Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá hiệu quả giảm đường huyết và giảm cân của điện châm trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 kèm thừa cân béo phì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

TẠ VIỆT CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT VÀ
GIẢM CÂN CỦA ĐIỆN CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 KÈM THỪA CÂN BÉO PHÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

TẠ VIỆT CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT VÀ
GIẢM CÂN CỦA ĐIỆN CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 KÈM THỪA CÂN BÉO PHÌ


CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60 72 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BAY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người thực hiện đề tài

Tạ Việt Cường


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... IV
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... V
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. LƯU ĐỒ ............................................................... VI
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1.

QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ BỆNH ĐTĐ ...............................................4

1.1.1.


Định nghĩa........................................................................................................ 4

1.1.2.

Phân loại bệnh ĐTĐ: ....................................................................................... 4

1.1.3.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ ............................................................................. 4

1.1.4.

Điều trị ĐTĐ type 2: ........................................................................................ 5

1.1.5.

Điều trị cụ thể .................................................................................................. 5

1.2.

QUAN ĐIỂM CỦA YHCT VỀ BỆNH ĐTĐ: ............................................11

1.2.1.

Đại cương: ..................................................................................................... 11

1.2.2.

Triệu chứng lâm sàng..................................................................................... 12


1.2.3.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: ................................................................ 13

1.2.4.

Biến chứng: .................................................................................................... 13

1.2.5.

Điều trị: .......................................................................................................... 14

1.3.

QUAN ĐIỂM CỦA YHHĐ VỀ BỆNH BÉO PHÌ ......................................15

1.3.1.

Định nghĩa: .................................................................................................... 15

1.3.2.

Phân loại béo phì............................................................................................ 15

1.3.3.

Ngun nhân: ................................................................................................. 16

1.3.4.


Chẩn đốn: ..................................................................................................... 16

1.3.5.

Cận lâm sàng:................................................................................................. 17

1.3.6.

Chẩn đoán xác định: ...................................................................................... 17

1.3.7.

Điều trị ........................................................................................................... 17

1.3.8.

Biến chứng của béo phì: ................................................................................ 20

1.4.

QUAN NIỆM CỦA YHCT VỀ BỆNH BÉO PHÌ: .....................................22

1.4.1.

Đại cương: ..................................................................................................... 22

1.4.2.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: ................................................................ 22


1.4.3.

Điều trị: .......................................................................................................... 23

i


1.5. TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU THEO YHCT ĐỐI VỚI BỆNH ĐTĐ VÀ
BÉO PHÌ: ...............................................................................................................23
1.6.

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN: ...........................24

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 34
2.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN ............................................................34

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 34

2.1.2.

Phương tiện nghiên cứu ................................................................................. 36

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................36


2.2.1.

Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................................... 36

2.2.2.

Phương pháp tiến hành .................................................................................. 38

2.2.3.

Tiêu chuẩn theo dõi........................................................................................ 42

2.2.4.

Đánh giá độ an toàn: ...................................................................................... 42

2.2.5.

Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu .................................................. 43

2.2.6.

Vấn đề y đức: ................................................................................................. 43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 45
3.1.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ......................45

3.1.1.


Phân bố theo giới: .......................................................................................... 46

3.1.2.

Phân bố theo tuổi: .......................................................................................... 47

3.1.3.

Phân bố theo thời gian bệnh: ......................................................................... 48

3.1.4. So sánh các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trước và sau
can thiệp: ...................................................................................................................... 49

3.2.

PHÂN TÍCH PHÂN TẦNG VÀ KHỬ NHIỄU:.........................................68

3.2.1.

Phân tích glucose huyết tương lúc đói theo thời gian mắc bệnh ................... 68

3.2.2.

Phân tích nồng độ glucose lúc đói sau can thiệp theo vịng eo ...................... 69

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................... 70
4.1.

ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN GIỮA HAI NHÓM ........................................70


4.1.1.

Đặc điểm biến số nền ..................................................................................... 70

4.1.2.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân giữa hai nhóm .................... 71

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT VÀ GIẢM
CÂN .....................................................................................................................72
4.2.1.

Về sự giảm cân............................................................................................... 72

4.2.2.

Về sự giảm glucose ........................................................................................ 74

4.3.

ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA ĐỀ TÀI ...........................................80
ii


4.3.1.

Điểm mạnh ..................................................................................................... 80

4.3.2.


Điểm yếu ........................................................................................................ 80

4.4.

VỀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI .......................................................82

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 82
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................82

5.2.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. A
PHỤ LỤC ........................................................................................................ D

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

:

Body mass index (chỉ số khối cơ thể)

CLS


:

Cận lâm sàng.

CRP

:

Reative Protein (protein C phản ứng)

DCCT

:

Diabetes Control and Complications Trial
(thử nghiệm biến chứng và kiểm soát đái tháo đường)

DPP-4

:

Dipeptidyl Peptidase-4

ĐTĐ

:

Đái tháo đường.


ECG

:

Điện tâm đồ.

HCCH

: Hội chứng chuyển hóa.

