Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

một số sự kiện trong ngày 1 tháng 10 một số sự kiện trong ngày 1 tháng 10 việt nam nhân sĩ yêu nước huỳnh thúc kháng sinh ngày 1 10 1876 ở huyện tiên phước tỉnh quảng nam và từ trần năm 1947 tại tỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.44 KB, 21 trang )

Một số sự kiện trong ngày 1 tháng 10:
Việt Nam
* Nhân sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng sinh ngày 1-10-1876 ở huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam, và từ trần
năm 1947 tại tỉnh Quảng Ngãi trên đường đi công tác ở miền Trung.
Cụ đỗ Giải nguyên năm 1900 và đỗ Hoàng giáp năm 1904. Cụ cùng Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp tuyên truyền
thuyết Duy tân nên bị thực dân Pháp bắt và đày đi Côn Đảo 13 năm (Từ năm 1908 - 1921). Năm 1920 cụ được bầu
làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, nhưng do chống đối khâm sứ Pháp nên từ chức và sáng lập ra tờ báo
Tiếng dân ở Huế (Từ năm 1927-1943).
Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cụ Huỳnh Thúc Kháng tham gia Chính phủ Liên hiệp
kháng chiến, giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Khi Hồ Chủ tịch đi Pháp năm 1946, cụ được trao quyền Chủ tịch
nước.
Cụ còn là một sáng lập viên và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (tức Liên Việt).
* Ngày 1-10-1936, lễ đặt mối đường ray cuối cùng nối liền tuyến đường xe lửa xuyên Đông Dương được tổ chức
tại ga Hảo Sơn (Tuy Hồ).
Hơm sau, ngày 2-10-1936, chuyến tàu hoả đầu tiên xuất phát từ ga Hà Nội đã tới Sài Gịn, chính thức khai thơng
đường sắt xuyên Đông Dương.
* Ngày 1-10-1951, theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục nước ta đã ra Quyết định
chính thức thành lập Khu học xá Trung ương (đặt tại Nam Ninh, Trung Quốc).
Ban Giám đốc Khu học xá gồm có các ơng: Võ Thuần Nho, Nguyễn Xiển, Lê Văn Thiêm và Nguyễn Văn Chiển.
Trong 9 năm tồn tại, nhà trường đã đào tạo được nhiều cán bộ khoa học và giáo viên, sau này đảm nhiệm những
chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
* Ngày 1-10-1962, đoàn 759 (sau này đổi tên là 125) của bộ đội hải quân, tổ chức chuyến tàu đầu tiên chở vũ khí
tiếp tế cho miền Nam xuất phát từ bờ biển Hải Phòng. Chiếc tàu này vỏ gỗ, có gắn máy.
Sau 10 ngày vượt biển, tàu tới đích an tồn, cập bến Vàm Lũng (miền Tây Nam Bộ).
Đến cuối năm 1962, đoàn 759 đã thực hiện được 32 chuyến chở vũ khí chi viện cho các khu 7,8 và 9 ở Nam
Bộ.
Thành công của chuyến đi đã mở ra tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển.
Đường Hồ Chí Minh trên biển cùng đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn đã đóng góp phần đặc biệt quan
trọng vào chi viện chiến trường Miền Nam đến thắng lợi hoàn toàn.
* Ngày 1-10-1958, tại Xuân Quan, tỉnh Hưng Yên, hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được khởi công xây dựng.
Hệ thống bao gồm: Hai cống lớn là Xuân Quan và Nghi Xuyên, lấy nước sơng Hồng tưới cho 167 nghìn ha. Cống


An Thổ làm nhiệm vụ tiêu nước ra sông Tứ Kỳ và ngăn nước Thuỷ Triều. Cùng với đó là mạng kênh, mương,
cầu, cống và trạm bơm nối liền ba cống trên, bao gồm 1900 cơng trình lớn nhỏ với khối lượng đất phải đào là 63
triệu m3 cơng trình thuỷ nơng Bắc - Hưng - Hải căn bản hoàn thành vào tháng 5-1960.
* Nhà soạn kịch Trần Hữu Trang, sinh năm 1906 ở Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và mất ngày 1-10-1966.
Trước Cách mạng, ông đi theo các gánh hát, làm thư ký chép vở, rồi dần dần trở thành một soạn giả cải lương
nổi tiếng.
Sau năm 1945, ông hoạt động ở nội thành Sài Gòn. Trong kháng chiến chống Mỹ, ơng tham gia phong trào hồ
bình Sài Gịn - Chợ Lớn. Năm 1960, ơng ra vùng giải phóng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội Văn nghệ giải phóng.
Trần Hữu Trang bắt đầu nổi tiếng từ vở cải lương "Đời cô Lựu" với nội dung tố cáo chế độ thực dân trong các
đồn điền ở Nam Kỳ có nhiều mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt. Ông cịn viết các vở: "Tơ Ánh
Nguyệt", "Tìm hạnh phúc", "Mộng hoa Vương", "Lan Và Điệp"...
Với soạn giả Trần Hữu Trang, cải lương Nam Bộ đã có một bước tiến dài, đạt tới tính văn nghệ thật sự.
Nghệ sĩ Trần Hữu Trang đã được truy tặng Huân chương Thành Đồng và giải thưởng Hồ Chí Minh.
* Nhà giáo Lê Thước sinh năm 1890 tại Hà Tĩnh và qua đời ngày 1-10-1975.
Ông tốt nghiệp thành chung tại trường Quốc học Huế rồi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội. Năm 1918
ông đỗ đầu khoa thi hương cuối cùng.
Trong nghiên cứu văn học, giáo sư Lê Thước có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Du, Nguyễn
Cơng Trứ, Tú Xương, Nguyễn Thượng Hiền, v.v...
Là một nhà yêu nước, ông hăng hái tham gia nhiều công việc của Mặt trận Liên - Việt tồn quốc, và của tỉnh
Thanh Hố.
Hồ bình lập lại (1954), ơng Lê Thước tiếp tục làm việc ở Bộ Giáo dục, rồi Bộ Văn hoá, viết nhiều cơng trình
nghiên cứu lịch sử.
* Ngày 1-10-1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập do Mao Trạch Đông làm chủ tịch.


Một số sự kiện trong ngày 2 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 2-10-1980, Đặng Thái Sơn đã được giải nhất trong cuộc thi Pianô quốc tế mang tên Sôpanh lần thứ 10
tổ chức tại Vácsava (Ba Lan).
Cuộc thi này có 150 nghệ sĩ của 36 nước tham dự. Đặng Thái Sơn lúc đó mới 22 tuổi, là sinh viên năm thứ 4 của

nhạc viện quốc gia Mátxcơva.
Đặng Thái Sơn đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
* Bác sĩ Trần Duy Hưng sinh năm 1912 từ trần ngày 2-10-1988 tại Hà Nội.
Ông tham gia Cách mạng từ năm 1945.
Sau Cách mạng tháng Tám ông được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chủ tịch uỷ ban hành chính thành phố
Hà Nội (tháng 8-1945), Thứ trưởng Bộ Nội vụ (Năm 1947), Thứ trưởng Bộ Y tế (tháng 6-1954).
Từ năm 1954 đến năm 1977 bác sĩ Trần Duy Hưng được bầu làm chủ tịch Uỷ ban Hành chính (sau này là ủy ban
nhân dân) thành phố Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII.
Bác sĩ Trần Duy Hưng là một trí thức yêu nước đi theo cách mạng, được nhân dân yêu mến và kính trọng.
Thế giới
* Ngày 2-10-1866, Ơxtechâu (Osterhoudt) ở Niu Oóc (Hoa Kỳ) đã phát minh ra một loại vỏ đồ hộp có một chốt mở
cố định trên nắp.
Người ta chỉ cần nhẹ nhàng bóc nó ra và xoay nó để mở hộp.
* Môhanđát Caramchanđơ Ganđi (Mohadas Karamchand Gandhi) sinh ngày 2-10-1869 và qua đời năm 1948 do
bọn phản động ám sát.
Ông là nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ. Để chống lại
thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, Ganđi chủ trương không dùng bạo lực và khơng coi bạo lực là phương
pháp chiến tranh chính trị. Từ năm 1919 đến năm 1922, Ganđi trở thành lãnh tụ của Đảng Quốc đại và giữ vai trò
quan trọng trong việc biến Đảng này thành một tổ chức quần chúng chống đế quốc. Học thuyết của Ganđi trở
thành tư tưởng chính của Đảng Quốc đại trong cuộc đấu tranh của nền độc lập Ấn Độ.
Nhân dân Ấn Độ suy tôn ông là Mahátma, nghĩa là "Tâm hồn vĩ đại".

Một số sự kiện trong ngày 3 tháng 10:
Việt Nam
* Đại tướng Lê Trọng Tấn, sinh ngày 3-10-1914 ở xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, Hà Tây, qua đời năm 1986 tại
Hà Nội.
Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, tham gia Cách mạng từ năm 1944. Tháng 3-1945, ông tổ chức các cở cách mạng và
huấn luyện tự vệ vũ trang ở huyện Ứng Hồ, tỉnh Hà Đơng cũ.
Trong hai cuộc kháng chiến, ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Uỷ viên Trung ương Đảng, uỷ viên thường vụ
Đảng uỷ quân sự Trung ương, Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam,

đại biểu Quốc hội. Từ năm 1960 đến năm 1975 ông giữ các chức vụ: Uỷ viên quân uỷ miền nam, Phó tư lệnh
qn giải phóng miền Nam. Ơng là một vị tướng xuất sắc của quân đội ta.
Ông đã được Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương Quân công và Huân chương Hồ Chí Minh.
* Ngày 25-9-1945, Hội nghị Cơng đồn thế giới khai mạc tại Pari (Pháp). Dự hội nghị có 272 đại biểu của 56 nước
thay mặt 64 triệu đoàn viên. Ngày 3-10, Hội nghị đã thông qua bản điều lệ của Liên hiệp cơng đồn thế giới. Ngay
ngày hơm đó, Hội nghị tiến hành đại hội Cơng đồn thế giới lần thứ nhất và thông qua những văn kiện nêu rõ lập
trường và đường lối phấn đấu của Liên hiệp Cơng đồn thế giới.
Việc thành lập Liên hiệp cơng đoàn thế giới là một thắng lợi to lớn, là bước tiến dài của q trình thống nhất giai
cấp cơng nhân thế giới đấu tranh cho các quyền lợi của cơng nhân, cho hồ bình, dân chủ và độc lập dân tộc
của cả nước.
* Ngày 3-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh để ký sắc lệnh đặt Nha tổng thanh tra kỹ nghệ và khoáng chất trong Bộ
Quốc dân kinh tế. Tiếp đó nước ta chiến tranh suốt 9 năm. Do đó, từ năm 1955 ngành địa chất Việt Nam mới thực
sự hoạt động mang tính hệ thống chuyên ngành.
Trong hơn 50 năm qua, Ngành địa chất đã đẩy mạnh thăm dị khống sản, có hơn 3000 báo cáo về các thông tin
địa chất, địa vật lý, địa chất thuỷ văn, địa chất mơi trường, các khống sản độc lập lưu trữ quốc gia, đã và đang
đóng phần tích cực tạo cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp nước ta.
Thế giới


* Lui Aragông (Luois Argon) sinh ngày 3-10-1897 và qua đời năm 1982.
Cuộc đời đối với nhà thơ, nhà tiểu thuyết nổi tiếng này của nước Pháp là cả một câu hỏi lớn.
Ơng hoạt động xã hội một cách sơi nổi và tham gia kháng chiến chống Đức xâm chiếm nước Pháp trong thời
gian đại chiến thế giới thứ hai.
Các tác phẩm chính của Aragơng là tiểu thuyết có: "Những khu phố đẹp", "những hành khách trên xe", "Những
người Cộng sản", "Tuần lễ thánh"; về thơ có: "Nát lịng", "Đơi mắt Enxa"...
* Xergây Alecxandrơvích Exenhin sinh ngày 3-10-1895 và tự sát vào cuối năm 1925.
Nhà thơ suy nghĩ về lẽ sống và cái chết, về vinh quang và sứ mệnh thơ ca, về vui và buồn, về bản chất con
người. Ông hay dùng những hình ảnh giản dị, sinh động mà vẫn đậm chất triết lý sâu sắc.
Mácxim Gooxki coi Exênhin là "nhà thơ tài năng độc đáo và thấm nhuần phong vị Nga một cách trọn vẹn".
Nhà văn Xêrapimơvích khẳng định: "Đó là một nghệ sĩ vĩ đại. Khơng ai trong những người đương thời có khả

năng ghê gớm như thế khi miêu tả cảm xúc tinh tế nhất, dịu dàng nhất, tâm tình nhất.."
Những tác phẩm chính của Êxênhin gồm có các tập thơ: "Rađunixa", "Matxcơva quán rượu"; các trường ca: "Xứ
sở bọn vô lại", "Khúc hát về cuộc hành quân vĩ đại", "Hai mươi sáu", "Con người da đen", "Anna Xnêghina".

