Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Chuyên đề vật lí bồi dưỡng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 38 trang )

PHÒNG GD & ĐT PHÚC THO
CHUYÊN ĐÊ VẬT LY
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI


I. NHỮNG THUẬN LỢI VA KHO KHĂN TRONG
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG.
A.Thuận lợi
B. Khó khăn


II. PHƯƠNG PHÁP CHUNG KHI DẠY BỒI
DƯỠNG HSG CÁC CHỦ ĐÊ VẬT LY
1. Tóm tắt kiến thức lý thuyết của chủ đề:
- Kiến thức cơ bản.
- Kiến thức mở rộng.
2. Phân loại các dạng bài tập của chủ đề:
- GV cần giúp HS phân loại các dạng bài tập của mỡi chủ đề.
- Mỡi dạng bài tập, GV có thể cho HS làm 1-> 2 ví dụ, sau đó
cho HS nêu các phương pháp giải , từ đó GV hướng dẫn HS đưa
ra phương pháp giải chung của dạng bài tập đó.
- Ći cùng GV cho HS lụn tập thêm ở lớp và ở nhà các bài
tập tương tự.


Hệ thống bài tập luyện tập đảm bảo các yếu tố sau:
- Các bài tập đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để giúp
học sinh nắm được các loại bài tập điển hình.
- Mỡi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng
góp mợt phần nào đó vào củng cớ, hoàn thiện và mở rộng kiến
thức.


- Trong hệ thống bài tập phải gồm nhiều thể loại: bài tập giả
định, bài tập thực tế, bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo…


3. Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
- GV cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc
rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng. Tuỳ tḥc
vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa
chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít.
- Chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học
sinh, khơng nên máy móc theo các sách giải. Cần vận dụng đổi mới
phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát huy
tính tích cực, độc lâp, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ
những sáng tạo của học sinh.
- Khi chữa những bài khó cho HS (những bài HS sai sót nhiều),
GV cần giải một cách chi tiết để giúp học sinh hiểu sâu bài toán,
đồng thời ́n nắn những sai sót và sửa cách trình bày của học sinh
mợt cách kịp thời


- Ngoài

ra GV còn phải nắm được cách thức ra đề trong những năm
gần đây của Phòng, Sở qua việc sưu tầm các đề thi của các năm
trước và nghiên cứu xem cách ra đề trọng tâm là các dạng nào là
chủ yếu. Ví dụ có bao nhiêu % ra dạng toán cơ, bao nhiêu % ra
dạng toán nhiệt, bao nhiêu % ra dạng toán điện và bao nhiêu % ra
dạng toán quang. Nắm được trọng tâm kiến thức cần bồi dưỡng,
khơng bồi dưỡng tràn lan. Vì kiến thức khơng nằm cụ thể trong
mợt khung chương trình nhất định nào.

- Để tạo điều kiện cho các em trong quá trình học tập thì GV cần
cung cấp các tài liệu liên quan đến quá trình bồi dưỡng. Chính vì
vậy GV nên tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện về
cơ sở vật chất phục vụ cho việc bồi dưỡng (về phòng học bồi
dưỡng, cũng như tài liệu bồi dưỡng). Đồng thời GV nên tìm kiếm
tài liệu trên mạng Internet, trên trang thư viện giáo án điện tử, để
sưu tầm các đề học sinh giỏi của các trường bạn trong và ngoài
Tỉnh cho HS luyện tập.


