Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

một số sự kiện trong ngày 1 tháng 9 một số sự kiện trong ngày 1 tháng 9 việt nam ngày 1 9 1858 hạm thuyền pháp và tây ban nha nổ súng tấn công đà nẵng trong cuộc tấn công này quan quân nhà nguyễn n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.89 KB, 18 trang )

Một số sự kiện trong ngày 1 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 1-9-1858 Hạm thuyền Pháp và Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng.
Trong cuộc tấn công này, quan quân nhà Nguyễn nhu nhược để thành Đà Nẵng thất thủ. Ngày này được coi là
sự kiện mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Từ đó thực dân Pháp đã đặt ách đơ hộ thuộc địa
lên đất nước ta gần 100 năm.
* Học giả Trương Vĩnh Ký cịn có tên là Pêtruyt Ký, sinh năm 1837, quê ở tỉnh Bến Tre, qua đời ngày 1-9-1898.
Trương Vĩnh Ký là người đọc và nói giỏi 15 thứ ngoại ngữ, từ ngữ của phương Tây, và biết thông thạo 11 ngoại
ngữ phương Đông. Đương thời ông được giới học thuật tư sản liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới.
Ơng trước tác nhiều thể loại, cịn để lại hơn 100 bộ sách giá trị về nghiên cứu lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, biên
soạn từ điển, dịch sách ngữ Hán, sưu tầm, phiên âm truyện nôm và tác phẩm cổ Việt Nam, những sáng tác dân
gian. Sách của Trương Vĩnh Ký đã có nhiều đóng góp cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa học
ngôn ngữ và khoa học lịch sử.
* "Phố Thái" là biệt danh mà giới nghệ thuật tạo hình nước ta dành cho hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. Tranh vẽ về phố
phường và cảnh sinh hoạt thường ngày của Hà Nội là bộ phận đáng kể nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của ơng.
Ơng sinh ngày 1-9-1921 và qua đời năm 1988.
Từ năm 1941, khi bức tranh ông vẽ về phố Hàng Phèn được gửi đi triển lãm ở Pháp, cho đến cuối đời, hoạ sĩ vẫn
gắn bó với đề tài này.
Những ngõ, phố Phất Lộc, Hàng Giầy, Hàng Mã, Hàng Bè... đến Ô Quan Chưởng, Văn Miếu, Hồ Tây... đã đi vào
bảo tàng tranh Bùi Xuân Phái để lại hàng nghìn tác phẩm. Tranh của ơng được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
* Sáng 1-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ của nông dân huyện Thanh Chương, Nghệ An. Trên
hai vạn nông dân đã tiến vào huyện lỵ đòi giải quyết các yêu sách như: trả tự do cho những công nhân bị bắt,
chia ruộng đất, tự do bãi cơng, địi bồi thường... Khơng giải tán được, qn Pháp đã bắn vào đồn biểu tình.
Quần chúng xơng lên mở cửa nhà lao giải phóng tù chính trị, thiêu huỷ huyện đường. Ngày hơm sau chính
quyền Xơ Viết được thành lập.
* Lương Khánh Thiện sinh năm 1903 quê ở xã Liêm Chính, Thanh Liêm, Hà Nam. Năm 1925, ơng cùng Hồng
Quốc Việt vận động địi ân xá Phan Bội Châu, bị đuổi học, ông về Nam Định tuyên truyền công nhân tham gia
cách mạng. Năm 1929, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Ngày 1-5-1930 sau cuộc biểu tình,
ơng bị kết án khổ sai trung thân, đày ra Côn Đảo. Đến 1936 ông được trả tự do, ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội
và được cử vào Xứ uỷ Bắc Kỳ, trực tiếp chỉ đạo các cuộc bãi công của công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm. Đầu


năm 1940 ông phụ trách Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Dương, Hưng n và trực tiếp làm Bí thư
Thành ủy Hải Phịng.
Tháng 11-1940 ông bị bắt. Lần này chúng kết án ông tử hình và bị hành quyết ngày 1-9-1941 tại thị xã Kiến An,
lúc đó ơng mới 38 tuổi.
* Cung văn hố lao động Hữu nghị Việt Xơ được khánh thành ngày 1-9-1985.
Cung được xây dựng trên nền Nhà Đấu Xảo cũ ở Hà Nội và do công nhân lao động Liên Xô giúp. Từ ngày đi vào
hoạt động, Cung Văn hố Lao động Hữu nghị Việt - Xơ đã diễn ra nhiều đại hội, hội nghị trong nước và quốc tế.
Cung đã thực sự trở thành địa điểm sinh hoạt văn hoá văn nghệ của nhân dân và nhân dân lao động Thủ đô.
Thế giới
* Ngày 1-9-1939 nước Đức quốc xã tấn công Ba Lan, mở đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Một số sự kiện trong ngày 2 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 2-9-1945, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt quốc dân tại Quảng trường Ba
Đình, Hà Nội. Hai giờ chiều, mít tinh bắt đầu khai mạc. Hồ Chủ tịch đọc lời Tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hồ.
Trong bản Tun ngơn Độc lập lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trước thế giới: "Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do, độc lập và sự thực đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam kiên
quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy!".
Ngày 2-9-1945 mãi mãi đi vào lịch sử như ngày độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau ngót một thế kỷ đô hộ
của chủ nghĩa thực dân Pháp, ghi nhận chiến công của dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc tiên phong trong
sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Cũng từ đó, ngày 2-9 trở thành ngày quốc khánh của


nhân dân Việt Nam và đó cũng là cái mốc chấm dứt lịch sử cận đại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch
sử dân tộc ta.
* Ngày 2-9-1948, Hội nghị chun mơn qn giới tồn qn được tổ chức, đây là hội nghị chuyên môn đầu tiên
của tồn ngành sản xuất vũ khí nước Việt Nam, bao gồm cả lực lượng quân giới và vũ khí dân quân, cùng xem
xét bàn bạc thống nhất về các nặt kinh tế, công nghệ, quản lý và tổ chức sản xuất vũ khí.
* Ngày 2-9-1955 đã diễn ra lễ tuyên dương Anh hùng quân đội lần thứ hai. Đại hội tuyên dương 26 anh hùng

trong đó có 8 liệt sĩ.
* Sau một thời gian lâm bệnh, hồi 9 giờ 47 phút ngày 2-9-1969, Hồ Chủ tịch - Vị lãnh tụ vĩ đại vơ cùng kính u
của giai cấp cơng nhân và nhân dân Việt Nam, cùng toàn thể dân tộc Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong
trào Cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đã từ trần. Chủ tịch Hồ Chí
Minh qua đời nhưng Người đã để lại cho chúng ta một di sản quý báu đó là sự nghiệp vĩ đại, tư tưởng đạo đức
tác phong của Người.
Thế giới
* Đại hội toàn quốc nhân dân Cuba khai mạc ngày 2-9-1960
Đại hội thông qua những quyền cơ bản của công dân, xác định đường lối chống đế quốc và đoàn kết với các
dân tộc đấu tranh cho tự do và hồ bình.

Một số sự kiện trong ngày 3 tháng 9:
Việt Nam
* Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn sinh năm 1226 quê ở làng Tức Mặc, Mỹ Lộc tỉnh Nam Định.
Ơng có tài qn sự, khi giặc Ngun sang cướp nước ta, ông được Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các
đạo quân thuỷ bộ. Thế giặc mạnh, nhà vua lo ngại muốn tạm hàng, ông khảng khái nói: "Bệ hạ muốn hàng, xin
hãy chém đầu tơi trước rồi hãy hàng". Ơng làm "Hịch tướng sĩ" khích lệ lịng qn, đơn đốc các vương hầu, binh
tướng tận trung cứu nước. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân ta chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm
Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước. Ông được thăng chức Hưng Đạo Vương. Ông thường tiến cử
nhiều người có tài ra giúp lập nên nghiệp lớn như Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu ... bất kể họ thuộc thành
phần nào trong xã hội. Ngoài "Hịch tướng sĩ" ông còn là tác giả của "Binh thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tơng bí
truyền thư".
Ơng mất ngày 3-9-1300, thọ 74 tuổi.
* Nguyễn Huy Tự là nhà thơ đời Lê Hiển Tơng, có tên khác nữa là n, tự Hữu Chi, hiệu Uẩn Trai. Ông sinh ngày
3-9-1743 tại Trường Lưu, Lại Thạch, La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Năm 1759
ông đỗ Hương Cống. Từ năm 1767, ông nhậm chức Tri phủ Quốc Oai. Năm 1770, ông được ưu đãi theo hàng
Tiến sĩ, thăng Hiến sát xứ Sơn Nam, sau đó cải sang võ chức tước Nhạc Đình Bá, rồi làm Đốc đồng Sơn Tây.
Ông là tác giả truyện thơ nổi tiếng "Hoa Tiên".
Khi nhà Hậu Lê suy vong, năm 1789 ông được vua Quang Trung triệu tập vào Phú Xuân, bổ chức Hữu thị lang.
Nhưng chẳng bao lâu, ngày 5-9-1790 ông mất, thọ 47 tuổi.

* Ngày 3-9-1945, Hồ Chủ tịch đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà.
Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách để ổn định tình hình trong nước, giữ vững và củng cố chính quyền dân
chủ nhân dân. Nội dung cụ thể là:
1. Phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói, mở ngay cuộc lạc quyên gạo để giúp đỡ người
nghèo.
2. Mở chiến dịch chống nạn mù chữ.
3. Tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân
chủ.
4. Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu của chế độ thực dân để lại.
5. Bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.
6. Ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo.
* Tối mồng 3-9-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các Trưởng đồn đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân dự
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, tham dự dạ hội thanh niên tại vườn Bách
Thảo, do Đoàn thanh niên Hà Nội tổ chức, để kỷ niệm lần thứ 15 ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng.
Bác Hồ ân cần hỏi thăm các diễn viên, nhạc công, rồi bước lên sân khấu. Bác đề nghị chuyển cho Bác chiếc
"đũa" chỉ huy của nhạc trưởng rồi nói: "Trước khi các đại biểu ra về, chúng ta hãy cùng các vị hát bài Kết đoàn".


Bác Hồ giơ cao chiếc đũa, bắt nhịp cho cả dàn đồng ca gồm hơn một ngàn thanh niên.

Một số sự kiện trong ngày 4 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 4-9-1945 Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh "Tổ chức quỹ Độc lập". Quyết định này xuất phát từ chính
quyền cách mạng đang gặp mn vàn khó khăn, nhất là về tài chính. Ta tiếp quản Ngân khố Trung ương chỉ
có hơn 1 triệu đồng mà một nửa là hào rách, sắp huỷ. Mọi chi tiêu đều dựa vào dân.
Nhân dịp chính phủ phát động "Tuần lễ vàng" từ ngày 17 đến 24-9-1945, Hồ Chủ tịch cũng gửi thư kêu gọi đồng
bào cả nước. Chỉ trong thời gian ngắn đã quyên góp được 370 kg vàng và 40 triệu đồng cho quỹ Quốc phòng và
20 triệu đồng cho quỹ Độc lập, góp phần giải quyết khó khăn về tài chính lúc bấy giờ.

