Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Van de co ban cua Triet hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.4 KB, 5 trang )

Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học

Vũ Tình
Tạp chí Triết học

08:15' AM
- Thứ bảy,
07/10/200
6

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan
trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học
thuyết triết học nào đó nói riêng.
Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng định: Vấn đề
cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây, giáo trình về mơn học này
của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh viết: "Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật
chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học".
Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ giữa tư duy và
tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của triết học cũng khác nhau.
Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai
loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức,
tư duy). Do đó vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ
bản của triết học". Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý
thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản hay vấn đề tối cao của triết học vì giải quyết vấn đề này
là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học".
Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi đề cập đến nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Thí dụ:
"Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái
nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào... Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học
giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con người”, "Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường
phái triết học, chủ nghĩa Mác cho rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đề quan hệ giữa tư duy


và tồn tại, giữa tinh thần và thế giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau…”
Là những tài liệu để giảng dạy, học tập, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay tuy
có sự thống nhất về tư tưởng và đều xuất phát từ các tác phẩm kinh điển, nhưng trong trường hợp
này, lại có sự lý giải ít nhiều khác nhau, đã gây ra những lúng túng nhất định không chỉ đối với
người học (đặc biệt là đối với đối tượng lấy tự học là chính), mà cịn đối với cả người dạy và người
tham khảo. Vì vậy, việc trao đổi thêm những nội dung trên nhằm góp phần tìm cách diễn giải sao
cho rõ để không chỉ phản ánh đúng đắn quan điểm từ kinh điển của triết học Mác - Lênin, mà còn
phù hợp với sự phát triển của dân trí đương thời là điều cần thiết.
Theo chúng tơi, trước khi đi vào nội dung cụ thể vấn đề cơ băn của triết học, phải làm sáng tỏ vấn
đề cơ bản của các khoa học nói chung và của triết học nói riêng là gì?
Ngành khoa học nào cũng phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề. Tất cả những vấn đề đó tạo nên hệ
chống các vân đề (hay hệ vấn đề) thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học đó. Vị trí, vai trị
của các vấn đề trong hệ vấn đề khơng giống nhau. Có vấn đề chỉ đóng vai trị hỗ trợ. Có vấn đề
đóng vai trị quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trị cực kỳ quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng
vai trị là nền tảng, định hướng cho ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung cịn lại. Đấy chính
là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học.
Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về


vị trí, vai trị của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của mình. Trong hệ vấn đề ấy,
có vân đề đóng vai trị là nền tảng, định hướng để giải quyết những vấn đề khác. Theo chúng tôi,
đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định vấn đề cơ bản của triết học.
Về nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen viết:
"Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư
duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết
học, Ph.Ăngghen khơng định nghĩa tư duy là gì, tồn lại là gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác
tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa "tư duy và tồn tại",
"tinh thần và tự nhiên" của Ph.Ăngghen là quan hệ giữa "ý thức và vật chất" hoặc quan hệ giữa "vật
chất và ý thức".

Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là
của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen viết tiếp:
“Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hồn tồn chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và
chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác
của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ (TG nhấn mạnh) mà là hoạt động của một
linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ
đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngồi"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa
tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hồn
tồn giống như bất cứ tơn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời
kỳ mông muội... (TG nhấn mạnh ). Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn đề đã đóng một
vai trị lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự
nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo
ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay (TG nhấn mạnh).
Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả quyết rằng
tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách
nào đó... những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái
có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
Như vậy, trong quan hệ "giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên" thì khái niệm tư duy,
tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng nên giải thích như thế nào cho rõ? Có nên khơng khi chúng ta
cho rằng: "... một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần
(ý thức, tư duy)", hoặc "... mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn
đề cơ bản... của triết học". Mặc dù phần nói về chủ nghĩa duy tâm khách quan có giải thích về khái
niệm tinh chần, nhưng ngay từ đầu, cách trình bày trên đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của
triết học và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội dung khái
niệm tư duy, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần mà xã hội đang sử đụng (ý thức, tinh
thần là ý thức, tinh thần của con người). Sự đồng nhất này khơng đúng, vì khái niệm tư duy, tinh
thần mà Ph.Ăngghen sử dụng ở đây chỉ muốn đề cập đến cái phi vật chất, cái không phải là vật
chất.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất. Với chủ
nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật chất, cái bị vật chất

quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa duy tâm, đấy là thực thể siêu tự
nhiên (khơng có nguồn gốc từ tự nhiên, khơng phải là cái phản ánh tự nhiên), thế giới vật chất là
sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên này nên thế giới vật chất khơng có thực chất của nó.
Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái, chủ nghĩa duy tâm khách


quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan gắn liền với tên tuổi của
triết gia - Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly (George Berkeley). Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ
XVII, Giogiơ Béccơly đã biện minh cho chủ nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên
những tiền đề hơi khác so với các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Đấy là vạn vật
quanh ta là các khái niệm trong ý thức của ta (Béccơly và những người sau ơng nói nhiều và nhấn
mạnh ý này) song tất cả (cả ta và ý thức của ta) đều có nguồn gốc từ cái thuần trí của giới siêu tự
nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. (Cuộc đối thoại thứ nhất và cuộc đối thoại
thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộc đối thoại thứ hai giữa Philông ( Philonnus) và Hylaxơ
(Hylas) của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này).
Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâm nhủ quan cho rằng ý thức của con người
của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, cịn các sự vật bên ngồi chỉ là phức
hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể thì chưa đủ. Chúng tơi cho rằng khi tuyệt
đối hố vai trị của ý thức con người (ý thức của chủ thể), coi sự vật là ,,phức hợp các cảm giũa, thì
khơng có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc
khác, dưới hình thức này hay hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã
tuyệt đối hoá vai trị của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Hơn nữa, sự ra đời của chủ
nghĩa duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thốt về mặt lý luận
của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận sự tồn tại của thế
giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được khơng khi hiểu: chủ nghĩa duy tâm không chia
thành hai phái, mà chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩa duy tâm khách quan chỉ là những
biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan trọng hơn, từ
nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những người thuộc chủ nghĩa duy
vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý thức là của con người, mà đấy thuộc loại

kiến thức phổ thơng, bất cứ ai cũng biết. Chính vì vậy khơng ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân
của các tôn giáo hữu thần, tuy không thừa nhận "tinh thần", "ý thức" kể cả cái gọi là "ý thức khách
quan" là cái có trước, là cái quyết định giới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự
nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo . Ngay cả các nhà duy vật, thậm chí các
nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của chủ nghĩa duy tâm (thường
là duy tâm chủ quan), thì, kể cả những lúc duy tâm nhất cũng không ai quan niệm "tinh thần", "ý
thức" của con người có trước tự nhiên, khơng ai quan niệm sự vật là "phức hợp các cảm giác" xét
dưới góc độ bản thể luận.
Về bản chất vấn đề cơ bàn của triết học
Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn
tại, song do "tư duy" được các trường phái triết học quan niệm khác nhau nên bản chất vấn đề cơ
bản của triết học cũng được hiểu khác nhau.
Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại
dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài người.
Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của tinh thần, ý
thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:
“ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" thường được lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa ý thức và
vật chất".
Thực ra, khái niệm "tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm "ý thức” cịn khái niệm "tồn tại" lại có


ngoại điên rộng hơn khái niệm “vật chất". Vì vậy, chỉ trong trường hợp này và chỉ trong những
trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất "tư duy”, với "ý thức", "tồn tại" với "vật
chất", cịn trong nhưng trường hợp khác thì nội dung của những khái niệm đó phải được phân biệt
rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới
và lý luận nhận thức.
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa
duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu (TG nhấn mạnh), cơ sở của sự phân biệt
đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có trước và do đó, khơng thửa nhận

hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Điều này cho thấy, quan hệ trước sau không phải là cơ sở
quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi
giải quyết những vấn đề mà triết học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định
thuộc về nhân tố nào thuộc về vật chất hay ý thức. Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh
vực xã hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đấy là mối quan hệ giữa những nhân
tố vật chất mà những biểu hiện cơ bản của nó là hồn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất
với nhưng nhân tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những con người cụ thể, hình thành nên
tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai cấp độ ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối
quan hệ này, tồn tại xã hội khơng thể có trước, ý thức xã hội khơng thể có sau, mà sự ra đời của tồn
tại xã hội và ý thức xã hội là đồng thời. Tính chất duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý
thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, là cá i bị tồn tại xã hội quyết định.
Tương tự, gọi là duy âm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí chủ quan duy
tình cảm, chủ quan duy tri thức… khơng có nghĩa là quan niệm những yếu tố thuộc ý thức này là
cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này (ý chí, tình cảm, tri thức… ) có thể
quyết định sự thành cơng hay thất bại của con người (xem nhẹ hoàn cảnh khách quan).
Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối của
ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa nhận tính thứ nhất của
vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngồi giới hạn ấy, khi khẳng định nguồn gốc vật chất của ý thức,
khẳng định khả năng ý thức được vật chất hố thơng qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy
vật biện chứng đã thừa nhận tính tương đối của ranh giới này.
Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến giới tự nhiên,
thế giới vật chất, nên bản chất mối quan hệ giữa ý chức và vật chất là mối quan hệ giữa con người
với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Ở đây, hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học
được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với
nhau:
Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của con người
đối với giới tự nhiên như thế nào?
Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con
người về giới tự nhiên ra sao?
Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng - triết học đặt ra và định hướng giải

quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có tính tồn cầu như mơi
trường sinh thái, tài ngun thiên nhiên, chiến tranh, hồ bình, lương thực, nhà ở… mà còn liên
quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp, cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi
cộng đồng đặt ra.
Vân đề cơ bản của triết học đã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau. Một vài ý
kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần làm cho việc học tập,
nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng đạt hiệu quả


hơn.
Theo Tạp chí Triết học



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×