Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

giao an tin học 10 tiet 37 tiet 58

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.08 KB, 49 trang )

Tuần 19 tiết 37, 38
CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Bài 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày
văn bản.
- Hiểu được một số qui ước trong soạn thảo văn bản
2. Kỹ năng
- Thực hiện được một trong hai cách gõ văn bản.
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học

4. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn.
- Năng lực làm việc cộng tác
- Năng lực trình bày thơng tin.
- Năng lực thực hành: các thao tác và an toàn khi thực hành với máy tính.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. giáo viên: SGK, giáo án, các ví dụ
2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
TUẦN
TIẾT
NỘI DUNG
19
37
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản


2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản
a. Các đơn vị xử lí trong văn bản
38
b. Một số qui ước trong việc gõ văn bản
3. Chữ việt trong soạn thảo văn bản
Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu:
- Đưa tình huống có vấn đề, gợi động cơ vào bài mới nhằm kích thích học sinh tự tìm hiểu xem
các em đã biết gì về soạn thảo văn bản, hệ soạn thảo văn bản.
- Rèn luyện năng lực nhận biết, năng lực tư duy cho học sinh.
2. Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được soạn thảo văn bản, sử dụng được các chức
năng của hệ soạn thảo văn bản.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
phát phiếu học tập cho các nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hs nhận phiếu học tập
Hãy điền các nhận xét đối với mỗi cách soạn thảo văn bản dưới đây:
-> thực hiện thảo luận
nhóm
-> đại diện nhóm
Viết tay Máy tính
lên trình bày
Tốc độ nhập văn bản (chậm, nhanh)
Hình thức của văn bản
Đưa hình ảnh và biểu mẫu vào văn

bản (không được, được, dễ dàng)
Sửa đổi kí tự trong văn bản (khó, dễ)
1


Sửa đổi cấu trúc của văn bản (được,
không được)
Số lượng bản được tạo ra trên giấy
(một, nhiều)
Thiết bị, công cụ hỗ trợ soạn thảo
văn bản( đơn giản, phức tập)
Gv nhận xét và diễn giải:
Việc STVB trên máy tính là nhanh hơn soạn thảo văn bản bằng bút: Hs các nhóm khác phản
biện
thời gian gõ phím 1/5 giây, khi hết dịng con trỏ tự động xuống dòng
tiếp theo….
Để làm được điều đó cần có một phần mềm ứng dụng làm các chức
Hs lắng nghe
năng STVB. Vậy STVB là gì chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản

a) Mục tiêu: HS biết khái niệm hệ soạn thảo văn bản, các chức năng: Nhập và lưu trữ,
sửa đổi, trình bày văn bản và một số chức năng khác….
b) Nội dung hoạt động:
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên
quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
a. Nhập và lưu trữ văn bản.
– Cho phép ta nhập văn bản vào máy tính một cách nhanh chóng.
– Có thể lưu trữ để tiếp tục hoàn thiện hay in ra giấy.

b. Sửa đổi văn bản:
– Sửa đổi kí tự và từ
– Sửa đổi cấu trúc văn bản
c. Trình bày văn bản.
Khả năng định dạng kí tự

Phơng chữ

Cỡ chữ

Kiểu chữ

Màu sắc

Vị trí tương đối so với dịng kẻ

Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ và giữa các từ với nhau
Khả năng định dạng đoạn văn bản

Vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản

Căn lề

Dòng đầu tiên thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản

Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau

Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn bản
Khả năng định dang trang văn bản


Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang

Hướng giấy

Kích thước trang giấy

Tiêu đề trên, tiêu đề dưới.
d. Một số chức năng khác
– Tìm kiếm và thay thế.
– Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai.
– Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn và trang lẻ.
2


– Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt vào văn bản.
– Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, tìm từ đồng nghĩa, thống kê …
c) Sản phẩm: Biết ưu điểm của hệ soạn thảo văn bản, các chức năng của hệ soạn thảo vb
d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
Trong cuộc sống có nhiều việc liên quan đến STVB như soạn
thơng báo, đơn từ, làm báo cáo…. Đó chính là công việc STVB.
Khi viết bài trên lớp là ta đang STVB.
GV chiếu cho hs xem 2 văn bản (1 văn bản soạn bằng cách viết
tay, 1 văn bản soạn bằng phần mềm soạn thảo văn bản trên máy
tính)
Yêu cầu hs nhận xét 2 văn bản trên?
Tham khảo SGK và cho biết:
- Hệ STVB là gì?
- Hệ STVB có những chức năng nào?
Nhóm 1:

u cầu: Tìm hiểu chức năng nhập và lưu trữ văn bản
Câu hỏi 1: Có nhất thiết phải vừa soạn thảo văn bản vừa trình bày
văn bản hay không?
Câu hỏi 2: Hệ STVT cho phép nhập văn bản ntn?
Nhóm2:
u cầu: Tìm hiểu chức năng sửa đổi văn bản?
Câu hỏi 1: Trong khi soạn thảo văn bản trên máy tính ta thường có
các thao tác sửa đổi nào?
Câu hỏi 2: Trong khi soạn thảo văn bản trên giấy thì các chức năng
này có thực hiện được k?
Nhóm 3:
u cầu: Tìm hiểu chức năng trình bày văn bản
Câu hỏi 1: So với cách soạn thảo truyền thống thì HSTVB có các
khả năng ưu việt nào trong cách trình bày văn bản
Nhóm 4:
Tìm hiểu các chức năng khác như: Tìm kiếm, gõ tắt,…..
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức

HOẠT ĐỘNG HS
Nhận xét

Trả lời
Đại diện nhóm trình bày
kết quả

2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản
a) Mục tiêu: Giúp hs nắm được các đơn vị xử lý trong văn bản, các quy ước gõ văn bản
b) Nội dung hoạt động
a. Các đơn vị xử lí trong văn bản.
– Văn bản được tạo từ các kí tự


Một hoặc vài kí tự ghép lại với nhau thành một từ. Các từ
được ngăn cách bởi dấu cách hoặc các dấu ngắt câu

Tập hợp nhiều từ kết thúc bằng 1 trong các dấu kết thúc câu
được gọi là câu

Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một hàng được gọi là dòng

Nhiều câu có liên quan với nhau hồn chỉnh về mặt ngữ
nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản.
3



Phần văn bản định dạng để in ra trên một trang giấy được
gọi là trang
Phần văn bản hiển thị trên màn hình tại một thời điểm được gọi là trang
màn hình
b. Một số qui ước trong việc gõ văn bản.
– Các dấu ngắt câu như: (.), (,), (:), (;), (!), (?), phải được đặt sát vào từ
đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn cịn nội dung.
– Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách. Giữa các đoạn
cũng chỉ xuống dòng bằng một lần Enter.
– Các dấu mở ngoặc, (,[,{,< và các dấu nháy ‘, “ phải được đặt sát vào
từ bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc ], ),},> và các
dấu đóng nháy ‘,” phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay
trước đó.
c) Sản phẩm: Hs biết được các đơn vị xử lý trong văn bản, các quy ước gõ văn bản để soạn
thảo văn bản đảm bảo được tính khoa học và thẩm mĩ.

