Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhung thang ngay thang hoa trong sang tac tinh khuc cua Trinh Cong Son

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.99 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những tháng ngày thăng hoa trong sáng </b>


<b>tác tình khúc của Trịnh Cơng Sơn</b>



Mới đó mà đã gần đến ngày giỗ thứ 8 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từ ngày anh mất
(01/04/2001) đến nay, tôi đã đọc nhiều tác phẩm viết về người nhạc sĩ thiên tài này và tơi
có cảm giác là người ta (khơng biết cố ý hay vơ tình) thường viết rất ít hoặc viết một cách
thiếu chính xác nếu khơng nói là hời hợt và nặng phần hư cấu về những tháng ngày anh
đã sống và sáng tác tình ca rất khoẻ, rất thành công suốt thời gian 1962 - 1964 ở Quy
Nhơn. Theo tôi không gian Quy Nhơn và thời gian 62 - 64 là một khoảng đời mà nếu
hiểu rõ và đánh giá đúng thì chúng ta - những người đã viết và sẽ viết về anh - không
được quyền cắt bỏ hoặc viết sai lệch về anh trong giai đoạn đó.


Trịnh Cơng Sơn đã đi vào miền bất tử cùng với những tình khúc bất hủ của anh. Tôi nghĩ,
trong tương lai sẽ có người viết tiểu sử của anh dựa vào những tư liệu góp nhặt được trên
sách báo sau khi anh mất, mà những tư liệu này như thế nào, tôi đã đề cập ở trên.


Tác giả NQC (thứ hai, từ phải) & TCS (hình như chưa bao giờ rời kính).
(Ảnh tư liệu NQC)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hồi đó, những lúc rảnh rỗi, chúng tôi thường rủ nhau đi tham quan những danh lam,
thắng cảnh ở Quy Nhơn như Ghềnh Ráng, mộ Hàn Mạc Tử, trại phong Quy Hoà, Tháp
Chàm ...


Bây giờ đã có nhiều người biết, nhưng vào thời điểm đó, mấy ai biết rằng “Diễm Xưa” đã
ra đời sau khi chúng tôi đi thăm Tháp Đôi (Tháp Chàm) ở ngoại ô Quy Nhơn. Trái tim
người nhạc sĩ thiên tài đã rung cảm trước vẻ đẹp cổ kính của Tháp Chàm, đồng thời để
hồi niệm về cuộc tình khơng may với một người con gái Huế mang tên Diễm. Nếu tơi
nhớ khơng lầm thì một hoặc hai năm sau “Diễm Xưa” đã đoạt giải nhất cuộc thi âm nhạc
tại Hội chợ quốc tế Osaka tại Nhật.


Hồi đó, phần lớn sinh viên Trường Sư phạm Qui Nhơn là người Huế. Mỗi dịp Tết đến, hè


về.v.v... chúng tơi thường trở về Huế với gia đình, riêng Trịnh Cơng Sơn vẫn ở lại Qui
Nhơn một mình để tìm cảm hứng sáng tác trong cơ đơn.


<i>“Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu, Ơi! Tiếng hát xanh xao của </i>
<i>một buổi chiều...”</i>


<i>Bạn bè rời xa chăn chiếu, Ơ hay! Mình vẫn cơ liêu. </i>


<i>“Lời buồn thánh” đã ra đời trong hồn cảnh đó (Nhạc phẩm này Phan Thị Thăng </i>
được hân hạnh là người đầu tiên hát trên sóng đài phát thanh Qui Nhơn năm
1964).


<i>Ra đời cùng hoàn cảnh tương tự là “Biển Nhớ”. </i>


Hồi đó tơi cịn trẻ lắm (19 tuổi) cịn anh Sơn (23 tuổi). Có dịp là tơi bay về Huế
với gia đình. Tơi khơng biết anh Sơn đã trầm tư bao đêm trên bãi biển Qui Nhơn
để nhớ về người ấy, cơ Tơn nữ đài các, q phái ấy để cuối cùng kết tinh thành
<i>“Biển Nhớ”, một tình khúc nổi tiếng trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Tơi chân </i>
thành xin lỗi Bích Khê nghe, vì bài viết cần sự chính xác, khơng gian thật, người
thật, việc thật nên đã đưa vào bài viết này hình ảnh của cơ búp bê Nhật Bản xinh
xắn, nhỏ nhắn, q phái. Bích Khê ơi! Bạn cịn đó khơng sau gần nửa thế kỷ bọn
mình khơng gặp nhau? Bích Khê cịn nhớ những lần anh Sơn và mình đến chơi,
để được Khê cho hút những điếu Rugby thơm ngát lấy ra từ hộc bàn và cùng nhau
xoa mạt chược? Mình nghĩ linh hồn anh Sơn linh thiêng chắc cũng có lần về thăm
nơi ấy, căn nhà ở đầu đường Cường Để nhìn ra phi trường Qui Nhơn, nơi đã
chứng kiến biết bao kỷ niệm vui buồn của anh Sơn, của Bích Khê. Hồi đó Khê
cũng như mình hay về nhà khi có dịp để cho người nhớ, biển nhớ.