III. SỰ THAY ĐỔI CÁCH RA ĐÊ THI
Một trong những khó khăn lớn nhất của cơng tác bồi dưỡng HSG ngày nay đó là
xu hướng ra đề thi ngày càng mới, khó nắm bắt và chưa quen tḥc với cả GV và
HS. Đặc điểm của các bài này là:

- Nội dung thường nói về các máy móc, thiết bị hoặc một hiện tượng mới xảy
ra trong đời sống, có tính chính trị, thời sự hoặc là các hiện tượng và thiết bị
trong tiến trình phát triền của Vật Lý. Vì vậy khơng có dạng quen thuộc, gần
như chưa xuất hiện trong một cuốn sách bồi dưỡng HSG hay quyển đề thi
nào.
- Nội dung bài thường rất dài và chưa từng gặp trong q trình ơn tập nên khi
đọc đầu bài thường làm cho HS bị hoang mang, lo lắng, nản và nghĩ rằng
nằm ngoài kiến thức và khả năng làm bài của bản thân nên HS bỏ qua không
đọc hoặc không cố gắng suy nghĩ về bài. Nhưng thực chất nếu hiểu rõ hiện
tượng Vật Lý trong bài tốn thì phần giải bài tốn đơi khi rất đơn giản. Có
bài tốn chỉ có thay số vào cơng thức là xong.
- HS bị phân tâm vào các dữ kiện xung quanh, mà không tập trung, không xác
định rõ được các yếu tố chủ chốt của bài toán để vận dụng vào tính tốn, dẫn
đến lan man, khơng hiểu đề bài và không làm được bài.



Sau đây là một vài ví dụ minh họa về
cách thức ra đề thi HSG cấp tỉnh,
Thành phố và cấp Quận, huyện.
Trong các phần Cơ, Điện, Quang, Nhiệt.


Phần I. Cơ học

Bài tập 1:(Bài tập chuyển động)
Khi lưu thông trên đường cao tốc, xe phải giữ khoảng cách an toàn với xe
phía trước để có thể xử lý kịp thời khi xe phía trước gặp sự cố. Khoảng
cách an toàn này phụ thuộc vào tốc độ xe và đã được nêu trong một số
quy định của chính phủ. Tuy nhiên để dễ nhớ, khi lưu thông vào ban ngày
và trên đường khô ráo người ta thường tính toán theo một quy tắc gần
đúng như sau: Khoảng cách an toàn tối thiểu (theo đơn vị m). Bằng tốc độ
của xe (theo đơn vị km/h).

Ví dụ: Tớc đợ xe là
80km/h thì khoảng cách an
toàn tới thiểu với xe phía
trước là 80m, tớc đợ xe là
100km/h thì khoảng cách
an toàn tới thiểu với xe
phía trước là 100m.


Để thấy được cơ sở khoa học của quy tắc trên hãy cùng khảo sát bài toán sau:
Một xe ô tô đang chuyển động trên đường cao tốc nằm ngang với tốc độ
v=108km/h thì thấy một sự cố trên đường ở phía trước nên giảm hẳn ga

và phanh gấp lại. Thời gian từ lúc thấy sự cố đến lúc xe bắt đầu giảm ga
và phanh lại là t0= 1s. Thời gian từ lúc xe bắt đầu phanh lại đến lúc xe
dừng hẳn phụ thuộc vào tốc độ v ban đầu của xe theo quy luật t=v/8,
trong đó t tính bằng giây và v tính bằng m/s, cho biết khi xe phanh lại
tốc độ của xe giảm đều và tốc độ trung bình của xe bằng trung bình cộng
của tốc độ đầu và cuối của xe.
a. Khoảng cách an toàn tối thiểu của xe khi áp dụng quy tắc trên là bao nhiêu?
b. Quãng đường đi của xe từ lúc bắt đầu thấy sự cố phía trước đến lúc xe dừng
lại là bao nhiêu?
c. Xe ô tô nêu trên được lắp đặt một thiết bị an toàn trên xe. Khi xe chủn
đợng thiết bị có thể tìm và phát hiện được vật cản phía trước xe. Khi thiết bị
phát hiện được vật cản trước xe trong phạm vi nguy hiểm, nó lập tức phát tín
hiệu cảnh báo đến tài xế, kéo dài trong thời gian t’=3s. Sau thời gian này nếu
xe vẫn chưa bắt đầu phanh lại, thiết bị sẽ lập tức tự động tác dụng lên xe để
phanh gấp xe lại. Hỏi khi xe đang chuyển động với tốc độ 90km/h, thiết bị
phải bắt đầu phát tín hiệu cảnh báo lúc xe ở cách vật cản một khoảng tối
thiểu bằng bao nhiêu?


