Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài giảng Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.09 KB, 12 trang )

Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song
nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai
liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan
trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.
Chính trong bối cảnh như vậy nên từ đầu năm, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị
quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15
tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực
hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Đồng thời Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
các ngành, các cấp, các địa phương thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp, nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động hiệu
quả các nguồn lực, tận dụng kịp thời và tối đa cơ hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 là: “Nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm
2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả năng bảo
đảm an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an
toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm 2006-2010”.
KẾT QUẢ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước cao hơn năm 2009
Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và
phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so
với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá
cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong
6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công
nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.
Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm
kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các các cấp, các ngành, các địa phương cùng
thực hiện.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước


theo giá so sánh 1994
%
2009 2010
Tổng số 5,32 6,78
Phân theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,82 2,78
Công nghiệp và xây dựng 5,52 7,70
Dịch vụ 6,63 7,52
Phân theo quý trong năm
Quý I 3,14 5,84
Quý II
4,41 6,44
Quý III
5,98 7,18
Quý IV
6,99 7,34
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ổn định và có mức tăng khá
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 tuy gặp một số khó khăn do hạn hán, sâu bệnh và mưa lũ xảy ra tại một số
địa phương nhưng nhờ công tác chỉ đạo phòng, chống khắc phục kịp thời, hiệu quả và khu vực bị ảnh hưởng lũ không phải
vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản nên kết quả vẫn đạt mức khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4
nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.
Nông nghiệp
Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009 do cả diện tích và năng suất đều
tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,2 tạ/ha,
tăng 0,8 tạ/ha.
Sản lượng lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 19,2 triệu tấn, tăng 522,3 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích tăng
25,2 nghìn ha và năng suất tăng 1,2 tạ/ha. Lúa hè thu đạt 11,6 triệu tấn, tăng 383,5 nghìn tấn do diện tích tăng 77,6 nghìn ha và
năng suất tăng nhẹ 0,1 tạ/ha. Lúa mùa đạt 9,2 triệu tấn, tăng 132,9 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất lúa mùa của các địa
phương phía Nam tăng mạnh, ước tính đạt 42,2 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với vụ mùa 2009. Nếu tính cả sản lượng ngô với 4,6

