BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯƠC TP.HỒ CHÍ MINH
----------
TRƯƠNG THỊ SAO MAI
THỰC TRẠNG THỂ LỰC VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN
NĂM THỨ NHẤT HỆ 6 NĂM TẠI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016-2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯƠC TP.HỒ CHÍ MINH
----------
TRƯƠNG THỊ SAO MAI
THỰC TRẠNG THỂ LỰC VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN
NĂM THỨ NHẤT HỆ 6 NĂM TẠI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016-2017
Chuyên ngành: Y tế Công cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Đỗ Văn Dũng
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu
và phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn
bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học
khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng
có số liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa
nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu
từ hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 106 /ĐHYD-HĐ kí ngày
30/03/2017.
Tác giả
Trương Thị Sao Mai
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5
1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học ........................................................... 5
1.2. Một số số đo và chỉ số nhân trắc .......................................................... 8
1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân trắc ..................................................... 11
1.4. Sơ lược về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20
2.1. Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................... 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu....................................................... 20
2.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 20
2.4. Tiêu chí chọn mẫu .............................................................................. 20
2.5. Thu thập số liệu .................................................................................. 21
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 23
2.7. Liệt kê và định nghĩa các biến số: ...................................................... 24
2.8. Y đức................................................................................................... 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................. 35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 69
4.1. Mô tả đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ....................................... 69
4.2. Về các số đo nhân trắc ........................................................................ 70
4.3. Mục tiêu phân loại thể lực sinh viên năm thứ nhất đối tượng học 6
năm tại đại học Y Dược TP.HCM theo phân loại Bộ Y tế 1997. So sánh thể
lực giữa 2 lần đo khối RHM, YHCT, YHDP .............................................. 75
4.4. Mục tiêu xác định tỉ lệ các mức độ thể lực sinh viên năm thứ nhất đối
tượng học 6 năm tại đại học Y Dược TP.HCM bằng các chỉ số phát triển cơ
thể 76
4.5. Về thói quen ăn uống chung ............................................................... 78
4.6. Thói quen tiêu thụ các loại thực phẩm trung bình (SD)/tuần ............. 80
4.7. Hoạt động thể lực tần số và tỉ lệ ......................................................... 83
4.8. Cường độ hoạt động thể lực sinh viên (trung vị-tứ phân vị theo giới)
84
4.9. Kết quả học tập trung bình năm tần số và tỉ lệ ................................... 85
4.10. Mục tiêu xác định mối liên quan giữa đặc điểm dân số học với thể
lực sinh viên năm thứ nhất đối tượng học 6 năm tại đại học Y Dược
TP.HCM ....................................................................................................... 85
4.11. Mục tiêu xác định mối liên quan giữa thói quen dinh dưỡng, vận
động với thể lực sinh viên năm thứ nhất đối tượng học 6 năm tại đại học Y
Dược TP.HCM năm học 2016-2017 ............................................................ 86
4.12.
Mục tiêu có sự thay đổi số đo nhân trắc do vận động, dinh dưỡng: 87
4.13. Mục tiêu xác định mối liên quan thể lực ảnh hưởng đến kết quả học
tập sinh viên năm thứ nhất đối tượng học 6 năm tại đại học Y Dược
TP.HCM năm học 2016-2017 ...................................................................... 89
4.14.
Điểm mạnh và điểm hạn chế ........................................................... 89
4.15.
Điểm mới và tính ứng dụng............................................................. 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
ĐỀ XUẤT........................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
PHIẾU ĐO NHÂN TRẮC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Đk
P
T
RHM
SDD
YHCT
YHDP
Đường kính
Phải
Trái
Răng hàm mặt
Suy dinh dưỡng
Y học cổ truyền
Y học dự phòng
TIẾNG ANH
BMI
SD
WHO
Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể
Standard Deviation – Độ lệch chuẩn
World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
1.1
1.2
1.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
Phân loại thể lực và bệnh tật của Bộ y tế năm 1997
Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn của WHO và
dành riêng cho người châu Á
Hiệu số ngực bụng
Đặc tính nền của mẫu khảo sát
Số đo cân nặng, chiều cao, vịng ngực trung bình (SD) theo
giới
Các số trung bình (SD) sinh viên nam khối RHM, YHCT,
YHDP lần 1, lần 2
Các số trung bình (SD) sinh viên nữ khối RHM, YHCT,
YHDP lần 1, lần 2