Đáp án:
a. Tớc đợ xe là 108km/h thì khoảng cách an
toàn tối thiểu với xe phía trước là 108m.
b. t= v/8=30/8=3,75 (s), t’=
t+1=3,75+1=4,75(s)
Vtb = 108/2=54km/h= 15m/s.
S= vtb . t’ = 15.4,75=71,25 (m)
c. V = 90km/h= 25m/s, vtb = 12,5m/s.
t= 3 +v/8= 3+ 25/8= 3 + 3,125=6,125(s)
S= vtb.t = 12,5.6,125=76,5625 (m)



Bài tập 2: (Bài tập về áp suất) Hình vẽ
dưới đây là sơ đồ cấu tạo của hệ thống
phanh ô tô (phanh hãm dùng dầu).
Người lái dùng chân tác dụng một lực
F1 tác dụng vào điểm B trên bàn đạp
của cần phanh. Thông qua cần phanh
gây ra một lực F2 ở điểm A rồi truyền
tới pit- tông lớn. Lực F2 thông qua pittông lớn gây ra áp suất tác dụng vào
dầu ở bên trong xi lanh, áp suất này
được dầu truyền tới 2 pit-tông nhỏ gây
ra các lực F3 tác dụng lên 2 má phanh.
Lực F3 làm 2 má phanh ép sát vào
vành bánh xe gây ra ma sát cản trở sự
quay của bánh xe. (hình vẽ)

a.Hệ thống phanh ơ tô truyền
lực từ cần phanh đến má phanh
dựa trên hoạt động của loại máy
nào?
b.Cần phanh là loại máy cơ đơn
giản nào? Biết lực của chân tác
dụng vào điểm B có giá trị F1 = 2N,
làm bàn đạp ( điểm B) di chuyển
một đoạn l1= 5cm qua đó làm cho
pit-tơng lớn di chuyển một đoạn l2 =
1cm. Tính giá trị của lực F2 tác
dụng lên pit-tông lớn.
c. Biết tiết diện của pit-tông lớn
là S1=20cm2, của mỗi pit-tông nhỏ là

S2= 5cm2. Hãy tính lực F3 tác dụng
lên má phanh ( pit-tơng nhỏ) và
khoảng di chuyển của má phanh
(pit-tông nhỏ) l3?


Đáp án:
1. Hệ thống phanh ô tô truyền lực từ cần phanh đến má phanh dựa
trên hoạt động của máy nén thủy lực (máy dùng chất lỏng)
2. Cần phanh là địn bẩy
Khi bàn đạp của cần phanh di chủn thì có cơng sinh ra:
A1=F1.l1 =2.0,05=0,1J
Khi pit-tơng lớn di chủn ta có cơng nhận được: A 2= F2.l2= 0,01.F2
Theo định luật về công A1=A2 nên F2=10N.
3. Theo hệ thức của máy nén thủy lực
Khi pit tông lớn di chuyển một đoạn l 1= 1cm thể tích giảm đi là V1 = S1.l1=
20.1= 20cm3
Khi đó thể tích dầu ở xi lanh nhỏ tăng thêm V 2 = V1= 20cm3 đồng thời làm 2 pit
tơng nhỏ di chủn lên mợt đoạn l
Ta có V2= S2.l = 5.l=20 nên l=4cm
Vậy mỗi pit tông nhỏ di chuyển một đoạn l 3=l/2=4/2=2cm


Bài tập 3: ( Bài tập về lực đẩy Acsimet) Theo ước tính, có đến 2,8 triệu người
chết mỡi năm vì béo phì nên căn bệnh này đã trở thành nỗi ám ảnh của biết bao
người dân trên khắp toàn cầu. Thế nhưng, một phụ nữ người tỉnh Quảng Đông,
Trung Quốc lại may mắn thoát chết nhờ lượng mỡ lớn trong cơ thể mình. Tờ
tin tức Quảng Đơng đưa tin, vụ việc trớ trêu này xảy ra vào ngày 24/2/2017
trên con sông thuộc thành phố Trung Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông.


