Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

bão typhoon là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới xtnđ trên tây bắc thái bình dương khi tốc độ gió cực đại vmax ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý gió cấp 12 ở ta trở lên hải lý kn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 84 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bão (typhoon) là tên gọi chung những xốy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình
Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở ta) trở lên
(hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h). Tiếng Anh "typhoon" có nguồn gốc từ tiếng Trung (âm
Hán-Việt) là "Thai phong" là "bão".


Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây Dương,
Đơng bắc Thái Bình Dương và Đơng nam Thái Bình Dương (phía đơng 160oE) gọi bão là
"hurricanes".


Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia XTNĐ ra 5 giai đoạn theo Vmax: 1) Vùng
áp thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm
khơng thể xác định được; 2) Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ: tropical depression): vị trí trung tâm có thể
xác định được, nhưng Vmax <34 kt; 3) Bão tố nhiệt đới (Tropical storm - TS): Vmax 34-47 kt
("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "dông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây tạm dịch là "bão
tố"); 4) Bão tố nhiệt đới mạnh (severe TS): Vmax 48-63 kt; 5) Bão (Typhoon): Vmax =>64 kt. Có
cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).


Ở ta, "Quy chế báo bão, lũ" quy định tương tự như trên cho Biển Đông, trừ vùng áp thấp, gồm


<i>1) ATNĐ</i>: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), có thể có gió giật (GG);


<i>2) Bão thường</i>: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h),GG;


<i>3) Bão mạnh</i>: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), GG;


<i>4) Bão rất mạnh</i>: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (=>118km/h), GG.


Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tầu thuyền, làm đổ
nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm hoạ. Ở nước ta mùa bão hàng
năm vào tháng 6 - 11, nhiều nhất vào tháng 7 - 10. Theo số liệu lịch sử thì trừ tháng 2, các tháng
cịn lại đều có thể có bão nhưng rất hiếm.



Hiện tượng mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới
hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng sẽ càng nguy
hiểm hơn gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.




Theo “Qui định tạm thời về tổng kết các hiện tượng thời tiết nguy hiểm hàng năm” của Trung
tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, căn cứ vào lượng mưa thực tế đo được trong 24 giờ
tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo mưa trong mạng lưới KTTV mà phân định các cấp
mưa khác nhau theo qui định của Tổ chức Khí tượng Thế giới.


Mưa lớn được chia làm 3 cấp:


- Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h.
- Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h.
- Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h.


Ngày có mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày
hôm sau) đạt cấp mưa vừa trở lên.


Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h bắt đầu có những
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.


Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do
đối lưu cực mạnh từ các đám mây dơng gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm,
thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu khơng cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi
xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả
một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Ngồi gió rất mạnh ra thì bản thân những hịn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối,
thậm chí chết người. Vì vậy mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.


Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), cịn vùng đồng
bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở nước ta mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa
hè. Riêng ở vùng núi phía bắc nước ta, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều
nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về
nhanh.


Khi chưa nhận được tin dự báo mưa đá bạn đọc vẫn có thể qua hiểu biết mà tự phịng tránh: Nếu
thấy trời nổi dơng gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi
dơng gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu
tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi, có thể mưa đá đã kéo
đến. Hãy cùng nhau chiêm nghiệm, rất lợi ích và thú vị!.


Dơng trong khí tượng được hiểu là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm
do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó cũng thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét
dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vịi rồng (ở vùng vĩ độ cao có khi cịn có cả tuyết rơi).


Thuật ngữ "dông" tiếng Anh là "thunderstorm", từ điển khí tượng Trung Quốc dịch là "lôi bạo"
(âm Hán-Việt) nghĩa là sấm dữ dội), cịn trong dân gian ta "dơng" là "trận gió to", khơng hồn tồn
trùng với thuật ngữ "dơng" trong khí tượng.


Người La-mã xưa thì cho rằng dông sét là những trận chiến giữa thần sấm (Jupiter, còn thần
thoại Hy lạp là thần Zuis) và thần lửa (Vulkan).


Dông được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì hàng năm có nước sét đánh chết hàng nghìn người,
gây ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng nhiều thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị
điện tử.



Dơng ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, nhưng vào tháng chính đơng ở khu vực Bắc bộ nước
ta dơng rất ít, có năm gián đoạn đến dịp sang xuân. Dông thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm
nên về mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều hay chiều tối và
được gọi là dông nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng ẩm, dơng
có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng
con người


Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ khơng khí giảm
mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.


Lốc là những xốy trong đó gió trong hồn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là
những xoáy nhỏ cuốn lên, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể
dự báo được.


Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Về định nghĩa chuyên ngành thì đây
là hai hiện tượng khác nhau, nhưng khi thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì hai hiện
tượng này thường được thống kê đan xen lẫn lộn. Do vậy hai hiện tượng này tạm ghép thành một
hiện tượng (tố lốc).


Vòi rồng là hiện tượng gió xốy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên
đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trơng giống như cái vịi, nhưng từ trên bầu
trời thị xuống nên dân ta "tơn kính" gọi là "vịi rồng" (mà khơng gọi là vịi voi chẳng hạn), chứ
thực tế khơng có con rồng nào cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(waterspouts). Rất thú vị là khơng phải chỉ có dân ta "tơn kính" gọi nó là vịi rồng mà cả ở Trung
quốc người ta cũng gọi là vòi rồng (âm Hán-Việt là "lục long quyển"). Còn tiếng Anh thuật ngữ đó
là "Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay
"xốy" (gió xốy).


Vịi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dơng rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có


dơng dữ dội là ở đó có thể có vịi rồng, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ
một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi khơng
khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp khơng khí nóng ở phía dưới, khơng khí nóng sẽ bị cưỡng bức
chuyển động lên rất mạnh, thế nhưng khí vịi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại khơng thấy
đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy ngun nhân vịi rồng con
người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.


Ở Việt Nam số liệu thống kê về vòi rồng rất ít, do vậy cơ sở dữ liệu và bản đồ về hiện tượng này
chưa được xây dựng.


Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp khơng khí sát mặt
đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương
mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất
một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây
thấp.




Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như: + Sương
mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió; + Khi
khơng khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ bị lạnh đi nên hình thành sương mù bình
lưu; + Khí khơng khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều thì hơi nước bốc lên gặp
lạnh nhanh chóng ngưng tụ thành sương mù bốc hơi. Ngồi ra cịn sương mù do mưa, sương mù
thung lũng, v.v...


Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong khơng khí, làm giảm tầm nhìn ngang.
Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương
mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm,...Sương mù
và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường
sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không


nhỏ.


Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa
xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đơng. Ngày nay mơi trường khơng khí càng ngày
càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.


Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên
mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi khơng khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình
thành vào những đêm đơng, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của
q trình lạnh đi của khơng khí và các vật thể.


Nên nhớ rằng nó khơng mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh
của tủ lạnh.


Xem ra "màu trắng" của nó đã được thể hiện trong tên gọi sương muối ở nhiều thứ tiếng trên thế
giới, như tiếng Anh "hoar frost", trong đó "hoar" là "trắng như tóc hoa râm"; tiếng Trung là "bạch
sương", bạch là trắng, tiếng Pháp là "gelée blanche", "blanche" là trắng. Có nơi cho rằng có 2 loại
sương muối: "hoar frost" và "rime", nhưng với "rime", khơng khí ẩm ban đầu ngưng kết thành các
hạt nước, sau đó mới bị lạnh đi để trở thành các hạt băng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ở nước ta sau khi khơng khí lạnh về, vùng núi Bắc bộ nằm sâu trong khơng khí lạnh, đêm trời
quang mây, lặng gió, khơng khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ khơng
khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ
khơng khí <= 4 độ C (trong lều khí tượng ở độ cao 2 m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây
cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ 0 độ C, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối. Các
vùng đồng bằng nước ta chỉ có sương giá (khơng phải sương muối), song nó cũng nguy hiểm đối
với một số cây trồng nếu thời gian sương giá kéo dài


Nhiệt độ khơng khí cao hoặc thấp có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, gia súc và cây
trồng. Tổ chức Khí tượng Thế giới có định ra ngưỡng nhiệt độ gây khó chịu đối với con người đó


là khi nhiệt độ khơng khí lớn hơn hoặc bằng 33 độ C, nếu nhiệt độ càng tăng thì càng gây nguy
hiểm đến sức khoẻ, và có thể dẫn đến chết người. Nhiệt độ khơng khí trung bình ngày cao liên
quan đến hiện tượng thời tiết nắng nóng.




Mức độ nắng nóng được căn cứ theo nhiệt độ cao nhất. Khi nhiệt độ tối cao trong ngày lớn hơn
hoặc bằng 35 độ C thì ngày đó được coi là nắng nóng; khi nhiệt độ tối cao trong ngày lớn hơn hoặc
bằng 38 độ C thì ngày đó được coi là nắng nóng gay gắt. Do vậy, cần thống kê những ngày có nhiệt
độ tối cao trong ngày lớn hơn hoặc bằng 35 độ C; xác định giá trị cao nhất từng xuất hiện trong cả
chuỗi quan trắc.


Khi nhiệt độ khơng khí xuống thấp cũng gây thiệt hại cho đời sống con người, gia súc và cây
trồng. Các đợt rét đậm, rét hại liên quan đến các đợt khơng khí lạnh, được đặc trưng bởi nhiệt độ
tối thấp trong ngày. Đối với vùng đồng bằng rét đậm xảy ra khi nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn
hoặc bằng 13 độ C; rét hại xảy ra khi nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn 11 độ C. Đối với vùng miền
núi các giá trị trên còn thấp hơn.


Các số liệu cần thống kê là thống nhất chung cho tất cả các trạm khí tượng tại các vùng (đồng
bằng, miền núi), do vậy trang Web này tạm thời đã thống kê những ngày có nhiệt độ tối thấp trong
ngày nhỏ hơn hoặc bằng 10 độ C; và xác định giá trị thấp nhất từng xuất hiện trong cả chuỗi quan
trắc.


Khơng khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối khơng khí rất lạnh từ lục địa Châu Á di chuyển
xuống khu vực nước ta, nơi đang có khối khơng khí ấm, gây ra gió đơng bắc mạnh trời trở rét và
thời tiết xấu, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ gió mùa mùa đơng nên cịn gọi là "gió mùa đơng
bắc". Khối khơng khí lạnh này có nguồn gốc cực đới, tràn qua lục địa Châu Á dưới dạng front lạnh,
xuống đến nước ta trong nhiều trường hợp khơng cịn thể hiện rõ tính chất điển hình của một front
lạnh nên ta gọi chung là "khơng khí lạnh".



Khi khơng khí lạnh tràn về, đẩy khơng khí nóng chuyển động lên cao, tạo thành một dải chuyển
tiếp, người ta vẽ một đường phân cách giữa 2 khối khơng khí, khác nhau cơ bản về nhiệt độ và độ
ẩm, được gọi là front lạnh (thuật ngữ này do Bjerknes (người Na-uy) đưa ra lần đầu vào lúc chiến
tranh thế giới I đang đi đến hồi kết nên ông "lấy hứng" đặt là "front" (mặt trận) và được giữ nguyên
trong mọi thứ tiếng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nam Trung bộ.


Hạn là hiện tượng thời tiết khơ khơng bình thường ở một khu vực do trong một thời gian dài
không có mưa hay mưa khơng đáng kể. Song hạn khơng phải là hiện tượng thuần tuý vật lý, mà có
sự tác động qua lại giữa nước tự nhiên với nhu cầu sử dụng nước của con người, vì thế định nghĩa
chính xác về hạn là vấn đề phức tạp do phải cân nhắc rất nhiều mặt trong sự tương tác đó.




Nói chung người ta chấp nhận 3 định nghĩa sau đây về hạn: 1) Hạn khí tượng: là một thời kỳ dài
mưa ít hơn trung bình nhiều năm; 2) Hạn nông nghiệp: là hạn khi mà thiếu độ ẩm đối với một thời
vụ hay thời kỳ sản xuất trung bình. Điều này xảy ra ngay cả khi mưa ở mức trung bình, nhưng lại
do điều kiện đất hay kỹ thuật canh tác đòi hỏi tăng lên; 3) Hạn thuỷ văn: là khi nước dự trữ có thể
dùng được trong các nguồn như tầng ngầm, sơng ngịi, hồ chứa tụt xuống mức thấp hơn trung bình
thống kê. Điều này cũng có thể xảy ra ngay cả khi mưa trung bình, nhưng sử dụng nước tăng lên,
làm thu hẹp mức dự trữ nước.


Về thuật ngữ thì nói "hạn" hay "hạn hán"? Tiếng Trung là "can hạn" hay "hạn" (âm Hán-Việt)
nghĩa là "khô hạn" hay "hạn". Như vậy thuật ngữ "hạn" tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, nên nói
"hạn" hay "hạn hán" đều như nhau.


Hạn là hiện tượng có hại, có khi dẫn đến thảm hoạ như đã từng xảy ra ở một số nước Châu Phi.
Ở nước ta hạn xảy ra ở cả 3 miền, nhưng miền trung hạn nặng nhất, nhiều vùng đang có nguy cơ sa
mạc hố. Hãy bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên nước hợp lý !



Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió thổi lên
(anabatic wind), khơng khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt
do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó
tăng dần lên do q trình khơng khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khơ
và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ
khơng khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M.
Short, NASA).


Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, "Fơn" là cách gọi ở Nam Mỹ, ở tây nam
nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta
gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khơ nóng (gió có thể lệch tây). Gió khơ nóng
cũng là loại thời tiết nguy hiểm.




Gió tây thổi từ tây qua đơng dãy Trường Sơn gây ra gió khơ nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung
nước ta, thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày.
Thời tiết trong những ngày này rất khơ, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới
43 độ C, bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây
cỏ héo khô, ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở
nước ta cũng có gió khơ nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hố hiện
tượng gió khơ nóng các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35 độ C, độ ẩm
<= 50% được xem là ngày có gió khơ nóng.


Lũ là hiện tượng dịng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu
vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật
như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn,
ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể qt theo dịng
chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Lũ lụt là hiện tương thuỷ văn đặc biệt nguy hiểm, nhất là lũ quét. Trong một số trường hợp nó
có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai
châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu vực thị xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa
hình đồi núi cao chen kẽ với thung lũng và sơng suối thấp. Vào các tháng mùa mưa có các trận
mưa lớn, cường độ mạnh, nước mưa tích luỹ nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả
vào dòng chảy, dễ gây ra lũ.


Nước lũ do mưa (hay băng, tuyết ở những nước vùng vĩ độ cao) sinh ra nên mùa lũ thường đi
đôi với mùa mưa. Mùa lũ ở Bắc bộ từ tháng 5-6 đến tháng 9-10, Bắc Trung bộ từ tháng 6-7 đến
tháng 10-11, Trung và Nam Trung bộ: tháng 10-12, Tây nguyên: tháng 6-12, Nam bộ: tháng 7-12.
Tuy vậy đầu mùa mưa cũng có thể có lũ sớm, như lũ "tiểu mãn", thường xảy ra vào "tiết tiểu mãn"
(tháng 5) hàng năm ở vùng núi phía bắc nước ta. Song mùa lũ hàng năm cúng biến động cùng với
mùa mưa, thậm chí sớm muộn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm.


Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài thì lũ qt là một
hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và
khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Lũ quét xảy
ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ miền núi, gây tổn thất nghiêm trọng về
người, của cải và môi trường sinh thái.




Khái niệm chung:


Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về lũ quét. Sau đây là một trong những ý kiến
chung của các chuyên gia đã nghiên cứu về vấn đề này: “Lũ quét là hiện tượng lũ bùn đá, lũ lớn
được hình thành từ mưa, xảy ra cực nhanh, có sức tàn phá rất lớn”.


Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại:



- Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên (hầu như chưa có tác động
của con người);


- Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế của
con người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái lưu vực (thay đổi lớp phủ, chế độ dòng
chảy, lượng trữ hay các đặc tính lưu vực…);


- Lũ gây ra do tháo, vỡ thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước, các
đập băng...




Lũ quét thường gây hoạ cho các sơng nhỏ và vừa nhưng ít đối với sơng lớn. Kết quả điều tra các
lưu vực đã xẩy ra lũ quét cho thấy, lũ quét có thời kỳ xuất hiện lại khoảng 30 năm một lần. Tuy
nhiên có nhiều nơi lũ quét đã xẩy ra liên tiếp do những lưu vực này mơi trường bị suy thối mạnh
mẽ. Lũ quét là vấn đề phức tạp, đa dạng và mang tính địa phương sâu sắc.


<b>Hạn hán được phân loại như thế nào?</b>



Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: <i>hạn khí tượng, hạn </i>
<i>nơng nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.</i>


<b>a. Thế nào là hạn khí tượng?</b>


Thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là trong trường hợp liên tục
mất mưa. Do lượng bốc hơi đồng biến với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với
độ ẩm nên hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khơ ráo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước


của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích
nghi hoặc khơng thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên... Ngồi
lượng mưa ra, hạn nơng nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất,...) và điều
kiện xã hội (tưới, chế độ canh tác,...).


<b>c. Thế nào là hạn thuỷ văn?</b>


Dịng chảy sơng suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước
trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác: dịng chảy mặt, nước ngầm tầng nơng, nước ngầm tầng sâu...





<b>Hình 3: Tình trạng thiếu nước trên sơng Hồng vào mùa cạn</b>
<b>d. Thế nào là hạn kinh tế xã hội?</b>


Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội.
<b>MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ HẠN HÁN </b>


Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm
trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dịng chảy sơng suối, hạ thấp mực nước
ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây
trồng, làm mơi trường suy thối gây đói nghèo dịch bệnh...


<i><b>1.Hạn hán là gì?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Hình 1: Vét từng giọt nước nơi khô hạn nứt nẻ
<i><b>2. Những nguyên nhân nào gây ra hạn hán? </b></i>



Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập trung chủ yếu là 2 nguyên nhân chính:


<i><b>Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi </b></i>
hoặc nhất thời thiếu hụt.


- Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình
trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng
kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp
các vùng, kể cả vùng mưa nhiều.


- Mưa khơng ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó khơng mưa hoặc mưa chỉ
đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và mơi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên
các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác
động của hạn hán gắn liền với định loại về hạn hán.


<i><b>Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất </b></i>
nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng
trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt
nguồn nước; thêm vào đó cơng tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí cơng trình khơng phù hợp, làm
cho nhiều cơng trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại bố trí cơng trình
nhỏ, cịn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng cơng trình lớn. Cạnh đó, chất
lượng thiết kế, thi cơng cơng trình chưa được hiện đại hóa và khơng phù hợp. Thêm nữa, hạn hán
thiếu nước trong mùa khô (mùa kiệt) là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần
thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế-xã hội ở các khu vực,
các vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp với mức độ phát triển
nguồn nước, không hài hồ với tự nhiên, mơi trường vốn vẫn tồn tại lâu nay. Mức độ nghiêm trọng
của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động
mạnh của con người.


<i><b>3. Hạn hán được phân loại như thế nào? </b></i>



Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: hạn khí tượng, hạn nơng
nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.


<i><b>a. Thế nào là hạn khí tượng? </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>b. Thế nào là hạn nông nghiệp? </b></i>


Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước
của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích
nghi hoặc khơng thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên... Ngồi
lượng mưa ra, hạn nơng nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất,...) và điều
kiện xã hội (tưới, chế độ canh tác,...).


<i><b>c. Thế nào là hạn thuỷ văn? </b></i>


Dịng chảy sơng suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước trong các tầng chứa
nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác:
dòng chảy mặt, nước ngầm tầng nơng, nước ngầm tầng sâu...


Hình 3: Tình trạng thiếu nước trên sông Hồng vào mùa cạn
<i><b>d. Thế nào là hạn kinh tế xã hội? </b></i>


Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội.


Hình 4. Gùi nước nơi suối cạn


<i><b>4. Hạn thuỷ văn được xác định như thế nào?</b></i>


Hạn thuỷ văn được đặc trưng bằng sự suy giảm dịng chảy sơng và thiếu hụt các nguồn nước


mặt và nước ngầm. Các chỉ tiêu hạn thuỷ văn tiêu biểu bao gồm: Cán cân nước, hệ số khô, hệ số
cạn, hệ số hạn.


Cán cân nước: W=G-L
Trong đó:


W: Lượng nước có trong hệ thống
G: Lượng nước đến


L: Lượng nước tổn thất
- Chỉ số hạn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Trong đó:
Kkh: Hệ số khô


R: Lượng mưa


E: Lượng bốc hơi khả năng
Hệ số cạn


Trong đó:
Kc: Hệ số cạn


Qi: Lưu lượng thời đoạn i của năm j


Qj: Lưu lượng năm


Q0: Lưu lượng trung bình nhiều năm


Hệ số hạn



Trong đó:
Kh: Hệ số hạn


Có thể phân định 3 cấp hạn theo Kh


Hạn nhẹ: Kh<0,6


Hạn vừa: 0,6 <= Kh<= 1


Hạn nặng: Kh > 1


Theo chuyên gia hạn hán của tố chức Khí tượng thế giới, một vùng được coi là khô hạn khi
lượng mưa cả năm không đến 250mm và là bán khơ hạn khi lượng mưa đó không đến 500mm.
Để đánh giá mức độ khô hạn người ta còn dùng chỉ số cấp nước mặt SWSI. Chỉ số SWSI được tính
với thời đoạn tháng và có giá trị trong khoảng từ -4,2 đến 4,2. Giá trị âm thể hiện mức độ thiếu
nước, giá trị càng nhỏ mức độ khô hạn càng khốc liệt. Giá trị dương thể hiện tình trạng dư thừa
nước.


Bảng phân cấp hạn theo SWSI


<b>SWSI</b> <b>TÌNH TRẠNG CẤP NƯỚC</b>
>= -4 Hạn cực nặng


-4 ÷ -3 Hạn rất nặng
-2,9 ÷ -2 Hạn vừa
-1,9 ÷ -1 Hơi khơ


-0,9 ÷ 0,9 Gần như bình thường
1 ÷ 1,9 Hơi ẩm



2 ÷ 2,9 Ẩm vừa


3 ÷ 4 Rất ẩm


>4 Cực ẩm


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Để mô tả khái quát tình hình chung về hạn hán trong các khu vực và diễn biến theo thời gian
của chúng, người ta đã sử dụng chỉ số khô hạn các tháng và năm:


Ở đây:


Kt: chỉ số khô hạn tháng (năm)


Pt: Lượng bốc hơi theo Piche tháng (năm)


Rt: Lượng mưa tháng (năm)


<i><b>a. Thế nào là hạn tháng? </b></i>


Hạn hán trong một tháng nào đó của 12 tháng trong chu kỳ năm được ký hiệu là H(th)t xảy ra
khi:


R(th)t <= C(th)


Ở đây:


R(th)t: Lượng mưa tháng t


C(th): Tiêu chuẩn hạn của lượng mưa tháng



Với lượng mưa cả tháng bằng hoặc ít hơn 30mm mới được coi là tháng hạn. Như vậy tần suất hạn
theo tháng ký hiệu là P(th) được xác định bằng:


Ở đây:


m(th): Số lần quan trắc được hạn tháng
n(th): Số lần quan trắc lượng mưa tháng
<i><b>b. Thế nào là hạn tuần? </b></i>


Theo thông lệ, tuần là 10 ngày trong 20 ngày đầu của tháng và 10 hoặc 11 ngày cuối tháng, có
khi là 8 hoặc 9 ngày đối với tháng 2. Hạn hán trong một tuần nào đó trong số 36 tuần của cả năm
được ký hiệu là H(t)t xảy ra khi:


R(t)t <= Ct


Ở đây:


R(t)t: Lượng mưa tuần t


C(t): Tiêu chuẩn hạn của lượng mưa tuần


Cũng dựa trên kết quả thực nghiệm có thể chọn C(t) là 10mm.


Tương tự như tần suất hạn tháng, P(t) được gọi là tần suất hạn theo tuần được xác định bằng:


Ở đây:


m(t): Số lần quan trắc được hạn tuần.
n(t): Số lần quan trắc lượng mưa tuần.



<i><b>Các nhóm khu vực về đặc trưng khơ hạn phổ biến tại Việt Nam</b></i>
<b>NHÓM KHU </b>


<b>VỰC</b> <b>KHU VỰC</b> <b>MÙA KHÔ HẠN PHỔ BIẾN</b>


Bắc bộ Tây Bắc XI-IV


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Đồng bằng Bắc


Bộ XI-III


Trung Bộ Bắc Trung Bộ IV-VIII


Nam Trung Bộ II-VIII


Tây Nguyên Tây Nguyên XI-IV


Nam Bộ Nam Bộ XII - IV


<i><b>6. Những tác hại của hạn hán và những năm hạn hán ảnh hưởng đến Việt Nam </b></i>


Hạn hán có tác động to lớn đến mơi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người.
Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn
nước.


Hạn hán tác động đến mơi trường như huỷ hoại các lồi thực vật, các loài động vật, quần cư
hoang dã, làm giảm chất lượng khơng khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể
kéo dài và không khôi phục được.



Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng,
giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp,
giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá
trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn trong q trình vận hành.


Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian khác nhau,
gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế-xã hội, đặc biệt là nguồn nước và sản xuất nơng
nghiệp.