Số đo chỉ số nhân trắc theo giới
Xác định tỉ lệ, phân loại sức khỏe sinh viên nam
Xác định tỉ lệ, phân loại sức khỏe sinh viên nam khối RHM,
YHCT, YHDP lần 1, lần 2
Xác định tỉ lệ, phân loại sức khỏe sinh viên nữ
Xác định tỉ lệ, phân loại sức khỏe sinh viên nữ khối RHM,
YHCT, YHDP lần 1, lần 2
Hiệu số ngực bụng theo giới
Chỉ số khối cơ thể BMI và tỉ lệ theo giới
Khám sức khỏe nhập học tần số và tỉ số theo giới
Thói quen ăn uống chung tần số và tỉ số theo giới
Thói quen ăn uống chung trung bình (SD)/ tuần theo giới
Thói quen tiêu thụ các loại thức uống trung bình (SD)/ tuần
theo giới
Thói quen ăn đậu, rau, trái cây trung bình (SD)/ tuần theo giới
Thói quen ăn nhóm đường, tinh bột trung bình (SD)/ tuần theo
giới
Thói quen ăn nhóm đạm trung bình (SD)/ tuần theo giới
Thói quen dùng vitamin và các loại khác trung bình (SD)/
tuần theo giới
Hoạt động thể lực tần số và tỉ lệ theo giới
Cường độ hoạt động thể lực sinh viên trung vị-tứ phân vị theo
giới
Hút thuốc lá tần số và tỉ lệ theo giới
Kết quả học tập tần số và tỉ lệ theo giới
Mối liên quan đặc tính dân số và thể lực sinh viên nam
Mối liên quan đặc tính dân số và thể lực sinh viên nữ
Mối liên quan thói quen dinh dưỡng chung và thể lực sinh
viên nam
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
4.1
Mối liên quan thói quen dinh dưỡng chung và thể lực sinh
viên nữ
Mối liên quan các loại thực phẩm và thể lực sinh viên nam
Mối liên quan các loại thực phẩm và thể lực sinh viên nữ
Mối liên quan cường độ vận động và thể lực của sinh viên
nam
Mối liên quan cường độ vận động và thể lực của sinh viên nữ
Mối liên quan thể lực và kết quả học tập của sinh viên nam
Mối liên quan thể lực và kết quả học tập của sinh viên nữ
So sánh các số đo nhân trắc với các nghiên cứu khác
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu các chỉ số về thể lực con người và đánh giá các chỉ số nhân
trắc của một người, một nhóm người, một dân tộc, là một phần quan trọng
trong nghiên cứu có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn. Các đặc điểm hình
thái và thể lực giúp các nhà nghiên cứu nhân chủng học, sinh học xác định
hằng số sinh thái con người, tìm các qui luật phát triển con người, phân loại
các dạng người, các nhóm chủng tộc lồi người và tìm hiểu nguồn gốc loài
người [15].Trong lĩnh vực y học người ta thường đánh giá tình trạng thể lực
và dinh dưỡng, thể lực và sức khỏe, thể lực và cái đẹp thẩm mỹ về hình thể
con người… Qui mơ lớn với mục đích tìm ra những biến đổi hình thái thể lực,
cơ thể con người qua từng giai đoạn phát triển, từng nhóm tuổi, từng chủng
tộc… Từ đó có chiến lược, giải pháp tích cực, chủ động khắc phục những yếu
tố tồn tại có ảnh hưởng đến sức khỏe, nịi giống con người.
Một Quốc gia muốn phát triển cần có nguồn lực và nguồn nhân lực là
quan trọng nhất, có tính quyết định sự tăng trưởng và phát triển của Quốc gia
đó. Nguồn nhân lực là toàn bộ con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng
nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Theo Tổ chức Y tề thế giới, dân số Việt Nam
xếp thứ mười ba dân số Thế giới. Ngân hàng Thế giới đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 3,79 điểm /10 điểm. Nguồn nhân lực trí
thức sinh viên đại học, cao đẳng tăng nhanh năm 2013 đã đạt 2.058.922 sinh
viên [10]. Theo thông tin từ báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam lần thứ
nhất do Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam
(UNFPA) nghiên cứu, xây dựng thì tình trạng sức khỏe thể chất, chiều cao
trung bình của nam giới Việt Nam hiện chỉ đạt 164,4cm (thấp hơn 13cm so
với chuẩn), trung bình chiều cao nữ Việt Nam là 153,4cm (thấp hơn 10cm so
với chuẩn). Vấn đề đặt ra là việc cải thiện thể trạng người Việt hàng chục năm
qua chậm chạp, trong khi các thói quen xấu như ăn quá mặn, quá ngọt, thiếu
rau, thiếu canxi, uống bia rượu, thuốc lá, nước giải khát có gas lại có chiều
2
hướng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngày
28/04/2011 Chính phủ đã ban hành Quyết định 641/ QĐTTg Phê duyệt “Đề
án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030
với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lực” [28] [19]. Quốc gia có nguồn
nhân lực khỏe mạnh, thơng minh, thể lực tốt là yếu tố quyết định sức mạnh
của quốc gia. Sinh viên là nguồn nhân lực trí thức quan trọng nhất vì vậy theo
dõi tình trạng thể lực của sinh viên là một việc cần thiết làm cơ sở cho đề xuất
các giải pháp nhằm tăng cường sức khỏe đảm bảo tốt nhất cho việc học tập.
Sinh viên năm thứ nhất Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đến học tập
từ vùng miền khác nhau nên có thể có tình trạng thể lực khác nhau. Sinh viên
hệ sáu năm như Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền, Y học dự phịng,
có thời gian học dài hơn so với các hệ cử nhân bốn năm, dược năm năm nên
cần quan tâm hơn đến thể lực để đạt kết quả học tập tốt hơn và nhằm đảm bảo
đội ngũ nhân viên y tế tương lai đủ về số lượng, đạt về chất lượng. Số liệu
thống kê về tình trạng thể lực ở sinh viên nói chung, năm thứ nhất nói riêng
tại Đại học Y Dược TP.HCM cịn rất ít cùng với tơn chỉ lấy sinh viên làm
trung tâm nên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng thể lực và
một số yếu tố liên quan của sinh viên năm thứ nhất hệ sáu năm tại Đại học Y
Dược Thành phố năm 2016-2017”.
3
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ các mức độ thể lực của sinh viên năm thứ nhất hệ 6 năm tại ĐHYD
TP.HCM năm 2016-2017 là bao nhiêu?
