Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

2 Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 10 năm 2020 THPT thị xã Quảng Trị có đáp án | Ngữ văn, Lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.26 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 10 </b>
<b>TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ</b>

<b> Khóa thi ngày 11 tháng 6 năm 2020 </b>



<b> Môn thi: Ngữ văn </b>



<b> </b>

<i>Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề </i>


<b>Câu 1 (8.0 điểm): </b>

Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ


<i><b>của mình về câu nói sau: “Muốn thấy cầu vồng, phải biết chấp nhận những </b></i>



<i><b>cơn mưa”. </b></i>



<i><b>Câu 2 (12.0 điểm): Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai- nơ cho rằng: “Cuộc </b></i>



<i><b>đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ khơng nên tìm ở đâu khác mà phải chính </b></i>


<i><b>trong tác phẩm của họ”. </b></i>



Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10 THPT,


anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.



<b>---HẾT--- </b>



<i><b>Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm. </b></i>


<b>Họ và tên thí sinh:……….Số báo danh:………. </b>


<b>ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b>
<b>KỲ THI CHỌN HSG VĂN HĨA LỚP 10 THPT </b>



<b>Khóa thi ngày 11 tháng 6 năm 2020 </b>
<b>Môn thi: Ngữ văn </b>


<i>(Hướng dẫn chấm có 03 trang) </i>


<b>CÂU </b> <b>CÁC Ý CẦN NÊU </b> <b>ĐIỂM </b>


<b>1 </b> <i>Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội với kết cấu 3 phần: Mở </i>
bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề; Thân bài: Triển khai được vấn đề cần nghị
<b>luận; Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. </b>


<b>0,5 </b>


Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Triển khai vấn đề nghị luận

thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp


chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.



<b>0,5 </b>


Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng
về cơ bản phải đáp ứng các nội dung sau:


1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận <b>0,5 </b>


2. Triển khai vấn đề thành các luận điểm:
<b>a. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định: </b>


<i>- Cơn mưa: những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. </i>



<i>- Cầu vồng: thành quả tốt đẹp, hạnh phúc sau khi trải qua khó </i>



khăn, thử thách.



→ Ý của cả câu: phải dũng cảm đương đầu với những khó


khăn thử thách, như vậy mới có thể có được điều tốt đẹp ở


tương lai.



<b>1,5 </b>


<b>b.</b>

<b> Bàn luận, mở rộng vấn đề: </b>



- Đứng trước những khó khăn, thách thức, con người cần đối


mặt và tìm cách vượt qua nó, như vậy mới có thể gặt hái được


thành quả tốt đẹp.



- Muốn đối mặt và vượt qua được thử thách, chúng ta cần có ý


chí, lịng dũng cảm; có sự hiểu biết, phương pháp đúng đắn;


sống có lí tưởng, ước mơ...



- Phê phán những người hèn nhát, thiếu ý chí, ngại khó khăn,


gian khổ.



<b>2.0 </b>


<b>c. </b>

<b>Bài học nhận thức và hành động: </b>



- Phê phán lối sống yếu mềm, bi quan, thụ động, chỉ biết ngồi


chờ vận may và sự thuận lợi.



- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận


thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống



quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát


vọng, ước mơ.



<b>1.5 </b>


3. Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: <b>0.5 </b>


Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi


<b>chính tả. </b> <b>0.5 </b>


<i>Bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu chữ, dẫn chứng…) </i> <b>0.5 </b>
<b>2 </b> <i>Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp


chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.



Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng
<i>về cơ bản phải đáp ứng các nội dung sau: </i>


<b>1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận </b> <b>0,5 </b>


2. Triển khai vấn đề thành các luận điểm:

a. Giải thích:



- Cắt nghĩa ý kiến:



+ Cuộc đời nhà thơ: hoàn cảnh sống, sự kiện, biến cố, đời sống


tinh thần, tố chất tâm hồn riêng của nhà thơ.




+ Giá trị của nhà thơ: những đóng góp sâu sắc và mới mẻ,


những công hiến có ý nghĩa khẳng định vị thế của nhà thơ. Giá


trị của nhà thơ được thể hiện ở tầm vóc tư tưởng, ở chiều sâu


tâm hồn và tài năng nghệ thuật.



+ Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm,


trong đó nêu lên ý nghĩa của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc


đời và khẳng định giá trị của nhà thơ.