Trong vịng 40 năm qua, có khơng ít những năm hạn nặng và hạn nghiêm trọng. Ở Bắc Bộ
những năm xảy ra hạn nặng vào vụ đông xuân là 1959,1961, 1970, 1984, 1986, 1989, 1993, 1998
và vào vụ hè là: 1960, 1961, 1963, 1964. Trung Bộ và Nam Bộ có hạn trong các năm 1983, 1987,
1988, 1990, 1992, 1993, 2003, 2004 đặc biệt hạn rất nghiêm trọng vào năm 1993 và năm 1998.
<i><b>7. Một số đợt hạn hán điển hình trong những năm gần đây </b></i>


<i><b>7.1. Thiên tai hạn hán thiếu nước năm 1992-1993 </b></i>


Thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa vào cuối năm 1992 gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất
và dân sinh trong năm 1993. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thiếu hụt mưa so với TBNN tới 30-70%,
có nơi 100% từ tháng 8-11/1992 và tới 40-60% trong những tháng đầu năm 1993 (7 tháng đầu năm
1993, mưa bằng 25-40% TBNN), đã gây ra hạn hán ngay cuối vụ mùa năm 1992. Đầu năm 1993,
dự trữ nguồn nước trong đất, sông suối và ở các hồ chứa rất ít. Hạn hán thiếu nước nghiêm trọng
trong vụ đông xuân 1992-1993, hè thu 1993, ở hầu hết các vùng. Tổng diện tích lúa đơng xn bị
hạn trên 176.000ha (bị chết trên 22.000ha).


Mực nước trên các sông đều thấp hơn TBNN từ 0,1-0,5m. Mặn xâm nhập sâu vào các cửa
sơng, từ 10-20km, có lúc tới 30km. Tháng 7/1993, mực nước các hồ chứa lớn đều ở dưới mức nước
chết vẫn được tiếp tục khai thác chống hạn. Các hồ chứa vừa và nhỏ đều cạn kiệt.


Hạn hán tác động mạnh nhất đến nông nghiệp các tỉnh Thanh Hố - Bình Thuận (gần 1/2 diện


tích lúa vụ hè thu năm 1993 bị hạn, bị chết 24.093 ha. Đồng bằng sơng Cửu Long, hạn hán ít gay
gắt hơn.


<i><b>7.2.Thiên tai hạn hán thiếu nước năm 1997-1998 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

độ các tháng đầu năm 1998 đều cao hơn TBNN từ 1-3oC. Các đợt nắng nóng gay gắt xảy ra liên
tục và kéo dài từ 15-29 ngày trong tháng 3, 4, 5/1998 ở Nam Bộ và tháng 6, 7, 8/1998 ở Trung Bộ.
Mực nước các sông lớn đều thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 0,5-1,5m. Đến đầu tháng 4/1998, các sông
suối nhỏ ở Trung Bộ, Tây Nguyên, Đơng Nam Bộ dịng chảy rất nhỏ hoặc khơ hạn. Một số hồ vừa
và toàn bộ hồ nhỏ đều khơ cạn (Nghệ An có 579 hồ, Quảng Bình 110 hồ, Quảng Trị 85 hồ,...). Mực
nước các hồ chứa lớn và một số hồ chứa vừa khác xấp xỉ mực nước chết. Mặn xâm nhập sâu
15-20km vào nội đồng ở Miền Trung và Nam Bộ. Nhiều nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cung cấp nước tưới và sinh hoạt.


Hạn hán, thiếu nước mùa khô 1997-1998 nghiêm trọng nhất, hầu như bao trùm cả nước, gây
thiệt hại nghiêm trọng: Lúa đông xuân, hè thu, lúa mùa bị hạn trên 750.000ha (mất trắng trên
120.000ha); cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn trên 236.000ha (bị chết gần 51.000ha); 3,1 triệu
người thiếu nước sinh hoạt. Tổng số thiệt hại về kinh tế khoảng 5.000 tỷ đồng. Chính phủ đã phải
trợ giúp hàng chục tỷ đồng để cung cấp nước sinh hoạt cho 18 tỉnh. Những thiệt hại khác chưa
thống kê và tính tốn hết được như vấn đề kinh tế, mơi trường, xói mịn, sa mạc hố, thiếu ăn, suy
dinh dưỡng, khủng hoảng tinh thần và giảm sút sức khoẻ của hàng triệu người.


<i><b>Hình 5: Bản đồ hạn hán năm 1993</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i><b>Hình 7: Bản đồ hạn hán năm 1998</b></i>


Trong 6 tháng đầu năm 2002, hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra ở vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây thiệt hại về mùa màng, gây cháy rừng trên diện rộng, trong
đó có cháy rừng lớn ở các khu rừng tự nhiên U Minh thượng và U Minh hạ.



Những tháng trước mùa mưa năm 2003, hạn hán bao trùm hầu khắp Tay Nguyên, gây thiệt
hại cho khoảng 300 ha lúa ở Kon Tum, 3000 ha lúa ở Gia Lai và 50.000 ha đất canh tác ở Đắk Lắc;
thiếu nước cấp cho sinh hoạt của 100.000 hộ dân. Chỉ tính riêng cho Đắk Lắc, tổng thiệt hại ước
tính khoảng 250 tỷ đồng.


Hạn hán thiếu nước năm 2004-2005 xảy ra trên diện rộng nhưng không nghiêm trọng như
năm 1997-1998. Ở Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội vào đầu tháng 3 xuống mức 1,72 m
thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Ở Miền Trung và Tây Ngun, nắng nóng kéo dài, dịng
chảy trên các sơng suối ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn
toàn; nhiều hồ, đập dâng hết khả năng cấp nước.


Ninh Thuận là địa phương bị hạn hán thiếu nước khốc liệt nhất trong vòng 20 năm qua, chủ
yếu do mưa ít, lượng mưa trong 4 tháng (từ tháng 11/2004 đến tháng 2/2005) chỉ bằng khoảng 41%
TBNN; các sông suối, ao hồ đều khơ cạn, chỉ có hồ Tân Giang còn khoảng 500.000 m3 nước
nhưng ở dưới mực nước chết, hồ thuỷ điện Đa Nhim- nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Ninh
Thuận, cũng chỉ còn 1/3 dung tích so với cùng kỳ năm trước. Tồn tỉnh có 47.220 người thiếu nước
sinh hoạt.


Tại Bình Thuận, tháng 11/2004 đến 2/2005 hầu như không mưa. Mực nước trên các triền
sơng gần như cạn kiệt, lượng dịng chảy cịn lại rất nhỏ; sơng Dinh, sơng Lịng Thương bị cạn khơ.
Mực nước các hồ trong tỉnh đều thấp hơn mực nước chết từ 1,70 đến 2,2 m. Toàn bộ lượng nước
cịn lại trong các hồ chứa khơng đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nước uống
cho gia súc. Hạn hán thiếu nước làm gần 50 ngàn người thiếu nước sinh hoạt, 16.790 hộ thiếu đói,
khoảng 123.800 con bị thiếu thức ăn và trên 89.000 bò, dê, cừu thiếu nước uống.


Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối tháng 4 năm 2005, tổng thiệt hại do hạn hán gây ra ở
các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã lên tới trên 1.700 tỷ đồng. Chính phủ phải cấp 100 tỷ
đồng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán thiếu nước và 1500 tấn gạo để cứu đói
cho nhân dân.



Vùng ĐBSCL, thiệt hại do hạn hán, xâm mặn tới 720 tỷ đồng. Trên sông Tiền, sông Hàm
Luông, sông Cổ Chiên, sông Hậu, mặn xâm nhập sâu từ 60–80 km. Riêng sông Vàm Cỏ, mặn xâm
nhập sâu tới mức kỷ lục: 120- 140km.


<i><b>8. Tác động của hạn hán đối nguồn nước như thế nào? </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

(năm, mùa, tháng...) so với trung bình nhiều năm. Sự thiếu hụt này có thể được biểu thị bằng tỷ số k
dưới đây:


Trong đó:


Qi: Lượng dịng chảy trong thời kỳ nào đó của năm thứ i


Qtb: Lượng dịng chảy trung bình nhiều năm trong cùng thời kỳ


<i><b>9. Hạn được dự báo và phòng chống như thế nào? </b></i>


Theo dõi hạn: Nước ta có một mạng lưới gần 200 trạm khí tượng mặt đất và gần 1000 trạm đo
mưa, trong đó có một số trạm tự động. Lượng mưa và yếu tố khí tượng liên quan đến hạn hán đều
được các trạm theo dõi, quan trắc, tính tốn cập nhật và phát hiện những biến động bất thường, đặc
biệt các dấu hiệu thiếu hụt lượng mưa trên từng từng khu vực. Chúng ta cũng có trạm thu ảnh mây
vệ tinh phân giải cao, theo dõi biến đổi của thảm cây cỏ, dấu hiệu quan trọng hàng đầu và diễn biến
của hạn. Chỉ số thảm thực vật có khả năng phản ánh tác động của hạn đến nhiều chỉ số khác nhau
có liên quan đến nước: độ ẩm của đất, dịng chảy trên sơng, mực nước ngầm...


Dự báo hạn: Khác với các thiên tai khác, hạn phát triển chậm và thường chỉ được phát hiện
khi con người đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hạn. Cho đến nay người ta chưa tìm được mơ hình hoặc
một cơng nghệ dự báo hạn có độ chính xác mong muốn. Tuy nhiên các nhà khoa học đã phác họa
được một vài căn cứ khoa học quan trọng giúp ích cho dự báo hạn như:



- Tương tác đại dương khí quyển và hiện tượng Elnino. Các Elnino và Lanina xảy ra ở vùng
xích đạo nhiệt đới Thái Bình Dương có quan hệ chặt chẽ với sự tăng hay giảm mạnh mẽ lượng mưa
ở các khu vực xung quanh Thái Bình Dương, đặc biệt đối với những khu vực thuộc nhiệt đới. Ở
nước ta hiệu ứng Elnino có xu hướng tăng cường khả năng hạn hán trên một số khu vực.


- Áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương


Sự khống chế của hệ thống áp cao gắn liền với thời kỳ ít mưa. Đối với những khu vực nhất định,
hạn hán hình thành và kéo dài khi áp cao Thái Bình Dương phát triển trên phần lớn đại dương nhiệt
đới. Người ta bắt đầu xây dựng và đưa vào thử nghiệm một số mơ hình dự báo thời tiết hạn dài,
cảnh báo hạn hán dựa trên q trình vận động của các trung tâm khí áp, trong đó có áp cao phó
nhiệt đới Thái Bình Dương.


<i>Phịng chống hạn</i>: Mặc dù hạn hán là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng
chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra thơng qua việc phịng, chống hạn
hán một cách có hiệu quả. Chúng ta cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng
như trong sinh hoạt. Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước cần được thực
hiện về cả 3 phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng
cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn. Xây
dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dịng chảy kiệt cho các hệ thống
sơng. Xây dựng mới và nâng cấp các cơng trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần
lớn diện tích canh tác nơng nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng,
chống hạn hán. Ngồi ra, một giải pháp phịng chống hạn khác có hiệu quả là trồng rừng và bảo vệ
rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

một cách lâu dài, bền vững cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp
chủ yếu sau:


• Xây dựng quy hoạch tổng hợp về tài nguyên nước lưu vực sông, vùng trọng điểm. Căn cứ quy
hoạch, các ngành, địa phương lập kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên phạm vi


của mình; Việc xây dựng, nâng cấp các cơng trình khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm nguyên
tắc sử dụng tổng hợp, tuân theo quy hoạch khung của toàn lưu vực và của từng tiểu lưu vực để bảo
đảm công bằng và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nước, góp phần phát triển bền vững tài nguyên
nước trên lưu vực sơng;


• Quy hoạch phát triển nguồn nước, bao gồm các biện pháp cơng trình và phi cơng trình; gắn với
việc bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước. Việc xây dựng cơng trình trữ, giữ
nước, điều hoà phân phối hợp lý nguồn nước khi kết hợp chống lũ và cấp nước phục vụ sử dụng
tổng hợp, cho nhiều mục đích và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phát triển rừng, bảo
vệ rừng đầu nguồn,.. là những giải pháp cần ưu tiên trong thực hiện. Phải gắn kết chặt chẽ việc phát
triển kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh về nước, đồng bộ với phát triển nguồn nước;


• Lập kế hoạch điều hoà, phân phối tài nguyên nước cho từng lưu vực sông trên cơ sở cân đối khả
năng nguồn nước và nhu cầu khai thác, sử dụng theo lưu vực sông, các ngành, địa phương phải
tuân thủ kế hoạch điều hoà phân phối tài nguyên nước trong lưu vực; Tăng cường công tác quản lý
nhu cầu dùng nước; có cơ chế để bảo đảm dùng nước có hiệu quả cao nhất và đủ nguồn nước trong
năm.


• Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý, vận hành, điều hoà phân phối nguồn nước các hồ chứa lớn
đa mục tiêu để tạo một nguồn cung cấp an toàn và hiệu quả cao nhất phục vụ các nhu cầu khai thác,
sử dụng của các ngành, địa phương trong mùa cạn kết hợp với phòng chống lũ, bảo đảm duy trì chế
độ dịng chảy trên các sơng chính trong vùng;


• Xây dựng chính sách quy định thứ tự ưu tiên chia sẻ nguồn nước theo đối tượngủư dụng nhằm
bảo đảm lợi ích chung (sinh hoạt, chăn nuôi, thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp…) và theo mức
độ hạn hán thiếu nước;


• Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, trước hết là thực
hiện tốt việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn
nước. Đây là một công cụ hữu hiệu để quản lý tổng hợp nguồn nước vì lợi ích chung của tồn xã


hội;


• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với khả năng nguồn nước ở mỗi vùng mỗi lưu vực sông,
điều kiện tự nhiên. Xây dựng các mơ hình với các loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng
chịu khơ hạn, tiêu thụ ít nước. ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hiệu quả và giá
trị cao;


• Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở mức cao
để khai thác nước dưới đất làm phương án dự phòng cấp nước trong thời kỳ hạn hán thiếu nước;
• Nghiên cứu giải pháp bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất và gây mưa nhân tạo trong những
vùng hạn hán thường xun;


• Khuyến khích các kỹ thuật và cơng nghệ thúc đẩy việc dùng nước tiết kiệm, sử dụng tuần hoàn,
tái sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm nước;


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Chúng ta có đủ nước. Chỉ lo khơng biết bảo vệ, bảo tồn, giữ, trữ nước và phân phối hợp lý trong
năm cho các nhu cầu sử dụng.


<b>LŨ QUÉT, THIỆT HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH </b>


Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng
nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão.Theo tài liệu điều tra khảo sát từ năm 1953
đến năm 2004 trên toàn quốc đã xảy ra ít nhất 317 trận lũ qt. Có thể thấy hầu như năm nào cũng
xảy ra hàng chục trận lũ quét ở các vùng núi nước ta. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận
lũ quét dồn dập, có sức tàn phá lớn.Những trận lũ quét này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính
mệnh, tài sản của nhân dân và Nhà nước


1.1 Đặt vấn đề


Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng nhiệt


đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão.


Những nơi thường bị lũ quét nhất là ở miền nam nước Pháp, Bắc ý, áo vùng núi Cacpat. Các
lưu vực sông quanh núi San-Gabriel thuộc bang California là nơi có nguy cơ lũ quét lớn nhất nước
Mỹ. Lũ quét xảy ra ở sườn núi Andes, ở Mexico, Colombia, Ecuado, Peru, Chilê, ở các nước châu
Phi, châu úc, các lưu vực miền núi thuộc bờ biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và ấn Độ
Dương. ở Châu á, lũ quét thường xảy ra ở khu vực nhiệt đới, cận nhịet đới như: ấn Độ, Trung
Quốc, Pakístan, Thái Lan, Nepan, Inđơnêsia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Việt Nam... Lũ, lụt,
thiên tai nói chung, lũ qt nói riêng ở các nước có khí hậu gió mùa và xoáy thuận nhiệt đới châu á
ngày càng gia tăng cả về tần suất và cương độ.


ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lên nhanh,
biên độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ và vừa ở miền núi được gọi là lũ
quét.


Theo tài liệu điều tra khảo sát từ năm 1953 đến năm 2004 trên toàn quốc đã xảy ra ít nhất 317
trận lũ qt. Có thể thấy hầu như năm nào cũng xảy ra hàng chục trận lũ quét ở các vùng núi nước
ta. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập, có sức tàn phá lớn. Đặc biệt
trong 15 năm gần đây (1990-2005), đã xảy ra gần 300 trận lũ quét gây nên những tổn thất vô cùng
to lớn về người và của, trong đó có 10 trận lũ đặc biệt lớn gây thiệt hại khủng khiếp, là lỗi kinh
hoàng của cả nước như ở Mường Lay và Thị xã Lai Châu liên tiếp trong các năm 1990 - 1991,
1994, 1996, 2000; Thị xã Sơn La và huyện Sông Mã năm 1991, Cao Bằng, Hà Giang 2004; Yên
Bái 2005; Hà Tĩnh 2002; Trường Sơn - Quảng Bình năm 1992; Hàm Tân- Bình Thuận 1999; Đắc
Lắc 1990; lũ quét đầu tháng 11 và 12/1999 trên toàn bộ miền Trung. Những trận lũ quét này đã gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tính mệnh, tài sản của nhân dân và Nhà nước (Bảng 1).


Chỉ tính riêng trong 15 năm gần đây:


- Số người chết trên 965 người, bị thương trên 628 người.



- Nhà đổ trôi: 13.280 cái, lúa và hoa mầu bị hư hỏng: 197.879ha.


- Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.915 tỷ đồng. (TBNN~25-200 tỷ đồng). Lũ quét năm 1990 gây
thiệt hại lớn nhất là 295,7tỷ đồng.


1.1.1 Khái niệm cơ bản về lũ quét
a) Định nghĩa lũ quét


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

thảm thực vật thưa do lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém,
tạo điều kiện tập trung hình thành dịng chảy dồn vào các sơng suối thuận lợi, làm cho lượng nước
tích tụ ngày càng nhanh và tạo ra thế năng rất lớn.


Bảng1- 10 trận lũ quét điển hình trong thời kỳ 1990 -2005


<b>TT Ngày</b> <b>Khu vực bị ảnh hưởng</b> <b>Sông, suối</b> <b>Lượng </b>
<b>mưa</b>


<b>Thiệt hại</b>
<b>Người </b>


<b>(Chết/BT)</b> <b>Tiền</b>


1 27/06/ 1990 Thị xã Lai Châu Suối Nậm Lay 233 104/200 22


2 23/07/ 1994 Mường Lay, Lai Châu Suối Nậm Lay 187 34 18


3 17/08/ 1996 Tỉnh Lai Châu - 258 89 21


4 3/10/ 2000 Nậm Coóng, Sin Hồ Lai Châu - 138 39 2



5 27/07/ 1991 Thị Xã Sơn La S. Nậm La, <sub>Nậm Pàn</sub> 403 42 26


6 16/06/ 1990 Krông Bông, Ging Sơn, Lak,
Đắc Lắc


Vỡ 4 hồ chứa


nhỏ 370 22 3.4


7 29-30/


07/1999 Hàm Tân, Bình Thuận Sơng Dinh 300 27 187


8 19-20/


09/2002 Hương Sơn, Hà Tĩnh Sông Ngàn Phố 500-700 53/111 824


9 18-19/ <sub>07/2004</sub> Đồ dùng dạy học Già, Yên <sub>Minh, Hà Giang</sub> - 200 - 300 45/16 50


10 27-28/ <sub>09/2005</sub> Văn Chấn, Yên Bái - 233 50/8 162


<i><b>Định nghĩa: Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong một thời </b></i>
<i><b>gian ngắn (lên nhanh, xuống nhanh), dịng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn </b></i>
<i><b>phá lớn. </b></i>


Sự xuất hiện của lũ quét thường chỉ trong vài ba giờ sau khi có mưa với cường độ lớn. Sự
hình thành lũ qt có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình,
các hoạt động của con người cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực.


b) Sự khác nhau giữa lũ quét với lũ thông thường - các đặc trưng của lũ quét



Khác với lũ thông thường, lũ quét là một dạng lũ lớn chứa nhiều vật chất rắn, xảy ra bất ngờ
trong thời gian ngắn trên các lưu vực nhỏ, địa hình dốc, lưu tốc cao nên có sức tàn phá lớn.


Lũ quét chuyển động rất nhanh, tập trung gần như tức thời, đỉnh lũ thường xuất hiện chỉ từ 3h
đến 4h sau khi bắt đầu mưa, thường chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 thời gian truyền lũ thơng thường. Vì vậy
mà thường khó có thể sử dụng các phương pháp thơng dụng hiện có trong tính tốn dự báo thuỷ
văn để dự báo hoặc cảnh báo lũ quét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

c) Các dạng lũ quét


Lũ quét là loại hình thiên tai xảy ra từ lâu trên thế giới. Dựa vào hình thức, quy mơ phát triển
và các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà lũ quét được phân ra các lọai chính sau:


- Lũ quét sườn dốc (Sweeping flood, flash flood: lũ xảy ra với tốc độ lớn và ngắn,
quét đi mọi chướng ngại trên đường nó đi qua)


- Lũ bùn đá (Mudflow: lũ có mang nhiều bùn, đá trong dòng lũ)


- Lũ nghẽn dòng (Debris flood: Lũ mang nhiều rác, cành cây, đất đá, cuội sỏi).
- Sự cố hồ chứa nước nhân tạo...


Các dạng lũ quét thường gây thiệt hại ở nước ta là lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá và lũ nghẽn dòng.
1.1.2. Đặc điểm của lũ quét


a) Loại lũ quét sườn dốc


Lũ quét sườn dốc thường phát sinh do mưa lớn trên khu vực có độ dốc lớn, độ che phủ thảm
thực vật thấp là nhân tố tạo ra dịng chảy mặt sườn dốc lớn, tích tụ nước nhanh về các suối tạo nên
dịng lũ qt ở phía hạ lưu. Dạng lũ quét này thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ hình nan quạt. Khi có


mưa lớn trên lưu vực, từng nhánh suối tập trung nhanh đổ về dịng chính gây ra lũ qt trên dịng
chính.


b) Loại lũ quét bùn đá


Lũ bùn đá là một dạng đặc biệt của lũ quét, có sức tàn phá huỷ diệt ghê gớm. Hầu hết những
dòng bùn đá thường bắt nguồn từ sự trượt lở đất gây ra bởi nhiều nhân tố như nước mưa, động đất,
xói mòn, trượt ngầm, nước ngầm,... những mảnh vụn (đất, đá) do trượt đất cuốn đi hồ với nước
sơng, suối trở thành dịng bùn. Tốc độ lớn nhất trung bình của dòng bùn thường là từ một vài m/s
đến vài chục m/s tuỳ thuộc vào độ dốc lòng dẫn, thường bao gồm một khối lượng lớn những vật bị
cuốn trơi. Nói chung dịng bùn có mật độ cao, khối lượng dịng bùn có thể từ 1,1 - 1,2 tấn/m3 và có
khi cao hơn nữa. Đó là trường hợp dòng bùn mật độ lớn cuốn theo nhiều tảng đá, có khả năng va
đập, cuốn trơi các cơng trình kiến trúc, cầu cống, kết cấu thép, móng cơng trình, những tảng đá
khổng lồ... nghĩa là tất cả mọi vật cản, mọi chướng ngại trên đường nó đi qua.


Trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra lũ bùn đá ở nước ta. Điển hình là trận lũ quét xảy ra
ở Thị xã Lai Châu năm 1996. Trong 2 ngày 17, 18 tháng 8 năm 1996 lũ bùn đá đã huỷ diệt gần hết
thị trấn Mường lay và một số vùng dân cư trong huyện, làm 54 người chết, 13 công sở, trường học,
cửa hàng cùng hàng trăm nhà dân và ruộng vườn quanh thị trấn đã bị đất đá vùi kín. Nhiều tảng đá
đường kính 4-5m từ hai bên sườn núi trôi ra chắn ngang suối, vùi kín cả cánh đồng lúa, nhiều đoạn
đường giao thơng chính bị tắc nghẽn.


c) Loại lũ qt nghẽn dòng


Một loại hình lũ quét xảy ra cũng khá phổ biến nữa ở miền núi nước ta có thể gọi là lũ quét
nghẽn dòng. Lũ quét nghẽn dòng là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các khu vực có nhiều
trượt lở ven sơng, suối. Đó là các khu vực đang có biến dạng mạnh, sơng suối đào xẻ lịng dữ dội,
mặt cắt hẹp thường có dạng chữ V, sườn núi rất dốc. Sau khi mưa lớn kéo dài, dòng suối đột nhiên
bị tắc nghẽn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng rộng lớn thường là các vùng lòng chảo,
những thung lũng. Thời gian lũ lên với tốc độ lớn nhỏ khác nhau và thời gian ngâm lũ cũng kéo dài


khác nhau tuỳ thuộc điều kiện địa lý của vùng thung lũng rộng hay hẹp và điều kiện có mưa lớn
kéo dài hay ngắn. Một trong những khu lòng chảo lớn đã bị tác động bởi lũ quét nghẽn dòng là thị
xã Sơn La, dải phía bắc huyện Phong Thổ hay khu đồi ven đường Lai Châu - Mường Lay, khu vực
xã Nam Cường thuộc tỉnh Bắc Cạn, A Lưới (tỉnh Quảng Trị), Nam Đông (Huế), Trường Sơn
(Quảng Bình) v..v..


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

bị thu hẹp. Dịng chảy bị co thắt dễ dàng bị tắc nghẽn do đất đá trượt lở và cây cối lấp tắc đường
thoát lũ, tạo thành con đập tạm đột ngột chắn ngang dịng suối. Khi dịng lũ tích tụ đến mức đập
chắn bị mất ổn định và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lịng chảo khi bị nghẽn dịng được giải
phóng đột ngột tạo thành sóng lũ lớn cho phía hạ lưu.