d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
GV mở phần mềm STVB, yêu cầu HS quan sát một đoạn văn bản
Hs suy nghĩ, tìm hiểu
để biết các đơn vị xử lý trong văn bản.
kiến thức, trả lời.
GV chỉ cho HS rõ từng thành phần yêu cầu HS nêu ra khái niệm về
Từ? Dòng văn bản? Câu? Đoạn văn? Trang, trang màn hình?
giáo viên nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Trình chiếu 1 văn bản còn sai về quy ước gõ văn bản: sai đặt dấu
kết thúc câu, sai kết thúc đoạn văn, sai sử dụng dấu cách trống, sai
đặt dấu ngoặc.
Yêu cầu hs tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng?
Gv nhận xét và diễn giải
Để văn bản có tính nhất qn và hình thức hợp lý thì trước hết
chúng ta cần phải biết một số quy ước trong việc gõ văn bản.
Gv kết luận nội dung:
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản
a) Mục tiêu: Giúp Hs nắm được chữ Việt trong soạn thảo văn bản, giới thiệu các bộ phông,
bộ mã và các phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt.
b) Nội dung:
a. Xử lí chữ Việt trong máy tính:
 Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.
 Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt
b. Gõ chữ Việt:
Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến như hiện nay là:
 Kiểu Telex
 Kiểu VNI.
c. Bộ mã chữ Việt:

 Bộ mã ASCII: TCVN3, VNI.
Bộ mã Unicode được quy định để sử dụng trong các văn bản hành chính.
4


d. Bộ phông chữ Việt.

Phông dùng cho bộ mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ: .Vn như:
.VnTime, .VnArial, …

Phông dùng bộ mã VNI được đặt tên với tiếp đầu ngữ VNI– như: VNI–
Times, VNI–Helve, …

Phông dùng bộ mã Unicode: Times New Roman, Arial, Tahoma, …
e. Các phần mềm hỗ trợ tiếng Việt:
Hiện nay, đã có một số phần mềm tiện ích như kiểm tra chính tả, sắp xếp, nhận dạng
chữ Việt, … đã và đang được phát triển.
c) Sản phẩm: Hs biết được chữ Việt trong soạn thảo văn bản, giới thiệu các bộ phông, bộ mã
và các phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt.
d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hs thảo luận nhóm và cử đại diện lên
Để nhập văn bản chữ Việt vào máy tính người ta phải đặt ra trình bày
quy định một kiểu gõ phím. Có 2 kiểu gõ phím: kiểu Telex và Hs nhóm khác phản biện
kiểu Vni
Hs theo dõi và ghi bài
Trình chiếu bảng quy định về hai kiểu gõ Telex và Vni
Hs theo dõi và ghi bài

Yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
- Cho 1 dòng văn bản chữ Việt, đọc các phím cần gõ để nhập Hs hoạt động theo nhóm đã phân cơng
được dịng chữ Việt đó?
1 hs đại diện nhóm lên trả lời
- Cho 1 dịng chữ chứa các phím gõ trên bàn phím (theo kiểu
gõ Telex và Vni), đưa ra nội dung dòng chữ Việt tương ứng.
Gv nhận xét, cộng điểm cho các nhóm trả lời đúng
Hs nhóm khác nhận xét
Để lưu trữ chữ Việt, người ta phải mã hóa các tín hiệu được
nhập vào từ bàn phím.
Cho hs thảo luận nhóm:
- Bộ mã nào là bộ mã chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc
gia trên thế giới?
- Ở Việt Nam, bộ mã nào được quy định để sử dụng trong các
văn bản hành chính?
Gv gọi các nhóm khác nhận xét, cộng điểm
Để hiển thị hoặc in được chữ Việt lên màn hình hoặc máy in, ta
cần có bộ phơng chữ. Mỗi chữ cái trong một bộ phơng chữ ứng
với một mã được lưu trong bộ nhớ
Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau được dùng
để hiển thị và in chữ Việt
Gv giới thiệu các bộ phông chữ Việt tương ứng với các bộ mã.
Hiện nay các hệ soạn thảo đều có chức năng kiểm tra chính tả,
sắp xếp.. cho một số ngơn ngữ nhưng chưa có tiếng Việt. Để
kiểm tra máy tính có thể làm được các cơng việc đó với văn
bản tiếng Việt, chúng ta cần dùng các phần mềm tiện ích riêng.
Gv trình chiếu một số phần mềm tiện ích

Hs theo dõi và ghi bài
1 hs đại diện nhóm lên trả lời

Hs nhóm khác nhận xét

Hs theo dõi và ghi bài

Hs theo dõi và ghi bài

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức khái niệm hệ STVB, các chức
năng, các đơn vị xử lý trong văn bản
* Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các câu hỏi
* Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS theo dõi câu hỏi trắc nghiệm và chọn đáp án
5


PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện:
A. Nhập văn bản
B. Sửa đổi, trình bày văn bản, kết hợp với các văn bản khác
C. Lưu trữ và in văn bản
D. Các ý trên đều đúng
Câu 2: Chức năng chính của Microsoft Word là gì?
A. Tính tốn và lập bản
B. Tạo các tệp đồ họa
C. Soạn thảo văn bản
D. Chạy các chương trình ứng dụng khác
Câu 3: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?
A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản
B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản

C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản
D. Từ - câu - đoạn văn bản - kí tự
Câu 4: Trong các cách sắp xếp trình tự cơng việc dưới đây, trình tự nào là hợp lí nhất khi soạn
thảo một văn bản?
A. Chỉnh sửa - trình bày - gõ văn bản - in ấn
B. Gõ văn bản - chỉnh sửa - trình bày - in ấn
C. Gõ văn bản - trình bày - chỉnh sửa - in ấn. D. Gõ văn bản - trình bày - in ấn - chỉnh sửa
Câu 5: Hệ soạn thảo văn bản có thể làm được những việc gì?:
A. Nhập và lưu trữ văn bản
B. Sửa đổi văn bản
C. Trình bày văn bản
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 6: Trong các bộ mã dưới đây, bộ mã nào không hỗ trợ Tiếng Việt?
A. ASCII
B. UNICODE
C. TCVN3
D. VNI
Câu 7: Trong các phông chữ cho hệ điều hành WINDOWS dưới đây, phông chữ nào không dùng
mã VNI?
A. Time New Roman
B. VNI-Times
C. VNI-Top D. Cả B và C đều đúng
Câu 8: Trong các phông chữ dưới đây., phông chữ nào dùng mã Unicode?
A. VNI-Times
B. VnArial
C. VnTime
D. Time New Roman
Câu 9: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?
A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản.
B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản.

C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản.
D. Từ - câu - đoạn văn bản – kí tự.
Câu 10: Gõ văn bản cần theo quy tắc nào?
a. Các dấu câu đứng sát ngay sau từ đứng trước nó
b. Giữa hai từ là các dấu cách trống để phân cách
c. Không cần theo quy tắc nào cả
d. Cả a,b,c đều đúng
Hoạt động 4. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

a)
b)

Mục tiêu: Giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
Sản phẩm: HS biết mở rộng các kiến thức của mình thơng qua các u cầu của giáo viên.