Một số sự kiện trong ngày 4 tháng 10:
Việt Nam
* Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh ngày 4-10-1920 ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điều, tỉnh Thừa
Thiên, gần Cố đô Huế. Nhà thơ xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Tố Hữu làm thơ ngay trên ghế nhà
trường, chép tay truyền đi đăng trên báo Đảng. Giữa lúc thơ mới đang khóc mây than gió, sướt mướt những
chàng - nàng thì Tố Hữu đã thổi một luồng sinh khí cho thơ. Năm 1938, được một công nhân nhà in giới thiệu, Tố
Hữu vinh dự đứng trong hàng ngũ chiến sĩ cộng sản.
Tháng 4-1939, do bị lộ ông bị bắt giam qua các nhà lao Thừa Thiên, Đăk Lắc, Đắc Pao... Tháng 3-1942, Tố Hữu
vượt ngục trở về với cách mạng. Tháng 8-1945, Tố Hữu tham gia cướp chính quyền ở thành phố quê hương, với
cương vị là Chủ tịch Ban Khởi nghĩa Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Tố Hữu trở lại Thanh Hố làm Bí thư
tỉnh uỷ. Năm 1947, Ơng được Đảng điều ra Việt Bắc lãnh đạo văn nghệ. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951) ông
được bầu làm uỷ ban dự khuyết trung ương Đảng, năm 1955 là uỷ viên chính thức. Đại hội III (1960) Tố Hữu
được bầu vào Ban Bí thư, và đại hội IV (1976) được bầu là uỷ ban dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương, năm 1980 ơng là uỷ viên chính thức Bộ Chính trị.
Từ năm 1981, Tố Hữu được cử giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng. Đại hội V (1982) ông được bầu làm uỷ
viên Bộ Chính trị. Tác phẩm chính: "Từ ấy" (1946), "Việt Bắc" (1954), "Gió lộng" (1961), "Ra trận" (1972), "Máu và
Hoa" (1977), "Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại" (tiểu luận 1973).
Ông đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
* Ngày 4-10-1961, Hồ Chủ tịch đã ký lệnh công bố "Pháp lệnh quy định việc quản lý nhà nước đối với cơng tác
phịng cháy và chữa cháy".
Mục đích của pháp lệnh nhằm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất
và trật tự an ninh chung. Đồng thời để nâng cao ý thức trách nhiệm phịng cháy chữa cháy của cán bộ, cơng
nhân viên chức của tồn dân, đẩy mạnh cơng tác phịng cháy và chữa cháy.
* Ngày 4-10-1953 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hồ ban hành chính sách tơn giáo.
Chính sách gồm các nội dung sau:
1. Tơn trọng tự do tín ngưỡng, mọi cơng dân đều có quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do khơng tín ngưỡng.

2. Đồn kết nhân dân không phân biệt giáo, lương để kháng chiến kiến quốc. Phá tan âm mưu của địch lợi dụng
tôn giáo chia rẽ dân tộc, kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo hành động phản quốc, hại dân.
3. Cải thiện đời sống, nâng cao trình độ chính trị văn hố của đồng bào các tơn giáo.
* Nguyễn Đức Thuận tên thật là Bùi Phong Tư, sinh năm 1916, quê ở tỉnh Nam Định, mất ngày 4-10-1985 tại Hà
Nội.
Từ năm 1951 đến năm 1965, ơng hoạt động bí mật trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn tạm chiếm, đến tháng 7 năm
1956 thì bị Mỹ - Ngụy bắt, giam giữ tại nhiều nhà lao như sở thú Sài Gòn, P42 và cuối cùng đày ra Côn Đảo. Kẻ
thù đã dùng nhiều phương tiện tra khảo dã man và hiện đại hịng khuất phục ơng. Nhưng trước sau như một,
Nguyễn Đức Thuận vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản chân chính và bảo vệ được cơ sở Đảng.
Năm 1964, ra khỏi nhà tù Côn Đảo, ông được tổ chức bố trí ra vùng giải phóng, và được phân công nhiều công
tác quan trọng của Đảng, Mặt trận và Cơng đồn. Từ tháng 8-1980 đến tháng 10-1985, ơng là Chủ tịch Tổng cơng
đồn Việt Nam. Ơng cịn là đại biểu Quốc hội từ khoá IV đến khoá VII, là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá IV và khoá V.
Nguyễn Đức Thuận là chiến sĩ Cách mạng kiên cường bất khuất, một nhà hoạt động cơng đồn ưu tú và hết sức
trung thành vì sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.


Thế giới
* Ngày 4-10-1957, đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Xioncốpxki - ông tổ của ngành du hành vũ trụ lần
đầu tiên trong lịch sử loài người, Liên Xơ đã phóng lên bầu trời con tàu vũ trụ mang tên "Sputnhíc 1" mở ra cho
nhân loại một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên con người chinh phục vũ trụ bằng những vệ tinh do chính mình chế
tạo.

Một số sự kiện trong ngày 5 tháng 10:
Việt Nam
* Đinh Công Tráng quê ở làng Tráng Xá, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ơng đã lãnh đạo nơng dân khởi
nghĩa chống Pháp và lừng danh với chiến khu Ba Đình. Chiến khu Ba Đình (ở tỉnh Thanh Hố) do ơng đóng
giữ đã đẩy lùi và làm tổn thất nặng nề nhiều đạo quân Pháp xâm lược.
Sau gần 3 năm giữ thành, chống giặc, trong một cuộc tiến công của hơn 3.500 quân tinh nhuệ Pháp, thành bị vỡ,
Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An và bị giặc bắn chết đêm 5-10-1887 tại làng Trung Yên, bên bờ sông Cả.

* Tống Duy Tân sinh năm 1838 ở Thanh Hoá, đỗ tiến sĩ năm 1875.
Ông là một sĩ phu yêu nước, đã tích cực hưởng ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi (năm 1885).
Tống Duy Tân đã cùng nhiều văn thân, sĩ phu giương cao cờ khởi nghĩa ở vùng núi Hùng Lĩnh, Thanh Hoá từ
năm 1885 đến năm 1892 và trở thành thủ lĩnh chính của phong trào. Tháng 9-1892 ông bị địch vây bắt, và xử tử
vào ngày 5-10-1892 ở chợ Thanh Hoá.
* Ngày 5-10-1959, bộ đội thiết giáp được thành lập.
Sự ra đời của bộ đội thiết giáp đánh dấu bước tiến mới về sức mạnh đột kích của quân đội ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, binh chủng tăng - thiết giáp đã lập được nhiều chiến công. Cùng các quân
binh chủng khác, binh chủng tăng - thiết giáp đã táo bạo, thần tốc góp phần làm nên Đại thắng Mùa xuân 1975.
* Ngày 5-10-1971, tổ máy đầu tiên của nhà máy thuỷ điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) bắt đầu phát điện.
Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái dài 80 km, nơi rộng nhất 12 km. Mặt hồ rộng 238 km2, chứa được hơn 2 tỷ mét khối
nước.
Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà có cơng suất 108 nghìn KW, sản lượng nửa tỉ KW giờ/năm.
* Ca Văn Thỉnh, bút danh Ngạc Xuyên, sinh ngày 21-3-1902 tại Tân Bình Thành, Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, ông được bổ làm giáo sư, rồi làm Đốc Bến Tre. Hơn 10 năm dạy học, ông
luôn nâng cao tinh thần yêu nước, dốc tâm vào việc nghiên cứu văn học, sử học. Năm 1946, ông tham gia phái
đoàn Nam Bộ, nhận nhiệm vụ quyền bộ trưởng Bộ Giáo dục. Năm 1952, ông là Uỷ viên Tuyên huấn Trung ương
Cục miền Nam. Khi tập kết ra bắc, ông phụ trách Vụ Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao, sau đó ơng làm Giám đốc Thư
viện khoa học xã hội Trung ương. Sau ngày giải phóng miền Nam, ông được cử làm Viện trưởng Viện khoa học
xã hội miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Ơng mất ngày 5-10-1987, thọ 85 tuổi.

Một số sự kiện trong ngày 6 tháng 10:
Việt Nam
* Chu Văn An là nhà giáo và nhà thơ, sinh ngày 6-10-1292 tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, qua đời
năm 1370.
Ơng đã đỗ Thái học sinh.
Đời Trần Minh Tông, ông làm việc ở Quốc Tử Giám, phụ trách việc giảng kinh cho Thái tử và biên soạn sách.
Đời Trần Dụ Tông, Chu Văn An đang làm quan tại triều đình, thấy chính sự bại hoại, ông đã viết "Thất trảm
sớ" xin chém đầu 7 gian thần. Vua không nghe, ông bèn từ quan, về ở ẩn tại huyện Chí Linh (Hải Dương).
Từ đó ơng chỉ làm thơ văn và dạy học. Học trị của Chu Văn An có nhiều người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê

Bá Quát...
Sau khi mất, ông được đưa vào thờ ở nhà Văn Miếu (Hà Nội). Ông sáng tác tập thơ chữ Hán "Tiều ẩn thi tập",
một số bài thơ cịn chép ở trong "Tồn Việt thi lục" do Lê Q Đơn sưu tập. Ngồi ra, Chu Văn An còn cùng với
Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố là những người đầu tiên dùng chữ nôm để sáng tác văn học.
Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên Chu Văn An.
* Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội sinh ngày 6-10-1907, mất năm
1989.
Ơng sớm có mặt trong Tự lực văn đồn, và nổi tiếng với bài thơ "Nhớ rừng". Bài thơ của ông đã thể hiện
được tâm trạng nuối tiếc rừng xanh tự do, tâm trạng nhục nhằn và phẫn uất của một con hổ bị nhốt trong vườn
bách thú, mà đọc lên người ta dễ liên tưởng tới thân phận những con người có tài năng và khí phách trong một


đất nước bị nô lệ. Cùng với những bài thơ khác như "Tiếng sáo thiên thai", "Cây đàn muôn điệu", Thế Lữ đã trở
thành một trong những người mở đầu phong trào Thơ Mới 1930-1945.
Thế Lữ còn là một nhà hoạt động sân khấu. Ông viết kịch bản, làm diễn viên, đạo diễn. Trong kháng chiến chống
Pháp, ông phụ trách Đoàn kịch Chiến Thắng của quân đội, và từ năm 1957, ông là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu
Việt Nam. Kịch của Thế Lữ thường lấy đề tài trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Trên cả hai lĩnh vực thơ và kịch, Thế Lữ đều có những đóng góp có tính chất mở đầu. Ơng được Nhà nước
phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
* Trần Đăng Ninh sinh năm 1910, quê ở huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, qua đời ngày 6-10-1955.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1936. Năm 1940, ông tham gia lãnh đạo phong trào đấu
tranh vũ trang ở Bắc Sơn. Năm 1941, ông là Uỷ viên Trung ương Đảng. Năm 1945, ông tham gia Uỷ ban khởi
nghĩa. Năm 1947, ông phụ trách công tác kiểm tra của Đảng và sau đó làm Phó tổng thanh tra Chính phủ. Từ năm
1950, ông giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, sau này gọi là Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phịng). Năm
1951, ơng được bầu lại làm uỷ viên Trung ương Đảng.
Sau khi qua đời, ông đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhất do có nhiều đóng góp trong
cuộc kháng chiến chống Pháp và trong việc củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
* Ngày 6-10-1984, Hội đồng Nhà nước tặng thưởng thủ đô Hà Nội Huân chương Sao Vàng, tặng thưởng lực
lượng vũ trang Thủ đơ Hn chương Hồ Chí Minh, tặng thưởng lực lượng cơng an nhân dân Thủ đơ Hn
chương Hồ Chí Minh - Vì những đóng góp của nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô trong công cuộc xây dựng

và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.

Một số sự kiện trong ngày 7 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 7-10-1877, người Pháp đã khởi công xây dựng Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn và khánh thành vào dịp lễ
phục sinh năm 1880.
Người thiết kế cơng trình này là kiến trúc sư Pavrát (Pavrard), theo mẫu của nhà thờ Đức Bà ở Thủ đô Pari (nước
Pháp)
Nhà thờ Đức Bà - Sài Gịn có diện tích hơn 3.400 mét vng, cao hơn 60m, và có 6 quả chng nặng hơn 26 tấn
(có quả nặng tới 9 tấn, đường kính 2,3m, chiều cao 3,3m) khi 6 quả chuông cùng rung lên một lúc, nếu thời tiết
tốt (trời trong, lặng gió) thì những người ở xa nhà thờ đến 10km vẫn nghe được tiếng chuông ngân.
* Từ 7-10 đến ngày 22-12-1947, giặc Pháp huy động hơn 2 vạn quân tinh nhuệ, có máy bay, có tàu chiến hỗ trợ,
mở cuộc tiến cơng lớn lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, kết
thúc "chớp nhoáng" cuộc chiến tranh xâm lược.
Bộ đội chủ lực của ta phối hợp với các đơn vị dân quân, du kích các tỉnh, đã liên kết đánh chặn và phản công
tiêu diệt địch ở khắp nơi. Nổi bật là các trận ở Bình Ca (Tun Quang), Bơng Lau (Cao Bằng), Khe Lau trên sơng
Lơ, tập kích địch ở đồn Phủ Thơng, phục kích ở đèo Giàng trên đường số 3.
Trong cả chiến dịch Việt Bắc, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, bắt sống 270 tên, bắn rơi 16 máy
bay, bắn chìm 26 tàu chiến và ca nơ, phá 100 khẩu pháo và hàng nghìn khẩu súng, hàng trăm xe quân sự, thu
hàng tấn chiến lợi phẩm.
Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên của ta tại căn cứ rừng núi. Chiến
dịch này đã đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
* Học giả Nguyễn Văn Tố, bút hiệu Ứng Hoè, sinh năm 1889, quê ở Hà Đông.
Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau chuyển sang Pháp học, đỗ bằng Thành Chung, làm việc tại trường Viễn Đông
Bác Cổ - Hà Nội, chuyên về văn hoá cổ Việt Nam. Từng làm Hội trưởng Hội Trí Tri, Hội trưởng Hội truyền bá Quốc
ngữ trước năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức vụ Bộ trưởng xã hội trong chính phủ lâm thời, rồi
Đại biểu Quốc hội khoá I, quyền Chủ tịch Quốc hội khố I, Quốc vụ khanh Chính phủ "Liên hiệp quốc dân". Tồn
quốc kháng chiến, ơng cùng Chính phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
Các cơng trình trước tác chữ quốc ngữ và chữ Pháp có giá trị của ơng phần lớn in trong các tạp chí. Nhất là các
tạp chí Trí Tri, Viễn Đơng Bác Cổ, Tri Tân.

Trong một cuộc bị Pháp tấn công ở chiến khu Việt Bắc, ông bị giặc bắt giết tại Bắc Cạn ngày 7-10-1947.
Thế giới
* Etga Alanh Pô (Edgar Allan Poe) là nhà văn Mỹ, sinh ngày 19-1-1809 mất ngày 7-10-1849, ông là một nhà văn tài
năng trên nhiều lĩnh vực: Thơ, truyện, phê bình lý luận. Trong mỗi thể loại ông đều có những gặt hái đáng kể,
được đánh giá cao. Truyện của Pô bộc lộ mối bất đồng sâu sắc đối với xã hội tư sản Mỹ, nên ông tìm đến chủ
nghĩa lãng mạn như một chỗ dựa tinh thần, niềm vui trong thế giới tưởng tượng bay bổng, ly kỳ của sáng tạo cá
nhân. Các truyện phiêu lưu của ơng đặc biệt được ưa thích, nhất là cơng chúng châu Âu.