Lũ quét nghẽn dòng thường tái diễn nhiều lần trên một sông suối. Do phát sinh từ khu vực tiềm
tàng nhiều trượt lở, nên khả năng xảy ra nhiều lần lũ quét rất cao.


d) Sự cố hồ chứa nước nhân tạo


Một dạng lũ quét tương tự loại lũ quét nghẽn dòng là sự cố của những hồ chứa nước nhân tạo.
Sự cố hồ chứa nước nhân tạo do nhiều nguyên nhân: do thiếu quy hoạch, do thiếu tài liệu điều tra
cơ bản, do thiéu sót của cơng tác thiết kế, công tác thi công và quản lý, cũng có trường hợp do
nhiều nguyên nhân phối hợp hình thành sự cố của hồ chứa nước. Khi đập của hồ chứa nước bị vỡ,
sóng lũ sẽ gây ra lũ quét tương tự như dạng lũ quét nghẽn dòng.


Nhìn chung, loại lũ qt nghẽn dịng hoặc sự cố hồ chứa nước nhân tạo thường gây ra sóng lũ
lớn, tính chất tàn phá khốc liệt hơn loại lũ quét sườn dốc.


c) Đặc điểm thời gian của lũ quét
· Về tần suất của lũ quét:


Là một nước có độ ẩm cao với lượng mưa bình qn năm lớn nên lũ quét ở Việt Nam có thể xảy ra
nhiều lần ở cùng một địa điểm, nơi có những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành như có lượng


mưa lớn, địa hình dốc, thảm phủ thực vật thưa.


Qua số liệu thống kê cho thấy tại thị trấn Mường Lay và thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) là
một trong những trường hợp điển hình, từ năm 1990 đến năm 1997 đã xảy ra 6 trận lũ quét, riêng
năm 1994 tại thị xã Lai châu lũ quét đã xuất hiện hai lần. Lũ quét đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng
cho huyện Mường Lay và thị xã Lai Châu. Đặc biệt, 2 trận lũ xảy ra năm 1990 và năm 1996 là 2
trận lũ hiếm thấy trong lịch sử đối với các sông suối ở vùng này cả về độ lớn và tính ác liệt do lũ
quét gây ra cho nhân dân địa phương.


· Về thời gian xuất hiện lũ quét:


Lũ quét có thể xảy ra ngay từ đầu mùa mưa, thậm chí ngay sau một trận mưa lớn ở thời kỳ
đầu mùa mưa, khi gặp các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành dịng chảy mặt lớn như trận lũ
ngày 23 - 24/5/1990 tại tỉnh Lào Cai, trận lũ lịch sử trên sông Ngàn Phố ngày 26/5/1989... Lũ quét
hay xảy ra vào đêm về sáng.


· Về mức độ xuất hiện của lũ quét:


Những năm gần đây, lũ quét có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và sức tàn phá của
nó do nhiều yếu tố hợp thành, mà nguyên nhân chủ yếu do việc phát triển dân sinh, kinh tế ở vùng
núi, do việc chặt phá rừng đầu nguồn của những cộng đồng du canh du cư, do xây dựng các cơng
trình hạ tầng cơ sở khơng có quy hoạch như xây dựng các cơng trình chắn ngang dịng chảy, làm
tắc nghẽn các đường thoát lũ.


II. Tổng quan về thiệt hại do lũ quét gâ


Việc đánh giá thiệt hại do lũ quét gây ra dựa trên cơ sở thu thập tổng hợp và phân tích đánh
giá chuỗi số liệu trong 10 năm (1990-1999) về các trận lũ quét đã xảy ra và thiệt hại do chúng gây
ra đối với các ngành dân sinh kinh tế xã hội.



2.1 Thiệt hại trực tiếp
2.1.1. Thiệt hại chung


Xét cho tất cả các vùng trên phạm vi cả nước, các số liệu cho thấy thiệt hại do lũ quét đối với tính
mạng con người, đối với nền kinh tế quốc dân trong 10 năm qua là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

6.821 hộ và 43.881 người bị ảnh hưởng, trong đó 1.728 người mất hết tài sản.


- Về kinh tế, có hàng chục ngàn ha lúa, màu và cây lương thực bị hư hại, hàng ngàn gia cầm, gia
súc bị chết; hàng ngàn nhà cửa, kho tàng trường học bệnh viện bị đổ trôi; hàng trăm ngàn m3 đất
giao thông thuỷ lợi bị trơi, hàng chục cơng trình giao thơng, thuỷ lợi nhỏ bị xuống cấp hoặc hư
hỏng. Thiệt hại về kinh tế lên đến hàng trăm tỉ đồng. Đây là những thiệt hại không nhỏ đối với nền
kinh tế xã hội, hơn nữa các thiệt hại đó lại tập trung chủ yếu ở những vùng cao, vùng sâu, nơi trình
độ dân trí cũng như kinh tế cịn thấp.


So sánh với thiệt hại lũ sông cùng thời kỳ cho thấy thiệt hại về kinh tế do lũ quét gây ra thấp
hơn rất nhiều, nhất là phạm vi ảnh hưởng tới số ngành trong nền kinh tế quốc dân. Song, một điều
đặc biệt là lũ quét đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, của đối với một bộ phận nhân dân
thuộc vùng sâu, vùng xa mà đại bộ phận là thuộc nhóm dân tộc thiểu số - một đối tượng thuộc diện
chính sách chăm lo ưu đãi của Nhà nước ta hiện nay.


2.1.2 Thiệt hại đối với từng ngành
a) Về Nông nghiệp:


Lúa/Hoa mầu úng ngập 90.848/18.684 (ha)


Mạ bị ngập 1.968 (ha)


Lương thực/Giống ướt 33.245/1.676 (tấn)
Cây cơng nghiệp bị mất trắng/Hư hại109/5.773 (ha)


Trâu, bị chết/ Lợn chết 350/762 (con)


Gia cầm chết 7.865 (con)


ước tính thành tiền là 43.649 triệu đồng.
b) Về nhà cửa, kho tàng, bến bãi:


Tổng số nhà cửa, trường học, bệnh viện... bị đổ trôi là 3.703cái; bị hư hại là 9.437cái và ước tính
thành tiền là 21.615 triệu đồng. Cụ thể:


Nhà đổ, trôi/ Ngập, hư hại 3.312/9.312 Cái
Trường học đổ, trơi/ Hư hại 255/103 Phịng
Bệnh viện, Bệnh xá đổ, trơi/ Hư hại6/12 Cái


Kho bị đổ, trôi/Hư hại 105/8 Cái
Trụ sở nhà ở cơ quan đổ 25 Cái


<b>Ước tính thành tiền </b> <i><b>21.615 Triệu </b></i>
<i><b>đồng </b></i>


<i><b>c) Về Giao thông, Thuỷ lợi:</b></i>


+ Thuỷ lợi Đất sạt, trôi 892.654 (m3)


Kênh mương sạt lở 183.814/m


CT thuỷ lợi nhỏ vỡ/Hư hại 659/32 (cái)


Phai tạm bị trơi 2.078(cái)



<i><b>Ước tính thành tiền</b></i> <i><b>6.529 Triệu đồng</b></i>
<i><b>+ Giao thông</b></i> Đất/Đá sạt, trôi 216.1254/1.585 (m3)


Đường quốc lộ/Nội tỉnh 950.500/149.830 (m3)
Cầu cống sập, trơi/Hư hại 518/54 cái


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Ơ tô bị hỏng, trôi 32 cái


Đường bị hư hại 14.671 Km


<i><b>Ước tính thành tiền</b></i> <i><b> 49.418 triệu đồng</b></i>
<i><b>ước thành tiền là: 55.947 triệu đồng. </b></i>


2.2. Đánh giá khả năng mức độ có thể gây ra thiệt hại cao ở một số vùng, lưu vực khi xảy ra
lũ quét.


Qua phân tích về sự phát triển toàn diện các mặt của từng vùng trong những năm tới, những
trận lũ quét trong lịch sử, cùng với việc sử dụng bản đồ phân vùng rủi ro của lũ quét, có thể nói
những vùng miền núi phía bắc là nơi có khả năng rủi ro cao do lũ quét gây ra, nhất là một số tỉnh
phía Tây Bắc bộ như Sơn La, Lai châu, Hà giang. Ngoài ra ở Trung bộ các tỉnh như Bình Thuận,
Ninh Thuận; Tây nguyên như Đắc Lắc, Lâm Đồng… Do yếu tố mặt đệm gồm thảm phủ rừng và
địa chất bề mặt dễ biến đổi, nhất là những năm gần đây tình trạng chặt phá rừng vô tổ chức, rừng
không kịp hồi phục, khai hoang sản xuất và phát triển các khu định cư không theo quy hoạch. Đặc
biệt, một số khu định cư mới nằm trong khu thường chịu tác động của lũ quét là các yếu tố chính
gây sự gia tăng về khả năng rủi ro cao.


2.2.1. Các thiệt hại gián tiếp và lâu dài


Xét với một vùng cụ thể, tai biến lũ quét không chỉ gây ra hậu quả nặng nề cho vùng ở thời điểm
hiện tại mà nhiều lúc, nhiều nơi hậu quả còn kéo dài.



a) Kinh phí cho khắc phục hậu quả, ổn định sinh hoạt sản xuất của nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

c) Kinh phí khắc phục suy thối mơi trường


Môi trường trong vùng xảy ra lũ quét bị xuống cấp là điều không tránh khỏi: các nguồn nước
uống và sinh hoạt bị ô nhiễm, đất đai bị rửa trôi vùi lấp ruộng nương, thảm phủ mặt đệm bị phá
hoại, cân bằng sinh thái tiểu khu vực có thể bị phá vỡ. Việc trả lại hiện trạng môi trường sau một số
tai biến điển hình địi hỏi nhiều nỗ lực khắc phục trong một thời gian dài và cần có sự hợp sức của
nhiều ngành đầu tư sức người và của mới tạo dựng được một môi trường trong sạch như trước khi
xảy ra lũ quét.


2.2.2. Hậu quả về Văn hoá xã hội


Nhiều trường hợp, do tai biến xảy ra có tính lặp lại và đã gây hậu quả nghiêm trọng, buộc
phải di dân ra khỏi vùng để tái định cư ở nơi an toàn hơn, do bị lũ quét tàn phá nhiều lần liên tiếp,
năm 1996 tỉnh Lai Châu đã phải di dân thị trấn Mường Lay đến nơi ở mới. Việc tái định cư cũng
đồng nghĩa với việc tổ chức cho cộng đồng sống, sinh hoạt và sản xuất ở tại một khu vực khác, điều
này đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc về kinh tế xã hội. Việc di dời có thể có lúc
làm nhạt phai bản sắc văn hố vùng vốn đã gắn chặt vớí điều kiện địa lý, kinh tế, tập quán và thói
quen sản xuất của cộng đồng. Ngồi ra, sau tai biến nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đã bị xuống
cấp hoặc bị hư hại.


2.3. Kết luận chung về thiệt hại


Lũ quét là một thiên tai có tính cục bộ, diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi
trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Do vậy thiệt hại do lũ quét
gây ra đối với các ngành cũng có nhiều điểm khác biệt.


· Thiệt hại lớn nhất là tính mạng con người.



· Gây hậu quả xấu kéo dài, nhất là đối với sản xuất nơng nghiệp, cơng trình thuỷ lợi, làm mất ổn
định xã hội ở một bộ phận xã hội thuộc vùng sâu vùng xa - nơi địa bàn thuộc diện Nhà nước đang
có chính sách ưu tiên chăm lo cải thiện đời sống cho đồng bào.


· Tính khốc liệt do lũ quét gây ra đã gây nên những tác động mạnh về tâm lý khiếp sợ cho nhân dân
địa phương.


· Khó cảnh báo, dự báo trước.


III - Nguyên nhân hình thành lũ quét
3.1. Cơ chế lũ quét


3.1.1. Chỉ tiêu phân dạng lũ quét


Kết quả nghiên cứu cơ chế lũ quét và khảo sát thực địa trên các lưu vực nhỏ đi đến chỉ tiêu
phân dạng lũ quét như sau:


- Thời gian tập trung nước của lũ quét sườn dốc thường xẩy ra ngắn (chỉ từ 1 đến 6 giờ), còn thời
gian tập trung của lũ quét nghẽn dòng tuỳ thuộc vào dung tích của hồ nhân tạo được hình thành
trong trận lũ. Lượng nước được tích tụ lại càng lớn thì sức phá hoại càng khốc liệt.


- Đỉnh lũ cao (có nơi lớn hơn hai lần lũ lịch sử), riêng đối với loại lũ quét nghẽn dòng có thể gây ra
biên độ lũ rất cao tuỳ thuộc vào lượng nước tích tụ trong hồ chứa nhân tạo như trường hợp lũ quét
ở xã Trường Sơn tỉnh Quảng Bình, biên độ lũ cao đến 10m.


- Hàm lượng chất rắn trong lũ quét thường rất lớn, nhất là các trận lũ quét có biên độ lũ cao.
3.1.2. Đặc tính lũ qt


Có thể tổng hợp các đặc tính của lũ quét như sau:


- Tính bất ngờ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

sau khi có mưa lớn), đặc biệt là đối với loại lũ quét nghẽn dòng có thể gây ra sóng lũ cao đột ngột.
Mặt khác, lũ quét thường xảy ra ở vùng núi hiểm trở, việc đi lại đo đạc, thu thập tài liệu khó khăn,
do vậy với các phương pháp thính tốn dự báo thơng thường khó có thể dự báo một cách có hiệu
quả.


- Tính xảy ra trong thời gian ngắn:


Từ lúc bắt đầu có mưa đến lúc kết thúc, lũ quét thường không kéo dài quá 1 ngày (trận lũ


27/6/1990, 27/7/1991 ở Nậm Lay, 27/7/1991 tại Nậm Pàn, Nậm Na chỉ từ 1h đến 3h ). Lũ quét ở
suối Quận Cậy, tại Phúc Thuận Phổ Yên tỉnh Bắc Thái xảy ra lúc 23h45' ngày 20/10/1969, kết thúc
lúc 1h ngày 21/10/1969, trận lũ này có đường quá trình mực nước lũ lên và xuống rất dốc.


- Tỷ lệ vật chất rắn trong lũ quét rất lớn:


Lượng chất rắn thường chiếm từ 3 đến 10% lượng lũ. Tổng lượng lũ quét thường tăng từ 1,1 đến
1,2 lần lượng nước lũ đã sinh ra nó. Có thể nói nước lũ quét là pha trung gian giữa vật thể lỏng và
vật thể rắn nên ngồi sự phá hoại do lưu tốc của dịng lũ gây ra hiện tượng xói mà cịn làm bồi lắng
đá cát sỏi trên dọc đường lũ đi qua.


- Tính khốc liệt.:


Do lũ có lưu lượng lớn và dịng chảy xiết, đặc biệt là khi nước lũ tích tụ tạo ra sóng lũ lớn đột ngột
nên có thế năng rất lớn, các vật thể rắn chuyển động va đập làm cho lũ quét có sức tàn phá lớn các
cơng trình, cuốn đi mọi vật cản trên đường chuyển động của nó.


3.2. Tiêu chuẩn đánh giá thiệt hại do lũ quét gây ra



Có thể dùng các đặc trưng sau để đánh giá mức độ thiệt hại, đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra các
biện pháp phòng tránh thiệt hại của lũ quét:


<i>1. Chiều sâu ngập nước của trận lũ qué : </i>


Nền móng cơng trình và thực vật sẽ có mức độ chịu đựng khác nhau khi ngập nước, nên mức độ
thiệt hại cũng tuỳ theo độ sâu ngập nước, độ sâu ngập nước càng lớn thì mức độ thiệt hại càng lớn.


<i>2. Thời gian duy trì lũ quét:</i>


Mức độ thiệt hại đối với các cơng trình, các cơ sở hạ tầng và thực vật thường liên quan và có tỷ lệ
thuận với khoảng thời gian bị ngập nước.


<i>3. Vận tốc nước lũ</i>:


Vận tốc dòng chảy lớn, nguy hiểm có thể tạo ra lực xói và áp lực thuỷ động lớn, nó có thể phá huỷ
hoặc làm yếu đi độ ổn định của cơng trình, nền đất tự nhiên và thảm thực vật.


<i>4. Cường suất lũ: </i>


Cường suất của lũ quét càng cao thì sức phá hoại càng lớn. ước tính cường suất và lưu lượng của
một dịng sơng, suối là cơ sở chính để cảnh báo lũ, lập kế hoạch sơ tán.


<i>5. Tần suất xuất hiện: </i>


ảnh hưởng luỹ tích và tần suất xuất hiện đo được trong suốt thời đoạn dài là cơ sở để quy hoạch,
xây dựng biện pháp phịng tránh, sẽ xác định loại hoạt động nơng nghiệp hoặc xây dựng gì cần phải
thực hiện để hạn chế những tác động phá hoại của lũ quét dùng làm tài liệu quy hoạch khu dân cư
và quy hoạch khu canh tác thích nghi với lũ quét.



3.3. Những điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện lũ quét ở Việt Nam


· Lưu vực là điều kiện đủ để hình thành dịng chảy lũ nhưng lưu vực thường chịu tác động của con
người như việc khai thác gỗ củi, đốt, phá rừng làm nương rẫy, khai thác khống sản vơ tổ chức dẫn
đến bề mặt lưu vực bị rửa trơi mạnh mẽ, tập trung dịng chảy nhanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

góc với hướng gió mùa đông bắc - tây nam. Các dẫy núi này tựa như bức tưòng thành chặn giữ các
dải hội tụ, tạo ra các tâm mưa lớn. Các sơng suối có diện tích lưu vực nhỏ (nhỏ hơn 500 km2) nằm
ở thượng nguồn các lưu vực sông, đặc biệt là đối với những vùng gần các tâm mưa lớn.


· Sườn lưu vực có độ dốc cao từ 15% đến trên 30%, làm cho cường độ dòng chảy mặt lớn và tạo
điều kiện cho việc xuất hiện dòng chảy vượt thấm.


3.3.1. Những giai đoạn chính hình thành lũ qt


· Mưa lớn hình thành dịng lũ mặt lớn và đặc biệt lớn tràn ngập trên mặt lưu vực nhỏ của vùng núi
dốc, nơi có độ che phủ thảm thực vật nhỏ do bị khai thác mạnh mẽ.


· Nước mưa hình thành dịng chảy mặt xói mịn và rửa trôi bề mặt lưu vực làm tăng đáng kể lượng
bùn, cát, rác trong dòng nước lũ.


· Nước lũ tập trung hầu như đồng thời, đổ về rất nhanh từ các sườn dốc lưu vực (thường có độ dốc
trên 20-30%) đổ vào lòng dẫn (thời gian tập trung chỉ 1-3 giờ cho đến dưới 6 giờ); Dịng lũ có tốc
độ xói mạnh, tàn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, có thể tạo ra lòng dẫn mới, bồi lấp lòng
dẫn cũ, làm cho tốc độ truyền lũ về phía hạ du nhanh hơn.


· Dịng lũ xói sâu ở những khu vực cao, bồi lắng bùn, cát, đá, rác ở các vùng trũng dọc đường đi
như các bãi lầy, đồng ruộng, vườn tược, thậm chí cả những khu dân cư.


Như vậy, lũ quét là một hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở những lưu vực nhỏ (diện tích khơng


q 300-400 km2) ở miền núi nơi có độ dốc lớn (trên 15-30%), mức độ khai thác lưu vực lớn chỉ
cịn lớp phủ thực vật khơng đáng kể (dưới 10-15%).


3.3.2. Các nhân tố hình thành lũ quét


Lũ quét xảy ra do ảnh hưởng của tổ hợp các điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con
người trên lưu vực. Tuỳ theo tốc độ biến đổi có thể phân các nhân tố theo 3 nhóm:


Các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực có thể ảnh hưởng đến cả 3 nhóm các nhân tố
nêu trên. Song, biểu hiện rõ nhất là nhóm các nhân tố biến đổi nhanh. Đây là nhóm nhân tố chỉ thị,
thường được chọn để phân biệt lũ quét với lũ thông thường. Nhóm các nhân tố ít biến đổi và biến
đổi chậm tham gia vào quá trình hình thành lũ quét khi quá trình biến đổi vượt qua một “ngưỡng”
nào đó.


Dưới đây phân tích một số nhân tố chính và nhận xét về đặc điểm và vai trò của chúng đối
với sự hình thành lũ quét.


a) Mưa


Trong cùng một lưu vực hoặc một miền, vùng núi thường có lượng mưa lớn hơn vùng đồng bằng,
do đặc điểm địa hình có sườn núi chắn gió và các thung lũng có tác dụng hút luồng khơng khí ẩm
từ biển vào. Các tâm mưa lớn của nước ta hầu hết đều tập trung ở các vùng núi có điều kiện địa
hình như vậy.


Mưa là nhân tố quyết định gây ra lũ quét, thường tập trung trong vài giờ với cường độ rất lớn trên
diện tích hẹp từ vài chục đến vài trăm km2. Điều đó giải thích lý do tại sao nhiều khi lũ quét xảy ra
trên một số khu vực lại không đồng bộ với lũ trên sông lớn.


Mưa gây ra lũ quét thường tập trung với cường độ lớn hiếm thấy trong 1giờ hoặc 2 giờ; Mưa với
cường suất lớn có ý nghĩa quyết định trong sự hình thành lũ quét. Mưa lớn cịn là động lực chủ yếu


gây ra xói mịn, sụt lở tạo thành phần rắn của dòng lũ quét.


Các hình thế thời tiết thường gây ra lũ quét ở Việt Nam
+ Phía tây bắc Bắc bộ


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

hoạt động với cường độ mạnh từ thấp lên cao.


· Xoáy thấp hoặc giải thấp tồn tại ở phía nam Trung Quốc kết hợp với khơng khí lạnh hoặc bị cao
lạnh đẩy xuống phía nam gây mưa.


· Giải hội tụ nhiệt đới có xốy thuận, kết hợp với khơng khí lạnh hoặc các hình thế thời tiết khác.
· Bão hoặc áp thấp nhiệt đới tan sau khi đổ bộ vào đất liền, di chuyển theo hướng tây gây mưa.
+ Phía đơng bắc Bắc bộ


· Bão hoặc do áp thấp kết hợp với khơng khí lạnh.


· Rãnh thấp nóng phía tây kết hợp với khơng khí lạnh hoặc rìa lưỡi cao áp Thái Bình Dương lấn
sang.


· Hoạt động của khơng khí lạnh.
· Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
+ Vùng ven biển Trung Bộ


· Tiết tiểu mãn do sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
· Hoạt động của khơng khí lạnh từ phía bắc tràn xuống.


· Bão, áp thấp nhiệt đới.


· Sự kết hợp giữa các dạng trên.



Kết quả khảo sát cho thấy các ngưỡng mưa sinh lũ quét như bảng sau:


Thời đoạn (giờ) 1 3 6 12 24


Ngưỡng mưa (mm) 100 120 140 180 220


b) Biến đổi khí hậu tồn cầu và các hiện tượng khí hậu cực đoan


Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 70% số thiên tai là do các hiện tượng khí tượng,
thuỷ văn cực đoan gây ra. Biến đổi khí hậu là nhân tố biến đổi chậm. Nhiều đánh gía cho rằng con
người đã đóng góp đáng kể vào q trình biến đổi này mà nguyên nhân chủ yếu là hiện tượng phá
rừng và làm huỷ hoại môi trường.


Mức độ suy thối mơi trường hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã
đến mức báo động. Những hậu quả của sự suy thối mơi trường biểu hiện đáng chú ý là:


- Số trận bão ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên, nhất là đối với vùng Trung Bộ.


- Tiết mùa khí hậu có thay đổi, mưa lũ dị thường đã xảy ra ở một số nơi. Một số vùng bị hạn hán
nghiêm trọng đã làm cho nhiều dòng sông bị cạn kiệt, thiếu nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp, có
nơi khơng đủ nước cho người và gia súc.


- Mưa, đặc biệt là mưa có cường suất lớn trong thời đoạn ngắn tăng lên. Các tháng đầu mùa và cuối
mùa có lượng mưa tăng lên. Đợt mưa đặc biệt lớn ở các tỉnh Miền Trung trong những ngày đầu
tháng 11 năm 1999 đã chứng tỏ điều đó : Từ ngày 1 tháng 11 đến 4 tháng 11 do ảnh hưởng của đợt
khơng khí lạnh mạnh kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, tiếp sau đó từ ngày 5 tháng 11
đến 6 tháng 11 năm 1999 lại bị ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa to đến rất
to trên diện rộng. Đặc biệt ở một số địa phương có cường suất rất lớn như:


· Tỉnh Quảng Bình mưa phổ biến từ 600mm đến 800mm, riêng Gia Vòng: 901mm, Lệ Thuỷ:


847mm.


· Tỉnh Quảng Trị trong 5 ngày có lượng mưa trung bình 800mm – 1.000mm, riêng Thạch Hãn mưa
gần 1.500mm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

· Thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày (từ ngày 1/11 đến 5/11/1999) có mưa trên dưới 1.000mm.
· Tỉnh Quảng Nam trong 5 ngày (từ ngày 1 đến 5/11/1999) có mưa trên dưới 1.000mm. Riêng Hộ
An mưa 1.183mm, ái Nghĩa mưa 1.881mm, Hiên 1.174mm, Tiên Phước mưa 1.257mm.


· Tỉnh Quảng Ngãi trong 5 ngày có mưa từ 650 – 800mm ở vùng đồng bằng và ở các khu vực miền
núi phổ biến từ 1.000mm đến 1.200mm.


· Tỉnh Bình Định trong 5 ngày (từ 1 đến 5/11/1999) có mưa từ 300mm đến 500mm.


Đây là lượng mưa chưa từng xảy ra trong chuỗi số liệu đo đạc hơn 100 năm từ năm 1886 trên tồn
lãnh thổ Việt Nam. (Trước đó, số liệu mưa 24h lớn nhất đo được tại Huế ngày 10 tháng 11 năm
1964 là 731mm).


c) Địa hình


Địa hình vùng núi Việt nam nói chung rất dốc, do đó độ dốc lịng sơng lớn, đó là một trong
những điều kiện thuận lợi để phát sinh lũ quét.