Cảm thấy chán ghét cuộc đời,
người phụ nữ đã dại dợt tự tìm đến
cái chết. Sau khi gieo mình x́ng
dịng sơng, vì thân hình nhiều mỡ,
người phụ nữ khơng chìm hẳn mà
cứ trôi lềnh phềnh trên mặt nước.
Đến lúc này, cơ mới biết ngay đến
cả Vua Thủy Tề cũng cịn ngao
ngán chưa muốn nhận minh.
Bằng kiến thức Vật Lý em hãy giải
thích hiện tượng trên?


Bài tập 4: (Bài tập về cơ năng, công, công suất) Khi chúng ta đang ngồi đây với những thiết bị

điện tử hiện đại, sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất của công nghệ mà vẫn chưa cảm thấy hài
lịng thi đâu đó trên Trái Đất này, khoảng hơn 1 tỉ người vẫn chưa biết đến ánh sáng của đèn điện.
Họ ḅc phải chấp nhận hoặc bóng tới hoặc sử dụng đèn dầu với rất nhiều tác hại âm thầm lên
sức khỏe. Chứng kiến điêu này mợt nhóm nghiên cứu đã thiết kế nên những chiếc “đèn trọng lực”
thắp sáng khơng chỉ có căn nhà mà cả niềm hy vọng của những người nghèo.
Đèn trọng lực ra đời đã khắc phục được tất cả những nhược điểm của đèn dầu: không độc hại,
không cần chi phí mua nhiên liệu đốt và không gây ô nhiễm môi trường. Chỉ cần một vài thao tác
đơn giản, chưa đến một phút người dùng đã có thể thắp sáng cả mợt vùng khơng gian khá lớn.
Ở một phiên bản được dử dụng trong thực tế, người ta “bật đèn” bằng cách treo một chiêc
túi nặng 30kg vào mợt chiếc móc của mợt hệ thớng chủn hóa cơ-điện ở đợ cao 1,8m so với mặt
đất. Khi được thả tự do túi sẽ tụt xuống với tốc độ khoảng 1mm mỗi giây, thế năng của túi được
chủn hóa thành điện năng để thắp sáng mợt hệ thớng đèn LED có đợ sáng gấp 5 lần so với đèn
dầu thông thường. Khi túi sắp chạm đất và và đèn sắp tắt người dùng kéo túi lên cao để hệ thớng
trở lại hoạt đợng từ đầu. (hình1)
Đèn trọng lực hiện vẫn đang được nghiên cứu để cải tiến thêm nhưng các phiên bản cũ đã được

sử dụng ở mợt sớ vùng khó khăn của Kenya, Ấn Đợ…Giá của mợt chiếc đèn khơng quá cao với
những gì nó mang lại rơi vào khoảng 5 đến 80 đôla Mỹ ( khoảng 100 ngàn đến gần 2 triệu đồng)
tùy vào nhu cầu của người dùng.
1. Tính thời gian hoạt động tối đa của đèn trong một lần “bật đèn”.
2. Tính công mà trọng lực thực hiện trong một lần “bật đèn”
3. Tính cơng suất trung bình của trọng lực trong mỗi lần “bật đèn”
4. Biết hiệu suất của hệ thống chủn hóa cơ-nhiệt bằng 40%. Tính
cơng suất tiêu thụ của hệ thống đèn LED.