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
Yêu cầu HS về nhà học bài, ứng dụng bằng
dùng phần mềm MS Word, tìm hiểu thêm các
phần mềm soạn thảo văn bản khác.
Làm các bài tập trang 98 sgk
Xem trước nội dung bài 15

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- HS về nhà học bài
- Tìm một số phần mềm soạn thảo văn bản
- Làm bài tập về nhà
- Chuẩn bị nội dung bài mới

6



TUẦN 20, 21

Tiết 39, 40, 41

§15. LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD
I. MỤC TIÊU

-

1. Kiến thức:
– Nắm được cách khởi động và kết thúc Word.
– Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản.
– Biết được ý nghĩa của một số đối tượng chính trên màn hình làm việc của Word.
2. Kĩ năng:
– Làm quen với bảng chọn, thanh công cụ.
3. Thái độ
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học
4. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù môn học cần phát triển:
Nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng.
Sử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông dụng theo hướng dẫn để chia sẻ, trao đổi
thông tin với bạn bè và người thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: SGK, Giáo án, phịng máy tính

2. HS: SGK, vở ghi...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
TUẦN
TIẾT

39
20
40
21

41

NỘI DUNG
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
1. Màn hình làm việc của Word
2. Kết thúc phiên làm việc với Word
3. Soạn thảo văn bản đơn giản
a. Mở tệp văn bản
b. Con trỏ văn bản và con trỏ chuột
c. Gõ văn bản
d. Các thao tác biên tập văn bản
Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Hoạt động khởi động
Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Để có thể soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính cần có những gì?
Đ/a: Phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt, bộ mã và bộ font tương thích
Tạo tình huống có vấn đề
7


* Mục tiêu: HS biết hệ soạn thảo văn bản Microsoft word.
GV yêu cầu HS nêu các hệ soạn thảo văn bản mà em biết ?
GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
1. Màn hình làm việc của Word
a. Mục tiêu: Biết các cách khởi động MS Word, biết các thành phần chính trên màn hình
Word.
b. Nội dung dạy học:
Màn hình làm việc của Word
Khởi động:
– Cách 1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Word trên màn hình nền.
– Cách 2: Kích chuột vào Start  All Programs  Microsoft Word.
a) Các thành phần chính trên màn hình.
Word cho phép người dùng thực hiện các thao tác trên văn bản bằng nhiều cách:
– sử dụng lệnh trong bảng chọn.
– biểu tượng (nút lệnh) tương ứng trên thanh cơng cụ.
– các tổ hợp phím tắt.

b) Thanh bảng chọn:
Thanh bảng chọn chứa tên các bảng chọn: File, Edit, View, Insert, Format, …

8



c) Thanh công cụ:
Để thực hiện lệnh, chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ.

c. Phương tiện dạy học: Máy vi tính và dùng để minh họa trực quan.
d. Phương pháp dạy học: Trực quan.
e. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khuyến khích học sinh lên bảng thực hiện khởi động Thực hiện theo yêu cầu
phần mềm MS Word. Yêu cầu học sinh vừa thực hiện vừa
thuyết minh để các bạn cùng nghe.
- Nếu học sinh hoàn thành tốt, nên tuyên dương trước lớp để
khuyến khích những học sinh khác.
- Gọi những học sinh có cách khởi động khác
Thực hiện lại các bước trong thao tác khởi động MS Word để
học sinh ghi nhớ (như ở phần nội dung).
Giới thiệu về màn hình soạn thảo văn bản.
quan sát và ghi bài
2. Kết thúc phiên làm việc với Word
a. Mục tiêu: Biết các cách lưu văn bản, kết thúc phiên làm việc với văn bản, kết thúc phiên
làm việc với Word
b. Nội dung dạy học:
Kết thúc phiên làm việc với Word.
Các cách để lưu văn bản:
Cách 1: Chọn File  Save.
Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh Save
trên thanh công cụ chuẩn.
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.
Để kết thúc phiên làm việc với văn bản:
Cách 1: File Close

Cách 2: nháy chuột tại nút ở bên phải bảng chọn.
Để kết thúc phiên làm việc với Word:
Cách 1: Chọn File  Exit .
Cách 2: Nháy vào nút
ở góc trên bên phải màn hình Word.
c. Phương tiện dạy học: Máy vi tính dùng để minh họa trực quan.
d. Phương pháp dạy học: Trực quan.
e. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đưa yêu cầu nội dung
Tìm hiểu và thao tác trên máy, xong đại
- Lưu văn bản bằng cách nào?
diện trình bày
- Khi lưu xảy ra những trường hợp gì?
Lưu ý thêm lưu văn bản với tên gì, lưu trữ ở đâu. Tự tìm hiểu SGk và thao tác trên máy
Cho HS trình bày
tính
3. Soạn thảo văn bản đơn giản
a. Mục tiêu: Biết các mở tệp văn bản mới, mở tệp văn bản đã có, phân biệt con trỏ văn bản,
con trỏ chuột, các chế độ khi gõ văn bản
b. Nội dung dạy học:
a. Mở tệp văn bản.
9


Tạo văn bản mới:
Cách1: Chọn File  New;
Cách 2: Nháy chuột vào nút  trên thanh công cụ chuẩn;
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.

Mở một tệp văn bản đã có:
Cách 1: Chọn File  Open
Cách 2: Nháy chuột vào nút Open trên thanh công cụ chuẩn;
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.
b) Con trỏ văn bản và con trỏ chuột.
Con trỏ văn bản
Con trỏ văn bản có dạng | ln nhấp nháy và chỉ ra vị trí hiện thời nơi các kí tự sẽ xuất
hiện khi ta gõ văn bản từ bàn phím. Khi gõ văn bản, con trỏ văn bản sẽ di chuyển từ trái sang
phải và từ trên xuống dưới. Nếu muốn chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản, ta phải di
chuyển con trỏ văn bản tới vị trí cần chèn.
Con trỏ chuột
Ở trong vùng soạn thảo con trỏ chuột có dạng
nhưng đổi thành
khi ra ngồi vùng
soạn thảo
c) Cách gõ văn bản

Khi ở cuối dòng, con trỏ soạn thảo sẽ tự động xuống dịng.

Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn và sang đoạn mới.