Các yếu tố đặc điểm dân số, thói quen dinh dưỡng, vận động liên quan
đến thể lực của sinh viên năm thứ nhất hệ 6 năm tại ĐHYD TP.HCM năm
2016-2017 hay không?
Sinh viên năm thứ nhất hệ 6 năm tại ĐHYD TP.HCM năm 2016-2017
có thể lực tốt sẽ có kết quả học tập tốt hơn hay không?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỉ lệ các mức độ thể lực, phân loại sức khỏe, các yếu tố liên
quan đến thể lực và ảnh hưởng của thể lực đến kết quả học tập của sinh viên
năm thứ nhất hệ 6 năm tại ĐHYD TP.HCM năm học 2016-2017.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỉ lệ các mức độ thể lực của SV năm thứ nhất hệ 6 năm tại
ĐHYD TP.HCM năm 2016-2017 bằng các số đo nhân trắc, chỉ số
phát triển cơ thể, BMI.
2. Phân loại thể lực sinh viên năm thứ nhất hệ 6 năm tại ĐHYD
TP.HCM năm 2016-2017 theo phân loại Bộ Y tế .
3. Xác định mối liên quan đặc điểm dân số học, thói quen dinh dưỡng,
vận động với thể lực của SV năm thứ nhất hệ 6 năm tại ĐHYD
TP.HCM năm 2016-2017.
4. Xác định ảnh hưởng dinh dưỡng, vận động đến thay đổi chỉ số nhân
trắc giữa 2 lần đo của khối RHM, YHCT, YHDP.
5. Xác định mối liên quan thể lực ảnh hưởng đến kết quả học tập sinh
viên năm thứ nhất hệ 6 năm tại ĐHYD TP.HCM năm học 2016-2017.
4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM
DÂN SỐ HỌC
THỂ LỰC
Số đo nhân trắc
KẾT QUẢ
VẬN ĐỘNG,
THÓI QUEN
DINH DƯỠNG
Thay đổi chỉ
số nhân trắc
HỌC TẬP
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học
Nhân trắc học (anthropometric) là môn khoa học dùng các phương pháp
toán học và thống kê để nhận định và phân tích sự đo đạc các kích thước của
cơ thể con người nhằm tìm hiểu quy luật về sự phát triển hình thái, thể lực của
cơ thể con người [15]. Tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta chia thành các
loại: Nhân trắc học chuyên nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người;
Nhân trắc học đường nghiên cứu về thể lực và các tiêu chuẩn để kiểm tra sức
khỏe của lứa tuồi học sinh; Nhân trắc thể dục thể thao nghiên cứu các tiêu
chuẩn để kiểm tra sức khỏe của vận động viên, xác định thiên hướng để chọn
vận động viên vào môn thể thao phù hợp nhất; Nhân trắc nghề nghiệp giúp
xác định nghề nghiệp thích hợp với từng người; Nhân trắc y học nhằm nghiên
cứu các quy luật phát triển của cơ thể theo từng thời kỳ để sản xuất vật dụng,
dụng cụ trong học tập, sinh hoạt, lao động, nghiên cứu những thay đổi về hình
thái do bệnh lý, dị tật bẩm sinh, chỉnh hình sau chấn thương, nhân trắc y học
phân loại các tạng người liên quan đến chức năng và khả năng nhiễm một số
bệnh, đánh giá đúng tình trạng bình thường hay bệnh tật của con người, nhân
trắc học khuôn mặt, hình thể được nghiên cứu trong việc đánh giá cái đẹp,
thẩm mỹ, nghệ thuật… [15].
Các nghiên cứu về sự phát triển của con người đã nghiên cứu về cân
nặng và tỉ lệ các kích thước cơ thể hình thành từ rất sớm như Roederer 1753,
Diezt 1757, Joseph Clake 1786. Đặc biệt nhà nhân trắc học đi tiên phong
người Đức, Rudolf Martin đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng
cụ để đo đạc kích thước cơ thể người. Năm 1919, tác giả đã xuất bản cuốn
sách “Giáo trình nhân trắc học”, đó là cuốn sách đầu tiên trình bày một cách
đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học với sự xâm nhập của toán
học, đặc biệt là thống kê. Năm 1924, tác giả cho ra đời cuốn “Chỉ nam đo đạc
cơ thể và xử lý thống kê”. Hai cuốn sách này trở thành kim chỉ nam cho
6
ngành nhân trắc học và Rudolf Martin được coi là người đặt nền móng cho
nhân trắc học hiện đại. Nhân trắc học chỉ thật sự trở thành môn khoa học với
đầy đủ ý nghĩa và tính chính xác khi R.A.Fisher, một trong những người sáng
lập môn di truyền học quần thể, xây dựng mơn thống kê tốn học ứng dụng
vào sinh học vào đầu thế kỷ XX nhân trắc học mới thực sự trở thành môn
khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó [15].