ở những nơi có địa hình núi cao thường là nơi có lượng mưa lớn và phân hoá rất mạnh. Qua khảo
sát các khu vực bị lũ quét cho thấy: Các lưu vực đã xảy ra lũ quét thường ở nơi có dạng đường
cong lõm, địa hình bị chia cắt dữ dội, sườn núi rất dốc (>30%). Độ dốc lịng sơng ở phần đầu nguồn
rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi hình thành lũ qt. Mặt cắt dọc sơng nhiều nơi có điểm gãy mà sau
điểm này là vùng thường bị lũ quét ác liệt. Sườn núi dốc chuyển đột ngột sang các mặt bằng bồn
địa là đặc trưng của địa hình miền Trung.



Các lưu vực sinh lũ quét thường nhỏ (diện tích <500 km2), sông suối bắt nguồn từ các đỉnh
núi cao (khoảng 1000 - 2000m). Lưu vực có hình rẻ quạt hoặc trịn, xung quanh có núi cao bao bọc,
có hướng thuận lợi đón gió ẩm hình thành những tâm mưa. Sườn dốc được phủ bởi lớp đất đá có độ
liên kết kém, dễ xói mịn, sụt lở. Khi có mưa lớn, lũ quét kéo theo nhiều vật rắn: đá, cát, sỏi, cây
cối.


d) Mạng lưới sông suối


Địa hình chia cắt tạo nên mạng lưới sông suối dày đặc. ở vùng đầu nguồn, nhiều nơi mật độ
sông suối lớn hơn 1km/1km2, thậm chí tới 2km/km2. Độ dốc lịng sơng, suối lớn nên thời gian tập
trung dòng chảy ngắn, tốc độ dòng chảy lớn, năng lượng, sức tải lớn. Độ dốc lịng sơng, suối lớn
nên dịng nước lũ thường cuốn theo nhiều đất đá, cây cối do xói mịn, sụt lở như đã xảy ra ở nhiều
nơi thuộc vùng Tây Bắc nước ta, có nơi trở thành lũ bùn đá.


Sông, suối chảy giữa những kẽ núi, mặt cắt ngang thường có dạng chữ V hoặc chữ U sâu và hẹp.
Chảy qua các bậc thềm địa hình, mặt cắt dọc sông thay đổi phức tạp kéo theo sự thay đổi mặt cắt
ngang. Nơi thu hẹp, sông sâu thẳng, nơi mở rộng ở các thung lũng, sông chảy quanh co, có bãi tràn
rộng, thường có điểm quần cư, phát triển kinh tế mạnh cũng chính là vùng chịu tác động mạnh mẽ
của lũ quét.


+ Đặc điểm lũ


Mùa lũ quét về cơ bản trùng với mùa mưa. ở Miền Bắc lũ bắt đầu xảy ra từ tháng 5 và kết thúc vào
cuối tháng 10. Trên thực tế, mùa lũ và mùa mưa có một thời gian lệch pha nhất định, nhưng đối với
lũ qt sự lệch pha khơng nhiều nên có thể coi mùa mưa và mùa lũ quét là trùng nhau. Nếu xét trên
cùng một khu vực, càng vào cuối mùa mưa, khi có mưa lớn thời gian xuất hiện lũ quét càng nhanh
hơn do mặt đất đã bão hoà nước.


+ Đặc điểm sơng ngịi



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

+ Dòng chảy lũ


Dòng chảy lũ là nhân tố biến đổi nhanh, biểu thị hậu quả tổng hợp của các nhân tố gây nên lũ quét.
Lũ quét xảy ra bất ngờ, lên nhanh xuống nhanh, mang nhiều chất rắn, động năng lớn nên có sức tàn
phá lớn.


* Lưu lượng đỉnh lũ quét thường lớn, có khi lớn gấp 1.5-2 lần lũ thường
* Dòng chảy rắn, tạo ra các hiện tượng xói mịn, sụt lở, bồi lấp trong lũ quét.
* Trong lũ quét, hàm lượng chất rắn bao gồm đất đá, cây cối, rác rưởi bị cuốn
theo rất lớn, có khi chiếm tới 20% lưu lượng nước lũ.


Lũ quét thường xẩy ra bất ngờ, cực nhanh và ác liệt, đã gây thiệt hại lớn về người, các cơng trình
xây dựng, phá hoại sản xuất và cản trở các hoạt động dân sinh, kinh tế trong vùng bị ảnh hưởng.
+ Dịng chảy rắn, xói mòn, sụt lở, bồi lấp trong lũ quét


Kết quả khảo sát cho thấy trong lũ quét hàm lượng chất rắn gồm đất, đá, cây cối, rác rưởi bị cuốn
theo rất lớn. Việc định lượng thành phần dòng chảy rắn trong lũ quét có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc tính tốn, mơ phỏng lũ qt, song rất khó khăn. Có thể, lượng chất rắn mang theo làm
cho đặc trưng lũ bao gồm tổng lượng, lưu lượng đỉnh lũ, động năng tăng.


e) Rừng và thảm phủ thực vật


Rừng, lớp phủ thực vật là những yếu tố biến đổi chậm. Song do tác động của con người, sự
suy thối đến một “ngưỡng” mà vai trị lá chắn của rừng khơng cịn nữa, tổ hợp với các điều kiện
khác làm lũ quét xuất hiện nhiều hơn.


Cho đến nay, ở nước ta lớp phủ rừng bị phá nghiêm trọng. Khảo sát các lưu vực đã xảy ra lũ
quét tỷ lệ rừng còn lại rất thấp, nhiều nơi còn dưới 5% (Nậm Lay 2%, Nậm Na 5%, Nậm Pàn 2%,
Ngòi Thia 3%, Sa Pa 3%, Tràng Sá 5%,...).



Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đều đi đến nhận định: Rừng có tác dụng điều tiết dòng chảy
mặt và dòng chảy lũ. Khảo sát sự thay đổi các đặc trưng lũ như thời gian lũ lên TL, chênh lệch giữa lưu
lượng đỉnh lũ QMAX và lưu lượng trước đỉnh 1 giờ DQ khi lớp phủ rừng giảm. Trong những trận mưa
tương tự nhận thấy sự rút ngắn thời gian rõ rệt khi lũ lên, sự tăng nhanh DQ và lưu lượng đỉnh lũ QMAX .
Bảng 2 - Sự thay đổi một số đặc trưng lũ khi rừng giảm


<b>Lưu vực</b> <b>Trận lũ</b> <b>Tỷ lệ rừng</b>


<b>tương ứng</b> <b>TL(h)</b> DQ (m


<b>3<sub>/s)</sub></b> <b><sub>QMAX</sub><sub>(m</sub>3<sub>/s)</sub></b>


Nà Hừ
(155 km2)
14-VII-1974
30-VII-1987
14%
7%
6
3
24,0
106
74,0
1461
Pa Há
(493km2)
7-VII-1964
18-VII-1974
32%
16%


11
4
7,5
130
175
580
M.CangChải
(230km2)
22-VI-1984
12-VI-1989
32%
27%
10
5
90
80
170
230


ở nhiều lưu vực, modun dòng chảy đỉnh lũ và modun dòng chảy cát bùn lơ lửng tăng lên rõ rệt khi
tỷ lệ rừng giảm. Kết quả xác định định tính và định lượng ảnh hưởng của rừng, lớp phủ thực vật
đến sự hình thành lũ quét được đưa vào phân vùng phân tích khả năng xuất hiện lũ quét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

hợp không để xảy ra lũ quét. Ngược lại, nếu khai thác rừng một cách bừa bãi, nguy hại hơn là để
cháy rừng, dẫn đến thảm họa lũ và lũ quét.


3.4. Tác động của con người góp vào việc để xảy ra lũ quét


Hoạt động dân sinh kinh tế có ảnh hưởng rõ rệt đối với việc hình thành lũ qt, có những
trường hợp có ảnh hưởng quyết định đối với việc hình thành lũ quét. Cùng một lượng và cường độ


mưa, nếu lưu vực được bảo vệ rừng tốt có thể khơng gây ra lũ qt; ngược lại, nếu rừng bị phá,
sơng suối tiêu thốt kém, là điều kiện làm tăng lũ quét.


Hoạt động dân sinh kinh tế góp phần vào việc gây ra lũ quét chủ yếu do các loại sau:
Hình 1 - Bản đồ độ che phủ rừng Việt Nam năm 1943


Hình 2 - Bản đồ độ che phủ rừng Việt Nam năm 1995
3.4.1. Phát triển dân số


Sự phát triển dân số có ảnh hưởng nhiều mặt đến việc hình thành lũ quét, rõ ràng là dân số
càng tăng thì các hoạt động kinh tế, xã hội cũng tăng theo, dẫn đến việc làm biến đổi khí hậu, thời
tiết và nhiệt độ bề mặt trái đất càng tăng làm cho môi trường suy thối, khí hậu biến đổi. Sự tổng
kết ngun nhân xẩy ra lũ lụt liên tiếp ở Trung Quốc trong những năm gầm đây, nhất là trận lụt xảy
ra năm 1998 đã xác nhận điều đó.


Sự gia tăng dân số dẫn đến các vùng dân cư được mở rộng, dẫn đến nhiều vùng đất bị nhựa
hố, bê tơng hố, làm cho lượng nước ngấm xuống đất bị giảm đi, dòng chảy ngầm hạn chế, dòng
chảy mặt tăng lên, nhiều hồ ao bị lấp, nhiều đoạn sông bị co thắt đã gây ra hiện tượng chậm lũ và
tiêu lũ kém.


Dân số ngày càng phát triển đông, chẳng những làm gia tăng tác hại của lũ quét, mà còn gây
ra các trận lũ quét nhân tạo. Thí dụ tai nạn xảy ra ngay giai đoạn đầu xây dựng cơng trình thuỷ lợi
Adun Hạ (Gia lai), việc vỡ một hồ nhỏ trên lưu vực trong trận lũ tháng 6/1990 trên lưu vực suối
Nậm lay, Lai châu đã gây ra một số thiệt hại, hoặc ở nước ngoài, tại Cộng hoà Liên Bang Nga hồi
tháng 8/1994 đã vỡ đập nước làm cho hơn 2000 người chết.v.v.


3.4.2. Phát triển nông, công nghiệp


Song song với việc phát triển nông thôn, công nghiệp cũng phát triển khơng ngừng, bình
qn mỗi năm tăng 13%, các khu công nghiệp chiếm các khu đất rộng lớn làm các khu vực này bị


nhựa hóa và bê tơng hóa, có nơi cịn làm tắc nghẽn đường thoát lũ. Đặc biệt là ở các khu khai thác
mỏ, lượng đất san ủi lớn đã làm thay đổi mơi trường, nếu khơng có quy hoạch ắt gây ra những tác
hại khôn lường. Chẳng hạn khu công nghiệp Tuyên Quang tại hai xã Xuân Giao và Tăng Long lưu
vực Ngịi Thia, sơng Thao, trong giai đoạn thi công khối lượng đào đất đá rất lớn, ở xã Xuân Giao
có 4 đường sắt và hai đường bộ đi qua, làm cho bề mặt lưu vực bị cầy xới ngổn ngang, nhiều đoạn
suối bị đất đá xô xuống gây co hẹp lòng dẫn; làm cho lòng dẫn thay đổi lớn, vì thế khi có mưa lớn
kéo dài, dòng nước từ các sườn núi ào ạt tràn xuống lịng sơng suối nơi bị tắc, ứ tạm thời, dẫn đến
tình trạng phá vỡ các vùng tắc ứ, tạo dịng dẫn mới, có sức tàn phá rất lớn, gây ra lũ quét nguy
hiểm.


3.4.3 Phát triển khu dân cư, xây dựng các cơng trình Giao thơng, Thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng
thiếu quy hoạch


Xem xét một số các khu vực đã xảy ra lũ quét cho thấy ngoài những tác động vào lưu vực còn do
các nguyên nhân:


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

cầu cống và vùng canh tác không theo quy hoạch.
- Làm ách tắc đột ngột đường thoát lũ.


- Xây dựng hệ thống cơng trình thuỷ lợi thiếu quy hoạch


Có nhiều hoạt động của con người trên các sông suối như xây đập các cỡ, xây dựng các cơng
trình trên sơng hoặc ven sơng làm lịng sơng thu hẹp,... chưa được tính tốn đầy đủ về độ ổn định,
an tồn, khả năng cắt lũ, trữ lũ và bùn đá, ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ sau các điểm quần cư.
Việc xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện, giao thơng trên sơng thiếu quy hoạch
thường gây ra cản trở dịng chảy, nhất là tính tốn khơng đúng với tần suất lũ có khi gây vỡ cơng
trình làm tăng tính ác liệt hoặc là nguyên nhân chính gây ra lũ qt. Thí dụ:


- Cơng trình thuỷ nơng Huổi Phàn khi thiết kế dựa vào tài liệu thuỷ văn từ 1959-1964, lưu lượng
lớn nhất 3.000m3/s; ngày 17/7/1994 lũ lịch sử đã xảy ra với lưu lượng đỉnh lũ 4.090m3/s, hậu quả


là cơng trình đã bị vỡ.


- Việc xây dựng các hồ chứa nước kiểu bậc thang ở Đắc Lắc, các hồ chứa nước này chỉ thiết kế với
tần suất P = 5%, khi gặp lũ lớn khẩu diện tràn không đủ tiêu đã dâng cao làm vỡ đập đất. Khi hồ
chứa nước ở phía thượng lưu bị vỡ sóng lũ tràn xuống các hồ phía hạ lưu đã gây ra vỡ liên tiếp 4 hồ
chứa nuớc và kéo theo 4 đập bối dâng nước khác cũng bị vỡ. Các hồ, đập này vỡ, gây ra sóng lũ
qt làm trơi 22 nhà, thiệt hại tài sản của 38 nhà khác, chết 22 người.


3.4.4. Chặt phá và cháy rừng


ở Việt Nam cháy rừng là hiện tượng thường xuyên xảy ra, nhưng về mức độ nhiều năm
không thể thống kê được đầy đủ. Trong 36 năm qua, từ năm 1963 đến năm 1998 cả nước đã xảy ra
5.492 vụ cháy rừng, thiêu huỷ 630.059 ha rừng kinh tế bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên, chưa
kể hàng chục vạn ha đồng cỏ, cây bụi lúp xúp.


Cháy rừng đã gây ra nhiều tác động suy thoái mơi trường, trong đó tác động phá vỡ cấu tượng
đất, do mất lớp thảm mục nên đã làm tăng độ chặt của lớp đất mặt và dẫn đến làm giảm khả năng
thấm nước của đất, gây xói mịn, rửa trôi, làm bạc màu đất, làm mất khả năng giữ nước, điều tiết
nước, gây ra lũ lụt. Mặt khác, làm tăng nhiệt độ mặt đất dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá, gây nên lũ
quét, lũ bùn đá.


3.4.5. Khai thác lưu vực


Khai thác lưu vực là cách nhìn tổng quát mọi hình thức hoạt động của con người trên lưu
vực, có thể khái quát thành 2 nhóm:


· Nhóm khai thác phổ biến tức là khai thác trên diện rộng, làm biến đổi lớp phủ thực vật và lớp đất
bề mặt thường diễn ra ở cả khu vực sinh lũ và chịu lũ như việc khai thác gỗ, củi, phá rừng, đốt
nương làm rẫy v...v.



· Nhóm khai thác cục bộ bao gồm các hoạt động khai thác trong từng khu vực của lưu vực, địa
phương gây biến đổi sâu sắc điều kiện mặt đệm, địa hình, tầng đất mặt, lịng dẫn, làm thay đổi đặc
tính thuỷ lực dịng nước, gồm các hoạt động như khai mỏ, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đào
vàng, xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường xá, đập ngăn nước, các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
Qúa trình khai thác lưu vực làm thay đổi đặc tính, cấu trúc đất, lớp phủ thực vật trên đó bao
gồm cả việc làm thay đổi địa hình, địa mạo đều có ảnh hưởng tới sự hình thành lũ qt.


3.5. Phân vùng khả năng xuất hiện lũ quét


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

vào giai đoạn đầu mùa mưa khoảng tháng VI, tháng VII, sau đó chuyển dần vào phía nam. ở Miền
Trung và Tây Nguyên, lũ quét xảy ra trong các tháng từ tháng X đến tháng XII (nhiều nhất vào
tháng X).


3.5.1. Các vùng có nhiều khả năng xuất hiện lũ quét
- Miền Bắc:


+ ở hữu ngạn sông Đà :


* Các lưu vực sông Nậm Pô, Nậm Mức huyện Mường Tè, Mường Lay, Lai Châu.
* Nậm Pàn, Nậm La tỉnh Sơn La


+ ở thượng nguồn sông Chảy thuộc tỉnh Lào Cai
+ ở hữu ngạn sơng Thao


* Khu vực ngịi Đum, ngịi Đường thuộc tỉnh Lào Cai
+ ở thượng nguồn sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Cạn.
- Miền Trung:


+ ở hữu ngạn sơng Mã (Thanh Hố)
* Lưu vực khe Luồng



+ ở hữu ngạn sông Cả ( Nghệ An)
* Lưu vực khe Choang


+ Sông Đại Giang thuộc Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình.
+ Thượng nguồn sơng Bến Hải tỉnh Quảng Trị.


+ Thượng nguồn sông Hương thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế.
+ Vùng A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế.


+ Thượng nguồn sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam
+ ở hữu ngạn sông Đà Rằng


* Sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên


3.5.2. Những vùng có khả năng xuất hiện lũ quét
- Miền Bắc


+ ở tả ngạn sông Đà


* Phần lớn lưu vực sông Nậm Mu.


* Các huyện Than Uyên, Phong Thổ, Mù Căng Chải thuộc sườn dãy Hoàng Liên Sơn.
+ ở hữu ngạn sông Thao


* Thượng nguồn ngòi Thia thuộc tỉnh Yên Bái.
+ ở hữu ngạn sơng Lơ


* Ngịi Nạc thuộc Vĩnh Tuy tỉnh Hà Giang.



+ Các huyện Phổ Yên, Đại Từ, Đình Cả và Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên.


+ Các lưu vực sông suối nhỏ thuộc các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hồ
Bình...


- Miền Trung và khu vực Tây Nguyên:
+ ở hữu ngạn sông Cả


* Sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh
+ ở hữu ngạn sông Gianh thuộc tỉnh Quảng Bình.
* Sơng Rào Nam


* Thượng nguồn sơng Dinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

+ Thượng nguồn sông Cái Phan Rang, sơng Luỹ, sơng Cà Ty (Bình Thuận)
+ Thượng nguồn sông Srê Pôc thuộc tỉnh Đắc Lắc.


- ở miền Đông Nam Bộ: thượng nguồn sông La Ngà, Sông Bé thuộc tỉnh Đồng Nai.


Dựa vào số liệu thống kê các trận lũ quét đã xẩy ra ở các vùng trong cả nước, khoanh vùng chịu tác
động của lũ quét hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét trong tương lai, đặc biệt là với các vùng dễ xảy ra
sạt lở đất và tạo ra lũ quét nghẽn dịng.


Hình 3: Phân vùng đã xảy ra lũ qt


Hình 4- Phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét


<b>Chương IV : Chiến lược phòng chống lũ quét </b>



4.1 Chiến lược phòng chống lâu dài



Để góp phần phát triển bền vững, trong chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lâu
dài của Việt Nam, chiến lược phòng chống lũ quét phải nhằm thực hiện các mục tiêu :


- Giảm tổn thất về người, sinh mạng.


- Giảm thiệt hại của cải vật chất của xã hội.


- Giảm sự ngừng trệ về sản xuất, nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.
- Giảm sự nguy cơ ngày càng gia tăng mức độ của lũ quét.


4.2 Các biện pháp phòng tránh lũ quét


Thông thường, các biện pháp phịng tránh thiên tai nói chung, phịng tránh lũ qt nói riêng ở
trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều được phân ra làm hai loại: biện pháp công trình và biện
pháp phi cơng trình. Mỗi loại biện pháp có những ý nghĩa, tác dụng khác nhau và thường được sử
dụng hỗn hợp nhằm hỗ trợ nhau khắc phục những tác động của thiên tai.


4.2.1Các biện pháp mang tính khái quát, định hướng chiến lược
Các biện pháp có tính tổng qt, định hướng là:


- Xây dựng chính sách về lũ quét đặt chung trong chính sách về phòng chống thiên tai, Nhà nước
cử ra một cơ quan đứng đầu có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để hoạch định
chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đối với Việt Nam, cơ quan đứng đầu là Ban Chỉ Đạo
phòng chống lụt bão Trung ương và thường trực là Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thành viên trong Ban Chỉ Đạo để thực hiện cơng tác chỉ đạo
phịng chống lũ quét. ở các cấp từ tỉnh đến xã, mỗi cấp có Ban Chỉ Huy Phịng chống lụt bão chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch và phương án phịng chống lụt bão nói chung, đặc biệt
là các địa phương miền núi quan tâm chỉ đạo thực hiện các phương án phòng chống lũ quét ở địa
phương mình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

4.2.2Các biện pháp cụ thể để giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra
a) Các biện pháp cơng trình


- Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn


Từ những phân tích các ngun nhân hình thành lũ qt nêu ở các phần trên, để đề phịng lũ lụt nói
chung và lũ qt nói riêng cần phải tích cực khơi phục rừng phịng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các
khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ mơi trường sinh thái, nhanh chóng trả lại cơ chế bão
hoà cho lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.


- Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xẩy ra lũ quét.


ở các khu vực thường xẩy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị
thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước đa tác dụng: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp,
phát điện...kết hợp với việc điều tiết lũ, phịng chống lũ qt.


- Khai thơng các đường thốt lũ.


Tổ chức khai thơng các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu các khu vực cần bảo vệ nhằm mục
đích khơng để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dịng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng.
Đồng thời cũng phải tổ chức khai thơng các đường dẫn lũ ở phía hạ lưu các khu vực cần bảo vệ để
đề phòng hiện tượng tắc ứ sinh ra ngập lụt.


- Xây dựng đê, tường chắn lũ quét.


ở các khu vực có điều kiện xây dựng cơng trình ngăn lũ qt có thể nghiên cứu xây dựng các tuyến
đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ chảy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét
đối với khu vực cần bảo vệ.



- Phân dòng lũ


Dựa vào địa hình có thể nghiên cứu phân dịng lũ nhằm làm giảm tác động của lũ quét vào khu vực
cần bảo vệ. Phân lũ quét đi lệch sang các sông nhánh bằng cách tạo ra kênh hay đường dẫn lũ kéo
lệch pha, lệch đỉnh, hạn chế khả năng tập trung lũ tàn phá khu vực cần bảo vệ.


- Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước


Để đề phòng sự cố ở các hồ chứa nước gây ra lũ quét nhân tạo cần phải gấp rút xây dựng bổ sung
các tràn sự cố cho các hồ này đồng thời với việc xây dựng các phương án phòng chống lụt bão cho
hồ chứa nước, bố trí đủ vật tư, phương tiện và lực lượng cần thiết để có thể khắc phục được ngay
những sự cố do lũ, bão gây ra.


- Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống của đường sắt Thống nhất và đường Quốc lộ 1A
thuộc địa phận các tỉnh Miền Trung.


Do đặc điểm các sơng của miền Trung ngắn và dốc, để tránh tình trạng làm cản dòng lũ gây
ra ngập lụt, lũ quét và ách tắc giao thông ở khu vực các tỉnh miền Trung thường diễn ra hàng năm
cần phải tính tốn quy hoạch tiêu lũ của các hệ thống cầu cống trên hai hệ thống đường này. Đối
với những vùng cần tiêu thoát lượng nước lớn cần phải mở rộng thêm khẩu độ các cầu cống, hoặc
có thể làm các hệ thống cầu cạn để tạo cho việc tiêu thoát nhanh nước lũ ra biển.


Các biện pháp cơng trình thường tác động trực tiếp vào dịng lũ quét nhằm chống lại những tác
động phá hoại của chúng. Để áp dụng các biện pháp cơng trình nêu trên cần xuất phát từ điều kiện
cụ thể của lưu vực sinh ra lũ quét và khu vực cần bảo vệ. Việc phối hợp hệ thống các biện pháp
cơng trình từ khu sinh lũ đến khu vực chịu lũ cho phép làm giảm, hạn chế các tác hại do lũ qt gây
ra, thậm chí có thể loại trừ được lũ quét cho vùng chịu lũ. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải
quyết bài toán quy hoạch trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về lũ quét.


b) Các biện pháp phi công trình



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

vào nguyên nhân, cơ chế hình thành lũ quét nên cũng có thể hạn chế được những tác hại của lũ
qt, thậm chí cịn có thể triệt tiêu lũ quét. Những biện pháp phi công trình khơng làm biến đổi đột
ngột điều kiện mơi trường trên lưu vực, đồng thời đảm bảo sự phát triển lâu bền và mang tính xã
hội cao.


Các biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hồ với biện pháp cơng trình, hỗ trợ
biện pháp cơng trình phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ qt.


Các biện pháp phi cơng trình bao gồm:


- Lập bản đồ những nơi xảy ra lũ quét và những nơi nguy hiểm


+ Khảo sát điều tra, tìm kiếm và phát hiện những vùng có nguy cơ về lũ quét, đặc biệt là loại lũ
quét nghẽn dòng


Dựa trên đặc điểm địa hình, địa mạo, kết hợp với phương pháp thống kê những trận lũ đã từng xảy
ra của từng khu vực để phát hiện những vùng có nguy cơ cao về lũ quét.


+ Lập bản đồ có nguy cơ xảy ra lũ quét.