HDL-C

: High density lipoprotein cholesterol (lipoprotin trọng lượng phân tử cao)

HOMA

: Homeostasis Model Assessment (mơ hình lượng giá hằng định nội môi)

IL

: Interleukin

LDL

: Low density lipoprotein (lipoprotin trọng lượng phân tử thấp)

NGSP

: National Glycohemoglobin Standardization Program
(chương trình chuẩn hóa Glycohemoglobin quốc gia)


RCTs

: Randommized control trials (thử nghiệm can thiệp kiểm soát ngẫu nhiên)

RLLM

: Rối loạn lipid máu

SATQ

: Siêu âm tổng quát

TC

: Total Cholesterol (cholesterol toàn phần)

TG

: Triglyceride

THA

: Tăng huyết áp

TNF alpha : Tumor Necrosis Factor (yếu tố hoại tử u)
TPTNT

: Tổng phân tích nước tiểu.


VLDL

: Very low density lipoprotein (lipoprotin trọng lượng phân tử rất thấp)

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

YHCT

:

Y học cổ truyền.

YHHĐ

:

Y học hiện đại.

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố tuổi giữa hai nhóm ............................................................47
Bảng 3.2 So sánh thời gian mắc bệnh ĐTĐ type 2 giữa hai nhóm................48
Bảng 3.3 So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa hai nhóm ..........49
Bảng 3.4 So sánh glucose huyết tương sau can thiệp theo thời gian bệnh và giá trị pvalue ...........................................................................................................................68
Bảng 3.5 So sánh nồng độ glucose huyết tương sau can thiệp theo vòng eo và giá trị pvalue ...........................................................................................................................69


v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ. LƯU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới tính.................................................................46
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo giới tính giữa hai nhóm ........................................46
Biểu đồ 3.3 Độ tuổi trung bình hai nhóm ......................................................47
Biểu đồ 3.4 So sánh thời gian mắc bệnh giữa hai nhóm ................................48
Biểu đồ 3.5 So sánh BMI thời điểm đầu và cuối nghiên cứu ........................52
Biểu đồ 3.6 So sánh vòng eo thời điểm đầu và cuối nghiên cứu ...................53
Biểu đồ 3.7 So sánh vịng mơng thời điểm đầu và cuối nghiên cứu ..............54
Biểu đồ 3.8 So sánh nồng độ glucose huyết tương lúc đói trước và sau can
thiệp ...........................................................................................................................55
Biểu đồ 3.9 So sánh nồng độ Cholesterol-TP huyết tương trước và sau can
thiệp ...........................................................................................................................56
Biểu đồ 3.10 So sánh nồng độ HDL huyết tương giữa hai nhóm trước và sau can
thiệp ...........................................................................................................................57
Biểu đồ 3.11 So sánh nồng độ LDL huyết tương giữa hai nhóm trước và sau can
thiệp ...........................................................................................................................58
Biểu đồ 3.12 So sánh nồng độ Triglycerid huyết tương ở hai nhóm thời điểm
trước và sau can thiệp ................................................................................................59
Biểu đồ 3.13 So sánh nồng độ men gan AST huyết tương ở hai nhóm thời
điểm trước và sau can thiệp.......................................................................................60
Biểu đồ 3.14 So sánh nồng độ men gan ALT huyết tương ở hai nhóm thời
điểm trước và sau can thiệp.......................................................................................61
Biểu đồ 3.15 So sánh nồng độ xét nghiệm BUN huyết tương giữa hai nhóm
thời điểm trước và sau can thiệp. ..............................................................................62
Biểu đồ 3.16 So sánh nồng độ Creatinin huyết tương giữa hai nhóm thời
điểm trước và sau can thiệp.......................................................................................63
Biểu đồ 3.17 So sánh số lượng hồng cầu huyết tương giữa hai nhóm thời

điểm trước và sau can thiệp.......................................................................................64

vi


Biểu đồ 3.18 So sánh số lượng bạch cầu trong huyết tương ở hai nhóm thời
điểm trước và sau can thiệp.......................................................................................65
Biểu đồ 3.19 So sánh số lượng tiểu cầu trong huyết tương ở hai nhóm thời
điểm trước và sau can thiệp.......................................................................................66
Biểu đồ 3.20 So sánh nồng độ glucose huyết tương đói sau can thiệp giữa hai
nhóm theo thời gian bệnh ..........................................................................................68
Biểu đồ 3.21 So sánh nồng độ glucose huyết tương đói giữa hai nhóm sau
can thiệp theo vịng eo...............................................................................................69

Lưu đồ 3.1 Tuyển mộ, ngẫu nhiên hóa và theo dõi bệnh nhân ......................45
Lưu đồ 3.2 Tuyển mộ, ngẫu nhiên hóa và theo dõi bệnh nhân ......................45