Nghiên cứu ảnh hưởng của hồn cảnh địa lý đến sự tăng trưởng chiều
cao cơ thể và chứng minh những yếu tố ảnh hưởng đó là có thật của Nold và
Volsuski năm 1961. Cũng trong thời gian này Graef và Cone đã tập hợp được
nhiều số liệu chứng tỏ tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến
sự gia tăng chiều cao và cân nặng của cơ thể. Baskirop đã cho ra đời cuốn
“Học thuyết về sự phát triển thể lực con người”. Cuốn sách này bàn về các
qui luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống
(1962). Sau đó, F. Vanderael người Bỉ đã viết cuốn sách giáo khoa về nhân
trắc học (1964), tác giả đưa ra những nhận xét toàn diện về các qui luật phát
triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân
loại thể lực theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trưng thống kê trung
bình cộng và độ lệch chuẩn.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, số liệu nhân trắc đã được ứng
dụng vào thiết kế công nghiệp phục vụ cho chiến tranh ở các nước phương
tây. Đến những năm 40 của thế kỷ XX, khơng có một thiết kế công nghiệp
nào mà không sử dụng các số liệu nhân trắc. Nhân trắc học được ứng dụng
phổ biến vào các lĩnh vực: tim mạch, tiểu đường, ung thư, đánh giá tình trạng
dinh dưỡng... Trong đó có những bộ phận chun nghiên cứu về cơ thể và
tầm vóc học sinh.
Ở Việt Nam, nhân trắc học đã bắt đầu được chú ý từ những năm 30 của
thế kỷ 20 bằng một số cơng trình lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như chiều
cao, cân nặng và vòng ngực của học sinh ở Hà Nội [15]. Trong thời kỳ này,
7
hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều do một số bác sĩ người Pháp và người
Việt Nam thực hiện tại ban nhân học thuộc Viện Viễn đông bác cổ (École
d’Extrême Orient) và tại Viện Giải phẫu học thuộc Trường đại học Y khoa Hà
Nội. Những kết quả nghiên cứu về các kích thước cơ thể người các dân tộc
Việt Nam, Hơ mông, Ê đê, Chàm, Thượng… được đăng rải rác trong 9 tập tạp
chí “Cơng trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học Trường đại học Y khoa
Đông Dương” xuất bản từ 1936 - 1944 do P.Huard làm chủ biên. Năm 1938,
P.Huard và Bigot biên soạn cuốn sách “Những đặc điểm nhân chủng và sinh
học của người Đông Dương” và cuốn sách “Hình thái học người và giải phẫu
mỹ thuật học” của hai tác giả P.Huard và Đỗ Xuân Hợp đã tập hợp được
nhiều cơng trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt Nam. Những
cơng trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đóng góp tài liệu cho việc tìm hiểu các
đặc điểm nhân trắc học và hình thái học nói chung của người Việt và một số
dân tộc ít người ở nước ta. Mặt khác, những tài liệu đó cũng góp phần vào
việc bước đầu tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
Giáo sư Đỗ Xuân Hợp - nhà nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam, đã
cùng với một số bác sỹ và sinh viên tiến hành những cơng trình nghiên cứu
nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may áo quần,
giày mũ cho bộ đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc
lập dân tộc (1945 - 1954).
Sau khi thống nhất đất nước các đề tài nghiên cứu được mở rộng theo
nhiều hướng. Hướng nghiên cứu nhân trắc chủ yếu nhằm phục vụ y học và
tập trung ở bộ môn Giải Phẫu học của các trường Đại học Y Khoa Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình… Hướng nghiên cứu nhân trắc học phục
vụ điều tra cơ bản con người Việt Nam, các đặc điểm nhân chủng học của các
dân tộc, tìm hiểu nguồn gốc người Việt Nam được thực hiện chủ yếu ở Bộ
môn Sinh học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Khảo cổ học, Viện Bảo
tàng lịch sử, trường Đại học Y Khoa Hà Nội... Trong đó, Viện Khoa học kỹ
8
thuật, Viện Bảo hộ lao động, Viện Vệ sinh dịch tễ... là các đơn vị đi sâu
nghiên cứu nhân trắc phục vụ lao động (ergonomi). Riêng hướng nghiên cứu
phục vụ quốc phòng, trong nhiều năm cũng đã được tiến hành tại bộ môn Giải
phẫu Học viện Quân Y.
Hai hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam đã được tổ chức tại Hà
Nội năm 1967 và 1972 dưới sự chủ trì của Giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng
[17]. Hàng trăm cơng trình nghiên cứu về nhân trắc học đã được tập hợp để
báo cáo trong hai hội nghị đó và được đăng lại trong cuốn “Hằng số sinh học
ở người Việt Nam” (1975) và xem như đó là những hằng số sinh học người
Việt Nam bình thường [15]. Cùng thời điểm này, 1974 tác giả Nguyễn Quang
Quyền và Đỗ Xuân Hợp đã xuất bản cuốn “Nhân trắc học và sự ứng dụng
nghiên cứu trên người Việt Nam”. Cuốn sách là sự tập hợp những cơng trình
nghiên cứu nhân trắc học trong vòng mấy chục năm của các tác giả và đồng
nghiệp khác.
1.2. Một số số đo và chỉ số nhân trắc
Trong đo đạc thống kê nhân trắc, một kích thước thay đổi kéo theo sự
thay đổi của một kích thước khác ta gọi hai kích thước đó có tương quan với
nhau.Tập hợp các cơng trình nghiên cứu ghi nhận hiện tượng tăng nhanh
chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể cũng như kích thước từng phần (các đoạn
thân thể, chi, lớp mỡ dưới da)... Điều này được nghiên cứu từ những năm đầu
thế kỷ XIX tại các nước phát triển.