* Nien Bo sinh ngày 7-10-1885 và mất năm 1962
Ông là nhà vật lý xuất sắc Đan Mạch. Từ năm 1916, ông là giáo sư trường đại học tổng hợp Copenhagơ.
Ông là người đứng đầu trường phái khoa học lớn trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, tác giả của thuyết lượng tử
(trong những năm 1913-1916). Thuyết này là điểm xuất phát cho thuyết cơ học lượng tử hiện đại về cấu tạo
nguyên tử. Năm 1913, ông cũng là tác giả của cơng trình giải thích lý thuyết định luật tuần hoàn Menđêlêép và
thuyết hạt nhân nguyên tử.
Năm 1922, Nien Bo được giải thưởng Nôben. Từ năm 1919, ông là Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm khoa học
Liên Xô trước đây.
* Từ ngày 7 đến 24-10-1973 đã nổ ra cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư: Itxraen chiếm cao nguyên Gôlan
của Xiri.

Một số sự kiện trong ngày 8 tháng 10:
Việt Nam
* Từ 8-10 đến ngày 3-11-1427 đã diễn ra nhiều trận đánh giữa quân ta và giặc Minh từ Đông Quan (Hà Nội
ngày nay) đến biên giới Việt - Trung, mà khu vực chủ yếu là Chi Lăng (Lạng Sơn), Xương Giang (Bắc Giang).
Quân ta đã vây thành, diệt quân địch tiếp viện, phục kích, tập kích, cơng kích qn địch phịng ngự dã ngoại. Sau
gần một tháng, quân ta đã diệt và bắt khoảng 22 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, trong đó hầu hết các tướng chỉ
huy chủ yếu. Tướng Liễu Thăng bị chém ở chân núi Mã Yên, Thượng thư Lý Khánh khiếp sợ quá phải tự sát,
Tổng binh Vương Thông bị bao vây ở thành Đông Quan phải đầu hàng. Chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang đã
buộc nhà Minh phải rút số quân còn lại về nước và thừa nhận nền độc lập của dân tộc ta.
Nguyễn Trãi đã mô tả chiến thắng này trong bản "Bình Ngơ đại cáo" như sau:

"Đánh trận đầu, sạch sanh kình ngạc
Đánh trận nữa, tan tác chim mng
Lỗ kiến soi, đê vỡ phá tung
Gió thổi mạnh, lá khơ trút sạch"
* Ngày 8-10-1946, Chính phủ đã ra sắc lệnh thành lập ngành Sư phạm Việt Nam.
Đến nay ngành có giáo viên mầm non, giáo viên phổ thơng, chuyên nghiệp và đại học, với tổng số 80 vạn
người. Trong số này có hơn 300 giáo sư, hàng chục nghìn tiến sĩ, phó tiến sĩ, hàng chục vạn cử nhân, cả nước
có 81 trường sư phạm, trong đó có 10 trường đại học, 40 trường cao đẳng và 31 trường trung học sư phạm.
Ngành sư phạm nước ta đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.
* Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chính thức được thành lập trong đại hội đại biểu thanh niên toàn quốc, khai
mạc tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 8-10-1956
Các đại biểu đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam gồm 52 người, do bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch làm chủ tịch.
* Ngày 8-10-1960 đã diễn ra Lễ kết nghĩa ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - Sài Gòn tại Hà Nội. Trong buổi lễ, đồng
bào Huế tặng đồng bào Hà Nội, đồng bào Sài Gòn bức trướng thêu:
"Hà Nội - Huế - Sài Gòn
Là cây một cội, là con một nhà".
Cùng với phong trào kết nghĩa giữa ba thành phố lớn, mỗi tỉnh, mỗi thành phố miền Nam kết nghĩa với một tỉnh,
thành miền Bắc. Phong trào kết nghĩa Bắc - Nam còn đi sâu vào nhiều ngành, nhiều đơn vị nói lên mối tình keo
sơn ruột thịt của đồng bào hai miền Bắc - Nam và sức mạnh chân lý: dân tộc ta là một, đất nước ta là một.
Thế giới
* Nhà văn Henri Phinđing (Henri Fillding) sinh ngày 22-4-1707. Các tác phẩm của ông luôn hướng về việc miêu tả
những con người thuộc tầng lớp bình dân. Ơng nghiêng về ca ngợi, phát hiện những vẻ đẹp nhân tính trong
thân phận những con người nhỏ bé. Ông được suy tơn là "Người cha của tiểu thuyết Anh".
Ơng mất ngày 8-10-1754.

Một số sự kiện trong ngày 9 tháng 10:
Việt Nam
* Nữ sĩ Lê Hằng Phương, bút danh Hằng Phương sinh ngày 9-10-1908, quê ở tỉnh Quảng Nam, qua đời năm
1983 ở Hà Nội.

Bà là con gái học giả Lê Dư và là vợ nhà văn Vũ Ngọc Phan.


Sau cách mạng tháng Tám, bà Hằng Phương hoạt động trong Hội phụ nữ cứu Quốc và tham gia kháng chiến
chống Pháp, rồi làm việc ở Ban nghiên cứu Văn- Sử- Địa. Thời kỳ chống Mỹ, tuy tuổi đã cao, bà vẫn đến các nơi
tuyến lửa.
Nữ sĩ Hằng Phương có các tập thơ đã xuất bản:
- Hương xuân (năm 1943, in chung với Vân Đài, Anh Thơ, Mộng Tuyết).
- Mùa gặt (năm 1961)
- Hương đất nước (năm 1974)
Thơ Hằng Phương êm dịu, ngọt ngào, tình cảm trong sáng, nhân hậu, quan tâm nhiều đến số phận người phụ
nữ, lời thơ giản dị, hồn nhiên.
* Ngày 9-10-1921 đã diễn ra cuộc họp đầu tiên của "Hội Liên hiệp thuộc địa" tại Pari. Hội do đồng chí Nguyễn Ái
Quốc cùng với một số bạn chiến đấu người Angieri, Tuynidi, Marốc, Mangasơ...sáng lập. Mục đích của Hội là giải
phóng các dân tộc thuộc địa. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo LơParia (Người cùng khổ). Hội tập hợp
được gần 100 hội viên là những người yêu nước.
"Sự ra đời của Hội là một sự kiện chính trị quan trọng đối với các dân tộc bị áp bức. Hội chỉ hoạt động đến 1926
nhưng đã góp phần vào việc xây dựng tình đồn kết giữa nhân dân các nước thuộc địa. Thơng qua Hội, chủ
nghĩa Mác Lênin đã được truyền bá đến các thuộc địa.
* Tháng 10-1930, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam họp tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội
nghị đã thơng qua Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo. Luận cương Chính trị đã vận dụng
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và Đông Dương, vạch ra con
đường Cách mạng chống đế quốc và phong kiến một cách triệt để và toàn diện, đáp ứng những địi hỏi của
phong trào cơng nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt nam.
Hội nghị đã bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư, và quyết định đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Đơng
Dương nhằm đồn kết thống nhất các lực lượng u nước và Cách mạng của ba dân tộc Việt Nam - Lào Campuchia trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung của đế quốc Pháp xâm lược.
* Ngày 9 - 10 - 1983, tại Hà Nội đã khai mạc Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ nhất.
Đây là đại hội thể dục thể thao cả nước, lớn nhất, đầu tiên của học sinh nước ta.
Thế giới
* Ngày 9-10-1967, Ênextô Ghêvara đã hy sinh tại Bơlivia. Ơng sinh năm 1928 ở Áchentina

Ghêvara sớm bộc lộ khí chất táo bạo và quả cảm của một nghệ sĩ khao khát tự do, giải phóng cho dân tộc bị áp
bức.
Ênextơ Ghêvara đã sát cánh cùng Phiđen Cátxtrô tiến hành cuộc Cách mạng Cuba. Tài năng cộng với tính cách
quả cảm của ơng lẫy lừng, người dân châu Mỹ la tinh đã đặt tên cho Ghêvara là Chê (thành ngữ Áchentina có
nghĩa là bạn thân)
Hồi bão của Chê thể hiện qua những câu nói nổi tiếng: "Tiến hành kháng chiến đến thắng lợi ở tất cả các nước
đang còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc, sao cho mỗi nước châu Mỹ la tinh là một Việt Nam". Chê được tôn
vinh là anh hùng du kích.
Sau 30 năm tìm kiếm, tháng 7-1997, hài cốt của Chê đã được đem về đất nước Cu Ba - Tổ quốc thứ hai - Quê
hương Cách mạng của ông.
* Tháng 9-1874, đại diện 22 nước họp tại thành phố Bon (Thuỵ Sĩ) đã nhất trí lấy ngày 9-10 hàng năm làm ngày
Bưu chính thế giới (gọi tắt là UPU).
Hiện nay có 189 nước tham gia UPU.
Việt Nam là thành viên của liên minh Bưu chính thế giới từ năm 1951.

Một số sự kiện trong ngày 10 tháng 10:
Việt Nam
* Chi Lăng là một cửa ải hiểm yếu nằm trên đường từ Lạng Sơn về Đông Quan.
Ngày 10-10-1427, toàn bộ đội quân tiên phong của địch lọt vào trận mai phục và bị tiêu diệt gọn. Tướng nhà Minh
là Liễu Thăng bị chém chết bên sườn núi Mã Yên.
Chiến thắng Chi Lăng đã tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh. Đây là một chiến thắng oanh
liệt, triệt để, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
* Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828 trong một gia đình theo đạo Thiên chúa ở Nghệ An, mất ngày 10-10-1871.
Thuở nhỏ ông học chữ nho, thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là "Trạng Tộ". Lớn lên, ông được học
thêm tiếng La tinh, tiếng Pháp. Từ năm 1860, được sang Pháp. Ơng chú ý quan sát, tìm hiểu sự giàu có, văn minh
của họ để tìm cách cứu nước nhà thốt khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu. Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn


Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức 58 bản hiến kế, thiết tha bày tỏ mong muốn đổi mới đất nước, mong nước ta
phải mạnh lên, có nhiều bạn bè để đủ sức đối phó với giặc Pháp.

Nhưng vua quan nhà Nguyễn không chấp nhận các đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ.
* Tạ Duy Hiển sinh ngày 10-10-1888 tại Hà Nội và qua đời năm 1966.
Ông là người đầu tiên ở ngoài Bắc đứng ra lập một gánh xiếc rong của gia đình. Ngày 5-12-1922, đồn xiếc Việt
Nam của ông ra mắt trước công chúng ở rạp hát chợ Hàng Da (Hà Nội). Đây là gánh xiếc đầu tiên của Việt Nam
với đầy đủ tiết mục người và thú.
Thành công của gánh xiếc Tạ Duy Hiển đã kích thích sự phát triển của ngành xiếc Việt Nam. Khắp ba miền Trung
- Nam - Bắc lần lượt ra đời nhiều gánh xiếc.
Năm 1958, Tạ Duy Hiển được cử làm trưởng đoàn xiếc nhân dân Trung ương (nay là Liên đồn xiếc Việt Nam).
Ơng đã đào tạo hàng loạt nghệ sĩ trẻ nối nghiệp.
Nhà nước đã truy tặng ông Tạ Duy Hiển danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
* Để tăng cường công tác tuyên truyền vận động và chỉ đạo chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 10-10-1942 Trung ương
đảng Cộng sản Đơng Dương cho xuất bản tờ "Cờ giải phóng". Tờ báo do Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp
phụ trách.
Nội dung tờ báo này đề cập tới các vấn đề chính trị thế giới và trong nước, về sinh hoạt, kinh nghiệm cơng tác
Đảng và nhiều bài có tính chất chỉ đạo phong trào. Báo xuất bản bí mật và không định kỳ. Sau Cách mạng tháng
Tám, từ số 16 đến 33 báo xuất bản công khai tại Hà Nội với danh nghĩa là "Cơ quan tuyên truyền cổ động của
Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương".
* Từ sáng sớm ngày 10-10-1954. Nhân dân Thủ đô quần áo chỉnh tề, mang cờ, ảnh Bác Hồ và những bó hoa tươi
thắm, thành đội ngũ trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố... kéo tới những con đường được
báo trước là bộ đội hành quân qua.
Đoàn xe đầu tiên do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Uỷ ban quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó
chủ tịch Uỷ ban Qn chính Hà Nội dẫn đầu.
8 giờ: Cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa. Đó là những chiến sĩ bộ binh của trung đồn Thủ đơ, do
Trung đồn trưởng Nguyễn Quốc Trị, anh hùng quân đội dẫn đầu. Các chiến sĩ diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy,
Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... Đến 9 giờ 45 tiến vào Cửa Nam, thành Hà Nội.
8 giờ 45 phút. Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá, tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh Hồ
Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thuỷ và Đấu Xảo.
9 giờ 30 : Đoàn Cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua Phố Huế; 10 giờ 15 đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào,
Hàng Ngang, Chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc, tiến vào thành lúc 10 giờ 45 phút.
15 giờ: Còi Nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài. Mấy chục vạn quân dân Hà Nội, đã trang nghiêm dự lễ chào cờ

do Uỷ an quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau lễ chào cờ,
Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Vương Thừa Vũ đã trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng
bào Thủ đơ nhân ngày giải phóng.
Mở đầu lời kêu gọi Bác viết: "Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đơ để kháng chiến cứu nước. Tuy xa
nhau, nhưng lịng Chính phủ ln luôn gần cạnh đồng bào.
Ngày nay do nhân dân ta đồn kết nhất trí, qn đội ta chiến đấu anh dũng, hồ bình đã thắng lợi, Chính phủ lại
trở về Thủ đơ với đồng bào. Mn dặm một nhà, lịng vui mừng không xiết kể".
* Ngày 10-10-1958 quân ta tiến công quận lỵ Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), diệt và bắt hàng tất cả bọn địch ở đây, sau
đó lại đánh tan một tiểu đoàn đến tiếp viện. Các chủ đồn điền người nước ngồi chấp nhận đóng thuế cho Cách
mạng. Sau trận này, địch đã rút bỏ 20 đồn lẻ trong quận.
* Suốt 38 ngày đêm, từ 10-10 đến 18-11-1965 quân giải phóng miền Nam đã liên tục tấn công địch ở Plâyme, một
làng nhỏ thuộc tỉnh Gia Lai, cách thị xã Plâycu 40km về phía tây. Quân giải phòng đã liên tục chiến đấu và chiến
thắng, diệt 3.000 địch, trong đó có 1.700 Mỹ, một tiểu đồn Mỹ và 2 tiểu đoàn nguỵ bị tiêu diệt gọn; 88 xe quân sự
bị phá huỷ, 44 máy bay bị bắn rơi.
Với chiến thắng Plâyme, uy thế "Kỵ binh bay" của Mỹ bị chôn vùi sau cuộc xuất quân đầu tiên.
Thế giới
* Liên minh Viễn thơng châu Á - Thái Bình Dương (Viết tắt là APT) được thành lập từ năm 1979.
Việt Nam là thành viên chính thức của APT từ ngày 10-10-1979
APT là tổ chức khu vực hoạt động dưới sự bảo trợ của Uỷ ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương, có mối
liên hệ chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức của Liên hiệp quốc

