Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu de kiem tra cong nghe ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.11 KB, 2 trang )

Đ Ề A KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học 07-08
MÔN : CÔNG NGHỆ LỚP 10
Thời gian : 45 phút
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1. Miễn dịch tự nhiên:
A. Tùy thuộc vào chất lượng vacxin B. Yếu, có tính đặc hiệu
C. Tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của vật nuôi. D. Mạnh, không có tính đặc hiệu
2. Tiêm vacxin vô hoạt sẽ có miễn dịch sau:
A. 5 - 10 ngày B. 15 - 20 ngày C. 10 - 15 ngày D. 15 - 25 ngày
3. Thời gian miễn dịch của vacxin nhược độc là:
A. 1 - 2 năm B. 6 tháng - 1 năm C. 3 - 6 tháng D. 2 - 3 năm
4. Tiêu chuẩn của ao nuôi cá:
A. Diện tích ao từ 5 - 10 ha B. Ao càng nhỏ, càng dễ quản lý cá
C. Có lớp cát dày 25 - 35 cm D. Có lớp bùn dày 20 - 30 cm
5. Điều nào không đúng khi nói về vacxin nhược độc:
A. Tạo miễn dịch mạnh B. An toàn, dễ bảo quản
C. Không an toàn, khó bảo quản D. Phải bảo quản trong tủ lạnh
6. Nên thả cá nuôi khi:
A. Nước ao có màu vàng nhạt B. Ao đã có đủ nước
C. Nước ao có màu xanh nõn chuối D. Ao đã diệt tạp, khử chua
7. Vai trò của ánh sáng đối với chuồng, trại:
A. Giúp chuồng khô ráo, hạn chế mầm bệnh B. Giúp chuồng thoáng mát, bền chắc
C. Tránh bệnh ngoài da cho vật nuôi D. Giúp vật nuôi ăn ngon, mau lớn
8. Bệnh do virut gây ra có thể:
A. Trị bằng thảo mộc B. Trị bằng thuốc kháng sinh
C. Chưa có thuốc phòng và trị D. Phòng bằng vacxin
9. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá:
A. Bón phân - Bón vôi - Kiểm tra nước - Thả cá
B. Tu bổ ao - Bón vôi - Bón phân - Lấy nước vào ao
C. Tu bổ ao - Bón phân - Bón vôi - Lấy nước vào ao
D. Diệt tạp - Khử chua - Kiểm tra nước - Thả cá


10. Để bảo quản hạt giống dài hạn cần:
A. Giữ ở nhiệt độ và độ ẩm bình thường B. Giữ ở nhiệt độ -10
0
C, độ ẩm 35-45%
C. Giữ ở nhiệt độ -10
0
C, độ ẩm 35-40% D. Giữ ở nhiệt độ 0
0
C, độ ẩm 30-40%
11. Điểm nào đúng trong quy trình bảo quản hạt giống và củ giống:
A. Ở củ giống: không làm khô, không đóng gói
B. Ở hạt giống: không xử lý bảo quản, không xử lý ức chế nảy mầm
C. Ở hạt giống: có xử lý phòng chống vi sinh vật hại
D. Ở củ giống: không tách hạt và làm sạch
12. Tiêu chuẩn hạt giống và củ giống có điểm chung là:
A. Chất lượng cao, còn nguyên vẹn B. Không bị lẫn với giống khác
C. Chất lượng cao, không sâu bệnh D. Thuần chủng, đồng đều
II/ PHẦN ĐIỀN KHUYẾT (2 điểm)
(Khi trả lời, học sinh chỉ cần ghi số thứ tự rồi viết câu cần điền. Ví dụ: 1a:……, 1b:……)
1/ Vacxin vô hoạt ( a ) vì mầm bệnh đã bị ( b ) bằng các tác nhân ( c ).
2/ Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với một số loại ( a ) nhất định nên chỉ có tác dụng khi điều trị
( b ).
3/ Kháng sinh tiêu diệt các ( a ) nhưng đồng thời cũng ( b ), tạo điều kiện phát sinh các bệnh khác.
4/ Sử dụng kháng sinh ( a ) trong thời gian dài dễ làm cho vi khuẩn ( b ), trở nên ( c ) rất khó điều
trị khỏi bệnh.
5/ Phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi từ ( a ).
6/ Độ ẩm không khí cao làm cho nông, lâm, thủy sản khô bị ( a ), là điều kiện thuận lợi cho ( b ) và (
c ) phát triển, phá hại.
7/ Khi nhiệt độ tăng lên thì hoạt động của ( a ) tăng, các ( b ) cũng tăng lên làm cho nông, lâm,
thủy sản ( c ), chất lượng bị ( d ).

8/ Nông, lâm, thủy sản dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm và gây thối hỏng vì chứa nhiều ( a ) và ( b ).
III/ PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Địa điểm xây dựng và hướng chuồng, trại cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Câu 2: Để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan thì cần có chế độ dinh dưỡng, quản lý và
chăm sóc vật nuôi như thế nào?
Câu 3: Nêu các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Cho ví dụ.
Muốn gây được bệnh thì các loại mầm bệnh phải như thế nào?
Câu 4: So sánh vai trò của vacxin và thuốc kháng sinh. Có nên sử dụng đồng thời vacxin và thuốc
kháng sinh không?
Câu 5: Vẽ sơ đồ mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Bệnh ở vật nuôi sẽ phát sinh và phát triển thành dịch lớn khi các điềi kiện này như thế nào?
HẾT

×