Việc lập bản đồ vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét được kết hợp với các bản đồ theo dõi các loại
thiên tai khác tạo ra một bức tranh đầy đủ về vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các đầu vào bao
gồm: Phân tích tần suất, các bản đồ vùng bị ảnh hưởng, tần suất lũ, các báo cáo thiệt hại, các bản đồ
độ dốc và các bản đồ liên quan khác như bản đồ sử dụng đất, thảm phủ thực vật, mật độ dân số và
các bản đồ cơ sở hạ tầng.


- Dự báo và Cảnh báo lũ quét


Căn cứ vào tài liệu thống kê các trận lũ quét đã xảy ra trong quá khứ, khoanh vùng có khả


năng xảy ra lũ quét để đề phòng, đặc biệt quan tâm các khu vực dễ xảy ra hiện tượng sạt lở đất làm
tích tụ nước, tạo ra lũ quét nghẽn dòng. Căn cứ các vết lũ hoặc các tàn tích do lũ quét gây ra thiệt
hại dùng làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch phòng ngừa lâu dài hoặc xây dựng phương án
phòng, chống lũ quét hàng năm.


Hệ thống cảnh báo gồm các khái niệm là “Chuẩn bị - Sẵn sàng - Thực hiện” , trong đó các khái
niệm đựơc hiểu như sau:


Chuẩn bị: Dự đoán các sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến lũ có thể xảy ra trong tương lai
gần (trong khoảng 6h, 12h)


Sẵn sàng: Báo động trước các sự kiện liên quan đến lũ có thể xảy ra ở một địa điểm đã xác định
tương đối cụ thể ở trong tương lai gần (chẳng hạn chậm nhất 2 giờ


trước khi xẩy ra lũ…)


<i>Thực hiện</i>: Cảnh báo lũ (chẳng hạn muộn nhất là trong vòng 1h trước khi xẩy ra lũ quét) ở một địa
điểm cụ thể của địa phương.


+ Nền tảng của công tác dự báo, cảnh báo.


Đối với lũ quét thường xảy ra trong một thời gian rất ngắn nên không cho phép dùng các biện
pháp quan trắc như ở trên các sông lớn để cảnh báo lũ. Bởi vì mưa lớn mặc dù có thể biết trước
được song vì lượng mưa và cường độ mưa ta chỉ có thể được biết khi mưa đã chấm dứt mà khi mưa
chấm dứt như trên đã nói lũ có thể xảy ra ngay lập tức, như vậy cơng tác dự báo và cảnh báo


thường khó đáp ứng u cầu của cơng tác phịng chống. Nếu chỉ dự báo định tính lũ qt từ trước
khi có mưa thì mức độ chính xác rất thấp, có khi lại gây ra lãng phí cho cơng tác chuẩn bị phịng
chống. Ngoài ra, việc dự báo các trận mưa do ảnh hưởng của địa hình hoặc các hình thế thời tiết
đặc biệt mang tính chất cục bộ địa phương là một việc làm rất khó khăn hoặc hầu như khơng thực


hiện được. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng những kinh nghiệm địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

tại chỗ mới đáp ứng yêu cầu về giảm nhẹ thiệt hại.


<i>Hệ thống cảnh báo lũ quét</i>


Hệ thống này bao gồm 3 lọai trạm: Trạm đo mưa, mực nước, trạm trung chuyển và trạm báo
động. Trạm đo mưa, mực nước là hệ thống đo đạc tự động và phát tín hiệu báo động khi mưa, mực
nước trên sông lên đến mức nguy hiểm. Trạm trung chuyển có nhiệm vụ tiếp nhận những số liệu,
tín hiệu báo động của trạm mưa, lũ, xử lý số liệu rồi chuyển về trạm báo động. Trạm báo động
thường được đặt ở đồn cảnh sát hoặc gần các khu dân cư, các khu kinh tế cần phải bảo vệ và có
nhiệm vụ phát tín hiệu cảnh báo lũ cho cơng chúng.


+ Hệ thống dự báo, cảnh báo và vận hành hệ thống.


Các bộ phận của một hệ thống cảnh báo lũ hoàn chỉnh bao gồm:
- Bộ phận dự báo các sự kiện thời tiết khắc nghiệt


Đây là bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống và cũng là bộ phận phức tạp nhất. Năng lực của
các nhân viên điêù hành bộ phận này là hết sức quan trọng.


Các yêu cầu ở đây là lưu trữ số liệu khí tượng sinop cơ bản, các số liệu của trạm đo tự động, các số
liệu và ảnh vệ tinh, ảnh do các trạm ra đa thời tiết cung cấp. Thêm vào đó là các trang thiết bị, các
phần mềm máy tính để khai tốn các thông tin phức tạp trong một khoảng thời gian ngắn nhằm
phục vụ kịp thời cho việc dự báo lũ qt.


Các số liệu dự báo do các mơ hình thời tiết toàn cầu, dự báo mưa số trị sẽ là những trợ giúp đắc lực
có ích cần tham khảo trong cảnh báo, dự báo lũ quét.


- Sử dụng Ra đa thời tiết để dự báo mưa.



Sử dụng các Ra đa thời tiết chuyên dụng để thiết lập bản đồ chi tiết về mưa. Việc sử dụng các Ra
đa này sẽ mang lại một số kết quả sau:


* Đánh giá chính xác hơn lượng mưa, đặc biệt là ở các lưu vực nhỏ, sự phân
bố lượng mưa trong các khơng gian hẹp.


* Có khả năng theo dõi các diễn biến, đặc biệt là nơi đổ bộ của bão.
- Hệ thống trạm đo thuỷ văn


Các số liệu đo mưa mặt đất là rất cần thiết để hiệu chỉnh bản đồ mưa do Ra đa cung cấp. Hệ thống
trạm đo mưa có nhiệm vụ cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết để dự báo lũ. Mật độ trạm đo và
chất lượng số liệu mưa cũng rất quan trọng bởi vì trong thực tế có nhiều trạm đo khơng đại biểu
cho lưu vực. Các số liệu đo dòng chảy cũng rất cần thiết dùng để hiệu chỉnh các kết quả dự báo
thuỷ văn và diễn toán lũ (chẳng hạn như các số liệu lũ lịch sử, số thực đo v..v)


Trong trường hợp khơng có giải pháp nào khác thay thế để đưa ra thông tin cảnh báo ở giai
đoạn “sẵn sàng” thì có thể dùng các số liệu dự báo mưa.


- Các Mơ hình thuỷ văn


Sử dụng kết quả các trận lũ quét đã khảo sát để thiết lập các mơ hình phục vụ việc tính tốn dự báo.
- Hệ thống thông tin


Các yêu cầu cơ bản về thông tin cần trong hệ thống cảnh báo lũ quét là việc thu thập thông tin và
truyền bá kịp thời các thơng tin đó.


Hệ thống thông tin này phải bảo đảm là thu thập được các số liệu thuỷ văn từ các trạm quan
sát nằm rải rác khắp nơi trong khu vực và từ các “trung tâm thu thập thơng tin”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

tin dự phịng.


- Quản lý sử dụng đất


Thường phải cân bằng giữa hai mặt đối lập là sử dụng quỹ đất hiệu quả, đồng thời phải hạn
chế sự phát triển vùng xung yếu gây nên lũ quét. Đối với các vùng thường xảy ra lũ quét, công tác
quản lý sử dụng đất được phối hợp chặt chẽ với cuộc vận động định canh định cư, gồm các hoạt
động như phân vùng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.


- Điều chỉnh các điểm định cư


Điều chỉnh các điểm định cư tránh những khu vực lũ quét thường gây tác động và phát quang
lòng dẫn là hai biện pháp đi liền nhau đối với những vùng ven sông bị lũ quét đe dọa, đặc biệt là
đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây.


- Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ.


Thực hiện biện pháp "nông, lâm kết hợp" không chỉ bảo đảm chống xói mịn, tập trung dịng
chảy lũ qt mà còn cải tạo đất, đảm bảo năng suất cây trồng, phát huy hiệu quả sử dụng đất.
- Sơ tán khỏi vùng lũ quét.


Đối với các vùng thường xẩy ra lũ quét phải có phương án bao gồm việc chuẩn bị bảo vệ các
tài sản, lương thực ở những vị trí cao ráo đề phịng lũ qt gây ra trơi, ngập lụt. Có phương án sơ
tán người lên các vùng cao và những địa điểm an toàn, nhất là đối với người già, trẻ em. Để thực
hiện cơng tác này có hiệu quả thì việc cảnh báo sớm phải được làm trước một bước. Bên cạnh đó để
người dân có ý thức chủ động thì các kế hoạch về di dân phải được tuyên truyền đến cộng đồng
trước đó.


- Hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật



Để giảm nhẹ các thiệt hại do lũ quét gây ra cần tăng cường biện pháp quản lý bằng pháp luật
như bảo vệ các khu vực rừng phòng hộ, quản lý các lưu vực sinh lũ và khu vực chịu lũ để hạn chế
các hành vi làm gia tăng lũ quét và gia tăng thiệt hại do lũ quét gây ra.


- Các hoạt động sơ tán, tìm kiếm và cứu trợ khi lũ quét xảy ra


Thành lập các đơn vị xung kích cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ giúp dân sơ tán, tìm kiếm,
cứu trợ, cấp cứu người bảo vệ tài sản trong thời gian có lũ quét.


- Tổ chức nghiên cứu về lũ quét


Căn cứ vào tình hình xuất hiện lũ quét trong những năm gần đây, tổ chức điều tra thu thập các
tài liệu để có những nghiên cứu sâu về đặc điểm xuất hiện lũ quét, xây dựng một số sự án điển hình
về hạn chế sự phát triển và tác hại do lũ quét gây ra. Tổng kết, rút kinh nghiệm để áp dụng chung
cho khu vực và cho toàn quốc.


- Nghiên cứu, ban hành các chính sách có liên quan đến quản lý lũ qt
- Sốt xét các chế độ chính sách có liên quan đến quản lý rừng, đất đai.
- Xây dựng các chính sách có liên quan đến quản lý thiên tai lũ quét.


- Tuyên truyền giáo dục về lũ và lũ quét, huấn luyện tập dượt các phương án phòng chống lũ
Việc giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra có liên quan mật thiết tới sự hiểu biết các đặc điểm
của lũ quét của cộng đồng để phòng tránh và đối phó với lũ quét là rất cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Cơ cấu tổ chức


Phòng chống lụt bão là sự nghiệp của toàn dân, đồng thời là nghĩa vụ của mọi người nên phải
có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp (nhất là chính
quyền các cơ sở). Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh về phòng chống lụt bão, và gần đây Quốc hội
đã thơng qua Luật tài ngun nước trong đó có phần nói về phịng chống lụt bão. Thủ tướng Chính


phủ, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, các Bộ, Ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, huyện
hằng năm đều có chỉ thị đơn đốc cơng tác phịng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Kinh nghiệm
cho thấy nơi nào chính quyền cấp cơ sở có trách nhiệm cao, có kế hoạch và phương án phịng tránh
cụ thể, tích cực thì ở đó vai trị, sức mạnh của quần chúng được phát huy và chủ động khi tình
huống xẩy ra.


<b>DƠNG </b>


Dơng trong khí tượng được hiểu là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do
đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó cũng thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ
dội, thậm chí cả mưa đá, vịi rồng (ở vùng vĩ độ cao có khi cịn có cả tuyết rơi).


Thuật ngữ "dơng" tiếng Anh là "thunderstorm", từ điển khí tượng Trung Quốc dịch là "lôi bạo"
(âm Hán-Việt) nghĩa là sấm dữ dội), cịn trong dân gian ta "dơng" là "trận gió to", khơng hồn tồn
trùng với thuật ngữ "dơng" trong khí tượng.


Người La-mã xưa thì cho rằng dơng sét là những trận chiến giữa thần sấm (Jupiter, còn thần
thoại Hy lạp là thần Zuis) và thần lửa (Vulkan).


Dông được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì hàng năm có nước sét đánh chết hàng nghìn người,
gây ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng nhiều thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị
điện tử.


Dông ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, nhưng vào tháng chính đơng ở khu vực Bắc bộ nước
ta dơng rất ít, có năm gián đoạn đến dịp sang xn. Dơng thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm
nên về mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều hay chiều tối và
được gọi là dông nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sơng hồ trong những tháng nóng ẩm, dơng
có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng
con người.





<b>TỐ, LỐC, VỊI RỒNG </b>


Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm
mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.


Đơi khi có những đám mây kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay
rất thấp và hình thay đổi mau. Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố.
Tố xảy ra khi khơng khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng khơng khí nóng lên đột ngột. Tố thường
xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với
tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng khơng đều nhau, một
khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dịng thăng.
Khơng khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xốy, tương tự như trong cơn bão.
Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.


Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, khơng lan rộng. Về định nghĩa chun ngành thì
đây là hai hiện tượng khác nhau, nhưng khi thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì hai hiện
tượng này thường được thống kê đan xen lẫn lộn. Do vậy hai hiện tượng này tạm ghép thành một
hiện tượng (tố lốc).


Ở Việt Nam số liệu thống kê về vịi rồng rất ít, do vậy cơ sở dữ liệu và bản đồ về hiện tượng
này chưa được xây dựng. Vịi rồng là hiện tượng gió xốy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ,
hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trơng giống như cái
vịi, nhưng từ trên bầu trời thị xuống nên dân ta "tơn kính" gọi là "vịi rồng" (mà khơng gọi là vịi
voi chẳng hạn), chứ thực tế khơng có con rồng nào cả. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo
(rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây
khơng kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhìn từ xa vịi rồng có


thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vịi rồng xuất hiện ở trên đại
dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts). Rất thú vị là khơng
phải chỉ có dân ta "tơn kính" gọi nó là vòi rồng mà cả ở Trung quốc người ta cũng gọi là vòi rồng
(âm Hán-Việt là "lục long quyển"). Cịn tiếng Anh thuật ngữ đó là "Tornado" có nguồn gốc từ
tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xốy" (gió xốy).


Khủng khiếp hơn Tố là Vịi rồng. Một đám mây đen kịt đang trơi rất thấp, chợt từ chân mây
thòi ra chiếc vòi đen khổng lồ từ từ hạ xuống mặt đất. Bụi, cát, đá bị cuốn lên nối với vịi mây, uốn
éo, rít lên những tiếng ghê rợn. Đó là Vịi rồng. Vịi rồng là một xốy khí nhỏ nhưng cực mạnh.
Khi một khối khơng khí nóng, ẩm di chuyển ở dưới một khối khơng khí lạnh khơ thì có khả năng
làm xuất hiện những xốy khí. Nếu xốy khí này có áp suất trung tâm rất thấp nghĩa là vật chất
trong tâm xốy rất lỗng thì khơng khí nóng, ẩm ở phía dưới bị hút lên tạo thành một cái vịi
chuyển động xốy rất mãnh liệt. Đó là nguyên nhân phát sinh vòi rồng. Vòi rồng nuốt chửng
những vật nó gặp trên đường đi, cuốn chúng lên cao, mang đi xa rồi ném trả lại mặt đất ở rải rác
các nơi. Vòi rồng là một luồng gió xốy có sức phá hoại mãnh liệt. Tốc độ gió trong vịi rồng cịn
lớn hơn gió bão, có khi tới hàng trăm mét trong một giây. Vòi rồng phát triển từ một cơn dông,
thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dơng dữ dội là ở đó có thể có vịi rồng,
song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những
đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi khơng khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp
khơng khí nóng ở phía dưới, khơng khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh, thế
nhưng khí vịi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại khơng thấy đối lưu và cũng không thấy sự
khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy ngun nhân vịi rồng con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu
được hết.




Ở nước ta, vòi rồng và tố thường xuất hiện vàc các tháng mùa hè. Năm nào cũng xảy ra hiện
tượng này, song có năm nhiều, năm ít. Ở Bắc Bộ vịi rồng, tố khơng những xảy ra trong các tháng
mùa hè, mà đặc biệt thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4,
tháng 5), mỗi khi có một đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng tới. Ở Nam Bộ số lần xảy ra vịi rồng ít


hơn ở Bắc Bộ và Trung Bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>SƯƠNG MÙ </b>


Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp khơng khí sát mặt
đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương
mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, cịn mây thấp khơng tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất
một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây
thấp. Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như: + Sương
mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió; + Khi
khơng khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ bị lạnh đi nên hình thành sương mù bình
lưu; + Khí khơng khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều thì hơi nước bốc lên gặp
lạnh nhanh chóng ngưng tụ thành sương mù bốc hơi. Ngồi ra cịn sương mù do mưa, sương mù
thung lũng, v.v...


Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong khơng khí, làm giảm tầm nhìn ngang.
Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương
mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ơ nhiễm,...Sương mù
và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường
sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không
nhỏ.


Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa
xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay mơi trường khơng khí càng ngày
càng ơ nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.


<b>SƯƠNG MUỐI </b>


Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt
đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi khơng khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình


thành vào những đêm đơng, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của
quá trình lạnh đi của khơng khí và các vật thể. Nên nhớ rằng nó khơng mặn mà chỉ trắng như
muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh.




Xem ra "màu trắng" của nó đã được thể hiện trong tên gọi sương muối ở nhiều thứ tiếng trên thế
giới, như tiếng Anh "hoar frost", trong đó "hoar" là "trắng như tóc hoa râm"; tiếng Trung là "bạch
sương", bạch là trắng, tiếng Pháp là "gelée blanche", "blanche" là trắng. Có nơi cho rằng có 2 loại
sương muối: "hoar frost" và "rime", nhưng với "rime", khơng khí ẩm ban đầu ngưng kết thành các
hạt nước, sau đó mới bị lạnh đi để trở thành các hạt băng. Sương muối là hiện tượng nguy hiểm
đối với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.




</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

đồng bằng nước ta chỉ có sương giá (khơng phải sương muối), song nó cũng nguy hiểm đối với
một số cây trồng nếu thời gian sương giá kéo dài.


Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta lại thấy những
giọt nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc. Sương móc hình thành
do sự ngưng hơi nước trên các vật ở gần sát mặt đất khi nhiệt độ các vật này giảm xuống dưới
điểm sương của khơng khí. Trời quang, gió lặng chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
sương móc.


Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống 0oC hay thấp hơn, hơi nước sẽ ngưng kết thành thể rắn,
xốp, có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối cũng là một loại thời tiết nguy
hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây trồng. Ở nước ta, hiện tượng sương muối thường
xẩy ra trong các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nơi hàng năm xuất
hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, một số nơi trung du tỉnh Vĩnh Phúc, Hà
Bắc, Hịa Bình cũng có hiện tượng này. Thậm chí vùng núi Thanh Hóa và Tây Nghệ An (Nghệ


Tĩnh) cũng có năm xuất hiện sương muối (như tháng 12 năm 1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở
vào đến Nam Bộ hầu như khơng có hiện tượng sương muối.


<b>GÍO KHƠ NĨNG </b>


Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió
thổi lên (anabatic wind), khơng khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên trút bớt ẩm nhưng cũng thu
thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt
độ của nó tăng dần lên do q trình khơng khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió
trở nên khơ và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km,
nhiệt độ khơng khí bên kia núi là 10o<sub>C, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18</sub>o<sub>C, theo </sub>


Nicholas M. Short, NASA).


Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ
gió khơ và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây
nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam
ta gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khơ nóng (gió có thể lệch tây). Gió khơ nóng
cũng là loại thời tiết nguy hiểm.


Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (dãy núi cao chẳng hạn) bị biến đổi tính chất,
trở nên khơ nóng hơn, và biến thành gió “phơn”. Q trình biến đổi tính chất như trên của gió gọi
là q trình “phơn”.


Vật chướng ngại càng cao thì quá trình “phơn” càng mạnh, ở mỗi miền trên thế giới, gió “phơn”
có tên gọi khác nhau (gió Lào ở Việt Nam, gió Chi-nuc ở Mỹ và Canada, gió Xanta Ana ở


Califoocnia…)


Ở nước ta những nơi nào có gió “phơn” thổi?



Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp đều biến thành gió
“phơn” cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<i> Nguồn gốc của gió Lào là gì?</i>


Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa mùa hè, mà thực chất là khối khí Ben-gan. Sau khi thổi
qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn, khơng khí
bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía
Tây của dãy núi. Khi gió thổi sang bên sườn núi phía Việt Nam, gió trở nên khơ và nóng, tức là
“gió Lào”.


Nhưng động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miền Hoa nam, có
khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ. Vùng áp thấp có tác dụng “gọi gió” hay “hút
gió” vượt qua dẫy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu thì gió Lào càng thổi mạnh, và có
trường hợp tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùng Việt Bắc.


Trước khi gió Lào thổi thường có triệu chứng gì báo trước?


Trước khi gió Lào thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có
một vài vệt mây li ti. Chân trời phía Tây thường có mù khơ màu vàng da cam, khí quyển rất trong
có thể nhìn thấy một thứ nóng làm cho da mặt hầm hập như trong cơn sốt nhẹ. Tiết trời rất khô. Đó
là bối cảnh báo trước sau một thời gian ngắn sẽ có gió Lào.


Đồng thời, nếu theo dõi diễn biến của các yếu tố khí tượng sẽ thấy như sau:


- Gió đổi hướng, yếu dần, rồi quay ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ có vùng áp thấp đang
ngự trị.


- Khí áp liên tục giảm xuống, khi nào mức giảm lớn nhất thì gió Lào sẽ thổi mạnh nhất.


- Tầm nhìn xa rất tốt.


Mùa gió Lào xảy ra vào thời gian nào?


Theo quy luật, ở miền Trung bộ, mùa gió Lào thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần
tháng 9, trong đó gió Lào thổi nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7, mỗi tháng trung bình có 7-10
ngày, trong đó 2-4 ngày gió Lào thổi mạnh. Gió Lào thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn từ 2 đến
3 ngày, có đợt từ 10 đến 15 ngày, có đợt kéo dài tới 20-21 ngày.


Gió Lào là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung Bộ Việt Nam. Gió Lào thổi theo
hướng Tây nam. Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sang cho đến chiều tối,
thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Có khi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày
đêm, có đợt kéo dài trong 10 ngày đêm liền. Khi có gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày
thường vượt quá 37o<sub>C và độ ẩm nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%. Gió tây thổi từ tây </sub>


qua đơng dãy Trường Sơn gây ra gió khơ nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung nước ta, thường xảy
ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày. Thời tiết trong những
ngày này rất khơ, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43o<sub>C, bầu trời không </sub>


một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn
kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng có gió
khơ nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hố hiện tượng gió khơ nóng
các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35o<sub>C, độ ẩm <= 55% được xem là </sub>


ngày có gió khơ nóng.


<b>GIĨ MÙA, KHƠNG KHÍ LẠNH </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

đơng bắc". Khối khơng khí lạnh này có nguồn gốc cực đới, tràn qua lục địa Châu Á dưới dạng front
lạnh, xuống đến nước ta trong nhiều trường hợp khơng cịn thể hiện rõ tính chất điển hình của một


front lạnh nên ta gọi chung là "khơng khí lạnh".


Khi khơng khí lạnh tràn về, đẩy khơng khí nóng chuyển động lên cao, tạo thành một dải chuyển
tiếp, người ta vẽ một đường phân cách giữa 2 khối không khí, khác nhau cơ bản về nhiệt độ và độ
ẩm, được gọi là front lạnh (thuật ngữ này do Bjerknes (người Na-uy) đưa ra lần đầu vào lúc chiến
tranh thế giới I đang đi đến hồi kết nên ông "lấy hứng" đặt là "front" (mặt trận) và được giữ nguyên
trong mọi thứ tiếng).


Gió mùa đơng bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngồi khơi vịnh
Bắc bộ gió có thể mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tầu thuyền, đất liền gió cấp 4 - 5, có thể làm
hư hại nhà cửa, cây cối, các cơng trình đang thi cơng trên cao, ...Đặc biệt những đợt mạnh còn gây
ra mưa to, gió lớn, thậm chí dơng, tố lốc, có khi cả mưa đá. Vào những tháng chính đơng (tháng 12,
tháng 1), đêm về trời quang mây, gây ra sương muối, băng giá, thậm chí có năm cả tuyết rơi trên
vùng núi cao; nếu kéo dài còn gây rét đậm, rét hại không những đối với cây trồng, gia súc mà cả
con người. Ở ta khơng khí lạnh thường từ tháng 9 -10 đến tháng 5 - 6 năm sau, nhưng mạnh nhất
vào các tháng chính đơng, ảnh hưởng trực tiếp là khu vực phía bắc, từ đèo Ngang trở ra, ít khi đến
nam Trung bộ.


<b>DIỄN GIẢI MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN</b>


Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) là một cơ quan chuyên nghiệp thuộc Liên hợp quốc,
được thành lập để phối hợp, chuẩn hoá và cải thiện những hoạt động khí tượng trên thế giới và
khuyến khích trao đổi hữu hiệu thơng tin số liệu khí tượng giữa các nước vì lợi ích khác nhau của
nhân loại.


Ngày 23-3-1950 WMO được thành lập trên cơ sở kế thừa Tổ chức Khí tượng Quốc tế (IMO),
được thành llập năm 1873, khi cịn chưa có Tổ chức Liên hợp quốc. Từ đó nó trở thành cơ quan
chuyên nghiệp của Liên hợp quốc về Khí tượng (thời tiết và khí hậu), thuỷ văn nghiệp vụ và các
khoa học địa vật lý có liên quan. Ngày 23 tháng 3 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm Ngày Khí


tượng Thế giới.


