Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phạm cao trí – sưu tầm phạm cao trí – sưu tầm một số bài văn cần nhớ để chuẩn bị cho kì tuyển sinh vào lớp 10 phân tích bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” của thanh hải mở bài “nếu là con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.14 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phạm Cao Trí – Sưu tầm </b>






<b>Một số bài văn cần nhớ để chuẩn bị cho kì tuyển</b>


<b>sinh vào lớp 10.</b>



<b>Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải</b>



Mở bài


“Nếu là con chim, chiếc lá,


Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng trả


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)


Tố Hữu – nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải – đã viết trong bài “Một khúc
ca xuân” những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó là “lặng lẽ dâng cho
đời”. Cịn Thanh Hải khi viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trước lúc ra đi, không những
đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ
của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.


Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình.
Ở địa diểm nào, hồn cảnh nào ơng cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản
dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống
và tâm hồn ơng. Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng
mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng
khng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người,


yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống
cho đời.


Thân bài


Giới thiệu chung


Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha
và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời
mình đã bước vào cuối đơng, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và
nguyện dâng hiến cho đời.


Phân tích


Hình ảnh của một mùa xn rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:
“Mọc giữa dịng sơng xanh


Một bơng hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

không gian như tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:
“Ơi con chim chiền chiện


Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.



Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn nhờ
dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc trưng xứ Huế. Một từ “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi”
đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu
của thơ. Từ “giọt” được hiểu theo rất nhiều nghĩa: có thể là “giọt nắng bên thềm”, giọt
mưa xuân, giọt sương sớm hay cả tiếng hót của những chú chim chiền chiện. Nhưng đối
với khung sắc trời xuân thì giọt xuân càng làm tăng thêm vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó.
Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của
sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải
trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.


Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc
sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”, biểu
tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất
nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm:


“Mùa xn người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xơn xao…”


Hình ảnh mùa xn của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người
ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.


Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ
bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn
đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ.
Sức sống của “mùa xuân đất nước” còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm
thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn


lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được
hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:


“Đất nước bốn ngàn năm
Vất và vào gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”


Đó chính là lịng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc.
Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

một khát vọng cân thành và tha thiết:
“Ta làm con chim hót,


Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”


Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tơi kín đáo và lặng
lẽ thì đến đoạn này ơng chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là
nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ơng là được làm con chim hót,
một cành hoa để hồ nhập vào “mùa xn lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản
hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt
đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó
thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của
cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.


Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi
người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lịng
tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát


từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi
người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:


“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.


Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng
hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình.
Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính
bản thân mình.


Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc
đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm
hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối
cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông
bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.


Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết,
là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê
hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết


“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Đánh giá chung



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Kết bài


Tóm lại bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết,
giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện đúng tâm trạng,
cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và
quan trọng “nhân sinh”, vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể
hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm
của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một “mùa xuân” nghĩa là sống đẹp, sống
với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là “một mùa xuân nho
nhỏ” góp vào “mùa xuân lớn” của đất nước của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý
nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về “mùa xn nho nhỏ” nhưng nói được tình cảm lớn,
những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta.


<b>Phân tích Mã Giám Sinh mua Kiều</b>



I/ MỞ BÀI :


Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình trạng bị chà đạp
đó là cảnh mua bán người thật thương tam trong truyện. “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh
chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con
người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà
đạp.


II/ THÂN BÀI:


Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu ngắn gọn quyết định bán mình của Kiều và âm hưởng của quyết
định đó. Quyết định được giới thiệu dưới hình thức ý nghĩ đau đớn của Kiều về thân phận và tấm lòng hiếu
thảo. Một tư tưởng đành phận chi phối hành động của nàng “ Hạt mưa sá nghĩ phận hèn/ Liều đem tất cỏ
quyết đền ba xuân”



Tư tưởng này không phải của riêng Kiều mà là chung cho biết bao thân phận người phụ nữ phó mặc cuộc
đời cho số phận may rủi như trong mấy câu ca dao “ Thân em như …ruộng cày”/ “ Thân em … vào vườn
hoa” / Mấy câu thơ mở đầu đoạn trích đã khơi gợi một khơng khí chua sót khiến người đọc cảm nhận được
tồn bộ cảnh mua người đau đớn đó.


Tiếp theo nhà thơ kẻ đến mua. Lời giới thiệu thật trang nhã “ Đưa người…vấn danh”/ Nhưng sự biểu hiện
qua lời ăn tiếng nói của con người của nhân vật thì hồn tồn trái ngược, cộc lốc, thiếu giáo dục “ Hỏi tên
…cũng gần” / Mã Giám Sinh là học sinh trường Quốc Tử Giám – trường học lớn nhất kinh đơ xưa nhưng ăn
nói thì vơ lễ thực chất là một kẻ vô học. Vừa gới thiệu lả mốt viễn khách thì bây giờ là cũng gần, thế nói dối,
“tiền hậu bất nhất”.


