Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Mot so dieu khi day khoa hoc lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.94 KB, 3 trang )

Kính gửi : Tạp chí Thiết bị Giáo dục
Tơi xin gửi đến Quý Tạp chí bài này, nếu Tạp chí thấy khơng sử dụng được xin kính nhờ
Q Tạp chí chuyển giúp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục.
Phạm Đình Cương

MỘT SỐ ĐIỀU CHÚ Ý KHI DẠY KHOA HỌC 4.
Nội dung môn Khoa học 4 tuy là những vấn đề thông thường ta vẫn gặp trong đời sống :
“Nước và khơng khí”, nhưng trong mấy chục năm nay nhiều sách vẫn có những điều sai lầm trong
kiến thức. Điều này rất tai hại vì nó gây hiểu biết sai lầm cho cả thế hệ học sinh nhỏ tuổi khi mới
được học Khoa học. Vì vậy ta thấy trong xã hội hiện nay có những người nhiều tuổi tuy đã học lên
cao nhưng vẫn mang những hiểu biết sai lầm khi được học từ tuổi ấu thơ. Bài này xin đề cập đến
một số vấn đề hiện nay trong xã hội nhiều người vẫn hiểu sai để các bạn giáo viên tham khảo và
tránh phạm phải sai lầm khi dạy học sinh.
Có sách viết : “Ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau : cân một quả bóng chưa bơm hơi
và một sợi dây. Sau đó bơm đầy hơi vào quả bóng đó và dùng chính sợi dây đó buộc lại; cân lại,
thấy trọng lượng của nó nặng hơn khi chưa được bơm. Điều này cho thấy khơng khí có trọng
lượng.”
Ý nghĩ trên là ý nghĩ sai lầm của những người chưa được biết đến định luật Ác-si-mét. Từ
mấy chục năm nay ở Việt nam và các nước cũng có một số sách viết sai như vậy. Ý nghĩ trên chỉ
đúng khi cân vật trong chân khơng, chỉ đúng khi ta làm thí nghiệm trong mơi trường khơng có
khơng khí ! (nhưng nếu cân trong chân khơng thì quả bóng sẽ căng ra và vỡ !). Khi quả bóng được
bơm đầy hơi căng phồng ra để trong khơng khí thì nó chịu lực đẩy của khơng khí theo phương
thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên. Lực đẩy này có độ lớn bằng trọng lượng của khối khơng khí
bị quả bóng chiếm chỗ. Như thế lực đẩy lên của khơng khí vào quả bóng xấp xỉ bằng trọng lượng
của lượng khơng khí bơm vào trong quả bóng (có thể trọng lượng khơng khí trong quả bóng hơi
lớn hơn lực đẩy lên một lượng rất nhỏ vì áp suất khí trong quả bóng hơi lớn hơn áp suất khí quyển
bên ngồi, nhưng sự chênh lệch này không đáng kể, với các loại cân hiện có trong nhà trường ta
khơng thể phát hiện được sự chênh lệch này) . Vì vậy quả bóng sau khi được bơm đầy hơi rồi
đặt lên cân nó cũng khơng nặng hơn khi chưa được bơm hơi. Nếu giáo viên giảng cho học sinh
như sách hiện nay viết sẽ làm học sinh hiểu sai một hiện tượng vật lý thông thường.
Như thế thí nghiệm đúng đắn để xác định khơng khí có trọng lượng khơng phải là một thí


nghiệm nhỏ ! Nhìn chung, các trường trung học cơ sở của ta hiện nay khơng có điều kiện thực hiện
được thí nghiệm gọi là nhỏ này.
Cũng trong sách trên có viết : “Khi bạn thổi hơi vào quả bóng, nó căng phồng lên vì chứa
đầy khơng khí. Nếu ta bơm vào đó thứ khí khác nhẹ hơn khơng khí (ví dụ khí heli), thì quả bóng
đó trở thành quả bóng bay. Bóng bay là thứ đồ chơi khơng xa lạ gì với mỗi em bé”.
Sách nói như vậy nên giáo viên dễ hiểu lầm mà giảng giải cho các học sinh là khí trong
quả bóng bay là khí heli ! Thế là các em bé từ nhỏ đã nghĩ khí trong bóng bay là khí heli! Thực tế
khí heli tuy có nhẹ hơn khơng khí nhưng trên thế giới khơng nước nào dùng khí heli để bơm vào
bóng bay cho trẻ em chơi vì điều chế khí heli khó khăn và tốn kém hơn điều chế khí hy-drơ rất
nhiều. Nếu khí trong bóng bay là khí heli thì bóng bay khơng phải là thứ đồ chơi khơng xa lạ gì với
mỗi em bé ! Các bạn giáo viên cần cho các em biết rằng : khí trong bóng bay trẻ em chơi là khí
hy-drơ. Khí hy-drơ điều chế dễ dàng, ít tốn kém, khi lên lớp trên các em sẽ được làm thí nghiệm
điều chế khí hy-drơ ngay tại lớp theo bài học.
Về thí nghiệm xác định thành phần của khơng khí cũng có nhiều người hiểu lầm bằng
cách nói là làm thí nghiệm như sau :
Đặt cây nến đang cháy vào khay nước, lấy cốc úp vào cây nến, một lúc sau nến tắt và
nước dâng lên trong cốc. Người ta nói rằng nước dâng lên là chiếm thể tích của ô-xi đã bị cháy đi
(cách đây 60 năm khi cịn ở tiểu học tơi cũng được học như vậy!). Những người nghĩ thế này quên


một điều là khi ô-xi cháy đi đã tạo thành khí các-bơ-níc có thể tích bằng thể tích khí ơ-xi ban đầu
(nếu cùng nhiệt độ và áp suất), khí các-bơ-níc tan rất ít trong nước. Lượng nước dâng lên trong cốc
cũng rất ít chứ khơng bằng 1/5 thể tích cốc như người ta nghĩ (vì ơ-xi chiếm 21% thể tích khơng
khí). Vậy nước dâng lên trong cốc khơng phải là thay thế thể tích ơ-xi đã bị cháy đi.
Việc làm thí nghiệm xác định thành phần của khơng khí ở các lớp cấp trên cũng phạm
sai lầm tương tự vì khơng chú ý đến sự giãn nở vì nhiệt của khơng khí (có sách nói là đốt phốt pho,
cho vào trong cốc rồi úp vào chậu nước. Tuy khí tạo thành sau khi đốt phốt pho dễ tan trong nước
nhưng cũng khơng tránh được hiện tượng khí trong cốc bị đốt nóng trước khi úp vào nước).