Từ khi thành lập, WMO đã đóng vai trị tích cực có một khơng hai, góp phần bảo vệ sự bình yên
của nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của WMO và trong khuôn khổ các chương trình của WMO, các Cơ
quan Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã có những đóng góp căn bản trong việc phịng chống thiên
tai, bảo vệ tính mạng và tài sản cho dân, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội thuộc tất cả
các lĩnh vực hoạt động của xã hội lồi người. Nó là tổ chức duy nhất trong hệ thống tổ chức của
Liên hợp quốc thực hiện tự do (không mất tiền) và không hạn chế việc trao đổi thông tin số liệu,
sản phẩm và dịch vụ theo chế độ thời gian thực hoặc gần thời gian thực. Chính vì vậy mà từ một tổ
chức lúc đầu chỉ có mươi thành viên, đến nay WMO đã có 187 thành viên là quốc gia hoặc lãnh thổ
ở khắp các châu lục.




</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Các hiện tượng khí tượng là những hiện tượng thời tiết có thể quan trắc được và được làm sáng
tỏ hay giải thích bằng khoa học khí tượng, như mưa, gió, sấm, chớp, dơng, tố, bão, tuyết,.. Trong
đó có những hiện tượng thời tiết nguy hiểm và đặc biệt nghuy hiểm đến mức thảm hoạ, mà theo
WMO có tới 70% thiên tai (các thảm hoạ tự nhiên) bắt nguồn từ các hiện tượng Khí tượng thuỷ
văn.


Tiêu điểm của khoa học Khí tượng là nghiên cứu dự báo được các q trình khí quyển, các hiện
tượng thời tiết và khí hậu với thời hạn dự báo khác nhau.


Các lĩnh vực khác nhau của Khí tượng bao gồm khí tượng nơng nghiệp, khí tượng cao khơng,
khí tượng biển, khí tượng học thiên thể, khí tượng hàng khơng, khí tượng động lực, khí tượng-thuỷ
văn, khí tượng nghiệp vụ, khí tượng sy-nơp, khí tượng ứng dụng...




Thuỷ văn (hay Thuỷ văn học, Hydrology có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Yδρoλoγια" có nghĩa


là khoa học về nước) là khoa học nghiên cứu về tính chất, sự chuyển động và phân bố của nước
(thể lỏng và thể rắn) trong tồn bộ Trái đất. Nó có quan hệ tương tác về vật lý và hoá học của nước
với phần còn lại của Trái đất và quan hệ của nó với sự sống của Trái đất, và như vậy nó bao gồm cả
chu trình thuỷ văn và tài nguyên nước.


Các lĩnh vực thuỷ văn bao gồm thuỷ văn-khí tượng, thuỷ văn bề mặt, thuỷ văn địa chất, vì ở đó
nước đóng vai trị trung tâm. Nó khơng bao gồm khí tượng học và hải dương học, vì ở đó nước chỉ
là một trong nhiều mặt quan trọng. (Cần nói thêm rằng tuỳ quá trình phát triển ở từng quốc gia mà
từ một lĩnh vực được tách ra thành 1 ngành riêng biệt, nên khái niệm lĩnh vực khơng có nghĩa tuyệt
đối).




Do có sự giao nhau giữa khí tượng và thuỷ văn nên có lĩnh vực Khí tượng-thuỷ văn và Thuỷ
văn-khí tượng (Hydrometeorology, tiếng anh chỉ là 1 từ, nhưng người biên soạn đã dịch đảo tính từ
để phân biệt) là một khoa học liên ngành bao gồm việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ qua lại
giữa các pha của nước trong khí quyển và đất khi nó chuyển qua chu trình thuỷ văn. Cũng từ đó mà
có thuật ngũa "nhà thuỷ văn-khí tượng" (hydrometeorologist) là người có kiến thức thuộc cả 2 lĩnh
vực khí tượng và thuỷ văn, có khả năng nghiên cứu và giải các bài tốn thuỷ văn mà ở đó khí tượng
chỉ là 1 nhân tố.






El Nino là hiện tượng nhiệt độ nước biển ấm lên bất thường ở ngoài khơi bờ biển Nam Châu Mỹ
(Peru và Ecuador), phía Thái Bình Dương, thường kéo theo mưa lớn ở vùng bờ biển Peru và Chile.
La Nina là hiện tượng nhiệt độ nước biển lạnh đi khác thường ở ngồi khơi bờ biển nói trên.
Hiệu ứng của La Nina thường ngược lại với El Nino.



Theo tiếng Tây Ban Nha, "La Niủa" nghĩa là "cô bé", "El Niủo" là "cậu bé", do những người
đánh cá địa phương đặt, ý ám chỉ "Chúa Hài đồng" vì nó thường xuất hiện vào dịp lễ Giáng sinh. El
Nino thường xảy ra 3 đến 5 năm một lần, cịn La Nina thì tần suất ít hơn. Trong thời gian diễn ra
hiện tượng El Nino và La Nina, những phần Thái bình dương ấm gây ra sự thay đổi thời tiết khắp
nơi trên thế giới. Hiệu ứng của chúng gây ra sự thay đổi về nhiệt độ và mưa xa đến tận Hoa kỳ và
Úc. Song hiệu ứng của chúng đối với mỗi vùng mỗi khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>




<i><b> Bão</b></i>


Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình
Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục (đọc thêm Ghi chú phía dưới) từ 64
hải lý (gió cấp 12 ở ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h).


Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây Dương,
Đơng bắc Thái Bình Dương và Đơng nam Thái Bình Dương (phía đơng 160oE) gọi bão là
"hurricanes", Trung quốc dịch là "cụ phong" là gió bão.


Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia XTNĐ ra 5 giai đoạn theo Vmax: 1) Vùng
áp thấp (low pressure area-L): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm
khơng thể xác định được; 2) Áp thấp nhiệt đới, viết tắt là ATNĐ (tropical depression -TD): vị trí
trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax <34 kt; 3) Bão tố nhiệt đới (Tropical storm - TS):
Vmax >= 34-47 kt ("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "dông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây
tạm dịch là "bão tố"); 4) Bão tố nhiệt đới mạnh (severe TS-STS): Vmax >= 48-63 kt; 5) Bão


(Typhoon -TY): Vmax >= 64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).
Ở ta, "Quy chế báo bão, lũ" dùng cấp gió Bơ-pho để dự báo Vmax và kèm theo cấp gío giật, quy
định tương tự như trên cho Biển Đông, trừ vùng áp thấp, gồm 1) ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7


(39-61km/h), có thể (có lúc) có gió giật cấp 8-9; 2) Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9
(62-88km/h), có thể (có lúc) có gió giật trên cấp 10-11; 3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11
(89-117km/h), có thể (có lúc) có gió giật trên cấp 12 hoặc trên cấp 12; 4) Bão rất mạnh: XTNĐ có
Vmax cấp 12 trở lên (>= 118km/h).


Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tầu thuyền, làm đổ
nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm hoạ. Ở nước ta mùa bão hàng
năm vào tháng 6 - 11, nhiều nhất vào tháng 7 - 10. Theo số liệu lịch sử thì chưa thấy bão đổ bộ vào
nước ta vào tháng 2.




Ghi chú: (1) Gió cực đại duy trì liên tục (hay ổn định) được quy định khác nhau như: Tổ chức
Khí tượng Thế giới (WMO) lấy thời gian duy trì liên tục trong 10 phút, Cơ quan thời tiết Hoa kỳ
lấy 1 phút (nhưng riêng Trung tâm dự báo đại dương - Ocean Prediction Center lại lấy 10 phút),
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, lấy 2 phút, Phịng Khí tượng Úc lấy tốc
độ gió giật mạnh nhất chứ khơng lấy gió cực đại duy trì liên tục. Qua nhiều hội nghi các chuyên gia
WMO đã đề xuất xác định các hệ số chuyển đổi vào 2004. Các tác giả Mỹ cho biết rằng do sự khác
nhau về thời gian lấy trung bình mà cường độ báo bão của các nước khác thấp hơn của Mỹ 12%.
Quy chế báo bão của Việt Nam dùng thuật ngữ "gió mạnh nhất" (tức gió cực đại) và "có thể có gió
giật", mà khơng dùng thuật ngữ "duy trì liên tục" (sustained), nên phải hiểu đó là gió mạnh nhất
được quan trắc theo quy phạm quan trắc bề mặt.







<b> Mưa lớn</b>



Hiện tượng mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới
hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng sẽ càng nguy
hiểm hơn gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.




</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo mưa trong mạng lưới KTTV mà phân định các cấp
mưa khác nhau.


Mưa lớn được chia làm 3 cấp:


- Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h.
- Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h.
- Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h.


Ngày có mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày
hôm sau) đạt cấp mưa vừa trở lên.


Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h bắt đầu có những
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.





<b> Mưa đá</b>


Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau
do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dơng gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm,
thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu khơng cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi
xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả


một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.


Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức
tàn phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xốy gây ra.


Ngồi gió rất mạnh ra thì bản thân những hịn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối,
thậm chí chết người. Vì vậy mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.


Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng
bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở nước ta mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa
hè. Riêng ở vùng núi phía bắc nước ta, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều
nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về
nhanh.


Khi chưa nhận được tin dự báo mưa đá bạn đọc vẫn có thể qua hiểu biết mà tự phịng tránh: Nếu
thấy trời nổi dơng gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi
dơng gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu
tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ khơng khí như lạnh đi, có thể mưa đá đã kéo
đến. Hãy cùng nhau chiêm nghiệm, rất lợi ích và thú vị!.






Dông trong Khí tượng được hiểu là hiện tượng


khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó
cũng thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vịi rồng (ở vùng vĩ
độ cao có khi cịn có cả tuyết rơi).



Thuật ngữ "dơng" tiếng Anh là "thunderstorm", từ điển khí tượng Trung quốc dịch là "lôi bạo"
(âm Hán-Việt) nghĩa là sấm dữ dội), cịn trong dân gian ta "dơng" là "trận gió to", khơng hồn tồn
trùng với thuật ngữ "dơng" trong khí tượng. Người La-mã xưa thì cho rằng dơng sét là những trận
chiến giữa thần sấm (Jupiter, còn thần thoại Hy lạp là thần Zuis) và thần lửa (Vulkan).


Dông được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì hàng năm có nước sét đánh chết hàng nghìn người,
gây ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng nhiều thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị
điện tử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

nên về mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều hay chiều tối và
được gọi là dông nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sơng hồ trong những tháng nóng ẩm, dơng
có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng
con người.





<b> Tố, lốc, vòi rồng</b>


Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ khơng khí giảm
mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá. Đơi khi có những đám mây
kỳ lạ bỗng xuất hiện. Chân mây tối thẫm, bề ngoài tơi tả, mây bay rất thấp và hình thay đổi mau.
Đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là Tố. Tố xảy ra khi khơng khí lạnh
tràn vào vùng nóng và nâng khơng khí nóng lên đột ngột. Tố thường xảy ra trong một thời gian
ngắn chừng vài phút. Vùng Tố là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Tố
rất nguy hiểm và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước được.




Lốc là những xốy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xốy là


những xốy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về
cơ bản là không thể dự báo được. Ngun nhân sinh gió lốc là những dịng khí nóng bốc lên cao
một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè nóng nực, mặt đất bị đốt nóng khơng đều nhau, một
khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dịng thăng.
Khơng khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xốy, tương tự như trong cơn bão.
Tốc độ gió của lốc tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.




Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Về định nghĩa chuyên ngành thì
đây là hai hiện tượng khác nhau, nhưng khi thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì hai hiện
tượng này thường được thống kê đan xen lẫn lộn. Do vậy hai hiện tượng này tạm ghép thành một
hiện tượng (tố lốc).




Ở Việt Nam số liệu thống kê về vòi rồng rất ít, do vậy cơ sở dữ liệu và bản đồ về hiện tượng này
chưa được xây dựng. Vòi rồng là hiện tượng gió xốy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ
bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trơng giống như cái vịi,
nhưng từ trên bầu trời thị xuống nên dân ta "tơn kính" gọi là "vịi rồng" (mà khơng gọi là vịi voi
chẳng hạn), chứ thực tế khơng có con rồng nào cả. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi
ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không
kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Nhìn từ xa vịi rồng có thể có
màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Vịi rồng xuất hiện ở trên đại dương
thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts). Rất thú vị là không phải chỉ có
dân ta "tơn kính" gọi nó là vịi rồng mà cả ở Trung quốc người ta cũng gọi là vòi rồng (âm
Hán-Việt là "lục long quyển"). Còn tiếng Anh thuật ngữ đó là "Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban
Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xốy" (gió xốy).





</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

động xốy rất mãnh liệt. Đó là nguyên nhân phát sinh vòi rồng. Vòi rồng nuốt chửng những vật nó
gặp trên đường đi, cuốn chúng lên cao, mang đi xa rồi ném trả lại mặt đất ở rải rác các nơi. Vòi
rồng là một luồng gió xốy có sức phá hoại mãnh liệt. Tốc độ gió trong vịi rồng cịn lớn hơn gió
bão, có khi tới hàng trăm mét trong một giây. Vòi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ
dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dơng dữ dội là ở đó có thể có vịi rồng, song cũng may
là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ
một cơn bão. Người ta cho rằng khi khơng khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp khơng khí nóng ở phía
dưới, khơng khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh, thế nhưng khí vịi rồng xảy ra
trên mặt nước thì thường lại khơng thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các
lớp. Vì vậy ngun nhân vịi rồng con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.




Ở nước ta, vòi rồng và tố thường xuất hiện vàc các tháng mùa hè. Năm nào cũng xảy ra hiện
tượng này, song có năm nhiều, năm ít. Ở Bắc Bộ vịi rồng, tố khơng những xảy ra trong các tháng
mùa hè, mà đặc biệt thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4,
tháng 5), mỗi khi có một đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng tới. Ở Nam Bộ số lần xảy ra vịi rồng ít hơn
ở Bắc Bộ và Trung Bộ.





<b> Sương mù</b>


Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp khơng khí sát mặt
đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương
mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, cịn mây thấp khơng tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất
một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây
thấp. Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như: + Sương


mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió; + Khi
khơng khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ bị lạnh đi nên hình thành sương mù bình
lưu; + Khí khơng khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều thì hơi nước bốc lên gặp
lạnh nhanh chóng ngưng tụ thành sương mù bốc hơi. Ngồi ra cịn sương mù do mưa, sương mù
thung lũng, v.v...


Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong khơng khí, làm giảm tầm nhìn ngang.
Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương
mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm,...Sương mù
và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường
sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không
nhỏ.


Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa
xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đơng. Ngày nay mơi trường khơng khí càng ngày
càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.





<b> Sương muối</b>


Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên
mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi khơng khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình
thành vào những đêm đơng, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của
quá trình lạnh đi của khơng khí và các vật thể. Nên nhớ rằng nó khơng mặn mà chỉ trắng như muối,
gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

thế giới, như tiếng Anh "hoar frost", trong đó "hoar" là "trắng như tóc hoa râm"; tiếng Trung là
"bạch sương", bạch là trắng, tiếng Pháp là "gelée blanche", "blanche" là trắng. Có nơi cho rằng có 2


loại sương muối: "hoar frost" và "rime", nhưng với "rime", khơng khí ẩm ban đầu ngưng kết thành
các hạt nước, sau đó mới bị lạnh đi để trở thành các hạt băng. Sương muối là hiện tượng nguy hiểm
đối với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.


Ở nước ta sau khi khơng khí lạnh về, vùng núi Bắc bộ nằm sâu trong khơng khí lạnh, đêm trời
quang mây, lặng gió, khơng khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ khơng
khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ khơng
khí <= 4oC (trong lều khí tượng ở độ cao 2m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt
đất đã có thể xấp xỉ 0 oC, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối. Các vùng đồng
bằng nước ta chỉ có sương giá (khơng phải sương muối), song nó cũng nguy hiểm đối với một số
cây trồng nếu thời gian sương giá kéo dài.


Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta lại thấy những giọt
nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc. Sương móc hình thành do
sự ngưng hơi nước trên các vật ở gần sát mặt đất khi nhiệt độ các vật này giảm xuống dưới điểm
sương của khơng khí. Trời quang, gió lặng chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sương
móc.


Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống 0oC hay thấp hơn, hơi nước sẽ ngưng kết thành thể rắn, xốp,
có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối cũng là một loại thời tiết nguy hiểm vì
nhiệt độ q lạnh của nó làm chết cây trồng. Ở nước ta, hiện tượng sương muối thường xẩy ra trong
các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nơi hàng năm xuất hiện sương
muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, một số nơi trung du tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Bắc, Hịa
Bình cũng có hiện tượng này. Thậm chí vùng núi Thanh Hóa và Tây Nghệ An (Nghệ Tĩnh) cũng có
năm xuất hiện sương muối (như tháng 12 năm 1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở vào đến Nam
Bộ hầu như khơng có hiện tượng sương muối.






Khơng khí lạnh


Khơng khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối khơng khí rất lạnh từ lục địa Châu Á di chuyển
xuống khu vực nước ta, nơi đang có khối khơng khí ấm, gây ra gió đơng bắc mạnh trời trở rét và
thời tiết xấu, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ gió mùa mùa đơng nên cịn gọi là "gió mùa đơng
bắc". Khối khơng khí lạnh này có nguồn gốc cực đới, tràn qua lục địa Châu Á dưới dạng front lạnh,
xuống đến nước ta trong nhiều trường hợp khơng cịn thể hiện rõ tính chất điển hình của một front
lạnh nên ta gọi chung là "khơng khí lạnh".


Khi khơng khí lạnh tràn về, đẩy khơng khí nóng chuyển động lên cao, tạo thành một dải chuyển
tiếp, người ta vẽ một đường phân cách giữa 2 khối không khí, khác nhau cơ bản về nhiệt độ và độ
ẩm, được gọi là front lạnh (thuật ngữ này do Bjerknes (người Na-uy) đưa ra lần đầu vào lúc chiến
tranh thế giới I đang đi đến hồi kết nên ông "lấy hứng" đặt là "front" (mặt trận) và được giữ nguyên
trong mọi thứ tiếng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

nam Trung bộ.





<b> Hạn</b>


Hạn là hiện tượng thời tiết khơ khơng bình thường ở một khu vực do trong một thời gian dài
khơng có mưa hay mưa không đáng kể. Song hạn không phải là hiện tượng thuần tuý vật lý, mà có
sự tác động qua lại giữa nước tự nhiên với nhu cầu sử dụng nước của con người, vì thế định nghĩa
chính xác về hạn là vấn đề phức tạp do phải cân nhắc rất nhiều mặt trong sự tương tác đó.


Nói chung người ta chấp nhận 3 định nghĩa sau đây về hạn: 1) Hạn khí tượng: là một thời kỳ
dài mưa ít hơn trung bình nhiều năm; 2) Hạn nông nghiệp: là hạn khi mà thiếu độ ẩm đối với một
thời vụ hay thời kỳ sản xuất trung bình. Điều này xảy ra ngay cả khi mưa ở mức trung bình, nhưng


lại do điều kiện đất hay kỹ thuật canh tác đòi hỏi tăng lên; 3) Hạn thuỷ văn: là khi nước dự trữ có
thể dùng được trong các nguồn như tầng ngầm, sơng ngịi, hồ chứa tụt xuống mức thấp hơn trung
bình thống kê. Điều này cũng có thể xảy ra ngay cả khi mưa trung bình, nhưng sử dụng nước tăng
lên, làm thu hẹp mức dự trữ nước.


Về thuật ngữ thì nói "hạn" hay "hạn hán"? Tiếng Trung là "can hạn" hay "hạn" (âm Hán-Việt)
nghĩa là "khô hạn" hay "hạn". Như vậy thuật ngữ "hạn" tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, nên nói
"hạn" hay "hạn hán" đều như nhau.


Hạn là hiện tượng có hại, có khi dẫn đến thảm hoạ như đã từng xảy ra ở một số nước Châu Phi.
Ở nước ta hạn xảy ra ở cả 3 miền, nhưng miền trung hạn nặng nhất, nhiều vùng đang có nguy cơ sa
mạc hố. Hãy bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên nước hợp lý !





<b> Gió khơ nóng</b>


Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió thổi
lên (anabatic wind), khơng khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm
nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ
của nó tăng dần lên do q trình khơng khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở
nên khơ và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km,
nhiệt độ khơng khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo
Nicholas M. Short, NASA).


Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ
gió khơ và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây
nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam
ta gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khơ nóng (gió có thể lệch tây). Gió khơ nóng


cũng là loại thời tiết nguy hiểm.


Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (dãy núi cao chẳng hạn) bị biến đổi tính chất,
trở nên khơ nóng hơn, và biến thành gió “phơn”. Q trình biến đổi tính chất như trên của gió gọi
là q trình “phơn”.


Vật chướng ngại càng cao thì quá trình “phơn” càng mạnh, ở mỗi miền trên thế giới, gió “phơn”
có tên gọi khác nhau (gió Lào ở Việt Nam, gió Chi-nuc ở Mỹ và Canada, gió Xanta Ana ở


Califoocnia…)


Ở nước ta những nơi nào có gió “phơn” thổi?


Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp đều biến thanh gió
“phơn” cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

quy hồ ở vùng Sapa. Nhưng điển hình nhất là gió Lào thổi trong một vùng rộng lớn về mùa hè từ
Nghệ An đến cực Nam Trung bộ.


<b> Nguồn gốc của gió Lào là gì?</b>


Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa mùa hè, mà thực chất là khối khí Ben-gan. Sau khi thổi
qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn, khơng khí
bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía
Tây của dãy núi. Khi gió thổi sang bên sườn núi phía Việt Nam, gió trở nên khơ và nóng, tức là
“gió Lào”.


Nhưng động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miền Hoa nam, có
khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ. Vùng áp thấp có tác dụng “gọi gió” hay “hút
gió” vượt qua dẫy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu thì gió Lào càng thổi mạnh, và có


trường hợp tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùng Việt Bắc.


Trước khi gió Lào thổi thường có triệu chứng gì báo trước?


Trước khi gió Lào thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có
một vài vệt mây li ti. Chân trời phía Tây thường có mù khơ màu vàng da cam, khí quyển rất trong
có thể nhìn thấy một thứ nóng làm cho da mặt hầm hập như trong cơn sốt nhẹ. Tiết trời rất khơ. Đó
là bối cảnh báo trước sau một thời gian ngắn sẽ có gió Lào.


Đồng thời, nếu theo dõi diễn biến của các yếu tố khí tượng sẽ thấy như sau:


- Gió đổi hướng, yếu dần, rồi quay ngược chiều kim đồng hồ, chứng tỏ có vùng áp thấp đang
ngự trị.


- Khí áp liên tục giảm xuống, khi nào mức giảm lớn nhất thì gió Lào sẽ thổi mạnh nhất.
- Tầm nhìn xa rất tốt.


<b> Mùa gió Lào xảy ra vào thời gian nào?</b>


Theo quy luật, ở miền Trung bộ, mùa gió Lào thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần
tháng 9, trong đó gió Lào thổi nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7, mỗi tháng trung bình có 7-10
ngày, trong đó 2-4 ngày gió Lào thổi mạnh. Gió Lào thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn từ 2 đến
3 ngày, có đợt từ 10 đến 15 ngày, có đợt kéo dài tới 20-21 ngày.


Gió Lào là một dạng thời tiết đặc biệt về mùa hè ở Trung Bộ Việt Nam. Gió Lào thổi theo
hướng Tây nam. Trong một ngày, gió Lào thường bắt đầu thổi từ 8-9 giờ sang cho đến chiều tối,
thổi mạnh nhất từ khoảng gần giữa trưa đến xế chiều. Có khi gió Lào thổi liên tục suốt cả ngày
đêm, có đợt kéo dài trong 10 ngày đêm liền. Khi có gió Lào thổi, nhiệt độ cao nhất trong ngày
thường vượt quá 37oC và độ ẩm nhất trong ngày thường giảm xuống dưới 50%. Gió tây thổi từ tây
qua đơng dãy Trường Sơn gây ra gió khơ nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung nước ta, thường xảy


ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày. Thời tiết trong những
ngày này rất khơ, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43oC, bầu trời khơng
một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô, ao hồ cạn
kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng có gió
khơ nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hố hiện tượng gió khơ nóng
các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35oC, độ ẩm <= 55% được xem là
ngày có gió khơ nóng.





<b> Lũ lớn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê), chảy vào những chỗ
trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng. Lũ lớn và đặc biệt lớn nhiều khi gây ra những thiệt hại
to lớn về người và của cải. Cha ông ta đã xếp lũ, lụt là một trong những loại thiên tai nguy hiểm
nhất.


Nước lũ do mưa (hay băng, tuyết ở những nước vùng vĩ độ cao) sinh ra nên mùa lũ thường đi
đôi với mùa mưa. Mùa lũ ở Bắc bộ từ tháng 5-6 đến tháng 9-10, Bắc Trung bộ từ tháng 6-7 đến
tháng 10-11, Trung và Nam Trung bộ: tháng 10-12, Tây nguyên: tháng 6-12, Nam bộ: tháng 7-12.
Tuy vậy đầu mùa mưa cũng có thể có lũ sớm, như lũ "tiểu mãn", thường xảy ra vào "tiết tiểu mãn"
(tháng 5) hàng năm ở vùng núi phía bắc nước ta. Song mùa lũ hàng năm cũng biến động cùng với
mùa mưa, thậm chí sớm muộn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm.


Ở sơng Hồng đã xẩy ra hai trận lũ đặc biệt lớn vào tháng 8 năm 1945 và tháng 8 năm 1971, đã
gây ra vỡ đê nhiều nơi. Trận lũ năm 1971 là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua ở sơng Hồng.
Ngồi ra, cịn có các trận lũ lớn xẩy ra vào các năm: 1913, 1915, 1917, 1926, 1964, 1968, 1969,
1970, 1986, 1996, 2002...