* Đầu tháng 9 năm 1950, trên đường đi chiến dịch Biên giới (còn gọi là chiến dịch Cao - Bắc - Lạng), Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thăm một đơn vị thanh niên xung phong làm đường phục vụ chiến dịch.
Bác Hồ đã tặng thanh niên ta 4 câu thơ:
"Khơng cóviệc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
* Nhà văn Hồ Biểu Chánh (tức Hồ Văn Trung) sinh năm 1885, quê ở Gị Cơng, tỉnh Tiền Giang, mất ngày 49-1958 tại Sài Gịn.
Thời Pháp thuộc, ơng làm quan tới chức Đốc phủ sứ (tức Tỉnh trưởng), sau năm 1945 lại làm cố vấn cho Chính
phủ Nguyễn Văn Thinh do Pháp dựng lên - dư luận số đông vẫn cho rằng ông là người có tài đức nên bị lợi dụng
- Điều này có thể tin được vì ơng có một đời văn dài nửa thế kỷ và để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ. Riêng tiểu
thuyết có 60 cuốn, mà nội dung chính đã phản ánh được chân thực và phong phú cuộc sống xã hội đương thời
của Nam Bộ và thể hiện lý tưởng đạo đức tốt đẹp của ông giữa cuộc đời.
Nhà văn Hồ Biểu Chánh được xem là một trong số ít người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại. Trước khi có tiểu thuyết của Tự lực Văn Đoàn và tiểu thuyết hiện thực phê phán, Hồ Biểu Chánh là tác
giả có ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ.
* Ngày 4-9-1980, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tặng danh hiệu anh hùng lao động và tặng
thưởng huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí V.A Satalốp, Trung tướng không quân Liên Xô phụ trách công
tác đào tạo phi cơng vũ trụ, đã có cơng tổ chức cơng tác huấn luyện và thực hiện chuyến bay vũ trụ Xô - Việt đầu
tiên; tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí Bùi Thanh Liêm, thiếu tá khơng qn đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ Đội bay dự bị của chuyến bay vũ trụ Xô - Việt đầu tiên.

Một số sự kiện trong ngày 5 tháng 9:
Việt Nam
* Trước tình hình thực dân Pháp bám gót qn Anh trở lại xâm chiếm Nam Bộ, Ngày 5-9-1945, Hồ Chủ tịch đã
viết lời "Kêu gọi quốc dân", trong đó có đoạn: "Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân đồng minh kéo vào Việt
Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của
chúng là hãm dân tộc Việt Nam vào vịng nơ lệ lần nữa".
* Từ ngày 5 đến ngày 7-9-1954 đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị kiểm điểm tình
hình mới sau hiệp định Giơnevơ và đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng toàn dân ta là: "Hàn gắn những vết thương

chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống nhân dân, phát triển kinh tế một
cách có kế hoạch và từng bước mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành thị và thôn quê". Hội nghị nêu lên 4 đặc
điểm của tình hình nước ta:
1- Từ chiến tranh chuyển sang hịa bình
2- Nước ta tạm thời chia làm hai miền
3- Từ nông thôn chuyển vào thành thị
4- Từ phân tán chuyển đến tập trung.
* Ngày 5-9-1954, tại Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với cán bộ, nhân viên, các cơ quan
Trung ương, các đơn vị bộ đội, công an và thanh niên xung phong chuẩn bị về tiếp quản thủ đơ Hà Nội.
Người nói: "Bom đạn của địch khơng nguy hiểm bằng "đạn bọc đường" vì nó làm hại mình mà mình khơng trơng
thấy. Muốn giữ vững nhân cách, cán bộ chiến sĩ phải luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, phải cần, kiệm, liêm,
chính".


* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba Đảng Lao động Việt Nam, tiến hành từ ngày 5 đến 10-9-1960 tại thủ đô Hà
Nội. Tham dự đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt 50 vạn Đảng viên toàn quốc.
Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh hồ bình thống nhất nước nhà". Người nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam, Người hoan nghênh tinh thần quốc tế vô sản giữa các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản.
Người kêu gọi toàn Đảng đoàn kết chặt chẽ, động viên toàn dân hoàn thành mọi nhiệm vụ của đất nước.
Đại hội quyết định sửa đổi Điều lệ Đảng, để xây dựng Đảng phù hợp với yêu cầu của giai đoạn Cách mạng
mới và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 43 uỷ viên chính thức và 28 uỷ viên dự khuyết. Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất bầu Hồ Chủ tịch làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương.

Một số sự kiện trong ngày 6 tháng 9:
Việt Nam
* Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại Hưng Nguyên, Nghệ An. Giác ngộ
cách mạng khi cịn là cơng nhân nhà máy Diêm (Vinh). Tháng 1-1924, đồng chí cùng Phạm Hồng Thái sang Xiêm,
rồi qua Quảng Châu. Tháng 4-1924 được kết nạp vào Tâm Tâm Xã. Đồng chí được Nguyễn Ái Quốc chọn đưa vào

cộng sản Đoàn và cử đi học Trường quân sự Hồng Phố. Năm 1926, đồng chí sang Liên Xơ học trường khơng
qn, sau đó là trường đại học Phương Đơng (Liên Xơ). Năm 1932 đồng chí lại qua Trung Quốc hoạt động. Năm
1934 đồng chí phụ trách Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng được thành lập tại Ma Cao. Tháng 7-1935 đồng chí
mang bí danh Hải An tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva với tư cách là đại biểu Đông Dương và
được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tháng 1-1936, đồng chí trở lại Trung Quốc triệu tập hội
nghị Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải rồi trở về nước hoạt động. Giữa năm 1938, đồng chí bị bắt ở Chợ
Lớn và bị kết án 10 tháng tù. Ra khỏi tù, đồng chí trở về quê, rồi lại bị bắt vào ngày 29-9-1939 và bị kết án 5 năm
tù, đày ra Côn Đảo. Sau ba năm bị tù đày, đồng chí Lê Hồng Phong đã hy sinh vào trưa ngày 6-9-1942
Đồng chí Lê Hồng Phong là một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng. Đồng chí ln nêu cao khí tiết cách mạng
trước kẻ thù. Trước khi vĩnh biệt cuộc đời đồng chí đã dồn hết sức tàn nói to sang buồng giam bên cạnh: "Chào
các đồng chí! Nhờ báo cáo với Đảng rằng đến giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở
thắng lợi vẻ vang của Cách mạng".
* Để tăng cường điều kiện và đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân miền núi, góp phần đảm bảo cung
cấp và xây dựng nhà nước. Ngày 6-9-1957 Phủ thủ tướng đã ra Nghị định ban hành 10 chính sách khuyến khích
sản xuất ở miền núi.
Các chính sách này được áp dụng cho các dân tộc thiểu số và đồng bào Kinh sống trong vùng dân tộc thiểu số.
* Ngày 6-9-1961, 400 cơng nhân hãng dầu Mỹ Stanvac ở Sài Gịn bãi công xưởng. Cuộc bãi công này kéo dài đến
ngày 22-9, làm tê liệt 100 trạm bán dầu, làm ngừng trệ việc cấp xăng cho máy bay Mỹ, gây cho bọn chủ thiệt hại
mỗi ngày từ 3 đến 4 triệu đồng nguỵ Sài Gòn.
Cuối cùng bọn Mỹ buộc phải tăng lương cho công nhân hãng dầu Stanvac từ 6 - 12%.

Một số sự kiện trong ngày 7 tháng 9:
Việt Nam
* Sắc lệnh số 11 ngày 7-9-1945 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà là văn bản pháp quy
đầu tiên về tài chính, thuế khố dưới chế độ mới. Theo văn bản này thì "chế độ thuế khoá hiện nay sẽ thay đổi
dần nhưng mỗi khi bãi bỏ một thứ thuế cũ hay đặt ra một thứ thuế mới phải có sắc lệnh ấn định". Cùng ngày,
sắc lệnh bãi bỏ thuế thân cũng được Hồ Chủ tịch ký ban hành.
* "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ".
Câu nói gần gũi thân thương ấy vang lên, đi vào lòng mọi người dân nước ta từ ngày 7-9-1945 - Đó là ngày ra đời
của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đêm 23-12-1972, máy bay B52 ném bom sập đài phát sóng Mễ Trì. Tiếng nói tạm ngừng, làm cả nước hồi
hộp, lo âu. Nhưng chỉ 9 phút sau, tiếng nói Việt Nam lại phát ra từ các máy thu thanh.
Hiện nay, hằng ngày tiếng nói Việt Nam phát trên nhiều hệ thống phục vụ người nghe đài ở trong nước, phục vụ
người nước ngoài bằng tiếng ngoại ngữ và phục vụ Việt kiều ở xa Tổ quốc. Các chương trình ngày càng phong
phú, sinh động, hấp dẫn người nghe.
Đài Tiếng nói Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương
Lao động hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao vàng.
Thế giới


* "Hiệp ước bắc Kinh" giữa triều đình Mãn Thanh với 8 nước đế quốc đàn áp Nghĩa Hoà Đoàn được ký kết ngày
7-9-1901.
Nhà Thanh nhận bồi thường chiến phí 450 triệu lạng bạc, trả trong 39 năm, lãi xuất 4% mỗi năm, tất cả thành một
tỷ lạng bạc; triệt hạ các pháo đài ở cửa biển Đại Cô và trên đường về Bắc Kinh; để quân đội ngoại quốc đóng
dọc đường xe lửa Bắc Kinh - Thiên Tân và các nước ngoài được lập sứ quán ở Bắc Kinh.
Qua hiệp ước này, Trung Quốc thực sự trở thành một nước nửa thuộc địa.

Một số sự kiện trong ngày 8 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 8-9-1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ. Nha Bình dân học vụ có nhiệm vụ
phụ trách việc chống nạn mù chữ trong cả nước. Chỉ sau một năm, có hơn 1 triệu người biết đọc, biết viết.
* Xã Cẩm Bình (Hà Tĩnh) được nhận giải thưởng N.Crúpxcaia, do cơ quan Văn hoá - khoa học - giáo dục Liên
hiệp quốc (UNESCO) trao tặng nhân ngày Quốc tế xoá mù chữ 8-9-1978.

Một số sự kiện trong ngày 9 tháng 9:
Việt Nam
* Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 9-9-1945 mạng lưới thông tin vô tuyến quân sự đã
được thành lập suốt từ Bắc chí Nam, bảo đảm liên lạc phục vụ Trung ương lãnh đạo chỉ huy quân và dân, bảo vệ
chính quyền Cách mạng trong cả nước. Từ đó, ngày 9-9 hàng năm trở thành ngày Hội truyền thống của binh
chủng Thông tin liên lạc, một trong những binh chủng kỹ thuật đầu tiên của quân đội nhân dân ta.