Có 2 chế độ gõ văn bản:
+ Chế độ chèn (Insert): nội dung văn bản gõ từ bàn phím sẽ được chèn vào trước nội
dung đã có từ vị trí con trỏ văn bản
+ Chế độ đè (Overtype): Mỗi kí tự gõ từ bàn phím sẽ ghi đè, thay thế kí tự đã có ngay
bên phải con trỏ văn bản

Nhận biết: Nếu chữ OVR sáng: đang ở chế độ đè. Ngược lại đang ở chế độ chèn
Cách chuyển đổi giữa hai chế độ gõ: Nhấn Insert hay nháy đúp chuột vào nút OVR
trên thanh trạng thái

c. Phương tiện dạy học: Máy vi tính dùng để minh họa trực quan.
d. Phương pháp dạy học: Trực quan.
e. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS tìm hiểu SGK và thao tác trên máy cách mở 1 văn Đại diện các nhóm trình
bản mới.
bày mẫu
Nêu u cầu tìm hiểu trên máy cách mở tệp văn bản đã có
Trình bày
Có mấy loại con trỏ trên màn hình? Phân biệt các loại con
trỏ?
Tìm hiểu và thao tác trên
Cách di chuyển con trỏ văn bản?
máy, xong đại diện trình
Tự tìm hiểu SGk và thao tác trên máy tính: các chế độ gõ văn bày
bản
Trình bày
d. Các thao tác biên tập văn bản
a. Mục tiêu: Biết các cách chọn văn bản, sao chép, di chuyển, xóa văn bản
b. Nội dung dạy học:
Các thao tác biên tập văn bản.
Chọn văn bản

Cách 1:
+ Đặt con trỏ văn bản vào vị trí bắt đầu chọn
+ Nhấn giữ phím Shift rồi đặt con trỏ văn bản vào vị trí kết thúc
10




Cách 2:
+
Nháy chuột tại vị trí bắt đầu chọn
+
Kéo thả chuột trên phần văn bản cần chọn
Xoá văn bản.
–Chọn phần văn bản cần xóa
–Nhấn Backspace hoặc Delete hoặc chọn Edit Cut hoặc nháy nút Cut .
Sao chép.
–Chọn phần văn bản muốn sao chép
–Chọn Edit Copy hoặc nháy nút Copy
. Khi đó phần văn bản đã chọn được lưu vào
Clipboard.
–Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần sao chép
–Chọn Edit Paste hoặc nháy nút Paste
Di chuyển
–Chọn phần văn bản cần di chuyển
–Chọn Edit Cut hoặc nháy nút Cut
Clipboard.
–Đưa con trỏ văn bản tới vị trí mới
–Chọn Edit Paste hoặc nháy nút Paste
Clipboard vào.
Ctrl + A chọn toàn bộ văn bản
Ctrl +C tương đương lệnh Copy
Ctrl + X tương đương lệnh Cut
Ctrl +V tương đương lệnh Paste

.


để xóa phần văn bản đó tại vị trí cũ và lưu vào

để chép phần văn bản được lưu trong

c. Phương tiện dạy học: Máy vi tính dùng để minh họa trực quan.
d. Phương pháp dạy học: Trực quan.
e. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Nêu yêu cầu tìm hiểu các thao tác biên tập.

Các cách chọn văn bản?
Phân biệt cách xố kí tự bằng phím Backspace và Delete ?
So sánh hai thao tác Sao chép và Di chuyển ?
Giới thiệu một số tổ hợp phím tắt

Hoạt động của HS
Đại diện các nhóm trình
bày mẫu

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại được các kiến thức và kỹ năng được học.
b. Nội dung:
c. Phương pháp dạy học: Vấn đáp tái hiện.
d. Sản phẩm: Các thao tác làm việc với word.
e. Tổ chức thực hiện: Thực hiện tại lớp học.
GV. Chiếu lại màn hình làm việc của Word và yêu cầu học sinh chỉ ra được
những thành phần cơ bản.
HS. Nhìn màn hình và kể tên các thành phần.
GV. Yêu cầu học sinh kể tên các thao tác làm việc với tệp văn bản.
HS. Đứng tại chỗ kể tên: Tạo tệp mới, lưu tệp, mở tệp đã có, đóng tệp.

GV. Yêu cầu học sinh kể tên các thao tác khi làm việc với khối văn bản.
HS. Chọn văn bản, xóa văn bản, sao chép văn bản và di chuyển văn bản.
(Có thể thay các câu hỏi trên bằng bộ các câu hỏi trắc nghiệm)

11


PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1: Để khởi động phần mềm MS Word, ta thực hiện:
A. Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word
B. Nháy chuột vào biểu tượng trên màn hình nền
C. Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền
D. Cả A và C
Câu 2: Muốn lưu văn bản vào đĩa, ta thực hiện:
A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S
B. Nhấn tổ hợp phím Alt+S
C. Nháy chuột vào nút lệnh
trên thanh công cụ
D. Cả A và C
Câu 3: Kết thúc phiên làm việc với Word, ta thực hiện:
A. Chọn File → Exit
B. Nháy chuột vào biểu tượng ở góc trên bên phải màn hình (thanh tiêu đề)
C. Chọn Format → Exit
D. Cả A và B
Câu 4: Tên tệp do Word tạo ra có phần mở rộng là gì?
A. .TXT
B. .COM
C. .EXE
D. .DOC
Câu 5: Các đối tượng chính trên màn hình làm việc của Word:

A. Thanh bảng chọn
B. Thanh công cụ C. Thanh định dạng D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 6: Muốn lưu văn bản vào đĩa, ta thực hiện:
A. Edit → Save… B. Insert → Save…
C. File → Save…
D. Edit → Save
Câu 7: Theo em giao diện của word thuộc loại:
A. Dòng lệnh
B. Bảng chọn
C. Cả A và B
D. Không thuộc cả A và B
Câu 8: Có thể lưu văn bản dưới nhiều tên khác nhau khơng? Hãy chỉ ra cách và cho biết có hạn
chế gì khơng?
Câu 9: Để xóa phần văn bản được chọn, ta thực hiện:
A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+X
B. Chọn lệnh Edit → Cut
C. Cả A và B
D. Chọn lệnh Edit→ Paste
Câu 10: Để mở tệp văn bản có sẵn ta thực hiện:
A. Chọn File→ Open
B. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ
C. Cả A và B
D. Chọn File→ New
Câu 11: Để cho toàn bộ văn bản ta dùng tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl + A
B. Ctrl + O
C. Ctrl + N
D. Ctrl + S
Câu 12: Để cho tồn bộ văn bản ta dùng tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl + C

B. Ctrl + B
C. Ctrl + A
D. Ctrl + X
Thực hành trên máy, vận dụng quy tắc gõ và thao tác với văn bản:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu: Vận dụng các thao tác về word để thực hiện văn bản đơn giản.
b. Nội dung: Xác định cách làm việc với Word
c. Sản phẩm: Bài thực hành đánh văn bản.
d. Tổ chức thực hiện: Thực hiện trên máy tính.
- Giới thiệu cho học sinh về các chế độ xem màn hình: Normal, Web layout,
Print layout, Outline, Full screen... và yêu cầu học sinh về nhà thực hiện lại để
phân biệt (chỉ áp dụng khi học sinh có máy ở nhà)
- Yêu cầu học sinh đọc trước bài tập và thực hành 6: Xem mục đích, yêu cầu
và nội dung của bài thực hành để biết nhiệm vụ phải thực hiện.
12


Tuần 21- Tiết 42

BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
-Biết được ý nghĩa của một số thành phần chính trên màn hình làm việc của Word.
-Biết cách gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản
2. Về kỹ năng:
-Thực hiện một số thao tác cơ bản khi làm việc với word: khởi động, kết thúc phiên làm
việc, thao tác với tệp văn bản,…

-Nhận biết và sử dụng được một số thành phần chính trên màn hình làm việc của word.
-Thực hiện được các thao tác biên tập văn bản.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích mơn tin học.
- Tn thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu
đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,……

