Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kinh nghiem soan giao an mon Ngu Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.81 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm soạn giáo án điện tử
môn ngữ văn ở cấp THPT
Trịnh Duy Tuân
Trờng THPT Đông Sơn I, Thanh Hoá
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đợc rất nhiều giáo viên sử
dụng vào công việc thờng ngày của ngời lên lớp. Tuy nhiên, số ngời soạn
giáo án điện tử cha nhiều và không ít những điều bất cập nhất là đối với bộ
môn Ngữ văn. Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu một số kinh nghiệm
trong việc soạn giáo án điện tử của môn Ngữ văn cấp THPT.
Do đặc trng của bộ môn nên việc soạn giáo án điện tử môn Ngữ văn cần phải
đợc xem xét trong các phần, các kiểu bài cụ thể.
Phần Văn trong chơng trình THPT thờng giặp là các kiểu bài: Văn học sử
giai đoạn, tác giả và các văn bản theo cụm thể loại. Trong các văn bản đợc
học, chủ yếu có các loại: Văn bản nghị luận, văn bản chơng nghệ thuật, văn
bản nhật dụng.
Trong các giờ hớng dẫn đọc hiểu văn bản văn chơng nghệ thuật, không ít
giáo viên biến giờ học thành giờ trình chiếu các hình ảnh có liên quan đến
hình tợng trong tác phẩm. Dạy bài Sóng thì trình chiếu hình ảnh biển cả với
những con sóng vỗ bờ ào ạt; bài Hai đứa trẻ thì trình chiếu cảnh hoàng hôn,
cảnh đêm tối và khung cảnh một khu chợ nghèo nàn, xơ xác...
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Tính hình tợng là đặc trng cơ bản của
ngôn ngữ nghệ thuật. Không nên thay thế, chuyển đổi ngôn từ văn học bằng
ngôn từ của các ngành nghệ thuật khác. Sự thay thế, chuyển đổi ấy đà tạo ra
một hình ảnh mới, một thông điệp mới. Sự thay thế, chuyển đổi ấy đà tạo ra
một hình ảnh mới, một thông điệp mới. Sự thay thế ấy đà làm khác đi, thậm
chí khác đi rất nhiều so với hình ảnh bị thay thế. Bản thân văn học mang tính
đa nghĩa. Không thể lạm dụng hình ảnh cụ thể thay thế cho hình ảnh mơ hồ,
không thể lấy hình ảnh đơn nghĩa thay cho hình ảnh đa nghĩa. Ngôn từ và
các hình tợng trong văn học rất giàu sức gợi sự tởng tợng cho ngời đọc. Trớc
một ngôn từ hoặc hình ảnh bằng ngôn từ, mỗi ngời có một sự tởng tợng
riêng, không ai giống ai. Có giống chăng cũng chỉ là một sự giao thoa nào


đó. Trong nhiều trờng hợp, không những không có sự giao thoa mà sự tởng tợng ở mỗi ngời có khi lại đối lập nhau hoàn toàn. Vì vậy, từ một hình ảnh
nào đó trong tác phẩm văn chơng, GV thay thế nó, minh hoạ nó bằng một
hình ảnh cụ thể của điện ảnh hội hoạ.. thì thật là tai hại và phản cảm.
Hình ảnh trong văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, song nó là hình
ảnh không có thực trong cuộc đời, nó chỉ có trong trí tởng tợng của ngời đọc.
Vì vậy, phải để cho tác phẩm văn học khơi gợi trí tởng tợng của ngời đọc và
phải để cho ngời đọc mặc sức tởng tợng. Không ai có thể tởng tợng thay cho
ngời khác. Minh hoạ bằng một hình ảnh cụ thể nào đó là áp đặt cách hiểu, là
hạn chế sự tởng tợng của ngời đọc và là cách làm không xuất phát từ đặc trng
của văn học và quy luật cảm thụ tác phẩm văn chơng. Vấn đề này, xin dẫn ý
kiến của giáo s Trần Đình Sử in trong Hớng dẫn thực hiện chơng trình SGK
lớp 12 môn Ngữ văn (trang 180) để làm kết luận: Cảm thụ văn học khác hẳn
cảm thụ âm nhạc hay hội hoạ, là cảm thụ trực tiếp âm thanh và bức tranh.
Trong văn học, chính ngời đọc phải tự kiến tạo bức tranh mà mình sẽ thởng
thức
Với quan niệm nh vậy nên dạy kiểu bài này, theo chúng tôi, không thể soạn
toàn bài bằng giáo án điện tử mà chỉ có thể trình chiếu một phần nào đó có
liên quan đến tác giả và tác phẩm ở phần Tiểu dẫn hoặc phần Luyện tập.