triệu tấn thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước tính đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm 2009.
Diện tích gieo trồng và năng suất một số cây hàng năm khác cũng tăng nên sản lượng đạt khá: Khoai lang đạt 1,3 triệu tấn,
tăng 105,9 nghìn tấn so với năm 2009 (Diện tích tăng 4,2 nghìn ha; năng suất tăng 4,7 tạ/ha); đỗ tương đạt 296,9 nghìn tấn,
tăng 81,7 nghìn tấn (Diện tích tăng 50,8 nghìn ha; năng suất tăng 0,4 tạ/ha); mía đạt gần 16 triệu tấn, tăng 338,5 nghìn tấn
(Năng suất tăng 11,2 tạ/ha); sản lượng rau tăng 8,8% (Diện tích tăng 6,1%; năng suất tăng 2,6%); sản lượng đậu tăng 3,6%
(Diện tích tăng 1,4%; năng suất tăng 2,1%). Riêng sản lượng lạc và sắn giảm do một phần diện tích được chuyển đổi sang trồng
các loại cây khác, trong đó lạc đạt 485,7 nghìn tấn, giảm 25,2 nghìn tấn (Diện tích giảm 5,6 nghìn ha); sắn đạt 8,5 triệu tấn, giảm
8,9 nghìn tấn (Diện tích giảm 11,6 nghìn ha).
Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng mạnh do nhiều diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch sản phẩm và đạt năng
suất cao. Diện tích chè cả năm ước tính đạt 129,4 nghìn ha, tăng 2,3 nghìn ha so với năm trước; cà phê 548,2 nghìn ha, tăng 9,7
nghìn ha; cao su 740 nghìn ha, tăng 22,3 nghìn ha; hồ tiêu 51,3 nghìn ha, tăng 0,7 nghìn ha. Sản lượng chè búp cả năm 2010 ước
tính đạt 823,7 nghìn tấn, tăng 6,8% so với năm 2009 (Diện tích cho sản phẩm tăng 1,6%; năng suất tăng 5,1%). Sản lượng cà
phê ước tính 1105,7 nghìn tấn, tăng 4,6% so với năm 2009 (Diện tích cho sản phẩm tăng 1,4%; năng suất tăng 3,1%). Cao su
ước tính đạt 754,5 nghìn tấn, tăng 6,1% (Diện tích cho sản phẩm tăng 4,7%; năng suất tăng 1,3%). Hồ tiêu 111,2 nghìn tấn,
tăng 3%. Dừa 1,2 triệu tấn, tăng 3,1%.
Sản lượng một số cây ăn quả cũng tăng khá, trong đó sản lượng cam, quýt cả năm ước tính đạt 729,4 nghìn tấn, tăng 5,2% so
với năm trước; dứa 502,7 nghìn tấn, tăng 3,8%; chuối 1,7 triệu tấn, tăng 3%; xoài 574 nghìn tấn, tăng 3,6%, bưởi 394,1 nghìn
tấn, tăng 3,4%.
Chăn nuôi lợn và gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn với mô hình gia trại và trang trại ngày càng
tăng. Theo kết quả điều tra trang trại, tại thời điểm 01/7/2010, số trang trại chăn nuôi của cả nước tăng 13% so với cùng thời
điểm năm 2009. Các vùng có số trang trại chăn nuôi tăng nhanh là: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 26,7%; Đồng
bằng sông Hồng tăng 15,7%; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 14,4%.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2010 đàn lợn cả nước có 27,37 triệu con, giảm 0,9% so với cùng thời điểm
năm 2009. Đàn gia cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%. Đàn trâu có 2913,4 nghìn con, tăng 0,9%. Đàn bò có 5916,3 nghìn con,
giảm 3,1%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2010 ước tính 84,2 nghìn tấn, tăng 6,5% so với năm 2009. Sản lượng thịt
bò 278,9 nghìn tấn, tăng 5,9%. Sản lượng thịt lợn 3036,4 nghìn tấn, tăng 0,2%. Sản lượng thịt gia cầm 621,2 nghìn tấn, tăng
17,5%. Trứng gia cầm 6371,8 triệu quả, tăng 16,5%.
Tính đến 26/12/2010, các dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở các tỉnh là: Dịch bệnh tai xanh trên lợn còn ở Hà Tĩnh; dịch lở
mồm long móng còn ở 13 tỉnh gồm: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hóa,
Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk. Các địa phương đang tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch

bệnh trên gia súc, gia cầm nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Lâm nghiệp
Hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng năm 2010 có nhiều thuận lợi. Một số chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành
kịp thời đã khuyến khích người dân và các chủ dự án mở rộng đầu tư sản xuất. Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 ước tính đạt
252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009. Một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung đạt cao là: Hà Giang 15,5 nghìn
ha; Tuyên Quang 15,5 nghìn ha; Yên Bái 14 nghìn ha; Thanh Hoá 15,3 nghìn ha; Nghệ An 14,1 nghìn ha; Quảng Nam 10,5 nghìn ha.
Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 ước tính đạt 4042,6 nghìn m
3
, tăng 7,3% so với năm trước. Những địa phương có sản lượng gỗ
khai thác lớn là: Phú Thọ 243,5 nghìn m
3
; Bình Định 208 nghìn m
3
; Yên Bái 200,1 nghìn m
3
; Quảng Nam 189 nghìn m
3
; Hoà Bình
139,4 nghìn m
3
; Quảng Bình 104 nghìn m
3
;