4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, thực hành, làm việc theo nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGK, bài giảng, câu hỏi...
- Học sinh: SGK, vở ghi bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi dạng trắc nghiệm
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh củng cố và mở rộng kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học:Tài liệu câu hỏi.
(5) Sản phẩm: Học sinh biết củng cố và mở rộng kiến thức của mình về hệ soạn thảo.
1. Hệ soạn thảo văn bản là phần mềm ____.
A. hệ thống
B. ứng dụng
C. tin học
D. soạn thảo
2. Hệ soạn thảo văn bản cho phép:
A. nhập văn bản
B. chỉnh sửa văn bản C. lưu trữ và in ấn văn bản D. Cả a, b, c

3. Trình bày văn bản bao gồm chức năng:
A. định dạng kí tự
B. định dạng đoạn văn bản
C. định dạng trang văn bản
D. Tất cả đều đúng
4. Đơn vị xử lí văn bản nào là nhỏ nhất?
A. Kí tự
B. Từ
C. Câu
D. Đoạn
5. Đơn vị xử lí văn bản nào là lớn nhất?
A. Kí tự
B. Từ
C. Câu
D. Đoạn
6. Sắp xếp đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn:
a. Kí tự - Từ - Câu - Đoạn
b. Từ - Kí tự - Câu - Đoạn
c. Đoạn - Kí tự - Câu - Từ
d. Đoạn - Câu - Từ - Kí tự
7. Sắp xếp đơn vị xử lí văn bản từ lớn đến nhỏ:
a. Kí tự - Từ - Câu - Đoạn
b. Từ - Kí tự - Câu - Đoạn
c. Đoạn - Kí tự - Câu - Từ
d. Đoạn - Câu - Từ - Kí tự
8. Kiểu gõ nào sử dụng các phím số để bỏ dấu cho chữ?
A. VNI
B. TELEX
C. TCVN3
D. ABC

13


9. Kiểu gõ nào sử dụng các phím chữ để bỏ dấu cho chữ?
A. VNI
B. TELEX
C. TCVN3
D. ABC
10. Có hai kiểu gõ tiếng Việt phổ biến là ____và ____.
A. VNI – TELEX
B. TCVN3 – TELEX C. VNI – Windows D. Tất cả đều sai
11. Dòng chữ “Trung taam Tin Hojc” được nhập theo kiểu gõ ___.
A. TELEX
B. TCVN3
C. VNI
D. UNICODE
12. Dòng chữ “Trung ta6m Tin Ho5c” được nhập theo kiểu gõ ___.
A. TELEX
B. TCVN3
C. VNI
D. UNICODE
13. UNICODE là bộ mã ___.
a. chuẩn Quốc tế
b. chuẩn Việt Nam
c. chuẩn mã 32 bit
d. không được sử dụng
14. VNI là bộ mã ___.
a. chuẩn Quốc tế
b. chuẩn Việt Nam
c. chuẩn mã 32 bit

d. không được sử dụng
15. Font chữ: .VnArial, .VnTimes,…tương ứng với bộ mã ___.
a. TELEX
b. VNI
c. TCVN3
d. UNICODE
16. Font chữ: Arial, Times New Roman,…tương ứng với bộ mã ___.
a. TELEX
b. VNI
c. TCVN3
d. UNICODE
17. Font chữ : VNI-Avo, VNI-Times,… tương ứng với bộ mã ____.
a. TELEX
b. VNI
c. TCVN3
d. UNICODE
18. Phần mềm gõ tiếng Việt gồm:
a. Unikey
b. Vietkey
c. Cả hai câu đều đúng
d. Cả hai câu đều sai
19. Để soạn thảo được tiếng Việt, cần:
A. Font chữ tiếng Việt
B. Phần mềm gõ tiếng Việt
c. Cả hai câu đều đúng
d. Cả hai câu đều sai
20. Chuyển sang tiếng Việt đoạn gõ sau: "Chuwcs mungf nawm mowis"
A. Chúc mừng năm mới
B. Chúc mùng nằm mơi
C. Chúc mừng nam mói

D. Chức mùng năm mới
21. Chuyển sang tiếng Việt đoạn gõ sau: "Nam5 moi34 phat1 tai5"
A. Năm mới phát tài
B. Nạm mõi phát tại C. Năm mỏi phát tai D. Năm mõi phát tài
22. Để xóa kí tự bên phải con trỏ khi soạn thảo văn bản ta sử dụng phím
A. Shift
B. End
C. Delete
D. Back Space
23. Khi soạn thảo văn bản Word, phím Enter được dùng khi:
A. Đánh chữ hoa
B. Sao chép
C. Cách khoảng
D. Kết thúc một đoạn văn
Câu 24. Câu nào đúng trong các câu sau?
A. Word là phần mềm ứng dụng
B. Word là phần mềm hệ thống
C. Word là phần mềm tiện ích
D. Word là phần mềm soạn thảo
Câu 25: Theo em, giao diện của Word thuộc loại nào?
A. Dòng lệnh
B. Bảng chọn
C. Cả A và B
D. Đáp án khác
Câu 26: Những phát biểu nào sau đây là đúng đối với việc sử dụng tổ hợp phím tắt?
A. Mất nhiều thời gian
B. Nhanh hơn
C. Cần phải mở bảng chọn tương ứng.
D. Chậm hơn sử dụng lệnh
Câu 27: Trong Word, để mở mới một văn bản, ta có thể nhấn tổ hợp phím:

A. Ctrl+N
B. Ctrl+O
C. Ctrl+Q
D. Ctrl+P
Câu 28: Muốn hủy bỏ thao tác vừa thực hiện, chẳng hạn xóa nhầm một kí tự, ta:
A. nháy chuột vào
B. chọn lệnh Edit – Undo
C. nhấn tổ hợp phím Ctrl – Z
D. Tất cả các thao tác trên
Câu 29: Có thể lưu văn bản với nhiều tên khác nhau được khơng?
A. Được
B. Khơng
Câu 30: Phím Insert trong soạn thảo văn bản có tác dụng gì?
A. Bật chế độ gõ đè văn bản
B. Bật chế độ gõ chèn văn bản
14


C. Định dạng văn bản
D. Khơng có tác dụng gì
Câu 31: Để chèn nội dung có trong bộ nhớ đệm vào văn bản, ta.
A. chọn lệnh Edit – Paste
C. nhấn tổ hợp phím Ctrl – V
Câu 32: Cách khởi động Word:

C. nháy nút
trên thanh công cụ
D. Tất cả các thao tác trên

A. Nháy đúp chuột vào biểu tượng

trên màn hình nền
B. Start  All Programs  Microsoft PowerPoint
C. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Microsoft Excel trên màn hình
nền
D. Start  All Programs  Microsoft Excel
Câu 33: Để đóng MS-Word, ta dùng lệnh/phím tắt.
A. File/Close
B. Tools/Exit
C. Alt-F4
D.Tất cả đều sai
Câu 34: Cách tạo mới một văn bản:
A. Ấn tổ hợp Ctrl + N
B. Nháy chuột vào nút
lệnh
C. File  New...
D. Cả 3 cách đều đúng
Câu 35: Trong Word, tổ hợp phím Ctrl - X được dùng để:
A. Cắt một đoạn văn bản
B. Sao chép một đoạn văn bản
C. Cắt và sao chép một đoạn văn bản
D. Dán một đoạn văn bản
Câu 36: Phím Home có chức năng:
A. Di chuyển con trỏ soạn thảo về đầu dòng
B. Di chuyển
con trỏ chuột về đầu dòng
C. Di chuyển con trỏ soạn thảo về cuối dòng D. Di chuyển con trỏ
soạn thảo về đầu văn bản
Câu 37: Với cơng việc nào sau đây trong Word 2003 thì dùng bảng chọn VIEW - Toolbars:
A. Khi muốn tạo một bảng biểu (table)
B. Khi muốn thay đổi phông chữ