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 21 là thế kỷ của những bệnh chuyển hóa, hai trong số những bệnh có
tỷ lệ mắc gia tăng nhanh nhất là thừa cân- béo phì và đái tháo đường (ĐTĐ). Tỷ lệ
mắc gia tăng nhanh khơng chỉ ở những quốc gia phát triển mà cịn ở cả những quốc
gia đang phát triển. Theo tổ chức y tế thế giới vào tháng 6/2016, tỷ lệ dân số béo phì
trên thế giới đã tăng gấp đơi so với năm 1980. Năm 2014, có khoảng 1.9 tỷ người
trên 18 tuổi là thừa cân và 600 triệu người béo phì [38]. Cịn tại Việt Nam năm 2014
có khoảng 25% dân số bị thừa cân [7], điều này gây ra một gánh nặng vô cùng lớn
đối với ngành y tế vì béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh
ĐTĐ type 2, bệnh lý xương khớp, bệnh lý về túi mật, một số bệnh lý về hô hấp và

một số bệnh lý ung thư đe dọa tính mạng người bệnh, ảnh hưởng đến năng suất lao
động của tồn xã hội [36]. Béo phì và ĐTĐ là hai bệnh không lây thường đi kèm
với nhau. Tỷ lệ tiểu ĐTĐ tăng từ 108 triệu người năm 1980 lên mức 422 triệu người
năm 2014 và gia tăng rất nhanh ở những nước có thu nhập thấp và trung bình như
Việt Nam [37]. Trong số những bệnh nhân ĐTĐ tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 chiếm
khoảng 90% do lối sống tĩnh tại, thức ăn nhiều calo và hút thuốc lá [26]. Hoa Kỳ và
phương Tây có tỷ lệ mắc ĐTĐ và béo phì cao, trong khi tại khu vực châu Á như Ấn
độ, Thái Lan tỷ lệ người thừa cân/béo phì thấp song lại có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao hơn.
Người dân ở khu vực châu Á có nguy cơ mắc ĐTĐ với mức béo phì thấp hơn, mắc
phải nhiều biến chứng hơn và tử vong sớm hơn các khu vực khác [39].
Những điều trị hiện tại cho bệnh ĐTĐ và béo phì bao gồm chế độ ăn kiêng,
tập thể lực và sử dụng các loại thuốc giảm cân, các thuốc hạ đường huyết uống hay
tiêm như insulin. Tuy nhiên những điều trị này khiến bệnh nhân phải chịu nhiều tác
dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan, thận và nguy cơ phải tăng liều thuốc, loại thuốc
sử dụng theo thời gian [23]. Do đó cần phải có những biện pháp điều trị bổ sung
vừa đảm bảo tính an tồn, hiệu quả và sẵn có trong điều trị hai bệnh lý này. Một
trong các biện pháp đang được tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm cả trên mơ hình
động vật và lâm sàng là điện châm. Điện châm là hình thức điều trị kết hợp châm

1


cứu của y học cổ truyền (YHCT) và dòng điện tác dụng vào cơ thể thông qua kim
châm cứu lên các huyệt đặc hiệu. Hình thức điều trị này đã mang lại nhiều kết quả
khả quan cả trên thực nghiệm và lâm sàng.
Điện châm huyệt Túc tam lí, Quan nguyên có tác dụng giảm đường huyết
trên mơ hình chuột gây ĐTĐ type 2 [40], [32], [25], [27], [31]. Điện châm trên
huyệt Khí hải, Tứ mãn, Thủy phân, Thủy đạo, Túc tam lý, Phong long, Tam âm
giao, Khúc trì, Hợp cốc, Nội đình có tác dụng làm giảm cân ở phụ nữ béo phì [18],
[21], [41].

Những nghiên cứu của các tác giả trước đây cho thấy điện châm có tác dụng
giảm cân và giảm đường huyết trên mơ hình thực nghiệm và trên người. Tuy nhiên
những nghiên cứu này khi tiến hành trên người thì lại gặp phải một số khó khăn đó
là cỡ mẫu nhỏ hoặc thời gian theo dõi ngắn hoặc cơng thức huyệt và tính chất của
dịng điện (tần số, kiểu xung, cường độ), thời gian một lần châm cứu chưa có sự
thống nhất giữa các tác giả. Trong các nghiên cứu này chỉ có hai tác giả nghiên cứu
trên đối tượng bệnh nhân vừa có ĐTĐ type 2 vừa có thừa cân/béo phì [24], [33].
Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu tiến hành khảo sát tác dụng giảm
cân của điện châm nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu trên đối tượng bệnh
nhân có hai bệnh kết hợp là ĐTĐ type 2 kèm thừa cân/ béo phì. Nhận thấy tính ứng
dụng của phương pháp điện châm trên hai bệnh chuyển hóa có tỷ lệ gia tăng nhanh
trong thời gian gần đây nên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm các
mục tiêu để trả lời câu hỏi nghiên cứu như sau:

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Liệu điện châm theo cơng thức huyệt (Khúc trì, Hợp cốc, Trung quản, Thủy
phân, Thủy đạo, Túc tam lí, Phong long) kết hợp với thuốc hạ đường huyết uống có
làm giảm đường huyết và giảm cân tốt hơn trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 kèm thừa
cân/ béo phì hay khơng?

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tác dụng giảm đường huyết và giảm cân của điện châm phối hợp với
thuốc hạ đường huyết uống trên những bệnh nhân ĐTĐ type 2 có kèm thừa cân/ béo
2


phì điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh viện YHCT Bảo Lộc và khoa Khám bệnh
viện II tỉnh Lâm Đồng từ tháng 2/2017 đến tháng 7/2017.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. So sánh mức độ giảm đường huyết đói ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2
kèm thừa cân/béo phì điều trị bằng metformin và sulphonylurea kết
hợp với điện châm với nhóm bệnh nhân chỉ dùng metformin và
sulphonylure.
2. So sánh mức độ giảm cân ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 kèm thừa
cân/béo phì điều trị bằng metformin và sulphonylure kết hợp với điện
châm với nhóm bệnh nhân chỉ dùng metformin và sulphonylure.
3. Đánh giá tính an tồn của điện châm trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 kèm
thừa cân/ béo phì có sử dụng thuốc hạ đường huyết uống.