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bộ đội thông tin liên lạc đã lớn lên vượt bậc,
xứng đáng với lời khen của Hồ Chủ tịch: "Bộ đội thông tin liên lạc đồn kết, hiệp đồng, bí mật, an tồn".
Binh chủng thông tin liên lạc vinh dự được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương là đơn vị Anh hùng lực lượng
vũ trang.
* Ngày 9-9-1952 nói chuyện với hội nghị cán bộ chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc, Hồ Chủ tịch đã căn dặn cán bộ nhân
dân: "Làm cách mạng và kháng chiến là việc khó, nhưng quyết tâm thì cũng thành công, quyết tâm không phải ở
hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong cơng tác, hành động"
* Sáng ngày 9-9-2002, Đại hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPO) lần thứ 23 đã
khai mạc trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên kỳ họp AIPO được tổ chức tại Việt Nam
dưới sự chủ trì của chủ tịch AIPO Nguyễn Văn An.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương tham dự cuộc họp.
Tham dự Đại hội đồng AIPO-23 có đại diện quốc hội các nước thành viên chính thức, gồm Campuchia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và nước chủ nhà Việt Nam.
Đại diện của Bruney và Myanmar tham dự với tư cách quan sát viên đặc biệt.
Đại diện các nước Australia, Canada, Trung Quốc, Nghị viện châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga,
Ban thư ký ASEAN tham dự với tư cách quan sát viên và khách mời.
Thế giới
* Mao Trạch Đông, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã từ trần ở Bắc Kinh ngày 9-9-1976. Ông sinh năm
1893 tại Hồ Nam trong một gia đình nông dân khá giả.
Thuở nhỏ, Mao Trạch Đông học tại trường Khổng Giáo. Tháng 7-1921 ông là một trong những sáng lập viên lập
ra Đảng cộng sản Trung Quốc. Công lao to lớn của ông là tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân - mà chủ yếu
là giới nông dân nghèo khổ - dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Quốc, thống nhất được đất nước Trung
Quốc rộng lớn. Sau khi thắng Nhật và Quốc dân Đảng, ông thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ngày
1-10-1949.

Một số sự kiện trong ngày 10 tháng 9:
Việt Nam
* Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385, tại Lam Sơn, Thanh Hoá. Ông là người cương trực, khảng khái.
Năm 1946, nhà Minh xâm lược nước ta. Trước cảnh nước mất nhà tan, ơng rất đau lịng và ni chí diệt giặc,
cứu nước.

Ngày 7-2-1418, sau một quá trình chuẩn bị và vận động nhân dân, Lê Lợi được Nguyễn Trãi giúp sức đã phất cờ
khởi nghĩa ở Lam Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa đã


nhanh chóng chuyển thành chiến tranh giải phóng dân tộc. Cuộc kháng chiến vĩ đại này đã kéo dài 10 năm (từ
1418 đến 1428) và kết thúc thắng lợi, lật đổ ách thống trị của nhà Minh.
Sau khi chiến thắng quân Minh, ngày 29-4-1428, Lê Lợi lên ngôi vua tức Lê Thái Tổ và lập ra triều Lê, đưa chế độ
phong kiến Việt Nam lên giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất.
Ông mất ngày 5-10-1433.
* Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, để đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ
mới, Mặt trận Liên Việt được tổ chức thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội thành lập Mặt trận tổ quốc Việt Nam họp từ ngày 5 đến 10-9-1955 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã
thông qua cương lĩnh của Mặt trận, chính sách đại đồn kết tồn dân, vai trị và nhiệm vụ của Mặt trận đối với
Cách mạng nước ta trong giai đoạn mới.
Tại đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự của Mặt trận, Cụ Tôn Đức Thắng được bầu làm
Chủ tịch Đoàn chủ tịch và 98 uỷ viên đại diện cho tất cả các đồn thể thuộc nhiều xu hướng chính trị, tôn giáo,
thành phần giai cấp khác nhau.
* Ngày 10-9-1996, Nhà nước ta đã quyết định trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho 33 cụm cơng trình
khoa học kỹ thuật và 44 cụm tác phẩm văn học nghệ thuật.
Đây là một sự biểu dương những cống hiến to lớn của các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức nước ta vào
cơng cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng nước nhà hơn 50 năm qua.
Thế giới
* Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 50 đã thơng qua Hiệp ước cấm thử hạt nhân tồn diện ngày 10-9-1966
Hiệp ước này quy định: Các quốc gia cam kết không tiến hành hoặc cho phép bất cứ vụ nổ hạt nhân nào ở nơi
thuộc quyền kiểm soát và tài phán của mình; khơng khuyến khích hoặc tham gia dưới bất cứ hình thức nào vào
bất cứ vụ nổ hạt nhân nào. Hiệp ước không cấm thử hạt nhân trong phịng thí nghiệm và trên máy vi tính.
Hiệp ước cấm thử hạt nhân tồn diện sẽ có hiệu lực sau khi được tất cả 44 quốc gia được coi là tiềm năng hạt
nhân ký và phê chuẩn - nước Việt Nam ta là một trong 44 nước đó.

Một số sự kiện trong ngày 11 tháng 9:

Việt Nam
* Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705, người làng Giai Phạm, huyện Mỹ Văn (tỉnh Hưng Yên) và qua đời
ngày 11-9-1746.
Bà là con Đồn Dỗn Nghi, em Đồn Dỗn Ln, hai người đều đỗ Hương Cống, nhưng không ra làm quan chỉ ở
nhà dạy học.
Bản thân Đoàn Thị Điểm là phụ nữ có dung sắc đẹp đẽ, có học vấn. Chồng bà là Tiến sĩ Nguyễn Kiều đã từng ca
ngợi bà "tài năng nương tử, xưa hiếm nay không, xuất khẩu thành chương, thông minh bẩm chất". Hai vợ chồng
bà sống hạnh phúc nhưng bà mất sớm.
Ngoài bản dịch "Chinh phụ ngâm" (nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn), bà còn viết tập truyện chữ Hán
"Truyện kỳ tân phả" và nhiều thơ phú khác.
* Đại hội lần thứ 6 của Quốc tế cộng sản họp từ ngày 17-7 đến 11-9-1928 đã thông qua bản "Đề cương về Cách
mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa".
Bản đề cương nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng là "phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản". Nhiệm
vụ cơ bản của cuộc cách mạng đó là "Giải phóng đất nước khỏi chủ nghĩa đế quốc; tổ chức Xô Viết cơng nơng,
lập chun chính cơng nơng củng cố quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản..."
Bản đề cương đã góp phần lớn vào việc phát triển phong trào Cách mạng ở Việt Nam. Là một yếu tố góp phần
thúc đẩy nhanh thêm quá trình chuẩn bị thành lập Đảng cộng Sản Việt Nam.
* Từ ngày 11 đến 16-9-1961, đã diễn ra Hội nghị Thuỷ lợi toàn miền Bắc. Hội nghị tổ chức tại Hưng Yên, một trong
những tỉnh có nhiều thành tích về cơng tác thuỷ lợi và biện pháp cụ thể nhằm đưa công tác thuỷ lợi tiến lên phục
vụ tốt kế hoạch 5 năm phát triển nông nghiệp.
Thế giới
* Sáng 11-9-2001, một sự kiện đã gây chấn động nước Mỹ.
Máy bay của hàng không dân dụng Mỹ đã bị cướp và đâm vào tồ tháp đơi nổi tiếng của Trung tâm Thương mại
Thế giới ở New York và Bộ Quốc phịng Mỹ ở thủ đơ Washington, gây ra vụ khủng bố lớn nhất trong lịch sử loài
người, khiến hơn 3000 người thiệt mạng. Cuộc khủng bố này đã khiến cho nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái
bị ảnh hưởng trầm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế khác. Nó gây tác động trực tiếp đến ngành
vận tải hàng không, du lịch...


Một số sự kiện trong ngày 12 tháng 9:

Việt Nam
* Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (còn gọi là Huỳnh Minh Siêng), sinh ngày 12-9-1921 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng và qua đời năm 1989.
Trước năm 1945, ông học đại học ở Hà Nội, hoạt động phong trào sinh viên yêu nước.
Sau Cách mạng Tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ơng đảm nhiệm các cơng tác văn hố nghệ
thuật, thơng tin, báo chí, thiếu nhi, thanh niên.
Hồ bình lập lại (năm 1954), ông giữ các chức vụ: Vụ trưởng Vụ Âm nhạc và múa, Phó tổng thư ký Hội Nhạc sĩ
Việt Nam.
Năm 1965, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trở về miền Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, làm Bộ trưởng Bộ Thơng
tin văn hố của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam. Năm 1981 ông được phong Giáo sư, giữ chức vụ Chủ
tịch Hội đồng Âm nhạc quốc gia, Ủy viên thông tấn của Hội đồng Âm nhạc quốc tế.
Sự nghiệp âm nhạc của Lưu Hữu Phước khá to lớn, biểu lộ rõ khuynh hướng yêu nước và dân tộc, gắn chặt với
"nhịp đi" của Cách mạng nước nhà. Lưu Hữu Phước xứng đáng là ngôi sao sáng của nền âm nhạc cách mạng
với các bài hát đã đi vào lòng người như: "Tiếng gọi thanh niên", "Lên đàng", "Giải phóng miền Nam", "Lãnh tụ
ca", "Bạch Đằng Giang", "Đông Nam Á châu"...
Năm 1996, Nhà nước ta đã truy tặng nhạc sĩ Lưu Hữu Phước giải thưởng Hồ Chí Minh.
* Ngày 12-9-1930, 8.000 nơng dân phủ Hưng Nguyên, Nghệ An biểu tình tiến về phủ lỵ. Hoảng sợ trước khí thế
đấu tranh của quần chúng, Pháp cho máy bay ném bom vào đồn biểu tình giết chết hàng trăm người. Đến chiều,
khi nhân dân các làng Thông Lạng, Thái Lão ra chôn cất người hy sinh, máy bay lại ném bom, tổng số hy sinh là
217.
Trong phong trào Xô Viết, sự kiện 12-9 ở Hưng Nguyên là mốc đánh dấu thời kỳ quyết liệt và đẫm máu nhất của
phong trào.
* Ngày 6-9-1961, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh công bố "Pháp lệnh đặt huân chương và huy chương chiến sĩ vẻ vang"
được Ủy ban thường vụ Quốc hội thơng qua ngày 12-9-1961. Mục đích là để khen thưởng cán bộ và chiến sĩ có
cơng lao trong việc xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân vũ trang sau ngày hồ bình lập lại.
Thế giới
* Ngày 12-9-1991, tại Tơriextơ (Italia), nhà toán học nữ Lê Hồng Vân, 30 tuổi, chuyên gia về hình học vi phân đã
được tặng giải thưởng của Trung tâm quốc tế vật lý lý thuyết.
Chị là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới và là người Việt Nam đầu tiên được tặng giải thưởng này.
Năm ấy Lê Hồng Vân đã là tiến sĩ toán học. Chị sinh tại Hà Nội tại một dòng họ nhiều đời khoa bảng về Hán học

cũng như Tây học. Thân sinh của chị là ông Lê Văn Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, một tri thức có tiếng từ Cách mạng Tháng Tám. Chị ruột của chị là Lê Hoàng Lan, phó tiến sĩ ngữ văn. Cả
ba chị em đều bảo vệ luận án tại Trường đại học Tổng hợp Lômônôxôp (Liên Xô).