Về ngoại hình, Mã Giám Sinh ăn mặt một cách trau chuốt, nhố nhăng : “ Quá niên …bảnh bao” / “ Trạc
ngoại tứ tuần” là người đã lớn tuổi, khơng cịn trẻ tuổi. Tuổi ấy lẽ ra phải để râu nhưng đây lại chẳng có
dáng mày râu. Người xưa rất coi trọng hình thức mày râu. Hai chữ “ bảnh bao” là chỉ áo quần tử tế, chải
chuốt, phẳng phiu. Có người nói “ bảnh bao” là từ dùng để chỉ quần áo trẻ em, nay dùng để khen người lớn
do đó nó mang hàm ý m** mai. Vậy là ngay cả tư cách đàn ông, trượng phu của MGS cũng bị phủ định. Tuy
nhiên, ca7u thơ cũng có thể hiểu một cách khác : mày râu nhẵn nhụi là được cắt xén t** tót, trai lơ, đi đơi
với bộ cách bảnh bao ra dáng một chú rể.


Về hành vi, cử chỉ thì MGS càng thiếu văn hóa “ Trước thầy …sỗ sàng”/ “lao xao” là từ gợi tả âm thanh
vang lên từi nhiều phía, lộn xộn l\khơng thứ tự: tớ thầy cùng nói, khơng ai nhường ai. “ ghế trên” là chỗ
dành cho bậc trưởng gia , cao tuổi trong nhà, nay MGS đi hỏi vợ, bậc con cái lại dành ghế trên thật chướng
mắt. Tóm lại, kẻ đi mua, dù được ngụy trang bằng danh hiệu “ giám sinh” nhưng bản chất vô học hèn hạ
vẫn bọc lộ trọn vẹn.


Phần còn lại của đoạn tích , tả cảnh mua người thật hiếm có. Ở đây có kẻ mua người bán. Nhà thơ đã cực
tả nỗi xót xanhu5c nhã của Kiều khi đem ra làm món hàng “ Nỗi mình …mặt dày” / “ Nỗi mình” là mối tình
đối với Kim Trọng vẫn còn canh cánh. “ nỗi nhà” là việc cha, việc em bị hành hạ không thể không cứu. Hai
nỗi đau chồng chéo đé nặng trong lòng. Cho nên mỗi bước đi của nàng làm rơi bao nhiêu hàng lệ : khóc
cho mình , khóc cho tình, khóc cho cha và em. Ngồi nỗi đau và uất ức, Kiều cịn có nỗi đau xót thẹn thùng.


Một người con gái khuê các, nay ra chào khách, sao khỏi sượng súng xấu hổ. Nhà thơ dùng hình ảnh bơng
hoa với biện pháp ẩn dụ thật tái tình. Kiều ra với MGS ví như cành hoa đem ra ngồi sương gió. Cho nên “
ngại ngùng..” Vì sương gió làm cho hoa tàn hoa rụng. Vì tự ví mình là hoa nên Kiều nhìn hoa mà thấy thẹn,
tự thấy mình khơng xứng với hoa. Đó là tình cảm là đạo đức cao đẹp, thầm kín của Kiều mà chỉ mình Kiều
cảm thấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xem; ép nàng làm thơ đánh đàn cho khách thấy mà không hề biết gì đến nỗi đau bên trong đang giày vị
nàng :’ Nét buồn như cúc , điệu gầy như mai” / Quả đúng là cảnh “ cành hoa đem bán cho phường lái buồn”
hết sức đau xót. Khách xem xong hàng thì ngã giá “ cị kè…bốn trăm” / Giá mua bốn trăm là một con số
không lớnmà người mua còn cò kè thêm bớt mất nhiều thời giờ. Từ đó người đọc cảm nhận được sự mua
bán róng riết, chi li biết chừng nào! Câu thơ “ cò kè…hai” bộc lộ rõ nhất bản chất con buôn của MGS chứ
không phải là người đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu. Tính tốn của hắn hồn tồn đặt ở tiền, chứ không đặt ở
người.


Kết thúc cảnh mua bán là lời tổng kết chua chát của Nguyễn Du về sức mạnh của đồng tiền chi phối số
phận con người: “ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”


Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngơn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đạ vạch
trần bản chất xấu xa, đê tiện của MGS qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc đẹp tài năng và
nhân phẩm của người phụ nữ.