3


CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ BỆNH ĐTĐ

1.1.1. Định nghĩa

ĐTĐ là một thuật ngữ chung chỉ tình trạng rối loạn về chuyển hóa với đặc
trưng chính là tình trạng tăng đường huyết mạn tính. Ngun nhân có thể do giảm
bài tiết insulin hay rối loạn hoạt động của insulin hay kết hợp cả hai cơ chế trên
[29].
1.1.2. Phân loại bệnh ĐTĐ:

Bệnh ĐTĐ có 4 thể bệnh bao gồm:
 ĐTĐ type 1 do phá hủy tế bào beta, thường dẫn đến sự thiếu hụt hoàn

insulin.
 ĐTĐ type 2 do sự giảm tăng dần bài tiết insulin trên nền tảng đề
kháng insulin.
 ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ hai hay
thứ ba trong thai kỳ mà chưa chắc chắn là ĐTĐ.
 Một số thể ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác như hội chứng
ĐTĐ đơn gen (MODY), do bệnh lý của tuyến tụy như xơ tụy hoặc
ĐTĐ gây ra bởi thuốc như corticoid [20].
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ

a) Đường huyết sau khi nhịn ăn tối thiểu 8h ≥126 mg/dL (7 mmol/L)
hoặc
b) Đường huyết 2h sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL
(11.1 mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp đường huyết theo hướng dẫn
của Tổ chức y tế thế giới: bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi
làm nghiệm pháp, sử dụng 75g glucose khan hịa tan hồn tồn trong
250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân
ăn khẩu phần có khoảng 150-200g carbonhydrat mỗi ngày
4


hoặc
c) HbA1c ≥6.5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm nên được làm trong những
labo đạt chuẩn NGSP và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn DCCT
hoặc
d) Ở những bệnh nhân có những triệu chứng kinh điển của tình trạng tăng
glucose huyết hoặc có bệnh lý nặng do tăng glucose huyết gây nên kèm
theo xét nghiệm glucose huyết tương tại một thời điểm bất kỳ ≥ 200
mg/dL (≥11.1 mmol/L)
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết xét nghiệm chẩn

đoán a, b, d ở trên thì cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán.
Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
1.1.4. Điều trị ĐTĐ type 2:
1.1.4.1.

Nguyên tắc chung:

Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
1.1.4.2.

Nguyên tắc:

Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp
điều trị bệnh đái tháo đường.
Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì
số đo huyết áp hợp lý, phịng các rối loạn đông máu.
Cần phải dùng insulin trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm
trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật
1.1.5. Điều trị cụ thể
1.1.5.1.

Insulin

Chỉ định sử dụng insulin
Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1c trên 9.0%
mà mức glucose máu lúc đói trên 15.0 mmol/L.
5


Người bệnh đái tháo đường nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ

nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột qụy...
Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ
glucose máu; người bệnh có tổn thương gan…
Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.
Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả;
người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…
Điều chỉnh liều insulin:
Khi tăng liều sulfonylure đến mức tối đa hoặc liệu pháp insulin đạt tới mức
0.3 UI/kg mà vẫn không làm hạ được lượng đường trong máu.
Điều chỉnh mức liều insulin cứ 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/tuần.
1.1.5.2.

Thuốc hạ đường huyết uống:

Metformin (Dimethylbiguanide):
Là thuốc được sử dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia. Trước đây 30 năm là
thuốc điều trị chính của đái tháo đường type 2. Các loại viên metformin có hàm
lượng như sau: 500 mg, 850 mg, 1000 mg.
 Liều khởi đầu viên 500 hoặc 850 mg: 500 hoặc 850 mg (viên/ngày)
 Liều tối đa: 2500 mg/ngày. Ít khi dùng đến liều 2500 mg/ngày vì ở
liều này tác dụng giảm glucose huyết không tăng nhiều mà tác dụng
phụ lại nhiều hơn.
Metformin tác động chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng cũng
làm tăng tính nhạy của insulin ngoại vi. Tác dụng hạ glucose trong khoảng 2-4 mmol/L
và giảm HbA1c đến 2%. Vì nó khơng kích thích tụy chế tiết insulin nên khơng gây hạ
đường máu khi sử dụng đơn độc.
Metformin còn là thuốc được khuyến cáo lựa chọn dùng điều trị người đái
tháo đường có thừa cân, béo phì vì có tác dụng trung tính lên cân nặng.
Metformin có thể gây ra tác dụng khơng mong muốn ở đường tiêu hóa, nên dùng


