Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

các điệu múa chăm các điệu múa chăm các điệu múa chăm nay rất kín đáo và động tác nhẹ nhàng du khách đến thăm các tháp cổ champa thường nhận thấy các hình tượng chạm khắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.31 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Các điệu múa Chăm</b>



<b>Du khách đến thăm các tháp cổ Champa thường</b>
<b>nhận thấy các hình tượng chạm khắc đa số là vũ nư</b>
<b>đang múa.</b>


Các bức phù điêu thể hiện không chỉ thế múa, động tác
tay chân, mà còn cả gương mặt diễn xuất và cái hồn của
điệu múa.


Múa Chăm chắc chắn cũng ảnh hưởng ít nhiều vào các
điệu múa Việt Nam vì hồi thế kỷ 11 Lý Thái Tông sau
cuộc chiến đã mang về miền Bắc hàng trăm cung nhân
nhạc nữ Champa, trong đó có nhân vật lịch sử Mỵ Ê.


Ngày nay nhiều đoàn nghệ thuật trung ương cũng chú tâm tìm về xây dựng và chuyển thể
các điệu múa Chăm, chẳng hạn như tiết mục múa đơn Con Công.


Nếu thời cổ các điệu múa Chăm trên phù điêu do diễn viên hở thân người thể hiện với
những động tác mạnh, thì nay các điệu múa của người Chăm Ninh Thuận kín đáo hơn,
động tác tay chân nhẹ nhàng.


Biên đạo múa Dương Tấn Đức và cũng là trưởng đoàn nghệ thuật dân gian Chăm Ninh
Thuận cho biết cánh tay của người múa khép sát thân mình, còn chân chỉ nhấc nhẹ, do
người Chăm mặc váy.


Với ông Đức, điệu múa tiêu biểu nhất cho người Chăm là điệu múa quạt.


Trên bàn thờ các thần linh thường bao giờ cũng có quạt, và người Chăm dùng quạt để
biểu lộ ước vọng với thần linh.



Chẳng hạn như điệu múa con công, mà tiếng địa phương gọi là Pzen, là để tỏ lòng cám
ơn thần linh khi trước đã giáng trần qua biểu tượng con công giúp dân chúng biết trồng
cấy và dệt vải.


Các điệu múa Chăm do yếu tố tâm linh mạnh mẽ nên thường đi kèm với các nhạc cụ
cúng tế, đặc biệt là các loại trống lễ như Gì-nằng và Ba-ra-nưng.


</div>

<!--links-->

×