Một số sự kiện trong ngày 13 tháng 9:
Việt Nam
* Giáo sư Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13-9-1913 ở tỉnh Vĩnh Long, mất ngày 9-8-1997 tại
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Năm 1935, ơng sang Pháp học qua các trường đại học kỹ nghệ cầu cống, điện, Viện nghiên cứu máy bay và đại
học Xcbon. Sau đó ơng làm việc ở cơng trường cầu, xưởng chế tạo máy điện và xưởng chế tạo máy bay. Năm
1942 ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu Vũ khí.
Năm 1946, khi Hồ Chủ tịch sang Pháp, ông về nước với Bác, được giao chức vụ Cục trưởng Cục quân giới.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế
tạo: súng Badôca, súng không giật (DKZ) và đạn bay. Các cơng trình này của ơng đã được Nhà nước tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh.
Ơng được phong hàm Thiếu tướng từ năm 1948. Năm 1952, được tuyên dương Anh hùng lao động. Năm 1966
được bầu là Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Giáo sư Trần Đại Nghĩa là một trí thức lớn,
giàu lịng u nước, có nhiều cống hiến to lớn trong việc chế tạo vũ khí phục vụ hai cuộc kháng chiến của nhân
dân ta chống các đế quốc xâm lược nước ta.
* Sau khi thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch, ngày 13-9-1943 lãnh tụ Hồ Chí Minh đã bắt liên lạc với Hội Giải
phóng. Qua đó tiếp xúc với tổ chức chống Nhật - Pháp ở Liễn Châu và liên lạc với Đảng ta, tiếp tục lãnh đạo
Cách mạng.
Hội Giải phóng là tổ chức Việt Nam dân chúng giải phóng vận động được thành lập trong giới Việt kiều yêu nước
ở Vân Nam (Trung Quốc). Mục đích của hội là đồn kết Việt kiều đánh Nhật - Pháp đòi Việt Nam độc lập. Hội hoạt


động cơng khai, cho xuất bản báo "Giải phịng", tổ chức hoạt động tương tế, mở lớp học. Cuối năm 1942, sau
khi liên lạc với Cách mạng trong nước, Hội nghị được coi như một bộ phận của Mặt trận Việt Minh.
* Từ 13-9-1950, Bác Hồ rời Sở Chỉ huy chiến dịch để đến mặt trận Đông Khê trực tiếp theo dõi và động viên bộ
đội đánh trận mở màn chiến dịch. Người đã chỉ thị: "Dù khó khăn đến đâu cũng kiên quyết khắc phục đánh cho

kỳ thắng trận đầu!".
Thế giới
* Ngày 13-9-1993 Israen (Israel) và PLO ký thoả thuận trao quyền tự trị cho người Palestin ở dải Gaza.

Một số sự kiện trong ngày 14 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 14-9-1946, Đồn đại biểu Chính phủ ta lên đường đi dự đàm phán ở Pháp.
Cuộc đàm phán thất bại do thái độ ngoan cố và hiếu chiến của thực dân Pháp. Ngày 14-9, Hồ Chủ tịch đã ký
tạm ước với Pháp để tranh thủ thời gian tiếp tục xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc
mà Người biết chắc chắn sẽ xảy ra. Ngày 16-9, Hồ Chủ tịch rời Pari và đến Hải Phòng ngày 20-10.
* Ngày 14-9-1952, Thủ tướng Chính phủ có Nghị định truy tặng liệt sĩ Phan Khắc Trình (tức Dương Xuân Ngơ),
Phó trưởng ban Điệp báo Ty Cơng an Hà Nội, Hn chương Kháng chiến hạng ba.
Ơng Phan Khắc Trình có công chấn chỉnh lại tổ chức điệp báo nội thành trong năm 1950 đã thu được nhiều tài
liệu tối mật. Tháng 6-1951, ông bị giặc Pháp bắt và tra tấn rất dã man nhưng khơng khai các bí mật, bảo tồn
được cơ sở. Ơng đã bị địch sát hại.
Tháng 8-1955, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định truy tặng liệt sĩ Phan Khắc Trình
danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
* Thành phố Vinh, thành phố đầu tiên ở miền Bắc bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 100 trên địa phương.

Một số sự kiện trong ngày 15 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 15-9-1792 Quang Trung - Nguyễn Huệ từ trần. Ông làm Hoàng đế được bốn năm, hưởng thọ 39
tuổi, miếu hiệu là Thái Võ Hoàng Đế.
Nguyễn Huệ là một trong những nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông đã chiến đấu liên tục, chiến
đấu với nhiều kẻ thù trong và ngồi, xử lý nhiều tình huống hiểm nghèo của đất nước, đưa đất nước thoát
khỏi mọi hiểm họa. Trong suốt hơn 20 năm chiến đấu, ông tin tưởng vào dân chúng, trọng dụng nhân tài, có lịng
gan dạ. Ơng là vị tướng chỉ đánh thắng, khơng có bại, là một nhà chiến lược lỗi lạc, là một vị Hồng đế giỏi trị vì
đất nước. Ơng đề ra những quyết sách quan trọng nhằm đưa đất nước tiến lên. Nguyễn Huệ còn là một vị anh
hùng dân tộc trên cả lĩnh vực khác như xây dựng đất nước, đấu tranh cho thống nhất Tổ quốc với cương vị
Hoàng đế anh minh.

* Nguyễn Chí Diểu sinh năm 1908, quê ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Tỉnh Thùa Thiên - Huế, qua đời ngày 15-91939 do bị bệnh lao.
Năm 1927, ơng tham gia bãi khố tại trường Quốc Học Huế, năm sau ông đắc cử xứ ủy viên Trung Kỳ của Đảng
Tân Việt. Năm 1929, một bộ phận của Đảng Tân Việt trở thành Đông Dương Cộng sản liên đồn, Ơng là đảng viên
Cộng sản.
Sau khi ba nhóm cộng sản ở ba kỳ thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được điều vào hoạt động ở
Nam Kỳ, được cử làm Bí thư tỉnh uỷ Gia Định. Ở đây, ông bị Pháp bắt vào tháng 10-1930. Đến tháng 5-1933, tồ
án thực dân kết án ơng tù khổ sai trung thân rồi đày ra Côn Đảo.
Tháng 6-1936, ông được trả tự do nhưng bị quản thúc ở Huế. Tại q nhà, ơng tiếp tục hoạt động, bí mật lãnh
đạo các cuộc đấu tranh ở Huế và các tỉnh Trung Kỳ.
* Lễ thành lập Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân thứ hai - được tổ chức tại khu rừng Khuôn Mánh thôn Ngọc
Mỹ, Tràng Xá, Vũ Nhai, tỉnh Lạng Sơn, ngày 15-9-1941. Lễ thành lập có mặt đồng chí Hoàng Quốc Việt, đại diện
Trung ương Đảng. Đơn vị gồm 47 chiến sĩ, trong đó có 3 nữ, chia làm 5 tiểu đội, đơn vị có chi bộ Đảng do đồng
chí Chu Văn Tấn làm bí thư. Mặc dầu được trang bị rất thô sơ, nhưng ngay sau khi thành lập nó đã trở thành chỗ
dựa vững chắc cho phong trào quần chúng, bảo vệ và mở rộng khu căn cứ, hỗ trợ tích cực cho các cuộc đấu
tranh xây dựng lực lượng vũ trang Cách mạng ở địa phương.
* Ngày 15-9-1945, tại Hà Nội đã thành lập Thông tấn xã Việt Nam.


Hiện nay, Thơng tấn xã Việt Nam có 61 phân xã ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, hai cơ quan đại diện tại
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, hơn 20 phân xã ở nước ngồi, có quan hệ với 35 tổ chức báo chí và hãng
thơng tấn quốc tế.
Thông tấn xã Việt Nam là thành viên của tổ chức thông tấn xã các nước không liên kết và tổ chức thông tấn xã
châu Á - Thái Bình Dương.
Thơng tấn xã Việt Nam có 30 ấn phẩm, có kho tư liệu phim gần 600 kiểu phim và nhiều tư liệu quý khác. Mỗi năm
in hơn 300 triệu trang tin, 7 vạn bức ảnh cho các báo và gần 20 hãng thông tấn và tổ chức quốc tế.
Trong hai cuộc kháng chiến, Thơng tấn xã Việt Nam có nhiều cán bộ phóng viên hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Thông tấn xã Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng.
* Ngày 15-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Phòng quân giới trong Cục quân nhu với hai nhiệm
vụ: Thu nhập mua sắm vũ khí và tổ chức cơ sở sản xuất vũ khí. Và từ đó ngày 15-9 trở thành ngày truyền thống
của bộ đội quân giới Việt Nam.

Từ những xưởng bé nhỏ, phân tán đã quy tụ hình thành các cụm sản xuất vũ khí, hố chất. Từ sản xuất vũ khí
thơ sơ đã từng bước chế tạo các loại vũ có uy lực cao như súng đạn chống tăng, súng không giật, súng B40,
B41...
Ngày nay, hệ thống các nhà máy thuộc ngành quân giới đã được củng cố và mở rộng với đội ngũ dày dạn kinh
nghiệm có trình độ nghề nghiệp cao đang góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Ngành quân giới đã được Quốc hội và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao q.
* Ngày 15-9-1973, đồng chí Phiđen Caxtơrơ, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba, Bí thư thứ nhất BCH Trung
ương Đảng cộng sản Cuba đi thăm vùng giải phóng miền Nam.
Thủ tướng đã đến thăm thị xã Đông Hà, một số nơi đã diễn ra những chiến công oanh liệt của nhân dân và các
lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam trong năm 1972, nhiều đơn vị anh hùng của các lực
lượng vũ trang giải phóng và dự cuộc mít tinh nồng nhiệt của nhân dân Quảng Trị chào mừng Thủ tướng.
Thủ tướng Phiđen Caxtơrô là vị nguyên thủ đầu tiên của một nước bạn tới thăm vùng giải phóng miền Nam.
* Việt Nam trở thành hội viên chính của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (viết tắt là IMF) ngày 15-9-1976.
Quỹ này là cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc, bắt đầu hoạt động từ tháng 3-1947.
Mục đích của Quỹ là giúp đỡ sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, phát triển thương mại quốc tế,
điều chỉnh tỷ giá ngoại hối của các nước cho vay theo thời gian ngắn và trung bình.
Vốn của Quỹ tiền tệ quốc tế được xây dựng chủ yếu dựa vào sự đóng góp của các nước thành viên.

Một số sự kiện trong ngày 16 tháng 9:
Việt Nam
* Giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16-9-1909 tại phố Hàng Đào - Hà Nội.
Năm 1932, vào lúc 22 tuổi. Nguyễn Mạnh Tường đỗ tiến sĩ Luật khoa và tiến sĩ văn chương. Báo chí nước Pháp
và trong nước ca ngợi ông, người thanh niên Việt Nam thông minh, hiếu học và tài giỏi, trong một năm đỗ 2
bằng tiến sĩ, hiện tượng chưa từng có trong nền giáo dục văn chương Pháp.
Trở về năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy học ở trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Sau năm 1945, ông
tham gia kháng chiến chống Pháp, là thành viên của phái đồn Chính phủ dự hội nghị đàm phán ở Đà Lạt, dự
các Hội nghị hồ bình thế giới ở Bắc Kinh và Viên.
Hồ bình lập lại, từ 1954 đến 1970, Nguyễn Mạnh Tường là Uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khố
I, Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu
giáo dục. Ông đã viết 14 tác phẩm bằng tiếng Pháp và 4 tác phẩm lớn bằng tiếng Việt. Ông mất năm 1997. Trong

sổ tang tưởng niệm nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã ghi
"....Vô cùng thương tiếc giáo sư - luật sư Nguyễn Mạnh Tường - Một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam".
* Ngày 16-9-1950, bộ đội ta tiêu diệt cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch Biên giới và kết thúc vào ngày 14-10
năm đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo ban chỉ huy chiến dịch và động viên bộ đội chiến đấu.
Trong chiến dịch Biên giới, ta tiêu diệt và bắt sống hơn 8.000 tên địch, giải phóng một dải biên giới dài 750 km
với 35 vạn dân, 5 thị xã, 13 thị trấn và nhiều vùng quan trọng. Căn cứ Việt Bắc được mở rộng và củng cố.
Chiến dịch Biên giới là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của ta, tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Đánh dấu sự trưởng thành của quân ta, đánh dấu bước chuyển biến giai đoạn mới: giai đoạn ta
giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.