Một số sự kiện trong ngày 11 tháng 10:


Việt Nam
* Thực hiện chỉ thị của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Thành uỷ Hà Nội phát động một chiến dịch ủng hộ phong trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh, hàng vạn truyền đơn đã được phân phát ra khắp thành phố. Ngày 11-10-1930, lúc công nhân đi
làm về và học sinh các trường cũng bắt đầu hết giờ học, đội thanh niên xung phong tập hợp hàng trăm người
tại phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến), phân phát truyền đơn, diễn thuyết hô hào nhân dân ủng hộ công
nhân và nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh dưới nhiều hình thức đấu tranh như bãi cơng, địi tăng lương, bớt giờ làm

việc... Cảnh sát, mật thám ập tới khủng bố và bắt đi hai đội viên song phong trào ủng hộ Nghệ Tĩnh vẫn tiếp tục.
Khẩu hiệu "Phản đối đế quốc chủ nghĩa thảm sát nông dân Nghệ Tĩnh" luôn được nêu cao.
* Sáng ngày 11-10-1962, Mỹ - Diệm mở chiến dịch "Sao Mai" nhằm càn quét vào vùng từ Long An đến Tây Ninh
lưu vực sơng Vàm Cỏ Đơng, vịng cung phía tây nam và tây bắc Sài Gịn.
Lực lượng vũ trang giải phóng đánh trả quyết liệt, các máy bay lên thẳng đều trúng đạn của du kích. Đồng ruộng
tuy rộng nhưng nơi nào địch có thể xuống, ta đều cắm đầy cọc tre vót nhọn 4 đến 5 mét, làm cho bọn lính dù và
phi cơng khiếp sợ. Đường sá bị nhân dân đào phá, các đoàn xe chở lính đều bị tắc nghẽn, 6000 quân địch bị dồn
ứ lại trong một vòng đất hẹp, tiếp tế và vận tải đều khó khăn. Sau nhiều ngày bị vây hãm trong đồng lầy, nước
ngập lại bị tập kích liên tiếp, ngày 18-10-1962, quân địch phải tháo chạy.
Thế giới
* Ngày 11-10-1803 ông Gácnơranh (sinh năm 1769, mất năm 1803) người Pháp đã đăng ký phát minh dù.
Trước đó, chính Gácnơranh đã thực hiện cú nhảy dù thực sự đầu tiên vào ngày 22-10-1797. Ơng bay trên một khí
cầu của cơng viên Mútxô ở Pari, khi đạt độ cao khoảng 800m, ông đã cắt dây treo giỏ của kinh khí cầu, Chiếc giỏ
treo trên một cái dù từ từ hạ xuống.
* Giêmxơ Prexcốt Giun (James Precott Jun) sinh năm 1818 qua đời ngày 11-10-1889.
Ông là nhà vật lý nổi tiếng người Anh đã dùng thực nghiệm để tìm ra luật bảo tồn và chuyển hố năng lượng.
Giun đã cùng với các nhà bác học Nga Lenxơ tìm ra định luật xác định tác dụng nhiệt của dòng điện
Người ta đã lấy tên ông Giun đặt cho đơn vị công (Ký hiệu là J).

Một số sự kiện trong ngày 12 tháng 10:
Việt Nam
* Lấy tư cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ nhất
của nông dân Quốc tế Mácxcơva từ 12 đến 15-10-1923. Phát biểu tại Đại hội, đồng chí nêu rõ tình cảnh của nơng
dân Việt Nam bị thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo. Người kết luận: "Quốc tế của chúng ta chỉ
trở nên một quốc tế thực sự nếu nhân dân phương Đông, nhất là nông dân các thuộc địa là những người bị bóc
lột và áp bức nhất, tham gia Quốc tế".
Tại Đại hội này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế nông dân.
Ngày 12-10-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm hợp tác xã nông nghiệp Đại Từ , nay thuộc xã Đại Kim, huyện
Thanh Trì, Hà Nội.
Bác động viên đồng bào cố gắng sản xuất cho tốt và hẹn: Hợp tác xã phấn đấu năng suất lúa chiêm lên 2 tấn

rưỡi thóc một héc ta thì Bác sẽ về ăn cơm chiêm với bà con".
Để ghi nhớ công ơn của Bác Hồ và ngày Người về thăm, nhân dân ở đây đã dựng một tượng đài Hồ Chí Minh.
Thế giới
* Nhà văn Pháp Anatôn Frăngxơ (Anatole France) sinh năm 1844 tại Pari và qua đời ngày 12-10-1924. Năm 192,
ơng được giải thưởng Nơben.
Ơng nổi tiếng với các tiểu thuyết "Tội ác của Xinvet Bona", "Trên phiến đá trắng" và nhiều truyện ngắn khác.
Văn phong của Anatôn Frăngxơ trong sáng tuyệt vời, nhẹ nhàng và nên thơ, nhiều nhạc điệu, sâu sắc và giễu
cợt, biểu lộ một tâm hồn yêu con người thắm thiết.
* Driken là người Mỹ, giáo sư ở trường Đại học Ha vớt (Mỹ), năm 1927 đã chế tạo ra phổi nhân tạo.
Ngày 12-10-1928 phổi đó được thử ở bệnh viện Boston (bang Masachusét) cho một cô bé.
Mẫu đầu tiên được chế tạo với những bộ phận rất khác nhau: 2 máy hút dùng trong nội trợ tạo ra lần lượt áp
suất dương và áp suất âm trên lồng ngực người.
* Ngày 12-10-1964, tàu vũ trụ "Rạng Đông 1" của Liên Xô đưa kỹ sư V.M Camarốp, nhà nghiên cứu Phêôtixtốp và
bác sĩ Egôrôp bay vào vũ trụ. Lần đầu tiên các nhà bác học và bác sĩ trực tiếp nghiên cứu khoảng không vũ trụ.

Một số sự kiện trong ngày 13 tháng 10:
Việt Nam


* Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước sinh ngày 13-10-1913 tại làng Bạch Mai, xã Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Là một trong những học sinh Việt Nam xuất sắc nhất của trường trung
học Anbesarô, vào đầu thập kỷ 30 ông được gửi sang Pháp học và thi đậu vào trường Đại học Y khoa Pari. Năm
1937 ông bảo vệ luận án bác sĩ xuất sắc.
Trong cuộc kháng chiến chống pháp, bác sĩ Trần Hữu Tước đã tham gia giảng dạy tại trường đại học Y dược
Cách mạng. Hồ bình lập lại trên miền Bắc năm 1954, ông được cử làm giáo sư trường đại học Y dược Hà Nội,
phụ trách bộ môn và chuyên khoa tai - mũi - họng, đồng thời đảm nhận chức vụ Giám đốc bệnh viện Bạch Mai.
Ơng đã góp phần quan trọng và cơng tác điều trị từ Trung ương đến tỉnh, song song với việc xây dựng mạng
lưới tai - mũi - họng rộng khắp, và đào tạo cán bộ T-M-H từ sơ cấp đến cao cấp. Với sự nỗ lực của ông. Viện T-MH Trung ương ra đời năm 1969, và ông trở thành người Viện trưởng đầu tiên. Do những thành tích đó, ơng được
tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và nhiều Huân chương cao quý của Nhà nước.
Ông từ trần ngày 23-10-1983, hưởng thọ 70 tuổi.

* Nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912, quê Hưng Yên, nhưng cả cuộc đời gắn bó với Hà Nội. Ơng mất ngày
13-10-1939.
Ơng nổi tiếng với các phóng sự: "Cạm bẫy người", "Kỹ nghệ lấy Tây", "Cơm thầy cơm cơ", "Lục xì"...
Từ năm 1935, ông cho xuất bản một loạt tiểu thuyết và truyện dài như: "Giông tố", "Số đỏ", "Vỡ đê", "Làm đĩ"...
Vũ Trọng Phụng đả kích cay độc thói đua địi văn minh rởm, lố lăng, phơi trần bộ mặt xã hội thực dân nửa phong
kiến đương thời với những tên tư sản đểu cáng, dâm dật cùng với chính sách bần cùng hố người lao động và
nơng dân. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị hiện thực phê phán tác phẩm của ông đôi lúc sa vào tự nhiên chủ nghĩa.
28 tuổi đời, 10 tuổi văn, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã để lại số lượng tác phẩm đáng kể.
* Mẹ Nguyễn Thị Suốt sinh năm 1906 tại Quảng Bình, hy sinh ngày 13-10-1968 trong khi đang chèo đò chở bộ đội
qua sông.
Trong những năm Mỹ leo thang chiến tranh, tăng cường đánh phá miền Bắc, Quảng Bình là một vùng đất lửa ác
liệt. Mẹ Suốt đã dũng cảm chèo đò qua sơng Nhật Lệ, chun chở bộ đội, hàng hóa, vũ khí từ bờ bắc sang bờ
nam, trung bình mỗi năm 1.400 chuyến đò.
Năm 1967, mẹ Suốt được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
* Ngày 13-10-1982, Chính phủ đã có nghị định số 174 thành lập Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam. Năm
1995 Liên hiệp đổi tên là Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
Đây là một doanh nghiệp của Nhà nước về sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam. Tại thời
điểm thành lập, Tổng cơng ty Cà phê Việt Nam có 68 đơn vị thành viên, trong đó có 60 doanh nghiệp và 8 đơn vị
hành chính sự nghiệp.
* Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921, người làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng,
tỉnh Hà Tây. Ơng qua đời ngày 13-10-1988 tại Hà Nội.
Ông là một nghệ sĩ tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Nhưng trước hết Quang Dũng là một nhà
thơ, một hồn thơ trung hậu, yêu tha thiết quê hương, đất nước mình. Trong thơ của ơng có một cái tơi hào hoa,
thanh lịch, giàu chất lãng mạn, có khả năng cảm nhận và diễn tả một cách tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên và tình
người, đồng thời lại rất hồn nhiên, bình dị, chân thật.
Các tác phẩm chính của ơng gồm có: "Một chặng đường:", "Cao Bắc", "Gương mặt hồ Tây", "Hoa lại vàng tháng
Chạp", "Nhà đồi", "Phiên chợ Bắc Hà", "Mùa chim ngói dưới chân núi Ba Vì", "Mây đầu ô". Bài thơ "Tây Tiến"
của Quang Dũng rất nổi tiếng và được nhiều người u thích đến thuộc lịng.
* Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, quê ở tỉnh Nam Định, sinh năm 1911, mất ngày 13-10-1990.
Ông hoạt động Cách mạng rất sớm, bị giặc Pháp bắt đày ở nhiều nơi. Từ năm 1948 đến năm 1954 ông công tác

tại miền Nam, giữ cương vị chủ chốt trong Xứ uỷ Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam.
Năm 1955, ông ra Bắc và được bổ sung vào Bộ Chính trị Trung ương Đảng, phụ trách cơng tác tổ chức, vào
Quân uỷ Trung ương. Tháng 5-1968, ông được giao nhiệm vụ phụ trách công tác đấu tranh ngoại giao, làm cố
vấn đặc biệt của Đồn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Pari, và trực tiếp đàn phán với đại diện Chính phủ Mỹ để
giải quyết hồ bình về vấn đề Việt Nam. Năm 1975, ông lại vào miền Nam tham gia chỉ đạo cuộc tổng tiến công
mùa xn và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau ngày giải phóng miền Nam, ông tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng của Đảng. Tháng 12-1986, ông được
cử làm cố vấn của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Trong hơn 60 năm hoạt động Cách mạng, ơng Lê Đức Thọ đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp Cách
mạng của Đảng và nhân dân ta.

Một số sự kiện trong ngày 14 tháng 10:
Việt Nam


* Ngày 14-10-1890 tỉnh Thái Bình được thành lập. Hiện nay tỉnh có diện tích 1.508 km2 và khoảng
1.789.200 người. Thái Bình có các đơn vị hành chính: thị xã Thái Bình và 7 huyện là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Đông
Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và Thái Thuỵ.
* Ngày 14-10-1930 hơn 400 nông dân từ các xã thôn Lâm, Đồng Cao, Thanh Giám, hàng ngũ chỉnh tề, cờ đỏ búa
liềm rầm rậm kéo nhau lên huyện lỵ Tiền Hải, vừa đi vừa hò vang các khẩu hiệu Cách mạng. Trước khí thế dũng
mãnh của quần chúng, tri huyện bỏ chạy, nhưng tên lục sự gian ác đã cưỡng bức lính bắn xả vào đồn biểu tình
làm 8 người chết, 12 người bị thương. Được tin báo, bọn địch trên tỉnh đưa lính về làng xã có người đi biểu tình
để khủng bố, nhưng nơng dân Tiền Hải vẫn tìm mọi cách duy trì cơ sở tổ chức, kiên trì đấu tranh. Kết quả bọn
địch phải nhượng bộ một số quyền lợi như: trả tiền đào sông Cốc, rút một số ruộng đem chia cho nông dân.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Tiền Hải có tiếng vang lớn. Đảng cộng sản Pháp đã phát động phong trào phản đối
khủng bố Tiền Hải.
* Từ ngày 14-10 đến 10-12-1952, Bộ Tổng tư lệnh quân đội ta đã tổ chức, chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch Tây Bắc
Chiến dịch này diễn ra qua ba đợt
Bốn đại đồn chủ lực ta vượt sơng Thao, sơng Đà, nhanh chóng đánh tan hệ thống phịng ngự của địch tại sơng
Đà và Mộc Châu.