Để đánh giá về tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng con người nói chung và
trẻ em nói riêng, thì thường dựa vào chỉ số sự phát triển cơ thể, các số đo hình
thái như chiều cao, cân nặng, vịng ngực, vịng cánh tay... là các chỉ tiêu quan
trọng nhất. Nhưng cũng có nhược điểm là đã coi chiều cao đứng, cân nặng,
vòng ngực là 3 đặc điểm biến đổi độc lập trong khi thực tế chỉ có chiều cao
đứng biến đổi độc lập cịn cân nặng và vịng ngực thì phụ thuộc vào chiều cao
9
đứng. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã sử dụng phương pháp tương
quan hồi qui, với quan niệm chiều cao đứng là đặc điểm biến đổi độc lập,
vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng, cân nặng biến đổi phụ
thuộc vào cả chiều cao đứng và vòng ngực.
1.2.1. Một số số đo
Chiều cao đứng là chiều cao đo từ mặt đất đến đỉnh đầu bằng thước đo
nhân trắc học và đối tượng được đo ở tư thế đứng nghiêm. Đây là một phương
pháp đánh giá có độ chính xác rất cao [15], [1]. Chiều cao ngồi là chiều cao
đo khi để đối tượng ngồi ngay ngắn trên một mặt ghế đẩu (chú ý ghế đủ cao
để bàn chân khơng chạm đất). Về mức độ chính xác cũng tương tự như khi đo
chiều cao đứng [15], [1]. Số đo các vịng,vịng ngực là các kích thước được đo
nhiều nhất, cùng với chiều cao đứng và cân nặng, nó là những số đo thường
được dùng để tính tốn chỉ số thể lực. Tuy nhiên đo bằng thước dây kém
chính xác. Cân nặng là trọng lượng tồn bộ cơ thể dùng đo lường thể lực,
cùng với chiều cao dùng đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Các số đo nhân trắc được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe, phân
loại thể lực như sau:
10
Bảng 1.1. Phân loại thể lực và bệnh tật của Bộ y tế năm 1997.
Loại sức
khỏe
Nam
Chiều cao
(cm)
Nữ
Rất khỏe
>160
Cân
nặng
(kg)
>48
Vịng
ngực
(cm)
>80
Chiều cao
(cm)
>152
Cân
nặng
(kg)
>44
Vịng
ngực
(cm)
>75
Khỏe
156-159
46-47
77-79
149-151
42-43
73-74
Trung bình
152-155
43-45
74-76
145-148
40-41
71-72
Yếu
149-151
39-42
71-73
142-144
37-39
69-70
Rất yếu
<149
<39
<71
<142
<37
<69
(Nguồn: “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho
người lao động, học sinh sinh viên các trường đại học và trung học chuyên
nghiệp”, Bộ y tế, 15/08/1997 [5])
1.2.2. Các chỉ số nhân trắc
*Chỉ số BMI:
Bảng 1.2. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn của WHO và dành riêng
cho người châu Á
Phân loại theo BMI
WHO
IDI&WPRO
Cân nặng thấp (gầy)
<18,5
<18,5
Bình thường
18,5-24,9
18,5 - 22,9
Thừa cân
25
23
Tiền béo phì
25 - 29,9
23 - 24,9
Béo phì độ I
30 - 34,9
25 - 29,9
Béo phì độ II
35 -39,9
30
Béo phì độ III
40
(Nguồn: WHO, 1998 và IDI&WPRO, 2000 [24], [30])
11
Bảng 1.3. Hiệu số ngực bụng được đánh giá như sau:
Béo
Trung Bình
Gầy
<14
14
>14
*Chỉ Số khối cơ cánh tay: Trung bình nam 25,5 cm và nữ 23 cm [24]
1.3. Tình hình nghiên cứu về nhân trắc
1.3.1. Trên thế giới
Chỉ trong vòng 50 năm riêng Liên Xơ cũ đã có hàng trăm cơng trình
nghiên cứu, ở Đức, Rumani, Tiệp Khắc, Balan, Pháp, Anh, Mỹ, Nhật cho thấy
sự tăng trưởng các kích thước tổng thể và phát triển cơ thể học sinh không
giống nhau ở các lứa tuổi, mạnh nhất ở dậy thì do ảnh hưởng của các cơ quan
nội tiết... Tốc độ tăng trưởng và sự kéo dài thời gian tăng trưởng phụ thuộc
vào các điều kiện xã hội, ví dụ theo Bunac (1941) sự tăng trưởng chiều cao ở
nam phải tới 32 tuổi mới kết thúc nhưng theo Uruxon A.M (1962) thì lại là
17-18 tuổi ở nữ và 19 tuổi ở nam. Điều kiện sinh hoạt vật chất ảnh hưởng lớn
đến cơ thể trẻ em, đó là các nghiên cứu cắt ngang.
Về nghiên cứu nhân trắc theo phương pháp theo dõi dọc được tiến hành
từ rất sớm, tuy nhiên phạm vi còn nhỏ hẹp. Philibert Guenauze Montheillard
(Pháp) là người đầu tiên đã theo dõi chiều cao của đứa con trai của mình từ
lúc mới sinh cho tới khi được 18 tuổi (từ năm 1757 đến năm 1774), và tác giả
đã rút ra được các qui luật phát triển chiều cao theo từng thời kỳ của đứa bé.