* Đầu tháng 5-1972, ta đã giải phóng tỉnh Quảng Trị. Từ ngày 28-6, Mỹ - Nguỵ đã huy động lực lượng lớn mở các
cuộc hành quân hòng chiếm lại Quảng Trị mà mục tiêu số 1 là tỉnh lỵ, trong đó có Thành cổ để mặc cả với ta trên
bàn hội nghị Pari. Đến ngày 16-9-1972, ta rút khỏi Thành cổ sau khi hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Trong 81 ngày đêm "lửa thép" Quảng Trị, ta liên tục chiến đấu ngăn chặn các cuộc tiến công của địch, bảo vệ thị
xã và Thành cổ.
Quân và dân ta đã loại khỏi vịng chiến đấu 26 nghìn tên địch, phá huỷ 349 xe quân sự, hàng chục trận địa pháo
của địch, bắn rơi gần 200 máy bay các loại. Hai sư đoàn thiện chiến nhất của địch bị mệt mỏi, kiệt sức. Ngược lại
qua chiến đấu, bộ đội ta có bước trưởng thành mới về sử dụng sức mạnh tổng hợp trong tác chiến hợp đồng
binh chủng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về cách đánh trong chiến dịch phòng ngự, góp phần cùng các
chiến trường khác đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ.
* Theo Nghị quyết số 49/114 ngày 19-12-1994, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã chọn ngày 16-9 hàng năm là "Ngày
quốc tế bảo vệ tầng Ơ-dơn".
Thế giới
* Ngày 16-9-1745 tại Pêtécbua đã ra đời người con ưu tú, vị thống sối Nga Kutuzốp. Người đã đánh bại đội qn
Napơlêong trong cuộc chiến tranh ái quốc năm 1812 của nước Nga và chôn vùi mộng bá chủ thế giới của
Napôlêong. Thắng lợi của quân Nga cho thấy tài năng và nghệ thuật chỉ đạo chiến lược chiến thuật của Kutuzốp
đạt tới trình độ rất cao. Ơng biết sử dụng hình thức cổ điển phòng ngự chiến lược, tạo thế trận để xuất phát tiến

cơng, đồng thời đã sử dụng các hình thức mới để tiến hành phản công, tổng hợp tài tình việc cơ động lực lượng
cho trận quyết chiến chiến lược.
Trong những năm chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941-1945, nhà nước Liên Xơ đã lập ra Hn chương Kutuzốp.
Ơng mất ngày 28-9-1813.
* Tề Bạch Thạch - thiên tài hội hoạ, một danh nhân văn hố thế giới. Ơng sinh ngày 22-11-1863 tại tỉnh Hồ Nam,
Trung Quốc.
Ông vẽ xuất thần tất cả các loại tranh sơn thuỷ, nhân vật, hoa điểu, thảo tùng. Ngồi vẽ tranh giỏi ơng lại làm thơ
hay, khắc dấu triện, ba tài năng đều đạt tới đỉnh cao tuyệt vời. Trọn đời ông đứng về người lao động và hướng
thiện, vị tha. Nhiều tranh của ông ca ngợi đất nước, nhân dân, hồ bình, hạnh phúc.
Sau ngày giải phóng (1949), ơng được phong học hàm Giáo sư danh dự Học viện Mỹ thuật Trung ương, được
phong nghệ sĩ nhân dân, đại biểu Quốc hội. Năm 1955, ơng được hội đồng hồ bình thế giới trao giải thưởng và
cơng nhận Danh nhân văn hố thế giới. Ơng mất ngày 16-9-1957 tại Bắc Kinh, thọ 94 tuổi.

Một số sự kiện trong ngày 17 tháng 9:
Việt Nam
* Trần Thuyên, vua thứ 4 nhà Trần, miếu hiệu Anh Tông, sinh ngày 17-9-1276, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ
Lộc, tỉnh Nam Định.
Ơng lên ngơi lúc 17 tuổi. Khi làm vua ơng đặc biệt ưu đãi các cựu thần có cơng trong cuộc đánh đuổi quân
Nguyên và trân trọng sử dụng các bậc nhân tài.
Ơng ở ngơi 21 năm (1293-1314) theo gương các vua trước mà truyền ngôi cho con, rồi về chăm việc tu Phật,
sáng tác thơ ca.
Ngày 16-9-1320, ông mất, hưởng dương 44 tuổi. Có soạn tập "Thuỷ vân tuỳ bút ngoại tập". Nay chỉ còn 12 bài
thơ ghi chép trong "Việt âm thi tập".
* Nhà thơ Nguyễn Huy Hổ, tự Cách Như, hiệu Liên Pha, sinh ngày 17-9-1783. Ông là con của Nguyễn Huy Tự (tác
giả truyện thơ "Hoa Tiên") và cháu gọi Nguyễn Du bằng chú.
Từ năm 20 tuổi, ông chán cảnh loạn lạc cuối đời Hậu Lê nên ở ẩn đọc sách, cày ruộng. Đến năm 39 tuổi, vua
Minh Mạng triệu dụng ông, bổ làm Linh Đài lang (một chức thuộc toà Khâm Thiên giám chuyên về tiên văn, lịch
số). Từ đây ông cũng thường được nhà vua và quan trong triều vời đến làm thuốc chữa bệnh, nổi tiếng danh y,
danh sĩ. Ơng cịn sáng tác văn học. Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện thơ "Mai đình mộng ký".
Nguyễn Huy Hổ mất ngày 8-10-1841, thọ 58 tuổi.

* Ngày 17-9-1954, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội do Thiếu
tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh sư đoàn Quân tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó chủ
tịch.
Ủy ban Qn chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành phố. Hội đồng Chính phủ đã cơng bố chính sách
đối với thành thị mới được giải phóng, đối với các tơn giáo, cán bộ và nhân viên khi vào công tác ở thành
phố mới được giải phóng. Bộ Tổng tư lệnh quân đội đã ra lệnh cho các đơn vị đang tiếp quản Hà Nội phải triệt
để chấp hành các chính sách và kỷ luật do Chính phủ đề ra, phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan


mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại. Sư đồn Qn tiên phong được Trung ương Đảng và Chính phủ giao
nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Hà Nội.
Thế giới
* Nhà toán học Riman sinh ngày 17-9-1826 trong một làng nhỏ ở Đức và qua đời năm 1866, lúc ông mới 40 tuổi.
Năng khiếu toán học của Riman bộc lộ từ lúc lên 6 tuổi. Cậu giải được tất cả các bài tốn do cha cậu ra và cịn tự
đặt ra những bài tốn khó để đố các anh em cậu.
Năm 19 tuổi, Riman học đại học ở Gớttinhghen rồi chuyển sang học ở Béclin để được làm quen với những vấn
đề mới mẻ của toán học.
Năm 25 tuổi, Riman bảo vệ luận án tiến sĩ. Riman đã cùng với Cơsi xây dựng được một lý thuyết chính xác về
tích phân. Năm 34 tuổi, Riman được mời tham gia Viện Hàn lâm khoa học Pháp.
Tên của Riman được đặt cho một miệng núi lửa trên mặt trăng

Một số sự kiện trong ngày 18 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 18-9-1946, đơn vị cuối cùng với quân Tưởng đã rút khỏi thành phố Hải Phòng. Dân tộc ta bớt được
một kẻ thù nguy hiểm.
Trước đó một năm, quân đội Tưởng vào Việt Nam để tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản, đồng thời
chúng cịn âm mưu "diệt Cơng, cầm Hồ", giúp đỡ bọn tay sai "Việt Quốc", "Việt Cách" gây bạo loạn, lật đổ Chính
phủ ta. Nhưng âm mưu của bọn chúng đã bị thất bại.
* Ngày 18-9-1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định thành lập thành phố Đà Lạt trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Đà Lạt là một trung tâm du lịch và an dưỡng nổi tiếng. Nhiệt độ trung bình từ 10 đến 20 độ. Thành phố là một

"viện bảo tàng thác nước" với các thác nổi tiếng như Cam Ly, Đa Tam La, Prenn, Pônggua... Đà Lạt cịn có
những hồ mang tên thật gợi cảm: Xn Hương, Than Thở, Đa Thành, Đa Thiện...
Thế giới
* Lêônác Âylơ (Leonnhard Euler) là nhà toán học bậc thầy của châu Âu, Ông sinh ngày 15-4-1707 tại Thuỵ Sĩ. Ông
làm việc chủ yếu ở Viện Hàn lâm khoa học Beclin Đức. Chính ơng là người có cơng dìu dắt nhà khoa học Nga
Lômônôsốp.
Cả cuộc đời ông đều cống hiến cho khoa học, ngày đêm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, tham gia cơng tác
lãnh đạo giới tốn học. Ơng để lại 416 cơng trình. Tồn bộ cơng trình của ơng đều được in thành sách 85 quyển
cỡ lớn với gần 40.000 trang. Mọi người đã biết đến ông qua: Đường thẳng Âylơ, đường tròn Âylơ về liên hệ giữa
số đỉnh, cạnh và mặt trong một đa diện lồi.
Ngày 18-9-1783 nhà thiên tài toán học Lêonác Âylơ ngừng làm toán và cũng là ngày ông từ trần.

Một số sự kiện trong ngày 19 tháng 9:
Việt Nam
* Duy Tân tức Nguyễn Phúc Vĩnh San, vua thứ 11 nhà Nguyễn, sinh ngày 19-9-1900
Ông làm vua từ năm 1907 đến năm 1916. Duy Tân là nhà yêu nước, có tinh thần dân tộc. Năm 1916, ông cùng
Thái Phiên và Trần Cao Vân trong Việt Nam Quang Phục hội, dựa vào số binh lính bị mộ sang Pháp để tổ chức
khởi nghĩa ở Huế và miền Nam Trung Kỳ. Công việc bị bại lộ, Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đảo Rêuyniông
(châu Phi). Duy Tân là người ham học có ý chí. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông gia nhập quân đội đồng
minh chống phát xít. Cuối năm 1945, ơng mất do tai nạn máy bay ở châu Phi. Đến tháng 4-1987, hài cốt Duy Tân
được đưa từ đảo Rêuyniông về thành phố Huế, cải táng bên cạnh vua cha Thành Thai.
* Nhà văn Nguyễn Đình Lạp có bút danh Yến Đình sinh ngày 19-9-1913, quê ở Bạch Mai - Hà Nội.
Ông chuyên viết tiểu thuyết xã hội, nổi tiếng trước Cách mạng Tháng Tám. Đến cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ơng tích cực tham gia hội văn nghệ, nhiệt thành đóng góp tâm huyết trên mặt trận văn hoá, văn nghệ. Các tác
phẩm của ông là: "Ngoại ô" (năm 1941), "Ngõ hẻm" (1943). Ngồi ra cịn một số truyện ngắn và bài biên khảo
đăng trên báo.
Ông mất ngày 24-4-1952, hưởng dương 39 tuổi.
* Ngày 19-9-1954, Hồ Chủ tịch đã nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ đại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô
tại Đền Hùng (Phú Thọ) trong cuộc nói chuyện Bác đã nói: "Bộ đội ta đánh giặc giỏi, nhưng làm sao phải chiếm
được lòng dân, để dân tin cậy, đó là điều quan trọng. Các chú phải lo tiếp quản Thủ đô cho chu đáo... phải bảo

vệ tài sản trong Thành phố. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa: Ngày xưa, các vua
Hùng đã có cơng dựng nước. Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".


