Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

7 kinh nghiem hoc tot Tieng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.58 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh


Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập.
Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là
kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ơng.


1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói


Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn khơng mắc lỗi, có nghĩa là bạn khơng học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc
những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngồi. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng
giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.


2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào


Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình u thích. Nếu bạn là người u thích hình ảnh, bạn có thể
tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở
trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy
nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều
thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.


Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị
dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.


3. Học cách ghi nhớ


Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc
này.


4. Tạo ra cho mình một mơi trường tiếng Anh


Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để


đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy
những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học
được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.


5. Hãy nối mạng


Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cơ có thể nói tiếng Anh với những người bạn
của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat.


Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ
vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.


6. Học từ vựng một cách có hệ thống


Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo
thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy
dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:


Chủ đề: shopping, holidays, money vv…


Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv…
Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv…


Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv…


Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…
Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv…..


7. Bạn hãy phấn khích lên



Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hơm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi cịn ở London, tơi có một cô
bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cơ ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích
và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cơ đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cơ mơ
ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cơ đã sẵn sàng mọi
thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khơn ngoan vì một năm sau, khi khố học kết thúc, cơ trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn
đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngồi. Bây giờ thì cơ ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và
thành đạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sự thành bại của sinh viên trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó ba yếu tố quan trọng
nhất là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học.


3.1. Động cơ học tập


Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm động cơ, theo Harmer (1991), động cơ là sự nỗ lực nội tại khuyến
khích một người theo đuổi một tiến trình hành động. Nếu chúng ta nhận thấy được một mục tiêu nào đó và nếu
mục tiêu đó đủ sức hấp dẫn, chúng ta sẽ có động cơ thúc đẩy để đạt được mục tiêu đó.


Xét về động cơ học tập của người học, Cole và Chan (1994) đề cập đến hai động cơ chính: động cơ bên ngồi
(extrinsic motivation) và động cơ bên trong (intrinsic motivation). Động cơ bên ngoài liên quan đến những yếu tố
bên ngoài lớp học. Những yếu tố bên ngồi lớp học chính là sức lơi cuốn, hấp dẫn của nền văn hố của cộng đồng
sử dụng ngơn ngữ đó. Người học mong muốn tìm hiểu nền văn hố đó và hội nhập vào nền văn hố đó. Những
yếu tố bên ngồi lớp học cịn là nhu cầu sử dụng ngoại ngữ như ngôn ngữ thứ hai để đạt được một mục tiêu nào
đó như xin việc làm, tăng lương, thăng tiến, …


Đối với sinh viên Đại học Đà Nẵng, thường là sinh viên Trường Đại học Bách khoa, động cơ bên ngồi này chính là
cố gắng học thật tốt mơn tiếng Anh để có cơ hội đi du học ở nước ngoài. Trong thực tế giảng dạy tại Đại học Đà
Nẵng, người viết nhận thấy một khi đã có động cơ học tập tốt như vậy, số sinh viên này học trội hơn hẳn so với
các bạn cùng lớp. Với họ, những kiến thức tích luỹ được ở trường dường như là chưa đủ, họ luôn muốn đặt mình
vào những mơi trường đầy thử thách hơn nữa. Đây cũng chính là lý do khiến một số rất ít sinh viên đã tham gia
vào các khoá học luyện thi TOEIC, IELTS hay TOEFL và họ đã tự khẳng định được mình.



Một bộ phận khơng nhỏ sinh viên (54%) cũng đã từng xác định được mục tiêu học tập của mình là để có thể tìm
được một chỗ làm tốt trong tương lai nhưng do một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan họ đã không đạt
được mục tiêu đề ra.


Ngược lại với động cơ bên ngoài, động cơ bên trong liên quan đến những yếu tố bên trong lớp học. Theo Cole và
Chan (1994), động cơ này đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thái độ học tập của sinh viên. Một
sinh viên khơng có động cơ bên ngồi vẫn có thể có một thái độ học tập tích cực và đạt kết quả tốt trong học tập.
Động cơ bên trong bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính: một là điều kiện vật chất của lớp học, trang thiết bị dạy và
học, môi trường xung quanh và quy mô lớp học; hai là phương pháp giảng dạy, một yếu tố quyết định đối với sự
u thích mơn học của sinh viên; ba là tính cách, kiến thức và sự nhiệt tình của giáo viên, những yếu tố tạo nên
sự lôi cuốn đối với sinh viên; bốn là sự thành bại của bản thân sinh viên trong học tập.


Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, phần lớn sinh viên (64%) chưa có động cơ học tập đúng đắn. Nguyên nhân sâu
xa của vấn đề này liên quan đến các yếu tố hình thành nên động cơ bên trong của sinh viên:


- Điều kiện vật chất của lớp học chưa được tốt lắm: nhiều phòng học phải chịu nắng nóng (nắng chiếu vào đến
nửa lớp) vào mùa hè; chịu tiếng ồn (đối với những phòng học lợp mái tôn) vào mùa mưa…


- Trang thiết bị dạy và học còn nghèo nàn chưa đáp ứng được với nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Tại các
trường thành viên, giáo viên giảng dạy tiếng Anh chủ yếu chỉ được trang bị máy cassette loại thường, chất lượng
không tốt, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng dạy học.


- Quy mơ lớp học: cịn tồn tại những lớp học quá đông sinh viên (45-65 sinh viên), không phù hợp với các lớp học
ngoại ngữ, khiến sinh viên ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng.


- Phương pháp giảng dạy vẫn cịn mang đậm tính truyền thống: chủ yếu dựa vào giáo trình, phấn, bảng.
- Kết quả học tập chưa cao khiến cho sinh viên khơng có động cơ học tập tốt.


Continued:



3.2. Thái độ học tập


Một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành đạt của người học đó là thái độ của chính người học. Gardner và Lambert (1972) định
nghĩa thái độ là sự bền bỉ mà người học thể hiện để theo đuổi một mục tiêu. Trong khi đó theo Brown (1980), thái độ là niềm tin
của người học đối với cộng đồng sử dụng ngơn ngữ đó và nền văn hố của họ. Thái độ học tập có mối liên hệ mật thiết đối với động
cơ học tập. Thái độ đối với việc học ngoại ngữ là một yếu tố thúc đẩy người học cố gắng hết sức mình để đạt được mục đích. Ngược
lại, động cơ ảnh hưởng đến thái độ của người học. Những người học có động cơ bên ngồi hoặc bên trong sẽ có thái độ học tập tích
cực hơn những người khơng có động cơ hay những người xem việc học là nhiệm vụ bắt buộc.


Tại các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng, nhiều sinh viên (31%) học tiếng Anh với tâm lý bị ép buộc; không thoải mái. Họ
học tiếng Anh bởi vì đây là một mơn học bắt buộc trong chương trình. Chính vì chưa có động cơ học tập đúng đắn nên nhiều sinh
viên Bách khoa cũng như sinh viên Kinh tế thường có thái độ học “đối phó”: sử dụng những đáp án có sẵn từ giáo trình hay từ vở
mượn của các lớp học trước; trong giờ học thường không chú ý nghe giảng, khơng hợp tác với bạn cùng cặp, cùng nhóm và khi
được yêu cầu thực hiện một hoạt động nào đó thì lại “cầu cứu” bạn hoặc u cầu sự giúp đỡ từ phía giáo viên… Đơi khi nhiều sinh
viên cịn tỏ thái độ “bất hợp tác”: khơng chuẩn bị bài trước, không tham gia vào các hoạt động giao tiếp tại lớp; hay tìm lý do để
nghỉ học hoặc đi học muộn


3.3. Chiến lược học


Trong khi những sinh viên giỏi có thể tự học ngoại ngữ rất tốt thì những sinh viên yếu kém chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên và hầu
như không thể tự xoay xở được.


Theo Oxford (1990), chiến lược học là những hành động cụ thể mà người học thực hiện để việc học của họ dễ dàng hơn, nhanh
chóng hơn, đầy hứng thú hơn, hiệu quả hơn và có thể dễ dàng thích ứng với tình huống mới hơn.


Theo O’Mally và Chamot (1990), chiến lược học có hiệu quả bao gồm việc lên kế hoạch học tập, giám sát việc học và đánh giá công
việc đã làm. Chiến lược học còn bao gồm việc nhận thức được các cách xử lý việc học như là viết ghi chú, sử dụng từ điển và các
nguồn khác. Đó cịn là sự tương tác với bạn cùng nhóm, cùng cặp hay cùng lớp trong các hoạt động giao tiếp tại lớp.



Một sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập khơng chỉ có động cơ học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực mà cịn phải
có chiến lược học đúng. Đây chính là lý do vì sao nhiều sinh viên yêu thích tiếng Anh, đầu tư nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh
nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.


