Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

QUAN NIEM VE TUYEN TUYEN PHO BIEN GIAO DUC PHAP LUAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.97 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>QUAN NIỆM </b>


<b>VỀ TUYÊN TUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT</b>
<i><b>Ths. Nguyễn Huy Bằng</b></i>


<i><b>Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế</b></i>


Hiện nay chúng ta vẫn thường nghe nhắc nhiều đến các thuật ngữ: giáo
dục pháp luật, tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật, phổ biến giáo dục
pháp luật... Nhìn chung, nhiều người đều có quan niệm rằng tun truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật là các nhiệm vụ nhằm nâng cao văn hoá pháp lý, ý thức
pháp luật của nhân dân. Tuy vậy, việc hiểu một cách đầy đủ, khoa học về các
khái niệm này nhiều khi rất khác nhau.


Để thuận lợi cho việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong thực tiễn; trên cơ sở một số nghiên cứu gần đây, có thể khái quát về khái
niệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:


<i><b>1. Tuyên truyền pháp luật</b></i>


Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng 1997) thì “Tuyên truyền là việc
giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo”. Từ
điển Từ và ngữ Hán Việt (Nxb Từ điển Bách khoa - H.2002 ) lại giải thích tuyên
truyền là “Đem chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước phổ
biến và giải thích cho đông đảo quần chúng biết và động viên mọi người thực
hiện”.


Như vậy, điểm chung của tuyên truyền là việc giải thích, là tính rộng rãi
của đối tượng và đều nhằm mục đích động viên, thuyết phục đối tượng. Riêng
đối với pháp luật, sau khi Nhà nước ban hành một văn bản mới, cần tổ chức đưa
pháp luật đến với đông đảo quần chúng nhân dân để mọi người nắm được các


quy định cụ thể trong văn bản, tin tưởng vào các quy định này để thực hiện. Lý
luận đã chứng tỏ rằng, để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện thì khơng chỉ
bằng cưỡng chế mà cịn cần phải thông qua thuyết phục (điều này rất quan trọng
đối với một nước có truyền thống văn hố phương Đơng như Việt Nam).


Từ các phân tích trên đây, có thể khái quát về tuyên truyền pháp luật như
sau: Tuyên truyền pháp luật là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của
pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực
hiện đúng pháp luật.


<i><b>2. Phổ biến pháp luật</b></i>


Cũng theo các từ điển nêu trên thì “Phổ biến là làm cho đơng đảo mọi
người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thơng
qua hình thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi người đều biết đến”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

luật có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật
được ban hành nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ được nhà nước
dùng để trị dân.


Tuy vậy, phổ biến pháp luật có điểm khác tuyên truyền pháp luật ở chỗ
phổ biến khơng mang tính động viên, thuyết phục cao như truyên truyền. Mặt
khác, phổ biến pháp luật mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật
cho các đối tượng xác định hơn tuyên truyền pháp luật (Ví dụ: phổ biến Luật
Hơn nhân và gia đình cho phụ nữ của xã X…; phổ biến các quy định mới về
soạn thảo văn bản cho cán bộ, công chức cơ quan Bộ Y…; phổ biến kinh
nghiệm áp dụng pháp luật cho cán bộ địa chính của huyện Z....). ở những mức
độ khác nhau, phổ biến pháp luật là nhằm làm cho đối tượng cụ thể hiểu thấu
đáo các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến
pháp luật thường thông qua các hội nghị, các cuộc tập huấn vv…



<i><b>3. Giáo dục pháp luật</b></i>


Giáo dục là q trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ
chức nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức và những tri thức
cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội (Từ điển
Từ và ngữ Hán-Việt, sđd).


So với tuyên truyền, phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức,
tình cảm song phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục
đích rõ ràng hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì tun truyền, phổ biến chính là
các phương thức giáo dục cụ thể.


Trong các giáo trình, tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay,
các tác giả khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật như sau: Giáo dục
pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo
dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên
nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi
phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành.