<i>Sau khi “Biển Nhớ” xuất bản mình hay ghẹo anh Sơn và hát:</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhân, đó phải là hai danh từ riêng và phải được trân trọng viết hoa để đánh dấu
một “cuộc tình thánh thiện”. Hồi đó mình trẻ q, non nớt q, mình biết anh Sơn
mến Khê lắm … nhưng bây giờ, sau gần nửa thế kỷ, hồi tưởng lại mình thấy tình
cảm giữa anh Sơn và Khê là cái gì đó khơng có tên gọi nhưng nó cịn cao cả trên
cả tình yêu.


Tác giả NQC (thứ nhất, từ trái) & TCS
(Ảnh tư liệu NQC)


Anh Sơn ơi! Nếu linh thiêng anh đừng có trách người bạn nhỏ của anh nghe. Nó
chỉ muốn bản tiểu sử của anh, một thiên tài âm nhạc của Việt Nam, để lại cho hậu
thế, phải là một bản tiểu sử chính xác, đầy đủ, trung thực. Trong dịng chảy tn
trào khơng dừng được của những hồi niệm về q khứ, em đã kể ra hết, kể cả
những điều mà trong một đời người, sống để dạ, chết mang theo.


<i>Nhạc sĩ tiền bối Văn Cao, ngoài những nhạc phẩm bất hủ, cịn có trường ca Sơng </i>


<i>Lơ.</i>


Cũng như thế, những đêm dài thao thức trên bãi biển Qui Nhơn, chứng kiến cảnh
sóng xơ vào bờ vơ tình phá bỏ, hủy hoại liên tục những cơng trình cát của những
chú dã tràng tội nghiệp, rồi liên tưởng đến thân phận con người trong kiếp nhân
<i>sinh, Trịnh Công Sơn đã thai nghén và hình thành trường ca “Tiếng hát Dã </i>


<i>Tràng” hay còn gọi là “Dã Tràng Ca” mà Ban hợp xướng của Trường Sư phạm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đó cũng là lần cuối, chúng tơi (Trịnh Cơng Sơn, Thanh Hải, Ngô Quang Cảnh, Lê
Thị Ngọc Trinh, Bùi Thị Bích Phương, Lê Khắc Long, Vũ Lập, Phan Thị


Thăng.v.v... đàn hát với nhau để rồi khơng lâu sau đó mỗi đứa một nơi, với nhiệm


vụ mới: Nhà giáo.


<i>“Dã Tràng Ca” đã kết thúc trong nước mắt. Tất cả chúng tơi đều khóc.</i>


<i>“Thơi! Cịn gì nữa đâu xác dã tràng trắng bể chìm sâu. </i>
<i>Khơng cịn gì nữa đâu, cịn dài mãi sau, đời lên cơn đau.</i>


...


<i>Cịn gì đâu, cịn gì đâu mà khơng thương nhau. </i>


Mùa thu năm 1964, tơi ở lại dạy học ở Qui Nhơn cịn Trịnh Công Sơn nhận quyết
định lên Bảo Lộc - nơi mà sau này người nghệ sĩ tài hoa đã gặp một Khánh Ly lúc
đó cịn vơ danh chưa ai biết đến.


Sở dĩ tơi hơi dài dịng kể về Qui Nhơn vì chính nơi đây, khơng gian này, thời gian
này (1962 – 1964) đã đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong đời sáng tác tình
khúc của Trịnh Cơng Sơn. Nơi đây đã chứng kiến sự thăng hoa và sức sáng tạo
mạnh mẽ của một thiên tài: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


Nếu không là không gian Qui Nhơn, chắc gì Trịnh Cơng Sơn đã để lại cho đời
<i>những Diễm xưa, Lời buồn thánh, Biển nhớ, Chiều một mình qua phố, Vết lăn </i>


<i>trầm rồi “Dã Tràng Ca” và cịn nhiều, nhiều nữa những tình ca bất hủ khác?</i>


Nếu không là ông giáo xuất thân từ Trường Sư phạm Qui Nhơn, Trịnh Công Sơn
lên Bảo Lộc - Đà Lạt làm gì để rồi sau nầy chúng ta nghe được tiếng hát ma quái,
nhừa nhựa của Khánh Ly qua bàn tay nhào nặn của Trịnh Công Sơn với những
bản tình ca bất hủ?



Để kết thúc bài viết này, tôi tha thiết mong mỏi những ai viết về Trịnh Cơng Sơn
hãy nắm chính xác khơng gian, thời gian anh ấy đã sống từ năm 1962 - 1964 của
thế kỷ trước: TP. Qui Nhơn bây giờ.


<i>Long Xuyên, tháng 03 năm 2009</i>


</div>

<!--links-->

×