PHÒNG GD ĐT ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG TH BẮC NGHĨA
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài: 85 phút
Họ và tên: ......................................................... Lớp: ..... Số báo danh: ........
ĐỀ CHẴN
I.Đọc hiểu:(30 phút) Đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau:
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều
mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu
trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên
dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi
trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời
mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết
cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của
tôi.
(Tạ Duy Anh)
1. Tuổi thơ của tác giả được nâng lên từ đâu?
A. Từ dải Ngân Hà. B. Từ bầu trời tự do. C. Từ những cánh diều.
2. Điều gì cháy mãi trong tâm hồn đám trẻ mục đồng?
A. Ước mơ của thời mới lớn. B. Khát vọng. C. Những kỷ niệm.
3. Câu văn nào được sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?
A. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ.
B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
C. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
4. Từ nào viết đúng chính tả?
A. trông trẻo B. trông trẽo C. trong trẽo D. trong trẻo
5. Viết vào chỗ chấm để hoàn thành câu tục ngữ sau:
- Chớ thấy ................................. mà ngã ...................................
6.Cho câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
a/ Bộ phận vị ngữ: .........................................................................................................................
b/ "khổng lồ" thuộc từ loại: ............................................................................................................
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
a/ Học giỏi nhất và ngoan ngoãn nhất là bạn Quốc Anh.
.........................................................................................................................................................
b/ Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
.........................................................................................................................................................
8. Viết lại câu sau cho đúng: Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
.........................................................................................................................................................
9. Tìm 2 từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
................................................................................................................................................
10. Đặt một câu có từ chỉ mức độ của đặc điểm hoặc tính chất. Gạch chân dưới từ chỉ mức độ
đó: .........................................................................................................................................................
...
Số phách:
Số phách:
Điểm
Trường Tiểu học Bắc Nghĩa
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - BẢN GỐC
Thời gian: 55 phút
1. Chính tả: Nghe viết (20 phút)
Kéo co
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Tục kéo co mỗi vùng một
khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên
ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và
nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất
là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
2. Tập làm văn: (35 phút)
Đề bài: Mỗi lần đi công tác xa về, bố lại mua cho em một món đồ chơi rất đẹp. Hãy tả lại một
đồ chơi mà em thích nhất.
Trường Tiểu học Bắc Nghĩa
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - ĐỀ CHẴN
Năm học 2010 - 2011
I. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả: 5 điểm.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui
định) trừ 0.5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học,
bẩn, ... trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: 5 điểm.
Viết được bài văn tả món đồ chơi do bố tặng mà em thích nhất. Bài văn có bố cục rõ ràng, câu
văn gãy gọn, đúng ngữ pháp, có hình ảnh. Tả được các đặc điểm của món đồ chơi. Biết sử dụng
các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa....). Ý văn liên kết chặt chẽ, thể hiện được tình cảm,
sự yêu thích của mình với món đồ chơi đó.
Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên.
Điểm 4: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.
Điểm 3: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.
Điểm 1- 2: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
Phần trắc nghiệm: 2 điểm. Khoanh đúng mỗi câu được 0.5 điểm. Mỗi câu có hai khoanh tròn trở
lên thì không ghi điểm. Đáp án:
1. C. Từ những cánh diều. 2. B. Khát vọng.
3. A. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. 4. D. trong trẻo
5. (0.5 điểm). Điền đúng mỗi từ được 0.25 điểm. Đáp án:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
6.(0.5 điểm) Đáp án:
a/ Bộ phận vị ngữ: đẹp như một thảm nhung khổng lồ.(0.25đ)
b/ "khổng lồ" thuộc từ loại: tính từ.(0.25đ)
7. (0.5điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm. Đáp án:
a/ Ai học giỏi nhất và ngoan ngoãn nhất? ( Học giỏi nhất và ngoan ngoãn nhất là ai?)
b/ Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
8.(0.5 điểm)
- Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.
9.(0.5 điểm) Tìm đúng mỗi từ được 0.25điểm.
VD: say mê, hăng hái, nhiệt tình, đam mê, say sưa, uể oải,.....
10. (0.5 điểm) Đặt đúng câu được 0.25điểm; Xác định đúng từ chỉ mức độ được 0.25 điểm.
