Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ngày soạn ngày soạn 21106 ngày dạy 111106 mối quan hệ giữa gen và tính trạng imục tiêu sau bài nàyhs phải hiểu được mối quan hệ giữa arn và protein thông qua việc trình bày được sự hình thành ch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.74 KB, 3 trang )

Tuần 10
Tiết 19

Ngày soạn: 2/11/06
Ngày dạy: 11/11/06

MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:
Hiểu được mối quan hệ giữa ARN và protein thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi
axitamin .
Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen (một đoạn ADN ) → m ARN → protein → tính
trạng.
Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .
II/Đồ dùng dạy học:
+GV: Tranh phóng to H. 19.1, 19.2 19.3 SGK
+HS: Tìm hiểu trước bài học
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Tính đa dạng và tính đặc thù của protein do những yếu tố nào xác định ? Vì sao nói
protein có vai trị quan trọng đối với tế bào và cơ thể ?
-Bài mới:
+Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và protein
 Mục tiêu: Xác định được vai trị của m ARN . Trình bày được sự hình thành chuỗi axitamin
 Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin đoạn 1 SGK → -HS tự thu nhận và xử lí thơng tin .
Thảo luận theo đôi bạn thống nhất đáp án.
Hãy cho biết giữa gen và protein có mối quan hệ với +Dạng trung gian : m ARN
nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung +Vai trị: Mang thơng tin tổng hợp protein
gian đó?


Đại diện phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung
-GV chốt lại kiến thức.
-HS thảo luận nhóm, nêu được:
- GV yêu cầu HS quan sát H19.1 → Thảo luận nhóm ,
trả lời các câu hỏi:
+Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi
axitamin ?
+Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với
nhau?
+Tương quan về số lượng giữa axitamin và nuclêơtit
của mARN khi ở trong Riboxom?
-GV hồn thiện kiến thức .
+Trình bày quá trình hình thành chuỗi axitamin ?

+Thành phần tham gia : mARN , tARN ,
riboxom.
+Các loại nuclêôtit liên kết nhau theo NTBS:
A- U, G- X.
+Tương quan: 3 nuclêôtit → 1 axitamin
- Vài HS khái quát kiến thức
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.

GV phân tích kĩ cho HS : Số lượng thành phần trình tự
sắp xếp các axitamin tạo nên tính đặc thù cho mỗi loại
protein . Sự tạo thành chuỗi axitamin dựa trên khuôn
mẫu ARN .
GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.
*Tiểu kết: Sự hình thành chuỗi axitamin :
+ mARN rời khỏi nhân đến riboxom để tổng hợp protein
+Các tARN mang axitamin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung → đặc

axitamin vào đúng vị trí
+Khi riboxom dịch một nấc trên mARN → 1 axitamin được nối tiếp.
+Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài của m ARN → chuỗi axitamin được tổng hợp xong.
Nguyên tắc tổng hợp: Dựa trên khuôn mẫu m ARN
Theo NTBS: (A- U; G-X)
+Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa gen và tính trạng .


Mục tiêu: giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ như SGK.
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS quan sát H19.2; 19.3 giải thích :
-HS quan sát H. vận dụng kiến thức đã học để trả
- +Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo lời .
trật tự 1,2,3.
- Vài HS khái quát kiến thức
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
--HS tự thu nhận và xử lí thơng tin ,ghi nhớ kiến
thức.
- -HS tiếp tục nghiên cứu thông tin SGK: Nêu bản -1 HS trình bày bản chất mối quan hệ gen → tính
chất mối liện hệ trong sơ đồ?
trạng
- GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.
*Tiểu kết: Mối liên hệ:
+ADN là khuôn mẫu để tổng hợp m ARN .
+m ARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axitamin ( cấu trúc bậc 1 của protein).
+Protein tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào → biểu hiện thành tính trạng.
+Bản chất mối quan hệ gen -tính trạng: Trình tự các nuclêơtit trong ADN quy định trình tự các nuclêơtit
trong ARN , qua đó quy định trình tự các axitamin của phân tử protein . Protein tham gia vào các hoạt

động của tế bào → biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.



IV/Kiểm tra, đánh giá :
*Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Trình bày sự hình thành chuỗi axitamin trên sơ đồ?
Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
V/Dặn dị:
 Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
 Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 2, 3, 4 tr. 59 ở SGK.
 Xem lại cấu trúc không gian của ADN để tiết tới thực hành: quan sát và lắp mô hình
ADN .

VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:




×