C. Khi muốn sao chép văn bản
D. Khi muốn mở hoặc tắt một thanh cơng
cụ
Câu 38: Chức năng của nút lệnh
A. Lưu tệp đang mởB. Đóng tệp đang mở
mở
D. Mở tệp đã có

C. In tệp đang

Câu 39: Chức năng của nút lệnh
A. In tệp văn bản đang mở
B. Sao chép văn
bản
C. Lưu tệp đang mở
D. Mở tệp đã có
Câu 40: Khi thoát khỏi MS Word, hộp thoại sau xuất hiện khi:
A. Văn bản chưa lưu lần nào
B. Văn bản chưa lưu lần cuối
C. Văn bản chỉ mới lưu 1 lần
D. Ms Word khơng có hộp thoại này
Câu 41: Chức năng của nút lệnh
A. Xem văn bản trước khi in
B. Tạo tệp mới
C. In tệp văn bản
D. Tìm kiếm tệp tin
Câu 42: Cách mở một văn bản có sẵn trên đóa:
A. Ấn tổ hợp Ctrl+O
B. File  Open...
C. Nháy chuột vào

D. Cả ba cách trên
15


Câu 43: Muốn lưu tệp văn bản đang mở với tên khác ta thực
hiện:
A. File  Save As...
B. File  Save
C. Edit  Save As... D. File 
Open...
Câu 44:
Biểu tượng bên chứa các lệnh:
a. New
b. Open
c. Save
d. Tất cả các đều đúng
Câu 45: Phím End có chức năng:
A. Di chuyển con trỏ soạn thảo về đầu dòng
B. Di chuyển con trỏ chuột về đầu dòng
C. Di chuyển con trỏ soạn thảo về cuối dòng
D. Di chuyển con trỏ soạn thảo về đầu văn bản
Câu 46: Để sao chép khối văn bản, ta chọn khối văn bản
rồi thực hiện:
A. Nháy chuột vào nút lệnh
B. Ấn tổ hợp Ctrl+C
C. Edit  Copy
D. Cả ba cách đều đúng
Câu 47. Để chọn (qt khối) văn bản, ta sử dụng ____ để thực hiện thao tác.
a. chuột
b. bàn phím

c. bàn phím kết hợp với chuột
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 48. Để chọn một từ, ta thực hiện thao tác nhấp chuột ___ lần liên tục.
a. 2
b. 1
c. 3
d. 4
Câu 49. Để chọn một đoạn văn bản, ta thực hiện thao tác nhấp chuột ___ lần liên tục.
a. 3
b. 1
c. 2
d. 4
Câu 50. Thao tác lưu tập tin được thực hiện bằng tổ hợp phím ____.
a. Ctrl + N
b. Ctrl + O
c. Ctrl + S
d. Ctrl + A
Câu 51. Để lưu tập tin đã có với một tên khác, ta nhấn ____.
a. F12
b. Ctrl+S
c. Ctrl+O
d. Ctrl+N
Câu 52. Biểu tượng
được sử dụng khi thực hiện thao tác ____.
a. Sao chép văn bản
b. In nhanh tập tin
c. Di chuyển văn bản d. Dán văn bản
Câu 53. Biểu tượng
tương ứng với thao tác nhấn tổ hợp phím ____.
a. Ctrl+C

b. Ctrl+V
c. Ctrl+X
d. Ctrl+E
Câu 54. Để hiển thị thanh thước kẻ trong Word 2007, thực hiện thao tác _____.
a. View - Show/Hide - Ruler
b. Review - Show/Hide - Ruler
c. Show/Hide - View – Ruler
d. Show/Hide - Review - Ruler
Hoạt động 2: Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại bài học hôm nay.
- Chuẩn bị bài tập và thực hành số 6.

16


Tuần 22- Tiết 43, 44

BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 6. LÀM QUEN VỚI WORD


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
-Biết được ý nghĩa của một số thành phần chính trên màn hình làm việc của Word.
-Biết cách gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản
2. Về kỹ năng:
-Thực hiện một số thao tác cơ bản khi làm việc với word: khởi động, kết thúc phiên làm
việc, thao tác với tệp văn bản,…
-Nhận biết và sử dụng được một số thành phần chính trên màn hình làm việc của word.
-Thực hiện được các thao tác biên tập văn bản.
3. Về thái độ:

- Tiếp tục khơi gợi lịng ham thích mơn tin học.
- Tn thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu
đáo, có sáng tạo, khơng thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,……

4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, thực hành, làm việc theo nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGK, phịng máy tính ...
- Học sinh: SGK, vở ghi bài…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động hướng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi dạng trắc nghiệm
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh củng cố và mở rộng kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học:Máy vi tính, máy chiếu, SGK.
(5) Sản phẩm: Học sinh biết củng cố và mở rộng kiến thức của mình về hệ soạn thảo.
(6) Nội dung hoạt động:
Câu 1: Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện:
A. Nhập văn bản.
B. Sửa đổi, trình bày văn bản, kết hợp với các văn bản khác.
C. Lưu trữ và in văn bản.
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 2: Chức năng chính của Microsoft Word là gì?
A. Tính tốn và lập bản.
B. Tạo các tệp đồ hoạ.
C. Soạn thảo văn bản.
D. Chạy các chương trình ứng dụng khác.

Câu 3: Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?
A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản.
B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản.
C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản.
D. Từ - câu - đoạn văn bản – kí tự.
Câu 4: Trong Microsoft Word, giả sử hộp thoại Font đang hiển thị là Time New Roman, để gõ
được Tiếng Việt, trong Vietkey cần xác định bảng mã nào dưới đây:
A. VietWare_X
B. Unicode
C. TCVN3_ABC
D.VNI Win
Câu 5: Trong các phông chữ dưới đây, phông chữ nào dùng mã Unicode
A. VNI-Times
B. .VnArial
C. .VnTime
D. Time New Roman
Câu 6: Để khởi động phần mềm MS Word, ta
17


A. Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word B. Nháy chuột vào biểu tượng
trên màn hình nền C. Nháy chuột vào biểu tượng trên màn hình nền
D. Cả A và C
Câu 7: Để xóa phần văn bản được chọn, ta
A. nhấn tổ hợp phím Ctrl+X;
B. chọn lệnh Edit → Cut;
C. Cả A và B;
D. chọn lệnh Edit→Paste;
Câu 8: Để chọ toàn bộ văn bản ta dùng tổ hợp phím nào dưới đây ?
A. Ctrl + C