- Lí giải ý kiến:



+ Tác phẩm là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Qua tác


phẩm, người đọc có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm, tài năng


của người sáng tác. Tác phẩm khẳng định vị trí, diện mạo riêng


của người nghệ sĩ.



+ Đặc trưng của thơ là sự tự thể hiện, bộc lộ trực tiếp thế giới


tinh thần, đời sống tâm hồn của nhà thơ. Thơ là bức chân dung


tinh thần tự họa, là nơi để thi sĩ trút gửi những tâm sự sâu kín,


giải tỏa những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt khi chạm vào cuộc


sống. Vì vậy chính trong tác phẩm người đọc có thể nhận ra


được bóng dáng cuộc đời, hiểu được cách nhìn, cách cảm, lắng


nghe được điệu hồn riêng của nhà thơ.



+ Mỗi bài thơ là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật đầy


khổ hạnh và nghiêm túc, tìm tịi và sáng tạo. Vì vậy, tác phẩm


chính là căn cứ để đánh giá tài năng và tâm huyết của nhà thơ.



<b>2.5 </b>



<b>b. Chứng minh: </b>



Thí sinh có thể chọn một số bài thơ (từ 02 bài trở lên – tốt nhất


là bao gồm cả thơ Việt Nam và thơ nước ngoài) tiêu biểu, phù


hợp để minh chứng cho yêu cầu của đề như: Cảnh Ngày hè của


Nguyễn Trãi, Độc tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du, Nhàn của


Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thu Hứng của Đỗ Phủ… để làm sáng tỏ


vai trò của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và giá trị của


nhà thơ. Sự phân tích và cảm nhận tác phẩm thơ cần làm rõ các


định hướng cơ bản sau:



- Nhận ra bóng dáng cuộc đời, con người nhà thơ in dấu trong


tác phẩm.



- Hiểu và đánh giá được giá trị của nhà thơ được thể hiện trong


tác phẩm qua các phương diện như:



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Chiều sâu tâm hồn, tầm vóc tư tưởng.


+ Tài năng nghệ thuật.



<b>c. Đánh giá: </b>



- Ý kiến của nhà thơ người Đức H. Hai- nơ là một quan niệm


xác đáng khi khẳng định tác phẩm chính là xuất phát điểm


khoa học và khách quan để thấu hiểu cuộc đời và đánh giá giá


trị của người nhà thơ. Điều này không chỉ đúng trong lĩnh vực


thơ ca mà cịn đúng với các sáng tác văn học nói chung.



- Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ


đứng, muốn thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác



nên những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn cá nhân.



- Ý kiến cũng là một định hướng đầy ý nghĩa cho việc tiếp


nhận thơ và đồng cảm, tri âm với nhà thơ.



<b>2.5 </b>


3. Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: <b>0.5 </b>


Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi


chính tả. <b>0.5 </b>


Bài viết thể hiện sự sáng tạo: Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy


<b>nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. </b> <b>0.5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 11 </b>
<b>TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ</b>

<b> Khóa thi ngày 11 tháng 6 năm 2020 </b>



<b> Môn thi: Ngữ văn </b>



<b> </b>

<i>Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề </i>


<b>Câu 1. (8,0 điểm) </b>


<b>THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT </b>


<i>Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu </i>
<i>đất. </i>



<i>- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? - Ngài hỏi </i>


<i>Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu...rồi nói: </i>
<i>- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc. </i>


<i>Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài </i>
<i>trao cục đất cho con người và nói: </i>


<i>- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc. </i>


<i>(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống - Tập 2, NXB Cơng an Nhân Dân) </i>


Anh/chị có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên?


<b>Câu 2. (12,0 điểm) </b>


<i>Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn” (NXB Khoa học xã hội 2002, trang 165), </i>
<i>nhà văn Nguyễn Minh Châu có viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm công </i>
<i>việc như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen </i>
<i>đủi dồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con người khơng cịn có ai để bênh </i>
<i>vực”. </i>


Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ sự hiểu biết ấy qua việc phân tích
một số tác phẩm văn học trước Cách mạng tháng Tám.


