Quyền cũng họ Tôn) - Tơn Thọ
Tường lại ca tụng Pháp: Chớp nhống thẳng bon dây thép kéo, mây tn đen nghịt khói
tàu bay- Hắn cho chống Pháp là dại dột; Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc. Khuyên đàn
con trẻ chớ thày lay - Phan Văn Trị đập: Ni mng giết thỏ cịn chờ thuở, - Bủa lưới
săn nai cũng có ngày... Ðừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ, lòng ta sắt đá há lung lay.
Tôn Thọ Tường tự phụ: Nước ngược chống lên thuyền một chiếc - Gác cao bỏ lại sách 5
pho. Phan Văn Trị đáp:
Ðến thế còn khoe danh đạo nghĩa - Như vầy dám gọi cửa trâm anh. Hoặc: Con bn
khấp khởi chưa từng ngọc - Người khó xăn văn mới gặp vàng.
Tóm lại: Phan Văn trị là một sĩ phu yêu nước, dùng văn chương cương quyết chống
lại bọn tay sai cho giặc, nổi tiếng là 10 bài thơ họa, đập lại luận điểm bán nước của Tôn
Thọ Tường. Ông lại là một nhà thơ yêu lao động, đứng về phía nhân dân, chống lại bọn
bán nước, ví dụ bài: Hột lúa, ông viết: Giã từ đồng ruộng dạo xa chơi - Lớn nhỏ ai mà
chẳng mượn hơi - Cởi giáp vàng kia phơi chôn chốn - Bày ra ngọc nọ rạng nơi nơi - Vì
thế liều mình cơn nước lửa - Ai mà có biết hỡi ai ơi - hoặc như bài Cối xay ông viết: Bao
quản thớt trên mịn thớt dưới - Hiềm vì cịn giặc phải ra tay, hoặc bài chiếc đầu rau đun
bếp, ông viết: Cháu da với chủ đà ghe thuở. Phồng trán cũng dân đã mấy hồi (ông táo).

Khi cả 6 tỉnh Nam Kỳ bị mất, ơng lưu lạc nay đây mai đó, rồi ong dời về Phong Ðiền
(Cần Thơ) ở ẩn dạy học, giao du với Huỳnh Mẫn Ðạt, Bùi Hữu Nghĩa, cảm hóa cai tổng
Lê Quang Chiếu bỏ quan, giữ tiết tháo trong thời mất nước. Ðến năm Canh Tuất 1910
ông mất - Thọ 80 tuổi, phần mộ nay còn ở Phong Ðiền.
Thơ văn ơng cịn lưu truyền rất nhiều, đầy tính chiến đấu thanh cao, có khí tiết, lịng
u nước chan chứa trong bài phú "Thất thủ Gia Ðịnh", bài thơ :"Thất thủ Vĩnh Long" và
sôi nổi trong các bài thơ họa với Tôn Thọ Tường.



×