B. Ctrl + B
C. Ctrl + A
D. Ctrl + X
Câu 9: Muốn lưu văn bản vào đĩa, ta thực hiện:
A. Edit → Save…
B. Insert → Save…
C. File → Save…
D. Edit → Save
as…
Câu 10: Để mở tệp văn bản đã có, ta nhấn tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl + A
B. Ctrl + O
C. Ctrl + N
Ctrl + S
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Khởi động Word 2003 và tìm hiểu các thành phần của cửa sổ
(1) Mục tiêu: HS thực hành được việc khởi động, thao tác với các bảng chọn, nút công cụ.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, mô phỏng
(3) Nội dung hoạt đơng:
A) Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word
a1) Khởi động Word.
a2) Phân biệt thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh trạng thái, các thanh cơng cụ trên màn hình.
a3)Tìm hiểu các cách thực hiện lệnh trong Word.
a4) Tìm hiểu một số chức năng trong các bảng chọn: Mở, đóng, lưu tệp, hiển thị thước đo, hiển
thị các thanh công cụ (chuẩn, định dạng, vẽ hình).
a5) Tìm hiểu các nút lệnh trên một số thanh công cụ.
a6) Thực hành với thanh cuộn dọc và thanh cuộn ngang để di chuyển đến các phần khác nhau
của văn bản.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Thực hành được các thao tác.

(6) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm 2 học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Hướng dẫn cách tạo 1 thư mục cho riêng mình trên
ổ đĩa chứa dữ liệu (ổ D:)
- Hướng dẫn cách sử dụng Unikey,VietKey.Kiểu gõ
hs tự chọn. Khởi động Microsoft Word sau đó chọn
phông chữ tương ứng với bảng mã đã chọn

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Tạo thư mục theo hướng dẫn của
giáo viên
- Hs thực hiện theo hướng dẫn
của giáo viên.

-Yêu cầu học sinh tiến hành tìm hiểu và thực hành
các yêu cầu a1→a3 trong bài thực hành.
- Hướng dẫn thực hiện một số lệnh đơn giản.
- Hướng dẫn thực hiện các bước a5) + a6)

- Thực hiện a1)  a6)

2. Thực hành soạn thảo các bài đơn giản
(1) Mục tiêu: HS thực hành được trên Word 2003 các bài tập trong SGK
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, mô phỏng
(3) Nội dung hoạt động: B) Soạn thảo văn bản đơn giản
18


b1) Nhập đoạn văn bản (không sửa lổi)
(SGK – trang 107)

b2) Lưu văn bản với tên Don xin hoc
b3) Sửa các lỗi chính tả (nếu có)trong bài
b4) Thử gõ với cả 2 chế độ: chế độ chèn và chế độ đè.
b5) Tập di chuyến, xóa, sao chép văn bản, dùng cả 3 cách: lệnh trong bảng chọn, nút
lệnh trên thanh cơng cụ và tổ hợp phím tắt.
b6) Lưu văn bản đã sửa.
b7) Kết thúc Word
c) Bài thực hành gõ tiếng Việt
(SGK – trang 108)
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Thực hành được các thao tác.
(6) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm 2 học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gõ đoạn văn bản.
- Hs chọn bảng mã Unikey và gõ đoạn văn theo yêu - Thực hiện các bước còn
cầu.
lại
+ Hướng dẫn lần lượt các bước b2)  b7)
Hoạt động 3: Luyện tập
(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng thực hành bài tập theo hướng dẫn của GV.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, thực phạm và mơ phạm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm 2 HS 1 máy
(4) Phương tiện dạy học: Máy vi tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh hoàn thiện bài thực hành của giáo viên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Bước 1: HS nhận nhiệm vụ

Cho HS đoạn văn mẫu đã chuẩn bị
HS nghe GV nêu câu hỏi
Bước 2. Quan sát và hướng dẫn HS
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát HS thực hiện yêu cầu
- HS vận dụng kiến thức vừa học để
thực hành các yêu cầu của GV.
Bước 3. GV yêu cầu các nhóm thực hành và Bước 3. Thực hành, góp ý, bổ sung
thảo luận nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
để hoàn thiện
- GV nhận xét, khen ngợi tinh thần học tập
- HS nhận xét lẫn nhau, bổ sung ý
kiến.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học:Máy vi tính, máy chiếu, SGK.
(5) Sản phẩm: Học sinh biết mở rộng kiến thức của mình về hệ soạn thảo văn bản Word
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Bước 1: HS nhận nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về tìm hiểu thêm về hệ soạn thảo HS nghe GV giao nhiệm vụ.
Word 2003.
GV có thể gợi mở cho HS việc tìm hiểu và sử dụng
một số chức năng của hệ soạn thảo thông qua
19



Internet?
Bước 2. GV hướng dẫn HS
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
Trong quá trình HS tìm hiểu ở nhà, GV tiếp tục hỗ - HS thơng qua Internet tìm hiểu
trợ HS nếu HS thắc mắc.
theo yêu cầu của GV
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá
Bước 3. HS nộp sản phẩm
- GV nhận xét, khen ngợi tinh thần học tập
- HS hồn thành
- GV chính xác lại câu trả lời của HS.

20


Tuần 23- Tiết 45

§16. ĐỊNH DẠNG VĂN VẢN


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
Hiểu nội dung ba mức định dạng văn bản: kí tự, đoạn văn bản, trang.
2. Về kỹ năng:
Biết soạn thảo và trình bày văn bản hành chính thông thường với ba kiểu định dạng trên.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lịng ham thích mơn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản, thực hiện đúng các thao tác
định dạng để có những văn bản trình bày đẹp và nhất quán.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận,

chu đáo, có sáng tạo, khơng thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,……
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực tự học, làm việc theo nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGK, bài giảng, phòng máy
- Học sinh: SGK, vở ghi bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động:
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có động cơ thực hiện định dạng với các đoạn văn có sẵn,
nhằm làm cho bài soạn thảo thêm sinh động và thu hút người đọc hơn.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh nắm bắt được các định dạng văn bản.
GV chuẩn bị một vài ví dụ về các loại định dang trang, ký tự, đoạn cho học sinh quan sát.
Cho HS phát biểu một số ví dụ về văn bản đẹp được trình bày bằng máy nhằm tạo sự hứng thú
khi soạn thảo cần định dạng văn bản để thu hút người đọc hơn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Khái niệm định dạng văn bản
(1) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm định dạng và thực hiện định dạng ký tự.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, mô phỏng
(3) Nội dung hoạt động:
Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản theo những thuộc tính của văn bản
nhằm mục đích cho văn bản đợc rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp nguời
đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Tiếp thu được các kiến thức về định dạng và thực hiện định dạng ký tự.
(6) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm 2 học sinh

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
- Trình chiếu văn bản 1, 2 cho cả lớp theo dõi.
 So sánh về nội dung và hình thức của 2 văn bản.
- Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm
mục đích cho văn bản đợc rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh
những phần quan trọng, giúp nguời đọc nắm bắt dễ hơn
các nội dung chủ yếu của văn bản.