<b> </b>


<b>---HẾT--- </b>



<i><b>Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm. </b></i>


<b>Họ và tên thí sinh:……….Số báo danh:……… </b>


<b>ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC </b>
<b>KỲ THI CHỌN HSG VĂN HĨA LỚP 11 THPT </b>


<b>Khóa thi ngày 11 tháng 6 năm 2020 </b>
<b>Mơn thi: Ngữ văn </b>


<i>(Hướng dẫn chấm có 03 trang) </i>


<b>CÂU </b> <b>CÁC Ý CẦN NÊU </b> <b>ĐIỂM </b>


<b>1 </b> <i><b>Anh/chị có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện “Thượng đế cũng </b></i>


<i><b>không biết”. </b></i>


<i>Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội với kết cấu 3 phần: Mở bài: </i>
Dẫn dắt, nêu vấn đề; Thân bài: Triển khai được vấn đề cần nghị luận;
<i>Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. </i>


<b>0,5 </b>


Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hạnh phúc do chính con người tự


tạo ra. <b>0,5 </b>



Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng về
cơ bản phải đáp ứng các nội dung sau:


1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận <b>0,5 </b>


2. Triển khai vấn đề thành các luận điểm:


<b>a. Giải thích </b> <b>1,0 </b>


- Thượng đế là đấng tồn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo
nên con người nhưng không thể nặn được hạnh phúc để ban tặng cho
lồi người bởi vì: Hạnh phúc khơng sẵn có, hạnh phúc tồn tại trong
chính cuộc sống con người.


- Lời nói của thượng đế “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc” thể
hiện quan niệm hạnh phúc do chính con người tạo nên.


- Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc khơng bao giờ
sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do
chính con người tạo nên bằng bàn tay vun xới và tấm lòng yêu thương
cuộc đời. Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận được
sâu sắc giá trị của hạnh phúc của chính mình và sống cuộc đời đầy ý
<b>nghĩa. </b>


<b>b. Bình luận </b>


<b>Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề </b> <b>2,5 </b>


- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận được sâu sắc
giá trị của hạnh phúc của chính mình và sống cuộc đời đầy ý nghĩa.


- Hạnh phúc không phải là những điều có sẵn, nó đến từ chính những
hành động của mỗi con người.


- Hạnh phúc không phải là thứ giá trị vật chất mà là giá trị tinh thần.
Tùy vào quan niệm và mức độ thỏa mãn của mỗi người, hạnh phúc sẽ
khác nhau. Có những người mong muốn có nhiều tiền, sống một cuộc
sống giàu sang sung sướng, đó là hạnh phúc. Nhưng cũng có những
người chỉ mong muốn một cuộc sống giản dị, bình yêu, đối với họ, đó
cũng là hạnh phúc.


- Chính vì hạnh phúc xuất phát từ quan điểm và mức độ thỏa mãn của
mỗi con người nên hạnh phúc phải cho chính con người tạo nên bằng
những hành động cụ thể. Chỉ có tự tạo ra hạnh phúc, con người mới có
thể thực sự cảm nhận được giá trị của hạnh phúc và tận hưởng cuộc
sống một cách đầy đủ và ý nghĩa nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Tuy nhiên, hạnh phúc do con người tạo ra phải phù hợp với chuẩn
mực đạo đức xã hội và pháp luật. Hạnh phúc phải dựa trên lợi ích của
cộng đồng chứ khơng phải vì thỏa mãn sở nguyện cá nhân.


- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những
hạnh phúc viển vông, mơ hồ như:


+ Một số bạn trẻ hiện, do sinh ra trong gia đình có điều kiện, nên ỷ lại
dựa dẫm, chơng trờ người khác đem hạnh phúc đến cho mình.


+ Có những con người vì thỏa mãn lợi ích cá nhân mà sẵn sàng dùng
mưu mô thủ đoạn hãm hại người khác, chà đạp lên lợi ích cộng đồng.


<b>c. Bài học rút ra cho bản thân </b> <b>1,0 </b>



Thí sinh tự rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.
<i>(Ví dụ: Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ </i>
<i>với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa </i>
<i>hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người. Biết vun đắp hạnh </i>
<i>phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh </i>
<i>phúc…). </i>


3. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi


chính tả. <b>0.5 </b>


4. Bài viết thể hiện sự sáng tạo (ý tưởng, câu chữ, dẫn chứng…) <b>0.5 </b>
<b>2 </b> <b>Bình luận và làm sáng tỏ ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu </b>


<i><b>“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm công việc như kẻ </b></i>
<i><b>nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số </b></i>
<i><b>phận đen đủi dồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con </b></i>
<i><b>người khơng cịn có ai để bênh vực”. </b></i>


<i>Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, </i>


<i>Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. </i> <b>0,5 </b>
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò, thiên chức, trách nhiệm,


nghĩa vụ của nhà văn đối với cuộc đời; đồng thời đó cũng là vai trò
quan trọng của văn học với con người.