Một trung đồn chủ lực từ Lao Cai đánh sau lưng địch, giải phóng nhiều vùng ở Tây Bắc như Thuận Châu, Tuần
Giáo, Sơn La, Điện Biên phủ. Cùng lúc đó, hai đại đoàn của ta ở đồng bằng Bắc Bộ cũng hoạt động mạnh để mở
rộng căn cứ kháng chiến. Quân ta đã dành được nhiều thắng lợi to lớn. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 13.800 tên
địch, phá tan âm mưu củng cố các xứ tự trị của địch, giải phóng 28.500 km2 với 25 vạn dân, nối liền Tây Bắc với
Việt Bắc.
Với chiến thắng Tây Bắc ta giữ vững được chủ quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ.
Thực dân pháp càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Từ đây, một cục diện mới mở ra trên chiến trường
Đông Dương.
* Lần đầu tiên trên miền Bắc, ngày 14-10-1967 trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá, tỉnh
Thanh Hoá, với 92 viên đạn súng bộ binh đã bắn rơi một máy bay phản lực của Mỹ. Đây cũng là chiếc máy bay
thứ 2.400 bị bắn rơi trên miền Bắc. Ngày 17-10 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh thưởng Hn chương qn cơng
hạng ba cho trung đội lão dân qn xã Hồng Hố và gửi thư khen các cụ: "Tuổi cao chí càng cao" nêu gương
cho đồng bào cả nước.
Thế giới
* Ngày 14-10-1946, đại diện 25 nước kinh tế phát triển đã thành lập Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (Gọi tắt là
ISO) nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển thương mại và giao lưu quốc tế nói riêng và kinh tế nói chung. Việt
Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1977
Mỗi năm, Ngày tiêu chuẩn hoá quốc tế có chủ đề riêng. Ở nước ta, cơ quan tiêu chuẩn hoá của Nhà nước được
thành lập từ năm 1962. Cơng tác tiêu chuẩn hố đã có những đóng góp nhất định vào việc thúc đẩy sản xuất
phát triển, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Công tác tiêu chuẩn hoá của Việt Nam đang được cải tiến, đổi mới theo phương hướng hồ nhập, đồng bộ với
khu vực Đơng Nam Á và thế giới.

Một số sự kiện trong ngày 15 tháng 10:
Việt Nam
* Ngơ Thì Sĩ, tự là Thế Lợi, hiệu Ngọ Phong, sinh ngày 15-10-1726, quê ở Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội. Ơng
là bố Ngơ Thì Nhậm và là bố vợ Phan Huy Ích.
Thuở trẻ, ơng nổi tiếng thơng minh hiếu học, nhà nghèo. Ơng có bài văn trách con quỷ nghèo được khen
ngợi và được truyền tụng nhiều đời. Năm 40 tuổi ông đỗ tiến sĩ.
Văn thơ của ông và các con ông thành một phái học gọi là Ngô Gia Văn phái rất nổi tiếng đương thời. Các

tác phẩm chính của ơng là: "Anh ngơn thi tập"; "Ngọ phong văn tập", "Nhị thanh động tập"; "Việc sử tiêu
án"; "Hải Dương chí lược"; "Bảo chương hồnh mộ"; "Quan lan thập vịnh".
Ông mất ngày 22-10-1780 tại Lạng Sơn.
* Bà Châu Thị Vĩnh Tế sinh năm 1766 và mất ngày 15-10-1826.
Bà là vợ ông Nguyễn Văn Thoại, một võ quan, một nhà doanh điền lớn. Ông đã thiết kế và tổ chức hàng vạn
người đào con kênh lớn ở Nam Kỳ thế kỷ XIX. Riêng kênh Châu Đốc - Hà Tiên dài gần 100km. Nó vừa là sơng,
tiện cho giao thông vận tải, vừa làm sạch phèn, đưa nước ngọt vào tưới cho một diện tích lớn trồng cấy ở Hà
Tiên - Rạch Giá. Vì bà có cơng tận tuỵ giúp đỡ ông trong việc xây dựng công trình thuỷ lợi này nên vua Minh
Mạng cho lấy tên bà đặt cho kênh Châu Đốc - Hà Tiên là kênh Vĩnh Tế. Năm 1836, nhà vua cho đúc 9 cái đinh lớn
đặt ở Huế làm quốc bảo, hình con kênh Vĩnh Tế được chạm vào Cao đỉnh.


Sau khi bà Châu Thị Vĩnh Tế và chồng qua đời, nhân dân đã lập miếu thờ ở chân núi Sam, cạnh đường Châu Đốc
- Tịnh Biên (nay thuộc tỉnh An Giang) để ghi nhớ công lao của ông bà.
* "Báo ảnh Việt Nam" của Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ giới thiệu với bạn đọc trong nước và ngoài nước
về đất nước, con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Số 1 ra ngày 15-10-1954 với tên
gọi "Hình ảnh Việt Nam". Năm 1958 báo đổi thành "Báo ảnh Việt Nam".Từ năm 1959, báo ra hằng tháng bằng các
thứ tiếng: Việt, Lào, Khơ Me, Nga, Tây Ban Nha, Anh, Pháp và ba tháng một kỳ bằng các thứ tiếng Trung Quốc,
Đức, Quốc tế ngữ.
"Báo ảnh Việt Nam" ngày càng phong phú về nội dung và đẹp về hình thức thể hiện, thu hút được nhiều bạn đọc
là người nước ngoài.
* Ngày 15-10-1964, anh thanh niên công nhân Nguyễn Văn Trỗi bị địch đưa ra pháp trường xử bắn. Anh là một
chiến sĩ biệt động Sài Gịn, đã nhận nhiệm vụ cài mìn tại cầu Cơng Lý - Sài Gịn, nơi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Mỹ Mắcnamara sẽ đi qua. Kế hoạch bị lộ Nguyễn Văn Trỗi bị bắt. Trước khi chết anh hiên ngang vạch mặt bọn
cướp nước và bán nước, biến pháp trường thành toà án Cách mạng để kết tội bọn Mỹ - Khánh. Vứt bỏ mảnh vải
bịt mắt, anh hô lớn: "Đả đảo đế quốc Mỹ!", "đả đảo Nguyễn Khánh!", "Việt Nam muôn năm!" và hô to ba lần "Hồ
Chí Minh mn năm!".
"Sống như anh" đã trở thành gương phấn đấu của thanh niên Việt Nam. Ngay sau khi anh Trỗi mất, ngày 17-101964. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã truy tặng anh danh hiệu Anh hùng và Huân chương Thành Đồng
hạng nhất.
Thế giới

* Nhà thơ Nga Lécmơntốp sinh ngày 15-10-1814 trong một gia đình q tộc, bị sát hại trong cuộc đấu súng năm
1814.
Ơng có nhiều năng khiếu: Thơ ca, hội hoạ, âm nhạc và sáng tác văn học rất sớm.
Thơ, văn, kịch của Lécmôntốp chứa đầy tinh thần bất bình, phản kháng, chống lại chế độ phong kiến chun
quyền, độc đốn. Lécmơntốp thiết tha với vận mệnh đất nước hướng về nhân dân với niềm tin vào tương lai.
Trong 13 năm hoạt động văn học, ơng để lại tác phẩm có nhiều giá trị, đưa văn học Nga tiến lên một bước mới,
xứng đáng là người kế tục xuất sắc thiên tài Puskin.
Bạn đọc Việt Nam đã quen biết Lécmôntốp qua bài thơ "Cái chết của nhà thơ" và tiểu thuyết "Nhân vật của thời
đại chúng ta".

Một số sự kiện trong ngày 16 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 16-10-1954, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp đồn đại biểu nhân dân Thủ đơ Hà Nội. Mở
đầu buổi tiếp, Người nói: "Đã 8 năm xa cách, thời gian đâu phải ngắn, ta cũng nên gặp mặt nhau. Việc quan
trọng nhất trước mắt ta là: Sản xuất, khôi phục sản xuất. Nếu mọi người thực sự hoan nghênh Đảng và Chính
phủ trở về thì hãy đem cái tinh thần q báu đó vào cơng việc trên..."
Tiếp đó Hồ Chủ tịch biểu dương những thành tích của bộ đội, cán bộ, nhân dân trong việc tiếp quản Thủ đô,
trong khôi phục các hoạt động và ổn định sinh hoạt của nhân dân.
* Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (viết tắt là FAO) ra đời ngày 16-10-1945.
Hiện nay FAO có hơn 160 nước thành viên (trong đó có Việt Nam), trụ sở đặt tại Rơma (nước Italia). FAO có
phịng làm việc tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hoạt động của FAO nhằm tìm cách làm tăng khối lượng và cải tiến hệ thống phân phối nông sản, góp phần nâng
cao phúc lợi và điều kiện sống của nông dân.
* Trần Quốc Thảo, tên thật là Hồ Xuân Lưu, sinh năm 1914 ở tỉnh Quảng Trị hy sinh ngày 16-10-1957 tại Sài Gịn.
Năm 1936, ơng tham gia mặt trận dân chủ tại Quảng Trị
Năm 1940 ông tham gia vào Ban Thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (Tháng 3-1945) ơng về hoạt động ở quê nhà Quảng Trị. Năm 1946, ông ra Hà Nội,
phụ trách báo Lao động. Năm 1949, ông vào Nam Bộ làm Bí thư Ban Cơng vận Xứ uỷ, năm sau làm thường vụ
đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến năm 1957, ơng được đề cử làm Bí thư Khu uỷ Sài Gịn - Chợ Lớn. Ơng đã đưa
phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh ở nội thành. Đầu năm 1957, ông bị bắt, bị tra tấn tàn nhẫn và hy

sinh anh dũng.

Một số sự kiện trong ngày 17 tháng 10:
Việt Nam


* Lý Bơn tức Lý Bí, q ở Long Hưng, tỉnh Thái Bình, sinh ngày 17-10-503. Ơng là người tài kiêm văn võ, được
tôn là thủ lĩnh địa phương.
Tháng giêng năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi binh tấn công quân Lương đô hộ nước ta . Chưa đầy ba
tháng, Lý Bí đã chiếm được hầu hết các quận huyện và thành Long Biên.
Tháng 2 năm 544, Lý Bí xưng Hồng đế, đặt tên nước là Vạn Xn, đóng đơ ở Long Biên.
Năm 545, nhà Lương lại đưa quân sang đánh, ông tổ chức xây thành, đắp lũy để chống cự, nhưng sức giặc
mạnh, ông lui quân về Tam Nông (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) và qua đời tại đây vào năm 548.
* Đào Duy Từ sinh năm 1572 quê ở làng Hoa Trai, Ngọc Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hố.
Ơng thơng kinh sử, tinh thơng lý số và binh thư đồ trận được chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên trọng dụng, phong
làm Nội tán, Năm 1630, ông đề xuất việc đắp luỹ Trường Dục ở huyện Phong Lộc, Quảng Bình. Năm sau ơng lại
đắp thêm một luỹ nữa từ cửa bể Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình (tục gọi là Luỹ Thầy).
Ơng viết bộ binh thư "Hổ trướng khu cơ" và hai khúc ngân "Ngoạ long cương vãn" dài 136 câu lục bát được phổ
biến trong lịch sử văn học.
Ông mất ngày 17-10-1634, thọ 62 tuổi.
* Cao Bá Quát sinh ngày 17-10-1808 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Là người có tài nhưng bị sự ghen ghét của quan trưởng nên ông chỉ đỗ cử nhân. Bất bình với triều đình về nhiều
mặt, năm 1854, ông tham gia phong trào lãnh đạo nông dân khởi nghĩa do Lê Huy Cự làm thủ lĩnh, nổi dậy ở Mỹ
Lương (vùng Mỹ Đức, Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây hiện nay). Cuộc khởi nghĩa thất bại, Cao Bá Quát hy sinh tháng
giêng năm 1855.
Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn. Ông để lại 1353 bài thơ chữ Hán. Thơ của ơng thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó
với quê hương, với người thân, sự đồng cảm với những người nghèo khổ, niềm tự hào với lịch sử dân tộc và
thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều đình nhà Nguyễn.
Người đương thời đã suy tơn ơng là "Thánh Qt". Ơng nổi tiếng về chữ đẹp, cịn để lại bút tích đến ngày nay.
* Từ ngày 17 đến ngày 23-10-1986, tại Cung văn hố Lao động Việt - Xơ đã tiến hành Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần

thứ X. Có 709 đại biểu thay mặt cho hơn 150 nghìn Đảng viên về dự.
Các đại biểu đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khố X gồm 51 uỷ viên chính thức, 14 uỷ viên dự khuyết,
do đồng chí Nguyễn Thanh Bình làm Bí thư Thành uỷ.
Thế giới
* Phrêđêric Sơpanh là nhạc sĩ pianô, nhà soạn nhạc nổi tiếng Ba Lan, sinh năm 1819 và từ trần ngày 17-10-1849
tại Pari.
Sôpanh học đàn pianô từ nhỏ. 19 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác âm nhạc. 20 tuổi ông rời Ba Lan sang sống ở
nước Pháp làm thầy dạy nhạc.
Những tác phẩm chính của Sơpanh có nhiều loại: cho dàn nhạc, cho nhạc thính phịng và chủ yếu cho đàn
pianơ. Những bản nhạc của ơng có tính lãng mạn dịu dàng, buồn man mác. Ông đã kết hợp truyền thống cổ điển
với dân ca Ba Lan. Một số bản nhạc ông đã nói lên sự phẫn nộ, căm uất và thương nhớ tổ quốc Ba Lan bị nô
dịch.
Sôpanh là người cách tân phương pháp biểu diễn pianơ trong lĩnh vực hồ âm và phối khí.