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Quan sát màn hình và so sánh.
+ Nội dung 2 văn bản như nhau.
+ Hình thức VB2: đẹp hơn, rõ ràng hơn, làm
rõ được ND trọng tâm,…

21


-Giáo viên cho học sinh xem một văn bản trước và -Học sinh quan sát và nhận xét: Được chia
sau khi được định dạng. Yêu cầu học sinh nhận xét.
làm 3 loại: định dạng kí tự, định dạng
-Các lệnh định dạng được chia làm mấy loại?
đoạn văn bản và định dạng trang.
1. Định dạng kí tự
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các bước để thực hiện các thao tác về định dạng kí tự.
Nội dung hoạt động:

Định dạng kí tự
*Các thuộc tính định dạng kí tự:
- Phơng chữ (Font)
- Cỡ chữ (Size)

- Kiểu chữ (Style)
- Màu chữ (Color)
-Các thuộc tính khác
Cách 1: Các bước thực hiện:
+ Lựa chọn văn bản
+ Sử dụng lệnh Format  Font…
(Hộp thoại Font hình 54.)

Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng
+ Lựa chọn văn bản
+ Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng

Sản phẩm: HS biết các bước để thực hiện các thao tác về định dạng kí tự.
Tổ chức hoạt động:

22


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Phông chữ (Font), Cỡ chữ (Size), Kiểu
chữ (Style), Màu chữ (Color)…
-Ta phản chọn văn bản cần định dạng.

-Các thuộc tính định dạng kí tự là gì?

-Trước khi muốn định dạng bước đầu tiên
ta thực hiện là gì?
-Ta có thể thực hiện thơng qua 2 cách

-Để định dạng kí tự ta có thể thực hiện
theo những cách nào?
-Học sinh chú ý theo dõi
-Giáo viên giải thích hộp thoại Font.
-Giáo viên giải thích cách thực hiện thứ 2
thông qua thanh công cụ định dạng.
-Học sinh chú ý theo dõi.
2. Định dạng đoạn văn bản
(1) Mục tiêu: HS nắm cách định dạng đoạn văn bản.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, mơ phỏng
(3) Nội dung hoạt động:
* Các thuộc tính định dạng đoạn văn:
+ Căn lề
+ Định dạng dòng đầu tiên
+ Khoảng cách lề đoạn văn so với lề trang
+ Khoảng cách giữa các dòng
+ Khoảng cách giữa các đoạn văn
* Các buớc định dạng đoạn văn bản:
+ Lựa chọn văn bản (đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản hoặc chọn một phần đoạn
văn bản hoặc chọn toàn bộ văn bản).
Sau xác định đoạn văn bản cần định dạng, thực hiện một trong các tiết sau:
+ Cách 1: Sử dụng lệnh
Format  Paragraph…
+ Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh cơng cụ định dạng
Thơt lỊ dßng thø hai trở đi

l trỏi trang

l phi trang


Thiết đặt lề trái
của đoạn văn

V trớ l phi ca on

Thụt lề dòng đầu tiên

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Tiếp thu được các kiến thức về định dạng đoạn văn bản.
(6) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm 2 học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
-Các thuộc tính định dạng đoạn văn
bản là gì?
-u cầu học sinh trình bày các
bước định dạng đoạn văn bản.
-Giáo viên giải thích thêm những
chỗ học sinh chưa rõ.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Căn lề, Định dạng dòng đầu tiên, Khoảng
cách lề đoạn văn so với lề trang, Khoảng
cách giữa các dịng, Khoảng cách giữa các
đoạn văn.
-Học sinh tìm hiểu SGk trình bày các bước,
các cách thực hiện định dạng đoạn văn bản.
-Học sinh chú ý lắng nghe.
23


3. Định dạng trang

(1) Mục tiêu: HS nắm được cách thực hiện định dạng trang giấy.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, mô phỏng
(3) Nội dung hoạt động:
* Các thuộc tính cơ bản:
+ Kích thước các lề của trang
+ Hướng giấy
+ Khổ giấy
* Các buớc định dạng trang
Chọn File  Page Setup…
Căn
lề

Hướng giấy

(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Tiếp thu được các kiến thức về định dạng trang.
(6) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm 2 học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
-Các thuộc tính cơ bản của định dạng trang là gì?
-Giải thích hộp thoại page setup

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kích thước các lề của
trang, Hướng giấy, Khổ
giấy…
-Học sinh chú ý lắng nghe

Hoạt động 3: Luyện tập
(1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức vừa học hoàn thành một vài câu hỏi theo
yêu cầu của giáo viên.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, thực phạm và mơ phạm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm 2 HS 1 máy
(4) Phương tiện dạy học: Máy vi tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Học sinh hồn thiện các câu hỏi của giáo viên.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Trình chiếu lại văn bản 1, 2.
- Học sinh thảo luận nhóm và tìm đáp án.
? Nêu các bước để tạo được văn bản 2 từ văn bản 1.
- Quan sát HS để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích
hợp hoặc giải đáp những thắc mắc (nếu có) cho HS.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày nội dung đã thảo
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và thao tác
luận.
trực tiếp trên máy tính.
- Có thể gọi đại diện các nhóm lên thực hiện thao tác - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
trực tiếp trên máy tính của giáo viên.
- Nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
24


Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
(3) Nội dung hoạt động: Mở 1 trang văn bản và yêu cầu hs thực hiện định dạng trang theo
mẫu
(4) Hình thức tổ chức hoạt động: phịng thực hành.
(5) Phương tiện dạy học:Máy vi tính, máy chiếu, SGK.
(6) Sản phẩm: Học sinh biết mở rộng kiến thức của mình về định dạng văn bản trong Word
2016.

Tuần 23, 24- Tiết 46, 47

§. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 7


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
Nắm được kiến thực về định dạng văn bản.
2. Về kỹ năng:
-Biết soạn và trình bày một văn bản hành chính thơng thường.
-Định dạng kí tự, định dạng đoạn, kỹ năng gõ tiếng Việt.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích mơn tin học.
- Tn thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu
đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,……

4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,
năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào
cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGK, bài giảng, câu hỏi, phịng máy tính
- Học sinh: SGK, vở ghi bài,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động hướng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi dạng trắc nghiệm
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh củng cố và mở rộng kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học:Máy vi tính, máy chiếu, SGK.
(5) Sản phẩm: Học sinh biết củng cố và mở rộng kiến thức của mình về các thao tác định

dạng văn bản.
1. Để thực hiện định dạng đoạn văn bản, thực hiện lệnh ___.
a. Format - Paragraph
b. Insert - Paragraph
c. File - Paragraph
d. Paragraph - Paragraph
2. Để thực hiện định dạng trang in, thực hiện lệnh ___.
a. Page Layout - Page Setup
b. File - Page Setup
c. Format - Page Setup
d. Insert - Page Setup
3. Để mở hộp thoại Font, ta dùng tổ hợp phím ___.
a. Ctrl+A
b. Ctrl+B
c. Ctrl+C
d. Ctrl+D
4. Biểu tượng
tương ứng với tổ hợp phím ___.
a. Ctrl+B
b. Ctrl+I
c. Ctrl+U
d. Ctrl+D
5. Biểu tượng
a. Ctrl+“=”

tương ứng với tổ hợp phím ____.
b. Ctrl+Shift+“=”

c. Ctrl+Alt+“=”


d. Shift+“=”
25


×