( Đề thi HSG Thành Phố Hà Nội năm 2020)


Bài tập 5 (Bài tập kết hợp cơ - nhiệt) Mợt phiên bản của dịng xe ơ tơ
Ford Fiesta đời mới sử dụng đợng cơ xăng 4 kì tăng áp, phun nhiên liệu
trực tiếp. Động cơ này gồm 3 xi lanh giớng nhau xếp thẳng hàng, mỡi xi
lanh có đường kính trong là 71,9mm và hành trình pít-tơng là 82mm. Chu
trình hoạt đợng của đợng cơ gồm 4 kì: hút, nén, nổ, xả; tương ứng với 2
vòng quay của trục khuỷu. Ở kì nổ, hỡn hợp xăng – khơng khí bị đốt
cháy, giãn nở, sinh công đẩy pít-tông đi hết mợt hành trình. Khi xe hoạt
đợng, hiệu suất của đợng cơ thay đổi theo tốc độ chuyển động của xe và
đạt giá trị lớn nhất khi tốc độ của xe ổn định nằm trong khoảng từ 70km/h
tới 110km/h. Nhà sản xuất xe công bố: công suất cực đại của động cơ là
93,7kW đạt được tại tốc độ quay của trục khuỷu là 6000vòng/phút; mức
tiêu thụ xăng khi xe chạy trong nợi thành là 7,1lít/100km. Giả sử: - Hiệu
suất của đợng cơ không đổi. - Khi xe chạy trong nội thành, cơng suất
hoạt đợng trung bình của đợng cơ bằng 8% cơng suất tới đa, tớc đợ trung
bình đạt 40km/h. - Khi xe chạy trên đường cao tốc, công suất hoạt đợng
trung bình của đợng cơ bằng 12% cơng suất tới đa, tớc đợ trung bình đạt
tới 100km/h. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng (nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg
xăng cháy hết) là 4,6.107J/kg và khối lượng riêng của xăng là 710kg/m3.



Câu 1. Hiệu suất của động cơ khi xe chạy trong nội thành là
A. 20,7%.
B. 36,1%.
C. 29,1%.
D. 41,4%.
Câu 2. Lượng xăng tiêu tốn trung bình khi xe chạy 100km trên đường cao
tốc là
A. 3,27lít.
B. 5,42lít.
C. 8,52lít.
D. 4,26lít.
Câu 3. Lực cản trung bình tác dụng lên xe khi xe chạy trên đường cao tốc là
A. 1458N.
B. 404,8N.
C. 5249N.
D. 112,4N.
Câu 4. Khi động cơ hoạt động ở công suất cực đại, áp suất trung bình tác
dụng lên pít-tơng trong kì nổ là
A. 1,88.106 Pa
B. 5,64.106 Pa
C. 1,41.106 Pa
D. 0,47.106 Pa
Câu 5. Động cơ thường (khơng tăng áp) có hiệu suất thấp hơn khoảng 5% so
với hiệu suất của động cơ tăng áp. Chiếc xe trên thường chạy khoảng
10000km/năm trong nội thành. Lượng xăng tiết kiệm được nếu sử dụng loại
xe dùng động cơ tăng áp trên thay vì sử dụng loại xe dùng động cơ thường
trong một năm là
A. 167lít.

B. 122lít.
C. 147lít.
D. 113lít


Phần II. Nhiệt học

Hệ thống “bình trong bình” hiệu quả này đã thay đổi cuộc sống của
người dân nghèo Nigeria.Thực phẩm được … (a) ... lâu hơn và … (b) ...
hơn, giúp họ bán được nông sản với giá … (c) ... Từ khi có những chiếc
bình này, người dân nơi đây không cần phải đi chợ xa mua thực phẩm
mỗi ngày, giúp họ… (d) ... được nhiều thời gian


Trước khi mất vào năm 2010, ông Abba đã sử dụng tiền của chính
mình để thuê các nhà máy địa phương sản xuất hàng loạt“tủ lạnh” ,
sau đó gửi tặng 5000 chiếc cho 5 ngôi làng ở Jigawa và 7000
chiếc cho người dân các địa phương khác ở Nigeria.
1. Tìm các từ thích hợp ứng với các vị trí (a), (b), (c), (d)để hoàn thiện
các thông tin trên.
2. Giải thích nguyên lý làm việc của chiếc “tủ lạnh” trên.
3. Cần đặt“tủ lạnh” ở vị trí nàođể nó làm việc hiệu quả?
4. Biết rằng, sau mỗi ngày đêm, người ta phải bổ sung cho hệ thống “tủ
lạnh” trên 0,9lít nước. Mỗi lít nước khi bay hơi khỏi “tủ lạnh”
mang theo nhiệt lượng khoảng 2275kJ. Tính cơng suất làm lạnh
trung bình của hệ thớng.
5. Mợt chiếc tủ lạnh chạy điện với công suất làm lạnh tương đương với
“tủ lạnh” đặc biệt trên có hiệu suất bằng 60%. Tính điện năng tiết
kiệm được mỗi năm (theo đơn vị kWh) khi sử dụng tất cả những
chiếc “tủ lạnh” mà ông Abba đã tặng cho người dân.