6


cùng bữa ăn và bắt đầu bằng liều thấp (500 mg/ngày). Ngưỡng liều hiệu quả lâm
sàng trong khoảng 1500 mg đến 2000 mg/ngày và liều tối đa là 2500 mg/ngày.
Chống chỉ định của metformin: suy tim nặng, bệnh gan (kể cả nghiện rượu).
bệnh thận (creatinin máu > 160 μmol/l), người có tiền sử nhiễm toan lactic, do làm
tăng nguy cơ nhiễm acid lactic. Metformin cũng chống chỉ định ở những trường hợp
có thiếu oxy mơ cấp như người đang có nhồi máu cơ tim, shock nhiễm trùng…
Sulphonylure:
Sulphonylure kích thích tụy tiết insulin. Tác động làm giảm glucose trung
bình là 50 – 60 mg/dL, giảm HbA1c tới 2%. Sulphonylure được dùng thận trọng với
người già. người bị bệnh thận (creatinine máu> 200 μmol/L) hoặc rối loạn chức
năng gan khi đó liều thuốc cần được giảm đi. Sulfonylure không được sử dụng để
điều trị tăng glucose máu ở người bệnh đái tháo đường type 1, nhiễm toan ceton,
người bệnh có thai, và một số tình trạng đặc biệt khác như nhiễm trùng, phẫu
thuật…
Các loại sulphonylure:
 Thế hệ 1: Những thuốc thuộc nhóm này gồm tolbutamide,
chlorpropamide, diabetol... thường hàm lượng 500 mg. Các thuốc
thuộc nhóm này hiện nay ít được sử dụng do độc tính cao đối với thận
(vì thuốc có trọng lượng phân tử lớn).
 Thế hệ 2: Những thuốc thuộc nhóm này bao gồm glibenclamide,
gliclazide, glipizide, glyburide…
Những thuốc thuộc thế hệ này có tác dụng hạ glucose máu tốt, ít độc hơn
những thuốc thuộc thế hệ 1. Nhóm gliclazide các tác dụng đặc hiệu lên kênh vận
chuyển Kali phụ thuộc ATP (adenosin triphosphate) làm phục hồi đỉnh tiết sớm của
insulin gần giống sự bài tiết insulin sinh lý nên ít gây hạ glucose máu hơn các thuốc
sulfonylure khác.
Liều thông thường với các nhóm thuốc là:

– Glipizide từ 2.5mg đến 20mg/ngày.
– Gliclazide từ 40 – 320 mg/ngày

7


– Gliclazide MR từ 30 – 120 mg/ngày.
– Glimepiride từ 1.0 – 6.0 mg/ngày – có thể tới 8.0 mg/ngày.
– Glibenclamide từ 1.25 – 15.0 mg/ngày.
Các thuốc sulfonylurea được sử dụng rộng rãi dưới dạng đơn trị liệu hoặc
phối hợp với các thuốc nhóm biguanide, glitazone, thuốc ức chế alpha glucosidase,
ức chế DPP-4. insulin.
Ức chế Alpha – glucosidase
Thuốc có tác dụng ức chế enzym alpha-glucosidase có tác dụng phá vỡ
carbohydrat thành đường đơn (monosaccharide). Tác dụng này làm chậm hấp thu
monosaccharide, do vậy hạ thấp lượng glucose máu sau bữa ăn. Những thuốc nhóm
này gồm:
 Thế hệ 1 (nhóm acarbose): Loại này thường gây các tác dụng không
mong muốn kèm theo như đầy bụng, ỉa chảy…
Liều thuốc có thể tăng từ 25mg đến 50mg hoặc 100mg/mỗi bữa ăn.
 Thế hệ 2 (nhóm voglibose): thuốc nhóm này chủ yếu ức chế q trình
phân hủy đường đơi nên ít các tác dụng khơng mong muốn hơn.
Liều thuốc có thể tăng từ 01 đến 02 viên/mỗi bữa ăn.
Chú ý khi sử dụng thuốc:
 Thuốc cần sử dụng phối hợp với một loại hạ glucose máu khác.
 Thuốc uống ngay trong khi ăn.
Meglitinide/Repaglinide
Nhóm thuốc kích thích bài tiết insulin sau ăn.
Về lý thuyết nhóm này khơng thuộc nhóm sulfonylurea nhưng nó có khả
năng kích thích tế bào bêta tuyến tụy tiết insulin - nhờ có chứa nhóm benzamido.

Về cách sử dụng có thể dùng như một đơn trị liệu hoặc kết hợp với
Metformin. với insulin. Người ta cũng đã có những số liệu chứng minh việc kết hợp
Repaglinid với NPH trước khi đi ngủ đạt kết quả tốt trong điều trị hạ glucose máu ở
người đái tháo đường type 2.
Liều dùng: Hiện có hai thuốc trong nhóm này
8


 Repaglinide liều từ 0.5 đến 4 mg/bữa ăn. Liều tối đa 16 mg/ngày.
 Netaglinide liều từ 60 đến 180 mg/bữa ăn. Liều tối đa 540 mg/ngày.
Thiazolidinedione (glitazone)
Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt
hóa PPARG (peroxisome proliferator-activated receptor G) vì vậy làm tăng thu nạp
glucose từ máu. Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản
quá trình sản xuất glucose từ gan
Thuốc chính sẵn có là Pioglitazone. Thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết
hợp với các thuốc uống khác hoặc insulin. Tác dụng phụ bao gồm tăng cân. giữ
nước và rối loạn chức năng gan. Khi dùng thuốc xét nghiệm chức năng gan phải
được làm thường quy 2 tháng một lần.
Liều dùng: Pioglitazone liều từ 15 đến 45 mg/ngày.
Chống chỉ định của nhóm thuốc này là ở những người có triệu chứng hoặc
dấu hiệu suy tim, tổn thương gan, thận. Nhiều chuyên gia, nhiều quốc gia cũng
khuyến cáo khơng nên phối hợp nhóm thuốc glitazone với insulin.
Thuốc ức chế DPP-4(Dipeptidyl peptidase-4)
Cơ chế tác dụng: ức chế enzyme DPP-4. là một enzyme có tác dụng thối
giáng GLP-1 qua đó làm tăng nồng độ GLP-1(Glucagon-like peptide) có họat tính.
Thuốc ức chế DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0.5 – 1.4%. Khi dùng đơn độc không gây
hạ đường huyết và không làm thay đổi cân nặng.
Các thuốc ức chế hoạt động của DPP-4 đã được kiểm chứng lần đầu vào cuối
những năm 1990 của thế kỷ 20. nhưng không được sử dụng vào lâm sàng.