* Ngày 19-9-1981, Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt - Xơ bắt đầu thăm dị, khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía
Nam nước ta.
Thế giới
* Cơnxtantin Êđuaôvich Xiôncốpxki sinh năm 1857 và qua đời ngày 19-9-1935 tại Liên Xô.
Các nhà khoa học thế giới công nhận Xiôncốpxki là ông tổ ngành du hành vũ trụ.
Xuất thân là nhà giáo, từ năm 28 tuổi, ông đã quyết hiến trọn đời mình cho cơng cuộc nghiên cứu về hàng không
vũ trụ. Ngay từ năm 1898, ông đã viết cuốn "Thám hiểm các khoảng không vũ trụ bằng máy bay phản lực".
Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) đã chắp cánh cho Xiơncốpxki phát huy hết tài năng. Tồn bộ cơng trình
của ơng gồm hơn 150 tác phẩm và ông trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.
Đáng tiếc sau khi ông qua đời 22 năm, những ước mơ của ông mới thành hiện thực. Năm 1957, vệ tinh nhân
tạo đầu tiên của Liên Xô mới được phóng vào vũ trụ.

Một số sự kiện trong ngày 20 tháng 9:
Việt Nam
* Ngày 20-9-1961, lần đầu tiên ở Việt Nam đã thực hiện tốt thủ thuật "mổ gan khô" (lúc cắt gan không
chảy máu) tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Phương pháp mổ gan khô của Giáo sư Tôn Thất Tùng
thành công là một cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phát triển của nền y học Việt Nam và thế giới. Các hội
nghị khoa học quốc tế đã gọi phương pháp này là "phương pháp Việt Nam"
* Từ ngày 20 đến 23-9-1971 đã diễn ra đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân giải
phóng Đơng Nam Bộ và Sài Gịn.
Tham dự đại hội có hàng trăm đại biểu của các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương. Đại hội nêu cao chủ nghĩa anh
hùng cách mạng trong giai đoạn đánh thắng "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ.
Đại hội đón mừng quyết định của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hồ miền Nam Việt Nam tuyên
dương danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng cho 16 cá nhân.
Thế giới
* Tại phiên họp lần thứ 32 của đại hội đồng Liên hiệp quốc ở Niu Oóc (Mỹ) ngày 20-9-1977, Việt Nam được chính

thức cơng nhận là hội viên thứ 149 của Liên hiệp quốc.
Việc Việt Nam vào Liên hiệp quốc là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, phản ánh sự biến đổi sâu xa của thời đại
chúng ta, theo xu thế thất yếu của lịch sử mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga. Sự kiện này đã tăng thêm ảnh
hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa của các dân tộc đang đấu tranh để củng cố và hồn thiện nền độc lập dân
tộc của mình.

Một số sự kiện trong ngày 21 tháng 9:
Việt Nam
* Từ ngày 21 đến 22-9-1946, cuộc thi trẻ em khoẻ và đẹp lần đầu tiên ở nước ta đã được tổ chức tại Ấu Trĩ
viên (Nay là Cung Thiếu nhi Hà Nội). Có 300 trẻ em dưới 30 tháng tuổi đã dự thi, chia làm 3 nhóm:
- Nhóm A từ lọt lịng đến 6 tháng
- Nhóm B từ hơn 6 tháng đến 12 tháng
- Nhóm C Từ hơn 12 tháng đến 30 tháng.
Đáng chú ý hầu hết những em được giải thưởng đều được nuôi bằng sữa mẹ.
* Nhà báo, nhà nhiếp ảnh Đinh Thuý hy sinh ngày 21-9-1967 tại mặt trận Trảng Dầu (nay thuộc tỉnh Tây Ninh).
Anh tên thật là Bùi Đình Tuý, sinh năm 1914, quê ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Anh ra Hà Nội học nghề ảnh và nghề vẽ. Sau đó vào Sài Gịn làm thợ vẽ cho một hãng chiếu bóng ở tại đây anh
đã bị địch bắt do hoạt động yêu nước. Sau khi trốn khỏi nhà tù, anh tham gia phong trào Việt Minh đặc khu Sài
Gòn - Chợ Lớn. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Đinh Thuý được phân công phụ trách công tác nhiếp ảnh của
Sở Thông tin Sài Gịn, làm phóng viên báo "Cảm tử". Trong những năm kháng chiến chống Pháp, anh là phóng
viên ảnh tại mặt trận. Năm 1954, anh tập kết ra Bắc, công tác tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1961, được cử sang
Cộng hoà Dân chủ Đức học ảnh màu và năm 1962 là người đầu tiên xây dựng cơ sở ảnh màu và chụp ảnh màu ở
Hà Nội.
* Ngân hàng thế giới cơng nhận nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hội viên chính thức ngày 21-9-1976.
Ngân hàng thế giới (viết tắt là W.B) ra đời từ tháng 7-1944 nhưng chính thức hoạt động từ ngày 25-6-1946.
Nó được coi là chiếc cầu nối giữa thị trường tài chính quốc tế với các nước nghèo và đang phát triển. Nó cung
cấp cho các nước này các khoản tín dụng theo chương trình với các điều kiện ưu đãi.


Một số sự kiện trong ngày 22 tháng 9:

Việt Nam
* Nhà thơ Hàn Mặc Tử cịn có tên là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại Lệ Mỹ, thị xã Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
Từ năm 1930, 1931 ơng làm thơ và bắt đầu có tiếng tăm. Năm 1932 ơng vừa làm việc ở sở Đạc điền Quy Nhơn
vừa làm thơ đăng ở tuần báo "Phụ nữ Tân Văn". Năm sau, ông xin thôi việc, rồi vào Sài Gòn, giữ trang văn
chương ở các báo "Sài Gịn", "Cơng luận", "Tân Thời". Được một năm, ông trở về Quy Nhơn, rồi mắc bệnh
phong, điều trị tại nhà khá lâu không khỏi, ông bị cưỡng bức vào nhà thương Quy Hoà. Các tập thơ xuất sắc của
ông là "Gái quê", "Thơ Hàn Mặc Tử".
Ông mất ngày 11-11-1940 khi mới 28 tuổi.
* Nguyễn Đỗ Cung là hoạ sĩ xuất sắc trong thế hệ hoạ sĩ tạo hình nước ta. Ơng là con cụ tú Nguyễn Đỗ Mục, một
học giả nổi tiếng vào thời quốc ngữ đang phát triển. Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1912. Ông học tại trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương, và sớm có danh trong những năm 1935, 1936. Ơng nhiệt thành yêu nước, tham gia
cách mạng, tích cực hoạt động và trải qua các nhiệm vụ: Uỷ ban thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam, Uỷ viên ban
chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện Mỹ thuật, đại biểu Quốc hội.
Ông mất ngày 22-9-1977 tại Hà Nội, thọ 65 tuổi, nhận xét đánh giá con người và sự nghiệp ông, hoạ sĩ Nguyễn
Văn Tỵ viết: "Trong bão táp của sáng tạo nghệ thuật, trong cái phức tạp và gian khổ của công tác cách mạng.
Nguyễn Đỗ Cung là một mũi thép sắc nhọn, một cây thông vút ngọn lên cao. Vô tư, liêm khiết, vì mọi người.
Nguyễn Đỗ Cung vẫn giữ được trên tranh và trong tâm hồn tính dân tộc đó".
* Từ ngày 22 đến 29-9-1985 đã diễn ra Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Có 1.250 cán
bộ, vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài đã tham dự Đại hội. 42 đoàn vận động viên tham gia diễu hành và
một chương trình đồng diễn thể dục với quy mô lớn, với hàng ngàn người tham gia được tổ chức trong buổi
khai mạc.
Kết quả đại hội: 27 đoàn được nhận 125 bộ Huy chương các loại, lập 19 kỷ lục quốc gia mới về môn điền kinh,
bơi và bắn súng.

Một số sự kiện trong ngày 23 tháng 9:
Việt Nam
* Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được chính thức khởi cơng xây dựng từ tháng 9-1898 và
khánh thành vào tháng 2-1902, thời Pháp thuộc nó có tên là cầu Đume (tên của Tồn quyền Đơng Dương
lúc đó), nhưng đồng bào ta quen gọi là cầu Sông Cái.

Cầu do kỹ xư nổi tiếng Épphen thiết kế, do người Pháp và người Việt cùng thi cơng - dài 1680 mét, có tới 20 bệ
xây, trụ và mố. Xe lửa đi ở giữa, ôtô và xe đi hai bên. Ở đầu thế kỷ XX, cầu Long Biên là một trong những cây cầu
lớn của thế giới.
Cầu Long Biên giữ vị trí quan trọng nối liền tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng. Trong những năm chiến tranh và
trong xây dựng hồ bình cầu Long Biên ln ln là tình cảm, là niềm tự hào, là biểu tượng trong lòng mỗi
người dân Hà Nội.
* Đúng 0 giờ ngày 23-9-1945 thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh - Ấn đã nổ súng đánh chiếm hàng
loạt mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược lại Đông Dương. Chúng hy
vọng nhanh chóng bình định Nam Bộ để làm bàn đạp chiếm tiếp Miền Trung và Miền Bắc Việt Nam.
Rạng sáng 23-9, Hội nghị liên tịch ở Xứ ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban kháng chiến và đại diện của Tổng bộ Việt
Minh đã họp cấp tốc tại 107 đường Cây Mai (Chợ Lớn) hạ quyết tâm chiến đấu và thông qua bản hiệu triệu của
Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Kể từ ngày đó - ngày 23-9-1945, nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến với lời
nguyền "Mùa thu này ngày 23, ta đi lên theo tiếng kêu sơn hà nguy biến..." và xứng đáng với danh hiệu "Nam Bộ
thành đồng đi trước về sau"
* Đội Thể Cơng nay là Đồn TDTT Qn đội thuộc Tổng cục Chính trị nay trực thuộc Cục Huấn luyện chiến đấu Bộ Tổng tham mưu, được thành lập ngày 23-9-1954.
Đoàn Thể dục thể thao Quân đội gồm các đội bóng đá, bóng chuyền, bắn súng, bóng bàn, thể dục dụng cụ,
điền kinh, bóng rổ, bơi lội, xe đạp, vật tự do, Karate, Têcônđô...
Đây là một trong những trung tâm mạnh của phong trào thể dục thể thao Việt Nam, đặc biệt ở các bộ mơn bắn
súng, bóng đá (15 lần vơ địch toàn quốc)...
Trên 60 vận động viên được phong cấp kiện tướng, nhiều vận động viên đạt danh hiệu vận động viên cấp 1.
Nhiều vận động viên và các đội mạnh của đoàn tham gia đội tuyển quốc gia trong các giải thể thao khu vực,
quôc tế và thi đấu hữu nghị đạt thành tích xuất sắc.


* Ngày 23-9-1976, Việt Nam gia nhập Ngân hàng phát triển châu Á (viết tắt là ADB).
Ngân hàng này thành lập năm 1966, ngồi một số nước châu Á cịn có một số nước ở lục địa khác.
Mục tiêu ngân hàng phát triển châu Á là thúc đẩy việc phát triển kinh tế và thương mại ở các nước đang phát
triển ở châu Á, tăng cường sự hợp tác trong khu vực.