Đáp án:
1. a. lưu giữ/bảo quản
b. tươi/ngon
c. cao hơn/tốt hơn
d. tiết kiệm
2. Nước hóa hơi lấy đi nhiệt lượng của bình, bình sẽ lạnh đi
3. Đợ ẩm thấp, thoáng mát, có gió
4.

P = 0,9.2275.10 /3600.24 = 23,7w
3

5. A = (5000+7000).

P.24.365.10 /60% = 4,15.10
-3

6

KWh


Bài tập 2 ( Bài tập thực tế về các hình thức truyền nhiệt)

Cơ thể con người khơng ngừng tỏa nhiệt ra bên ngoài môi
trường nhưng luôn giữ ở nhiệt độ không đổi vào khoảng 370C dù
nhiệt độ bên ngoài có thể hạ x́ng dưới 00C hoặc tăng lên trên
500C. Nhiệt từ cơ thể con người tỏa ra bên ngoài bằng nhiều

cách tùy tḥc vào các tình h́ng cụ thể.

Mợt người ở trong mợt căn phịng có nhiệt đợ ơn hịa thì tỉ lệ tỏa nhiệt bằng cách
hình thức theo tỉ lệ như sau: 60% do bức xạ nhiệt, 15% do đối lưu, 3% do dẫn nhiệt và
22% do nguyên nhân khác. Trong trường hợp này cơ thể người đó tỏa ra môi trường nhiệt
lượng bằng khoảng 17% năng lượng mà cơ thể tạo ra được qua quá trình chuyển hóa. Mợt
người làm việc nhẹ nhàng trong phịng tạo ra khoảng 1500kcal một ngày. Biết
1kcal=4200J.
1. Tính công suất tạo năng lượng trung bình của người đó?
2. Tính nhiệt lượng mà người này tỏa ra môi trường trong một giờ qua mỡi
hình thức dẫn nhiệt, đới lưu và bức xạ nhiệt?
3. Nếu nhiệt độ môi trường bằng nhiệt độ của da (khoảng 30 0C) thì cơ thể
khơng tỏa nhiệt bằng các hình thức trùn nhiệt ra khơng khí. Trong trường hợp
này nhiệt lượng tỏa ra môi trường thông qua việc bay hơi nước (mồ hơi). Trong
mơi trường có nhiệt đợ 300C, cơ thể mợt vận đợng viên có khới lượng 70kg khi
tập luyện tạo ra năng lượng với công suất 500W. Coi rằng công suất tỏa nhiệt ra
môi trường của vận động viên bằng 80% công suất tạo năng lượng. Tính khối
lượng nước mà cơ thể vận động viên này làm bốc hơi trong một giờ? Biết rằng
mỗi kilogam nước bốc hơi mang theo nhiệt lượng 2,42. 106 J.


Đáp án
1.