Ở đồng bằng sông Cửu Long đã xẩy ra một số trận lũ lớn vào các năm: 1961, 1966, 1978, 1984,
1991, 1994, 1996, 2000, 2001…


Ở miền Trung những trận lũ lụt lớn đã xẩy ra vào các năm: 1964, 1980, 1983, 1990, 1996, 1998,
1999, 2001, 2003…


Một số biện pháp phòng chống lũ lụt lớn: trong phòng chống lũ, lụt nhằm giảm nhẹ thiệt hại
người ta quy thành hai biện pháp, gồm: biện pháp công trình và biện pháp khơng cơng trình. Biện
pháp cơng trình là nhằm thay đổi đặc tính của thiên tai như xây dựng các hồ chứa để điều tiết lũ,
xây dựng các hệ thống đê ngăn lũ tràn vào đồng bằng, tu bổ bảo vệ đê điều, giải pháp phân, chậm
lũ…. Biện pháp khơng cơng trình là nhằm thay đổi tác động của thiên tai như trồng và bảo vệ rừng
đầu nguồn để giảm thấp cường độ lũ lụt, xây nhà ở có khả năng chịu được nước lụt (chung sống
với lũ)…





<b> Lũ quét</b>


Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài, còn lũ quét là một hiện
tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt,
mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị
tích luỹ bởi các trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật
chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể qt
theo dịng chảy thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ. Lũ quét xảy
ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ. Tiếng Anh lũ là flood, lũ quét là flash flood (flash
là vụt hiện rồi tắt), tiếng Trung Quốc lũ là "hồng thuỷ", nghĩa là "nước lớn".


Lũ lụt là hiện tương thuỷ văn đặc biệt nguy hiểm, nhất là lũ quét. Trong một số trường hợp nó có sức tàn
phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai châu (cũ) đã xoá sổ


cả bản Mường Lay và khu vực thị xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao xen kẽ với
thung lũng và sông suối thấp.


Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại: + Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu
vực tự nhiên (hầu như chưa có tác động của con người); + Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu
tác động mạnh của các hoạt động kinh tế của con người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái lưu
vực (thay đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy, lượng trữ hay các đặc tính lưu vực…); + Lũ gây ra do tháo, vỡ
thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước, các đập băng...


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

thực vật bị tàn phá… ở những nơi này, khi xẩy ra mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn thì dễ xảy ra
lũ quét. Lũ quét thường xẩy ra vào mùa lũ lớn như đã nói ở mục "Lũ lớn".


<b>BÃO CĨ CẤU TRÚC NHƯ THẾ NÀO? </b>


Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngồi, mắt bão nằm ở chính giữa và
thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.


<b>BÃO CÓ CẤU TRÚC NHƯ THẾ NÀO?</b>


<b> Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngồi, mắt bão nằm ở chính giữa và </b>
<b>thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.</b>


Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0 – 3km) khơng khí nóng
ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động
thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngựơc lại. Ở chính giữa
trung tâm của cơn bão khơng khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.


<i>Có thể mơ phỏng sơ bộ cấu trúc các trường khí tượng trong bão như sau:</i>


Tham gia chuyển động xoay trong bão là một khối khơng khí khổng lồ có phạm vi ngang khoảng


200 – 1000km, phạm vi thẳng đứng lên đến lớp đỉnh tầng đối lưu (10 – 12km).


Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão.


Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão
khoảng vài trục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng khơng. Khi qua
khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất
ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu):


Cấu trúc mây bão chủ yếu là hệ thống mây đối lưu, dòng thăng tập trung ở dải mây này, tốc độ
dòng thăng trong bão rất lớn và có thể lên cao đến 10km, tạo thành cột khơng khí chuyển động
xốy rất mạnh và hình thành khối mây bão khổng lồ. Đến một độ cao nào đó dịng khơng khí thổi
ngang từ thành mắt bão ra xung quanh tạo nên những màn mây mỏng toả ra rất xa ngoài vùng
bão. Xung quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn
(Thành mắt bão).


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>VÌ SAO BÃO CĨ TÊN VÀ CHÚNG ĐƯỢC ĐẶT TÊN NHƯ THẾ NÀO? </b>


<b>VÌ SAO BÃO CĨ TÊN VÀ CHÚNG ĐƯỢC ĐẶT TÊN NHƯ THẾ NÀO?</b>


Các cơn bão có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn, và trên cùng một khu vực, cùng một thời gian
có thể có 2, 3 cơn bão, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy người ta đặt tên cho các cơn bão để
tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.


Trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà Khí tượng Lục quân và Hải Quân Mỹ
đã dùng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão.


Các cơn bão ở đơng bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959 – 1960. Năm


1978 sử dụng cả tên nữ giới và nam giới.


Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các cơn bão nhiệt đới không được đặt tên. Ở tây nam Ấn Độ Dương
bão bắt đầu được đặt tên từ 1960.


Ở vùng Australia và nam Thái Bình Dương, bão bắt đầu được đặt tên (theo tên phụ nữ) từ năm
1964, 10 năm sau đó thì sử dụng cả tên nam giới.


Các cơn bão trên khu vực Tây bắc Thái Bình Dương (Việt Nam trực thuộc khu vực này) được đặt
tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, và đến năm 1979 thì bắt đầu sử dụng cả tên
của Nam giới. Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới
Tokyo thuộc cơ quan khí tượng nhật bản đặt tên.


Từ ngày 1/1/2000 các cơn bão ở Tây bắc Thái Bình dương được đặt tên theo danh sách các tên
mới và rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên của khu vực Châu Á, được lấy từ
14 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của uỷ ban bão của Tổ chức Khí tượng Thế giới. Mỗi
thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.


<i><b>Danh sách các tên mới có hai sự khác biệt với trước đây là:</b></i>
<i><b>Thứ nhất</b></i>


<i><b>: Rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các động </b></i>
<i><b>vật, các loài chim, các lồi cây cỏ và thậm chí tên các món ăn. </b></i>


<i><b>Thứ hai</b></i>


<i><b>: Danh sách tên bão khơng được sắp sếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp sếp theo </b></i>
<i><b>thứ tự chữ cài của tên các nước đóng góp tên.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i><b>(Sử dụng từ ngày 1/1/2000)</b></i>



List I


Damrey, Longwang, Kirogi, Kai-tak, Tembin, Bolaven, Chanchu, Jelawat, Ewiniar,
Bilis, Kaemi, Prapiroon, Maria, Saomai, Bopha, Wukong, Sonamu, Shanshan,
Yagi, Xangsane, Bebinca, Rumbia, Soulik, Cimaron, Chebi, Durian, Utor, Trami


List
II


Kong-rey, Yutu, Toraji, Man-yi, Usagi, Pabuk, Wutip, Sepat, Fitow, Danas, Nari,
Vipa, Francisco, Lekima, Krosa, Haiyan, Podul, Lingling, Kajiki, Faxai, Vamei,
Tapah, Mitag, Hagibis, Noguri, Ramasoon, Chataan, Halong


List
III


Nakri, Fengshen, Kalmaegi, Fung-wong, Kammuri, Phanfone, Vongfong, Rusa,
Sinlaku, Hagupit, Changmi, Megkhla, Higos, Bavi, Maysak, Haishen, Pongsona,
Yanyan, Kujira, Chan-hom, Linfa, Nangka, Soudelor, Imbudo, Koni, Hanuman,
Etau, Vamco


<b>TẠI SAO BÃO XUẤT HIỆN CHỦ YẾU VÀO MÙA HÈ VÀ MÙA THU? </b>


<b>TẠI SAO BÃO XUẤT HIỆN CHỦ YẾU VÀO MÙA HÈ VÀ MÙA THU?</b>


Thời gian chính trong năm có bão hoạt động là vào mùa hè và mùa thu: từ tháng 6 – tháng 10 (ở
Bắc bãn cầu) và tháng 12 – tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu). Bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa
hè và mùa thu vì vào thời gian này có đầy dủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và
phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là 26o<sub>C), Khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận </sub>



lợi cho sự phát triển đối lưu (tức hình thành dơng), và chuyển động xốy qui mơ lớn xảy ra khá
mạnh mẽ (trong rãnh gió mùa hoặc sóng đơng)


Người ta cho rằng bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6
đối vời vùng nhiệt đới Bắc Bán Cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam Bán Cầu), nước
biển cần một thời gian khá dài (nhiều tuần) để đạt được nhiệt độ nớng nhất. Cùng thời gian này
hồn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất (và khá thuận lợi cho sự hình
thành và phát triển bão và áp thấp nhiệt đới). Vào thời gian này, vùng biển nhiệt đới và hồn lưu
khí quyển tương tự với chu trình hàng ngày của nhiệt độ khơng khí bề mặt – nhiệt độ cao nhất
vào khoảng quá trưa, và bức xạ mặt trời lớn nhất vào buổi trưa.


<b>TẠI SAO BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI CĨ THỂ HÌNH THÀNH...? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>CÓ NHIỆT ĐỘ 26 - 27 ĐỘ TRỞ LÊN?</b>


Bão có thể được xem như một cỗ máy, nó cần có khơng khí nóng và ẩm làm nguồn năng lượng.
Khơng khí nóng, ẩm này bị lạnh đi khi bốc lên trong mây đối lưu, trong các dải mưa và trong
thành mắt bão. Hơi nước trong mây ngưng tụ thành các giọt nước, giải phóng ẩn nhiệt, bắt đầu
cho quá trình bốc hơi, ẩn nhiệt được giải phóng này cung cấp năng lượng để hình thành hồn lưu
xốy thuận, mặc dù thực tế bão sử dụng rất ít lượng nhiệt được giải phóng này để giảm khí áp bề
mặt và tăng tốc độ gió.


Vào năm 1948, nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng, bão và áp thấp nhiệt đới chỉ có thể hình
thành và phát triển khi nhiệt độ nước biển đạt ít nhất 26 - 27o<sub>C. Giá trị nhiệt độ 26 - 27</sub>o<sub>C có liên </sub>


quan đến độ ổn định của khí quyển ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ với nhiệt độ cao
hơn 26,5o<sub>C thì đối lưu sâu mới có thể xảy ra được, cịn nếu nhiệt độ thấp hơn 26,5</sub>o<sub>C thì khơng </sub>


khí khá ổn định và khơng xảy ra dơng.



<b>ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH BÃO LÀ GÌ? </b>


<b>ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH BÃO LÀ GÌ?</b>


Bão là một xốy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dịng thăng rất mạnh
xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Năng lượng bão là ẩn
nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi từ mặt biển, ngồi ra bão hình thành địi hỏi
khơng khí có tầng kết bất ổn định đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dơng. Bão chỉ có thể
hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xốy.


Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra ràng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 -
20o<sub>vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27</sub>o<sub>C trở lên) - đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi </sub>


nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành
và lực coriolis dủ lớn để tạo xốy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Sở dĩ bão khơng
thể hình thành trong giải 0 – 5o<sub>vĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis q nhỏ, khơng đủ </sub>


để tạo xốy.


<b>MẮT BÃO LÀ GÌ </b>


<b>MẮT BÃO LÀ GÌ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI </b>


Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình
Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục (đọc thêm Ghi chú phía dưới) từ
64 hải lý (gió cấp 12 ở ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h).



Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây Dương,
Đông bắc Thái Bình Dương và Đơng nam Thái Bình Dương (phía đơng 160oE) gọi bão là
"hurricanes", Trung quốc dịch là "cụ phong" là gió bão.


Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia XTNĐ ra 5 giai đoạn theo Vmax: 1)
Vùng áp thấp (low pressure area-L): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí
trung tâm không thể xác định được; 2) Áp thấp nhiệt đới, viết tắt là ATNĐ (tropical depression
-TD): vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax <34 kt; 3) Bão tố nhiệt đới (Tropical
storm - TS): Vmax >= 34-47 kt ("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "dông tố", tiếng Trung là "cuồng
phong", ở đây tạm dịch là "bão tố"); 4) Bão tố nhiệt đới mạnh (severe TS-STS): Vmax >= 48-63
kt; 5) Bão (Typhoon -TY): Vmax >= 64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão"
(supertyphoon).


Ở ta, "Quy chế báo bão, lũ" dùng cấp gió Bơ-pho để dự báo Vmax và kèm theo cấp gío giật,
quy định tương tự như trên cho Biển Đông, trừ vùng áp thấp, gồm 1) ATNĐ: XTNĐ có Vmax
cấp 6-7 (39-61km/h), có thể (có lúc) có gió giật cấp 8-9; 2) Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9
(62-88km/h), có thể (có lúc) có gió giật trên cấp 10-11; 3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11
(89-117km/h), có thể (có lúc) có gió giật trên cấp 12 hoặc trên cấp 12; 4) Bão rất mạnh: XTNĐ
có Vmax cấp 12 trở lên (>= 118km/h).


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>



Ghi chú: (1) Gió cực đại duy trì liên tục (hay ổn định) được quy định khác nhau như: Tổ chức
Khí tượng Thế giới (WMO) lấy thời gian duy trì liên tục trong 10 phút, Cơ quan thời tiết Hoa kỳ
lấy 1 phút (nhưng riêng Trung tâm dự báo đại dương - Ocean Prediction Center lại lấy 10 phút),
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, lấy 2 phút, Phịng Khí tượng Úc lấy
tốc độ gió giật mạnh nhất chứ khơng lấy gió cực đại duy trì liên tục. Qua nhiều hội nghi các
chuyên gia WMO đã đề xuất xác định các hệ số chuyển đổi vào 2004. Các tác giả Mỹ cho biết
rằng do sự khác nhau về thời gian lấy trung bình mà cường độ báo bão của các nước khác thấp
hơn của Mỹ 12%. Quy chế báo bão của Việt Nam dùng thuật ngữ "gió mạnh nhất" (tức gió cực


đại) và "có thể có gió giật", mà khơng dùng thuật ngữ "duy trì liên tục" (sustained), nên phải hiểu
đó là gió mạnh nhất được quan trắc theo quy phạm quan trắc bề mặt.





<b> PHÁT HIỆN, THEO DÕI BÃO</b>


Từ những năm đầu của thế kỷ 20, bão được phát hiện và theo dõi thơng qua việc phân tích các
bản đồ thời tiết dựa trên các số liệu khí áp, gió, mây, mưa v.v... thu nhận được từ lưới trạm quan
trắc khí tượng ven bờ biển, trên các hải đảo và tàu biển trên các khu vực rộng lớn hoặc toàn cầu.
Đến nay, nhờ trạm quan trắc khí tượng khơng ngừng hồn thiện và các tiền bộ kỹ thuật, đặc
biệt là các vệ tinh khí tượng cung cấp thường xuyên các ảnh mây đen trắng hoặc ảnh mầu có độ
phân giải cao bao trùm tồn bộ trái đất, các cơn bão có thể được phát hiện ngay từ khi chúng mới
hình thành ở giữa đại dương cách xa đất liền hàng ngàn km. Ngoài ra, khi bão cách bờ biển vài
trăm km, rađa thời tiết cũng là phương tiện hữu để theo dõi bão. Hiện nay, các cơn bão được các
cơ quan khí tượng quốc tế, khu vực (trong đó có Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia) theo
dõi sát sao từ khi bắt đầu hình thành, trong suổt q trình di chuyển, phát triển đến khi hồn tồn
tan rã. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bão phát sinh ngay sát bờ biển nước ta, di chuyển về
hướng Tây và đổ bộ vào đất liền chỉ trong khoảng từ vài giờ tới nửa ngày kể từ khi hình thành.
Trong trường hợp này, thời gian dự báo sớm nhất cũng chỉ được từ vài giờ đến nửa ngày.
Phán đốn bão hoặc gió mạnh theo kinh nghiệm dân gian:


Bão là một thiên tai nguy hiểm nên qua hàng ngàn năm lao động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh
vực nông nghiệp, ngư nghiệp và giao thơng đường biển con người đã tích lũy được khá nhiều
kinh nghiệm nhận biết, phán đoán sự phát sinh của bão. Đến nay, nhiều kinh nghiệm đã được
giải thích bằng các kiến thức khoa học, những kinh nghiệm này chủ yếu dựa vào những thay đổi
trạng thái của bầu trời, mặt biển và những biểu hiện khác thường trong hoạt động sống của một
số sinh vật...



<b> a/ Trạng thái bầu trời</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

tới.


- Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, gây nhiễu âm, cản trở hoạt động của máy thu thanh.
Hướng có chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven nước ta, trước khi
bão tới thường xuất hiện chớp ở hướng Đông-Nam. Kinh nghiệm này đã được đúc kết thành ca
dao:


“Đơng Nam có chớp chéo nhau
Thấp sát mặt biển hôm sau bão về”


- Ngư dân vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ có kinh nghiệm: sáng sớm nhìn về phía Đơng
thấy mây ti tích dạng “vẩy tê tê” di chuyển từ phía Đơng về phía Tây là dấu hiệu cho thấy có khả
năng một vài ngày tới sẽ có bão, biển sẽ động mạnh. Kinh nghiệm này khá phù hợp với thực tiễn
của mây bão, vì mây ti tích ở tầng cao thường tỏa rất xa về phía trước bão.


b/ Trạng thái mặt biển:


- Sự xuất hiện của sóng lừng, hướng lan truyền của sóng khơng trùng với hướng gió là dấu
hiệu cho thấy có bão hoạt động ở cách xa hàng trăm km. Nhìn chung, hướng lan truyền của sóng
gần trùng với hướng di chuyển của bão. Tuy nhiên, sóng lừng có thể khơng xuất hiện ở những
vùng biển quá gần bờ hoặc có nhiều đảo.


- Mặt biển từ trạng thái lặng chuyển dần sang trạng thái động, mức độ tăng dần.
<b> c/ Dấu hiệu khác thường của gió và sinh vật:</b>


Nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết thành các câu ca dao, tục ngữ về bão lưu truyền từ bao
đời nay, chẳng hạn như:



"Tháng bẩy heo may/ Chuồn chuồn bay thì bão" Hoặc: "Kiến đắp thành thì bão/ Kiến ẵm con
chạy ráo thì mưa".


Tháng bẩy trong câu ca dao trên là tháng bẩy âm lịch, thường là tháng tám dương lịch, là một
trong những tháng chính của mùa bão ở miền Bắc nước ta. Trong tháng này, “gió bắc heo may”,
tức là gió ở vùng phía trước của bão đang hoạt động ở ngồi biển khơi và có khả năng ảnh
hưởng đến đất liền trong vài ba ngày tới. Kinh nghiệm dân gian có rất nhiều, song không phải
mọi kinh nghiệm đều đúng và sử dụng được.


Khả năng và mức độ chính xác dự báo bão
<b> a/ Khả năng dự báo bão</b>


Với trình độ khoa học và cơ sở khoa học kỹ thuật hiện nay người ta có thể phát hiện bão từ rất
sớm. Song ở Việt Nam chúng ta chỉ dự báo những cơn bão hoạt động trên Biển Đơng, bởi vì đây
là những cơn bão có nhiều khả năng đổ bộ vào đất liền nước ta. Thời gian dự báo trước hướng và
tốc độ di chuyển của một cơn bão phụ thuộc vào khoảng cách từ tâm bão đến bờ biển đất liền và
tốc độ di chuyển của nó. Khoảng cách đó càng lớn và tốc độ di chuyển của bão càng chậm thì
thời gian báo trước được càng dài. Nguy hiểm nhất là các cơn bão và ATNĐ phát sinh ngay sát
bờ. Trong các trường hợp này, thời gian để bão đổ bộ vào đất liền rất ngắn, gây nhiều khó khăn
cho cơng tác phịng tránh. Thời gian dự báo trước thời điểm, khu vực bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng
trực tiếp hiện nay là 24-36 hoặc 48 giờ.


<b> b/ Mức chính xác dự báo bão:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

và ATNĐ có đường đi phức tạp thì mức chính xác thấp hơn.


Cần lưu ý rằng, dự báo bão là một vấn đề rất khó, chưa có quốc gia nào đạt được mức chính
xác tuyệt đối. Tuy nhiên, do hệ thống tổ chức và các phương án phòng tránh, chống đỡ ở các
nước tiên tiến khá tốt nên thường chỉ cần được cảnh báo trước khoảng 3-6 giờ là đủ để triển khai


các biện pháp sơ tán, chống đỡ có hiệu quả, nhằm tránh các thiệt hại lớn, đặc biệt là thiệt hại về
tính mạng con người.


<b>BỐC HƠI LÀ GÌ? </b>


Bốc hơi nước là một q trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí (theo Khí tượng Khí
hậu học, Hà Nội năm 1964). Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hồn nước
trong khí quyển chuyển từ thể lỏng thành hơi nước:


Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí (theo Khí tượng Khí
hậu học, Hà Nội năm 1964). Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vịng tuần hồn nước
trong khí quyển chuyển từ thể lỏng thành hơi nước:


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Đơn vị đo lượng bốc hơi: là lớp nước đo bằng milimét (mm), bốc hơi vào không khí trên một
đơn vị diện tích mặt thống (1m2).


Ví dụ: lượng bốc hơi ngày 1/1/2006 là 5mm; có nghĩa là lượng nước với bề mặt thống diện tích
1m2 tại độ cao 2m (độ cao lều quan trắc) bốc hơi vào khí quyển trong ngày 1/1/2006 (24 giờ) là
5mm nước.


- Khả năng bốc hơi: là lượng nước mà có thể bốc hơi trong điều kiện khí hậu thực tế của một nơi.
Nó phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, độ ẩm, lớp phủ thực vật...


<b>TÁC DỤNG CỦA BỐC HƠI? </b>


Ở nước ta, nhân dân vùng ven biển đã vận dụng lợi ích của hiện tượng bốc hơi để sản xuất muối,
bảo quản hải sản (thực phẩm dưới dạng phơi khô). Những nơi phát triển nghề làm muối như: Văn
Lý (Nam Định), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Phan Rang (Ninh Thuận), Vũng Tầu (Bà Rịa - Vũng
Tầu), Bạc Liêu (Bạc Liêu)… Đây là những nơi có nhiều nắng (nhiệt độ cao), nhiều gió thuận lợi
cho sự bốc hơi.



<b>CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ BỐC HƠI VÀ KHẢ NĂNG THỐT</b>
<b>HƠI NUỚC LÀ GÌ? </b>


Bốc hơi trong khí quyển phụ thuộc vào 3 điều kiện chính: nhiệt độ, gió, độ ẩm.
Bốc hơi trong khí quyển phụ thuộc vào 3 điều kiện chính: nhiệt độ, gió, độ ẩm.


- Nhiệt độ: là năng lượng cần thiết cho sự bốc hơi xuất hiện. Năng lượng này được sử dụng để bẻ
gãy những liên kết giữa các phân tử nước, nó là nguyên nhân tại sao nước có thể dễ dàng bốc hơi
tại điểm sơi (212°F, 100°C) nhưng bốc hơi rất chậm tại điểm đóng băng. Quá trình bốc hơi tiêu
thụ nhiệt năng lấy từ mơi trường, đó là ngun nhân tại sao khi nước bốc hơi từ da của bạn làm
bạn mát. Trong khí quyển độ bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ mặt đệm.
- Độ ẩm tương đối: độ ẩm tương đối của khơng khí (là tỷ lệ khối lượng hơi nước trong 1m3
không khí) cũng là một trong những nhân tố tác động tới sự bốc hơi. Khi độ ẩm tương đối không
khí đạt 100%, tức là ở trạng thái bão hồ hơi nước, bốc hơi không thể tiếp tục diễn ra. Độ ẩm
càng nhỏ, bốc hơi càng diễn ra mạnh mẽ.


- Gió và sự chuyển động đối lưu của khơng khí: những nơi có gió và chuyển động đối lưu mạnh
mẽ thì sẽ có lượng bốc hơi và thốt hơi nuớc cao hơn. Điều này có mối quan hệ với độ ẩm tương
đối; vì nếu khơng có gió, khơng khí mơi trương xung quanh khơng lưu thơng, làm cho độ ẩm gia
tăng, không tạo điều kiện thuận lợi cho sự bốc hơi và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>VỊNG TUẦN HỒN CỦA HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN DIỄN RA NHƯ THẾ </b>
<b>NÀO? </b>


Bốc hơi nước từ các đại dương là con đường chính để nước được luân chuyển vào trong
khí quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương (trên 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được bao
phủ bởi các đại dương) đã cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn ra.


Hình 3: quá trình bốc hơi trên mặt nước



Bốc hơi nước từ các đại dương là con đường chính để nước được luân chuyển vào trong khí
quyển. Diện tích rất lớn của các đại dương (trên 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được bao phủ
bởi các đại dương) đã cung cấp những cơ hội lớn cho quá trình bốc hơi diễn ra. Trên phạm vi
toàn cầu tổng lượng nước bốc hơi bằng tổng lượng giáng thủy. Mặc dù vậy, tỉ lệ giữa lượng nước
bốc hơi và lượng giáng thuỷ biến đổi theo vùng địa lý. Thông thường trên các đại dương lượng
bốc hơi nhiều hơn lượng giáng thủy, trong khi đó trên mặt đất, lượng giáng thủy vượt quá lượng
bốc hơi. Phần lớn lượng nước bốc hơi từ các đại dương rơi ngay trên đại dương qua quá trình
giáng thủy. Chỉ khoảng 10% của nước bốc hơi từ các đại dương được vận chuyển vào đất liền và
rơi xuống thành giáng thuỷ. Khi bốc hơi, một phân tử nước tồn tại trong khí quyển khoảng 10
ngày.