Các kiểu bài còn lại của phần Đọc văn và phần Tiếng việt, Làm văn đều có
thể soạn giáo án điện tử đợc. Những loại bài này thờng nghiêng về tính hệ
thống, bài dạy có thể trình bày theo biểu bảng, sơ đồ... Chúng ta có thể đa
thêm các ngữ liệu chỉ trong vài giây để giúp học sinh tìm hiểu bài sâu và
rộng hơn. Các dạng bài tập yêu cầu nhận diện các kiểu câu nh câu miêu tả,
câu thuyết minh...;tìm trong đoạn văn các thao tác lập luận; chỉ ra các hình
thức kết cấu trong một văn bản thuyết minh; sắp xếp lại các câu để tổ hợp
câu thành đoạn văn.v..v...sẽ đợc giải quyết rất thuận lợi nhờ tính vạn năng
của máy tính . Chúng ta có thể dùng các màu, kiểu chữ, cỡ chữ; chúng ta có
thể làm biến mất, xuất hiện hay xê dịch một yếu tố nào đó để đặt vào chỗ

hợp lí. Cách làm này vừa thuận tiện, vừa tạo đợc những điểm nhấn khiến HS
tiếp nhận một cách trực quan và gây đợc những ấn tợng nhất định cho bài
học.
Việc đa những hình ảnh, âm thanh.. vào các kiểu bài này cũng rất cần thiết
và bổ ích. Tuy nhiên, chọn hình ảnh, âm thanh nào, đa vào lúc nào là điều rất
đáng bàn. Dạy Tuyên ngôn Độc lập, trớc khi vào phần hớng dẫn đọc hiểu,
chúng ta có thể cho HS nghe lại băng ghi âm Bác Hồ đọc tại quảng trờng Ba
Đình năm 1945. Học xong một văn bản nào đấy, nhất là những văn bản thơ
ngắn (theo chúng tôi là chỉ nên làm sau khi đọc hiểu xong văn bản), chúng ta
có thể nghe một đoạn hay cả bài thơ đợc các nghệ sĩ đọc, ngâm, bình.. ở một
số bài nh: Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết Phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ... là một bài có thể đa các
ngữ liệu bằng phim, ảnh. Tuy nhiên, việc tìm đoạn phim, bức tranh nào để đa
vào là một vấn đề phải quan tâm. Nhất thiết đoạn phim, bức tranh ấy phải
phục vụ có hiệu quả nhất cho bài học, phải phản ánh đợc nhiều nhất nội dung
của bài.
Trong thực tế giảng dạy còn có nhiều điều muốn nói nhng do sự hạn chế thời
gian chúng tôi xin nêu vài kết luận ban đầu:
Muốn thiết kế giáo án điện tử môn Ngữ văn, ngời đứng lớp cần phải
nắm đợc đặc trng của bộ môn và từng phần của môn học. Mỗi phần
của môn Ngữ văn có những nét riêng, cần tận dụng tối đa lợi thế của
từng phần để sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lý và có hiệu quả
nhất.
Các bài học cụ thể sẽ có những cách sử dụng không hoàn toàn giống
nhau vì vậy cần phải linh hoạt, tránh xơ cứng, lặp lại một cách nhàn
chán. Luôn luôn biết tạo ra những nét mới trong các lần sử dụng thiết
bị của CNTT để tạo đợc sự hấp dẫn, thu hút HS tích cực hoạt động
trong tiết học.
Không đợc lạm dụng kỹ thuật và tính năng đa dạng của công nghệ
thông tin để tạo sự hấp dẫn giả tạo, vô bổ đối với nọi dung bài học.

Cũng không nên cứng nhắc trong quan niệm nghề dạy học gắn liền với
phấn trắng, bảng đen.
Quan niệm ứng dụng giáo án điện tử trong môn Ngữ văn là cách tiếp
cận với chủ đề của năm hoc 2008 2009: năm học ứng dụng CNTT
vào quá trình giảng dạy. Việc ứng dụng phải linh hoạt, cần thận không
phá vỡ đặc trng cảm thụ những giá trị của văn chơng. Vì vậy, cần nhận
thức rõ CNTT chỉ là phần hỗ trợ cho quá trình giảng dạy chứ không
thể thay thế hoàn toàn vai trò hớng dẫn, tổ chức các hoạt động của
thầy trong việc giới thiệu HS chủ động chiếm lĩnh, khám phá cái đẹp.
(Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng CNTT và


truyền thông trong GD&ĐT do Sở GD&ĐT
Thanh Hoá tổ chức T12/2008)



×