Một số sự kiện trong ngày 18 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 18-10-1961, tại thị xã Phủ Lý, Bộ Giáo dục đã phát động phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" học
tập trường phổ thông cấp II Bắc Lý trong toàn ngành giáo dục.
Trường cấp II Bắc Lý thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà, là trường dẫn đầu trong phong trào thi đua "Dạy tốt,
học tốt", của ngành giáo dục. Nhà trường luôn luôn nắm vững mục tiêu đào tạo con người toàn diện, thực hiện
phương châm kết hợp học tập với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, gắn nhà trường với xã hội, thực hiện
khẩu hiệu "Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, tất cả vì học sinh thân yêu".
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất cho trường phổ thông cấp II Bắc
Lý.
* Hiệp định tín dụng được Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ký kết chính thức ngày 1810-1996 với số tiền tương đương 50 triệu đôla Mỹ.
Dự án này nhằm tăng thu nhập của nông dân ở nông thôn, tạo nhiều việc làm, củng cố hệ thống tài chính nơng
thơn.
ADB hàng năm đã tài trợ cho Việt Nam từ 300 đến 500 triệu đôla Mỹ thông qua các dự án các chương trình và đi
kèm là các khoản trợ giúp kỹ thuật. Trong 3 năm (từ 1993-1996) ADB cho Việt Nam vay hơn 1 tỷ đôla.



Thế giới
* Tômát Anva Êđixơn (Thomas Alva Adison) sinh năm 1847 tại nước Mỹ, qua đời ngày 18-10-1931.
Êđixơn là tác giả của các phát minh: Máy điện báo tải hai, đa tải, máy đĩa hát, bóng đèn điện có dây tóc, xe điện,
xe hoả chạy điện. Máy chiếu phim câm và phim nói, máy tách sắt ra khỏi quặng bằng từ trường v.v...
Ông đã đăng ký hơn 1.200 phát minh.

Một số sự kiện trong ngày 19 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 19-10-1946, khai mạc Hội nghị Quân sự toàn quốc của Đảng.
Hội nghị nhận định: "Khơng sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp".
Hội nghị khẳng định: Tuy ta kém về kỹ thuật, vũ khí nhưng với tinh thần dẻo dai, bền bỉ, ta nhất định sẽ thắng.
Ta cần tăng cường công tác xây dựng Đảng, cơng tác chính trị của Vệ quốc đồn, đẩy mạnh việc xây dựng lực
lượng vũ trang để sẵn sàng chiến đấu.
Đây là hội nghị quân sự lớn nhất của Đảng ta từ sau khi giành được chính quyền.
* Ngày 19-10-1962, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn
đầu ra thăm miền Bắc, 12 ngày ở trên đất Bắc, đồn được Hồ Chủ tịch, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
tiếp thân mật, được các đoàn thể và nhân dân miền Bắc đón tiếp nồng nhiệt. Trong buổi tiếp đồn ngày 20-101962, Hồ Chủ tịch đã nói: "Hình ảnh của miền Nam yêu quý ở trong trái tim tơi".
* Ngày 19-10-1973 Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hồ miền Nam Việt Nam cơng bố chính sách dân tộc gồm
8 điểm:
1- Thực hiện bình đẳng dân tộc, đồn kết các lực lượng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
2- Ra sức bảo tồn và phát triển các dân tộc anh em
3- Thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ....
4- Tơn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc...
5- Tôn trọng phong tục, tập qn tín ngưỡng, tơn giáo...
6- Chăm lo quyền lợi về ruộng đất, nương rẫy cho đồng bào...
7- Ra sức phát triển y tế, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh bảo vệ bà mẹ trẻ em.
8- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đông đảo đội ngũ cán bộ của dân tộc anh em.
* Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1908, quê ở Hà Tây, mất ngày 19-10-1975.
Hồi nhỏ ông học ở Hà Nội, sau sang Pháp học đại học (từ 1926-1935). Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng

tiến sĩ văn chương tại trường đại học Xoócbon (Pari)
Trở về nước, ông dạy học, nghiên cứu di sản văn hoá dân tộc. Ông là Uỷ viên Hội đồng nghiên cứu khoa học
Đông Dương (từ 1941-1945). Từ năm 1938, ông đã tham gia hội truyền bá quốc ngữ.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945), Ơng Nguyễn Văn Hun hoạt động sơi nổi trong lĩnh vực giáo dục văn
hoá.
Từ năm 1946 đến năm qua đời - 1975, ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Sự nghiệp giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Bộ trưởng
Nguyễn Văn Huyên trong suốt gần 30 năm.
* Nữ sĩ Lê Liễu Huê, bút danh Ái Lan, sinh năm 1910, quê ở tỉnh Quảng Trị, mất ngày 19-10-1976 tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Bà làm thơ viết báo, cộng tác với nhiều báo từ năm 1928 đã xuất bản tập thơ "Trên đường" (năm 1953)
Bà Ái Lan - Lê Liễu Huê là người nhiệt tình u nước, u văn hố dân tộc. Khi đất nước thống nhất, bà là cố vấn
Hội Văn nghệ giải phóng thành phố Hồ Chí Minh.
* Trong dịp đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước do đồng chí Trường Chinh dẫn đầu sang thăm chính thức nước
Cộng hoà Cuba, ngày 19-10-1982, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Cuba đã được ký kết tại thủ đô
Lahabana. Hiệp ước vạch ra những phương hướng cơ bản nhằm phát triển mối quan hệ hai nước trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong cuộc đấu tranh chung vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội.

Một số sự kiện trong ngày 20 tháng 10:
Việt Nam
* Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam được thành lập ngày 20-10-1930. Đó là tổ chức tiền thân của Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam.


Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo đường lối của Đảng, Đảng chỉ rõ: nếu giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp mà chưa giải phóng phụ nữ thì Cách mạng mới chỉ là một nửa.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Bác Hồ kính yêu đã từng đánh giá: Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già dệt

thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".
Trong hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước, phụ nữ nước ta có nhiều cống hiến to lớn xuất sắc. Hội hiệp
phụ nữ Việt Nam đã được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao vàng.
* Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20-10-1930. Quê quán ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Năm 1950, đang học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng, ông tình nguyện vào bộ đội, viết văn từ 1954. Năm
1960 về cơng tác tại tạp chí "Văn nghệ Qn đội" cho đến ngày mất. Ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn
khố III.
Tác phẩm: "Cửa sơng" - tiểu thuyết (1967-1968); "Những vùng trời khác nhau" - tập truyện ngắn (1970), "Dấu
chân người lính" tiểu thuyết 1972-1974-1984), "Những ngày lưu lạc" (1981), "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành" (1983), "Cỏ lau" (1988) v.v.... Cuộc đời Nguyễn Minh Châu là cuộc đời của người chiễn sĩ tay súng tay bút
chiến đấu không mệt mỏi, là cây bút sung sức tài năng, ln trăn trở tìm tịi đổi mới cho văn học, cả lý luận và
sáng tác. Truyện của Nguyễn Minh Châu là chuyện của đời thường, nghiêng về chính luận, tinh tế và duyên dáng
ẩn chứa đạo đức sâu sắc và mang tính dự báo cao.
Nguyễn Minh Châu mất ngày 23 tháng 1 năm 1989.
* Ngày 20-10-1950, Báo "Quân đội nhân dân" ra số đầu tiên. Báo do báo "Vệ quốc quân" và báo "Quân du kích"
sát nhập. Chủ nhiệm kiêm chủ bút ông Lê Liêm. Thư ký tồ soạn là ơng Lưu Văn Lợi.
* Ngày 20-10-1995, tại 36 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội đã khánh thành bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Đây là kiến trúc hiện đại có diện tích 4.500 mét vng.
Bảo tàng phụ nữ Việt Nam là trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, nơi giữ gìn, bảo quản tài liệu, hiện vật và các
bộ sưu tầm hiện vật, thể hiện vai trò của phụ nữ trong tiến trình lịch sử - văn hố của dân tộc Việt Nam..
Bảo tàng cũng là trung tâm hoạt động văn hoá, truyền thống kiến thức về gia đình và xã hội cho phụ nữ.
Bảo tàng cịn là nơi giao lưu văn hoá giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ thế giới.

Một số sự kiện trong ngày 21 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 21-10-1956, tướng Nguyễn Sơn từ trần tại Hà Nội. Ông tên thật là Vũ Nguyên Bác, sinh năm 1908 ở làng
Kiêu Kị, huyện Gia Lâm - Hà Nội.
Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội. Nam 1926 ông sang Trung Quốc tham dự lớp huấn luyện ở Quảng Châu do Nguyễn
Ái Quốc tổ chức. Sau đó ông được cử vào học trường quân sự Hoàng Phố. Nguyễn Sơn đã tham gia cuộc Vạn lý
trường chinh của Hồng quân Trung Quốc, trải qua nhiều công tác: huấn luyện chính trị, quân sự, báo chí văn

nghệ trong Bát lộ qn, là ủy viên chính phủ cơng - nơng Xô viết Trung Quốc. Năm 1945 về Việt Nam, ông được
giao nhiệm vụ Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến miền Nam, Cục trưởng Cục quân huấn - Bộ quốc phòng (tháng giêng
năm 1947), và Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu V, Liên khu IV. Ở những nơi trên, ông đã góp phần to lớn vào việc
xây dựng lực lượng chiến đấu chính quy và tự vệ cho những năm đầu của cuộc kháng chiến. Tháng giêng 1948,
ông được phong quân hàm thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1951, ông trở lại Trung Quốc, công
tác ở Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và tham gia cuộc kháng chiến Mỹ - Việt Triều.
Tướng Nguyễn Sơn viết nhiều tài liệu phổ biến các tri thức quân sự.
* Nhà văn Võ Huy Tâm sinh năm 1926 ở tỉnh Nam Định, qua đời ngày 21-10-1996 tại Quảng Ninh.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông lần lượt làm cán bộ cơng đồn, cán bộ Đảng ở Bắc Giang.
Cuối năm 1948, ông được cử đi xây dựng phong trào vùng mỏ Hịn Gai, lúc đó đang bị thực dân Pháp chiếm
đóng. Ơng vừa làm thợ vừa tham gia lãnh đạo công nhân đấu tranh chống giặc và bọn chủ mỏ. Thực tế cuộc đấu
tranh của thợ mỏ đã thôi thúc ông viết thành công cuốn tiểu thuyết "Vùng mỏ", tác phẩm được tặng giải nhất
Giải thưởng văn nghệ 1951-1952. Với tác phẩm này, lần đầu tiên người công nhân cách mạng đã trở thành nhân
vật trung tâm của nước ta.
Thế giới
* Anphôngxơ đơ Lamáctin (Alphonse de Lamartine) là nhà thơ lãng mạn Pháp, nhà hoạt động ngoại giao và
chính trị. Ơng sinh ngày 21-10-1790.
Thơ ơng giàu tâm trạng đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà thơ nhiều thế hệ nước Pháp và ngay cả các nhà thơ
trong phong trào Thơ Mới Việt Nam (1930-1945).


Nội dung thơ ông được phản ánh bằng những lời thơ duyên dáng, nhạc thơ êm ái du dương, có chiều sâu tâm
hồn. Nghệ thuật thơ ơng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển nghệ thuật thơ ca của nhân loại.
Ông mất ngày 28-2-1869.
* Nhà khoa học người Thuỵ Điển Anphrét Bécna Nôben (Alfred Bernhard Nobel) sinh ngày 21-10-1833.
Năm 1867, ông đã phát minh ra chất đi-na-mít, chất nổ có hiệu quả và dễ sử dụng đầu tiên, có thể dùng mở
đường hầm xun núi.
Ơng sống độc thân, chuyên tâm nghiên cứu khoa học. Khi qua đời năm 1896, Nôben để lại chúc thư: Đề nghị lập
một quỹ lấy từ tiền lời của tài sản của ông để hàng năm trao giải thưởng cho các nhà bác học, nhà văn, nhà hoạt
động xã hội, kinh tế có cống hiến xuất sắc cho lồi người. Giải thưởng này mang tên Nôben.

Giải Nôben được lập ra từ năm 1901.
Trị giá mỗi giải từ 11 nghìn đến 30 nghìn bảng Anh.