Do từ nhỏ khơng được biết đúng đắn các thí nghiệm đơn giản về khơng khí

nên nhiều người khi lớn lên mặc dù học lên cao nhưng cũng không hiểu biết đúng đắn về thành
phần của khơng khí. Ngày 27/2/2003 một tiến sĩ giải thích về đèn trời (xin xem hình bên) trên
VTV2 như sau : “Lửa đốt cháy hết ơ-xi, cịn lại hy-drơ nhẹ nên đèn trời bay lên”. Nếu khơng khí
chỉ có ô-xi và hy-drô như tiến sĩ nghĩ thì Trái Đất đã bị nổ tung từ lâu rồi ! Tôi không hiểu những
người nước ngồi khi theo dõi chương trình trên VTV2 sẽ đánh giá trình độ cán bộ Việt Nam như
thế nào ?
Về phần chuyển thể của nước, có sách (sách giáo viên) viết sai, nếu giáo viên cứ giảng cho
học sinh thế này sẽ gây hiểu biết sai lầm cho học sinh. Sách viết : ”Khi để nước đủ lâu ở chỗ có
nhiệt độ 0oC hoặc dưới 0oC, ta có nước ở thể rắn (như nước đá, băng, tuyết)”. Ta biết rằng nhiệt
nóng chảy của nước đá là 80 kcalo/kg.độ. Nếu muốn cho 1 kg nước ở 0oC trở thành nước đá cũng ở
0oC ta phải rút đi ở nước một nhiệt lượng là 80 kcalo. Tương tự như vậy, muốn cho 1 kg nước đá ở
0oC nóng chảy thành nước ở OoC ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 80 kcalo. Vì vậy nếu
để nước ở chỗ có nhiệt độ 0 oC thì khơng bao giờ đông đặc thành nước đá ! Muốn cho nước
đông đặc thành nước đá ta phải để nước vào chỗ có nhiệt độ dưới 0oC. Giáo viên cần biết điều này
để tránh giảng sai cho học sinh.
Khi giảng bài 49 : “Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt” giáo viên cần cho học sinh biết tia
sáng la-de rất có hại nếu để chiếu trực tiếp vào mắt. Điều này rất cần thiết vì hiện nay trên thị
trường có bán bút phát tia la-de dưới dạng đồ chơi cho trẻ em và dây đeo chìa khóa. Hơn nữa vì
hiện nay trong xã hội nhiều người lớn tuổi cũng chưa biết tác hại của tia la-de với mắt. Trong
chương trình “Quán âm nhạc” của Đài Truyền hình Việt nam phát vào giữa tháng 7 năm 2008 nữ
ca sĩ Tân Nhàn có nói : để tạo hiệu quả mắt đẹp (có lẽ để mắt lóe sáng như mắt Tơn Ngộ Khơng
trong phim), đạo diễn và các kỹ thuật viên trong tổ quay phim đã để nữ ca sĩ biểu diễn dưới ánh
sáng đèn la-de chiếu vào mắt. Kết quả là sau nửa tháng biểu diễn dưới ánh sáng la-de, mắt ca sĩ bị
mù khơng nhìn thấy gì nữa, nữ ca sĩ phải về Hà Nội để vào bệnh viện cấp cứu! Hiện nay mắt ca sĩ
tuy đã nhìn được nhưng thị lực đã kém đi. Thường thì những mắt bị tia la de chiếu vào lâu, một
thời gian sau khi nhìn đường thẳng sẽ thành đường cong do đó nhìn các hình sẽ bị nhịe đi vì giác
mạc và võng mạc đã bị tổn thương. Không biết mắt nữ ca sĩ hiện nay có bị như vậy khơng ? Cũng
may là thủy tinh thể chưa bị thủng nên chưa bị mù vĩnh viễn. Nếu các kỹ thuật viên tạo hiệu quả
mắt sáng như mắt Tôn Ngộ Không trong phim bằng cách dùng kỹ xảo trên máy vi tính thì mắt nữ
ca sĩ không bị tổn thương như trên.

Trên đây là vài điều chưa đúng đắn trong sách giáo khoa ở trường tiểu học, và một số điều
thông thường mà nhiều người trong xã hội còn chưa hiểu biết, mong các bạn giáo viên lưu ý khi


dạy thế hệ trẻ để các em khơng có nhận thức sai lầm từ những ngày nhỏ tuổi mới tiếp xúc với Khoa
học. Kỳ sau chúng tôi xin trao đổi về những điều chú ý khi dạy Khoa học 5.
Mong Nhà xuất Bản Giáo dục và các cơ quan chức năng trong Bộ Giáo dục và Đào tạo
lưu ý đến việc đảm bảo nội dung đúng đắn của sách dùng trong trường học để cả thế hệ học sinh
không phải tiếp thu những kiến thức sai lầm, để khi lớn lên khơng có những hiểu biết sai lầm.
Phạm Đình Cương
ĐT : 8515337



×