Tuyên Quang 117,6 nghìn m
3
; Hà Giang 72,9 nghìn m
3
. Sản lượng củi khai thác cả năm
ước tính đạt 28,2 triệu ste, tăng 1,4% so với năm trước. Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng năm 2010 đạt 1085,3 nghìn ha, tăng 5,2%

so với năm 2009; diện tích rừng được chăm sóc 507,8 nghìn ha, tăng 4,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 181,5 triệu cây, tăng
0,6%.
Công tác bảo vệ rừng và tuyên truyền phòng chống cháy rừng luôn được các địa phương quan tâm và tổ chức triển khai đến
các thôn, bản. Tuy nhiên, do thời tiết đầu năm khô hạn kéo dài nên hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra tại một số địa phương.
Tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2010 là 7781 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 6723 ha; diện tích rừng bị
chặt phá 1058 ha. Các địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Hà Giang 842 ha; Lào Cai 795,5 ha; Yên Bái 740,5 ha;
Sơn La 663 ha; Cao Bằng 232,3 ha; Quảng Trị 180 ha; Kom Tum 171 ha; Đồng Tháp 130,4 ha; Nghệ An 115,3 ha.
Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm
588,8 nghìn tấn, tăng 7,1%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 2706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% so với năm trước. Nuôi cá tra trong năm
nhìn chung vẫn gặp khó khăn do giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định. Diện tích nuôi thả cá tra năm nay
ước tính giảm 5% so với năm trước. Một số địa phương có diện tích thả nuôi cá tra giảm nhiều là: Cần Thơ giảm 13,6%; An
Giang giảm 9%; Bến Tre giảm 8,1%. Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2010 ước tính đạt 1 triệu tấn, giảm 1,8% so với năm
trước. Các địa phương có sản lượng cá tra giảm nhiều là: Hậu Giang giảm 47,8% so với năm trước; Cần Thơ giảm 11,4%;
An Giang giảm 5,6%.
Tuy sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng cá nuôi thu hoạch năm nay vẫn tăng 4,9% so với năm trước do các địa
phương thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hướng đa canh, đa con kết hợp, hướng vào thị trường nội địa.
Đáng chú ý là nuôi thủy sản nước mặn bằng hình thức lồng, bè phát triển khá mạnh tại một số địa phương. Số lượng lồng,
bè nuôi các loại tăng gần 10 nghìn chiếc (9,3%) so với năm 2009, trong đó số lồng, bè nuôi trên biển tăng 20%.
Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2010 ước tính đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt
2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%. Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương năm nay tăng cao, trong đó Phú Yên đạt 5 nghìn tấn, tăng
13,6% so với năm 2009; Bình Định 4 nghìn tấn, tăng 5,3%; Khánh Hòa 3,5 nghìn tấn, tăng 9%. Sản lượng thuỷ sản khai thác
biển tăng cao chủ yếu do thời tiết thuận và nhờ chính sách của Nhà nước hỗ trợ ngư dân mua và đóng mới tàu công suất lớn
làm tăng năng lực khai thác. Số tàu khai thác biển có động cơ khoảng 130 nghìn chiếc, tăng 3,2% so với năm trước; tổng công
suất các tàu tăng 8,4%; số tàu trên 90CV đạt 18 nghìn chiếc với tổng công suất tăng 9%.
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng Mười Hai theo giá so sánh 1994 tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng
cao nhất so với mức tăng các tháng trong năm. Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994
ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,4% (Trung ương