Các thuốc ức chế DPP-4 cho đến nay đã có 2 thế hệ:
 Thế hệ 1 đã phát triển hoàn thiện và được áp dụng vào điều trị là các
thuốc Sitagliptin (2007)
 Thế hệ 2 là Saxagliptin (2009). Ngoài ra là các thuốc như Vidagliptin
(2008) phổ biến ở châu Âu.
Liều dùng:

9


o Sitagliptin: viên uống 50-100 mg. Liều thường dùng 100 mg/ngày
uống 1 lần. giảm đến 50 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính cịn
30-50 ml/1 phút và 25 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ước tính giảm
cịn 30 ml/1 phút. Tác dụng phụ có thể gặp là viêm hầu họng.
nhiễm khuẩn hơ hấp trên. dị ứng ngứa ngồi da. đau khớp.
Nguy cơ viêm tụy cấp thay đổi theo nghiên cứu.
o Vildagliptin viên uống 50 mg. Liều uống 50 mg 1-2 lần/ngày.
Giảm HbA1c khoảng 0.5-1%. Tác dụng phụ gồm viêm hầu
họng. nhiễm trùng hơ hấp trên, chóng mặt, nhức đầu. Có một
số báo cáo hiếm gặp về viêm gan khi dùng thuốc. Khuyến cáo
theo dõi chức năng gan mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên khi sử
dụng và định kỳ sau đó.
o Saxagliptin viên uống 2.5-5 mg uống 1 lần trong ngày. Liều
giảm đến 2.5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận giảm dưới 50
ml/phút. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 0.5-0.9%. Tác dụng
phụ bao gồm viêm hầu họng. nhiễm trùng hô hấp trên. mẩn
ngứa. dị ứng. nhiễm trùng tiết niệu.
o Linagliptin: viên 5 mg uống 1 lần trong ngày. Thuốc làm giảm
HbA1c khoảng 0.4-0.6% khi kết hợp với sulfonylure.
metformin. pioglitazone. Khoảng 90% thuốc được thải khơng

chuyển hóa qua đường gan mật. 1-6% thải qua đường thận vào
nước tiểu. Thuốc không cần chỉnh liều khi độ lọc cầu thận
giảm đến 15 ml/1 phút.
Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2( Sodium
Glucose Transporter 2)
Glucose được lọc qua cầu thận sau đó được tái hấp thu chủ yếu ở ống thận
gần dưới tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose (Sodium Glucose
coTransporters (SGLT)). SGLT2 giúp tái hấp thu khoảng 90% glucose lọc qua cầu
thận. do đó ức chế tác dụng của kênh này ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 sẽ làm tăng thải

10


glucose qua đường tiểu và giúp giảm glucose huyết. Hiện tại ở Việt Nam chỉ lưu
hành thuốc Dapagliflozin.
Dapaglifozin: viên 10 mg. Liều thườg dùng là 10mg. liều 5 mg được khuyến
cáo khởi đầu ở người suy gan nặng (Child Pugh C) nếu dung nạp tốt tăng lên 10 mg.
Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 0.5-0.8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với
các thuốc hạ đường huyết khác hoặc insulin.
Thuốc sẽ giảm tác dụng khi độ lọc cầu thận suy giảm nên không khuyến cáo sử
dụng cho bệnh nhân suy thận trung bình đến nặng (độ thanh thải creatinin (CrCl <
60ml/1 phút hoặc độ lọc cầu thận ước tính eGFR < 60 ml/phút/1.73 m2 da).
Các tác dụng phụ có thể gặp: Nhiễm nấm đường niệu dục. nhiễm trùng tiết niệu.
Có thể gặp nhiễm ceton acid với mức glucose huyết tương bình thường. Do đó khơng
sử dụng thuốc này ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 và thận trọng nếu nghi ngờ bệnh nhân
ĐTĐ type 2 thiếu insulin trầm trọng.
Thống kê qua 22 nghiên cứu lâm sàng. tỷ lệ về ung thư bàng quang ở nhóm
bệnh nhân điều trị với dapagliflozin là 10/6045 (0.17%) và trên bệnh nhân dùng giả
dược hoặc thuốc so sánh là 1/3512 (0.03%). Tuy nhiên khơng có bằng chứng rõ ràng là
dapagliflozin làm tăng tỷ lệ các loại ung thư này [8].


1.2.