Việc xác định khái niệm giáo dục pháp luật như trên có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn quan trọng khi mà ở nước ta hiện nay chưa có đầy đủ các điều kiện
khách quan cho việc nâng cao tri thức, tình cảm, thói quen xử sự theo pháp luật
thì vai trị của nhân tố chủ quan là rất cần thiết. Không thể chờ đợi, ỷ lại vào các
điều kện khách quan mà phải bằng nỗ lực chủ quan, hoạt động có tổ chức để
nâng cao nhận thức, tình cảm, thái độ của người dân đối với pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hội (cụ thể là học sinh các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề, sinh viên các trường đại học, cao đẳng...) với những điều kiện nhất định
về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, phương tiện, phương pháp giảng


dạy... phù hợp với từng nhóm đối tượng. Giảng dạy pháp luật trong nhà trường
là hình thức quan trọng để nâng cao ý thức pháp luật cho người học, song chỉ
như vậy thơi thì chưa đủ mà phải kết hợp với tuyên truyền, phổ biến và các hình
thức tác động khác nữa.


Như vậy, cần khẳng định rằng giáo dục pháp luật nói chung khơng đồng
nghĩa với dạy và học pháp luật trong nhà trường không chuyên luật và đào tạo
người làm trong lĩnh vực pháp luật. Giáo dục pháp luật có ý nghĩa rộng hơn, với
hình thức thực hiện đa dạng hơn trong đó việc dạy và học pháp luật trong nhà
trường là một kênh quan trọng giúp đối tượng có nhận thức cơ bản và tạo niềm
tin một cách có cơ sở đối với pháp luật.


<i><b>4. Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật với tuyên truyền pháp luật, phổ</b></i>
<i><b>biến pháp luật</b></i>


Từ những khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy tun truyền, phổ biến
pháp luật có mục đích, đối tượng đặc thù và có tính độc lập tương đối so với
giáo dục pháp luật. Tính độc lập tương đối của tuyên truyền pháp luật và phổ
biến pháp luật thể hiện ở một số điểm sau đây:


- Tuyên truyền pháp luật có đối tượng rộng rãi, thường có tính trừu tượng
(các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền pháp luật thường xuyên đến
nhiều đối tượng nói chung chứ không chỉ tập trung vào đối tượng cụ thể nào).
Nội dung tuyên truyền mang tính định hướng rõ ràng (thường không mang hàm
lượng khoa học cao để mọi người dễ tiếp nhận hoặc thơng qua các hình thức
sinh động mang tính động viên, cổ vũ nhằm tác động vào tâm lý của các đối
tượng). Tuyên truyền pháp luật với hình thức thể hiện phong phú, đa dạng là
hoạt động nhằm vận động chấp hành pháp luật, là phương diện quan trọng của
hoạt động giáo dục pháp luật. Chủ thể tuyên truyền pháp luật quan trọng nhất là
các báo cáo viên, cơ quan thông tin, truyền thông.



- Phổ biến pháp luật có đối tượng xác định hơn tuyên truyền pháp luật với
nội dung chủ yếu là cung cấp thông tin mới để mọi người hiểu và làm theo. So
với giáo dục pháp luật thì tính hệ thống của phổ biến pháp luật không cao bằng.
Tuỳ đối tượng mà nội dung phổ biến có thể nơng sâu khác nhau. Phổ biến pháp
luật là một giai đoạn của quá trình thực thi pháp luật, là một mắt xích trong tiến
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, nó có vai trị quan trọng trong
việc hình thành ý thức pháp luật. Phổ biến pháp luật có thể do nhiều cơ quan, tổ
chức thực hiện đối với các đối tượng thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

luật, phổ biến pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tốt thì cũng là trực
tiếp đạt được mục đích của giáo dục pháp luật. Tính bao trùm của giáo dục pháp
luật thể hiện ở chỗ giáo dục pháp luật vừa có tính định hướng rõ ràng, vừa có
tính hệ thống để bảo đảm đối tượng giáo dục được nâng cao cả về kiến thức
pháp luật, kỹ năng áp dụng pháp luật, thái độ tơn trọng pháp luật. Nói cách khác,
giáo dục pháp luật phải nâng cao cả về tri thức, hiểu biết pháp luật và về tâm lý
pháp lý của đối tượng giáo dục. Giáo dục pháp luật phải nhằm đạt tới sự hình
thành ý thức tự giác trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về pháp luật và các vấn đề liên
quan. Kết quả của giáo dục pháp luật không chỉ ở chỗ đối tượng biết pháp luật
quy định thế nào mà cịn hiểu vì sao lại quy định như vậy để họ vận dụng pháp
luật một cách chủ động, sáng tạo, chính xác.


</div>

<!--links-->

×