Godin (1935) đã theo dõi 10 học sinh nam ở trường thiếu sinh quân
St.Hipolite le Fort trong 5 năm liền từ 13 - 18 tuổi, kết quả nghiên cứu được
tác giả trình bày trong quyển sách dày gần 300 trang về sự phát triển các kích
thước của cơ thể, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Cuối thập niên 70 của thế kỷ XX,
các tác giả ở Trung tâm nghiên cứu sức khỏe trẻ em thuộc Trường Đại học
Harvard và Hội đồng nghiên cứu sức khỏe trẻ em thuộc trường Đại học
12
Colorado của Mỹ, đã tiến hành theo dõi dọc 50 nam và 50 nữ từ lúc 4 tuổi cho
đến 16 tuổi, nhưng khi kết thúc ở những năm đầu thập niên 90 thì chỉ cịn 6
nam và 4 nữ.
Năm 2006, WHO đã công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ nhất của trẻ <5
tuổi, bộ chuẩn này bao gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi (chiều cao/tuổi),
cân nặng theo tuổi (cân nặng/ tuổi) và BMI theo tuổi (BMI/ tuổi). Kèm theo
bộ chuẩn thứ nhất này là phần mềm Anthro 2005.
Năm 2007, WHO tiếp tục công bố bộ chuẩn tăng trưởng thứ hai gồm các
chuẩn về chiều cao theo tuổi, cân nặng theo tuổi, BMI theo tuổi, vòng đầu
theo tuổi, vòng giữa cánh tay theo tuổi của trẻ từ lúc sanh đến 19 tuổi [46],
[45], [44], [43].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về nhân trắc học ở Việt Nam
Năm 1982, Nguyễn Quang Quyền, trong cuốn “về những thông số sinh
học người Việt Nam” đã đề xuất chỉ số đánh giá thể lực mới QVC, dùng các
đường vòng để thay thế cân nặng, thay thang phân loại. Đối với hầu hết các
chỉ số thể lực ở nam 18-22 tuổi, xây dựng công thức tính khối mỡ, khối nạc
cơ thể, cơng thức tính diện tích da, tính dung tích sống [22].
Qua các cơng trình nghiên cứu từ 1980-1990 Lê Nam Trà rút ra một số
nhận xét về sự phát triển chiều cao và trọng lượng giữa các lứa tuổi và các
vùng không đồng đều nhau [11].
Từ năm 1982 đến 1989, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đã tiến hành theo dõi
dọc 77 học sinh nam và 84 học sinh nữ từ lúc 7 tuổi, nhưng tới 13 tuổi thì chỉ
cịn 37 nam và 35 nữ. Đây là một cơng trình lớn, khá tồn diện về nhiều mặt
như hình thái, thể lực, tuổi dậy thì... Qua đó có 2 bài báo cáo cơng bố kết quả
nghiên cứu về thể lực và tuổi dậy thì của học sinh. Trong khn khổ hai bài
báo này, nhóm tác giả chỉ đưa ra các hình thái đồ để so sánh về chiều cao, cân
nặng, vòng ngực, rộng ngực, dầy ngực, chỉ số Hirtz, Pignet, Kaup với hằng số
13
sinh học người Việt Nam năm 1975 và có đưa ra được bảng phân loại về mức
độ béo gầy của nhóm học sinh nghiên cứu.
Gần đây, Thầm Hồng Điệp, từ 1980 đến 1990 cũng đã theo dõi 101 học
sinh của một trường phổ thơng cơ sở có cả ba cấp 1, 2, 3 gồm 45 nam và 56
nữ từ lớp 1 đến lớp 12, nhưng sau 10 năm theo dõi, đến 16 tuổi thì chỉ cịn lại
59 học sinh với 26 nam và 33 nữ. Nhưng nổi bật của đề tài là tác giả đã ghi
nhận được hơn 30 số đo và chỉ số của hầu hết các đoạn của cơ thể người. Sau
10 năm theo dõi, so sánh giữa tốc độ tăng giữa thành thị và nông thôn, nam và
nữ trong nghiên cứu và với các nghiên cứu khác. Tác giả đưa ra qui luật phát
triển các đoạn chi hoàn toàn phù hợp với qui luật phát triển chiều cao đứng từ
đó kết luận là chỉ cần nghiên cứu sự phát triển chiều cao của toàn bộ cơ thể
rồi suy ra sự phát triển chiều dài các đoạn chi và ngược lại, từ đó thiết lập
phương trình hồi qui tuyến tính giữa chiều cao đứng với chiều dài chi và các
đoạn chi; qui luật phát triển vòng cổ lại giống với qui luật của cân nặng.
Nghiên cứu trên đã làm cơ sở cho cuốn luận văn phó tiến sĩ y dược “Đặc điểm
hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở Hà Nội” [21].
Năm 2009, Trương Đình Kiệt, Lê Đình Vấn và cộng sự đã nghiên cứu
trên thanh thiếu niên dân tộc kinh ở 6 tuổi, 12 tuổi, 16 tuổi và 22 tuổi ở khắp
cả nước từ Bắc đến Nam trong đó có ở Đồng bằng sơng Cửu Long, qua đó mơ
tả cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI của 4137 thanh thiếu niên [12].
1.3.3. Tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thể lực và các
yếu tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên
Yếu tố ảnh hưởng đến thể lực là dinh dưỡng. Nhờ các phát hiện của dinh
dưỡng học người ta lần lượt biết trong thức ăn có chứa các thành phần dinh
dưỡng cần thiết đối với cơ thể đó là các chất protein, lipid, glucid, các chất
khoáng và nước. Nếu thiếu một trong các chất này có thể gây ra nhiều bệnh
tật, thậm chí chết người như bệnh Scorbut do thiếu vitamin C, bệnh viêm da
14
Pellagra do thiếu vitamin PP, bệnh tê phù Beriberi do thiếu vitamin B1[24].