III/ KẾT BÀI:


Đoạn thơ thật hay ; cạnh mua bán rất thật ; bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa đậm nét ; phơi
bày hết bản chất, địa vị , nỗi lịng của từng loại người. Đoạn thơ là tiếng khóc cho con người lương thiện, là
một lời tố cáo cơng phẫn cháy bỏng.


<b>Phân tích đoạn thơ “Chị em Th Kiều” trích trong </b>


<b>“Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du.</b>




BÀI LÀM


Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” trích trong “Truyện
Kiều” cảu thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu thơ lục bát đã
miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thuý Kiều, Thuý Vân – hai tuyệt thế giai nhân - với
tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc.


Bốn câu đầu, Nguyễn Du giới thiệu vị thứ trong gia đình: “Thuý Kiều là chị, em là
Thuý Vân”: Kiều là con đầu lòng của ông bà Vương Viên ngoại. “Hai ả tố nga” là hai cô
gái xinh xắn, xinh tươi. Cốt cáchthanh cao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần
trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc và tâm hồn hoàn mĩ “mười phân vẹn
mười”, tuy thế, mỗi người lại có một nét đẹp riêng “mỗi người một vẻ”. Một cái nhìn
phát hiện đầy trân trọng: lấy mai và tuyết làm chuẩn mực cái đẹp. Nguyễn Du miêu tả
tâm hồn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ.


Bốn câu tiếp theo tả nhan sắc Thuý Vân. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức
chân dung giai nhân. Cử chỉ, cách đi đứng… rất trang trọng quý phái. Cách ứng xử thì
đoan trang. Mày nở nag, thanh tú như mày con bướm tằm. Gương mặt xinh tươi như
trăng rằm. Nụ cười tươi thắm như hoa. Tiếng nói trongnhw ngọc. Tóc mềm, bóng mượt
đến nỗi “mây mưa”. Da trắng mịn làm cho tuyết phải nhường. Cách miêu tả đăc sắc, biến
hố. Lúc thì Nguyễn Du sử dụng ẩn dụ, nhân hóa tài tình:


“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang


Hoa cười, ngọc thốt đoan trang”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.


Các từ ngữ: “trang trọng”, “đoan trang” là 2 nét vẽ tinh tế, gợi tả cái thần của bức
chân dung ả tố nga: vẻ đẹp quý phái, phúc hậu. Đoạn thơ cho thấy một cái nhìn nhân văn


đầy quý mến và trân trọng của nhà thơ khi miêu tả Thuý Vân.


Mười hai câu tiếp theo tả sắc, tài Thuý Kiều. Nguyễn Du tả Thuý Vân trước, tả
Thuý Kiều sau, chỉ dùng 4 câu tả Thuý Vân, dùng đến 12 câu tả Thuý Kiều, đó là một
dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Kiều khơng chỉ đẹp mà cịn giàu tài năng. Vẻ dẹp của
Kiều là “sắc sảo, mặn mà”, đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Kiều là tuyệt thế giai
nhân “sắc đành địi một”. Tài năng thì may ra cịn có người thứ hai nào đó bằng Kiều:
“tài đành họa hai”. Nguyễn Du dùng biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh kết hợp với nhân hóa
thậm xưng để ca ngợi và miêu tả nhan sắc Thuý Kiều:


“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.


Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.


Mắt đẹp xanh trong nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng vẻ, nét núi mùa xuân.
Mỗi hồng má thắm làm cho “hoa ghen”: nước da trắng xinh làm cho liễu phải “hờn”. Vẫn
là vẻ đẹp thiên nhiên (thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp nhân
gian, đó là bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá,
nét vẽ nào cũng có thần rất đẹp, vẻ đẹp nhân văn.


Kiểu “thông minh vốn sẵn tính trời”, nghĩa là thơng minh bẩm sinh, cho nên các
môn nghệ thuật như thi, họa, ca ngâm, chỉ là các thú tao nhã nhưng nàng rất sành điệu,
điêu luyện: “lầu bậc”, “ăn đứt” hơn hẳn thiên hạ:


“Thông minh vốn sẵn tính trời,


Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm


Cung thương lầu bậc ngũ âm,



Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”.


Kiểu giỏi về âm luật, giỏi đến mức “lầu bậc”. Cây đàn mà nàng chơi là cây Hồ
cầm; tiếng đàn của nàng thật hay “ăn đứt” bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm
nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một “thiên bạc mệnh” nghe buồn thê thiết “não
nhân”, làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn,
ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, hoạ hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu
bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân - tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ,
dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.


Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh của 2 ả tố nga: Tuy là khách “hồng quần”, đẹp
thế, tài thế, lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần “cập kê” nhưng sống một cuộc đời nền
nếp, gia giáo:


“Êm đềm trướng rủ màn che,


Tường đông ong bướm đi về mặc ai”.


Câu thơ “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” là một câu thơ độc đáo về thanh điệu,
về sử dụng phụ âm x” (xuân xanh xấp xỉ), phụ âm “i” (tới tuần), phụ âm “c-k” (cập kê)
tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui êm ấm của thiếu nữ phòng
khuê.


Đoạn thơ nói về “Chị em Thuý Kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp
nhất trong “Truyện Kiều” được nhiều người u thích và thuộc. Ngơn ngữ thơ tinh luyện,
giàu cảm xúc. Nét vẽ hàm súc, gợi cảm, nét vẽ nào cũng có thần. Các biện pháp tu từ ẩn
dụ, so sánh, nhân hóa được thi hào vận dụng thần tình tạo nên những vần thơ ước lệ mà
trữ tình, đầy chất thơ. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng quý mến


trân trọng. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du mà ta cảm nhận
được.


<b>Cảm nhận về Ánh trăng (Nguyễn Duy) </b>



Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài
thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “
Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê
hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung
và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn
Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí
“uống nước nhớ nguồn”. (Nguyễn Vũ Như Ý - học sinh trường PTNK thành phố Hồ Chí
Minh).


Bài do cơ giáo Lê Thị Kiều Nga, giáo viên trường THCS Coltete thành phố Hồ Chí Minh,
cung cấp.


Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài
thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “
Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê
hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung
và lịng u thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn
Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí
“uống nước nhớ nguồn”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Việt Nam . Thơ ơng khơng cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình
mn đời của người Việt. “Ánh trăng” là một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý
nghĩa đặïc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó
như một hồi chng cảng tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ.



Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong
chiến tranh:


“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”


Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng
của thuổi thơ. Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách
khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có
nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ
niệm của một thời ấâu thơ mà khó có thể qn được. Cũng chính nới đó, ta bắt gặp hình
ảnh vầng trăng. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi
thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của
bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được ! Khi lớn lên,
vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’.Trăng ln sát cách bên
người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của
bom đạn kẻ thù. Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh
trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi
bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trởø thành “tri kỉ” của người lính trong
nhưng năm tháng máu lửa.


Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người
lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đù, người bạn tri kỉ
đó, ngỡ như sẽ khơng bao giờ qn được:


“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ khơng bao giờ qn


cái vầng trăng tình nghĩa”


Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm
điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy.
Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đâm lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của
người lính trong nhữnh năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm
hồn của những người nhà quê, của đồng, của sơng. của bể và của những người lính hồn
nhiên, chân chất ấy. Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phài làm quen với mơt hồn
cảnh sống hoàn toàn mới mẻ:


“Từ hồi về thành phá
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ
ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như khơng quen khơng biết. Phép nhân hố
vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lịng người đoc bởi vì vầng
trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hố đó làm cho người đọc cảm
thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng qn. Sự ồn
ã của phố phường, những cơng việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật
khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con
người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con
người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh
thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người. Nhưng
rồi một tình huống bất ngờ xảy ra buộc ngươiø lính phải đối mặt:


“Thình lình đèn điện tắt
phịng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ


đột ngột vầng trăng tròn”


Khi đèn điện tắt, cũng là khi khơng cịn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về vật chất,
người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình lình”, “đột ngột”
ấy, người lính vơi bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái gì đó. Đó chẳng phải ai xa
lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây hay sao? Con người ấy không hề
biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng qn ln ở
ngồi kia để chờ đợi anh ta. “Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, khơng bao
giờ ốn giận hay trách móc con người vì họ đã qn đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha
và khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lịng của một con người biết sám hối, biết
vươn lên hồn thiện mình. Cuộc đời mỗi con người khơng ai có thể đóan biết trước được.
Không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà khơng có khó khăn, thử thách.
Cũng như một dịng sơng, đời người là một chuỗi dài với những qunh co, uốn khúc . Và
chính trong những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái
gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đới.
Dường như người lính trong bài thơ đã hiểu được điều đó!


“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sơng là rừng”


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.


Vầng trăng trong khổ thớ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh


kề chi người vơ tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”



Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí.
“Trăng trịn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, trịn đầy và khơng hề bị suy
suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng khơng nói
gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủù khiến cho con người giật mình. Ánh trăng
như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để
thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm
hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hố tinh thần của dân tộc cũng luôn
vậy bọc và che chởù cho con người.


</div>

<!--links-->
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 (NV) - QUẢNG TRỊ 2007-2008
  • 3
  • 496
  • 1
  • ×