Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

DAP AN TUYEN SINH CHUYEN VAN 10 0809

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.58 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b> <b>KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN</b>


<b> THÀNH PHỐ CẦN THƠ</b> <b> NĂM HỌC 2008 – 2009</b>


<b> Khóa ngày 23/6/2009</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN NGỮ VĂN</b>


<b>I. HƯỚNG DẪN CHUNG</b>


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.


- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến kích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.


- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo khơng sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.


- Điểm toàn bài đạt được vẫn giữ ngun, khơng thực hiện việc làm trịn số.
<b>II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM</b>


<b>Câu 1 (6 điểm)</b>


<b>a. Yêu cầu về kĩ năng:</b>


Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn
đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<b>b. u cầu về kiến thức:</b>


Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải thiết thực, hợp


lí, thuyết phục; cần làm rõ được các ý chính sau:


- Nêu vấn đề cần nghị luận (0,5 đ)
- Giải thích câu châm ngơn (1,5 đ)


Tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức mạnh thuyết phục: “<i>Ngọc không</i>
<i>mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Khái niệm “học” được giải thích</i>
bằng hình ảnh cụ thể nên dễ hiểu. Khái niệm “đạo” vốn trừu tượng, phức tạp được giải thích
thật ngắn gọn, rõ ràng: “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”. Như vậy mục đích chân
chính của việc học là học để làm người.


Hiểu đầy đủ hơn về chữ “đạo” tức là những tri thức để làm người.


Mượn câu nói của người xưa, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp muốn nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc học; khẳng định mục đích và tác dụng cuả việc học – học để làm người có ích,
có giá trị. Đó mới là việc học chân chính.


- Bàn luận vấn đề này (nội dung, ý nghĩa câu châm ngôn): Nội dung cần mở rộng, bàn
bạc là khẳng định quan niệm đúng đắn về nội dung, phương pháp học tập, phê phán những
quan điểm lệch lạc, sai trái trong việc học của một số người (xưa và nay) để thấy được ý nghĩa
tích cực của việc học tập chân chính. (0,5 đ)


- Liên hệ đến việc học tập của bản thân (0,5 đ)


Từ nội dung, ý nghĩa câu châm ngôn, học sinh cần liên hệ đến việc học tập của bản thân:
mục đích, nội dung, phương pháp học tập, học phải gắn liền với hành, phải được vận dụng vào
cuộc sống…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>a. Yêu cầu về kĩ năng:</b>



Biết làm bài nghị luận văn học: vận dụng thao tác giải thích, chứng minh để làm sáng tỏ
một vấn đề về văn học đã được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn cấp THCS; kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<b>b. u cầu về kiến thức:</b>


Trên cơ sở những kiến thức về tác giả, tác phẩm đã học về văn học hiện đại trong
chương trình Ngữ văn cấp trung học cơ sở, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần
làm rõ các ý chính sau:


- Nêu vấn đề cần nghị luận (1,0 đ)


Con người mới là nhân vật chủ yếu trong các tác phẩm văn học từ sau Cách mạng tháng
Tám 1945. Họ hiện lên với nhiều phẩm chất. Một trong những vẻ đẹp đó là lí tưởng sống cống
hiến cho đất nước quê hương.


- Giải thích ý nghĩa câu thơ: (2,0 đ)


+ Câu thơ của Tố Hữu thể hiện một quan niệm sống đẹp của con người mới Việt Nam.
Đó là những con người sống có lí tưởng, có niềm tin vào chế độ, vào Đảng, Bác Hồ và nguyện
phấn đấu suốt đời cho lí tưởng cao đẹp. (1,0 đ)


+ Con người sống không đơn thuần là lao động làm ra của cải vật chất để hưởng thụ cho
chính bản thân mình mà cịn là sự cống hiến cho xã hội. Nó thể hiện hài hồ mối quan hệ xã hội
của cá nhân với cộng đồng. Đặt quan niệm “sống là cho” ở đầu câu thơ, tác giả muốn nhấn
mạnh và đề cao điều chủ yếu của con người là sống cống hiến cho mọi người, cho quê hương
đất nước. (1,0 đ)


- Chứng minh qua một số tác phẩm tiêu biểu: (3,0 đ)



+ Những con người có lí tưởng sống cao đẹp là những con người có tình u q hương
đất nước trong sáng, có niềm tin vào Đảng, Bác Hồ và cuộc sống. (1,0 đ)


+ Trên mặt trận chiến đấu: Lí tưởng cao đẹp nhất của họ là giữ vững độc lập tự do của
Tổ quốc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.


Trong kháng chiến chống Pháp, họ cùng chung nhiệm vụ “<i>Súng bên súng, đầu sát bên</i>
<i>đầu” (Đồng chí). Trong kháng chiến chống Mĩ người lái xe có ý chí quyết tâm giải phóng miền</i>
Nam “Chỉ cần trong xe có một trái tim” (Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính); bà mẹ Tà-ơi có
khát vọng đất nước được giải phóng, được thấy Bác Hồ (Khúc hát ru những em bé lớn trên
<i>lưng mẹ); các cô gái thanh niên xung phong biết vì sự nghiệp giải phóng miền Nam (Những</i>
<i>ngơi sao xa xơi)… (1,0 đ)</i>


+ Trên mặt trận lao động, lí tưởng cao đẹp của con người Việt Nam là dốc lịng, dốc sức
nhiệt tình xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những người ngư dân đánh cá ngày
đêm hát bài ca lao động trên biển để làm giàu cho đất nước (Đoàn thuyền đánh cá). Những con
người làm việc quên mình như anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa. Trong cuộc sống hằng ngày
họ có tình u rất trong sáng và cao đẹp. Đó là người bà dành tất cả tình yêu thương cho cháu
con (Bếp lửa); là ông Hai – người nông dân yêu làng, yêu nước (Làng); là con người yêu tha
thiết thiên nhiên mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng (Mùa xuân nho nhỏ). (1,0 đ)


- Đánh giá chung (1,0 đ)


Khát vọng của những con người mới Việt Nam là cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Với
họ được cống hiến là một niềm vui và hạnh phúc bởi trong sự cống hiến ấy họ cũng đã “nhận
cho riêng mình” một phần dù rất bé. Họ là những con người tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp
của con người mới Việt Nam và là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.


</div>

<!--links-->

×