<b>0,5 </b>



Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng về
cơ bản phải đáp ứng các nội dung sau:


<b>1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận </b> <b>0,5 </b>


<b>2. Giải thích ý kiến </b> <b>1,5 </b>


- Nhà văn phải biết làm công việc “nâng giấc” cho những người cùng
đường: nhà văn là người an ủi, động viên, chia sẻ, nâng đỡ con người,
đặc biệt là những con người đau khổ. Đau khổ ấy hoặc là do “cái ác”,
hoặc là do “số phận đen đủi” mà phải rơi vào cảnh “bước đường
cùng”.


- Nhà văn còn phải biết “bênh vực”: biết đấu tranh với nhiều cái xấu,
cái ác để bảo vệ quyền sống, nhân phẩm con người, nhất là những con
người khơng cịn được ai che chở.


- Ý kiến trên nhằm khẳng định vai trò, thiên chức, trách nhiệm, nghĩa
vụ của nhà văn đối với cuộc đời; đồng thời đó cũng là vai trò quan
trọng của văn học với con người.


<b>3. Bình luận </b> <b>2,5 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Xuất phát từ vai trò, chức năng của văn học đối với con người: Tác
phẩm văn chương đích thực chính là người bạn đồng hành cùng con
người trong cuộc sống văn chương có thể chia sẻ những ngọt
ngào, mất mát với con người nhưng có thể giúp con người sống mạnh
mẽ hơn, nhân ái hơn…


<b>4. Chứng minh </b> <b>4,0 </b>



Thí sinh nên chọn phân tích từ hai đến ba tác phẩm văn học trước Cách
mạng


- Khi phân tích cần ln có ý thức bám sát u cầu mà đề bài đặt ra.
Tức là phải phân tích để thấy được sự “nâng giấc” và “bênh vực”
những số phận đau khổ của các nhà văn.


- Sau khi phân tích cần:


+ Khẳng định tấm lòng, tâm huyết và tài năng của các nhà văn đối với
những người cùng khổ.


+ Khẳng định lại sứ mệnh cao cả của nhà văn và văn chương chân
chính đối với con người và cuộc đời (tức là khẳng định ý kiến của
Nguyễn Minh Châu).


Lưu ý: Khi phân tích, thí sinh cần việc nắm vững các tác phẩm của các
nhà văn, biết phân tích và làm sáng tỏ những khía cạnh của vấn đề.
Tránh lối kể lại tác phẩm một cách sa đà, dễ dãi.


<b>5. Mở rộng, nâng cao vấn đề </b> <b>0,5 </b>


- Nhà văn muốn “nâng giấc” cho những người “cùng đường” thì trước
hết phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, trái tim nhà văn phải dễ
rung động, nhạy cảm trước nỗi đau của con người…


- Nhà văn muốn “bênh vực” - thì trước hết cũng cần một trái tim say
đắm với lẽ phải, cơng lí, với những điều tốt đẹp trên đời… hơn nữa
cũng cần có một dũng khí để “đứng trong vịng lao khổ” vừa để thấu


hiểu nỗi khổ và nguyện ước của con người, vừa nhận rõ được bộ mặt
thật của những thế lực tàn bạo.


<i><b>Tóm lại: Thí sinh cần thấy được Nguyễn Minh Châu đã đề cao sứ </b></i>
mệnh cao đẹp của nhà văn (và cũng là của văn chương) đối với cuộc
đời, con người. Thiếu sứ mệnh ấy, “sự tồn tại của nhà văn ở trên đời”
là rất ít ý nghĩa. Đồng thời đó cũng là yêu cầu, đòi hỏi của Nguyễn
Minh Châu đối với những nhà văn và tác phẩm văn chương chân
chính.


<b>6. Khái quát lại vấn đề </b> <b>0,5 </b>


Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, ít sai lỗi chính


tả. <b>0,5 </b>


Bài viết thể hiện sự sáng tạo: Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy


nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. <b>1,0 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

×