Một số sự kiện trong ngày 22 tháng 10:
Việt Nam
* Nguyên phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, từ trần ngày 22-10-1117.
Bà quê ở làng Thổ Lỗi, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm Hà Nội.
Là một người phụ nữ chịu khó học hỏi, bà được triều thần khâm phục về sự hiểu biết uyên thâm trên mọi lĩnh
vực và có tài cai trị đất nước.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông cầm quân đi đánh giặc Chiêm Thành, bà Ỷ Lan được trao quyền nhiếp chính. Năm
1072, vua Lý Thánh Tông đột ngột băng hà, Ỷ Lan trở thành Hồng thái hậu nhiếp chính vì lúc đó Lý Nhân Tơng
mới 7 tuổi.
Năm 1077, nhà Tống đưa quân sang xâm lược nước ta. Thái hậu Ỷ Lan đã cùng với Thái uý Lý Thường Kiệt và
thái sư Lý Đạo Thành điều khiển triều đình, huy động sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, chỉ trong vòng
mấy tháng, quân giặc Tống đã phải rút chạy về nước.
Sau khi Thái hậu Ỷ Lan qua đời, nhân dân ta vô cùng thương tiếc, lập đền thờ ở nhiều nơi.
* Nguyễn Mậu Kiến sinh năm 1819 ở tỉnh Thái Bình. Ông đỗ tiến sĩ và làm quan đến chức Trung nghị đại phu. Khi
thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phía chủ chương chiến dấu chống lại quân Pháp để bảo vệ đất
nước, dâng sớ lên vua kể tội bọn quan lại đầu hàng giặc. Vì thế, ông bị cách chức. Sau năm 1874 Nguyễn Mậu
Kiến mộ nghĩa binh, chuẩn bị khởi nghĩa ở Hưng Hoá, nhưng giữa chừng bị bệnh, mất ngày 22-10-1879.
* Ngày 22-10-1954, sau 3 tháng chuẩn bị khẩn trương, công trường khôi phục đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn làm
lễ khởi công. Anh chị em dân công thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau ở các tỉnh miền xuôi, miền núi và
thanh niên các thành phố mới giải phóng đã tình nguyện làm việc ở công trường này, tham gia hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế quốc dân.
* Giáo sư Cao Xuân Huy sinh năm 1900 tại tỉnh Nghệ An và qua đời ngày 22-10-1983 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn hoá, giáo sư Cao Xuân Huy sớm hình thành và kiên định một bản
lĩnh khoa học. Quan niệm chủ tồn nhìn thế giới của ơng là một cấu trúc nhất thể, vĩnh hằng bao gồm các thành
tố đa dạng và tương phản. Tư tưởng phương Đông, đặc biệt trong triết học Lão, Trang và Phật giáo Đại thừa vốn
mang tính chủ tồn. Những kiến giải sâu sắc, độc đáo của triết gia Cao Xuân Huy về triết học Đơng -Tây nói
chung và Việt Nam nói chung cịn có ý nghĩa phương pháp luận.

Tác phẩm "Tư tưởng phương Đơng gợi những điểm nhìn tham chiếu" của ơng được bạn đọc trong nước và
ngoài nước đánh giá cao.
* Ngày 22-10-1990, Hội nghị Ngoại trưởng các nước cộng đồng châu Âu (EC) quyết định thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức với Việt Nam.
Thế giới
* Giơn Rít sinh ngày 22-10-1887 tại thành phố Ptơlan (Hoa Kỳ).
Ơng là nhà văn, nhà báo, chiến sĩ cộng sản Mỹ.
Mùa hè năm 1917, ông sang nước Nga, được chứng kiến đầy đủ những diễn biến của Cách mạng tháng Mười.
Trở về nước Mỹ, ông viết cuốn "Mười ngày rung chuyển thế giới" nhằm nói cho nhân dân Mỹ hiểu sự thật về
nước Nga và cuộc cách mạng vô sản vĩ đại. Tác phẩm ra mắt bạn đọc năm 1919 và sau đó được dịch ra nhiều
thứ tiếng.
Cũng năm 1919, Giơn Rít lại san Mátxcơva để làm việc ở quốc tế Cộng sản nhằm tiến tới sự thống nhất của hai
đảng Cộng sản ở Mỹ. Ít lâu sau ơng bí mật trở về Niu c, nhưng bị lộ phải quay trở lại nước Nga Xô - Viết và đã
qua đời tại đây năm 1920.


Một số sự kiện trong ngày 23 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 23-10-1896 thành lập trường Quốc học Huế.
Nhiều học trò của trường sau này đã trở thành danh nhân văn hoá, những nhà cách mạng tiền bối, những nhà
khoa học lớn, các nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta. Những tên tuổi tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Trần
Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Tố Hữu, Tạ Quang Bửu, Hải Triều, Nguyễn Khánh Toàn,
Xuân Diệu, Huy Cận,v.v.... làm rạng danh nhà trường.
Từ năm 1975 đến nay, có nhiều học sinh Quốc học Huế đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế.
Từ năm 1995, trường Quốc học Huế là một trong ba trường trong cả nước được Bộ Giáo dục và đào tạo chọn
làm trường phổ thông trung học chất lượng cao.
* Sau khi ký tạm ước 14-9 với Pháp, về Hà Nội ngày 23-10-1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời tuyên bố với quốc dân. Về
vấn đề Nam Bộ, Người khẳng định: "Khơng ai có thể chia rẽ con một nhà, khơng ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì
cũng khơng ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta... Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ,
là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên".

* Ngày 23-10-1961, Lữ đoàn hải quân 125 được thành lập.
Lữ đồn 125 đã góp phần chi viện cho các chiến trường khu V, cực nam Trung Bộ, Nam Bộ, các chiến dịch lớn,
trong đó có chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần giải phóng quần đảo Trường Sa, cù lao Thu và các đảo phía tây
nam.
Lữ đồn 125 đã hai lần được Nhà nước tuyên dương danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân";
có 3 tàu được tuyên dương là Đơn vị anh hùng, 5 cán bộ, chiến sĩ được tuyên dương anh hùng, 240 cán bộ,
chiến sĩ được tặng thưởng Huân chương các loại.
Thế giới
* Phim có tiếng nói và tiếng hát được trình chiếu lần đầu tiên cho khán giả Mỹ vào ngày 23-10-1927, đó là phim
"Người ca sĩ nhạc Jazz" (Jazz singer) do anh em Oanơ sản xuất, với tài tử ca sĩ An Giơnxơn (Al Johnson). Lời
nói đầu tiên trong phim là "Hello - Mam" (chào mẹ!).

Một số sự kiện trong ngày 24 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 24-10-1953, công nhân bến tàu Angiê và Ôrăng ở nước Angiêri đấu tranh kiên quyết khơng chịu
khn vác vũ khí xuống 2 chiếc tàu của Pháp để chở sang Việt Nam.
Từ tháng 6-1953, công nhân bến tàu Ôrăng đã giữ trọn lời hứa: thà chịu đói chứ khơng chịu khn vác vũ khí
xuống tàu cho thực dân Pháp chở sang xâm lược Việt Nam.
Đây là một hành động dũng cảm của công nhân Angiêri thể hiện sự đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến của
nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.
* Quân đoàn 1 - Binh đoàn quyết thắng, được thành lập ngày 24-10-1973. Đây là binh đoàn chủ lực cơ động đầu
tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.
Binh đoàn gồm những sư đồn có bề dày lịch sử và lập nhiều chiến cơng vẻ vang hợp thành, như sư đồn 308
(Sư đoàn quân tiên phong) là Sư đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta được thành lập 8-1949, Sư đoàn 312
thành lập từ năm 1950 và Sư đoàn 320B.
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân đoàn 1 vừa làm nhiệm vụ dự bị chiến lược bảo vệ
miền Bắc, hậu phương lớn của cả nước, vừa thực hiện cuộc hành quân thần tốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
trong chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần cùng tồn qn, tồn dân giải phóng hồn tồn miền Nam.
Thế giới
* Hiến chương Liên hiệp quốc do Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc soạn thảo đã được thông qua tháng 6-1945 tại

hội nghị Xan Phranxixcô gồm đại diện 50 nước, và có hiệu lực từ ngày 24-10-1945. Ngày 24-10 hàng năm được
gọi là Ngày Liên hiệp quốc.
Liên hiệp quốc là tổ chức quốc tế của các nước độc lập và có chủ quyền, với mục đích giữ gìn, củng cố hồ
bình, an ninh quốc tế, phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Liên hiệp quốc từ tháng 9-1977.
Trong những năm qua, các tổ chức của liên hiệp quốc như PAM, UNICEF, FAQ, UNDP, UNFPA, UNESCO, IMF,
WB đã hợp tác, giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, công tác dân số v.v....

Một số sự kiện trong ngày 25 tháng 10:


Việt Nam
* Ngơ Thì Nhậm, tự Hy Dỗn, hiệu Đạt Hiên, sinh ngày 25-10-1746 tại Thanh Trì, Hà Nội. Ơng là con Ngơ
Thì Sĩ.
Năm 1775, ơng đỗ tiến sĩ. Năm 1788 Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc, ông được trọng dụng, phong làm Tả Thị
Lang bộ Lại. Trong giai đoạn phụ tá Quang Trung, tài năng ông phát huy cao độ trên các lĩnh vực: Chính trị,
quân sự, ngoại giao. Các tác phẩm của ơng có nhiều giá trị trong kho tàng văn học n ước nhà như: "Nhị thập
nhất sư toát yếu", "Bút hai tùng đàm"; "Ung vân nhân vịnh"...
Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ, ông và Phan Huy Ích bị đem ra kể tội, và ngày 9-3-1803 ông bị đòn rồi mất, thọ 57
tuổi.
* Bà Ấu Triệu tên thật là Lê Thị Đàn, quê ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Vào khoảng năm 1903, bà gặp cụ Phan Bội Châu
ở Huế và từ đó trở thành một người cổ động tích cực trong phong trào Đơng Du, phụ trách việc liên lạc với các
cơ sở trong nước, cử người ra du học ở nước ngoài. Năm 1910, bà bị thực dân Pháp bắt, tra khảo dã man nhưng
bà không khai báo gì. Đêm 25-10-1910, sau khi cắn ngón tay lấy máu viết lên tường nhà giam lời kêu gọi đồng
bào đấu tranh giành độc lập, bà đã dùng tấm khăn lụa thắt cổ tự tử. Sau này, cụ Phan Bội Châu lấy tên Ấu Triệu
(bà Triệu trẻ) đặt cho bà Lê Thị Đàn, ngụ ý ca ngợi bà biết noi gương bà Triệu ở Thanh Hoá - người đã lãnh đạo
cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược nước ta thế kỷ thứ III.
* Nhà văn Nguyễn Đình Thạc, bút danh Như Phong, sinh ngày 25-10-1917 tại Hà Nội. Ông là nhà phê bình và lý
luận văn học sắc bén.
Trước Cách mạng tháng Tám, Như Phong viết truyện, lý luận văn học ở các báo: "Tiểu thuyết thứ bảy", "Ích

Hữu", "Thời vụ mới"... Năm 1937 ơng tham gia hoạt động bí mật. Từ 1942 ơng vận động thành lập Hội văn hoá
Cứu quốc và được bầu vào Ban Chấp hành Hội. Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: ủy viên Đảng đoàn Hội
Văn nghệ Việt Nam, ủy viên Ban Biên tập báo "Nhân dân", ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Phó chủ bút
báo "Cứu quốc", giám đốc nhà xuất bản Văn học. Tác phẩm tiêu biểu của ông: "Thơ văn Trần Mai Ninh" và một
số tiểu phẩm có giá trị khác. Ơng mất ngày 1-2-1985, thọ 68 tuổi.
* Ngày 25-10-1941, Tổng bộ Việt Minh chính thức cơng bố "Chương trình Việt minh" phổ biến rộng rãi trong quần
chúng nhân dân. Văn kiện này nhấn mạnh những mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là:
1. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập
2. Làm cho nước Việt Nam được sung sướng, tự do
Văn kiện cịn giới thiệu các chính sách cụ thể của Việt Minh về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố. Đến tháng 81942, Tồ soạn báo "Việt Nam độc lập" phát hành cuốn "Ngũ Tự Kinh" (kinh 5 chữ), dùng văn vần để phổ biến
"Chương trình của Việt minh".
* Từ ngày 25-10 đến ngày 4-11-1956, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đoàn thanh niên cứu quốc Việt
Nam đã tiến hành tại thủ đô Hà Nội. Có 479 đại biểu từ mọi miền đất nước về dự.
Đại hội đã quyết định đổi tên Đoàn thanh niên cứu quốc thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam.

Một số sự kiện trong ngày 26 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 26-10-1967, với hai sư đoàn bộ binh số 7 và 9 cùng một số đơn vị kỹ thuật yểm trợ, quân giải phóng
miền Nam đã mở đầu chiến dịch Lộc Ninh.
Sau hơn một tháng tiến công quân Mỹ - Nguỵ, các đơn vị quân giải phóng đã đánh 60 trận (có hai trận cấp sư
đồn) loại khỏi vịng chiến đấu 5400 tên địch (trong đó có 2900 tên Mỹ) bắt 617 tên, phá huỷ 103 xe quân sự, 63
khẩu pháo, thu 172 súng các loại.
Thế giới
* Nhạc sĩ người Italia Dominico Xcáclát sinh ngày 26-10-1685 tại Napơli. Ơng được coi là người tiền thân về sáng
tác Xônát trong âm nhạc.
Ơng mất ngày 23-7-1757 tại Mađrít.
* Êvarít Galoa (Évaiste Galois), sinh ngày 26-10-1811 ở Bualaren gần thủ đơ Pari.
Ơng là nhà toán học thiên tài, người được cơ sở cho đại số hiện đại.
Năm 1832, mới 21 tuổi, Galoa bị chết trong một trận quyết đấu. Đêm hôm trước, Galoa ghi lại trên 60 trang giấy
các phát minh chủ yếu của mình. Phải 40 năm sau, thế giới tốn học mới hiểu hết được lý thuyết Galoa.