VD: Những đóa quỳnh trắng muốt làm duyên dưới ánh trăng.
PHÒNG GD ĐT ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG TH BẮC NGHĨA
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài: 85 phút
Họ và tên: ......................................................... Lớp: ..... Số báo danh: ........
ĐỀ LẺ
I.Đọc hiểu:(30 phút) Đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi và làm các bài tập sau:
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều
mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu
trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên
dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi
trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời
mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết
cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của
tôi.
(Tạ Duy Anh)
1. Tuổi thơ của tác giả được nâng lên từ đâu?
A. Từ dải Ngân Hà. B. Từ những cánh diều. C. Từ bầu trời tự do.
2. Điều gì cháy mãi trong tâm hồn đám trẻ mục đồng?
A.Khát vọng. B. Ước mơ của thời mới lớn. C. Những kỷ niệm.
3. Câu văn nào được sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?
A. Bầu trời tự do thật là đẹp.
B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng như một bản nhạc hòa tấu.
C. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
4. Từ nào viết đúng chính tả?
A. lẩm chẩm B. lẫm chẩm C. lẩm chẫm D. lẫm chẫm
5. Viết vào chỗ chấm để hoàn thành câu tục ngữ sau:
- Người có .............. thì nên, nhà có nền thì ...............
6.Cho câu: Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
a/ Bộ phận vị ngữ: .........................................................................................................................
b/ "trầm bổng" thuộc từ loại: ............................................................................................................
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
a/ Học giỏi nhất và ngoan ngoãn nhất là bạn Quốc Anh.
.........................................................................................................................................................
b/ Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
.........................................................................................................................................................
8. Viết lại câu sau cho đúng: Thử xem ai khéo tay hơn nào?
.........................................................................................................................................................
9. Tìm 2 từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
................................................................................................................................................
10. Đặt một câu có từ chỉ mức độ của đặc điểm hoặc tính chất. Gạch chân dưới từ chỉ mức độ đó:
.........................................................................................................................................................
Trường Tiểu học Bắc Nghĩa
Số phách:
Số phách:
Điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - ĐỀ LẺ
Năm học 2010 - 2011
I. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả: 5 điểm.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui
định) trừ 0.5 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học,
bẩn, ... trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: 5 điểm.
Viết được bài văn tả món đồ chơi do bố tặng mà em thích nhất. Bài văn có bố cục rõ ràng, câu
văn gãy gọn, đúng ngữ pháp, có hình ảnh. Tả được các đặc điểm của món đồ chơi. Biết sử dụng
các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa....). Ý văn liên kết chặt chẽ, thể hiện được tình cảm,
sự yêu thích của mình với món đồ chơi đó.
Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên.
Điểm 4: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.
Điểm 3: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.
Điểm 1- 2: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
Phần trắc nghiệm: 2 điểm. Khoanh đúng mỗi câu được 0.5 điểm. Mỗi câu có hai khoanh tròn trở
lên thì không ghi điểm. Đáp án:
1. B. Từ những cánh diều. 2. B. Khát vọng.
3. B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng như một bản nhạc hòa tấu. 4. D. lẫm chẫm
5. (0.5 điểm). Điền đúng mỗi từ được 0.25 điểm. Đáp án:
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
6.(0.5 điểm) Đáp án:
a/ Bộ phận vị ngữ: vi vu trầm bổng.(0.25đ)
b/ "trầm bổng" thuộc từ loại: tính từ.(0.25đ)
7. (0.5điểm) Mỗi ý đúng được 0.25 điểm. Đáp án:
a/ Bạn Quốc Anh như thế nào?
b/ Ai hay thả diều ngoài chân đê?
8.(0.5 điểm)
- Thử xem ai khéo tay hơn nào.
9.(0.5 điểm) Tìm đúng mỗi từ được 0.25điểm.
VD: say mê, hăng hái, nhiệt tình, đam mê, say sưa, uể oải,.....
10. (0.5 điểm) Đặt đúng câu được 0.25điểm; Xác định đúng từ chỉ mức độ được 0.25 điểm.
VD: Những đóa quỳnh trắng muốt làm duyên dưới ánh trăng.