P

= 1500.4200/24.60.60= 875/12= 73W

2. Trong một giờ Qtỏa = 17%. 73.60.60=44625(J)
Qbức xạ = 60%.Qtỏa = 26775 (J)

Qđối lưu = 15%. Qtỏa = 6693,75 (J)
Q dẫn nhiệt = 3%. Qtỏa = 1338,75 (J)
3. m = 500.60.60.80%/2,42.106 = 0,595 (kg)


Bài tập 3: ( Bài tập về trao đổi nhiệt của các chất) Nhân viên pha chế là nghề nghiệp
được dùng để chỉ những người có khả năng chế biến ra các loại thức uống hỗn hợp từ
các thành phần khác nhau như: thức uống có cồn, nước hoa quả, nước giải khát có ga
hay nước tăng lực…các loại thức uống đặc biệt là sự hòa trộn tinh tế các loại nước giải
khát khác nhau, Mỗi nhân viên pha chế phải biết cách trộn các loại thức uống như thế
nào cho hợp lý về cả liều lượng cũng như trình tự. Hơn thế phải phong cách khi pha chế
(cách cầm chai hay dụng cụ lắc, cách lắc trộn hỗn hợp hay cách di chuyển khi đang
pha…) cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá tài năng và tay nghề của từng người.
Mỗi người cũng có thể tự tạo thêm các loại thức uống mới của riêng mình bằng cách tìm
hiểu và pha trộn các loại thức uống có mùi vị và hương vị tương thích. Người ta thường
chia các loại thức uống theo thành phần của nó: Các hỗn hợp có thức uống có cồn được
gọi chung là cocktail, trong khi các hỗn hợp khơng có thức uống có cồn được gọi là

mocktail.

Những phẩm chất của nhân viên
pha chế là: vị giác tốt, thẩm mĩ tốt,
khéo tay, hiểu biết về các loại nước
uống chính xác, linh hoạt, thích
nghi nhanh, giao tiếp tốt và khả
năng kiểm soát nhiệt độ của đồ
uống bằng cách sử dụng một nhiệt
kế.
Một nhân viên pha chế muốn thực hiện một món giải khát cho những ngày hè nóng bức, có
thành phần là 3 loại thức uống A, B và C. Người này rót ra mỗi loại một lượng có cùng khối

lượng. Các loại thức uống này được làm mát đến các nhiệt độ lần lượt là 12 0C, 190C và 280C. Khi
trộn A và B thì nhiệt độ của hỗn hợp là 160C, khi trộn B và C thì nhiệt độ của hỗn hợp là 230C.
Hỏi khi trộn A và C thì nhiệt độ của hỗn hợp là bao nhiêu? Xem sự truyền nhiệt sang cốc chứa và
tỏa nhiệt ra môi trường là không đáng kể.


Bài tập 4 (Bài toán về trao đổi nhiệt).
Dùng nước nóng ngâm rửa chân là
tạo ra kích thích lành tính, làm hưng
phấn các rễ thần kinh giúp tăng
cường trí nhớ,đem lại cảm giác thoải
mái , nhẹ nhàng cho não và chân giúp
trị chứng mất ngủ và làm giấc ngủ
ngon hơn. Bố mẹ của Nam rất thích
ngâm chân trước khi đi ngủ. Là mợt
người con có hiếu nên buổi tới Nam
thường pha nước ngân chân cho bố
mẹ. Nước ngâm chân thích hợp có
nhiệt đợ vào khoảng 420C-450C.

Nam sẽ lấy bao nhiêu lít nước sơi (100 0C) pha với bao nhiêu lít
nước ở nhiệt độ phịng (25 0C) để có 15 lít nước ở nhiệt độ 450C


Phần III. Quang học

Bài tập 1 ( Bài tập về phản xạ qua
nhiều gương phẳng)

Buồng nhà bạn Minh hình hợp chữ nhật

có tiết diện thẳng đứng CD, có cạnh dài
AB=5m, chiều cao AD=4,5m. Trên tường
AD có mợt lỡ nhỏ O1 cách mặt sàn mợt
khoảng h. Trên tường BC có mợt lỡ O2
cách mặt sàn 3m. Trên sàn có mợt gương
phẳng G1 đặt nằm ngang cách chân tường
D là 1m.
Trên trần có mợt gương G2 treo nghiêng mợt cách thích hợp để
ánh sáng mặt trời chiếu qua lỗ O1, sau khi phản xạ lần lượt trên
G1 và G2 ló ra khỏi O2 và tạo trên mặt đất một vệt sáng M cách
tường BC là 4m. Tính h?


×