quản lý tăng 8,9%, địa phương quản lý tăng 1,2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
tăng 17,2% (dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%, các ngành khác tăng 19,5%).
Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất với 89,5% tổng giá trị
sản xuất toàn ngành công nghiệp, tăng 14,9% so với năm 2009; giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện, ga, nước chiếm tỷ
trọng 5,6%, tăng 14,8%; ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 4,9%, giảm 0,5% do sản lượng khai thác than và dầu thô
giảm.
Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung là: Khí hóa lỏng tăng 62,4%; sơn hóa học
tăng 34,7%; sữa bột tăng 22%; giày thể thao tăng 20,7%; bia tăng 19,8%; kính thủy tinh tăng 17,1%; tủ lạnh, tủ đá tăng
15,6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 15,4%; điện sản xuất tăng 14,9%; xe máy tăng 14,5%; quần áo người lớn tăng
14,5%; xi măng tăng 14,2%. Một số sản phẩm có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Nước máy thương phẩm tăng
12,6%; thủy hải sản chế biến tăng 11,5%; giấy, bìa tăng 9,7%; xà phòng tăng 8,2%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo
tăng 8%; phân hóa học tăng 7,7%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm là: Thép tròn tăng 4,7%; máy giặt tăng 4,4%; điều
hòa nhiệt độ tăng 3,9%; xe chở khách tăng 2,4%; thuốc lá điếu tăng 2,3%; giầy, dép, ủng bằng da giả tăng 1,6%; xe tải tăng
1,3%; than sạch giảm 0,2%; tivi lắp ráp giảm 7,8%; dầu thô khai thác giảm 8,8%.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm nay tăng 11,4% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Đồ uống không cồn tăng 36,4%; gạch, ngói và gốm, sứ không
chịu lửa tăng 32,1%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 31,9%; các sản phẩm khác bằng kim loại tăng 24%; bia tăng 18,7%; sản xuất
giày, dép tăng 17,5%; xi măng tăng 16,8%; sắt, thép tăng 14,3%; sản xuất thức ăn gia súc tăng 13,1%. Một số ngành sản xuất có
chỉ số tiêu thụ tăng chậm hơn hoặc giảm là: Phân bón và hợp chất nitơ tăng 8,8%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 8,6%; bột
giấy, giấy và bìa tăng 5,9%; sợi và dệt vải tăng 5,3%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 3,5%; thuốc lá, thuốc lào tăng 3,5%; thiết bị
gia đình giảm 1,1%; giấy nhăn và bao bì giảm 1,8%; xay xát, sản xuất bột thô giảm 4,8%; xe có động cơ giảm 12%; đường giảm
12,8%; đồ gốm, sứ không chịu lửa giảm 36,2%.
Cũng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, một số sản phẩm công nghiệp có chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2010
tăng cao so với cùng thời điểm năm 2009 là: Nước quả tăng 514,2%; xe 4 chỗ ngồi tăng 250%; động cơ tăng 208,3%; giày,
dép vải tăng 195,2%; đồ uống không ga tăng 191,1%; sữa tươi tiệt trùng tăng 175,2%; cáp đồng trục có bọc tăng 156,8%.
Theo kết quả điều tra lao động của 4215 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số lao động tháng 12/2010 của các doanh nghiệp
trên tăng 0,6% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 0,5%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 0,7%; ngành công nghiệp khai thác tăng 0,3%; ngành công nghiệp điện, nước tăng 0,2%.
Hoạt động dịch vụ