Một số sự kiện trong ngày 27 tháng 10:


Việt Nam
* Nguyễn Trung Trực là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nhân dân chống Pháp ở Long An, Rạch Giá, sinh năm 1837
ở Tân An.
Năm 1861, hưởng ứng hịch Cần Vương, ông chiêu mộ nhân dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở Tân An, tổ
chức phục kích đốt tàu Hy Vọng của Pháp trưa 10-12-1861 trên sông Nhật Tảo. Sau đó, ơng rút qn về Phú
Quốc lập căn cứ. Tháng 10-1968, để bảo toàn lực lượng trước sự bao vây của Pháp, ơng đã tự nộp mình cho
giặc. Thống sối Nam Kỳ lúc đó dụ hàng nhưng ơng trả lời: "Thưa Pháp sối, chúng tơi chắc rằng chừng nào
ngài trừ hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ diệt được những người ái quốc của xứ sở này".
Giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868. Lúc đó ơng mới 31 tuổi.
* Ngày 27-10-1929, Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản gửi thư cho các nhóm cộng sản ở Đông Dương về vấn đề
thành lập Đảng cộng sản Đông Dương.
Bức thư phân tích sẵn mâu thuẫn của xứ Đơng Dương, cao trào Cách mạng trên đường quốc tế. Vấn đề thành
lập Đảng cộng sản Đơng Dương, bí thư chỉ rõ: "Nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả
những người cộng sản Đơng Dương là sáng lập một Đảng Cách mạng của giai cấp vơ sản... ở Đơng Dương thì
chỉ có đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thơi". Bức thư cịn đề ra phương pháp thống nhất các nhóm cộng sản,
Phương thức thành lập Ban Chấp hành, phương thức hoạt động, sự liên lạc và giúp đỡ các Đảng anh em, sản
xuất sách báo bí mật của Đảng, tổ chức bộ máy liên lạc bí mật của Đảng...
Bức thư của Quốc tế cộng sản là một văn kiện góp phần quan trọng vào việc thống nhất các tổ chức cộng sản
để thành lập Đảng ta ngày 3-2-1930.
* Ngày 27-10-1967, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Trung ương giải phóng miền Nam gửi thư tới Hồ Chủ
tịch. Trong thư, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ cảm ơn Hồ Chủ tịch và chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ
đã ủng hộ cương lĩnh chính trị của Mặt trận, và đồng chí đã khẳng định: "Quân và dân miền Nam quyết trả thù
cho đồng bào Thủ đô và cả nước, cùng miền Bắc ruột thịt tiến lên đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược,
thống nhất Tổ quốc.
Thế giới
* Ngày 27-10-1994, Thủ tướng Ítxraen Y.Rabin và thủ tướng Gicđam A.S.Magiali đã chính thức ký hiệp ước hồ

bình giữa hai nước, chấm dứt 46 năm hận thù. Đây là chặng thứ ba đi tới hồ bình ở Trung Đơng, sau Hiệp định
Ítxraen - Ai Cập (1978) và Hiệp định Israel - PLO (1993)

Một số sự kiện trong ngày 28 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 28-10-1946, kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá I khai mạc tại nhà hát Thành phố Hà Nội với 290 đại biểu
các tỉnh về dự.
Quốc hội đã thông qua chủ trương cấp bách để chuẩn bị toàn quốc kháng chiến. Theo đề nghị của đoàn đại
biểu Nam Bộ, Quốc hội đã nhất trí bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân cả nước với Chủ tịch Hồ Chí Minh
và tơn suy Người là cơng dân thứ nhất. Tại kỳ họp lịch sử này, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà đã được Quốc hội thông qua. Sau khi Quốc hội thông qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh
cơng bố bản Hiến pháp.
* Ngày 28-10-1995, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IX đã thơng qua Bộ
luật dân sự. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 1-7-1996. Bộ luật dân sự có 7 phần, 33 chương, 838 điều. Nó là công
cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã Hội của đất nước,
góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương
thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc đã hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
* Ngày 28-10-1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị định thành lập quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ được thành lập trên các phường: Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ của quận Ba Đình và các xã Tứ Liên,
Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm.
Quận Tây Hồ có diện tích tự nhiên 2042,7 ha và 69.713 nhân khẩu.
Thế giới
* Ivan Sécghêvich Tuốcghêniép là nhà văn người Nga, sinh ngày 28-10-1818 qua đời năm 1883.
Tuy đỗ tiến sĩ triết học nhưng ơng lại có năng khiếu văn học, đã sáng tác nhiều tác phẩm có gía trị, vẽ nên bức
tranh rộng lớn, sinh động về cuộc sống hiện thực của đất nước Nga trên bước đường phát triển từ năm 40 đến


những năm 70 của thế kỷ XIX. Tiêu biểu là: "Bút ký người đi săn", "Người cùng thời", "Mối tình đầu", "Một tổ quý
tộc", "Đêm trước", "Cha và con"...

* Ngày 28-10-1886, Tượng "Nữ thần tự do" đặt ở cảng Niu Oóc khánh thành.
Bức tượng cao 46 mét, đặt trên một cái bệ cũng cao 46 mét, nặng 225 tấn. Tượng mang hình một phụ nữ, tay
phải giơ cao một bó đuốc, tay trái ôm một tấm thẻ ghi "Ngày 4 tháng 7 năm 1776", ngày tuyên bố độc lập của Hoa
Kỳ".

Một số sự kiện trong ngày 29 tháng 10:
Việt Nam
* Phan Bội Châu tên hiệu Sào Nam. Sinh ngày 26-12-1867 ở làng Đan Nhiễm, Nam Đàn, Nghệ An. Năm
1900 ông đỗ giải nguyên, nhiệt tình yêu nước, thành lập đội "Tử sĩ Cần Vương". Năm 1904 ông vận động lập
hội Duy Tân, sau đó cùng với Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc, thành lập "Hội Việt Nam Quang phục" và "Hội Chấn
Hoa Hưng Á". Năm 1922 Ông cải tổ Việt Nam Quang phục thành Đảng Việt Nam Quốc dân.
Năm 1925, Ông bị Pháp bắt tại Thượng Hải, giải về nước. Nhân dân tồn quốc địi ân xá cho ơng. Tồn quyền
Đông Dương buộc phải ân xá ông nhưng bắt ông an trí tại Huế.
Ơng là một người giỏi thơ văn, tác giả nhiều tác phẩm yêu nước, cách mạng, đóng góp nhiều cho nền văn hố
như: "Hải ngoại huyết thư", "Việt Nam vong quốc sử", "Nam quốc dân tu tri", "Việt Nam quốc sử khảo" và một
loạt tiểu truyện về các chiến sĩ cách mạng. Văn thơ của ông phổ biến sâu rộng trong quân chúng.
Ngày 29-10-1940, ông mất tại lều tranh Bến Ngự - Huế, thọ 73 tuổi.
* Nhà văn Trần Hữu Trí, bút danh Nam Cao, sinh ngày 29-10-1915 ở xã Nhân Hậu, Lý Nhân, Hà Nam.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học rồi sáng tác văn học, nổi tiếng với các truyện ngắn, tiểu thuyết xã hội.
Năm 1943, ơng gia nhập Hội Văn hố cứu quốc. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia hoạt động tích
cực. Năm 1946, ơng nhập đồn qn Nam tiến vào miền Nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm
công tác tuyên truyền, báo chí văn nghệ ở Việt Bắc.
Các tác phẩm chính của ơng: "Đơi lứa xứng đơi", (tức truyện "Chí Phèo") 1941; "Sống mịn"; "Truyện biên giới";
"Đôi mắt"; "Truyện ngắn Nam Cao".
Ngày 30-11-1951 ông hy sinh tại Gia Viễn, Ninh Bình trên đường đi cơng tác vào vùng địch.
* Nữ thi sĩ Nguyễn Trung Nguyệt sinh năm 1909 tại Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), mất ngày 29-10-1976 tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà có khiếu văn thơ từ khi còn trẻ. Từ năm 1926, bà Nguyễn Trung Nguyệt là Hội viên của Việt Nam thanh niên
cách mạng đồng chí Hội, được đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) họp các lớp chính trị do Tổng bộ tổ chức, rồi
viết báo Thanh Niên.

Năm 1929, bà về nước hoạt động, bị địch bắt, chúng kết án bà 8 năm tù, giam tại Khám Lớn - Sài Gòn. Năm 1937,
bà được trả tự do.
Bà là tác giả của hơn 3000 bài thơ và một tập hồi ký.
* 13g30' ngày 29-10-2002 đã xảy ra vụ hoả hoạn thảm khốc tại toà nhà Trung tâm thương mại quốc tế thành phố
Hồ Chí Minh (ITC) làm 60 người thiệt mạng, hơn 100 người khác bị thương và hàng trăm tỷ đồng hàng hố bị đốt
thành tro. Tịa nhà ITC đã phải dỡ bỏ hồn tồn.
Thế giới
* Écmơn Hali (Edmond Halley) là nhà văn và nhà toán học người Anh, sinh ngày 29-10-1656. Ơng là người đầu
tiên tính tốn quỹ đạo và sự chuyển động của sao chổi mang tên ông - sao chổi Hali. Ơng cũng nổi tiếng do đã
đóng vai trị quan trọng trong việc xuất bản tác phẩm bất tử "Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên
của Niutơn".
Ơng cịn có những cơng trình thiên văn quan trọng khác và chú ý đến việc ứng dụng khoa học vào thực tế.
Helley mất ngày 14-1-1742.
* Kể từ ngày 29-10-1933, dấu hiệu đèn giao thông cho xe cộ đã được gắn ở các trục lộ giao thông tại Thủ đô Đan
Mạch: Những dấu hiệu đó là: Màu đỏ: dừng lại; Màu vàng: cẩn thận; và Màu xanh: được phép qua lại.

Một số sự kiện trong ngày 30 tháng 10:
Việt Nam
* Ngày 30-10-1962, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định thành lập Ngân hàng Ngoại th ương nước Việt Nam
dân chủ cộng hồ. Tính đến nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có quan hệ với 250 ngân hàng các nước
trên thế giới.


* Ngày 30-10-1978, quân dân tự vệ huyện Ba Vì (Hà Tây) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra quyết định tặng
danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Ba Vì đã góp phần chiến thắng oanh liệt ở điểm cao 400m
và 600m, mở đầu thắng lợi cho chiến dịch hồ bình (năm 1952); có Vật Lại là kháng chiến nổi tiếng. Trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ, qn và dân Ba Vì lập chiến cơng đầu: Bắn rơi 5 máy bay Mỹ, quân và dân Ba Vì cịn
dùng súng bộ binh góp phần bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 400 trên miền Bắc.
* Ngày 30-10-1996, Việt Nam và Xơlơmơng đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ.

Quần đảo Xơlơmơng ở phía nam Thái Bình Dương gồm 10 đảo lớn, với diện tích 29.800 km2. Dân số có hơn 36
nghìn người. Thủ đô là thành phố Hôniara.
Thế giới
* Bác sĩ khoa mắt Vladirơ Pơtrơvich Philatốp sinh năm 1875, mất ngày 30-10-1956.
Ơng làm việc ở thành phố Ôđécxa, sau làm Viện trưởng Viện Nhãn khoa Ucraina.
Bác sĩ Philatốp đã ghép giác mạc thành công, nổi tiếng thế giới về phương pháp cấy "nhau" dưới da, tạo hưng
phấn cho cơ thể, hoặc cho uống cao dịch trích từ "nhau", chữa các chứng bệnh loét ở mơ mạc.
Ơng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Liên Xô từ năm 1944.

Một số sự kiện trong ngày 31 tháng 10:
Việt Nam
* Cao Thắng sinh năm 1864 quê ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng chịu khó học tập, giỏi cả văn võ, thơng minh, dũng cảm. Ơng ra
nhập nghĩa quân của Phan Đình Phùng và trở thành một tướng giỏi.
Khi cụ Phan Đình Phùng ra Bắc đã giao quyền chỉ huy nghĩa quân cho Cao Thắng. Ông đã góp phần xây dựng lại
lực lượng nghĩa quân, chế tạo vũ khí để đánh giặc. Ơng làm ra những khẩu súng trường giống như của Pháp
năm 1874.
Ngày 31-10-1893, Cao Thắng bị trúng đạn và hy sinh. Khi đó ơng mới 29 tuổi.
* Lưu Quý Quỳ gốc người xã Minh Hương, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, sinh ngày 31-10-1919.
Từ năm 1937, tham gia cách mạng, ông công tác qua các ban, ngành: Trợ lý Trưởng Ban Tuyên huấn Trung
ương, Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam. Vụ trưởng vụ Báo chí Ban
Tun huấn Trung ương Đảng.
Ơng viết báo, viết sách nhiều, tích cực hoạt động trên nhiều lĩnh vực, được tặng thưởng Huân chương kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ hạng nhất. Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Huy chương Danh dự Tổ chức quốc tế
các nhà báo.
Những tác phẩm của ông được hoan nghênh: "Nước về biển cả", "Công chúng mới", "Bài thơ Nam Bộ", "Miền
Nam yêu quý", "Tác phong văn nghệ nhân dân", "Thực tiễn văn nghệ kháng chiến Nam Bộ", "Phút im lặng"...
Sau cơn bệnh đột ngột khi đang cơng tác tại nước ngồi, ơng từ trần ngày 1-8-1982, thọ 63 tuổi.
Thế giới
* Tướng quân Phrunde sinh ngày 2-2-1885 tại Cộng hồ Kiêcghidia.

Năm 1906, ơng gặp Lênin tại Thụy Điển và từ đó trở thành người đồng chí trung kiên của Lênin. Từ năm 1905
đến Cách mạng tháng Mười, ơng hoạt động bí mật, nhiều lần bị bắt, bị đi đày.
Năm 1924, Ông được cử làm Bộ trưởng dân uỷ phụ trách quân đội và hải quân, làm Phó chủ tịch Hội đồng quân
sự cách mạng kiêm Tổng tham mưu trưởng Hồng quân nông - công, kiêm Giám đốc Học viện Quân sự cao cấp.
Ngày 31-10-1925, Ông đã từ trần ở Mátxcơva lúc mới 40 tuổi. Sau khi ông qua đời, Học viện cao cấp Hồng quân
được mang tên Phrunde và tên họ của ông được gắn trên tường thành Kremli.
* Ngày 31-10-1952, Mỹ đã cho nổ bom khinh khí đầu tiên trên đảo Ênivetốc trên Thái Bình Dương. Nó đã được
Thenlơ (Teller) thiết kế, là kết quả của quá trình nghiên cứu xuất phát từ bom nguyên tử, bắt đầu năm 1949 và
hoàn thành vào năm 1951. Tháng 8 năm 1953, Liên Xô cho nổ một quả bom khinh khí tương tự. Tiếp theo là Anh
(năm 1957), Trung Quốc (năm 1967) và Pháp (năm 1968).
* Bà Inđira Ganđi sinh năm 1917 và bị kẻ thù sát hại ngày 31-10-1984, Bà là Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ từ năm
1966 đến năm 1977, và từ năm 1980 đến năm 1984, là lãnh tụ xuất sắc của phịng trào Khơng liên kết, là người
bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Sau khi bà từ trần, Thủ đơ Hà Nội đã đổi tên vườn hoa Chí Linh thành vườn hoa Inđira Ganđi để ghi nhớ tình hữu
nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Ấn Độ.



×