Khẩu phần ăn của con người là sự phối hợp các thành phần dinh dưỡng có
trong thực phẩm và nước một cách cân đối thích hợp với nhu cầu của cơ thể.
Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhóm sinh năng lượng như bột
đường, béo, đạm, nhóm khơng sinh năng lượng như rau vitamin, khống chất
và nước. Tình trạng dinh dưỡng người có thể được đánh giá thông qua các
biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, các chỉ số sinh hóa và các số đo nhân trắc dinh
dưỡng. Cho đến nay số đo nhân trắc dinh dưỡng được xem là nhạy, khách
quan và có ý nghĩa ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng [26]. Việc sử dụng các chỉ số nhân
trắc dinh dưỡng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc
biệt. Trong hoạt động giám sát dinh dưỡng hay theo dõi liên tục diễn biến tình
trạng dinh dưỡng của một cá thể hay của cộng đồng qua các chỉ số nhân trắc
dinh dưỡng có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Hơn thế nữa, phép
đo nhân trắc dinh dưỡng khơng địi hỏi phương tiện dụng cụ q đắt tiền và
có thể thực hiện dễ dàng. Dinh dưỡng khơng hợp lý dẫn đến một số bệnh thừa
cân béo phì hay bệnh suy dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng loại I là thiếu các
chất dinh dưỡng cần thiết cho các chức phận chuyển hóa đặc biệt trong cơ thể,
khi thiếu cơ thể tiếp tục tăng trưởng bình thường các nguồn dự trữ bị sử dụng
cho đến khi xảy ra tình trạng bệnh lý đặc hiệu. Thiếu dinh dưỡng loại II đều
có hình ảnh chung là chậm tăng trưởng, cịi cọc, gầy mịn, kèm theo hiện
tượng chán ăn. Đứng về góc độ sức khỏe cộng đồng các thể nhẹ SDD độ I ít
được chú ý chỉ khi chuyển sang SDD độ II kèm tiêu chảy, nhiễm khuẩn khác
mới được nhận ra.
Yếu tố ảnh hưởng đến thể lực tiếp theo là vận động. Vận động cơ bản
như đứng, đi bộ chậm, leo không nhiều bậc cầu thang và tốc độ không nhanh,
mang xách vật nhẹ. Đây là những hoạt động cơ bản với cường độ nhẹ tới vừa
trong thời gian hoặc đoạn đường ngắn là những vận động cơ bản nên không
15
có tác dụng nâng cao sức khỏe. Vận động có tác dụng nâng cao sức khỏe và
thể lực được coi là những hoạt động với cường độ cao hơn vận động thể lực
cơ bản, như đi bộ nhanh, nhảy dây, cử tạ, khiêu vũ, chạy, yoga... Và ở tuổi
18-60, yêu cầu tối thiểu phải vận động thể lực sức bền với cường độ vừa tối
thiểu 150 phút mỗi tuần hoặc cường độ cao tối thiểu 75 phút mỗi tuần, mỗi
ngày ít nhất 10 phút và rải đều trong tuần, Vận động thể lực mức độ vừa: đi
bộ nhanh 4-5km trong một giờ, làm vườn, khiêu vũ, bơi đều, đánh tennis đôi,
đạp xe vận tốc dưới 16km/giờ [47]. Vận động thể lực mức độ cao như làm
vườn nặng, chạy bộ, đạp xe trên 10km/giờ, leo núi, bơi nhanh, đánh tennis
đơn, nhảy dây, nhảy aerobic, leo núi… Theo nghiên cứu của Sallis và cộng sự
(2000) có nhiều phương pháp báo cáo hoạt động thể chất có độ tin cậy, giá trị
nội dung, giá trị tiêu chí sử dụng được cho trẻ em, người lớn, người cao tuổi
[39]. Nghiên cứu Todor-Locker và cộng sự (2004) phân tích tổng hợp có hệ
thống 29 bài báo cáo từ năm 1980 đến 2004 nhận thấy có mối liên quan
nghịch giữa tuổi và cường độ vận động thể lực và cũng có liên quan nghịch
giữa cường độ vận động thể lực với chỉ số khối cơ thể và tỉ lệ thừa cân [42].
Nghiên cứu của Âu Bích Thủy và cộng sự (2005) dùng máy đếm bước đo
mức độ vận động thể lực trên người trưởng thành tại thành phố Cần Thơ.
Nghiên cứu Trịnh Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Đỗ Nguyên và cộng sự (2008) về
đánh giá khả năng đo - đo lại và tính giá trị bộ câu hỏi GPAQ v1 khảo sát trên
cộng đồng, kết quả có sự tương quan tương đối mạnh giữa 2 lần đo của tổng
số điểm GPAQ v1. Có sự khác biệt vận động thể lực giữa mùa khô và mùa
mưa [41]. Nghiên cứu Mai Thị Thanh Thúy (2012) về tính giá trị và tin cậy
của bảng câu hỏi đo lường vận động thể lực trên nhân viên văn phòng ở
TP.HCM [13].