Một số sự kiện trong ngày 24 tháng 9:

Việt Nam
Thế giới
* Nhạc sĩ Italia, Vineenzô Bellini sinh ngày 3-1-1801. Ông là nhạc sĩ tiêu biểu cho xu h ướng tìm kiếm những
giai điệu êm dịu trong nền nhạc kịch Italia. Tính hùng tráng ở nhiều bài hát trong nhạc kịch của ơng đã có tác
động kích thích cao trào cách mạng của quần chúng Italia vào những năm 30 của thế kỷ.
Ông mất ngày 24-9-1835 tại Pari.

Một số sự kiện trong ngày 25 tháng 9:
Việt Nam
* Nhà nghiên cứu văn học, Giáo sư Đặng Thai Mai bút hiệu Thanh Tuyền, sinh ngày 15-12-1902 quê ở Lương
Điền, Thanh Chương, Nghệ An.
Ơng xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống yêu nước. Năm 1928 tốt nghiệp Cao đẳng Sư
phạm, ông được bổ dạy ở trường Quốc học Huế. Vì tham gia "Đảng Tân Việt" ơng bị bắt hai lần. Năm 1936 ông là
Hội viên Hội Truyền bá chữ quốc ngữ và ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Ông là người đầu tiên viết về lý luận văn học theo quan điểm mác xít và nổi tiếng ngay với tác phẩm "Văn học
khái luận". Ơng cịn viết về thân thế sự nghiệp các nhà văn hào lớn Trung Quốc qua các tác phẩm của Lỗ Tấn,
Tào Ngu mà ơng dịch ra tiếng Việt. Ngồi ra ơng cịn có các tác phẩm "Tạp văn trong văn học Trung quốc hiện
đại", "Lôi Vũ", "Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hoá phục hưng", "Thơ văn Phan Bội Châu", "Thơ văn cách
mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX".
Ơng cịn giữ nhiều chức vụ như: Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch
Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật, Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam, Đại biểu quốc hội. Ông mất ngày 25-9-1984
tại Hà Nội. Ơng được tặng hn chương Hồ Chí Minh.
Thế giới
* Tômơt Han Moocgan (Thomas Hunt Morgan) sinh ngày 25-9-1866 tại Mỹ. Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp đại học.
Năm 24 tuổi đã nhận học vị tiến sĩ khoa học.
Lúc đầu Moocgan nghiên cứu về phôi sinh học thực nghiệm, sau đó sang vấn đề di truyền. Năm 1910 ông công
bố công trình "Nhân tố di truyền". Năm 1915 ông xuất bản cuốn "Cơ chế của di truyền học Mendenl" để chứng
minh sự đúng đắn của học thuyết. Năm 1926 ơng có tác phẩm "Học thuyết về gen" để trình bày rõ và sâu về cơ
sở vật chất nhiễm sắc thể và gen của tính di truyền.
Ơng là viện sĩ của các viện hàn lâm Nga, Mỹ. Ông được giải thưởng Noben về sinh lý học năm 1933. Ông mất

năm 1945, thọ 79 tuổi.
* Lỗ Tấn là nhà văn Cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Ông sinh ngày 25-9-1881 tại tỉnh Triết Giang.
Năm 18 tuổi, ông đến Nam Kinh học hàng hải và mỏ. Tiếp thu tư tưởng mới và trong ơng hình thành quan điểm
"Sinh mệnh lớp sau bao giờ cũng có ý nghĩa hơn, hồn thiện hơn lớp trước". Sau ông học y ở Nhật Bản nhưng
lại chuyển sang làm văn nghệ. Cách mạng Tháng Mười đã rung động sâu sắc tâm hồn ơng. Ơng viết các tác
phẩm "Nhật ký người điên", "Gào thét", "Bàng hoàng" và hàng loạt bài lên án chủ nghĩa đế quốc. Là giáo sư
trường đại học, ông lãnh đạo sinh viên lập các nhóm văn học; ơng trở thành người thầy của nền văn học vơ sản
Trung Hoa.
Ơng mất ngày 9-10-1936. Khi tiễn đưa ông, dân chúng và giới văn nghệ sĩ đã phủ lên quan tài ông một lá cờ thêu
ba chữ "Hồn Dân Tộc".
* Êrich Maria Rơmác là nhà văn Đức, sinh ngày 22-6-1898. Các tác phẩm của ông thể hiện sâu sắc tinh thần đấu
tranh không mệt mỏi cho hồ bình và hạnh phúc của con người. Bằng cách kể chuyện điêu luyện và hấp dẫn, với
óc quan sát tinh tế và sắc sảo, tiểu thuyết của ông đã gây hứng thú cho đông đảo độc giả nhất là khi ông bầy tỏ
nỗi xúc động đau đớn về thân phận dân tộc cũng như nhân loại. Chính vì vậy ông được coi là nhà văn hiện đại
tiêu biểu của Đức. Các tác phẩm chính của ơng là: "Phía Tây khơng có gì lạ", "Khải hồn mơn", "Tia lửa sống",
"Thời gian để sống và thời gian để chết", "Đường về"... ông mất ngày 25-9-1970 tại Thuỵ Sĩ.

Một số sự kiện trong ngày 26 tháng 9:


Việt Nam
* Sau sự kiện ngày 23-9-1945 - quân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, ngày 26-9-1945 qua Đài phát thanh, Chủ
tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào Nam Bộ anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
trong thư có đoạn viết: "Tơi tin và đồng bào cả nước đều tin vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ...
"Thà chết tự do cịn hơn sống nơ lệ". Tơi chắc và đồng bào Nam Bộ cũng chắc rằng Chính phủ và đồng bào toàn
quốc sẽ hết sức ủng hộ những chiến sĩ và nhân dân hiện đương hy sinh đấu tranh để giữ vững nền độc lập của
nước nhà".
* Để chi viện cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 26-9-1945, đoàn quân
Nam Tiến đầu tiên xuất phát từ ga Hà Nội. Đồn gồm có 3 đại đội Bắc Sơn, Bắc Cạn và Hà Nội được tổ chức
thành một chi đội do đồng chí Hồng Thơ là chỉ huy. Ít ngày sau, đồn qn này đã tham gia chiến đấu ở mặt

trận Sài Gịn. Sau đó, suốt hai tháng, hầu như ngày nào cũng có quân Nam Tiến, hầu như chuyến xe lửa nào
cũng chở quân Nam Tiến.
Thế giới
* Ivan Pêtrôvich Paplốp là nhà sinh lý học Nga vĩ đại, người sáng tạo học thuyết di vật về hoạt động thần kinh
cấp cao. Ông sinh ngày 26-9-1849 trong một gia đình linh mục nghèo.
Năm 1904, ơng là người Nga đầu tiên được nhận giải thưởng Noben dành cho cơng trình nghiên cứu sinh lý học.
Ơng là người phát triển trường phái tổng hợp. Thông qua học thuyết về phản xạ có điều kiện và hệ thống tín
hiệu thứ hai, ông đã chứng minh rằng ý thức con người được hình thành trên những cơ sở vật chất. Ông để lại
cho nhân loại một di sản khổng lồ: Đó là hàng trăm cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ khơng những đặt nền móng
cho bộ mơn sinh lý học hiện đại, mà cịn có giá trị cho một loạt lĩnh vực nghiên cứu khác của khoa học.
Ông được bầu là Viện sĩ của Viện Hàn lâm và nhiều Hội khoa học khác của Thụy Điển, Đan Mạch, Áo, Pháp, Anh,
Đức, Mỹ.
Ông mất ngày 27-2-1936.
* Nhạc sĩ người Hunggari, Bác Tốc sinh ngày 25-3-1881 tại miền Bắc Rumani.
Ông là một trong những nhạc sĩ sáng tác lỗi lạc nhất của thế kỷ XX. Ơng có nhiều cống hiến lớn lao trong việc
đổi mới ngôn ngữ âm nhạc trên cơ sở nhạc dân gian để tạo ra một phong cách riêng với những đường nét làn
điệu hấp dẫn, những tiết tấu độc đáo, những hồ âm táo bạo.
Ơng mất ngày 26-9-1945 tại Niu c. Năm 1955 ơng được truy tặng Giải thưởng Hồ bình thế giới.
* Danh hoạ Từ Bi Hồng sinh ngày 19-7-1895 tại tỉnh Hồ Giang, Trung Quốc.
Ơng có biệt tài vẽ ngựa. Sau ơng cịn thăng hoa rực rỡ trong nhiều lĩnh vực khác. Chính vì vậy mà ông được tôn
vinh là một nhà cách mạng nghệ thuật kiệt xuất trong sự nghiệp đào tạo mỹ thuật. Ông còn là một nhà giáo dục
xuất sắc, nhà yêu nước và hoạt động xã hội đầy nhiệt huyết.
Sau Cách mạng, Từ Bi Hồng được bổ nhiệm làm Viện trưởng Học viện Mỹ thuật Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội
Mỹ thuật gia Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội. Ông được coi là một điểm sáng rực rõ của tài hoa giao thoa nghệ
thuật Đông Tây, mang lại sự chấn hưng nghệ thuật đương thời Trung Quốc. Ông mất ngày 26-9-1953.

Một số sự kiện trong ngày 27 tháng 9:
Việt Nam
* Nhận thấy sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân Pháp sau khi phát xít Nhật nhảy vào Đơng Dương,
Đảng bộ Bắc Sơn phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền.

20 giờ ngày 27-9-1940, hơn 600 quân khởi nghĩa gồm đủ các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh đã tấn công đồn Mỏ
Nhài (Châu lỵ Bắc Sơn). Sau khi chiếm lỵ, Ban chỉ huy khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền cũ. Các ngày 28
và 29-9 quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công vào đánh tan quân Pháp ở đèo Canh Tiêm, Sập Di. Thực dân Pháp
cùng phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau đàn áp cuộc khởi nghĩa, đưa quân chiếm lại các đồn. Đồng chí Trần Đăng
Ninh được Xứ ủy cử lên lãnh đạo phong trào và hướng cuộc nổi dậy vào mục tiêu xây dựng lực lượng chiến đấu
lâu dài. Giữa tháng 10-1940, Ban chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn được thành lập và quyết định thành lập Du kích
Bắc Sơn vào 13-10-1940. Ngày 28-10 quần chúng Cách mạng tổ chức mít tinh ở Vũ Lăng.
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tuy thất bại nhưng để lại bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng chính
quyền, đặt nền móng cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đội du kích Bắc Sơn sau này phát triển thành
Việt Nam Cứu quốc quân.
* Ngày 27-9-1950, tổ điệp báo A13 của công an Hà Nội đã phối hợp với cơng an Thanh Hóa để tiến hành một
nhiệm vụ quan trọng.
Nhiệm vụ này được giao cho các đồng chí Hồng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Thị Lợi và Chu Duy Kính. Với tinh thần
dũng cảm và mưu trí, họ đã làm nổ tung chiếc tàu chiến Amiơ Đanhvin trên vùng biển Sầm Sơn, 200 lính và sĩ