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 ước tính đạt 1561,6 nghìn tỷ đồng, tăng
24,5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp đạt 1229,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng đạt
172,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8%; dịch vụ đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%; du lịch đạt 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%.
Vận tải hành khách và hàng hoá
Vận tải hành khách năm 2010 ước tính đạt 2460,5 triệu lượt khách, tăng 13,5% và 108,1 tỷ lượt khách.km, tăng 15,6% so với
năm 2009. Vận tải hành khách đường bộ ước tính đạt 2257,2 triệu lượt khách, tăng 14,2% và 78,4 tỷ lượt khách.km, tăng
12,5% so với năm trước; đường sông đạt 171,1 triệu lượt khách, tăng 4,1% và 3,6 tỷ lượt khách.km, tăng 4%; đường sắt đạt
11,6 triệu lượt khách, tăng 4,4% và 4,5 tỷ lượt khách.km, tăng 8,1%; đường không đạt 14,1 triệu lượt khách, tăng 31,5% và
21,2 tỷ lượt khách.km, tăng 30,8%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2010 ước tính đạt 714,8 triệu tấn, tăng 12,4% và 223,8 tỷ tấn.km, tăng 10,5% so với
năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước đạt 667,2 triệu tấn, tăng 12,5% và 64,3 tỷ tấn.km, tăng 10,7%; vận tải ra ngoài nước
đạt 47,5 triệu tấn, tăng 11,1% và 159,5 tỷ tấn.km, tăng 8,5%. Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 533,6 triệu tấn, tăng
13,9% và 29,5 tỷ tấn.km, tăng 14,9% so với năm 2009; đường sông đạt 118,8 triệu tấn, tăng 4,8% và 18,9 tỷ tấn.km, tăng
0,9%; đường biển đạt 54,2 triệu tấn, tăng 16% và 170,9 tỷ tấn.km, tăng 11%; đường sắt đạt 8 triệu tấn, giảm 3,2% và 4 tỷ
tấn.km, tăng 2,3%.
Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2010 ước tính đạt 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với năm 2009, bao gồm 793
nghìn thuê bao cố định, giảm 49,1% và 43,7 triệu thuê bao di động, tăng 2,4%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối
tháng 12/2010 là 170,1 triệu thuê bao, tăng 35,4% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 16,4 triệu thuê bao cố định, tăng
5,1% và 153,7 triệu thuê bao di động, tăng 39,8%. Số thuê bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông tính đến cuối
tháng 12/2010 là 88,9 triệu thuê bao, tăng 25,3% so với cùng thời điểm năm 2009, bao gồm 11,7 triệu thuê bao cố định, tăng
1,3% và 77,2 triệu thuê bao di động, tăng 29,9%.
Số thuê bao Internet cả nước có đến cuối tháng 12/2010 đạt 3,77 triệu thuê bao, tăng 27,4% so với cùng thời điểm năm trước,
trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 2,61 triệu thuê bao, tăng 21,8%. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm
2010 ước tính 27,4 triệu lượt người, tăng 20,2% so với thời điểm cuối năm 2009.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2010 ước tính đạt 138,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2009, trong
đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 90 nghìn tỷ đồng, tăng 26%.
Khách quốc tế đến Việt Nam

Kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút du khách được tổ chức tốt trên địa bàn cả nước đã nâng tổng số khách quốc
tế đến Việt Nam năm 2010 lên 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ
dưỡng đạt 3,1 triệu lượt người, tăng 38,8%; đến vì công việc trên 1 triệu lượt người, tăng 37,9%; thăm thân nhân đạt 574,1
nghìn lượt người, tăng 10,9%; khách đến với mục đích khác đạt 341,7 nghìn lượt người, tăng 38,6%. Một số nước và vùng lãnh
thổ có lượng khách đến nước ta tăng cao so với năm trước là: Khách đến từ Trung Quốc 905,4 nghìn lượt người, tăng 74,5%;
Hàn Quốc 495,9 nghìn lượt người, tăng 37,7%; Nhật Bản đạt 442,1 nghìn lượt người, tăng 24%; Hoa Kỳ đạt 431 nghìn lượt
người, tăng 6,9%; Đài Loan 334 nghìn lượt người, tăng 23,7%; Ôx-trây-li-a 278,2 nghìn lượt người, tăng 28,1%; Cam-pu-chia
đạt 254,6 nghìn lượt người, tăng 87,4%.
KẾT QUẢ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG, NGĂN CHẶN LẠM PHÁT CAO TRỞ LẠI
Xây dựng, đầu tư phát triển
Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm
2010 đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên
cạnh đó, hoạt động đầu tư xây dựng của các địa phương trên cả nước cũng phát triển khá mạnh nên giá trị sản xuất xây
dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 545,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm trước, trong đó khu vực nhà nước
đạt 184,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước và loại hình khác đạt 345,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0%; khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm
2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng
hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỷ
đồng, chiếm 38,1% tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 24,7%; khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% và tăng 18,4%.

×