Rebecca M leech và cộng sự nghiên cứu đánh giá tập hợp các chế độ ăn
uống, hoạt động thể chất và hành vi tĩnh tại ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng, hoạt động thể chất và các hành vi tĩnh
16
tại là những yếu tố quan trọng có thể điều chỉnh được béo phì. Các vấn đề:
Mơ hình cụm (cụm, mơ hình hành vi, lối sống) hành vi chế độ ăn uống (chế
độ ăn uống, dinh dưỡng), hoạt động thể chất (tập thể dục, thể dục thể chất) và
hành vi ít vận động (lối sống tĩnh tại, lối sống ít vận động, xem truyền hình,
khơng hoạt động), ăn thức ăn nhanh, thức uống có năng lượng cao, lượng chất
béo hoặc chất lượng chế độ ăn uống của tổng thể, hoạt động thể lực (cường độ
hoạt động, thời gian hoạt động hoặc tần số trong thời gian giải trí hoặc thời
gian học), và các hành vi tĩnh tại (ví dụ như xem truyền hình, xem video, sử
dụng máy tính hoặc internet và chơi trò chơi trên máy điều khiển) được sử
dụng lại cho bài đánh giá này, những hành vi này có liên quan đến béo phì.
Điểm hạn chế của nghiên cứu này là các mơ hình cụm được quan sát thấy chỉ
có thể đặc trưng cho các nền văn hố và quần thể được nghiên cứu và cần
thận trọng khi tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu sử dụng các phương pháp
dựa vào dữ liệu sẵn có [37].
Trong một nghiên cứu của Seong Ah Ha và cộng sự về thói quen ăn
uống, hoạt động thể chất, kiến thức về dinh dưỡng và hiệu quả của tình trạng
béo phì ở học sinh lớp mẫu giáo được thực hiện (2013), nghiên cứu này là
một phần của cuộc điều tra quy mô lớn để kiểm tra cuộc sống ăn kiêng, hoạt
động thể chất và các yếu tố liên quan ở trẻ em và thiếu niên tiểu học. Đối
tượng nghiên cứu này là học sinh lớp 5 của 70 trường tiểu học được lựa chọn
từ danh sách các trường học ở 17 thành phố của Hàn Quốc, áp dụng thiết kế
lấy mẫu cụm. Các trường tiểu học được lấy mẫu từ 17 tỉnh, thành phố. Đối
tượng nghiên cứu là hiệu trưởng hoặc giáo viên, và học sinh lớp 5 từ ba đến
bốn lớp. Có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ về sự
tham gia của học sinh. Các học sinh trả lời bản câu hỏi điều tra bằng cách tự
báo cáo, và 3.655 học sinh tham gia cuộc khảo sát vào năm 2013. Dữ liệu từ
những bộ câu hỏi không đầy đủ về các biến nghiên cứu chính như chiều cao
và cân nặng đã được loại trừ, và dữ liệu từ 3.531 học sinh lớp 5 trong số 3.655
17
dữ liệu được sử dụng cho phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ
lệ béo phì ở nam cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê, có mối liên quan
giữa ăn thức ăn nhanh, việc ăn sáng ngồi đường, chế độ ăn kiêng khơng cân
bằng với thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy mối liên quan
giữa thời gian hoạt động thể lực, đi bộ hay đi xe đạp, thời gian đi bộ vào cuối
tuần, thời gian hoạt động thể lực trong tuần và cuối tuần, và số ngày có tập thể
dục với tình trạng thừa cân béo phì. Tuy nhiên nghiên cứu có một số điểm hạn
chế: dữ liệu được thu thập bằng phương pháp tự báo cáo và không thể loại trừ
khả năng một số đối tượng có thể đáp ứng thích hợp về mặt xã hội đối với
một số biến số như hiệu quả bản thân và hành vi ăn uống. Nghiên cứu này
cũng khơng sử dụng phân tích thiết kế mẫu phức tạp. Do đó, các kết quả thiết
kế của mẫu điều tra phải được xem xét và kết quả của nghiên cứu này nên
được giải thích cẩn trọng [40].
Leech R. M., McNaughton S. A., Timperio A. cho thấy chế độ ăn kiêng, hoạt
động thể chất (PA) và hành vi tĩnh tại là những yếu tố quan trọng nhưng có
thể điều chỉnh được về sự béo phì. Các nghiên cứu gần đây về sự tập hợp các
hành vi này cho thấy trẻ em và vị thành niên có nhiều yếu tố nguy cơ bệnh
béo phì. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thực nghiệm dựa trên dữ
liệu, như phân tích cụm (CA) và phân tích lớp tiềm ẩn (LCA) để xác định các
mơ hình phân bố ăn kiêng, vận động và hành vi tĩnh tại ở trẻ em, thanh thiếu
niên và các mối liên hệ của chúng với các chỉ số xã hội, thừa cân và béo phì.
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dựa vào dữ liệu để điều tra, tập hợp chế
độ ăn uống, vận động và hành vi tĩnh tại ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-18
tuổi. Có tám mươi nghiên cứu (62% nghiên cứu tiềm năng) được xác định là
đạt được các tiêu chí thu thập, trong đó 8 nghiên cứu tập hợp vận động thể
chất và hành vi tĩnh tại và 8 nghiên cứu kiểm tra chế độ ăn uống, vận động và
hành vi tĩnh tại. Các nghiên cứu chủ yếu là cắt ngang và tiến hành ở trẻ lớn và
thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy các mơ hình bệnh béo phì là phức tạp được