quan Pháp cùng hàng trăm tấn vũ khí bị tiêu diệt và phá huỷ. Chị Nguyễn Thị Lợi đã hy sinh - chị được Nhà nước
truy tặng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Với chiến công này, ta đã đập tan âm mưu của thực dân Pháp và bọn tay sai muốn xây dựng "chiến khu quốc
gia", đánh chiếm vùng tự do Thanh - Nghệ Tĩnh, phá tan mưu đồ lơi kéo, mua chuộc những người kháng chiến
"li khai" chính phủ Việt Minh, trở về với chính phủ quốc gia "bù nhìn".
Thế giới
* Ngày 27-9-1975 tại Mêhicơ, Tổ chức Du lịch thế giới ra đời. Tổ chức Du lịch thế giới (OMT) luôn cố gàng làm
cho các quốc gia hiểu biết nhau, gần nhau và duy trì mối quan hệ quốc tế tốt đẹp. Tổ chức đã thực hiện những
chương trình hành động bao gồm việc nghiên cứu các đề tài du lịch, hướng dẫn nghiệp vụ du lịch, cấp học bổng
đào tạo cán bộ du lịch cho các nước thành viên...
Ngành Du lịch Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch thế giới từ năm 1981.
* Tại kỳ thi kiến trúc quốc tế thứ tư tổ chức tại Xôphia (Bungari) ngày 27-9-1987, đồ án kiến trúc "Tồn tại hay
không tồn tại" của một nhóm kiến trúc sư trẻ Việt Nam đã được giải thưởng lớn và Huy chương vàng.
Bản đồ án kiến trúc lấy ý từ câu triết lý sâu sắc của Hămlet, nhân vật bi kịch của Sếchxpia, đưa ra giải pháp về

nhà ở đối với người dân chài ở miền Trung nước ta. Cuối năm 1987, nhóm 4 kiến trúc sư Vũ Anh Tuấn, Vũ Văn
Tân, Lê Thị Kim Dung và Nguyễn Bắc Vũ lại giành giải nhất tại kỳ thi quốc tế về kiến trúc ở Ba Lan với đồ án
"Không gian Ali Baba" đưa ra giải pháp nhà ở tại khu 36 phố phường Hà Nội, "giúp nó tồn tại như một quá khứ
thuộc về tương lai".
* Ngày 27-9-1989, Chính phủ ta đã quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia phịng nạn mù chữ.
Uỷ ban này có nhiệm vụ chỉ đạo công cuộc thống nạn mù chữ cho người lớn tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học
cho trẻ em trong độ tuổi.
Với sự tham gia của 12 ngành, đoàn thể, Uỷ ban quốc gia chống nạn mù chữ chỉ đạo một mạng lưới rộng khắp
từ tỉnh đến huyện, quận, xã, phường trong cả nước, tiếp tục truyền thống của bình dân học vụ, bổ túc văn hóa
trong mấy chục năm qua, cùng với cộng đồng quốc tế quyết tâm thực hiện mục tiêu thế giới bước vào thế kỷ XXI
khơng cịn nạn mù chữ do UNESCO khuyến cáo và Liên hiệp quốc phát động.
Một số sự kiện trong ngày 28 tháng 9:
Việt Nam
* Cuộc khởi nghĩa Hương Sơn (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo được phát động từ năm 1885. Qua 10
năm chiến đấu kiên cường, nghĩa quân dựa vào nhân dân và địa thế hiểm trở để đánh địch. Ngày 28-9-1895,
Phan Đình Phùng chỉ huy nghĩa quân đánh quân Pháp ở vùng núi Vụ Quang. Cuộc chiến đấu kết thúc với thắng
lợi thuộc về nghĩa quân. Chiến thắng Vụ Quang làm nức lòng nhân dân và nghĩa quân. Đây cũng là thắng lợi
vang dội trong phong trào chống Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX ở nước ta.
* 28-9-1945 Hồ Chủ tịch đã gửi thư kêu gọi "Sẻ cơm nhường áo" trong thư có đoạn viết "... Lúc chúng ta nâng
bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi động lịng.
Vậy tơi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo"
* Ngày 28-9-1945, quân đội Nhật Bản ở Đông Dương đã tổ chức lễ đầu hàng tại Phủ toàn quyền cũ (ở Hà Nội).
Thế giới
* Ngày 28-9-1864 thành lập Hội liên hiệp Lao động quốc tế (Còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
Hội hoạt động dưới sự chỉ đạo của Mác - ăngghen. Và tồn tại đến năm 1876.
* Lui Paxtơ (Luois Paster) là một trong những nhà bác học có cống hiến to lớn nhất cho nhân loại. Ông sinh ngày
27-12-1822 tại nước Pháp.
Từ năm 26 tuổi ơng đã có một phát minh khoa học về tinh thể học làm cho tên tuổi ơng nổi tiếng trong giới khoa
học. Sau đó ông nghiên cứu sự lên men của rượu và chứng minh việc diệt trừ men gây bệnh ở rượu là cần đun

nóng rượu lên 55 độ C. Từ năm 1868 ông bị liệt nửa người nhưng ông tiếp tục hoàn thành các cơng trình vĩ đại
của mình: Tìm ra ngun nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm ở xúc vật.
Năm 1873 Paxtơ được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Pháp. Năm 1881 được tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu
Bội tinh và được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp Quốc. Và một phát minh to lớn của thời gian này là tìm ra Vắcxin
phịng bệnh chó dại. Phát minh này được đánh giá là đã mở đầu cho Y học hiện đại.
Ơng mất ngày 28-9-1895. Chính phủ Pháp đã tổ chức quốc tang để tưởng nhớ ông

Một số sự kiện trong ngày 29 tháng 9:


Việt Nam
* Trung tướng Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo sinh năm 1906, quê làng Giai Phạm, tỉnh Hưng
Yên. Những năm 30 ông tham gia Quốc dân Đảng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị bắt và giam tại nhà tù
Hoả Lò (Hà Nội). Ra tù, ông bí mật hoạt động chống Pháp và lập căn cứ ở Đông Triều. Sau Cách mạng Tháng
Tám và Nam Bộ kháng chiến, ơng được Chính phủ cử vào Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang.
Nguyễn Bình được phong hàm trung tướng và thực hiện là Tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ. Gan dạ, táo bạo,
thông minh và quyết đoán là đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách của tướng Nguyễn Bình. Những chiến cơng
buổi đầu của nhân dân Nam Bộ gắn liền với tên ông. Ông được nhân dân kính nể, quân thù khiếp sợ.
Ngày 29-9-1951, trên đường cơng tác trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh gần Biên giới Việt Nam - Campuchia.
* Ngày 29-9-1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị về đợt sinh hoạt Chính trị "Toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch".
Chỉ thị vạch rõ "Hồ Chủ tịch qua đời nhưng Người đã để lại cho ta một di sản rất quý báu. Đó là sự nghiệp vĩ đại,
tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người. Nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân ta là đoàn kết chặt chẽ chung
quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết tâm làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch... "
"Mục đích của đợt sinh hoạt chính trị này là: Làm cho mọi người thấy rõ hơn công lao và sự nghiệp vĩ đại của Hồ
Chủ tịch đối với Đảng ta, nhân dân ta và đối với cách mạng thế giới, thấy rõ hơn phẩm chất cách mạng cao đẹp
trong sáng của Hồ Chủ tịch, từ đó tăng thêm lòng tự hào, phấn khởi tin tưởng và quyết tâm vươn lên tiếp tục sự
nghiệp Cách mạng của Hồ Chủ tịch, thực hiện bằng được Di chúc của Người".
* Ngày 29-9-1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành "Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước". Điều lệ gồm có 11 điều gồm các chương: đối tượng và tiêu chuẩn, thủ tục xét đề nghị khen thưởng

và điều khoản thi hành.

Một số sự kiện trong ngày 30 tháng 9:
Việt Nam
* Lý Chính Thắng tên thật là Nguyễn Đức Huỳnh, sinh năm 1917, quê ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông vào hoạt động cách mạng ở Nam Bộ, tham gia Thành uỷ Sài Gòn - Chợ lớn và gây dựng cơ sở Đảng ở khu
vực Đakao.
Tháng 3-1945, ông ra Bắc để xin chỉ thị của Trung ương Đảng, sau đó lại trở về Nam, mang theo nghị quyết về
khởi nghĩa vũ trang cho Xứ uỷ Nam Kỳ.
Đầu năm 1946, ông được nhân dân thành phố Sài Gịn - Chợ Lớn bầu vào Quốc hội khố I, sau ngày Nam Bộ
kháng chiến, ông hoạt động trong ngành giao thơng liên lạc tại vùng Sài Gịn bị giặc Pháp chiếm đóng. Giặc
bắt, tra tấn cực hình, ơng khơng khai báo, và đã mất tại bệnh viện Chợ Rẫy ngày 30-9-1946.
Năm 1949, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh truy tặng Lý Chính Thắng Huân chương Độc lập hạng nhì "Vì đã
lập nhiều thành tích oanh liệt và hy sinh anh dũng".
* Từ ngày 30-9-1974 đến ngày 8-10-1974 Hội nghị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp tại Hà Nội để
duyệt kế hoạch tác chiến chiến lược 1975. Hội nghị nhất trí đánh giá tình hình miền Nam như sau:
Quân Ngụy ngày càng suy yếu. Lực lượng ta mạnh hơn hẳn địch ở miền Nam. Mỹ gặp khó khăn trong nước và
thế giới. Ta tạo được một thế liên hoàn, đã tăng cường được lực lượng và dự trù vật chất. Phong trào địi hồ
bình, dân sinh, dân chủ, độc lập dân tộc, đòi lật đổ Thiệu lên cao.
Hội nghị rút ra kết luận: "Mỹ đã rút khỏi miền Nam thì khó có khả năng nhảy lại vào miền Nam, và dù chúng có
thể can thiệp như thế nào đi chăng nữa cũng không thể cứu vãn được nguy cơ sụp đổ của chính quyền Sài
Gịn". Hội nghị nhất trí thơng qua dự thảo của Bộ Tổng tham mưu chọn chiến trường Tây Nguyên là hướng
chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975.
* Nhà sử học Văn Tân thật là Trần Đức Lức sinh năm 1913 quê ở Hà Tây, qua đời ngày 30-9-1988 tại thủ đơ Hà
Nội.
Ơng tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 1930 bằng việc viết báo, viết sách.
Là một nhà nghiên cứu văn học, sử học, Văn Tân để lại một số tác phẩm: "Vượt ngục", "Từ điển Trung - Việt",
"Văn học trào phúng Việt Nam", "Từ điển tiếng Việt".
* Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sinh năm 1913 tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, qua đời ngày 30-9-1989.
Năm 1933, ông bắt đầu học khoa kiến trúc sư trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội. Sau 5 năm học

tập, ông đỗ thủ khoa và trở về Sài Gòn làm việc. Ơng có biệt tài tổ chức khơng gian và khéo léo khai thác những
tinh hoa của di sản kiến trúc truyền thống trong các thiết kế của mình.
Từ trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã tham gia các hoạt động yêu nước chống Pháp - Nhật. Tháng 8-1945,
tham gia chính quyền ở Sài Gòn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ơng giữ nhiều chức vụ quan trọng
trong chính quyền ở Nam Bộ và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.


Sau Hội nghi Giơnevơ, ông được Đảng phân công hoạt động ở nội thành Sài Gòn, được bổ sung vào Thành uỷ.
Năm 1959, ơng ra vùng giải phóng, phụ trách cơng tác vận động trí thức, tư sản. Cuối năm 1960 ơng được bầu
làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Tháng 6-1969, ơng
được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hồ miền Nam.
Từ năm 1976 đến khi qua đời, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã giữ chức vụ: Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ
tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch đồn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ cách mạng có nhiều cống hiến cho đất nước. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn
Phát đã được thưởng nhiều Huân chương cao quý và Giải thưởng Hồ Chí Minh.



×