QUAN ĐIỂM CỦA YHCT VỀ BỆNH ĐTĐ:

1.2.1. Đại cương:

Trong lý luận của YHCT khơng có khái niệm ĐTĐ tuy nhiên chững triệu
chứng chính có thể gặp của ĐTĐ như ăn nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều, gầy sút cân
có thể gặp trong chứng “tiêu khát”.
Tiêu có nghĩa là hao tổn. sút kém đi dần dần biều thị tình trạng sức khỏe suy
giảm dần dần. Khát khơng có ý nghĩa là khát nước đơn thuần mà cịn có nghĩa là âm
dịch hao tổn, cơ thể luôn luôn sinh ra nhiệt từ bên trong. Biểu hiện nên tình trạng
họng khơ, da khơ, trong người buồn bực bức bồi khó chịu, có thể ảnh hưởng đến
việc đại tiện, tiểu tiện như nước tiều vàng sậm, phân táo.[1]

11


Bệnh tiêu khát được đề cập rất sớm trong y văn YHCT. Trong tác phẩm Nội
Kinh Tố Vấn. chương 47 “Kỳ bệnh luận” có đề cập đến nguyên nhân gây ra bệnh
tiêu khát là do ăn nhiều chất béo. ngọt”phàm chất béo. khiến người sinh chứng nội
nhiệt. vị ngọt khiến người sinh chứng trung mãn. Đến khi khí đó tràn lên sẽ chuyển
thành chứng tiêu khát”
Trong tác phẩm Kim quỹ yếu lược. thiên thứ 13. Trương Trọng Cảnh cũng
đề cập đến bệnh danh tiêu khát và nêu nên phương pháp chữa bằng các bài thuốc
như Thận khí hồn. Bạch hổ nhân sâm thang. [2]
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng

Những biểu hiện nổi bật của chứng tiêu khát bao gồm ăn nhiều. uống nhiều.

tiều nhiều và nước tiểu có vị ngọt.
Trong Kim quỹ yếu lược. Trương Trọng Cảnh đã mơ tả tình trạng con trai
mắc tiêu khát thì đi tiểu tiện rất nhiều “uống 1 đấu. tiểu tiện một đấu”. Tuy nhiên
cũng có tình trạng bệnh nhân lại tiểu tiện khó. người phát nóng “Mạch Phù. tiểu tiện
khơng lợi. hơi nóng là Tiêu khát”. Ngồi ra cịn có chứng đại tiện phân táo. Lý Lang
Trung đời Đường đề cập đến triệu chứng nước tiểu có vị ngọt ở bệnh nhân mắc tiêu
khát. Sách “Sinh gia bảo” mô tả: Chứng tiêu khát là ngày đêm uống nước hằng trăm
chén. còn sợ chưa đủ. tiểu tiện đi luôn. màu nước tiểu dày đặc. trên có váng nổi. vị
ngọt như mật..các giống trùng tụ lại mà ăn. đó là tình trạng rất nguy kịch. gọi là
bệnh tiêu khát”
Đền đời Tống trở về sau các nhà y gia lại căn cứ vào ba triệu chứng uống
nhiều. ăn nhiều. tiều nhiều mà chia thành ba thể bệnh là Thượng tiêu. Trung tiêu và
Hạ tiêu.
 Thượng tiêu: triệu chứng nổi bật là khát nước nhiều. môi khô lưỡi
khô. đại tiện bình thường. tiểu tiện đi nhiều lần là do phế nhiệt tân
dịch bị tổn thương.
 Trung tiêu: ăn nhiều nhưng hay đói. đại tiện phân táo là do Vị táo
thực.

12


 Hạ tiêu: tiểu tiện ra nhiều, như dầu mỡ là do thận âm bất túc. Uống
một phần tiểu ra một phần, nặng hơn thì tiều ra nhiều hơn lượng uống
vào, liệt dương, sắc đen xạm thì cả thận dương cũng bị suy.[3]
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

Bệnh tiêu khát gây ra bởi phần âm và tân dịch bị hao tổn gây ra. Những yếu
tố làm tân dịch suy kiệt bao gồm ăn nhiều chất béo ngọt, uống nhiều rượu, dùng
nhiều thuốc có tính bổ dương, cay nóng, phịng dục q độ và tình chí thất thường.

Ăn nhiều chất béo ngọt lâu ngày làm trung tiêu đầy tức, chất ngọt nhiều sinh
ra nội nhiệt kết ở trung tiêu làm cho Vị nhiệt, người bệnh có cảm giác thèm ăn, ăn
nhiều nhưng lại mau đói.
Tình chí lo vui mừng hay nóng giận thái q cũng làm tâm khí uất kết, hóa
hỏa thiêu đốt tân dịch, gây ra bệnh tiêu khát.
Phịng dục q độ hoặc sử dụng các thuốc có tác dụng kéo dài tuổi thọ như y
văn cổ đã nêu ra ở những đối tượng giàu có sống phóng túng về tình dục lại hay lạm
dụng những thuốc đan dược có tác dụng tăng khả năng tình dục hay làm kéo dài
tuổi thọ. Cuối cùng làm thận âm suy kiệt tân dịch hao tổn sinh nhiệt hóa hỏa gây
chứng khát nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều [9], [12].
1.2.4. Biến chứng:

Trong Kim quỹ yếu lược có nói bệnh tiêu khát có thể chuyển thành chứng
phế suy. Sách Chư bệnh nguyên hâu luận của Sào Nguyên Phương đề cập đến biến
chứng “ung thư”. hoặc lở loét ngoài da hoặc phù thũng.
Đến đời nhà Nguyên. Lưu Hà Gian cũng mô tả “Bệnh Tiêu khát phần nhiều
biến thành loại bệnh điếc, mụn lở, rôm sẩy đều là do trường vị táo nhiệt uất bốc lên,
thủy dịch khơng thấm nhuần tồn thân gây nên”.
Đến Tử Cung đời nhà Minh nói: “Bệnh tam tiêu lâu ngày, tinh huyết thiếu,
mắt khơng nhìn thấy hoặc một bên tay, chân tê liệt như chứng phong”. Khi những
triệu chứng này xuất hiện thì bệnh tình đã trầm trọng.

13


1.2.5. Điều trị:

Các biện pháp điều trị bệnh tiêu khát được mô tả khá chi tiết trong y thư.
Trong Nội kinh khi đề cập đến bệnh tiêu khát cũng nêu ra cách chữa trị bệnh này
bằng Lan thảo vì nó có tác dụng bài trừ được khí trầm uất.

Cịn trong Kim quỹ yếu lược mô tả từng bài thuốc cho từng triệu chứng nổi
bật. Ví dụ như tiểu nhiều thì dùng bài thuốc Thận khí hồn, khát nhiều thì dùng bài
Nhân sâm bạch hổ thang, khát mà tiểu tiện không thông lợi dùng bài Ngũ linh tán.
Về sau này khi bệnh tiêu khát được phân chia ra thành ba thể Thượng tiêu.
Trung tiêu và Hạ tiêu thì phép trị căn cứ vào thể bệnh để có phương thuốc thích
hợp.
Thể Thượng tiêu có thể dùng bài Bạch hổ nhân sâm thang, Ngọc nữ tiễn,
Hồng liên hồn, Thể Trung tiêu có thể dùng bài Tiêu khát phương, Hoàng kỳ
thang, Điểu vĩ thừa khí thang, Thể Hạ tiêu có thể dùng bài Lục vị hoàn, Bát vị hoàn,
Bát tiên trường thọ hoàn.
Ngoài điều trị bằng thuốc YHCT cũng đề cập đến các biện pháp khơng dùng
thuốc đó là tăng cường vận động. chế độ ăn uống hợp lý và giữ tinh thần thoải mái.
Sách Ngoại đài bí yếu nói: “Nên lao động chút ít. nhưng đừng lao động mệt mỏi
quá. cũng đừng nên làm những việc không làm nổi, ăn xong đi bách bộ, hơi thấy
khoan khối thì ngồi”. Sách Thánh tễ tổng lực nói: “Ngồi việc uống thuốc cịn nên
cắt đứt những điều ham muốn và ăn uống thanh đạm”. Hình thức điều trị này tương
tự như phương pháp điều trị thay đổi lối sống của YHHĐ, vốn là phương pháp điều
trị đầu tiên trong bệnh ĐTĐ type 2.
Ngồi ra cịn sử dụng đến châm cứu như trong sách Châm cứu đại thành của
Dương Kế Châu. Tác giả đưa ra công thức huyệt cho trị tiêu khát bao gồm: Nhân
Trung. Công tôn. Tỳ du. Trung quản. Quan xung. Nếu khát nhiều châm thêm huyệt
Chiếu hải. nếu suy giảm khả năng sinh dục thì thêm huyệt Thái khê, nếu ăn nhiều
khơng biết no thêm huyệt Túc tam lý [3], [9], [12].

14


1.3.

QUAN ĐIỂM CỦA YHHĐ VỀ BỆNH BÉO PHÌ


1.3.1. Định nghĩa:

Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng mỡ
q mức và khơng bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa. Sự phát
triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi chế độ dinh dưỡng, cung nhiều hơn cầu, kết
hợp phong cách sống tĩnh tại nhiều hơn vận động, dẫn đến tình hình béo phì tǎng
lên với tốc độ báo động, khơng những ở các quốc gia phát triển, mà cịn ở các quốc
gia đang phát triển.
Béo phì là nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, rối
loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thối hóa khớp, ung thư…
Mức độ béo phì được đánh giá theo nhiều phương pháp. trong đó cơng thức
BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) đơn giản, dễ sử dụng và được Quốc tế
công nhận [28]
BMI = Trọng lượng (kg)/(chiều cao) 2
1.3.2. Phân loại béo phì
1.3.2.1.

Theo tuổi

Béo phì bắt đầu ở tuổi trưởng thành (thể phì đại): số lượng tế bào mỡ khơng
tăng. béo phì do gia tăng sự tích tụ mỡ trong mỗi tế bào. Điều trị bằng giảm glucid
thường có kết quả.
Béo phì thiếu niên (thể tăng sản - phì đại): vừa tăng thể tích, vừa tăng số
lượng tế bào mỡ, thể béo phì này khó điều trị hơn.
1.3.2.2.

Theo sự phân bố mỡ:

Béo phì dạng nam (béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm) (android

obesity = male pattern): phân bố mỡ ưu thế ở phần cao trên rốn như: gáy, cổ, mặt,
vai, cánh tay, ngực, bụng trên rốn.

15


×