<b>20 vụ phun núi lửa gây thiệt hại về của nhiều nhất</b>



<b>STT</b> <b>Tên của núi lửa</b> <b>Vị trí</b> <b>Năm</b> <b>Thiệt hại về của </b>
<b>(103<sub>$)</sub></b>


1 Mount Tambora Indonesia 1815 92,000


2 Krakatau Indonesia 1883 36,000


3 Mount Pelée Martinique 1902 29,000


4 Nevado del Ruiz Colombia 1985 23,000


5 Mount Vesuvius Italy 1631 18,000


6 Mount Unzen Nhật Bản 1792 15,000


7 Kelut Indonesia 1586 10,000



8 Laki Iceland 1783 9,350


9 Santa Maria Guatemala 1902 6,000


10 Kelut Indonesia 1912 5,115


11 Galunggung Indonesia 1822 4,000


12 Mount Vesuvius Đế chế Roma 79 3,600


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

14 Soufrière St. Vincent West Indies 1902 1,680


15 Cotopaxi Ecuador 1887 1,000


16 Mount Pinatubo Philippines 1991 700


17 Nyiragongo Congo 2002 245


18 Mt Ruapehu, Tangiwai New Zealand 1953 152


19 Mount Tarawera New Zealand 1886 120


20 Mount St. Helens Washington, Mỹ 1980 57


<b>25 trận sóng thần gây thiệt hại lớn về tài sản</b>


<b>TT</b> <b>Tên của đợt sóng Thần</b> <b>Các nước bị ảnh hưởng</b> <b>Năm</b>


<b>Thiệt </b>


<b>hại về </b>
<b>vật chất</b>
<b>(103<sub> $)</sub></b>


1 Sóng thần Ấn Độ Dương cùng với động đất


Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái
Lan, Somalia, Myanmar, và một số
nước khác


2004 283000


2 1755 Lisbon động đất sóng thần kèm theo cả cháy Portugal, Morocco and Cornwall 1755 100000


3 Messina,động đất sóng thần Italy 1908 70000


4 Biển Bắc Trung Quốc Trung Quốc và Đài Loan 1782 40000


5 Vụ phun núi lửa Krakatoa Indonesia 1883 36000


6 Tokaido-Nankaido Nhật Bản 1707 30000


7 <i>Khơng có tên</i> Nhật Bản 1826 27000


8 <i>Khơng có tên</i> Chile 1868 25674


9 Sanriku Nhật Bản 1896 22070


10 Gây ra bởi núi Unzen, Tây Bắc Kyūshū Nhật Bản 1792 15030



11 <i>Khơng có tên</i> Ryukyu Trench 1771 13486


12 Tokaido-Kashima Nhật Bản 1703 5233


13 Nankaido Nhật Bản 1605 5000


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

15 Borneo Indonesia 1952 4000


16 <i>Không có tên</i> Papua New Guinea 1998 3000


17 Sanriku Nhật Bản 1933 3008


18 Great Chilean Earthquake Chile, Mỹ (Hawaii), Philippines and


Nhật bản 1960 2000


19 Bristol Channel, possible tsunami Vương Quốc Anh 1607 2000


20 Java earthquake Java 2006 540


21 Aleutian Island earthquake Alaska and Hawaii Mỹ 1946 165


22 Good Friday Earthquake Alaska and Hawaii Mỹ 1964 122


23 <i>Khơng có tên</i> Hawaii, Southeast coast of Big Island 1868 46


24 Placentia Bay Newfoundland 1929 28


25 Nice Pháp 1979 23



<b>10 thiên tai kinh hoàng nhất trong lịch sử</b>



<b>STT</b> <b>Loại thiên tai</b> <b>Năm</b> <b>Vị trí xảy ra</b> <b>Ngày </b>


<b>Ước tính số </b>
<b>người thiệt </b>
<b>mạng</b>


1 Lũ sơng Hồng Hà 1931 Trung Quốc Mùa hè 1931
1,000,000-4,000,000


2 Lũ sơng Hồng Hà 1887 Trung Quốc Tháng 9 và 10


năm1887



900,000-2,000,000


3 Xoáy lốc Bhola 1970 Ganges Delta, East


Pakistan 13-11-1970



500,000-1,000,000


4 Lũ sơng Hồng Hà 1938 Trung Quốc 1938 500,000-900,000


5 Động đất ở Shaanxi 1556 Tỉnh Shaanxi ,Trung


Quốc



Ngày 23 tháng


1 năm 1556 830,000


6 Xoáy lốc India 1839 Coringa, Ấn độ Ngày 25 tháng


11 năm 1839 Hơn 300,000


7 Lũ Kaifeng 1642 Kaifeng,Tỉnh Henan,


Trung Quốc 1642 300,000


8 Sóng thần biển Ấn Độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

9 Động đất ở


Tangshan 1976 Tangshan, Trung Quốc 28-07-1976 242,000


10 Động đấtAleppo 1138 Syria 1138 230,000


<b>3 trận mưa đá có số người thiệt mạng nhiều nhất</b>



<b>Quốc gia</b> <b>Thời điểm</b> <b>Số người thiệt hại</b>


Ấn Độ Thế kỷ 19 Theo ước tính hơn vài trăm


Ấn Độ 1888 246


Trung Quốc 2002 25



<b>Những trận động đất đáng chú ý trong lịch sử</b>


<b>Ngày</b> <b>Giờ</b> <b>Vớ trớ xảy ra</b> <b>Kinh độ Vĩ độ</b> <b>Số người </b>
<b>thiệt mạng</b>


<b>Độ </b>
<b>mạnh</b>


09/07/1905 9:40 Mụng Cổ 49 99 8.4


31/01/1906 15:36 Colombia-Ecuador 1 -81.5 1,000 8.8


17/08/1906 0:40 Valparaớso, Chile -33 -72 20,000 8.2


16/12/1920 12:05 Ningxia-Gansu, Trung Quốc 36.6 105.32 200,000 8.6


02/03/1933 17:31 Sanriku, Nhật Bản 39.22 144.62 2,990 8.4


10/11/1938 20:18 Shumagin Islands, Alaska, Mỹ 55.33 -158.37 8.2


20/12/1946 19:19 Nankaidụ, Nhật Bản 32.5 134.5 1,330 8.1


22/08/1949 4:01 Queen Charlotte Islands, British


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

15/08/1950 14:09 Assam-Tibet 28.5 96.5 1,526 8.6


04/11/1952 16:58 Kamchatka, Nga 52.76 160.06 9


09/03/1957 14:22 Andreanof Islands, Alaska, Mỹ 51.56 -175.39 9.1



04/12/1957 3:37 Govi-Altai Province, Mụng Cổ 45.15 99.21 30 8.1


22/05/1960 19:11 Valdivia, Chile -38.24 -73.05 5,700 9.5


28/03/1964 3:36 Prince William Sound, Alaska, Mỹ 61.02 -147.65 125 9.2


04/02/1965 5:01 Rat Islands, Alaska, Mỹ 51.21 -178.5 8.7


09/06/1994 0:33 Bolivia -13.86 -67.49 5 8.2


23/06/2001 20:33 coastal Peru -16.3 -73.55 75 8.4


25/09/2003 19:50 Hokkaidụ, Nhật Bản 41.82 143.91 8.3


26/12/2004 0:58 Bờ biển tõy của Sumatra, Indonesia 3.3 95.87 283,106 9.3


28/03/2005 16:09 Bắc Sumatra, Indonesia 2.07 97.01 1,313 8.7


<b>10 hiện tượng El Nino đứng đầu trong lịch sử</b>


Trong hình trên, độ rộng của cột màu đỏ biểu thị đặc trưng của hiện tượng El Nino, thông thường El Nino có thời gian hoạt động
trong khoảng từ nửa năm đến một năm rưỡi. Trong những năm gần đây, hiện tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn do nhiệt
độ tồn cầu tăng, điều này có nghĩa rằng thời tiết và khí hậu cực đoan ở các khu vực có liên quan đến hiện tượng El Nino cũng
xuất hiện thường xuyên hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Đây cũng là đợt hạn hán và cháy rừng lớn nhất ở Australia, hầu hết các khu vực trên Australia đều ghi nhận được lượng mưa
tháng thấp nhất trong lịch sử vào thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1982 (Chỉ trừ duy nhất vùng Queensland là không phải
chịu cảnh hạn hán). Vùng đông đặc biệt là đông nam Australia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổng thiệt hại do hạn hán ước tính
trên 3 tỷ đơ la Australia.



Dị thường lượng mưa tại Australia từ tháng 3 năm 1982 đến hết tháng 2 năm 1983


Cháy rừng ở Indonesia


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>SIÊU VÒI RỒNG </b>


Mỹ được coi là “Thủ đơ vịi rồng của thế giới”. Vịi rồng có sức phá hủy lớn chủ yếu xuất hiện ở Mỹ. Hai trong số
các đợt vòi rồng lớn nhất trong lịch sử là cơn “siêu vòi rồng”:


 <b>Năm 1974: Làm 315 người thiệt mạng.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Siêu vòi rồng


<b>BÃO KATRINA </b>


Cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất trên khu vực Đại Tây Dương.


<b>Cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất trên khu vực Đại Tây Dương.</b>
<b>Bão KATRINA</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất trên khu vực Đại Tây Dương.


Đường đi của cơn bão Katrina


<b> />


<b>CƠN BÃO CÓ SỨC TÀN PHÁ LỚN NHẤT TRONG THẾ KỶ 20 </b>


<b>Cơn bão có sức tàn phá lớn nhất trong thế kỷ 20</b>



Cơn bão đổ bộ vào Bangladesh tháng 11 năm 1970 Là cơn bão có sức tàn phá lớn nhất trong thế kỷ 20. Gió mạnh kết
hợp với sóng lớn đã giết chết từ 300000 đến 500000 người. Bão thường là thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất cho
Bangladesh và vùng ven biển Ấn Độ.


Các cơn bão chết chóc: Là tên được các nhà khoa học gán cho các cơn bão trên vinh Bengan và trên khu vực Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực Đông Nam á.


<b> Tham khảo thêm các cơn bão chết chóc khác:</b>


 Cơn bão 02B đổ bộ vào Bangladesh, tháng 4 năm 1991, tại khu vực Chittagong làm 138000 người chết và
gây thiệt hại lên tới 1.5 tỷ đô la Mỹ. Bão đã tàn phá khu vực ven biển phía đơng nam Dacca với sức gió lên
tới 130kts (66.9m/s – 241km/s) – gió cấp 18 -19 và sóng cao 20 feet (6.1m).


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>9 Sa mạc lớn nhất thế giới: Sahara, ả Rập, Libya, Australia, Gobi, Patagonia, RibalKhali, Kalachali, Takla Maken.</b>


<i>Sa mạc Sahar:</i>


có diện tích 8,6 triệu km2<sub>; Thuộc Bắc Phi</sub>


<i>Sa mạc Ả Rập</i>


: có diện tích 2,33 triệu km2<sub>; Thuộc bán đảo Ả Rập</sub>


<i>Sa mạc Slibya:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i>Sa mạc Australia:</i>


Có diện tích 1,55 triệu km2<sub>; Thuọcc Australia</sub>


<i>Sa mạc Gobi:</i>



Có diện tích 1,04 triệu Km2<sub>; Thuộc Mơng Cổ</sub>


<i>Sa mạc Patagonia:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i>Sa mạc RubalKhali:</i>


Có diện tích 0,65 triệu Km2<sub>; Thuộc bán đảo Arab</sub>


<i>Sa mạc Kalachali:</i>


Có diện tích 0,52 triệu Km2<sub>; Thuộc Botswana</sub>


<i>Sa mạc Takla Maken:</i>


Có diện tích 0,32 triệu Km2<sub>; Thuộc Tân Cương; Trung </sub>
Quốc


<b>SA MẠC LỚN NHẤT THẾ GIỚI </b>


Sa mạc lớn nhất thế giới là sa mạc Sahara ở Bắc Phi với diện tích 8,6triệu Km2<sub>, rộng gấp 23 lần diện tích sa mạc </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>13 Hồ tự nhiên sâu nhất thế giới</b>



<b>STT</b> <b>Tên hồ</b> <b>Vị trí</b> <b>Độ sâu</b>


<b>Feet</b> <b>m</b>


1 Baikal Siberia, Nga 5369 1637



2 Tanganyika Tanzania, Zaire & Zambia


(Châu Phi) 4708 1435


3 Caspian Sea Iran và Nga 3104 946


4 Nyasa Mozambique, Tanzania &


Malawi (Châu Phi) 2316 706


5 Issyk Kul Kyrgizstan, Trung Á 2297 700


6 Great Slave Northwest Territories, Canada 2015 614


7 Crater Lake Oregon, Mỹ 1943 592


8 Lake Tahoe California & Nevada, Mỹ 1685 514


9 Lake Chelan Washington, Mỹ 1419 433


10 Great Bear Northwest Territories, Canda 1356 413


11 Lake Superior Canada & Mỹ 1333 406


12 Titicaca Peru 1214 370


13 Pend Oreille Idaho, Mỹ 1150 351


<b>10 lưu vực sơng lớn nhất thế giới</b>



<b>STT</b> <b>Lưu vực</b> <b>Tổng diện tích</b>
<b>lưu vực</b>


<b>Tên các nước có mặt </b>
<b>trong lưu vực</b>


<b>Diện tích lưu </b>
<b>vực của từng </b>
<b>nước</b>


<b>Tỷ lệ diện tích </b>
<b>lưu vực của các </b>
<b>nước</b>


1 Amazon 5,883,400 Brazil 3,670,300 62.38


Peru 956,500 16.26


Bolivia 706,700 12.01


Colombia 367,800 6.25


Ecuador 123,800 2.1


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Guyana 14,500 0.25


Suriname 1,400 0.02


French Guiana 30 >0



2 Congo/Zaire 3,691,000


Kinshasa 2,302,800 62.39


Trung Phi 400,800 10.86


Angola 290,600 7.87


Cộng hòa Brazzaville 248,100 6.72


Zambia 176,000 4.77


Tanzania 166,300 4.51


Cameroon 85,200 2.31


Burundi 14,400 0.39


Rwanda 4,500 0.12


Sudan 1,400 0.04


Gabon 500 0.01


Malawi 100 >0


Uganda 70 >0


3 Mississippi 3,226,300 Hoa Kỳ 3,176,500 98.46



Canada 49,800 1.54


4 Nile 3,031,700


Sudan 1,927,300 63.57


Ethiopia 356,000 11.74


Egypt 272,600 8.99


Uganda 238,500 7.87


Tanzania 120,200 3.96


Kenya 50,900 1.68


Kinshasa 21,400 0.71


Rwanda 20,700 0.68


Burundi 12,900 0.43


Ai Cập 4,400 0.15


Eritrea 3,500 0.12


Sudan 2,000 0.07


<b>STT</b> <b>Lưu vực</b> <b>Tổng diện tích </b>
<b>lưu vực</b>



<b>Tên các nước có </b>
<b>mặt trong lưu vực</b>


<b>Diện tích đóng góp</b>
<b>của các nước cho </b>
<b>lưu vực </b>


<b>Tỷ lệ diện tích </b>
<b>lưu vực của các </b>
<b>nước</b>


5 La Plata 2,954,500


Brazil 1,379,300 46.69


Argentina 817,900 27.68


Paraguay 400,100 13.54


Bolivia 245,100 8.3


Uruguay 111,600 3.78


6 Ob 2,950,800


Nga 2,192,700 74.31


Kazakhstan 743,800 25.21



Trung Quốc 13,900 0.47


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

7 Jenisej/Yenisey 2,557,800 Nga 2,229,800 87.17


Mông Cổ 327,900 12.82


8 Hồ Chad 2,388,700


Chad 1,079,200 45.18


Niger 674,200 28.23


Trung Phi 218,600 9.15


Nigeria 180,200 7.54


Algeria 90,000 3.77


Sudan 82,800 3.47


Cameroon 46,800 1.96


Chad 12,300 0.51


Libya 4,600 0.19


9 Niger 2,113,200


Nigeria 561,900 26.59



Mali 540,700 25.58


Niger 497,900 23.56


Algeria 161,300 7.63


Guinea 95,900 4.54


Cameroon 88,100 4.17


Burkina Faso 82,900 3.93


Benin 45,300 2.14


Ivory Coast 22,900 1.08


Chad 16,400 0.78


Sierra Leone 50 >0


10 Amur 2,085,900


Nga 1,006,100 48.23


Trung Quốc 889,100 42.62


Mông Cổ 190,600 9.14


Triều Tiên 100 0.01



<b>38 Hồ chứa cao nhất thế giới</b>



<b>Xếp hạng</b> <b>Tên hồ</b> <b>Độ cao (m)</b> <b>Vị trí</b>


1 "Lhagba Pool" 6,368 Tibet


2 "Changtse Pool" 6,216 Tibet


3 "East Rongbuk Pool" 6,100 Tibet


4 "Acamarachi Pool" 5,950 Chile


5 "Lake Licancábur" 5,916 Chile-Bolivia
6 "Aguas Calientes Pool" 5,831 Chile


7 "Ridonglabo Lake" 5,801 Tibet


8 "Poquentica Lake" 5,750 Chile-Bolivia


9 "Damavand Pool" 5,650 Iran


10 "Karda Lake" 5,643 Tibet


11 Thukpe Dzingbu 5,563 Tibet


12 Panch Pokhri 5,494 Nepal


13 Cholamu Lake 5,486 Sikkim


14 Gurudongmar Lake 5,243 Sikkim



</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

16 Laguna Glaciar 5,038 Bolivia
17 "Imja Glacier Lake" 5,010 Nepal


18 Lake Ccascana 4,920 Peru


19 Lake Tilicho 4,919 Nepal


20 Lake Sibinacocha 4,835 Peru


21 Lake Manasarovar 4,727 Tibet


22 Lake Namtso 4,718 Tibet


23 Rush Lake 4,694 Pakistan


24 Laguna Lobato 4,640 Chile


25 Tsho Rolpa Lake 4,600 Nepal


26 Simba Tarn 4,560 Kenya


27 Lake Chungara 4,500 Chile


28 Yamdrok Tso 4,488 Tibet


29 Karambar Lake 4,272 Pakistan


30 Lake of the Sun 4,200 Mexico



31 "Emerald Lakes" 4,200 Irian Jaya


32 Lake Titicaca 3,800 Bolivia-Peru


33 Turye Lake 3,300 Caucasus


34 Matscherjochsee 3,185 Austria


35 Schwarzsee ob Soelden 2,800 Austria


36 "Ruapehu Crater Lake" 2,505 New Zealand


37 Blue Lake 1,900 Australia


38 Lake Péwé 550 Antarctica


<b>20 Đập dâng cao nhất thế giới</b>



<b>STT</b> <b>Tên đập</b> <b>Sông và vị trí của </b>
<b>đập</b>


<b>Chiều cao </b>
<b>cơng trình</b>


<b>Trữ lượng nước </b>
<b>sau đập</b>


<b>Năm hoàn </b>
<b>thành</b>
<b>m</b> <b>106<sub>m</sub>3</b>



1 Rogun Vakhsh, Tajikistan 335 11,600 1985


2 Nurek Vakhsh, Tajikistan 300 10,500 1980


3 Xiaowan Lancang, Trung Quốc 292 15,000


-4 Grande
Dixence


Dixence, Thụy Sỹ


285 400 1962


5 Inguri Inguri, Georgia 272 1,100 1984


6 Vaiont Vaiont, Italy 262 169 1961


7 Manuel M.
Torres


Grijalva, Mexico


261 1,660 1981


8 Tehri Bhagirathi, Ấn Độ 261 3,540


-9 Álvaro
Obregón



Mextiquic, Mexico


260 n.a. 1926


10 Mauvoisin Drance de Bagnes,


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

11 Alberto Lleras Orinoco, Colombia 243 1,000 1989


12 Mica British Columbia,


Canada 243 24,670 1972


13



Sayano-Shushenskaya


Yenisei, Nga


242 31,300 1980


14 Ertan Giang Tây, Trung


Quốc 240 5,800 1999


15 La Esmeralda Batá, Colombia 237 815 1975


16 Kishau Tons, Ấn Độ 236 2,400 1985


17 Oroville Feather, Califonia,Mỹ 235 4,299 1968



18 El Cajón Humuya, Honduras 234 5,650 1984


19 Chirkey Sulak, Nga 233 2,780 1977


20 Shuibuya Qingjiang, Trung


Quốc 233 4,580


<b>-20 thác </b>
<b>nước cao </b>
<b>nhất thế </b>
<b>giới</b>


<b>Tên thác</b> <b>Vị trí</b>


<b>Vị trí của </b>
<b>nguồn</b>
<b>Độ cao</b>
<b>M</b>
Angel
(Salto
Angel)
Cơng viên
Canaima
Nat'l,
Venezuela
phía trên
của Rio
Caroni


979
Tugela
Natal Nat'l
Park, Nam
Mỹ
Sông


Tugela 947


Utigord
(Utigordsf
oss)


Norway Glacier 800


Monge
(Mongefos
s)
Marstein,
Norway
Mongebec
k 774
Gocta
Cataracts
Chachapo


yas, Peru 771


Mutarazi
(Mtarazi)


Công viên
Nyanga
Nat'l ,
Zimbabwe
Sông
Mutarazi 762


Yosemite Công viên
Yosemite


Yosemite
Creek


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Nat'l,
California,
Mỹ
Espelands
(Espelands
foss)
Hardanger
Fjord,
Norway


Sông Opo 7031


Lower
Mar
Valley
(Ostra
Mardolafo


ss)
Eikesdal,
Norway
Suối


Mardals 6552


Tyssestren
gene
Odda,
Norway
Sông
Tyssa 6472
Cuquenan
(Salto
Kukenan)
Kukenan
Tepuy,
Venezuela
Sông


Cuquenan 610


Sentinel
Công viên
Yosemite
Nat'l,
California,
Mỹ
Sentinel


Creek 610
Dudhsagar
Goa/Karna
taka, Ấn
Độ
Sông
Khandepar 600
Sutherland
Milford
Sound,
New
Zealand
Sông
Arthur 580
Kjell
(Kjellfosse
n)
Gudvange
r, Norway
Gudvange
n Glacier 561


Kahiwa


Molokai,
Hawaii,
Mỹ


Chưa biết 533



Takkakaw
Công
viênYoho
Nat'l,
B.C.,
Canada
Takkakaw
Creek 503


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Mỹ


King


George VI Guyana


Sông
Courantyn
e
488
Upper
Mar
Valley
(Mardalsf
ossen)
nr.
Eikesdal,
Norway
Suối
Mardals 468

<b>20 </b>



<b>Hồ tự</b>


<b>nhiên</b>


<b>lớn </b>


<b>nhất </b>


<b>thế </b>


<b>giới</b>


<b>Tên hồ</b>
<b>Diện tích </b>
<b>mặt hồ </b>
<b>(mile2<sub>)</sub></b>


<b>Độ sâu </b>
<b>trung </b>
<b>bình (m)</b>
1
Caspian
Sea
(Kazakhst
an)
143,244
1.025
2
Hồ
Superior
(Hoa Kỳ
-Canada)
31,700
405
3
Hồ


Victoria
(Châu Phi)
26,828
82


4 Aral Sea


(Nga) 24,904 67


5


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

7
Lake
Tanganyik
a (Châu
Phi)
12,700
1.470


8 Hồ Baikal


(Nga) 12,162 1.620


9
Hồ Great
Bear
(Canada)
12,096
446
10



Hồ Nyasa
(Malawi)
(Châu Phi)
11,150
695
11
Great
Slave
(Canada)
11,031
614
12
Hồ Erie
(Hoa Kỳ -
Canada)
9,910
64
13
Hồ
Winnipeg
(Canada)
9,417
18
14
Hồ
Ontario
(Hoa Kỳ -
Canada)
7,340


244
15
Hồ
Balkhash
(Kazakhst
an)
7,114
26
16
Hồ
Ladoga
(Nga)
6,835
225


17 Hồ Chad


(Châu Phi) 6,300 7


18 Hồ


Maracaibo
(Venezuel


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

a)


19 Hồ Onega


(Nga) 3,710 100



20 Hồ Eyre


(Australia) 3,600 1


<b>20 con</b>


<b>sơng </b>


<b>có </b>


<b>lượng </b>


<b>dịng </b>


<b>chảy </b>


<b>năm </b>


<b>lớn </b>


<b>nhất </b>


<b>thế </b>


<b>giới</b>



<b>STT</b> <b>Tên Sơng </b> <b>Lục địa </b> <b>Nước</b>


<b>Lượng </b>
<b>dịng chày</b>
<b>1000 m³/s</b>


<b>Diện tích </b>
<b>lưu vực </b>
<b>1000 km²</b>


<b>Chiều dài </b>
<b>km</b>


<b>Vị trí về </b>


<b>chiều dài </b>
<b>của sông</b>


1 Amazon Nam Mỹ Brazil 212.5 5711 6437 2


2 Congo/Zai


re Châu Phi Zaire 39.7 3968 4700 8


3 Yangtze Châu Á Trung


Quốc 21.8 1920 5980 4


4 Brahmapu


tra Châu Á


Banglades


h 19.8 924 2900 31


5 Ganges Châu Á India 18.7 1047 2506 48


6 Yenisei Châu Á Liên bang


Xô Viết 17.4 2560 5540 5


7 Mississipp


i/ Missouri Bắc Mỹ Mỹ 17.3 3184 6020 3



8 Orinoco Nam Mỹ Venezuela 17 870 2151 60


9 Lena Châu Phi Liên bang


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

10 Parana Nam Mỹ Argentina 14.9 2278 3998 18


11 St.


Lawrence Bắc Mỹ Canada 14.1 1274 4000 16


12 Irrawaddy Châu Á Burma 13.5 424 2100 63


13 Oby Châu Á Liên bang


Xô Viết 12.5 2455 5410 6


14 Mekong Châu Á Thailand 11 793 4000 16


15 Amur Châu Á Liên bang


Xô Viết 11 1822 4444 9


16 Tocantins Nam Mỹ Brazil 10.2 896 2700 38


17 Mackenzie Bắc Mỹ Canada 7.9 1784 4241 13


18 Magdalen


a Nam Mỹ Colombia 7.5 238 1600



-19 Columbia Bắc Mỹ Canada 7.3 660 1954 76


20 Zambezi Châu Phi Mozambiq


</div>

<!--links-->

×