Đề ôn lý thuyết 2.
Câu 1: Cho 4 kim loại Mg, Al, Zn, Cu. Chọn kim loại có tính khử yếu hơn H 2.
A. Chỉ có Mg và Zn.
B. chỉ có Al và Zn.
C. Chỉ có Cu.
D. Chỉ có Al và Mg.
Câu 2: Cho các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Chất nào có thể làm mềm nước cứng tạm thời.
A. Ca(OH)2, Na2CO3.
B. NaCl, Ca(OH)2.
C. NaCl, HCl.
D. Na2CO3, HCl.
Câu 3: Trong các oxit sau CuO, Al2O3, SO2, hãy cho biết chất nào chỉ phản ứng được với bazơ và chất nào cho phản ứng
được với axit lẫn bazơ. Cho kết quả theo thứ tự trên.
A. SO2, CuO.
B. CuO, Al2O3.
C. SO2, Al2O3.
D. CuO, SO2.
Câu 4: Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1 dung dịch B1 và khí C1.
Khí C1 (dư) cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A 2. Hãy xác định các chất có trong A1, B1, C1, A2.
A. (A1: Fe3O4, Fe);
(B1: NaAlO2);
(C1: H2);
(A2: Fe, Al, Al2O3).
B. (A1: Fe3O4, Fe);
(B1: NaAlO2, NaOH dư);
(C1: H2);
(A2: Fe, Al, Al2O3).
C. (A1: Fe3O4, Fe);
(B1: NaAlO2, NaOH dư);
(C1: H2);
(A2: Fe, Al).
D. (A1: Fe3O4, Fe);
(B1: NaAlO2, NaOH dư);
(C1: H2);
(A2: Fe3O4, Al, Al2O3).
Câu 5: Phát biểu sai trong các phát biểu sau:
1. C2H5OH tan trong nước theo bất cứ tỉ lệ nào.
2. C4H9OH tạo được liên kết hiđro với nước nên tan trong nước theo bất cứ tỉ lệ nào.
3. C6H5OH tan trong nước kém hơn C2H5OH.
4. Liên kết hiđro giữa các phân tử rượu làm cho rượu có nhiệt độ sụi cao bất thường (nếu so với phân tử
lượng M của rượu).
A. Chỉ có 2.
B. Chỉ có 2 và 3.
C. Chỉ có 3.
D. Chỉ có 3, 4.
Câu 6: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai:
1. C2H5OH và C6H5OH đều phản ứng dễ dàng với HBr.
2. C2H5OH có tính axit yếu hơn C6H5OH.
3. C2H5ONa và C6H5ONa phản ứng với nước cho ra trở lại C2H5OH và C6H5OH (phản ứng hoàn toàn).
A. Chỉ có 1.
B. Chỉ có 2.
C. Chỉ có 3.
D. 1, 3.
Câu 7: Để phân biệt giữa benzen, phenol và anilin trong 3 phản ứng sau có thể dựng phản ứng nào?
1. Với dung dịch H2SO4.
2. Với dung dịch NaOH.
3. Với nước Br2.
A. Chỉ có 1.
C. Chỉ có 1 hoặc 2, 3.
B. Chỉ có 2.
D. Chỉ có 3.
Câu 8: Có thể phân biệt CH 3CHO và C2H5OH bằng phản ứng với.
A. AgNO3/NH3.
B. Na.
C. Cu(OH)2/NaOH.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Cu(OH)2 tan được trong glixerin là do:
A. Glixerin có tính axit.
B. Glixerin có H linh động.
C. Tạo phức đồng.
D. Tạo liên kết hiđro.
Câu 10: Lipit là:
A. Este của axit béo và rượu đa chức.
B. Hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N.
C. Este của axit béo và glixerin.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Để phân biệt giữa hexan, glixerin và glucozơ, ta có thể dựng thuốc thử gì trong 3 thuốc thử sau?
1. Dựng Na.
2. Dựng Cu(OH)2. (3) Dung dịch AgNO3/NH3.
A. Dựng được cả 3 chất trên.
B. Chỉ dựng được Cu(OH)2.
C. Chỉ dựng AgNO3/NH3.
D. Dựng Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.
Câu 12: Các phát biểu sau đây liên quan đến gluxit, phát biểu nào sai.
1. Khác với glucozơ (chứa nhóm andehit), fructozơ (chứa nhóm xeton) không cho phản ứng tráng gương.
2. Saccarozơ là đisaccarit của glucozơ nên saccarozơ cũng cho phản ứng tráng gương như glucozơ.
3. Tinh bột chứa nhiều nhóm OH nên tan nhiều trong nước.
A. Có 2 và 3.
B. Có 1 và 2.
C. Chỉ có 1.
D. Tất cả đều sai.
Câu 13: Cho các chất sau: MgO, HCl, NaOH, KCl chất nào không tác dụng được với aminoaxit.
A. Chỉ có KCl.
B. Chỉ có MgO và HCl.
C. Chỉ có NaOH.
D. Tất cả các chất trên.
Câu 14: So sánh nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của etylamin và glixin NH 2 - CH2 - COOH.
A. Glixin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với etylamin, cả hai tan trong nước.
B. Hai chất có nhiệt độ nóng chảy gần ngang nhau vì đều có 2C và cả hai đều tan nhiều trong nước.
C. Glixin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn etylamin. Glixin tan ít còn etylamin tan nhiều trong nước.
D. Cả hai đều có nhiệt độ nóng chảy thấp và đều ít tan trong nước.
Câu 15: Thêm vài giọt phenolphtalein (không màu ở môi trường axit và trung tính, đỏ ở môi trường bazơ), vào dung dịch
các muối sau: (NH4)2SO4, K3PO4, KCl, K2CO3, dung dịch nào sẽ không màu?
A. K3PO4, KCl.
B. (NH4)2SO4, KCl.
C. KCl, K2CO3.
D. K3PO4, K2CO3.
Câu 16: Chọn 4 oxit MgO, Cr2O3, BeO, Mn2O7, chọn oxit chỉ phản ứng được với bazơ và oxit chỉ phản ứng được với axit.
Cho kết quả theo thứ tự trên.
A. Mn2O7, MgO.
B. Cr2O3, BeO.
C. Cr2O3, MgO.
D. BeO, Cr2O3.
Câu 17: Để làm dây dẫn điện, người ta dựng vật liệu nào trong 4 vật liệu sau đây:
1. Al nguyên chất. 2. Hợp chất duyra (Al, Cu, Mn, Si).
3. Cu nguyên chất. 4. Thau (hợp kim Cu + Zn)
A. Chỉ có 1 và 3.
B. Chỉ có 1.
C. Chỉ có 3.
D. Chỉ có 1 và 2.
Đáp Án:
1C - 2A - 3C - 4B - 5A - 6D - 7D - 8D - 9C - 10C - 11D - 12D - 13A - 14A - 15B - 16A - 17A