Thực tế quan sát việc học tiếng Anh của sinh viên cho thấy phần lớn sinh viên chưa có cách học hiệu quả:


- Soạn bài: sinh viên chủ yếu soạn nghĩa từ vựng, bỏ qua phần phát âm, cấu trúc và chưa có thói quen chuẩn bị các ý tưởng cho
các tình huống cũng như các chủ đề nói, do đó ở lớp sinh viên không thể đáp ứng được ngay các yêu cầu của giáo viên, hiệu quả
thực hành không cao.


- Học từ vựng: sinh viên thường có thói quen học từ vựng theo kiểu học từ đơn lẻ, viết đi viết lại từ đó nhiều lần mà chưa có thói
quen hoặc khơng biết cách học từ trong ngữ cảnh hay trong cách kết hợp với các từ khác. Cách học này mất nhiều thời gian mà
hiệu quả nhớ từ rất hạn chế. Mặt khác, sinh viên lại không biết cách sử dụng từ cũng như sắp xếp từ theo một trật tự logic.
- Hoạt động giao tiếp tại lớp: Các hoạt động giao tiếp tại lớp thường được sinh viên tiến hành như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

• Nhìn vào bài đối thoại hay bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.


Với cách chuẩn bị và thực hành các hoạt động giao tiếp như vậy, sinh viên phải mất rất nhiều thời gian tại lớp, làm ảnh hưởng
chung đến thời lượng quy định cho bài học. Ngoài ra, điều này sẽ làm mất đi độ nhanh nhạy cũng như phản ứng của sinh viên, làm
ảnh hưởng đến khả năng tư duy bằng tiếng Anh của sinh viên.


Tóm lại, động cơ, thái độ và chiến lược học có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác động lớn đến q trình học nói chung và
q trình rèn luyện kỹ năng nói của sinh viên nói riêng. Khi sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, họ sẽ có thái độ học tập tích
cực. Từ đó, họ có thể tìm cho mình một chiến lược học có hiệu quả, đem lại kết quả cao. Một khi đã đạt được kết quả như mong
đợi, sinh viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn, yêu thích mơn học hơn, thái độ học tập sẽ tốt hơn. Như vậy, sinh viên sẽ cố gắng hết sức
mình để đạt được mục tiêu đề ra.


4. Những đề xuất và kiến nghị
4.1. Đối với giáo viên



- Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và chiến lược học của sinh viên; giúp sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của
tiếng Anh cho tương lai của sinh viên để từ đó sinh viên có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có
hiệu quả.


- Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên những cách học hiệu quả giúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh (cách
soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp ý
tưởng…)


- Không gây áp lực học đối với sinh viên yếu, sinh viên lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để sinh viên tự giác học.
- Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm sinh viên.


- Có chế độ thưởng phạt cơng bằng để sinh viên có căn cứ tự đánh giá mức độ cố gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm
học tập cho sinh viên.


- Đánh giá đúng thực lực của sinh viên để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với sinh viên khá, giỏi sẽ khiến cho
sinh viên cảm thấy nhàm chán và sẽ khơng có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với sinh viên yếu sẽ đánh mất sự
tự tin của sinh viên, làm giảm sút sự hứng thú của sinh viên.


- Khuyến khích sinh viên hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học; hạn chế viết trong những giờ thực hành nói.


- Tạo sự tự tin cho sinh viên trong giao tiếp: không nên đặt nặng vấn đề phải nói đúng ngữ pháp khiến sinh viên cảm thấy e ngại.
Thay vào đó, khuyến khích sinh viên cố gắng diễn đạt ý tưởng, diễn đạt những gì mình muốn nói.


4.2. Đối với sinh viên


- Xác định cho mình một động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chiến lược học phù hợp để nâng cao chất lượng học.
- Thay đổi lại phương pháp học tiếng Anh cho phù hợp với yêu cầu mới.


- Tích cực tham gia vào các hoạt động tại lớp; tận dụng thời gian ở lớp để thực hành giao tiếp với các bạn cùng lớp, hạn chế các
hoạt động viết (chỉ viết những gì thực sự cần thiết).



- Ln tìm mọi cơ hội để có thể giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh, tạo phản ứng nhanh nhạy.
- Tạo thói quen tư duy bằng tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh.


- Luyện tập phát âm chuẩn, nói lưu lốt. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự tự tin của người học.
4.3. Đối với nhà trường


- Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.


- Thực hiện quy mô lớp nhỏ (30-35 sinh viên / lớp) để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp hơn nữa.
- Thực hiện chia lớp theo trình độ để sinh viên khơng có tâm lý e ngại khi nói trước cơng chúng.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×